TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN
LỢN TẠI X.HÀM TỬ, H.KHOÁI CHÂU, T.HƯNG YÊN
HÀ NỘI – 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN
LỢN TẠI X.HÀM TỬ, H.KHOÁI CHÂU, T.HƯNG YÊN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S NGUYỄN THỊ VINH
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN ĐÌNH HƯỞNG
LỚP : LT4CNTY
KHÓA : K4
NGÀNH : CNTY
HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Phần I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 2
Phần II 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. CƠ SỞ SINH LÝ SINH SẢN Ở LỢN NÁI 3
2.1.1. Sự thành thục về tính 3
2.1.2. Chu kỳ sinh dục 5
2.1.2.1. Giai đoạn trước động dục 5
2.1.2.2. Giai đoạn động dục 6
2.1.2.3. Giai đoạn sau động dục 7
2.1.2.4. Giai đoạn yên tĩnh 7
2.1.3. Cơ chế động dục 7
2.1.4. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 8
2.1.4.1. Tuổi động dục lần đầu 8
2.1.4.2. Tuổi phối giống lần đầu 8
2.1.4.3. Tuổi đẻ lứa đầu 9
2.1.4.3. Số con đẻ ra/ổ (con) 9
2.1.4.4. Số con còn sống đến 24 giờ/ổ (con) 9
2.1.4.5. Khối lương sơ sinh/ổ (kg) 9
2.1.4.6. Số con cai sữa/ổ 10
2.1.4.7. Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 10
2.1.4.8. Thời gian cai sữa 10
2.1.4.9. Thời gian động dục trở lại 10
2.1.4.10. Tổng số con cai sữa/nái/năm 11
2.1.4.11. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 11
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản 11
2.1.5.1. Giống 11
2.1.5.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng và thức ăn 11
2.1.5.3. Thời tiết khí hậu 15
2.1.5.4. Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu 15
2.1.5.5. Phương pháp và kỹ thuật phối giống 15
2.1.5.6. Lứa đẻ 16
2.1.5.7. Thời gian nuôi con 16
2.1.5.8. Số con để lại nuôi 16
2.1.5.9. Lợn đực 16
2.1.5.10. Chăm sóc 17
2.1.5.11. Bệnh tật 17
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC Ở LỢN CON 17
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của giai đoạn trong thai 17
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn ngoài thai 18
2.3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN 19
2.3.1. Bệnh đóng dấu lợn 19
2.3.2. Bệnh tụ huyết trùng lợn 20
2.3.3. Bệnh phó thương hàn lợn 20
2.3.4. Bệnh đẻ khó 20
2.3.5. Bệnh viêm tử cung 21
2.3.6. Bệnh lợn con ỉa phân trắng 21
2.3.7. Bệnh lở mồm long móng 21
2.3.8. Bệnh dịch tả lợn 22
2.3.9. Bệnh tai xanh (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn – PRRS)
22
Phần III 24
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 24
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24
3.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Hàm Tử -
huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên 24
3.3.2. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn của xã 25
3.3.3 Tình hình dịch bệnh và hoạt động thú ý ở xã 25
3.3.4. Điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn lợn 25
3.3.5. Điều tra tình hình sử dụng thức ăn 25
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.4.1. Điều tra thu thập số liệu 25
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 27
Phần IV 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ HÀM TỬ 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
* Vị trí địa lý 28
* Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn 28
* Tình hình sử dụng đất đai : 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29
* Tình hình dân số và nguồn lao động : 29
* Tình hình văn hóa, giáo dục, y tế: 30
* Cơ cấu kinh tế của xã Hàm Tử 30
4.2. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ 31
4.2.1. Tình hình trồng trọt 31
4.2.2. Tình hình ngành chăn nuôi 32
d. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội của xã Hàm Tử 34
4.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã 35
4.3. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN XÃ. 38
4.3.1. Mạng lưới thú y, công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh 38
4.3.2. Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc 39
4.3.3. Tình hình dịch bệnh của đàn lợn 40
Phần V 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
5.1. KẾT LUẬN 44
5.2. ĐỀ NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp giữ một vị trí hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành Chăn nuôi
nói chung và ngành Chăn nuôi lợn nói riêng đang trên đà phát triển và dần trở
thành ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp. Trong những năm gần đây
ngành Chăn nuôi lợn đã cung cấp một lượng thịt lớn cho tiêu dùng trong nước
và đóng góp một phần đáng kể cho xuất khẩu. Đồng thời cũng thúc đẩy các
ngành khác phát triển như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, trồng trọt, thuỷ
sản,…
Trong tình hình Chăn nuôi đang phát triển mạnh như hiện nay ở nước ta,
đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thì việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào áp dụng trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là
một yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện ngay như: Các biện pháp nuôi
dưỡng, vệ sinh thú y, kiểm soát dịch bệnh, quản lý giết mổ…nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.
