Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp I chi cục Thủy sản Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.95 KB, 55 trang )

PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra tình hình cơ bản

* Vị trí địa lý
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20
O
55’ - 21
O
43’ vĩ độ Bắc, 104
O
48’ - 105
O
27’
kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh
Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. ở vị trí tiếp giáp giữa Đông
Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông
Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng
miền núi phía Bắc.
Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. Thành phố Việt
Trì là thủ phủ của tỉnh, được xác định là trung tâm kinh tế chính trị - kinh tế -
xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km tính theo
đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km.
Diện tích đất tự nhiên 3.532 km
2
, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.
Huyện Lâm Thao có tọa độ 21
0


18’ vĩ độ Bắc, 105
0
17’ kinh độ Đông,
tiếp giáp với Thành phố Việt Trì ở phía Đông, huyện Phù Ninh ở phía Bắc và
Đông Bắc, thị xã Phú Thọ phía Tây Bắc và huyện Tam Nông ở phía Tây và
Nam (ngăn cách bởi sông Hồng). Huyện Lâm Thao rộng 9.754,59 hecta.
* Địa hình đất đai
Địa hình: Chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu:
+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các
huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê, giao lưu với các nơi
khác. Ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển nhất là về lâm nghiệp, khai thác
khoáng sản.
+ Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các
triền sông Hồng. Sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng
1
các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả,
phát triển lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp
* Khí hậu thuỷ văn
Tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
hàng năm khoảng 23
0
C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm.
Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%. Khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là cây dài ngày và gia súc.
* Về giao thông
Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường
thủy. Qua địa bàn tỉnh có quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, quốc lộ 70,
đường sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đang được mở rộng thành
tuyến liên vận quốc tế. Đường cao tốc Nội Bài - Phú Thọ - Lào Cai, đường
xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang khởi công xây dựng. Đường thủy có

cảng Việt Trì trên Sông Lô, sông Hồng, cảng Yến Mao trên Sông Đà, cảng
Bãi Bằng trên Sông Lô lưu thông về cảng Hà Nội, Hải Phòng.
Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây
Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh,
thành phố khác trong cả nước, như: quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi
Tuyên Quang - Hà Giang sang Vân Nam - Trung Quốc (đây là tuyến nằm trong
hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh);
quốc lộ 70 xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai và cũng sang
Vân Nam - Trung Quốc, tuyến này đang được nâng cấp để trở thành con đường
chiến lược Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc); quốc lộ 32A nối Hà
Nội - Trung Hà - Sơn La, quốc lộ 32B Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp
qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh, nhánh
32C thuộc hữu ngạn sông Hồng đi thành phố Yên Bái, là những yếu tố thuận
lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài.

* Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm
Chi cục thủy sản được thành lập ngày 31-12-2009, trên cơ sở sát nhập bộ
phận thủy sản thuộc phòng Chăn nuôi thủy sản và Trung tâm giống thủy sản.
2
Theo quyết định số: 4788/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, bộ
máy chi cục gồm:
- Lãnh đạo chi cục;
- Phòng Hành chính- Tổng hợp;
- Phòng thanh tra và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Phòng Kỹ thuật;
- Trại giống cấp I.
* Tổng số cán bộ công nhân viên gồm: 22 người.
- Trong đó:
+ Công chức nhà nước : 12 người;
+ Viên chức sự nghiệp : 10 người;

+ Công nhân khác : 06 người.
* Trình độ cán bộ:
- Kỹ sư : 10 người;
- Trung cấp : 07 người.
** Cơ sở vật chất
Tổng diện tích toàn Chi cục: 13 ha. Phân ra 03 khu chức năng:
- Khu vực Hành chính gồm: văn phòng, nhà làm việc, hội trường.
- Khu vực sản xuất:
Hệ thống gồm 38 ao;
+ Ao cấp, chứa nước: 02 ao;
+ Ao nuôi ương: 11 ao;
+ Ao nuôi cá bố mẹ: 09 ao;
+ Ao nuôi thử nghiệm: 04 ao;
+ Ao nuôi đặc sản: 04 ao;
+ Ao trú đông: 04 ao;
+ Ao sinh thái: 01 ao;
+ Ao nuôi cá thịt: 03 ao.
+ Nhà sản xuất: 02 nhà.
+ Phòng thí nghiệm: 01 phòng.
+ Nhà chế biến thức ăn: 01 nhà.
3
- Hệ thống công trình phụ trợ khác như: Trạm bơm cấp, trạm bơm tiêu,
hệ thống kênh dẫn chính.
Tổng dự toán: 21 tỷ đồng
Toàn bộ công trình được đưa vào sử dụng năm 2007, hiện phát huy hiệu
quả tốt.
*** Chức năng, nhiệm vụ
Chi cục thủy sản thực hiện 03 nhiệm vụ chủ yếu là:
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thủy sản.
- Thực hiện các hoạt động sự nghiệp thủy sản

- Thực hiện sản xuất các đối tượng giống thủy sản mới, giống thủy sản
có năng suất chất lượng cao.
Một số kết quả đạt được trong thời gian qua:
- Trong lĩnh vực quản lý nhà nước
+ Đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2003-2010
+ Tiến hành chuẩn bị và đầu tư xây dựng trại sản xuất giống thủy sản
cấp I tỉnh Phú Thọ
+ Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cho một số đối tượng thủy sản mới phù
hợp với đặc điểm của tỉnh Phú Thọ như: Kỹ thuật nuôi cá Rô phi đơn tính bằng
thức ăn tự chế; Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên 01 vụ lúa, 01 vụ tôm; Kỹ thuật
nuôi cá lăng chấm
+ Kiểm tra điều kiện các cơ sở sản xuất và nuôi ương giống thủy sản
trên địa bàn tỉnh
+ Xây dựng quy hoạch nuôi sản xuất vùng nuôi sản xuất hàng hóa
quy mô lớn.
- Trong lĩnh vực sự nghiệp thủy sản
+ Trong 03 năm qua, đã và đang tiến hành thực hiện các mô hình trình
diễn để nhân ra diện rộng. Trong đó chủ yếu là các đối tượng đã được khẳng
4
định có chất lượng vừa như cá rô phi đơn tính, cá chép lai V1. Hoàn chỉnh các
quy trình nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Phú Thọ.
+ Đã và đang tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học và tiếp nhận
chuyển giao công nghệ như:
- Tiếp nhận đề tài sinh sản và chuyển đổi giới tính rô phi đơn tính đực
- Đề tài sinh sản nhân tạo lai ghép cá chép lai V1 ấp nở trong bính vây
- Đề tài sinh sản nhân tạo cá lăng chấm.
- Đề tài sinh sản nhân tạo và nghiên cứu quy trình nuôi thương phẩm
cá anh vũ.
- Nghiên cứu một số đối tượng giống thủy sản mới nuôi khảo nghiệm

và tạo đàn cá bố mẹ cho đẻ vào các năm sau: cá diêu hồng, cá quế, cá bỗng,
cá lăng nha, cá chày đất, cá rô đồng đầu vuông
* Tình hình phát triển sản xuất
- Ngành nuôi trồng thuỷ sản
Nhiệm vụ của trại giống cấp I chủ yếu nghiên cứu và sản xuất các đối
tượng giống mới, trong 03 năm qua đã sản xuất được:
Cá rô phi đơn tính đực: 04 triệu con (tiêu chuẩn)
Cá chép lai V1: 10 triệu con bột
Cá vược nước ngọt 05 triệu con (tiêu chuẩn)
Cá trôi Ấn Độ 10 triệu con (tiêu chuẩn)
Nuôi ương Tôm Càng Xanh 10 triệu con
Các loại cá khác 20 triệu con
Đủ cung ứng cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản của nhân dân trong tỉnh.
Ngoài ra đã và đang tiến hành giúp các cơ sở sản xuất khác cải tạo đàn
cá bố mẹ đã bị cận huyết
- Ngành trồng trọt
- Ngành chăn nuôi
5

