Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi, thú y và dịch bệnh trên đàn chó được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ trường Đại học Nông nghiệp Hà nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 71 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày.
Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không
thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin,
các axít hữu cơ, chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học,
muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày,
trong đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108
kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 –
9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn.
Chính vì thế, rau xanh trở thành một sản phẩm Nông Nghiệp có giá trị kinh tế
cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, Việt nam có thể sản xuất rau
quanh năm. Theo thống kê 2005, diện tích sản xuất rau ở nước ta vào khoảng
635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 nghìn tấn, so với năm 1999 diện tích tăng
175,5 nghìn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/ năm), sản lượng tăng 3071,5
nghìn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm). Trong đó rau ở miền bắc vào
khoảng 249,7 ngàn ha (chiếm 39,3% tổng diện tích).[4]
Vĩnh Phúc là một trong những địa phương sản xuất khá nhiều rau trong cả
nước. Khối lượng sản xuất rau của tỉnh năm 2004 là 148.798,2 tấn trên diện tích
8.836 ha. Do vậy, ngành hàng rau của tỉnh có những ảnh hưởng nhất định tới
toàn bộ hệ thống ngành hàng rau của miền Bắc. Sản xuất rau một mặt đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang ngày càng tăng, mặt khác là
giải pháp cho phép thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đa dạng hoá sản xuất nông
1
nghiệp Việt Nam và nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển đổi hiệu quả và
bền vững cơ cấu cây trồng cũng như các điều kiện sản xuất.
Sản xuất rau đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, do có nhiều loại sâu bệnh gây
hại nên mức sử dụng phân bón cũng như các loại thuốc BVTV ngày càng gia
tăng. Quá trình sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu chủ yếu là tự phát, kinh


nghiệm mà không theo một quy trình hướng dẫn nào. Vì vậy ngày càng có nhiều
loại sâu bệnh có tính kháng thuốc cao, là yếu tố buộc người sản xuất phải đầu tư
nhiều hơn. Điều này để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất
lượng rau, cũng như môi trường đất, nước, hệ sinh thái nông nghiệp , trực tiếp
và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế (ILO), ở Việt nam con số bị
ngộ độc do ăn rau là không nhỏ. Từ năm 1993 đến 6/1998, hàng chục ngàn
người bị nhiễm độc do ăn phải rau còn dư lượng thuốc trừ sâu cao. Nặng nhất là
ở ĐBSCL, năm 1995 có 1300 người nhiễm độc, trong đó có 354 người chết.
Hàng loạt vụ ngộ độc đã và đang xảy ra là hồi chuông cảnh báo tới các cấp, các
ngành và chính người sản xuất cũng như người tiêu dùng cần phải quan tâm hơn
nữa.[19]
Bình Xuyên được coi là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị của
tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm vừa qua, huyện đã có những bước phát triển
vượt bậc. Kinh tế của Huyện tăng trưởng, phát triển cao bình quân là 25%/năm;
giá trị sản xuất là 225 tỷ đồng (năm 1998) lên 4.232 tỷ đồng (năm 2007); với cơ
cấu kinh tế công nghiệp chiếm 84%, nông nghiệp chiếm 9%, dịch vụ 7%, không
còn hộ đói, hộ nghèo giảm theo tiêu chí mới còn 9%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
được đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa,
xây dựng mô hình kinh tế đa dạng đang là hướng đi chính cho huyện trong thời
gian tới.
Diện tích đất cho công nghiệp ngày một tăng, diện tích đất cho nông nghiệp
ngày càng thu hẹp. Trong khi yêu cầu đặt ra là đảm bảo nhu cầu lương thực,
2
thực phẩm cho huyện đã tạo ra sức ép khá lớn lên diện tích đất nông nghiệp nhỏ
hẹp này, đòi hỏi cần có những biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng
suất cây trồng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, thâm canh cao trong
nông nghiệp gắn liền với việc tăng cường sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ
sâu, thuốc trừ cỏ đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
Thị trấn Gia Khánh là một khu vực có diện tích sản xuất rau khá lớn trong