Trong quá trình thực tập và thực tế tôi nhận thấy vai trò và tầm quan trọng
của ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn, và với mong muốn có những hiểu biết
về chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn trên, được
sự bố chí của nhà trường và được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, dưới sự
hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Vinh tôi tiến hành chuyên đề “Điều tra tình
hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại địa bàn xã Hàm Tử - huyện
Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên”
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
1
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
• Mục đích:
- Điều tra tình hình chăn nuôi lợn ở nông hộ tại xã Hàm Tử.
- Điều tra tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã.
- Điều tra phương thức nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh
cho lợn tại địa phương.
- Trên cơ sở thông tin thu được, đưa ra các giải pháp để phát triển chăn
nuôi lợn bền vững, hiệu quả cao.
• Yêu cầu:
- Nắm được thực trạng chăn nuôi trong toàn xã và nhu cầu chăn nuôi
của địa phương
- Số liệu điều tra phải ghi đầy đủ, chính xác, khách quan có độ tin cậy
cao.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
2
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ SINH LÝ SINH SẢN Ở LỢN NÁI
Sinh sản là một thuộc tính của sinh vật nói chung và gia súc nói riêng,
là chức năng quan trọng của sự sống, đó là quá trình sinh lý phức tạp nhằm
duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của sinh vật. Trong chăn nuôi
sinh sản còn mang ý nghĩa tái sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của
con người. Chính vì vậy mà sinh sản gia súc là một thuộc tính mà các nhà
chăn nuôi quan tâm, nhằm mục đích làm sao trong một thời gian ngắn nhất
gia súc sinh sản được nhiều nhất, thế hệ sau có đặc tính tốt hơn trước, trong
đó năng suất sinh sản được nâng cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho ngành chăn nuôi.
Khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái người ta quan tâm đến
các vấn đề sau:
2.1.1. Sự thành thục về tính
Một cơ thể thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể đã phát
triển căn bản hoàn thiện dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất
hiện các hiện tượng của hưng phấn sinh dục.
Sự thành thục về tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác
nhau:
- Giống gia súc: Các giống khác nhau thường có tuổi thành thục về tính
khác nhau. Gia súc có thể vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn gia súc có thể
vóc lớn, những giống thuần hóa sớm thì thành thục sớm hơn những giống
thuần hóa muộn. Động vật nuôi thì thành thục sớm hơn thú hoang.
Theo Phạm Hữu Doanh (1985) thì tuổi thành thục ở lợn lai muộn hơn
lợn nái nội (lợn Móng Cái, lợn Ỉ).
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
3
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
- Chế độ nuôi dưỡng và quản lý: Trong cùng một giống nếu những cá
thể được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt thì tuổi thành thục sớm hơn và
ngược lại những cá thể nuôi dưỡng chăm sóc không tốt thì tuổi thành thục sẽ
muộn hơn.
Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998) để duy trì năng suất sinh sản cao thì
nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn nái hậu bị cần chú ý đến cách cho ăn hạn chế
đến lúc phối giống (ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) với khẩu phần ăn
2kg/con/ngày (hàm lượng protein 14%, năng lượng trao đổi từ 2900 –
3000kcal/kg). Trước khi phối giống 14 ngày phải tăng lượng thức ăn 1- 1,5kg
có bổ sung khoáng và vitamin giúp cho lợn nái ăn được nhiều, tăng số trứng
rụng. Sau khi phối giống cần thay đổi chế độ ăn, chuyển chế độ ăn hạn chế
với mức năng lượng trung bình. Nếu cho ăn mức năng lượng và dinh dưỡng
cao thì tỷ lệ chết phôi cao dẫn đến số con đẻ ra trên ổ thấp.
- Điều kiện ngoại cảnh: Khí hậu và nhiệt độ ảnh hưởng tới tính thành
thục của gia súc, khí hậu nóng ẩm có thể làm gia súc thành thục sớm. Ở vùng
nhiệt đới gia súc thành thục sớn hơn vùng ôn đới và hàn đới.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ảnh hưởng tới quá trình phát dục ở lợn.
Hàm lượng Amoniac trong chuồng cao làm lợn chậm động dục.
Chăn thả chung giữa gia súc đực và gia súc cái cũng làm gia súc thành
thục sớm hơn.
- Tuổi thành thục về tính của gia súc:
Các loài gia súc khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.
Trên thực tế thì sự thành thục về tính thường biểu hiện sớm hơn sự thành thục
về thể vóc, vì vậy để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát dục được tốt, đồng
thời đảm bảo phẩm chất giống ở thế hệ sau nên cho gia súc giao phối và sinh
sản sau khi đã hoàn toàn thành thục về tính và thể vóc.
- Tuổi thành thục về thể vóc
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
4
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể vẫn tiếp tục phát triển về thể
vóc. Trong giai đoạn gia súc mới thành thục về tính mà cho giao phối nếu có
kết quả thụ thai thì cơ thể chưa đảm bảo để cho thai phát triển nên con đẻ ra
sẽ nhỏ đồng thời cơ quan sinh dục và khung xương chậu còn hẹp dễ gây hiện
tượng đẻ khó.