1.1.3.1. Thuận li
Lợi thế về điều kiện tự nhiên của một huyện đồng bằng xen lẫn đồi núi
thấp và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nông
nghiệp phát triển toàn diện và bền vững. Hiện nay, Lâm Thao đang đẩy nhanh
việc đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất, lương thực đã và đang trở
thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Các loại cây như ngô, đậu tương, rau
màu cao cấp, bí xanh đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi phát
triển theo mô hình trang trại công nghiệp và bán công nghiệp, trong đó chủ
yếu là lợn nái ngoại, lợn hướng nạc, bò thịt, bò lai Sind. Nuôi trồng thủy sản
dù mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành thế mạnh của Lâm Thao.
Các sản phẩm như tôm càng xanh, cá chim trắng, trê phi, rô phi, chép lai, cá

tra, tiêu thụ khắp trong và ngoài tỉnh, sản lượng hàng năm lên tới trên dưới
1.000 tấn.
1.1.3.2. Kh! khăn
Do điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, lượng mưa phân bố không
đều, nhiệt độ chênh lệnh giữa hai mùa hè và mùa đông lớn gây khó khăn
trong công tác nuôi vỗ, cho đẻ, ương nuôi cá giống.
Bên cạnh đó trại sản xuất giống còn gặp khó khăn về nhân lực và về
vốn để phát triển. Chính sách phát triển thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất

Cải tạo ao A1, A2, A7, A8, B1, B7, ao sinh thái
Tham gia cho cá trắm đẻ
Tham gia cho cá Trôi đẻ
Thu trứng rô phi
Tạt vôi định kỳ cải tạo ao
Điều trị bệnh cho cá anh vũ
6
 !"#
- Trực tiếp tham gia vào quá trình phục vụ sản xuất.
$%
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Vệ sinh tu sửa ao Diện tích ao (m
2
)/ ao
1800
Hệ thống ao Số lượng các ao trong trại
7
Thời gian công tác cải tạo ao Thời gian (ngày)
14

Thời gian công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng đàn cá bố mẹ tại cơ sở
Thời gian (ngày)
20
Phòng và trị bệnh cho cá Các loại thuốc
CuSO
4
, KMnO
4,
NaCl&
1.3. Kết luận và đề nghị
$'(
Qua bảng trên cho ta thấy việc vệ sinh tu sửa lại bờ ao, công tác cải tạo ao,
công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ, vệ sinh và phòng bệnh cho cá đã
đạt được những kết quả nhất định, xong chưa nhiều.
)
Công tác phục vụ sản xuất cần được tiến hành nhanh gọn và đảm bảo hiệu
quả cần có thêm nhân công trong quá trình sản xuất
7
PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: *+,-.%/0,12345'6
-3031789:/ ;+<=
2.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế đất nước ta đang ngày càng phát triển, Đảng và Nhà nước đề
ra chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế
nhất là lĩnh vực công nghiệp. Nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí
then chốt trong nền kinh tế, hàng năm nước ta xuất khẩu hàng trăm tấn nông sản
cung cấp cho các bạn nước ngoài bao gồm các sản phẩm của các ngành nông
nghiệp như: chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt… Trong các ngành nông nghiệp nói

trên, ngành thủy sản có một vị trí quan trọng đóng góp một phần rất lớn cho sự
phát triển kinh tế của nước nhà. Đặc biệt ngành thủy sản là một trong những
ngành mũi nhọn vì nước ta có hệ thống sông ngòi, ao, hồ dày đặc thuận lợi cho
ngành nuôi cá nước ngọt phát triển. Hàng năm ngành này đã cung cấp một lượng
lớn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng cho con người.
Trong nghề nuôi cá nước ngọt cá chép được biết đến bởi thịt thơm
ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, là thực phẩm an toàn với mọi người mọi
lứa tuổi. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thực phẩm được chế biến từ cá
chép lại càng được ưa chuộng vì thực phẩm chế biến từ gia súc gia cầm mặc
dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng hệ số an toàn ngày càng giảm do dịch
bệnh: cúm gia cầm, lở mồm long móng… diễn ra ngày càng phức tạp khó
kiểm soát.
Để tăng năng suất, chất lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cá chép
viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đã lai tạo ra cá chép lai 3 máu mang
nhiều ưu điểm quý nuôi mau lớn, thịt thơm ngon và có giá trị trên thị trường.
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu con giống của thị trường ngày càng tăng cả về số
lượng, chất lượng, các trung tâm giống thủy sản tiến hành lai tạo và sản xuất
giống cá chép lai 3 máu. Được sự đồng ý của trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, trại sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ, tôi tiến
hành: "+,-.%/0,12345'6-3
0317:/ ;+<=
8
- Mục tiêu chuyên đề nghiên cứu cần đạt được
+ Rèn luyện tay nghề nâng cao kinh nghiệm thực tiễn
+ Hiểu được quy trình sản xuất giống nhân tạo chép lai 3 máu.
2.2. Tổng quan tài liệu
9">46<
* Hệ thống phân loại ( Theo Linaeus,1758)
Giới động vật: Aniamalia
Ngành động vật có xương sống: Vertebrata

