Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.32 KB, 49 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống chiếm vị trí quan
trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Nó
không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm thường xuyên cho người dân, mà còn
cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, ngoài ra nó còn đem lại nguồn thu
nhập đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy chăn nuôi của nước ta đang
ngày càng phát triển cả về chất lượng cũng như năng suất sản phẩm. Vân Hội
là một xã nằm ở phía Tây của huyện Tam Dương có truyền thống chăn nuôi
gia cầm từ nhiều năm và đặc biệt là chăn nuôi gà. Tuy có diện tích nhỏ nhưng
Vân Hội có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và nhất
là chăn nuôi gia cầm. Mặc dù vậy nhưng trong những năm gần đây tình hình
dịch bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn
nuôi trong cả nước và tại địa phương.
Vì vậy để phát triển đàn gia cầm trên toàn xã một cách toàn diện thì
việc nghiên cứu, điều tra, phân tích thực trạng chăn nuôi, tình hình dịch bệnh,
quy luật phát triển và biến động của bệnh là việc làm cần thiết để tạo cơ sở
xây dựng biện pháp chăn nuôi và phòng bệnh phù hợp, mang lại hiệu quả
kinh tế thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra
tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam
Dương – Vĩnh Phúc.”
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
1
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
1.2. Mục đích, yêu cầu:
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi gia cầm tại địa bàn xã Vân Hội– Tam
Dương – Vĩnh Phúc.
- Tìm hiểu tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh cho


gia cầm nuôi trên địa bàn xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc
- Đưa ra giải pháp để phát triển đàn gia cầm tại địa phương.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
2
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
Phần II
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đặc điềm của chăn nuôi gia cầm:
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của gia cầm:
Gia cầm thuộc lớp chim nên mang đầy đủ những đặc điểm của lớp
này. Chúng có lớp da mỏng để bảo vệ cơ thể nhưng da gia cầm lại không có
tuyến mồ hôi nên gia cầm chịu nóng kém hơn các loài vật nuôi khác. Bao phủ
bên ngoài là lớp lông vũ dày nên gia cầm chịu rét tốt. Gia cầm thay lông theo
chu kỳ nhất là ở gà đẻ, nó liên quan đến năng suất và thời gian của chu kỳ sinh
sản.
Hệ hô hấp của gia cầm đặc biệt do có nhiều túi khí và phổi nhỏ nằm sát
xương sườn, nên gia cầm hô hấp kép, gia cầm cần lượng ôxy nhiều hơn gia súc.
Điểm đặc biệt ở hệ tiêu hóa của gia cầm là có ống tiêu hóa ngắn và có 2
dạ dày: dạ dày tuyến phía trước (tiết dịch tiêu hóa làm mềm thức ăn), và dạ
dày cơ (co bóp, nghiền nhỏ thức ăn).
Gia cầm chưa có ống bài tiết riêng rẽ mà nước tiểu vẫn theo phân đổ ra
ngoài qua 1 lỗ chung (hậu môn).
Gia cầm đẻ trứng và ấp trứng, thời gian ấp tự nhiên 21 ngày.
Đặc điểm quan trọng trong chăn nuôi gia cầm mà người chăn nuôi gia
cầm cần nắm được là gia cầm không sử dụng được loại thức ăn có hàm lượng
muối cao như bột cá…Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm thức ăn phải có hàm
lượng muối không quá 0,3%.
2.1.2. Một số giống gia cầm nuôi tại Việt Nam và được nuôi phổ biến tại
địa phương
2.1.2.1 NHỮNG GIỐNG GÀ NỘI

1. Gà ri
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
3
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
- Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).
- Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các
điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía,
sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1
kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng bình
thường (80 – 100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp
gần 1 tháng. Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm
ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng
trọng 2,5 – 3,5 kg.
2. Gà Đông Tảo
- Nguồn gốc: là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên.
- Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu tía sẫm hoặc màu mận
chín pha lẫn màu đen. Con mái có lông màu vàng nhạt, mỏ, da và chân vàng.
Có vòng cổ chân to, chân to cao, lưng phẳng rộng.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5
kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng thấp
(50 – 70 trứng/ năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng.
3. Gà Hồ
- Nguồn gốc: từ làng Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, chân to, lưng rộng. Con trống có
màu lông mận chín, thẫm đen, da đỏ, con mái có lông màu xám. Thân hình
chắc khỏe, chậm chạp.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời
gian đạt trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 quả /
năm. Thồi gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 - 8 tháng.

TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
4
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
4. Gà mía
- Nguồn gốc: từ tỉnh Sơn Tây.
- Đặc điểm ngoại hình: Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẻ lông màu
đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu
vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Là giống gà
hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà
trống 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng
thấp (55 – 60 quả/ năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 7 tháng.
5. Gà tàu vàng
- Nguồn gốc: Có chung nguồn gốc với gà Ri, chủ yếu ở phía nam và rất
được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà bị pha tạp nhiều nhưng phần lớn có lông,
chân và da đều màu vàng.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,6 – 1,8 kg, gà
trống: 2,2 – 2,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt là 6 tháng. Sản lượng trứng
bình quân (60 – 70 quả/ năm). Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, gà mái
có đặc tính thích ấp, nuôi con giỏi. Thích hợp với nuôi thả vườn.
6. Giống gà ác
- Đặc điểm ngoại hình: Sắc lông trắng tuyền, đen tuyền, mỏ và da chấm
đen, chân 5 ngón đen xanh. Gà mái ấp và nuôi con khéo.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành con mái: 0,5 – 0,6 kg, con
trống: 0,7 – 0,8 kg. Gà mái đẻ 1 – 2 trứng/ lứa, sản lượng trứng 70 – 80 quả/
năm. Người ta nuôi gà ác để làm thuốc hay chế biến như một món ăn đặc sản.
Hiện nay giống gà này bị tạp pha với một số giống khác như: gà ri, gà Tàu
Vàng, gà Tre…
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS

5
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
7. Giống gà tre
- Nguồn gốc: Giống gà này thường gặp ở những vùng nông thôn phía
Nam.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có sắc lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm
ngon (nhiều nơi cũng nuôi để làm cảnh).
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 0,6 – 0,7 kg, gà
trống: 0,8 – 10 kg. Gà mái đẻ trứng trung bình (40 – 50 trứng/ năm).
8. Gà nòi
- Nguồn gốc: Giống gà này có ở khắp các miền Việt Nam, thường gọi
là gà chọi hay gà đá…
- Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen
lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, chân
cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,0 – 2,5 kg, gà
trống: 3,0 – 4,0 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt 5 tháng, sản lượng trứng
bình quân (50 – 60 trứng/ năm). Thời gian bắt đầu đẻ là 7 tháng. Con trống
được dùng để lai với gà Ri và các giống gà khác để sản xuất con lai nuôi thịt.
Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác nhưng ít phổ biến
như: giống gà lai Miên thường nuôi ở Tây Ninh, gà Mèo của đồng bào
H’mông ở vùng núi phía Bắc.
2.1.2.2. NHỮNG GIỐNG GÀ NGOẠI NHẬP
A. Giống gà thịt
1. Gà Tam Hoàng
- Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể
hình tam giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển
- Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng
lượng 1,5 – 1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3 kg. Gà

TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
6
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
mái bắt đầu đẻ vào khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm.
Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg. Gà có
những đặc điểm rất giống với gà Ri của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon,
phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam cũng như nuôi công nghiệp và
bán công nghiệp.
Lưu ý: Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn,
thường ít khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn giống. Do đó người nuôi phải
hiểu biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo.
2. Gà Lương Phượng
- Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ
lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng,
chất thịt min, vị đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông
rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ.
- Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6
kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này rất phù
hợp với điều kiện chăn thả tự do.
3. Giống Gà Sasso
- Nguồn gốc: Là giống gà nặng cân của Pháp, có thể nuôi thả vườn.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu nâu đỏ, da chân vàng.
- Chỉ tiêu kinh tế: Nếu nuôi theo phương pháp nữa nhốt nữa thả 90 –
100 ngày có thể đạt trọng lượng 2,1 – 2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 3,1 – 3,5 kg
thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
4. Gà Plymouth
- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ.
- Đặc điểm ngoại hình: Lông màu trắng tinh, hoặc vân đen, thân hình
hơi ngắn, ngực nở.

TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
7
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
- Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng tuổi gà trống nặng từ 3 – 3,8 kg, gà mái
từ 2,8 – 3,3 kg. Sản lượng trứng từ 150 – 160 trứng/ năm. Tiêu tốn thức ăn 3
kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Gà có thể nuôi theo kiểu bán công nghiệp.
5. Gà Hubbard
- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu trắng, ngực rộng, thân hình nở nang.
- Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng gà mái đạt trọng lượng 3,6 – 3,8 kg, gà
trống đạt: 4 – 4,2 kg. Tiêu tốn thức ăn 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
6. Gà Hybro (HV 85)
- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Hà Lan.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có màu lông trắng, ngực rộng, thân hình
vạm vỡ, tăng trọng nhanh.
- Chỉ tiêu kinh tế: Gà thịt sau 7 tháng đạt trọng lượng 2,0 – 2,3 kg. Tiêu
tốn thức ăn 2,2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
7. Gà BE
- Nguồn gốc: Xuất xứ từ Cuba, là giống gà thịt cao sản
- Đặc điểm ngoại hình: Gà dòng thuần có màu lông trắng, gà có năng
suất cao, ưu thế rõ rệt khi được lai với các dòng gà mái khác.
- Chỉ tiêu kinh tế: Gà đạt trọng lượng 2,1 kg sau 7 tuần nuôi.
8. Giống gà AA. (Arboi Acres)
- Nguồn gốc: Là giống gà cao sản có nguồn gốc từ Mỹ.
- Đặc điểm: Gà có năng suất cao hơn BE và HV85. Khi gà trống 7 tuần
đạt trọng lượng 3,2 kg, gà mái: 2,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng
chưa đến 2 kg. Hiện nay giống gà này rất được ưu chuộng, tuy nhiên vì lớn
nhanh nên yêu cầu về nuôi dưỡng và kỹ thuật cao chỉ phù hợp với những cơ
sở chăn nuôi lớn.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS

8
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
9. Giống Ross 208
- Nguồn gốc: Gà xuất xứ từ Hung Ga Ri.
- Đặc điểm: Gà 7 tuần tuổi đạt 2,29 kg, tiêu tốn thức ăn 1,97 kg cho 1
kg tăng trọng.
10. Giống Avian:
Xuất xứ từ Mỹ, có những đặc tính giống gà AA.
11. Giống gà Isa Vedette
- Nguồn gốc: Là giống gà thịt của Pháp.
- Đặc điểm: Gà trống 7 tuần tuổi đạt 2,577 kg, gà mái đạt: 2,374 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng khoảng 1,96 kg.
Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác nhưng ít phổ biến
như: gà Cobb, gà Cohman meat, gà Lohmann.
B. Giống gà đẻ:
1. Gà Ai Cập:
- Đây là giống gà nuôi thả vườn của Ai Cập, được đưa vào Việt Nam từ
tháng 4/1997.
- Gà có mào đơn dựng đứng, lông màu đen đốm trắng, thân hình nhỏ,
da trắng, chân cao màu chì.
- Nuôi đến 3,5 tháng gà mái đạt 1 – 1,1kg, gà trống đạt 1,3 - 1,5kg.
Đến 4,5 tháng gà trống nặng 1,7 – 1,8kg, gà mái 1,3 – 1,4 kg.
- Năng suất trứng: Nuôi đẻ từ 22- 64 tuần tuổi gà mái cho 158 quả và tỷ
lệ đẻ đạt 52,8% (Phùng Đức Tiến, 1999).
- Gà bắt đầu đẻ 120 ngày tuổi. Trứng có màu hồng nhạt và nhỏ, khối
lượng trứng 35 – 45g/quả.
- Tiêu tốn thức ăn: 2,07 – 2,27kg/10quar trứng.
- Năng suất trứng/mái/năm là 181 quả.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
9