Vì vậy không nên phối ở lần động dục đầu tiên khi cơ thể phát triển
chưa đầy đủ, cũng không nên cho gia súc giao phối quá muộn cũng ảnh
hưởng không tốt đến quá trình sinh lý sinh dục bình thường của gia súc cái và
ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế người chăn nuôi.
2.1.2. Chu kỳ sinh dục
Chu kỳ sinh dục được bắt đầu từ khi gia súc đã thành thục về tính, tiếp
tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể già yếu. Từ khi thành thục về
tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ.
Các noãn bao trên buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bề
mặt buồng trứng gọi là nang graff. Khi nang graff vỡ, trứng rụng gọi là sự
rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện bên ngoài gọi là
động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ.
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu
mới thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theo
mới ổn định. Một chu kỳ của lợn cái giao động trong khoảng từ 18 – 24 ngày,
trung bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn trước động
dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn nghỉ ngơi.
2.1.2.1. Giai đoạn trước động dục
Là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 – 2 ngày nó xuất hiện
đầy đủ các hoạt động về sinh lý, tính thành thục. Đây là thời gian chuẩn bị
đầy đủ cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng, cũng như đảm
bảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
5
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
Trong giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh nổi lên trên bề mặt
buồng trứng, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh, đầu giai đoạn này noãn
bao có đường kính là 4 mm, cuối giai đoạn noãn bao có đường kính 10 –
12mm. Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông
nhung tăng, đường sinh dục bắt đầu sung huyết nhanh, các tuyến sinh dục phụ
tiết dịch nhày, âm đạo tiết ra dịch nhày làm trơn đường sinh dục.
Khi quan sát âm hộ của lợn cái thấy bắt đầu sưng lên hơi mở ra có màu
hồng tươi và có nước nhờn loãng chảy ra, lợn bắt đầu hay kêu rít và lười ăn,
thích nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó.
2.1.2.2. Giai đoạn động dục
Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 3 ngày, phụ thuộc vào điều kiện nuôi,
loài gia súc, giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng quản lý, chế độ sử dụng và
tình hình sức khỏe nói chung. Giai đoạn này các biến đổi cơ quan sinh dục rõ
nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết ,phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu
mận chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều chuyển từ màu trong và loãng
sang đục và đặc như keo dính, nhiệt độ âm đạo tăng từ 0,3 – 0,7
0
C, pH hạ hơn
trước. Giai đoạn này chia làm hai pha: Trước chịu đực con vật biểu hiện tính
hưng phấn cao độ, đứng ngồi không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ
ăn, kêu rống trong trạng thái ngơ ngẩn, thích nhảy lên lưng con khác hoặc để
con khác nhảy lên lưng mình. Chịu đực: ở giai đoạn này lợn thích gần đực,
khi gần đực thì luôn ở tư thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên và lệch sang
một bên, hai chân sau rạng ra và hơi khụy xuống sẵn sàng chịu đực.
Nếu ở giai đoạn này tế bào trứng gặp tinh trùng và sảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngưng lại, gia súc cái chuyển sang
giai đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tùy loài gia súc thì
chu kỳ sinh dục mới bắt đầu. Nếu không sảy ra quá trình trên thì lợn cái sẽ
chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
6
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
2.1.2.3. Giai đoạn sau động dục
Trong giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói
riêng dần trở lại trạng thái bình thường, âm hộ bắt đầu teo dần và tái nhợt.
Niêm mạc trong đường sinh dục như âm đạo, tử cung cũng không tiết niêm
dịch các tế bào biểu mô dần dần bị sừng hóa, biểu mô ở tầng nhầy bong ra,
biểu mô hóa sừng trong âm đạo long dần ra để trở lại trạng thái bình thường,
cổ tử cung co lại. Trên buồng trứng thể hồng chuyển thành thể vàng, đường
kính lên tới 7- 8mm và bắt đầu tiết progesterone. Progesterone tác động lên hệ
thần kinh trung ương và tuyến yên, lên trung khu sinh dục, làm thay đổi tính
hưng phấn thần kinh, con vật dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh.
2.1.2.4. Giai đoạn yên tĩnh
Là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu vào ngày thứ tư sau khi trứng
rụng và không được thụ tinh, kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Lợn cái không có
biểu hiện về hành vi sinh dục với lợn đực nữa, đây là giai đoạn nghi ngơi yên
tĩnh để khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp
theo.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nắm được chu kỳ tính và các giai
đoạn của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn nuôi có chế độ nuôi
dưỡng, chăm sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó
góp phần nâng cao năng suất sinh sản.