Lớp cá xương: Actinoterrygii
Bộ cá Chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Giống cá Chép: Cyprinus
Loài cá Chép: Cyprinus carpio (Linaeus,1758)
Cá chép tuy có nhiều hình dạng khác nhau. Theo nhiều tác giả thì trong
các giống cá chép Cyprinus có 3 loại đang phát triển mạnh và được nuôi
nhiều nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Cá Chép vẩy (Cyprinus carpio linne) đây là loài cá chép nuôi phổ
biến nhất ở nước ta. Thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, tính chịu đựng rất
cao (nó có thể sống được vài ngày ở vùng Đông bắc Liên Xô khi nhiệt độ môi
trường xuống 0
0
C).
- Cá Chép Kính (Cyprinus curpeospecularis) cá chép Kính có bộ vẩy
không hoàn chỉnh, thường mỗi bên thân có ba hàng vẩy, vẩy mọc tập trung ở
đường bên. Vẩy to nhỏ không đều nhau, hàng giữa thường có vẩy rất to xếp
không thứ tự, thân ngắn, lưng dựng cao do đó có nhiều thịt.
- Cá Chép Trần (Cyprinus carpionudus) có nơi gọi là cá chép da vì toàn
thân không có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít mọc lưa thưa (Duy Khoát, 2003).
[4]
* Phân bố
Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây
Bắc Mỹ, Madagasca, và Châu Úc. Cá Chép được nuôi lâu ở Trung Quốc
khoảng 2000 năm và 600 năm ở Châu Âu (Mai Đình Yên) [8].Hiện nay cá
Chép là một trong những loài cá nuôi chính trong các ao nuôi ở Châu Âu,
9
Châu Á như :Liên Xô, Hungary, Đức, Pháp, Trung Quốc, Inđônêxia và là
đối tượng quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi
Ở nước ta có cá chép phân bố trong tự nhiên thông qua các tỉnh trung

bộ, ở Miền Nam không có cá chép địa phương mà nhập vào nuôi cá chép có
nguồn gốc từ Bắc Bộ. Cá chép sống được ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt
như: ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở giới hạn nhiệt
độ từ 0- 40
0
C, nhiệt độ thích hợp là khoảng t
0
= 20-27
0
C, hàm lượng Oxy cực
tiểu cho phép 2mg/lít, pH = 4-9. Cá sống ở nước ngọt, đôi khi cũng thấy ở cả
vùng nước lợ có nồng độ muối < 14 ‰ (Duy Khoát, 2003).[4]
* Đặc điểm cấu tạo hình thái
Cá chép có thân hình nhẵn bóng, vẩy to tròn, thường có màu trắng bạc
hơi pha màu vàng, vây, đuôi pha màu đỏ, có hai đôi râu. Do quá trình chọn
lọc và lai tạo nên hiện nay có nhiều giống cá chép khác nhau. Ở nước ta
thường thấy có 6 loại hình cá chép: cá chép Trắng, cá chép Đỏ, cá chép Kính,
cá chép Cẩm, cá chép Bắc cạn, cá chép Gù. Nói chung màu sắc cá chép thay
đổi tuỳ theo điều kiện sống.
Cá chép Miền Bắc (C.carpio) có đặc điểm cấu tạo như sau:
- Công thức vẩy đường bên: 30-35 vẩy đường bên, có 6-8 vẩy trên
đường bên và 6-7 dưới đường bên.
- Công thức vây D
III- IV- 20- 22
; A
II- III- 5- 6
- Công thức răng hầu II3- 3II đôi khi I23- 32I
Hiện nay cá chép có thân cao nhất là dạng cá chép Vẩy và cá chép Trần
Ukraina được chọn lọc và lai tạo có thể đạt tỷ lệ kỷ lục về chiều dài/ chiều cao
L/H = 2.05 so với cá chép khác là 4.0 - 4.3.

Cá chép châu Âu chia làm 4 nhóm vẩy:
- Cá chép Vẩy: vẩy phủ toàn thân một lớp đều đặn.
- Cá chép Đốm: vẩy lớn, phân bố rải rác không theo quy luật nhất định
(cá chép Hungary).
- Cá chép Vẩy: có hàng vẩy to đều, xếp dọc đường bên, ngoài ra còn có
hàng vẩy ở trên lưng và phần bụng.
- Cá chép Trần: hầu hết không có vẩy bao phủ, nếu có chỉ có ít hàng
vẩy nhỏ trên lưng. ở nước ta không có loại cá chép này (Duy khoát, 2003).[4]
10
* Đặc điểm sinh lý sinh sản
 Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục
Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá chép cũng như các loài cá
nuôi khác phụ thuộc vào vĩ độ và chế độ dinh dưỡng. Cá chép Hungary, cá
chép Nhật Bản nuôi tại Việt Nam thành thục sau 1 năm tuổi. Cá chép Việt
Nam sau 1 năm đã thành thục về tuyến sinh dục. Cá chép Bắc Á, cá chép châu
Âu thường từ 4-5 tuổi mới thành thục (Duy Khoát, 2003).[4]
 Sức sinh sản và sự nở của trứng
Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào tuổi và cỡ cá, phụ thuộc
vào cả chế độ nuôi dưỡng. Cá chép Việt Nam và cá chép nuôi tại Việt
Nam lượng chứa trứng tăng nhanh vào lứa tuổi thứ 3- lứa tuổi thứ 5 sau
đó tăng không đáng kể.
 Thời vụ và tập tính đẻ trứng
Cá chép là loài cá bán di cư sinh sản trong điều kiện sinh thái tự
nhiên, sinh sản đơn giản. Buồng trứng của cá chép phát triển đặc thù trong
đó trứng có mặt đồng thời ở các giai đoạn 2, 3, 4. Do sự phát triển không
đều đó dẫn đến cá chép đẻ ngắt đợt làm nhiều lần. Ở các tỉnh phía Bắc cá
chép đẻ vào hai vụ là vụ Xuân và vụ Thu, nhưng tập trung chủ yếu vào vụ
Xuân (tháng 2-3 dương lịch), nhưng ở miền núi cá chép lại đẻ vào tháng 3-
4 như ở Sơn La, Lai Châu. Ở các tỉnh Nam bộ cá chép đẻ quanh năm và đẻ
mạnh vào các tháng mùa mưa (Duy khoát, 2003).[4]

Cá chép thành thục trong ao, hồ, ruộng, sông suối vào mùa mưa thường
ngược dòng nước tới bãi cỏ hoặc nơi có thực vật thuỷ sinh thượng đẳng khác
để đẻ trứng. Trứng cá chép dính vào cây cỏ, cây thuỷ sinh ở dưới nước một
thời gian rồi phát triển thành cá bột. Cá chép thường đẻ vào sáng sớm, lúc mặt
trời còn chưa mọc có khi kéo dài đến 8-9h sáng hoặc đến trưa. Điều kiện thích
hợp để cho cá chép đẻ là có nước mới, có mặt cá đực, t
0
môi trường
= 20 - 30
0
, có
gió thổi. Đó là vào khi thời tiết ấm dần lên, đồng thời có mưa, có sấm đầu
mùa cá chép thường tập trung đi đẻ (Duy Khoát, 2003).[4]
* Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình cho đẻ
Ở ngoài tự nhiên, cá đã thành thục chỉ có thể rụng trứng và đẻ trứng khi
các điều kiện sinh thái thích hợp như nhiệt độ, dòng nước, nguồn nước mới
11
Những điều kiện ngoại cảnh đó có thể xem là điều kiện tuyệt đối cần thiết với
sự sinh sản của cá ngoài tự nhiên. Và trong sinh sản nhân tạo thì các yếu tố
như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan là các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng lớn đến
hoạt động đẻ trứng của cá. Các điều kiện này không phù hợp cá sẽ không đẻ
được. Nhưng cũng có một số điều kiện sinh thái khác như dòng nước chảy,
mức nước thay đổi không hoàn toàn cần thiết trong sinh sản nhân tạo. Điều
này có nghĩa là trong trường hợp sinh sản nhân tạo, điều kiện sinh thái không
phải tuyệt đối cần thiết nhưng tùy mức độ nào đó vẫn có ảnh hưởng đến hiệu
quả của công việc sinh sản cá trong ao. Vì thế tại cơ sở sản xuất, nếu có điều
kiện thì nên tìm cách tận dụng các điều kiện sinh thái để nâng cao tỷ lệ đẻ của
cá bố mẹ và tỷ lệ thụ tinh của trứng. Chất kích thích sinh sản có tác dụng quan
trọng đối với sinh sản nhân tạo cá, nhưng cũng không nên vì thế mà coi nhẹ
yếu tố sinh thái.