huyện, cung cấp rau cho thị trấn cũng như các khu vực lân cận. Nhu cầu thị hiếu
của người dân về rau ngày càng gia tăng, rau bán trên thị trường trước hết phải
có mẫu mã đẹp, xanh, non, mà không bị sâu bệnh. Vì vậy, đòi hỏi người sản
xuất cần phải tăng hàm lượng sử dụng thuốc BVTV, diệt trừ hết sâu bệnh để
đảm bảo rau của mình dễ dàng được người dân sử dụng. Tuy nhiên, việc lạm
dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
thực sự của rau cũng như chất lượng môi trường do lượng dư các hóa chất
BVTV này, qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Do vậy , việc tìm hiểu thực trạng sản xuất rau trong khu vực, thực trạng sử
dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau của thị trấn là điều rất quan trọng và hết
sức cần thiết. Để từ đó đưa ra được những biện pháp quản lý và kiểm soát cũng
như các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất rau vừa đáp ứng được nhu
cầu rau trong khu vực, vừa đảm bảo được chất lượng rau cũng như chất lượng
môi trường xung quanh.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất rau tại thị trấn Gia
Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”
3
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau tại thị trấn Gia
Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đề xuất ra một số giải pháp
để nâng cao mức độ an toàn thuốc BVTV đối với rau và bảo vệ môi trường
sinh thái.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phải thể hiện tính
khoa học, chính xác, khách quan phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Thông tin thu thập về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn phải
chính xác, phù hợp với thực tế của địa phương.
- Sử dụng đúng thông tư, nghị định, quy định hiện hành về thuốc BVTV để

đưa ra những kết quả đánh giá chính xác về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên
địa bàn.
4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm rau, bên cạnh
việc cải tiến không ngừng về giống, chủng loại rau, công nghệ sản xuất rau trên
thế giới cũng không ngừng được hoàn thiện nhằm nâng cao năng suất và sản
lượng rau xanh. Đồng thời kiểm soát triệt để hơn hàm lượng kim loại nặng,
nitrat, vi sinh vật, cũng như dư lượng thuốc BVTV có hại đối với sức khỏe con
người. Vì thế, năng suất và sản lượng rau trên thế giới các năm đã tăng lên rõ
rệt. Theo số liệu thống kê năm 2001 của FAO sự gia tăng đó được thể hiện qua
bảng 2.1
Qua bảng 2.1 ta thấy: từ năm 1997 – 2001, năng suất rau của Châu Á luôn
đạt mức cao hơn so với năng suất chung của thế giới. Cụ thể, năm 1997 năng
suất rau của Châu Á là 163,47 tạ/ha (tương đương 101,50% của toàn thế giới),
năng suất rau cuat thế giới chỉ đạt mức 161,06 tạ/ha. Năm 2001, tỷ lệ năng suất
rau của Châu Á so với thế giới đạt cao nhất qua 5 năm với 101,65%, năng suất
rau của Châu Á là 164,95 tạ/ha, trong khi đó năm suất rau của thế giới chỉ đạt
162,27 tạ/ha. Diện tích trồng rau qua các năm trên thế giới và của Châu Á ngày
càng tăng nhanh; tương đương năm 1997 là 37,759 triệu ha và 25,003 triệu ha;
đến năm 2001 đã là 43,023 ha và 29,539 triệu ha.
Sản lượng rau của toàn thế giới và Châu Á qua các năm tăng lên rõ rệt;
tương đương đạt 608,146 triệu tấn và 408,724 triệu tấn vào năm 1997; đạt
698,134 triệu tấn và 487,246 triệu tấn vào năm 2001. Ta cũng nhận thấy Châu Á
luôn là châu lục chiếm tỷ lệ đa số về cả diện tích, năng suất và sản lượng rau của
toàn thế giới.
5
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Châu Á

Năm Chỉ tiêu Diện tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1997
+Toàn thế giới
+ Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
37,759
25,003
66,21
161,06
163,47
101,50
608,146
408,724
67,21
1998
+Toàn thế giới
+ Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
39,740
26,745
67,30
158,79
159,85
100,67
631,031
427,519

67,75
1999
+Toàn thế giới
+ Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
41,558
28,087
67,59
160,65
160,82
100,11
667,629
451,695
67,66
2000
+Toàn thế giới
+ Châu Á
+ * Tỷ lệ (%)
42,442
28,883
68,05
163,02
165,22
101,35
691,889
477,205
68,97
2001
+Toàn thế giới
+ Châu Á