2.1.3. Cơ chế động dục
Chu kỳ động dục của lợn nái được điều khiển bởi thần kinh và nội tiết
tố của vùng dưới đồi (Hupothalamus), tuyến Yên và buồng trứng theo cơ chế
điều hòa ngược. Khi các nhân tố như ánh sáng mùi vị, nhiệt độ,…tác động tới
các cơ quan thính giác, vị giác, khứu giác thì tín hiệu được truyền vào vỏ não
và đưa tới vùng dưới đồi. Tại đây giải phóng hormon GRH (Gonandotropine
Releaser Hormon), kích thích nên thùy trước tuyến yên giải phóng ra FSH
(Foliculine Stimulin Hormon) và LH (Lutein Hormon). FSH kích thích sự
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
7
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
phát triển của buồng trứng còn LH kích thích quá trình rụng trứng. Tác động
đồng thời của LH và FSH làm cho bao noãn chín và rụng trứng. Trong quá
trình bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng
hormon này trong máu tăng từ 64 – 112mg%. Hormon này kích thích con vật
gây ra hiện tượng động dục, cơ quan sinh dục biến đổi, âm đạo hé mở, sừng
tử cung ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau
này. Đến cuối chu kỳ động dục oestrogen lại kích thích nên tuyến yên tiết LH
giảm tiết FSH. Khi LH được tiết ra nó kích thích làm cho trứng chín và rụng
trứng. Tại vị trí rụng trứng, mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển hình
thành thể vàng.
Thể vàng tiết progesteron giúp cho quá trình tiếp nhận hợp tử ở sừng tử
cung dễ dàng đồng thời ức chế FSH và LH của tuyến yên làm cho trứng
không phát triển được. Trứng không được thụ tinh đến ngày thứ 15 thì thể
vàng tiêu biến và chuyển sang thể bạch. Thể bạch không tiết progesteron nữa
và chu kỳ mới được bắt đầu.
2.1.4. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
2.1.4.1. Tuổi động dục lần đầu
Là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn cái động dục lần đầu tiên.
Tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống, các giống lợn nội (lợn Móng
Cái, lợn Ỉ …) xuất hiện động dục lần đầu tiên rất sớm khi 4 – 5 tháng tuổi,
khối lượng đạt 25 – 30kg. Lợn ngoại động dục lần đầu tiên vào khoảng 7
tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 85 – 100kg.
2.1.4.2. Tuổi phối giống lần đầu
Lợn thành thục về tính sớm nhưng ở lần động dục đầu tiên do buồng
trứng còn nhỏ, nên số trứng rụng ít, thể vóc phát triển chưa hoàn thiện. Vì vậy
nếu cho lợn phối giống ở lần động dục đầu tiên thì số con đẻ ra ít, khối lượng
sơ sinh nhỏ, chất lượng kém do con sơ sinh yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
8
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
sự phát triển về thể vóc của lợn mẹ trong thời gian mang thai lần sau. Trong
thực tế người chăn nuôi thường cho phối lần đầu ở lần động dục thứ 2 hoặc 3.
Lợn cái nội 7 tháng tuổi khối lượng cơ thể đạt 45 – 50 kg thì có thể cho
phối giống lần đầu.
Lợn ngoại 8 – 8.5 tháng tuổi khối lượng cơ thể đạt 100 – 110kg thì cho
phối giống lần đầu.
2.1.4.3. Tuổi đẻ lứa đầu
Là thời gian từ khi lợn sinh ra cho đến khi lợn đẻ lứa đầu. Tuổi đẻ lứa
đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu và kết quả phối giống. Đối với lợn
ngoại tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn lợn nội. Nếu phối giống lần đầu sớm
thì đẻ lứa đầu sớm. Tuổi đẻ lứa đầu phản ánh khả năng thành thục về tính sớm
hay muộn. Lợn nái (Ỉ - Móng Cái) tuổi đẻ lứa đầu thường thì 11-12 tháng, lợn
nái lai và lợn nái ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12-13 tháng tuổi (Phạm Hữu
Doanh, Lưu Kỷ 1996)
2.1.4.3. Số con đẻ ra/ổ (con)
Là số con đẻ ra trong cùng một lứa bao gồm cả con còn sống và số con
đã chết sau khi sinh. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ sai của nái
2.1.4.4. Số con còn sống đến 24 giờ/ổ (con)
Là số con còn sống từ lúc sinh ra đến 24 giờ. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật rất quan trọng nó nói lên kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh phòng
bệnh cho lợn nái và kỹ thuật của dẫn tinh viên.
Tỷ lệ sống (%) =
Số con đẻ ra còn sống đến 24 giờ
x 100
Số con đẻ ra
2.1.4.5. Khối lương sơ sinh/ổ (kg)
Là khối lượng toàn ổ được cân sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng
và trước lúc cho con bú lần đầu tiên. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nói lên
trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm giống và khả năng nuôi con của nái.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
9
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
2.1.4.6. Số con cai sữa/ổ
Là số con còn sống đến lúc cai sữa. Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ
thuộc vào tập quán chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và trình độ chế biến thức ăn
cho lợn con. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khả năng nuôi con của lợn nái, khả
năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả
năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con.
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con cai sữa
Số con để nuôi
2.1.4.7. Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Xác định chỉ tiêu này bằng cách cân lợn con toàn ổ lúc cai sữa. Chỉ tiêu
này đánh giá khả năng nuôi con và tiết sữa của lợn nái và khả năng nuôi
dưỡng chăm sóc của người chăn nuôi.