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
2. Gà Gold – Line
- Con mái có lông màu nâu, con trống màu trắng nên có ý nghĩa trong
việc chọn trống mái ngay từ khi gà con mới nở.
- Năng suất trứng 250 – 300 trứng/ năm. Trứng có màu nâu.
- Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hết: 1,5 – 1,6 kg thức ăn.
- Gà có ưu điểm là chu kỳ đẻ trứng dài (có thể kéo dài tới 15 tháng
hoặc hơn)
3. Gà Brown nick
- Gà nhập từ Mỹ, gà mái có lông màu nâu, gà trống có lông màu trắng.
- Năng suất trứng đạt 280 – 300 trứng/ năm.
- Trứng có vỏ màu nâu, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,6
kg thức ăn.
Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác như: gà Hisex
Brown, gà Hy-Line, gà Isa Brown là những giống gà chuyên trứng tiên tiến
trên thế giới cho năng suất 280 – 300 trứng/ năm. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất
10 quả trứng khoảng 1,5 – 1,6 kg thức ăn, trọng lượng trứng nặng bình quân
50 – 60 g.
C. Gà kiêm dụng
1. Gà Rohde đỏ
- Nguồn gốc: vùng Rhode Island
- Đặc điểm ngoại hình: Thân hình vuông vức, dáng đẹp cân đối, ức
rộng và sâu, lườn dài và thẳng. Gà có lông màu đỏ, mồng đơn trung bình,
vành tai màu đỏ, chân và da màu vàng.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,5 - 3 kg, gà
trống nặng 3,4 - 4kg, gà con 1 ngày tuổi nặng khoảng 40g, tốc độ tăng trọng
không cao (10 tuẩn tuổi đạt trọng lượng bình quân khoảng 1,3 - 1,5kg). Năng
suất trứng khoảng 180 - 200 quả /năm, trứng nặng trung bình 55 - 60 g, vỏ
màu nâu nhạt.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS

10
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
* Gà rhode đỏ được sử dụng để lai tao với gà ri địa phương có phẩm
chất thịt thơm ngon cho ra giống gà rhode-ri có nhiều đặc tính tốt phù hợp với
điều kiện nuôi thả vườn và thị hiếu của người tiêu dùng.
2. Gà NewHampShire
- Nguồn gốc: Được chọn lọc chủ yếu ở bang Newhamshire.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu vàng nâu với lông xanh đen
điểm vùng cuối cánh và đuôi, mồng đơn trung bình, chân và da màu vàng.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,3 – 3 kg, gà
trống nặng 3,5 - 4 kg. Gà con chậm lớn (ở 10 tuần tuổi nặng khoảng 1,2 - 1,4
kg). Phẩm chất thịt thơm ngon, năng suất trứng đạt khoảng 200 - 220 quả
/năm, trứng nặng khoảng 60g.
Gà Newhamshire được sử dụng để tạo ra các giống gà chuyên trứng có
sức sống cao. Với đặc điểm thuận lợi đó là sự di truyền màu sắc lông theo
giới tính (autosex) nên gà Newhamshire được sử dụng trong công tác phân
biệt trống mái theo màu lông khi gà con mới nở, điều này đã đem lại nhiều lợi
ích như giảm chi phí thức ăn, công sức và diện tích nuôi gà hậu bị.
3. Gà Susnex
- Nguồn gốc: Là giống gà được nuôi phổ biến ở Anh và các nước Châu
Âu khác.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có hai màu lông vàng trắng và vàng nâu với
những đốm đen ở cổ và đuôi, mồng đơn trung bình, vành tai đỏ, da và chân
trắng.
- Chỉ tiêu kinh tế: Gà mái trưởng thành nặng khoảng 2,5 - 2,8 kg, gà
trống nặng khoảng 3 - 3,2 kg, gà màu trắng có tầm vóc nhỏ hơn gà màu vàng
sẫm, thịt thơm ngon. Năng suất trứng tương đối cao: 200 – 240 trứng /năm.
* Gà susex được sử dụng làm dòng mái để lai tạo ra gà hướng trứng cao
sản và sử dụng phương thức autosex.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS

11
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
4. Gà lai RohdeRi
- Nguồn gốc: Là nhóm giống lai do viện chăn nuôi tạo ra bằng cách lai
giữa gà Rohde và gà Ri.
- Đặc điểm ngoại hình: Lông gà màu vàng nâu, trọng lượng 2 – 2,5 kg.
- Chỉ tiêu kinh tế: Sản lượng trứng 150 – 170 trứng/ năm. Gà thích hợp
với nuôi phương thức nữa nhốt, nữa thả, và được phổ biến ở phía Bắc.
5. Gà BT1
- Nguồn gốc: Do trung tâm nghiên cứu phát triển chăn nuôi Bình Thắng
thuộc viện khoa học nông nghiệp miền Nam lai tạo từ giống Rohde-ri và
Gold-line.
- Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc to, mào đơn, chân cao vừa phải,
chắc khỏe. Con trống có màu lông đỏ xen một số sọc đen ở đuôi và cánh, lưng
phẳng rộng. Con mái có màu lông nâu nhạt. Gà có đầu thanh, bụng xệ, da và
chân màu vàng.
- Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà trống đạt: 3,2 – 3,6 kg,
gà mái: 2,2 – 2,5 kg. Gà nuôi bán thịt lúc 5 tháng tuổi đạt: trống: 2,0 - 2,2 kg,
mái: 1,5 -1,7 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là: 2,9 – 3,2 kg thức ăn.
Gà mái đẻ lúc 4 – 5 tháng tuổi, và gà không biết ấp. Sản lượng trứng đạt 180
– 200 trứng/ năm. Khối lượng trứng đạt: 54 – 55 g/ trứng. Chi phí thức ăn cho
10 quá trứng là 1,8 – 1,9 kg thức ăn.
Gà có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu của nhiều vùng, có
khả năng tự tìm thức ăn cao.
Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác như: gà Astralerp,
gà Moravia…
Các giống gia cầm được nuôi phổ biến ở địa phương là gà Ai Cập, gà
Lương Phượng, gà Ri lai…
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
12