- Nhiệt độ
Cá là động vậy biến nhiệt, thân nhiệt có thể biến thiên theo nhiệt độ
môi trường nước. Trong quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản phụ
thuộc vào điều kiện nhiệt độ nước. Quan hệ giữa môi trường và cá bố mẹ là
rất chặt chẽ nhất là yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn
tại, phát triển, sinh trưởng và sinh sản của cá trong môi trường nước. Trong
khoảng nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng sẽ thúc đẩy phát dục của cá đồng
thời quá trình thoái hóa tuyến sinh dục sẽ nhanh. Chọn thời điểm cho cá đẻ
trong ngày cũng là điều cần thiết. Về mùa xuân, nên cho cá đẻ vào lúc nhiệt
độ cao nhất, từ 12-13h trưa trong ngày. Về mùa hè, nhiệt độ cao có thể cho cá
đẻ vào lúc 1-3 giờ sáng thì tỷ lệ thụ tinh sẽ được nâng cao. Việc phối hợp
nhịp nhàng giữa các điều kiện sinh thái với phản ứng sinh lý một cách thích
hợp sẽ nâng cao hiệu quả sinh sản và ngược lại.
- Chất nước
Chất nước có tác dụng tượng đối rõ ràng trong sinh sản nhân tạo, chủ
yếu là lượng oxy hòa tan, pH, các chất vô sinh khác hòa tan trong nước và sự
tồn tại của các yếu tố hữu sinh có quan hệ đến đời sống của cá, trứng cá và cá
con.
12
Hàm lượng oxy hòa tan trong môi trường cho cá đẻ phải đảm bảo >-
3mgO
2
/l, tốt nhất là từ 4-8mgO
2
/l. Không đảm bảo lượng oxy hòa tan sẽ ảnh
hưởng đến cá bố mẹ vì cá bố mẹ thiếu oxy sẽ ngừng sinh sản, nếu có đẻ thì tỷ
lệ thụ tinh không cao.
Trị số pH là chỉ tiêu biểu hiện hàm lượng Ion H
+
có trong nước, pH

thấp quá mức hay quá cao sẽ ức chế cá bố mẹ đẻ trứng. pH < 5 và pH > 9 cá
không đẻ trứng hoặc có đẻ nhưng hiệu quả sẽ không cao. Khi cá đang đẻ, nếu
trời mưa nước ở trên bờ chảy vào bể, làm pH giảm dẫn đến hiện tượng cá bố
mẹ ngừng đẻ. Tốt nhất là trong bể đẻ trứng cần đảm bảo pH từ 7-8.
Bên cạnh đó cần lưu ý đến tác hại của các yếu tố kim loại nặng. Nếu
dùng nước giếng khoan để ương ấp sẽ không tốt vì trong nước có nhiều Ion
sắt, nhôm.
Chất lượng nước gồm các yếu tố tổng hợp trong môi trường nước mà ta
sử dụng cho cá đẻ. Do vậy trong kĩ thuật cho cá đẻ cần quan tâm điều khiển tới
các yếu tố sinh thái sao cho phù hợp với nhu cầu sinh thái đẻ trứng của cá để có
kết quả tốt nhất.
- Mức nước và dòng chảy
Dòng chảy ảnh hưởng tới lượng oxy trong bể. Nếu thiếu oxy sẽ làm cho
quá trình đẻ bị ngắt quãng và trứng bị hỏng
- Yếu tố đực cái
Ở ngoài sông hồ tự nhiên cá cái chỉ có khả năng rụng trứng và đẻ khi
có mặt cá đực. Trong điều kiện sinh sản nhân tạo, cá đực vẫn có tác dụng thúc
đẩy cá cái đẻ trứng. Nhưng cho cá đẻ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo,
yếu tố cá đực không quan trọng, sự có mặt của cá đực không ảnh hướng lớn
tới sự thành thục rụng trứng của cá cái nhưng vẫn tác dụng nhất định đến sự
động hớn và đẻ trứng.
* Sử dụng kích dục tố

Lý thuyết về kích dục tố
Khi tuyến sinh dục của các loài cá nuôi đã đạt được mức độ thành thục
hoàn toàn, trứng chín thì sẽ diễn ra hai quá trình tiếp theo, đó là rụng trứng và
đẻ trứng.
13
Theo Sakem và ctv (1975), khi tế bào trứng đã phát dục thành thục và
tách khỏi màng follicle rơi vào xoang buồng trứng gọi là quá trình rụng trứng.

Lúc này trứng ở trạng thái lưu động tự do. Sau khi trứng rụng, trứng từ xoang
buồng trứng được đưa ra ngoài qua lỗ sinh dục của cá cái gọi là sự đẻ trứng.
?,/'@:6A04B234

Các loại kích dục tố dùng cho sinh sản

LH -RH A (Luteotropin Releasing Hormoned Ala Analog)
Đây là một loại kích dục tố tổng hợp, có tác động vào não thùy cá để
chúng có thể tự sinh sản ra hormon sinh dục.
Hormone LH-RHA còn gọi là Prolan A. Từ lâu các nhà nghiên cứu
kích dục tố sinh sản đã biết rằng Hypothalamus (vùng dưới đồi) điều khiển sự
làm việc của tuyến yên, thông qua thần kinh thể dịch. Trong đó bao gồm hai
hormone quan trọng là FSH - RH (Follicle Stimulating Hormone - Releasing
14
Ngoại cảnh
Cơ quan
ngoại cảm
Thần kinh trung ương
(Hypothalamus)
Thần
kinh chi
tiết
Tuyến yên
(Hypophysis
)
Rụng trứng,
tiết tinh
Hệ tuần
hoàn
Kích dục tố