2.1.4.8. Thời gian cai sữa
Thời gian cai sũa dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng trực tếp tới số lứa đẻ trong
năm, thời gian cai sữa tốt nhất là 24 – 28 ngày. Thời gian cai sữa ngắn sẽ làm
tăng lứa đẻ/năm. Số lứa đẻ/năm khoảng 2,4 lứa là tốt nhất.
2.1.4.9. Thời gian động dục trở lại
Thời gian động dục trở lại sau cai sữa phụ thuộc vào giống, thể trạng,
điều kiện dinh dưỡng và thời gian cai sữa cho lợn con.
Thời gian cai sữa càng sớm thì thời gian động dục trở lại càng dài số
trứng rụng càng ít.
Nếu cai sữa cho lợn con từ 10 ngày tuổi thì sau 9,4 ngày thì lợn nái
động dục trở lại và có 12,8 trứng rụng.
Nếu cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi thì sau 6,2 ngày thì lợn nái
động dục trở lại và có 15,2 trứng rụng.
Nếu cai sữa cho lợn con ở 56 ngày tuổi thì sau 4 ngày thì lợn nái động
dục trở lại và có 16,6 trứng rụng.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
10
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
2.1.4.10. Tổng số con cai sữa/nái/năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng suất sinh sản của lợn
nái và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số con để nuôi, thời gian cai sữa, kỹ
thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái nuôi con
2.1.4.11. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản. Bao gồm thời gian
chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối
giống có chửa.
Ba yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi còn thời
gian nuôi con và thời gian chờ phối có thể thay đổi rút ngắn khoảng cách giữa
2 lứa đẻ.
Rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/năm.
Ta có thể thực hiện bằng cách tập cho lợn con ăn sớm từ 7 ngày tuổi, từ đó cai
sữa sớm cho lợn con vào lúc 21 – 28 ngày tuổi. Có thể dùng huyết thanh ngựa
chửa hoặc hormon Prostaglandin để rút ngắn thời gian từ cai sữa đến động
dục trở lại.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
2.1.5.1. Giống
Là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái. Giống khác nhau thì
khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa khác nhau. Lợn Móng Cái đẻ 12 – 14
con/lứa, lợn Ỉ đẻ 8 – 10 con/lứa… Yorkshire đẻ 10 – 12 con/lứa.
Khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa của lợn nái ngoại cao hơn nái
nội, khả năng tiết sữa của nái ngoại cao hơn 2 lần nái nội.
2.1.5.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng và thức ăn
Thức ăn có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của
lợn nái. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho hoạt động sống
của cơ thể do đó thức ăn phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng
thì con giống mới biểu hiện hết tiềm lực di truyền của giống. Mối quan hệ
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
11
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
giữa năng lượng và Protein trong khẩu phần là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến
tốc độ tăng khối lượng. Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn là chìa khóa ảnh hưởng đến sự tăng khối lượng của lợn. Đảm bảo
dinh dưỡng cân đối thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó.
+ Dinh dưỡng protein
Protein không chỉ là thành phần chính cấu tạo nên mô bào mà còn có
chức năng xúc tác sinh học điều hòa trao đổi chất. Theo nghiên cứu của nhiều
tác giả.
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp
trong khẩu phần sẽ làm cho lợn nái phải huy động Protein của cơ thể để nuôi
thai. Lợn con sinh ra còi cọc, yếu, và làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ
dẫn đến lợn nái sinh sản kém.
Tuy nhiên hàm lượng Protein quá cao sẽ làm đọng lại ở thận gây ngộ
độc cho lợn và ảnh hưởng đến các hormon điều tiết sinh trưởng ở lợn nái.
Lượng thức ăn và protein cụ thể như sau
Chửa kỳ I: Lượng thức ăn 2,2kg/nái/ngày, protein 14%
Chửa kỳ II: Lượng thức ăn 2,5kg/nái/ngày, protein 15%
Giai đoạn tiết sữa cho ăn tự do protein thô 16%
+Năng lượng:
Năng lượng rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể nếu cung
cấp thừa hay thiếu đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Việc cung cấp năng lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
lợn nái có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường cho con
vật vừa đảm bảo cho năng suất sinh sản của lợn nái đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năng lượng được cung cấp dưới 2 dạng: Gluxit chiếm 70 – 80%, Lipit
chiếm 10 – 13% tổng số năng lượng cung cấp (Võ Trọng Hốt và cộng sự,
2000).
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
12
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
Trong thời gian có chửa nếu khẩu phần của lợn nái có quá nhiều năng
lượng thì lợn nái quá béo sẽ dẫn tới hiện tượng sổi chậm động dục hoặc
không động dục, phôi chết, đẻ khó, ăn kém sau khi đẻ, hàm lượng mỡ trong
sữa cao lợn con dễ mắc bệnh tiêu chảy.
Ngược lại nếu cung cấp thiếu năng lượng trong thời gian mang thai sẽ
làm cho nái gầy không đủ cho tiết sữa làm lợn con còi cọc. Thiếu năng lượng
làm lợn mẹ suy kiệt tỷ lệ hao mòn cao và lợn mẹ chậm động dục trở lại sau
cai sữa.