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
2.2. Các yếu tố quyết định tới hiệu quả chăn nuôi:
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi thì người chăn
nuôi phải giải quyết các vấn đề về giống, chăm sóc quản lý và phòng trừ dịch
bệnh cho vật nuôi. Nếu người chăn nuôi biết khai thác triệt để các yêu tố trên
thì mới phát huy hết tiềm năng cua vật nuôi. Như vậy người chăn nuôi sẽ thu
được hiệu quả cao nhất. Nhưng bên cạnh đó hiệu quả chăn nuôi còn phụ
thuộc vào các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên và xã hội. Do vậy nếu người
chăn nuôi nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và thị hiếu của người tiêu
dùng thì sẽ đạt được hiệu quả chăn nuôi như mong muốn.
2.2.1. Yếu tố giống:
Giống có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi, nó được coi là
yếu tố tiền đề quyết định đến sự thành – bại trong chăn nuôi.Giống tốt thì tốc
độ sinh trưởng nhanh và khả năng phòng chống dịch bệnh cao. Do vậy để
chọn ra được những con giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi và nhu cầu xã
hội thì người chăn nuôi phải có những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp.
Trong những năn gần đây công tác giống cũng đã và đang phát triển mạnh
mẽ, các nhà chọn và tạo giống đã khám phá ra nhiều tiềm năng mới của vật
nuôi. Ngoài ra các công nghệ truyền thống như lai tạo, chọn lọc giữa các
giống để tạo ra những con giống có tính nawng sản xuất cao như các giống
lợn siêu nạc hay gia cầm siêu trứng
Ở nước ta hiện nay công tác giống đã phát triển cả về chiều sâu và
chiều rộng, chủ trương Sind hóa đàn bò nhằm cải tạo về thể vóc và sản lượng
thịt của đàn bò vàng Việt Nam. Các giống lợn cao sản đươc nhập nội, nuôi
thuần và nhân rộng khắp trong cả nước như: Duroc, Yorkshire, landrace
Bên cạnh đó hướng chăn nuôi các giống gia cầm chuyên dụng siêu thịt (gà
Ross, Gà AA…, siêu trứng (gà ai cập,chim cút ) cũng đang được áp dụng
rộng rãi vào những nông hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
13

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
2.2.2. Yếu tố thức ăn
Trong chăn nuôi thức ăn có vai trò then chốt quyết định đến năng suất
và chất lượng sản phẩm
Thức ăn sử dụng cho vật nuôi là các loại thức ăn như: Lúa, ngô, các loại
đậu…hoặc các loại thức ăn đã qua chế biến: Cám đậm đặc, cám viên, thức ăn
bổ sung: bột khoáng, vitamin tổng hợp…
Đối với các loài vật nuôi khác nhau thì thành phần và hàm lượng các
chất dinh dưỡng yêu cầu cũng khác nhau, ngay cả trong cùng 1 loài vật nuôi ở
độ tuổi, giới tính, hay các hình thức chăn nuôi khác nhau cũng có nhu cầu về
thức ăn khác nhau. Chi phí cho thức ăn hiện nay là cao nhất, nó tác động trực
tiếp đến ngành chăn nuôi. Trong nhiều năm trước kia khi nươc ta việc chế
biến thức ăn công nghiệp còn ít thì vấn đề thức ăn còn hạn chế, nhưng trong
những năm gần đây với sự xuất hiện của nhiều công ty thức ăn chăn nuôi ra
đời đã đáp ứng tốt và đầy đủ nhu cầu thức ăn cho vật nuôi góp phần quan
trọng trong sự thành công của ngành chăn nuôi.
2.2.3. Quản lý và chăm sóc vật nuôi
Chăm sóc quản lý tôt vật nuôi cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi. Đó là công việc tạo cho vật nuôi một chế độ ăn
uống, nghỉ ngơi, và làm việc hợp lý, cùng với đó là công tác vệ sinh chuồng
trại, môi trường sống và phát hiện vật nuôi không đạt tiêu chuẩn, vật nuôi mắc
bệnh và nghi mắc bệnh, từ đó cố biện pháp xử lý kịp thời tránh những yếu tố
bât lợi và lây lan dịch bệnh cho vật nuôi.
Như vậy, trong chăn nuôi nếu vật nuôi được chăm sóc và quả lý tốt thì
sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa về chi phí cho thú y
theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là hướng đi đúng phù hợp
với nền chăn nuôi hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi an toàn cho
người sử dụng.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
14