Tuyến sinh
dục
Hướng tác động:
Hướng phản hồi ngược
lại:
Hormone) và LH - RHA (Luteotropin Releasing Hormoned Ala Analog).
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, hormone này là một decapeptid gồm
những acidamin như: Glutamine, Histidine, Trytophan, Serine, Tyrosine,
Glycine, Leucine, Arginine, Proline và Lyzine.
LH-RHa được chiết xuất từ hormon sinh dục các loài động vật. Chúng
có nhiều nhiều nhóm tương tự : LH-RHa
1
, LH-RHa
2
, LH-RHa
3
. Sau khi tiêm
LH - RHA cho cá chép thì hàm lượng kích dục tố trong máu tăng lên.
 DOM
Trong tuyến yên của cá, ngoài các hormone sinh dục, còn tiết ra một
chất quan trọng khác có tác dụng ức chế quá trình tiết kích dục tố cơ bản (sản
ra kích dục tố tự phát) mà còn ức chế cả sự tiết kích dục tố dưới ảnh hưởng
của LH - GHA, đó là chất Dophamin. Để làm giảm tác dụng của chất ức chế,
người ta tiêm thêm chất kháng Dopamin là Doperidom (DOM).
* Đặc điểm sinh trưởng của cá chép
Sinh trưởng của sinh vật là quá trình liên tục nhưng với tốc độ khác nhau
trong suốt quá trình sống. Sinh trưởng của cá có sự khác biệt rõ rệt với các
động vật máu nóng. Ở động vật máu nóng sinh trưởng chỉ tiếp tục khi đã chín
mùi sinh dục về mặt sinh lý học, sau đó sinh trưởng chậm lại và có sự thoái hoá
khi cơ thể bước vào thời kỳ già cỗi. Trong khi đó chúng ta luôn thấy được sự

sinh trưởng của cá thông qua việc tăng lên về kích thước không có giới hạn và
có liên quan chặt chẽ với môi trường sống của nó. Điều này có thể giải thích là
do mật độ của nước lớn hơn không khí nên cho phép cá tăng kích thước cơ thể
mà không cần hình thành thêm xương gia cố. Điều này không thể xảy ra đối
với các động vật trên cạn dẫn đến sự sinh trưởng hạn chế của động vật trên cạn
mà lại không xảy ra đối với cá (Nguyễn Duy Hoan,2006).[3]
Tốc độ sinh trưởng của cá chép phụ thuộc vào giống, khối lượng nuôi
thả ban đầu và nguồn thức ăn của vùng nước sống
* Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cá Chép
 9/1:/'@:/404-A0!C!D
Đối với mỗi loài cá sống trong các điều kiện môi trường khác nhau đều
có những đặc tính sinh thái khác nhau
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật thuỷ
sinh.Cá là động vật biến nhiệt do đó chúng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nước.
15
Nhiệt độ nước là giới hạn quan trọng vì động vật thuỷ sản có biên độ chịu đựng
nhiệt độ hẹp, cho nên khi có sự thay đổi về nhiệt đô thì sẽ gây hậu quả nghiêm
trọng (Bulton, 1995)[6]. Cá Chép là loài có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ khá lớn, kết
quả nghiên cứu cho thấy cá Chép có thể sống được trên 40
0
C và chết khi nhiệt độ
giảm xuống dưới 0
0
C. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện ở Việt Nam
thì cá Chép không bị chết rét hay chết nóng bao giờ. Khoảng nhiệt độ thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Chép là 20
0
C-27
0

C (Bulton, 1995)[11]
+ pH
Cũng như các loài cá nước ngọt khác cá Chép có thể chịu đựng
khoảng pH 5,5-9,0. Mặc dù thích nghi với khoảng pH rộng nhưng sự phát
triển của cá sẽ giảm đi rõ rệt bởi môi trường pH là axit hay kiềm. Khi pH
thay đổi làm thay đổi cân bằng hoá học trong nước, gián tiếp làm ảnh hưởng
tới đời sống của cá. Khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của các Chép là 7,0-7,5 (Bulton, 1995) [6]
+ Oxy hoà tan
Trong thuỷ vực cá Chép hoạt động ở mọi tầng nước, nhanh nhẹn thích sống
ở nơi nước mới và ngược dòng, ưa sống nơi thoáng đãng, nơi có hàm lượng oxy
hoà tan 3-8mgO
2
/l. Tuy nhiên, cá vẫn sống ở ao tù bẩn, nơi có hàm lượng oxy thấp.
Môi trường có hàm lượng oxy thấp thì tốc độ sinh trưởng phát triển chậm (Nguyễn
Thị Phương Thảo, 1996)[4]
+ Các yếu tố thủy lý thủy hoá khác
Cá Chép có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt cao hơn các
loài cá khác. Tuy nhiên cá Chép vẫn ưa môi trường thoáng sạch, không bị ô nhiễm,
nước ao có màu xanh nõn chuối. Ngoài ra còn có một số yếu tố thủy lý thủy hoá
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cá như: hàm lượng CO
2
dao động từ 3-
10mg/l, hàm lượng NH
4
<1mg/l, hàm lượng tổng số <0,2mg/l, hàm lượng
PO
4
<0,5mg/l, hàm lượng hữu cơ khoảng 10-20mg/l (Nguyen Duy Hoan, 2006)[3]
 9/1(

Tảo
Tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn thủy vực, do vậy tảo ảnh hưởng
khá lớn đến đời sống của cá. Tảo tạo oxy hoà tan trong nước: trong quá trình trao
đổi chất và quang hợp tạo ra một lượng oxy hoà tan trong nước. Ngoài ra tảo còn là
16
thức ăn: khi cá còn nhỏ là thức ăn trực tiếp, là thức ăn gián tiếp khi cá lớn thông qua
động vật phù du và nhuyễn thể khác. Tảo hấp thu các chất dinh dưỡng trong môi
trường nước vì thế nó làm sạch môi trường nước (Patrick Lavens & Patrick
Sorgeloos, 1996)[12 ]
Tuy nhiên tảo phát triển quá mức sẽ dẫn tới hiện tương tảo nở hoa gây ô
nhiễm môi trường nước và gây thiếu oxy hoà tan có thể gây chết cá. Do vậy môi
trường ao nuôi phải duy trì mật độ nuôi thích hợp.
Thực vật bậc cao trong môi trường nước
Cỏ nước trong ao ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cá. Chúng tạo ra
thức ăn, tăng hàm lượng oxy hoà tan và làm sạch môi trường ao nuôi. Ngoài ra
chúng còn tăng nhiệt độ nước và giữ ấm cho cá vào mùa đông. Tuy nhiên sự phát
triển quá mức sẽ gây thiếu oxy hoà tan, hạn chế sự phát triển của tảo, nghèo chất
dinh dưỡng và làm chỗ trú ngụ của địch hại như: rắn nước, chuột… (Đỗ Đoàn
Hiệp, 2008)[2]
Động vật cùng loài và khác loài
Trong nuôi thương phẩm người ta thường nuôi ghép nhiều loài cá với tỷ lệ
nhất định để tận dụng nguồn thức ăn và không gian sống. Tuy nhiên vẫn có sự cạnh
tranh về thức ăn và môi trường sống giữa các loài và trong cùng một loài, do vậy ta
phải nuôi với mật độ thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất (Bài giảng các hệ
thống canh tác cá nước ngọt, Trần Đình Luân)[5 ]
Động vật gây hại và gây bệnh cho cá Chép
Cá nhỏ có rất nhiều động vật khác gây hại như: bắp cày, bọ gạo, nòng nọc,
cá dữ… Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống và hiệu quả
ương nuôi. Do vậy cần phải tẩy dọn ao sạch, kỹ lưỡng trước khi thả cá. Các loại ký
sinh trùng, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác cũng tồn tại trong ao khi có điều