Mức năng lượng cụ thể như sau:
- Lợn hậu bị 2900 kcal ME/kg thức ăn
- Lợn nái mang thai: 3100 kcal ME/kg thức ăn
+ Nước
Nước không phải là chất dinh dưỡng nó không cung cấp năng lượng
nhưng nước rất quan trọng trong đời sống động vật. Nước chiến 60 – 70%
khối lượng cơ thể. Nước là dung môi cho các phản ứng hóa học trong cơ thể,
bôi trơn, bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, là môi trường của các phản ứng
hóa học trong cơ thể…Do vậy trong chăn nuôi lợn nhất là lợn nái phải quan
tâm đến số lượng và chất lượng nước cho chúng. Lượng nước tiêu thụ phụ
thuộc vào lượng chất khô thu nhận, sức sản xuất và nhiệt độ môi trường.
- Lợn nái nuôi con cần 25 -40 kg/ngày
- Lợn nái mang thai cần 10 – 20 kg/ngày
Trên thực tế nên để cho lợn uống nước tự do qua vòi tự động là tốt
nhất.
+Vitamin
Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể. Phần lớn gia súc
không tự tổng hợp được vitamin mà phải thu nhận qua thức ăn. Khi thiếu
vitamin thì hậu quả là sức đề kháng của con vật bị giảm, con vật dễ bị mắc
bệnh, khả năng sinh sản kém và bị suy thoái. Khả năng chống đỡ với các tác
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
13
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
nhân gây Stress kém. Đối với lợn nái nếu thiếu vitamin sẽ làm giảm khả năng
sinh trưởng phát dục, giảm tính năng sản xuất. Nhu cầu vitamin là khác nhau
đối với các loại lợn khác nhau
- Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, lợn nái mang thai dễ sảy thai , đẻ
non.
- Thiếu vitamin D: Thai phát triển kém, dễ bị liệt chân trước và sau khi
đẻ.
- Thiếu vitamin E lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn chậm động
dục hoặc không động dục.
+ Khoáng
Để cơ thể phát triển cân đối bình thường ngay từ giai đoạn bào thai cơ
thể mẹ đã phải thường xuyên cung cấp chất khoáng cho thai, cơ thể mẹ lấy
khoáng từ thức ăn. Vì vậy việc thiếu hoặc thừa các nguyên tố khoáng đều ảnh
hưởng tới khả năng sinh sản.
Hàm lượng khoáng trong cơ thể lợn chiếm khoảng 3% khối lượng.
Được chia làm 2 nhóm là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Những nguyên tố khoáng đa lượng bao gồm: Ca, P, Na, K, Mg… trong
đó Ca, P là 2 nguyên tố quan trọng nhất. Ca chiếm từ 1,3 – 1,8%, P chiếm 0,8
– 1% khối lượng cơ thể. Nếu thiếu Ca, P con đẻ ra sẽ bị yếu và mắc bệnh còi
xương, lợn nái thiếu Ca, P thường mắc bệnh bại liệt trước và sau khi sinh. Đối
với lợn tỷ lệ cân đối giữa Ca/P tốt nhất là 2/1.
Những nguyên tố vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Co, Zn, Mn, I… Các
nguyên tố này tác động như một chất xúc tác trong hệ thống enzym của tế
bào. Chúng cũng có vai trò cấu tạo nên các thành phần mô của cơ thể. Vì vậy
nếu thiếu sẽ dẫn đến một số men trong cơ thể không hoạt động, làm ảnh
hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Điển hình là hiện
tượng thiếu máu do thiếu sắt. Năng suất chăn nuôi sẽ giảm đáng kể khi các
nguyên tố này không được bổ sung đầy đủ trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên bổ
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
14
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
sung với hàm lượng cao vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ngộ độc nên phải
hết sức cẩn thận.
+ Xơ
Xơ không cung cấp năng lượng nhưng xơ cũng rất quan trọng đối với
lợn nhất là lợn nái. Hàm lượng sơ có nhiều hay ít trong thức ăn sẽ làm tăng
hay giảm nhu động của ruột từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lợn.
Hàm lượng xơ thô cho lợn thịt từ 4 – 8%, hàm lượng xơ cho lợn nái từ
8 – 10%
2.1.5.3. Thời tiết khí hậu
Nhiệt độ thích hợp với nái sinh sản là 20 – 22
0
C, ẩm độ 70 – 75%. Nếu
nhiệt độ lớn hơn 30
0
C sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra. Thực tế cho
thấy vào mùa hè thì sức sản xuất của lợn nái thấp hơn các mùa khác. Nếu
nhiệt độ thấp hơn 18
0
C sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nuôi sống do đàn con
dễ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh tiêu chảy.
Do vậy khi xây dựng chuồng trại phải thiết kế sao cho phù hợp với môi
trường và sinh lý của vật nuôi đồng thời sử dụng các phương pháp chống
nóng, chống lạnh cho lợn mẹ và lợn con sơ sinh.
2.1.5.4. Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu
Nếu phối giống lần đầu quá sớn thì số con đẻ ra ít, khối lượng sơ sinh
thấp và ảnh hưởng tới thể vóc của lợn nái. Khi đến tuổi phối giống nhưng
trọng lượng của lợn nái còn nhỏ thì cũng không nên cho phối.