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
2.2.4. Dịch bệnh
Cùng với các vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý thì dịch bệnh cũng
là một vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong chăn nuôi và được đặc biệt
quan tâm trong vài năm gần đây. Các bệnh thường gặp trong chăn nuôi là
bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, và bệnh nội khoa, nhưng nguy hiểm nhất là
bệnh truyền nhiễm vì có tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn cho ngành
chăn nuôi.
Vì vậy các biện pháp phòng bệnh như: chăm sóc nuôi dưỡng hợ lý, chọn
địa điểm xây dựng chuồng trại an toàn để tránh dịch bệnh, đảm bảo chuồng
trại hợp vệ sinh, thường xuyên tẩy uế định kỳ, xử lý và bảo quản chất thải
đuúng cách, đúng yêu cầu, bảo quản thức ăn nước uống đúng yêu cầu, không
nhiễm bẩn,không lẫn tạp chất hay các loài vi sinh vật gây hại khác. Tiêu diệt
các trung gian truyền lây như côn trùng, loài gặm nhấm. Tuân thủ nghiêm
ngặt lịch tiêm phòng vaccine cho vật nuôi. Có vậy chăn nuôi mới đạt hiệu quả
kinh tế cao.
2.2.4.1. Bệnh truyền nhiễm:
Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, có thể lây lan từ con
vật ốm sang con vât khỏe, từ vùng này sang vùng khác nhờ các nhân tố trung gian
truyền bệnh. Bệnh có thể phát thành dịch ở một hay nhiều khu vực khác nhau.
Vậy khi bệnh truyền nhiễm bùng phát thành dịch sẽ gây ra những tổn
thất rất lớn cho ngành chăn nuôi, gây chết hàng loạt vật nuôi, làm giảm sức
sản xuất của vật nuôi, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, đặc biệt nguy hiểm
là một số bệnh còn có khả năng lây sang người ảnh hưởng tới sức khỏe và
tính mạng của người dân. Không chỉ vậy dịch bệnh còn ảnh hưởng tới ngành
công nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ảnh hưởng xấu tới
nền kinh tế thị trường.
+ Các yếu tố cần thiết cấu thành dịch bệnh:
Dịch bệnh xảy ra nhất thiết phải có đủ 3 yếu tố:
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS

15
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
- Nguồn bệnh.
- Nhân tố trung gian.
- Động vật cảm thụ.
2.2.4.1.1. Nguồn bệnh:
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên của quá trình sinh dịch. Nguồn bệnh là
sinh vật sống mà tại đó mầm bệnh cư trú và sinh sản thuận lợi, lâu dài, từ đó
mầm bệnh bằng những con đường khác nhau có thể xâm nhập vào cơ thể con
vât khác và phát sinh ra dịch. Như vậy nguồn bệnh là các vật nuôi có mang
mầm bệnh cũng như các động vật hoang dại sống xung quanh khu vực và
cũng mang ầm bệnh.
Từ đó mầm bệnh được gieo rắc ra ngoài môi trường, chúng tồn tại
trong đất, nước, không khí, cây cỏ…sau đó xâm nhập vào cơ thể vật nuôi
bằng các con đường khác nhau, chúng sinh sản, phát triển và gây bệnh ở vật
nuôi.
Nguồn bệnh có thể chia làm 2 loại:
Con vật đang mắc bệnh: Bao gồm các súc vật và con người đang mắc
bệnh ở các thể khác nhau, thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài môi trường
bằng các con đường như; Qua phân, nước tiểu, chất bài tiết…Những con vật ở
thời kỳ nung bệnh và những con vật mắc bệnh nhẹ không dễ phát hiện, nên
đứng về mặt dịch tễ chúng có tính chất nguy hiểm hơn những con vật mắc
bệnh nặng.
Vật mang trùng: Bao gồm các con vật mang trùng (mang mầm bệnh)
nhưng không biểu hiện triệu chứng của bệnh, Đó là những con vật khỏe
mang trùng hay những con vật đã qua khỏi sau khi mắc bệnh nhưng vẫn tồn
tại mầm bệnh trong cơ thể. Nguồn bệnh mang trùng này rất khó phát hiện vì
không có biểu hiện bệnh, đó chính là nguồn lây lan mầm bệnh nguy hiểm vì
húng luon đào thải mầm bệnh ra ngoài môi trường.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS

16
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
2.2.4.1.2. Nhân tố trung gian truyền bệnh:
Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch,
chúng có vai trò chuyển tải mầm bệnh từ nguồn bệnh sang động vật cảm thụ.
Mầm bệnh được nguồn bệnh thải ra ngoài môi trường qua phân, nước tiểu,
chất bài tiết…lẫn vào thức ăn nước uống, đất, nước, không khí. Chúng tồn tại
trong thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh học của mầm bệnh,
đặc tính của nhân tố trung gian và các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm
độ. ánh sáng… mầm bệnh không sinh sản và phát triển được trên nhân tố
trung gian mà nó chỉ tồn tại ở đó trong thời gian nhất định, sau đó sẽ bị tiêu
diệt nếu không xâm nhập được vào động vật cảm thụ mới.
Từ những biến động của những yếu tố trên đã gây lên tính mùa vụ của
dịch bệnh.
VD: Vào thời điểm giao mùa T2 - T3 âm lịch thời tiết thay đổi nóng
ẩm, mưa phùn…gia cầm dễ mắc bệnh tụ huyết trùng, các bệnh về đường tiêu
hóa…
Nhân tố trung gian truyền bệnh có thể chia làm 2 nhóm:
- Nhóm là sinh vật:
Bao gồm các sinh vật sống như: chuột, chim, côn trùng, con người,
động vật ít hoặc không thụ cảm với mầm bệnh.
Động vật tiết túc bao gồm nhiều ngành, trong đó có nhiều loài mang
mầm bệnh, thường tập trung ở 3 lớp là: Lớp giáp xác, lớp nhện, lớp côn trùng.
Với số lượng lớn và phong phú về nòi giống, chuột sống ở khắp nơi từ môi
trường tự nhiên đến môi trường chăn nuôi. Chúng xuất hiện ở những nơi môi
trường ô nhiễm, tối tăm để tìm kiếm thức ăn sau đó lại chui vào máng ăn
máng uống của vật nuôi, rồi từ chuồng này sang chuồng khác gieo rắc mầm
bệnh rất nguy hiểm.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
17