kiện thuận lợi sẽ gây bệnh cho cá. Vì vậy cần quản lý tốt nguồn nước, con giống,
thức ăn và các nguồn khác là nguyên nhân lây lan, truyền bệnh để hạn chế thiệt hại
của chúng gây ra (Bùi Quang Tề, 2003)[ 9]
* Yếu tố dinh dưỡng
Trong quá trình nuôi thì yếu tố dinh dưỡng quyết định hiệu quả, năng suất
sản phẩm. Lượng thức ăn và hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ sẽ thu được hiệu quả
17
cao, khi thức ăn thiếu và hàm lượng dinh dưỡng không hợp lý thì cá sẽ chậm lớn và
tỷ lệ sống không cao.
* Bản chất di truyền của cá thể tác động tới sự tăng trưởng phát
triển của cá Chép
Bản chất di truyền của loài có ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng
của cá.
Với các Chép lai nuôi một năm có thể đạt trọng lượng 1-1,5kg/con. Trong
khi các Chép nội Việt Nam đạt 0,35-0,5kg/con (Bài giảng các hệ thống canh tác cá
nước ngọt, Trần Đình Luân)[5 ]
E#55F

2.2.2.1 Nguồn gốc về cá chép V
1
Theo Trần Mai Thiên và Cộng tác viên (1987)[8] với mục tiêu tổng hợp
được một số đặc tính tốt của một số loại hình cá chép gốc vào con lai và tăng mức
độ biến dị của chúng để làm vật liệu ban đầu cho chọn giống, Trần Mai Thiên đã
tiến hành lai cá chép trắng Việt Nam, cá chép Vẩy Hungary, cá chép Vàng
Indonexia với nhau. Từ ba dòng cá chép với tỷ lệ di truyền khác nhau này đã được
dùng làm vật liệu khởi đầu cho việc lai tạo và tái sản xuất từng dòng, đồng thời tiến
hành bình tuyển hàng loạt qua 4 thế hệ (Phạm Mạnh Tưởng,1979)[7]
Cá chép V
1
là tổ hợp lai của ba giống cá chép là cá chép Trắng Việt Nam, Cá

chép Vẩy Hungary và cá chép Vàng Indonexia. Và được tạo ra ở Việt Nam do Viện
Thuỷ sản I và ở một số cơ quan nghiên cứu thuỷ sản lai tạo ra theo công thức lai sau:
Sơ đồ lai tạo giống cá chép V
1
V x H H x V
I
V x V
I


VH HV
I
VV
I
♂VH x ♀V
I
♂ HV
I
x ♀V ♂ VV
I
x ♀H

V
1
VHV
I
HV
I
V VV
I

H
18
Trong đó:
Cá chép Trắng Việt Nam (V)
Cá chép Vẩy Hungary (H)
Cá chép Vàng Indonexia (V
I
)
Sau đây là một số công thức lai tạo và chọn lọc ra giống cá Chép V
1

một số cơ quan nghiên cứu thuỷ sản. Được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Dẫn liệu về chọn lọc hàng loạt các dòng chép lai qua các thế hệ
Năm, thế
hệ, địa
điểm
Dòng
Mẫu thí
nghiệm
(con)
Khối
lượng (g)
Chỉ số chọn lọc
Độ nghiêm
ngặt (V%)
Cường độ
i =s /
δ
Vi phân
S, g

1986
F
1
Viện I
Hx (V
I
xV)
Vx (V
I
xH)
V
I
x (VxH)
400
400
1720
162± 6
178± 4
187± 8
12,5
12,5
7,5
2,77
1,66
1,94
99
84
82
1988
F

2
Viện I
Hx (V
I
xV)
Vx (V
I
xH)
V
I
x (VxH)
248
258
253
125± 7
104± 5
148± 9
10,1
9,7
9,9
1,76
2,03
1,6
117
177
164
1989
F
3
Viện I

Hx (V
I
xV)
Vx (V
I
xH)
V
I
x (VxH)
75
243
74
149± 8
155± 12
310± 16
33,3
32,9
33,8
1,25
0,80
0,77
52
62
41
1991
F
4
Viện I
Hx (V
I

xV)
Vx (V
I
xH)
V
I
x (VxH)
200
209
189
260± 6
197± 5
299± 6
20
19,1
25,9
1,26
1,75
1,24
74
124
47
1993
F
5
Viện I
Hx (V
I
xV)
Vx (V

I
xH)
V
I
x (VxH)
229
235
175
314± 12
300± 9
350± 10
21,8
21,3
22,0
1,28
1,72
1,72
97
69
93
1993
F
5
Đồng Văn
Hx (V
I
xV)
Vx (V
I
xH)

V
I
x (VxH)
257
263
243
226± 10
300± 14
318± 11
19,5
20,9
22,6
1,39
1,06
1,44
85
101
114
1995
F
6
Đang nuôi giống và chọn lọc
(Trần Mai Thiên, 1995)[ ]
2.2.2.2 Đặc điểm của cá chép lai V
1
Cá chép lai V
1
được tạo ra từ 3 loại hình cá chép thuần chủng, dùng để
thu con lai kép có những đặc điểm khác nhau rõ rệt. Cá chép Trắng Việt Nam
thích nghi với các điều kiện sống ở các địa phương có sức sống cao, kháng

19
bệnh tốt, phát dục sớm, nhưng chậm lớn và ngoại hình kém hấp dẫn. Ngược
lại cá chép Hungary có sức sinh trưởng nhanh, thân cao, đầu nhỏ, ngoại hình
đẹp, nhưng tuổi thành thục muộn hơn và khi nuôi dưỡng ở Việt Nam chúng
dễ bị nhiễm bệnh, sức sống kém hơn. Cá chép Indonexia có màu sắc đặc biệt
ở thân có thể nghiên cứu làm markes di truyền, sức sống cũng khá tốt và tốc
độ sinh trưởng cũng tương đối cao.
Với cách lai trên thì trong mỗi dòng con lai luôn luôn mang 50% di
truyền chất của một trong ba loại hình cá gốc (dùng làm mẹ). Và mang
25% di truyền chất của hai loại hình cá còn lại. Ở con lai F
1
giữa ba loại
hình cá chép, một số đặc điểm hình thái và sinh trưởng phụ thuộc khá rõ
vào tỷ lệ di truyền chất của loại hình cá gốc. Trong cùng điều kiện nuôi
dưỡng con lai mang 50% di truyền chất cá chép Hungary lớn nhanh hơn cả,
ở con lai này chiều cao thân của cá chép Hungary trội hơn hẳn so với hai
Loại hình cá chép còn lại, chiều dài ruột lớn, số vảy đường bên, và số đốt
sống nhiều là đặc trưng của con cá chép châu Âu. Đối với con lai mang
50% di truyền cá chép Việt Nam chậm lớn nhất trong ba loại hình con lai
được tạo ra, và cao thân cũng thấp nhất, dài ruột ngắn. Đó là đặc điểm đặc
trưng của cá chép Việt Nam thuần chủng (Trần Mai Thiên và cộng
sự,1993).[8]
Đặc điểm về cấu tạo hình thái của dòng cá chép V
1
được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hình thái của các dòng lai V
1
nuôi tại Việt Nam
STT Các chỉ tiêu ♀
H

x ♂
V

H
x ♂
(V1 x V)