Đối với lợn nội nên phối khi lợn 6,6 – 7 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể
45 – 50 kg
Đối với lợn ngoại nên phối khi lợn 8 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể 100
– 110 kg
2.1.5.5. Phương pháp và kỹ thuật phối giống
Phương pháp phối giống: có 2 phương pháp phối trực tiếp và thụ tinh
nhân tạo.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
15
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
Dùng phương pháp phối trực tiếp sẽ nâng cao được số con đẻ ra do lợn
cái được kích thích mạnh, trứng rụng nhiều, tỷ lệ thụ thai cao.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo thì nâng cao được chất lượng đàn con,
hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm không ảnh hưởng đến sự chênh lệch
về thể vóc, thể trạng của lợn cái với lợn đực.
Phương thức phối giống: sử dụng phương pháp phối lặp hay phối kép
sẽ nâng cao được tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra.
+Phương thức phối lặp: cho lợn cái động dục phối với một đực giống
và phối 2 lần, cách nhau 8 – 12 giờ.
+Phương thức phối kép: cho lợn cái động dục phối với 2 đực giống
khác nhau và phối cách nhau 8 – 12 giờ.
2.1.5.6. Lứa đẻ
Khả năng sinh sản của lợn nái khác nhau giữ các lứa đẻ. Thường thấp
nhất ở lứa thứ nhất, đạt cao và ổn định ở lứa thứ 3 đến lứa thứ 6, sau đó giảm
dần khi lứa đẻ tăng lên. Sử dụng lợn nái đến lứa thứ 8 thì nên loại thải.
2.1.5.7. Thời gian nuôi con
Thời gian cai sữa dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng trực tếp tới số lứa đẻ trong
năm, thời gian cai sữa tốt nhất là 24 – 28 ngày. Thời gian cai sữa ngắn sẽ làm
tăng lứa đẻ/năm. Số lứa đẻ/năm khoảng 2,4 lứa là tốt nhất.
2.1.5.8. Số con để lại nuôi
Số con để lại nuôi tốt nhất là bằng số vú, nếu để số con ít hơn số vú thí
một số vú lại bị lép đi từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa. Ngược lại nếu để
lại nuôi quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới khối lượng cai sữa và tỷ lệ hao mòn của
lợn cái sẽ cao.
2.1.5.9. Lợn đực
Nếu cho phối với lợn đực có phẩm chất tinh dịch kém, lợn đực đã khai
thác tinh nhiều lần/ngày, lợn đực già thì ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ và khối
lượng con sơ sinh
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
16
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
2.1.5.10. Chăm sóc
Trong giai đoạn 3 tuần đầu, 3 tuần cuối nếu để lợn cái chửa trượt ngã
vận động nhiều thì rất dễ bị sảy thai đẻ non. Ăn uống không đầy đủ các chất
dinh dưỡng thì làm giảm sức sản xuất của nái. Cần chú ý chống nóng lạnh cho
nái, tiêm phòng tẩy giun sán đầy đủ cho lợn để đề phòng bệnh truyền nhiễm.
2.1.5.11. Bệnh tật
Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của lợn nái. Một
số bệnh mà lợn nái hay mắc phải như: bệnh viêm vú, viêm tử cung, thiểu
năng buồng trứng, bại liệt trước và sau đẻ, bệnh sảy thai truyền nhiễm, …
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC Ở LỢN CON
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của giai đoạn trong thai
Lợn nái mang thai trung bình 114 ngày, quá trình phát triển của bào
thai được chia thành 3 giai đoạn:
* Thời kỳ phôi thai (1 – 22 ngày)
Được tính từ khi trứng được thụ tinh (hợp tử được hình thành) cho đến
22 ngày. Sau khi thụ tinh 1 – 3 ngày hợp tử sẽ chuyển vào làm tổ ở bên trong
tử cung, hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ tế bào trứng và tinh trùng. Mầm thai
được hình thành sau 3 – 4 ngày, lúc này mầm thai lấy chất dinh dưỡng từ
noãn hoàng và tinh trùng, sau đó hình thành nên màng mầm thai lấy chất dinh
dưỡng qua màng thẩm thấu. Túi phôi được hình thành sau 5 – 6 ngày, màng ối
chứa một lượng dịch lỏng lớn giúp cho phôi nằm thoải mái bên trong dễ xê
dịch không va chạm tới các cơ quan nội tạng xung quanh. Thời kỳ này màng ối
cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi. Cuối thời kỳ này trọng lượng phôi đạt 1 –
2 gram, mối liên kết giữa cơ thể mẹ và phôi chưa chắc chắn nên thai rất dễ bị
tiêu thai. Vì vậy lợn mẹ thời kỳ này cần được yên tĩnh, tránh tác động mạnh.