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
- Nhóm không phải là vi sinh vật:
Bao gồm đất, nước, không khí, thức ăn, nước uống Thức ăn nước
uống bị ô nhiễm là nguyên nhân phát sinh ồ ạt bệnh truyền nhiễm. Đất đóng
vai trò quan trọng trong việc lây lan bệnh, có những vùng đất đặc biệt thường
xuyên chứa mầm bệnh, đất bị ô nhiễm do các chất bài tiết của con vật đặc biệt
là phân và nước tiểu. Trong 1g phân có thể chứa từ 10
7
- 10
12
vi khuẩn thuộc
nhiều loại cả yếm khí và hiếu khí tùy tiện. Nước trong thiên nhiên luôn có khả
năng bị ô nhiễm và khả năng tự làm sạch. Vi sinh vật trong nước có thể bị tiêu
diệt bằng ánh sáng mặt trời, khi nước bị ô nhiễm cũng rất nguy hiểm cho gia
súc do nguồn nước luôn luôn chuyển động từ nơi cao, sang nơi thấp làm lây
lan dịch bệnh.
2.2.4.1.3. Động vật cảm thụ
Động vật cảm thụ là khâu thứ 3 không thể thiếu được của quá trình
sinh dịch.
Động vật cảm thụ là động vật mà có khả năng mẫn cảm với mầm bệnh
đó. Động vật cảm thụ có thể cùng loài cũng có khi khác loài với nguồn bệnh.
Khả năng của súc vật thụ cảm với mầm bệnh phụ thuộc vào các yếu tố như:
Tuổi, sức đề kháng ( đặc hiệu và không đặc hiệu), yếu tố ngoại cảnh và điều
kiện môi trường. Vì vậy, việc tăng cường can thiệp vào các khâu: chăm sóc,
nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cũng như việc tiêm phòng là yếu tố chủ
động và tích cực để loại trừ khâu thứ 3 của quá trình sinh dịch làm cho dịch
bệnh không xảy ra.
Quá trình phát triển của dịch bệnh ở vật nuôi có thể tổng quát thành chu
trình với các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn nguy cơ: Mỗi loại mầm bệnh có một nơi cư trú đầu tiên

nhất điịnh trong cơ thể. Đó là nơi mầm bệnh đầu tiên gặp điều kiện thuận lợi
nhất để sinh sản khi mới xâm nhập vào cơ thể, để từ đó mầm bệnh có thể lan
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
18
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
tới các cơ quan phủ tạng khác và đó cũng là nơi bảo đảm cho nó được bài tiết
ra ngoài cơ thể.
+ Giai đoạn bùnh nổ: Do một lý do nào đó ví dụ như sự thay đổi của
điều kiện thời tiết khí hậu ( khô chuyển sang ẩm, lạnh chuyển sang nóng);
hoặc sự thay đổi về tập quán sinh hoạt, mầm bệnh lâu nay đang được tồn tại
trong nền chuồng, sân chơi, khu vực yếm khí nếu khí hậu được tăng lên
nhanh, dần chiếm ưu thế trong hệ thống. Nhưng do khả năng tự điều chỉnh
chung của toàn hệ thống mà “ngưỡng cân bằng” vẫn được duy trì. Do vậy, tuy
có các bệnh (xuất hiện ở vật nuôi)nhưng chư phát thành dịch lớn.
+ Giai đọan khủng hoảng: Khi hệ thống bị phá vỡ “ngưỡng cân
bằng” dẫn tới việc bùng phát dịch bệnh trên một diện rộng. Hậu quả làm chết
phần lớn hoặc đe dọa tiêu diệt cả quần thể vật nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hệ thống chăn nuôi, cũng như chất lượng của sản phẩm.
Con người, bằng nhiều biện pháp can thiệp khác nhau, có thể dập tắt
được dịch bệnh hoặc đẩy lùi bệnh về giai đoạn bùng nổ hoặc giai đoạn nguy cơ.
Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội là hai tác nhân quan trọng ảnh
hưởng tới sự phát sinh, phát triển và lây lan của dịch bệnh. Mối quan hệ có
thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
19
Điều kiện tự
nhiên
Điều kiện kinh
tế xã hội
Dịch bệnh

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
Điều kiện tự nhiên bao gồm những điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, ánh
sáng và có thể có những nhân tố vũ trụ mà ta chưa nghiên cứu hết.
Các nhân tố trên không những ảnh hưởng đến sự sống, sự hình thành
và phát triển của các loài gia súc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sức sản
xuất cũng như sự phát triển của các loài bệnh tật.
Về mặt dịch bệnh, các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng có lợi hoặc có hại
đến các khâu của quá trình sinh dịch.
- Ảnh hưởng đến nguồn bệnh:
Nếu nguồn bệnh là động vật hoang dã, côn trùng thì ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên càng rõ rệt, vì điều kiện quyết định vùng cư trú, sự phát
triển về loài, về số lượng và sự hoạt động của chúng.
Ngoài ra, điều kiện tự nhiên còn thông qua nguồn bệnh mà ảnh
hưởng đến độc lực của mầm bệnh, ảnh hưởng đến mầm bệnh cũng rõ khi nó
được bài xuất ra ngoài ( như làm tăng hoặc giảm số lượng mầm bệnh, phân
tán rộng hay hẹp trong thiên nhiên ).
- Ảnh hưởng đến nhân tố trung gian truyền bệnh:
Đối với các nhân tố trung gian là sinh vật thì điều kiện tự nhiên ảnh
hưởng tới vùng cư trú, đến sự sinh sản, phát triển loài, số lượng và sự hoạt
động của chúng, do đó, làm tăng hoặc giảm vai trò truyền bệnh của chúng.
- Ảnh hưởng đến động vật cảm thụ:
Các yếu tố tự nhiên ( khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ) thường
xuyên tác động đến cơ thể gia cầm làm tăng hoặc giảm sức đề kháng của
chúng. Điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến mật độ gia cầm ( do mức độ
sinh sản cao hay thấp, điều kiện tự nuôi tập trung hay phân tán ) làm cho mức
độ cảm thụ đối với bệnh trong đàn thay đổi, điều kiện và mức độ lây lan bệnh
thay đổi, cùng với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội cũng ảnh hưởng đến
quá trình phát sinh và lây lan dịch bệnh .
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
20