V
x ♂
(V1x H)

V1
x ♂
(Vx H)
1 Khối lượng thân (g) 260 ± 11 270 ± 10 196 ± 5 227 ± 7,2
2 Chiều dài thân/L
0
(cm) 20,6±0,31 19,7±0,22 18,3±0,17 19,9±0,35
3 Chiều cao thân
Max
(cm) 32,6±0,27 37,9±0,24 34,2±,0,22 34,2±0,32
4 Chiều cao thân
Min
(cm) 13,6±0,14 14,0±0,17 16,2±0,08 14,0±0,10
5 Chiều dài gốc D (cm) 39,2±0,32 38,3±0,31 39,8±0,10 39,6±,0,33
6 Chiều dài gốc H (cm) 8,4±0,09 10,0±0,10 10,0±0,10 10,1±,010
7 Chiều cao P (cm) 18,7±0,14 19,8±0,09 19,8±0,15 19,5±0,19
8 Chiều cao V (cm) 17,7±0,08 18,5±0,16 17,6±0,08 17,9±0,18
9 Chiều dài ruột (cm) 203±2,4 243±2,2 193±1,9 200±2,6
10 Số vẩy đường bên (cm) 34,2±0,60 35,0±0,24 34,2±0,2 34,2±0,24

11 Số đốt sống của cá (cm) 33,3±0,20 34,0±0,20 32,2±0,20 33,2±0,24
20
Một số đặc điểm sinh thái của dòng cá chép lai cũng được sơ bộ nghiên
cứu ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Giới hạn môi trường đối với cá chép lai giai đoạn cá thịt
Công thức lai
Hàm lượng Oxy
(mg/l)
Nhiệt độ cao
(
0
C)
Nhiệt độ
thấp (
0
C)
Nồng độ
muối (‰)

H
x ♂
V
0,68 - 0,98 37 - 39 2,5 - 1 18,52

H
x ♂
(V1x V)
0,32 - 0,80 38,5 - 39 2,0 - 1 18,30

V

x ♂
(V1x H)
0,64 - 0,96 39 - 41 3,0 - 1 18,00

V1
x ♂
(Vx H)
0,64 - 0,96 38,5 - 40 3,0 - 1 18,64
+,,G0D#04!D
HTình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm đối tượng thuỷ sản được nuôi
trồng. Nuôi trồng thuỷ sản ở cả ba môi trường: ngọt, lợ, mặn. Trong nhóm
đối tượng nuôi nước ngọt, nhóm cá chép đặc biệt là cá chép Trung Quốc và
Ấn Độ được nuôi phổ biến ở hầu khắp các châu lục. Nhóm này có sản lượng
lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các đối tượng nuôi nước
ngọt khác. Năm 1991 sản lượng nhóm này chỉ đạt 5.636.389 tấn với giá trị
7223 tỷ USD, nhưng đến năm 2000 sản lượng tăng lên 15.451.646 tấn với
giá trị 14.778 tỷ USD gấp 2.8 lần và đến cuối năm 2002 con số đo tăng lên
là 16.692.147 tấn với giá trị 14.754 tỷ USD (Bạch Thị Tuyết;Vũ Khánh Hải,
2003)[ ].
Ở Châu Âu cá chép (Cyprinus carpiolis) được nuôi phổ biến ở các trại
cá nước ấm. Từ những năm 1970 các nhà di truyền và chọn giống người
Hungary đã tạo ra nhiều dòng và các con lai phục vụ cho nuôi cá nước ấm. Cá
chép được nuôi theo phương thức thâm canh, có dùng thức ăn và nuôi trong
ao nuôi có mức độ thâm canh khác nhau. Các tiêu chí được cân nhắc chính
trong chọn giống là: tính ổn định của dòng cá, khả năng sinh trưởng và khả
năng chống chịu bệnh, hệ số sử dụng thức ăn… ngoài ra một số đặc điểm về
hình dáng cơ thể, gù lưng, ngắn đuôi cũng được quan tâm đến việc chọn tạo
giống cá chép nuôi trong môi trường nước ấm.
21

Cá chép là loài được nuôi phổ biến và được tiêu thụ nhiều nhất ở
Hungary và loại cá thả với tỷ lệ cao nhất chiếm từ 70-80% các loại cá nuôi
trong các ao nuôi ghép. Cá chép Hungary có khả năng chịu đựng kém với các
điều kiện bất lợi của môi trường.
Ở Viện nghiên cứu cá Szarvas Hungary có lưu giữ ngân hàng gen sống của
18 dòng cá chép có nguồn gốc Hungary và 13 giống có nguồn gốc từ các nước
khác trên thế giới. Tại đây công việc nâng cao chất lượng cá chép đã được bắt đầu
từ năm 1962 theo phương pháp chọn lọc cổ truyền (phương pháp chọn lọc theo
gia đình và chọn lọc hàng loạt). Sau khi tiến hành các biện pháp lai tạo hoặc dùng
hoormon chuyển đổi giới tính. Những đặc điểm chính để đánh giá giá trị kinh tế ở
cá chép là: tỷ lệ nuôi sống, tốc độ sinh trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn, giá trị
thương phẩm và tỷ lệ mỡ trong thịt.
Hiện nay có tới 80% cá chép được nuôi ở Hungary là các dòng cá chép
lai ba máu giữa cá chép Kính SZ215 lai với cá chép SZP31 và SZP34
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong các loài cá nước ngọt được nuôi ở Việt Nam thì cá chép là loài được
nuôi phổ biến do nó có những ưu điểm được người dân Việt Nam ưa chuộng như
chất lượng thịt thơm ngon, cá có tốc độ lớn nhanh, ngoại hình đẹp. Chính vì vậy
cá chép không những chỉ nuôi làm thực phẩm, nuôi làm cảnh và nuôi với mục
đích tâm linh.
Trong những năm qua Viện Nuôi trồng Thuỷ sản I đã có nhiều công
trình nghiên cứu nhằm cải tạo giống cá chép Việt Nam. Năm 1967, Trần
Trọng Miên nghiên cứu về biến dị của loại cá chép Việt Nam, tiếp đến là
nghiên cứu về lai kinh tế cá chép Việt Nam của Phạm Mạnh Tường (1979).
Tuy việc lai kinh tế giữa cá chép Việt Nam với cá chép Hungary cho hiệu quả
kinh tế cao nhưng với thực trạng của nghề nuôi cá Việt Nam rất khó giữ được
đàn bố mẹ thuần chủng. Nên trong những năm qua ngành Thuỷ sản Việt Nam
đã tiếp tục các công trình nghiên cứu nhằm tạo ra giống cá chép có đặc tính
tốt và ổn định. Trong giai đoạn 1981 đến 1985 tiến hành nghiên cứu đánh giá
vật liệu ban đầu cho chọn lọc giống cá chép của Trần Mai Thiên và cộng tác