* Thời kỳ tiền thai (từ 23 – 39 ngày)
Thời kỳ này bắt đầu hình thành nhau thai. Sự kết hợp giữa mẹ và con
chắc chắn hơn, chất dinh dưỡng chủ yếu lấy từ cơ thể mẹ, quá trình phát dục
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
17
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
xảy ra mạnh, các cơ quan bộ phận được hình thành. Cuối thời kỳ này các cơ
quan bộ phận đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng bào thai tăng 4-5 lần so
với thời kỳ trước.
* Thời kỳ bào thai (40 - 114 ngày)
Thời kỳ này trao đổi chất mạnh, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phận
như lông, da, dạ dày, ruột…hình thành các đặc điểm của giống. 30 ngày trước
khi sinh bào thai phát triển rất nhanh, đến cuối thời kỳ khối lượng bào thai
tăng nên gấp 600 lần đến 1300 lần.
Vì vậy nuôi dưỡng lợn nái chửa ở thời kỳ cuối là rất quan trọng, nó
quyết định khối lượng sơ sinh của lợn con. Trong thực tế sản xuất để thuận lợi
người ta chia làm 2 thời kỳ:
- Chửa kỳ I: Từ thụ thai có chửa đến ngày thứ 84
- Chửa kỳ II: Từ 85 ngày đến khi đẻ. Giai đoạn này rất quan trọng vì
vậy muốn nâng cao khối lượng sơ sinh phải hết sức chú ý lợn mẹ.
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn ngoài thai
Giai đoạn này tính từ khi đẻ đến khi cai sữa. Quá trình sinh trưởng diễn
ra rất nhanh chóng, khối lượng cơ thể tăng rất nhanh.
Theo tác giả Trương Lăng (1998) thì khối lượng lúc 10 ngày tuổi tăng
gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, các cơ quan tiêu hóa phát triển tăng về kích thước
và hoàn chỉnh về chức năng. So với lúc sơ sinh sau 10 ngày tuổi dạ dày lợn
tăng gấp 2 lần, 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, ruột non sau 10 ngày tuổi tăng
gấp 3 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 6-7 lần thể tích so với lúc sơ sinh.
Chức năng của bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh nhất là 3 - 4 tuần
đầu dạ dày chưa tiết HCL. Nguyên nhân do men pepxin chưa hoạt động
mạnh vì thiếu HCL tự do. Cho nên trong thời gian này lợn con tiêu hóa rất
kém, lợn con tiêu hóa tốt được sữa mẹ là nhờ men Tripxin có hoạt tính mạnh
sau 4 tuần. Các men Amylaza trong 2 tuần tuổi đầu hoạt tính yếu nên lợn con
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
18
Nguyễn Đình Hưởng Lớp: LT- CNTY- K4
tiêu hóa tinh bột kém nhất là tinh bột sống. Chính vì vậy công nghệ sản xuất
thức ăn cho lợn thì thành phần tinh bột thường được làm chín.
Ở lợn con sơ sinh mỗi ngày chúng cần từ 9 - 10 mg Fe để tạo máu và
chống đỡ bệnh tật, nhưng trong sữa mẹ chỉ đáp ứng được 1 - 2mg Fe/ngày.
Trong khi đó lượng sắt dự trữ trong cơ thể lợn con chỉ có 50mg Fe. Như vậy
trong 5 - 21 ngày đầu lợn con sẽ thiếu từ 150 - 200mg Fe nên ta phải bổ sung
Fe cho lợn con dưới dang DextranFe vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 với liều
là 100mg Fe/con/lần.
2.3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN
2.3.1. Bệnh đóng dấu lợn
Là bệnh truyền nhiễm sảy ra chủ yếu ở lợn trên 3 tháng tuổi. Bệnh
thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết oi bức, thay đổi đột ngột, chuồng
nuôi chật chội, độ ẩm không khí cao. Bệnh thường sảy ra lẻ tẻ, mức độ lây lan
không cao, tỷ lệ ốm chết không cao.
* Triệu chứng:
- Thể quá cấp tính: Thường gặp ở đầu ổ dịch bệnh, phát rất nhanh, con
vật biểu hiện điên cuồng lồng lộn, sốt cao 41 – 42
0
C sau đó dãy rụa rồi chết.
- Thể cấp tính: Lợn sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày, kém ăn hoặc bỏ ăn chui
vào chỗ tối hay các ổ rơm. Lợn ỉa phân táo bón, nhiều phân đóng cục đen có
màng nhày bao bọc. Vài ba ngày sau trên da lợn hình thành những đám tụ
máu có hình dạng nhất định dễ nhận biết: vuông, tròn, bầu dục, trám…Đám tụ
máu có giới hạn nhất định so với các tổ chức xung quanh, dấu nổi cộm nên
trên bề mặt da. Lợn có biểu hiện khó thở nhưng không đặc trưng, với lợn nái
chửa thường có đấu hiệu sảy thai.
- Thể mãn tính: Thể này xuất hiện ở lợn 3 – 4 tháng tuổi, con vật có
biểu hiện ăn uống kém, gầy còm thiếu máu niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt sốt
nhẹ, đi ỉa dai dảng. Có biểu hiện què, viêm khớp. Da hoại tử bong lên cuộn lại
giống như tấm bìa.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
19