+ * Tỷ lệ (%)
43,023
29,539
68,66
162,27
164,95
101,65
698,134
487,246
69,79
* Tỷ lệ (Châu Á/Thế giới )% Nguồn FAO – Databases, 2002
Riêng ở Châu Á, sản lượng rau năm 2001 đạt khoảng 487,246 triệu tấn.
Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất, đạt 70 triệu tấn/năm;
thứ 2 là Ấn Độ với sản lượng rau đạt 65 triệu tấn/năm. Nhìn chung, mức tăng
trưởng sản lượng rau Châu Á qua các năm đạt khoảng 3%/năm, tương đương
khoảng 5 triệu tấn/năm.
6
2.1.2 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới
Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho sức
khoẻ do có chứa các loại vitamin, các chất chống ôxi hoá tự nhiên, có khả năng
chống lại một số bệnh như ung thư. Do vậy nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng
tăng. Người dân Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều hơn người dân của bất cứ quốc
gia nào trên thế giới, mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các loại, bình
quân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm. Xu hướng hiện nay là sự tiêu thụ ngày
càng nhiều các loại rau tự nhiên và các loại rau có lợi cho sức khoẻ. Trung bình
trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154 - 172g/ngày (FAO, 2006 [FAO start
database, 2006]). Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do tác động
của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân
cư, tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2005 - 2010, đặc biệt là
rau ăn lá. Việc tiêu thụ rau diếp và các loại rau ăn lá khác tăng 22 - 23%, trong

khi mức tiêu thụ khoai tây và các loại rau ăn củ chỉ tăng 7 - 8 %.
2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU Ở VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
Nước ta có lãnh thổ dài trên 15 vĩ độ địa lý với địa hình không bằng phẳng
đã hình thành nên nhiều vùng sinh thái có đặc thù riêng. Nằm ở vùng Đông Nam
Á, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa với tiềm năng nhiệt và bức xạ khá
phong phú, nước ta có 4 vùng trồng rau lớn với những đặc trưng sinh thái đặc
sắc [3]; [18].
1) Vùng rau Á nhiệt đới Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng): khí
hậu quanh năm có nền nhiệt độ thấp, mùa đông lạnh với nhiệt độ tối thấp
khoảng 4 – 5
0
C, đôi khi xuống dưới 0
0
C rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của các loại rau có nguồn gốc ôn đới.
2) Vùng rau nhiệt đới có mùa đông lạnh Đồng bằng và Trung du Bắc bộ:
khí hậu có 4 mùa rõ rệt, mỗi mùa cho phép trồng một số loại rau thích hợp, hình
thành các vụ rau khác nhau. Vụ Xuân trồng các loại rau ít chịu nóng như rau cải,
7
rau cần, ngô rau…Vụ Hè phù hợp cho các loại rau chịu nóng và ưa nước như rau
muống, cà pháo…Vụ Thu trồng các loại rau ít chịu lạnh như su hào, cà chua,
còn vụ Đông phù hợp với các loại rau chịu lạnh như súp lơ, bắp cải, khoai tây…
3) Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình
Thuận): phù hợp với các loại rau đặc thù như các loại dưa và đặc biệt là tỏi,
hành tây.
4) Vùng nhiệt điển hình Nam Bộ với khí hậu hàng năm chia thành 2 mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô nên có thể trồng các loại rau ưa nước trong mùa mưa
và cây chịu hạn trong mùa khô [4].
Đầu thập kỷ 90, diện tích trồng rau của Việt Nam phát triển nhanh chóng và

ngày càng có tính chuyên canh cao. Ở các tỉnh phía bắc, diện tích trồng rau vụ
đông năm 2005 đạt 137,4 nghìn ha( bằng 95.5%), năng suất đạt 153,5 tạ/ha(tăng
5,6%) và sản lượng đạt 2,1 triệu tấn(tăng 1,1%) so với vụ đông năm 2004 các
tỉnh phía nam, năm 2006 gieo trồng được khoảng 235,182 ha rau các loại, tăng
22,959 ha so với năm 2005 và tăng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long( 20.504 ha). Năng suất bình quân là 154,85 tạ/ha, sản lượng đạt 3.641.896
tấn, tăng hơn năm 2005 là 363.837 tấn [2].
Tính đến năm 2009, diện tích trồng rau cả nước là 735.335 ha, năng suất
đạt 161,6 tạ/ha, sản lượng đạt 11.885.067 tấn, tăng 30,02 % so với năm
2001( 514.600 ha), tăng gấp đôi so với 10 năm trước( năm 1996 à 342,6 nghìn
ha).đây là một trong nhóm cây trồng có tốc độ tăng diện tích gieo trồng nhanh
nhất trong một thập kỷ qua [17].
8
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng rau ở Việt Nam phân theo địa phương
TT
Địa phương
2007 2008 2009
Diện
tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)
Cả nước 706.479 1.1084.655 722.580 1.1510.700 735.335 11.885.067
I Miền Bắc 335.835 4.889.834 339.534 5.002.330 330.578 4.956.667
1. ĐBSH 160.747 2.996.443 156.144 2.961.669 142.505 2.832.753
2 ĐB 82.543 947.143 85.948 1.018.904 89.359 1.084.037
3 TB 15.563 179.419 16.681 195.605 18.093 211.852
4 BTB 76.982 766.829 80.761 826.152 80.620 828.024
II Miền Nam 370.644 6.194.730 383.046 6.510.387 404.757 6.928.400
1 NTB 47.427 708.316 46.646 695.107 49.459 713.473
2 TN 61.956 1.274.728 67.075 1.482.361 74.299 1.635.944
3 ĐNB 69.723 892.631 70.923 940.225 73.094 1.014.715
4 ĐBSCL 191.538 3.319.055 198.402 3.392.694 207.905 3.564.268