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
Dịch bệnh ở vật nuôi có bản chất là một hiện tượng sinh vật nhưng nó
lại xảy ra trong những điều kiện nhất định. Như vậy, dịch bệnh cũng là một
hiện tượng xã hội được coi là động lực quyết định sự phát sinh và phát triển
của dịch bệnh (Bùi Đại, 1974). Trong thực tiễn, muốn nâng cao được sức
chống chịu và sức miễn dịch, tránh tác nhân Stress cũng như khả năng tiếp
xúc với các tác nhân gây bệnh như phân, nước tiểu, thì sẽ giảm bớt được
dịch bệnh xảy ra.
Vệ sinh chuồng trại, với mục đích tạo sự bất lợi cho sự tồn tại của vi
khuẩn, giảm bớt ẩm độ, khí độc trong chuồng nuôi là những biện pháp nâng
cao sức đề kháng đối với bệnh tật.
Vấn đề sử dụng và chế biến thức ăn cũng là một bện pháp ngăn chặn
sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể, thức ăn và nước uống mất vệ sinh có
thể mang mầm bệnh hoặc chất độc vào cơ thể. Thức ăn bị lên men ôi, thiu
hoặc chứa vi khuẩn gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, gây trúng độc
Như vậy nguồn bệnh , nhân tố trung gian truyền bệnh, vật nuôi cảm thụ
là ba khâu chủ yếu góp phần vào quá trình phát sinh phát triển dịch bệnh.
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên, khâu chủ yếu là điểm xuất phát của quá trình
sinh dịch, nhân tố trung gian truyền bệnh là yếu tố nối tiếp giữa nguồn bệnh
và vật nuôi làm quá trình phát sinh dịch được thực hiện một cách thuận lợi.
Vật nuôi cảm thụ làm cho dịch bệnh được biểu hiện ra và đồng thời nó là
nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên.
Trên cơ sở phân tích vai trò và sự liên hệ của các khâu trên, công tác
chống dịch phải được thực hiện cho việc xóa bỏ một hoặc nhiều khâu làm cho
quá trình sinh dịch không thể xảy ra được. Đây là nguyên lý cơ bản của công
tác phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra một nhân tố nữa cũng ảnh hưởng tới tình
hình dịch bệnh đó là vấn đề kiểm dịch sát sinh nếu vấn đề này được thực hiện
tốt thì hạn chế được nhiều sự phát tán của dịch bệnh.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
21

Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
2.2.4.2. Bệnh không truyền nhiễm
2.2.4.2.1. Bệnh nội khoa
Bệnh nội khoa là bệnh không có khả năng lây lan nhưng cũng gây thiệt
hại lớn trong chăn nuôi, vì bệnh xảy ra thường ở thể mãn tính làm cho con vật
giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho việc kế phát nhiều
loại bệnh tiếp theo. Khác với bệnh chỉ còn nguyên nhân gây ra bệnh nội khoa
có nhiều nguyên nhân khác nhau.
2.2.4.2.2. Bệnh ngoại khoa
Là bệnh không có khả năng lây lan, nguyên nhân lây bệnh là do vật
nuôi bị đánh đập, hoặc do đánh nhau gây lên các chấn thương, vết xước làm
ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi, năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và còn
tạo điều kiện cho các bệnh khác kế phát
2.2.4.2.3. Bệnh ký sinh trùng
Là loại bệnh thường gặp nhất ở vật nuôi, bệnh có ở hầu hết các vùng
với tỉ lệ mắc bệnh cao, bệnh có thể gây tử vong vật nuôi như (bệnh cầu trùng
ở gà, hoặc bệnh làm giảm năng suất của vật nuôi như: giun, sán, ghẻ )
Qua phân tích nêu trên thì dịch bệnh là vấn đề rất quan trọng đối với
chăn nuôi. Nếu công tác vệ sinh thú y không tốt làm dịch bệnh xảy ra gây chết
hàng loạt vật nuôi gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, kéo theo hàng
loạt những vấn đề khác. Vấn đề dập dịch,chế biến và xuất khẩu sản phẩm
chăn nuôi. Như vậy để chăn nuôi đạt hiệu quả tối đa thì người chăn nuôi buộc
phải tìm cách hạn chế tối đa tác hại của dịch bệnh. Muốn làm được điều này
chúng ta phải tìm nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi khuyến khích
nhười chăn nuôi mua con giống ở những trung tâm giống có uy tín, phổ biến
cho người chăn nuôi biết một số bệnh thường gặp của vật nuôi, theo dõi điều
trị kịp thời những con bị bệnh. Nếu xảy ra ổ dịch lớn tại địa phương mà
không có khả năng dập tắt thì phải báo cáo cho cơ quan thú y để có biện pháp
xử lý thích hợp.
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS

22
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
2.3. Những hiểu biết về một số bệnh truyền nhiễm của gia cầm
2.3.1. Bệnh cúm gia cầm
2.3.1.1.Căn bệnh
Do một loại virus có độc lực cao thuộc tuýp Orthomyoxviridae gây ra.
Cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Xong chung quy lại người ta thấy cấu
trúc kháng nguyên H ( Hemagglutinin ), đây là một loại kháng nguyên gây
ngưng kết hồng cầu, các virus cúm gây ngưng kết của gần 20 loài động vật.
Cho đến nay, người ta đã phân tích ít nhất là 15 kháng nguyên H ghi từ H
1
đến H
15
.
Cấu trúc kháng nguyên N ( Neuminidaza) người ta cũng đã phân ra làm
9 loại kháng nguyên N ghi từ N
1
đến N
9
.Trong đó những tuýp quan trọng và
có thể gây thành dịch lớn cho gia cầm và là người là H
5
N
1
, H
2
N
2
, H
5