viên công bố năm 1987. Từ 1986 bắt đầu quá trình chọn giống. Dựa vào cơ sở
vật chất kỹ thuật nuôi cá ở Việt Nam và tài liệu nghiên cứu chọn giống cá
chép, cá Hồi, cá Rô phi,… của nước ngoài các tác giả đưa ra giải pháp tối ưu
22
là phương pháp lai tạo tổng hợp ban đầu và tiếp đến sử dụng chọn lọc hàng
loạt dựa theo các tiêu chí về ngoại hình cá chép (Trần Mai Thiên, 1995).[8 ]
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1!I#3-G
Đàn cá chép lai 3 máu đã qua chọn giống tại trại sản xuất giống cấp I
thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ
)6B #C6#
* Địa điểm
Tại trại sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ
* Thời gian tiến hành
Từ 14-02-2011 đến ngày 31- 07-2011
G#JK4L
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất
giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ
* Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ
* Quy trình sinh sản nhân tạo
* Quy trình ương nuôi cá chép V1 giai đoạn từ cá bột lên hương
9">(&06M)#495
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị
 Mương dẫn nước có độ dốc cao.
 Hệ thống bể: hệ thống bể chứa lọc nước để cung cấp vào bể đẻ và bể ấp.
 Bể ấp ,bể đẻ.
 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ.
 Ao ương cá giống.
b) Dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép
 Vợt lọc nước để lấy cá bột sau khi đẻ

 Lưới kéo cá bố mẹ
 Băng ca giữ cá
 Cân trọng lượng (dùng cân đòn 50kg)
 Que thăm trứng
 Cối và chày sứ dùng nghiền thuốc kích dục tố, xi lanh và kim tiêm
 Sổ ghi chép
23
N/0,



2.3.3.1. Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ đưc thực hiện như sau
24
Cá b m trong ố ẹ
ao
Kéo b t cá v cân tr ng l ngắ à ọ ượ
Mang v o b (Th riêng c v cái)à ểđẻ ả đự à
Pha
kích d c ụ
t ố

Tiêm kích d c t v th v o b ụ ố à ả à ểđẻ Th bèoả
Kho ng 10 ti ng sau tiêmả ế
Cá tr ng dính v o giá thđẻ ứ à ể
V t bèo – B t cá ra ao nuôi v tr l i – Th bèo tr l iớ ắ ỗ ở ạ ả ở ạ
p tr ng (Tr ng bám v o giá th )Ấ ứ ứ à ể
1 ng y sauà
Tr ng b t u nứ ắ đầ ở
2 ng y sauà
Cá b t (tr ng ã n ho n to n)ộ ứ đ ở à à

Lòng đỏ
tr ngứ
2 ng y sauà
Ra aoC i t o aoả ạ
Cá bố mẹ trong ao nuôi vỗ
Kéo bắt cá, thăm trứng và sẹ, cân trọng lượng
Mang vào bể đẻ (Thả riêng đực và cái)
Pha
kích dục
tố

Tiêm kích dục tố và thả vào bể đẻ Thả bèo
Khoảng 10 tiếng sau tiêm
Cá đẻ trứng dính vào giá thể
Vớt bèo – Bắt cá ra ao nuôi vỗ trở lại – Thả bèo trở lại
Ấp trứng (Trứng bám vào giá thể)
1 ng y sauà
Trứng bắt đầu nở
2 ng y sauà
Cá bột (trứng đã nở hoàn toàn)
Lòng đỏ
trứng
2 ng y sauà
Ra ao
Cải tạo ao
Ương cá bột lên cá hương
Ương cá hương lên cá giống
Quản lý,
chăm sóc
Thức ăn,

Phân bón
Cá giống
* Điều kiện ao nuôi vỗ
- Vị trí ao nuôi
Ao gần nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, ao không bị ngập úng
và dễ tiêu nước, ao xây dựng gần bể cho cá đẻ. Vị trí ao ở nơi thông thoáng
giao thông thuận tiện và yên tĩnh để không ảnh hưởng tới hoạt động sống của
cá bố mẹ
- Diện tích ao nuôi.
Đối với cá chép diện tích ao nuôi thường 500- 1000m
2
Diện tích ao nuôi cá bố mẹ cần đảm bảo điều kiện sống, phát triển và
thành thục, đặc biệt là phải bảo đảm đày đủ hàm lượng oxy để tránh cá không
bị nổi đầu, chất nước phải tốt, độ pH luôn giữ mức trung tính.
- Đáy ao
Đáy ao bằng phẳng để dễ kéo lưới bắt cá bố mẹ khi kiểm tra cho đẻ.
Độ dày mùn của đáy ao: 15-20cm
Chất đáy bùn pha cát.
- Chất nước
Cá chép trong giai đoạn phát dục tuyến sinh dục yêu cầu chất nước
trong sạch, hàm lượng oxy hòa tan trong nước lớn hơn 2mg O
2
/l, không có
chất độc, không có các muối kim loại nặng, độ pH trung tính (7-8).
- Độ sâu
Mức nước trong ao là chỉ tiêu cần thiết để tạo điều kiện phát triển thức
ăn tự nhiên cho cá (đặc biệt là các sinh vật phù du), đồng thời cũng là không
gian hoạt động và là nơi cung cấp oxy hòa tan cho cá nuôi.
Ao nuôi cá chép bố mẹ độ sâu từ 1-1,2m.
*Chuẩn bị ao trước khi đưa cá nuôi vỗ

Ao nuôi cá bố mẹ nhiều bùn hoặc nhiều cặn bã do phân bón và thức ăn
thừa tích tụ của năm trước cần phải dọn sạch sẽ trước khi thả cá.
Xung quanh bờ ao có nhiều hang hốc là nơi trú ngụ của rắn, ếch nhái,
chuột… ngoài ra còn nhiều thực vật bậc cao cũng là nơi trú ngụ của các địch
hại của cá và là nơi dễ lây nhiễm cho ao. Vì vậy trước khi đưa cá bố mẹ vào
ao nuôi vỗ cần phải: cắt hết cỏ dại, lấp các hang hốc xung quanh ao.
Tát cạn ao, vét bùn nếu bùn dày để lại một lớp bùn dày 15-20cm
25

×