Nguồn: Tổng cục thống kê 2008 - 2010
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả và Viện quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp, những năm gần đây các loại rau được xác định có khả năng xuất
khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau…phát triển mạnh cả về quy mô và
sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng cao [7].
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức tự cung tự cấp và sản xuất
hàng hóa, trong đó rau hàng hóa tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân
cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại
rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3
vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn của
sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được
trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa
dạng: phục vụ ăn tươi cho dân cư trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế
biến và xuất khẩu.

9
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được
hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất
trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất
lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất
các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều
khiển kiểm soát các yếu tố môi trường [21].
2.2.2 Tình hình tiêu thụ rau tại Việt Nam
Nhìn chung, ngành trồng rau đã đóng góp một khối lượng sản phẩm đáng
kể cho xuất khẩu ở nước ta. Từ năm 1957, rau quả Việt Nam đã có mặt tại
Trung Quốc. Thời kỳ 1986 – 1990, thực hiện Hiệp định hợp tác đã ký giữa hai
Chính phủ Việt Nam và Liên Xô cũ (01/1985) về xuất khẩu sản phẩm rau quả
sang Liên Xô, một khối lượng lớn rau đã được bán, góp phần không nhỏ vào
kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 1990 – 2004 (Triệu USD)
Năm Kim ngạch Năm Kim ngạch
1990 52,3 1997 68,2
1991 33,3 1998 53,0
1992 32,2 1999 104,9
1993 23,6 2000 213,126
1994 20,8 2001 329,972
1995 56,1 2002 218,521
1996 102,2 2003 182,554
Nguồn: Tổng cục thống kê, 1997
Tính đến năm 2002, nước ta có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng
công suất 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó,doanh nghiệp nhà nước chiếm
khoảng 50%, doanh nghiệp tư nhân 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 34%. Ngoài ra còn hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả với
quy mô nhỏ [18].
Hiện nay, sản phẩm rau tươi được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước

còn sản phẩm chế biến thì lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năm 2005, rau quả chế
10
biến xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD, trong đó phần lớn là sản phẩm quả chế
biến. Sản phẩm rau xuất khẩu rất hạn chế về chủng loại, hiện chỉ có một số
chủng loại như cà chua, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu…ở dạng sấy khô, đóng
lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc, đông lạnh và chỉ có một số là xuất khẩu tươi.
Hội thảo “Trái cây Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế
quốc tế” tại Mỹ Tho, ngày 20 tháng 04 năm 2010 cho thấy kim ngạch xuất khẩu
từ năm 2004 đến nay tăng trưởng khá đều. Ước tính chung 6 năm (2004 – 2009)
tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,82 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt
20%/năm
Cụ thể: năm 2004:179 triệu USD; năm 2005: 235 triệu USD; năm 2006:
259 triệu USD; năm 2007: 306 triệu USD; năm 2008: 407 triệu USD; năm 2009:
439 triệu USD.
Hình 2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau qua các năm 2004 - 2009
Nhà xuất khẩu đã chịu đầu tư mở rộng tìm kiếm nghiên cứu thị trường xuất
khẩu, đến nay sản phẩm rau quả đã có mặt rại 50 quốc gia trên thế giới, trong đó
chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, CHLB Nga, Đài Loan…
Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu nhận thức được tầm quan trọng về quản lý
chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, một số lớn doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu đã được chứng nhận HACCP, ISO, BRC, Kosher, Halal…Doanh nghiệp
11
cũng rút nhiều kinh nghiệm, quen dần tập quán mua bán hàng hóa của các thị trường
chính: EU, hoa Kỳ, Trung Đông, biên mậu phía Bắc…Sản phẩm rau quả Việt Nam
xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, mới lạ hơn [6].
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV CHO SẢN XUẤT RAU TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Những hiểu biết chung về thuốc BVTV
2.2.2.1. Khái niệm về thuốc BVTV
Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số,

cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người
chỉ có cách duy nhất: Thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh
cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là mất cân bằng sinh thái,
kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây
ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong
đó biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được coi là quan trọng [13].
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn
gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật.
Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác
nhân khác [19].
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm
sinh học (chất kháng sinh, nấm, vi khuẩn, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những
chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông
sản, chống lại sự phá hoại của các sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng,
chim, chuột, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…). Theo quy định tại
điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số
58/2002/NĐ – CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ
sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế
phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô
12
cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch
bông vải, khoai tây bằng móc…). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc
thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Trong các
nhóm thuốc BVTV trên đây được sủ dụng phổ biến hơn cả là thuốc trừ sâu,
thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại. Tuy nhiên, , các nhóm thuốc BVTV chỉ tiêu
diệt được một số loài dịch hại nhất định, chỉ phát huy hiệu quả tối ưu trong
những điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai, cây trồng, canh tác…[1].
2.2.2.2. Phân loại HCBVTV
* Phân loại dựa vào đối tượng phòng chống

Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên (1996) [12] và Lê Trung (1997)
[25], phân loại như sau:
- Thuốc trừ sâu (Insecticides)
- Thuốc trừ nấm và vi khuẩn (Fungicides, Bactericides)
- Thuốc diệt loài gặm nhấm (Rodenticdes, Zoocides)
- Thuốc trừ ký sinh trùng (Acarcides, Miticides)
- Thuốc trừ cỏ dại và cây dại (Herbicides, Arboricides)
- Thuốc gây rụng lá (Defulicumts)
- Chất điều hòa sinh trưởng (Growth regulators).
* Phân loại dựa theo con đường xâm nhập
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên (1996) [12] phân loại như sau:
- Thuốc có tác dụng tiếp xúc: là những loại thuốc có thể gây độc cho cơ thể
sinh vật khi chúng xâm nhập qua da.
- Thuốc có tác dụng vị độc: gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm
nhập qua con đường tiêu hóa.
- Thuốc xông hơi: là thuốc có khả năng bốc hơi đầu độc bầu không khí bao
quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua hệ hô hấp.
- Thuốc nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập vào cây qua thân, lá
hoặc rễ và được dịch chuyển trong cây.
13
- Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập qua
biểu bì lá cây và thấm sâu vào lớp tế bào nhu mô.
* Phân loại dựa vào nguồn gốc, cấu trúc hóa học
Phùng Minh Phong, 2002, [14] dựa vào nguồn gốc, cấu trúc hóa học, người
ta phân các HCBVTV thành 11 nhóm chính, các thuốc còn lại thuộc nhóm 12.
- Nhóm 1: lân hữu cơ gồm Diazinon, Dichlorovos, Trichlofon…
- Nhóm 2: Clo hữu cơ gồm Lindan, DDT 2, 4 – D, Thiodan…
- Nhóm 3: Các hợp chất chứa axit Phenoxy alkanic.
- Nhóm 4: Các hợp chất Cacbon mạch thẳng, mạch vòng và chế phẩm.
- Nhóm 5: Carbamat gồm Carbaryl, Carbofran…