N
7
Bệnh
phân bố hầu hết khắp thế giới. Tại Việt Nam bệnh xuất hiện từ tháng 11/2003
ở 63/63 tỉnh thành trên cả nước. Tính đến thời điểm này bệnh cúm đã lây lan
và truyền bệnh cho trên 100 người và có 42 người tử vong. Đặc trưng của
bệnh đối với gia cầm là gây xuất huyết đường tiêu hóa, hô hấp và các cơ quan
nội tạng khác. Đặc trưng của bệnh đối với người là gây suy hô hấp, khó thở.
Virus có khả năng biến đổi về cấu trúc rất phức tạp.
2.3.1.2. Triệu chứnh bệnh
Tùy thuộc vào độc lực của tuýp virus nhiễm, tùy thuộc vào động vật
cảm nhiễm là gà hay chim hay thủy cầm mà có những biểu hiện triệu chứng
khác nhau.Thời kỳ nung bệnh từ vài giờ đến 3 ngày tùy theo lượng virus,
đường truyền nhiễm bệnh và loài vật thụ cảm. Biểu hiện lâm sàng thường rất
đa dạng và phụ thuộc chủng virus, loài vật thụ cảm, tuổi, giới tính, yếu tố môi
trường, chế độ dinh dưỡng và sức miễn dịch của con vật và cuối cùng là sự
nhiễm bệnh kế phát bởi các loài vi khuẩn như E.coli, Mycoplasma
Triệu chứng điển hình là:
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
23
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
-Gia cầm chết ác tính, chết đột ngột, chết nhiều giống ngộ độc với tỷ lệ
chết từ 20% - 100%.
- Gà thường sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn uống, giảm đẻ, suy yếu và đứng tụ lại
thành từng đám, lông xù, xơ xác, vùng da không có lông và da chân xung
huyết mào thâm màu xám, khó thở, vươn cổ để thở, thở khò khè, hắt hơi.
- Chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, nhắm mắt.
- Sưmg phù đầu, mào tích sưng phù màu tím sẫm.
- Con vật có triệu chứng thần kinh: co giật, mất thăng bằng, vận động
xoay tròn.

- Iả chảy.
2.3.1.3. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu là xung huyết, xuất huyết, tiết nhiều dịch rỉ viêm,
hoại tử các cơ quan và hoại tử cơ.
- Mào tích sưng to, tím sẫm, phù mí mắt, phù có keo nhày và xuất
huyết dưới da đầu.
- Ở hệ thống tiêu hóa: xuất huyết điểm ở miệng, viêm cata và xuất
huyết niêm mạc ruột, xuất huyết dạ dày cơ, hạch ruột sưng, màng ruột bị viêm
có tơ huyết.
- Các cơ quan tổ chức khác: Viêm tơ huyết tương mạc của các cơ quan nội
tạng như màng bao tim, màng gan. Gan, lách, thận sưng to có những điểm hoại tử
màu vàng hoặc xám, xuất huyết mỡ vành tim, xuất huyết hoại tử tuyến tụy.
- Xuất huyết điểm ở túi Fabricius và lỗ huyệt, phù keo nhày và xuất
huyết cơ đùi phần giáp đầu gối. Gà mái đẻ viêm ống dẫn trứng và vỡ trứng
non, da chân xung huyết đỏ thẫm, chảy máu ở các lỗ chân lông, máu không
đông hoặc khó đông.
2.3.1.4. Xử lý dịch
Phát hiện sớm, khoanh vùng bao vây ổ dịch, tiêu diệt hoàn toàn gia
cầm bệnh, gia cầm nằm trong vùng dịch, vùng uy hiếp. Lấy mẫu xác minh
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
24
Chuyên đề tốt nghiệp Kim Thị Hải Yến. LT2CNTY
dịch dựa vào triệu chứnh lâm sàng và dịch tễ học, lấy mẫu xét nghiệm tìm
virus mẫu bệnh phẩm là lớp ổ nhớp, dịch học, nguyên con, tìm kháng thể thì
lấy máu từ 2-3 ml/con. Dung dịch bảo quản ổ nhớp nhằm để virus không bị
tiêu diệt, virus tăng về số lượng, diệt mầm bệnh khác. Sau khi lấy máu để
nghiêng xilanh 45
0
để chắt lấy huyết thanh => bệnh phẩm là ổ nhớp, dịch
họng phải được bảo quản trong thùng đá lạnh.

* Phòng bệnh
+ Phòng khi chưa có dịch
Thực hiện giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm lẫn các gia súc khác.
Phải có biện pháp chống chim hoang dã tiếp cận với gia cầm.Trong chăn nuôi
phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, phải có hố tiêu độc, các phương
tiện vận chuyển cũng như các thiết bị có liên quan đến chăn nuôi. Duy trì
khẩu phần ăn, mối quan hệ với những vùng khác để phát hiện dịch, hạn chế
việc thăm quan, người qua lại khu chăn nuôi. Khi có nguy cơ nổ ra dịch thì
người chăn nuôi ra vào trại phải thực hiện tắm rửa thay quần áo và tiêu độc
nghiêm túc. Định kỳ tiêm vaccine (vaccine có tuýp virus trùng với tuýp virus
đã và đang xảy ra trên địa bàn ). Vệ sinh tiêm độc chuồng nuôi định kỳ và vệ
sinh hệ thống thải. Nên thực hiện chế độ xuất nhập một lần. Nếu trường hợp
đặc biệt phải bổ sung thì phải tiến hành cách ly, theo dõi và tiêm phòng trước
khi nhập đàn, tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia cầm trong vùng.
+ Phòng khi có dịch
Lấy mẫu để xác minh dịch, trình độ cấp có thẩm quyền công bố dịch.
Thành lập ban chỉ đạo chống dịch bao gồm chủ tịch hoặc phó chủ tịch làm
trưởng ban, thú y làm phó ban thường trực, ủy viên là công an, y tế, quản lý
thi trường. Thực hiện chế độ báo cáo dịch ( 1 ngày 1 lần đối với cấp cơ sở ).
Ban chỉ đạo chống dịch chỉ đạo các nội dung sau: Phân vùng dịch và lập chốt
kiểm dịch tại các đường giao thông trên địa bàn có ổ dịch và thực hiện 24/24
với phương châm “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Tổ chức chôn, tiêu hủy toàn
TRƯỜNG ĐHNN HN KHOA CN & NTTS
25

×