- Nhóm 6: Dithiocarbamat gồm Cartap (Padan)…
- Nhóm 7: Các hợp chất Nitro mạch vòng.
- Nhóm 8: Triazin.
- Nhóm 9: Các hợp chất chứa Nitơ
- Nhóm 10: Các hợp chất vô cơ.
- Nhóm 11: Các hợp chất chứa Ure.
- Nhóm 12: Các loại thuốc còn lại.
Ngoài 3 cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác nhằm phục vụ
cho mục đích sử dụng hay nghiên cứu.
Theo Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên (1996), [12] thì việc phân loại
như trên mang tính quy ước vì một loại thuốc có thể trừ được nhiều loại dịch
hại, chúng lại có khả năng xâm nhập khác nhau vào cơ thể sinh vật và trong
phân tử của chúng lại có các nhóm nguyên tố hay các nguyên tố mà người ta xếp
chyungs vào những nhóm khác nhau.
2.2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài nước tưới, phân bón, giống là 3 yếu tố
tạo năng suất và sản lượng cây trồng cao thì thuốc BVTV cũng rất quan trọng.
14
Thuốc BVTV có thể được coi như sử dụng đầu tiên là dung dịch huyền phù
Boocđo (1881). Trong một thời gian dài, người ta dùng các chất vô cơ như
HCN, Đồng Asenat, Chì Asenat…làm thuốc trừ dịch hại cây trồng.
Theo một số tác giả thì từ năm 1013 ở Đức, hợp chất thủy ngân hữu cơ đầu
tiên được sử dụng để bảo quản hạt giống. Năm 1924, Zeidler đã tổng hợp được
DDT nhưng phải đến năm 1939, Muler mới phát hiện ra khả năng diệt sâu hại
của nó. Điều đó đặt nền móng cho việc sử dụng các hợp chất hữu cơ, hữu cơ –
vô cơ vào mục đích làm HCBVTV. Sau đó là các hợp chất Clo hữu cơ,
Carbamat, các hợp chất Photpho hữu cơ được phát hiện và dùng rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới.
Năm 1972, người ta đã thành công trong việc sản xuất từ cây cỏ tự nhiên
nhóm hoạt chất Pyrethroid, đây là nhóm hóa chất diệt côn trùng mới và có ý

nghĩa hết sực quan trọng. Trong những năm của thập kỷ 70 – 80, có nhiều
HCBVTV mới được ra đời, những hợp chất này có hiệu quả ở nồng độ thấp hơn
các loại trước đây. Tiêu biểu của thế hệ mới này là chất diệt cỏ Sulfonyl
urealaxyl và Triadimefon (Phùng Minh Phong) [14].
Tác hại của sâu bệnh, nấm, vi khuẩn…rất lớn không thể lường trước được.
Người ta đã dự tính tác hại của sâu bệnh, cỏ dại, vi khuẩn lên đến 46% tiềm
năng năng suất lúa thế giới (Cramer, 1967). Riêng Châu Á thiệt hại đến 51,6%
và riêng ở Mỹ hàng năm thiệt hại khoảng 80 tỷ đôla. Thuốc BVTV đã thực sự
được đánh giá cao, được ghi nhận vai trò của mình trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Viện lúa quốc tế (IRRI), trong thí nghiệm nhờ sử dụng thuốc BVTV mà đã
bội thu được 2,7 tấn/ha, đó là kết quả nghiên cứu dài hạn từ 1964 – 1971
(Pathak và Dyek, 1974).
Theo Phùng Minh Phong (2002) [14], ngày nay trên thế giới đang khuyến
khích dùng các biện pháp sinh học và phòng trừ tổng hợp để bảo vệ cây trồng
nhằm hạn chế sử dụng các hóa chất BVTV có hại cho môi trường. Tuy nhiên,
15
hóa chất BVTV vẫn được sử dụng nhiều về số lượng và chủng loại. Có khoảng
90% lượng hóa chất BVTV được sử dụng trong nông nghiệp, còn lại được sử
dụng trong y tế.
Ngày nay, thế giới có khoảng 900 – 1000 loại thuốc chính với khoảng 5000
loại dẫn xuất khác nhau. Số lượng thuốc BVTV trên toàn cầu đạt tới hàng triệu
tấn (thống kê điều tra 1990 – 1991 là 25 triệu tấn). Các nhà khoa học đã nghiên
cứu tình hình sử dụng hóa chất BVTV cho rằng, tiêu thụ thuốc BVTV trên toàn
cầu năm 1985 khoảng 3 triệu tấn, trong những năm gần đây con số này tăng lên
rất nhiều. Đối với các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản sử dụng
khoảng 20%, còn các nước đang phát triển sử dụng 10% tổng số hóa chất
BVTV.
Vấn đề tác hại của hóa chất BVTV là không nhỏ, tại các nước nghèo, trình
độ dân trí thấp đã có hơn 100.000 người chết vì ngộ độc hóa chất BVTV trong
nguồn nước và trong thực phẩm. Ngoài ra có khoảng 400.000 người khác bị ảnh

hưởng đến sức khỏe. Theo tổ chức sức khỏe thế giới ước tính thì hàng năm có
khoảng 3% nhân lực nông nghiệp bị nhiễm độc hóa chất BVTV theo nhiều con
đường khác nhau [11].
2.2.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho rau tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc BVTV thực sự có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp
trong hơn 40 năm qua (miền Bắc từ năm 1956 và miền Nam từ năm 1962). Tuy
lịch sử sử dụng thuốc BVTV ở nước ta chưa dài song bước đi cũng giống như
nhiều nước khác [5].
Thời gian đầu, từ cuối những năm 50 đến cuối thập kỷ 60, thuốc BVTV
mới được đưa vào sản xuất nhưng người ta hết lòng ca ngợi chúng, do đó đã nảy
sinh tình trạng lạm dụng thuốc. Theo số liệu của chi cục BVTV, năm 1990 nước
ta chỉ sử dụng khoảng 10.000 tấn thuốc BVTV, đến năm 1998 lượng này đã tăng
lên gấp 3 lần tức 30.000 tấn hóa chất BVTV. Có 30% cơ sở kinh doanh thuốc
16
BVTV không có giấy phép tiếp sức cho việc lạm dụng thuốc tràn lan. Theo viện
BVTV 1998, tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương…Monitor, Wofatox
bị cấm trên rau nhưng người dân vẫn sử dụng với lượng khá lớn, gấp 6,45 lần/vụ
với rau họ thập tự, trên đậu đỗ là 5,73 lần/vụ. Về chủng loại, người dân dừng
phổ biến 30 loại, trong đó, ở miền bắc là 13 loại, miền nam là 17 loại chỉ dùng
cho rau [16].
Cho đến năm 2002 đã có 354 hoạt chất với 1113 tên thuốc thương phẩm
đang được phép lưu hành. Trên các chánh đồng rau vùng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà
Tây thì các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ được dùng phổ biến. Tỷ lệ
các loại thuốc BVTV được sử dụng trên rau ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây được
thể hiện trong bảng 2.4:
17
Bảng 2.4. Tỷ lệ các loại thuốc BVTV được sử dụng trên rau họ HTT vùng
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây 1997 – 2001
Tên hoạt chất
Tên thương

phẩm
Tỷ lệ hoạt chất của các loại TTS
sử dụng trên rau họ HTT (%)
1997 – 1998 1999 – 2001
* Nhóm Lân hữu cơ
Methamidophos Monitor 50 DD,
70 DD
26,18 20,70
Dimethoate Bi 58 3,16 -
Trichlorfon +
Fenotrothion
Ofatox 400EC 10,88 9,16
* Nhóm Carbarmat
Cartap Padan 95SP 10,46 8,84
* Nhóm Pyrethriod và hỗn hợp Pyrethriod và Lân hữu cơ
Pyrethriod Decis, Sherpa 18,42 17,29
Hỗn hợp Polytrin
P440 EC
7,18 6,76
Các loại (Bt) + kháng
sinh
7,52 11,82
* Các loại khác
Fipronil Regent 800 WG 10,52 16,45
Diafenthiuron Pegasus 500 SC 5,68 9,46
Thuốc thảo mộc - - 0,42

Nguồn: Trần Duy Quý, Nguyễn Văn Sơn, 2002.
Qua bảng cho thấy: lượng hoạt chất Methamidophos sử dụng trong vụ rau
từ tháng 9/1999 đến tháng 4/2001 chiếm 20% tổng số hoạt chất thuốc trừ sâu

(TTS) dùng trên rau họ hoa thập tự (HTT). Padan 95 SP (Cartap) cũng được sử
dụng khá phổ biến trên các loại rau họ hoa thập tự.
Do thói quen và tâm lý sợ mất mùa nên đa số nông dân chỉ dùng những loại
TTS gây chết nhanh. Ngược lại nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học như Bt, có hiệu
18
lực trừ sâu cao, ít độc hại với người và vật nuôi nhưng lại chỉ có ít người sử
dụng chỉ chiếm 11,82%.
Tình trạng buôn bán hóa chất, đặc biệt là thuốc BVTV trên thị trường rất
phức tạp. Theo thống kê, trên thị trường có khoảng 22000 cửa hàng buốn bán
thuốc BVTV, trung bình mỗi tỉnh có 400 – 500 của hàng, rải đều trên diện rộng
ở tất cả các xã, phường vùng sâu vùng xa nên việc quản lý là rất khó khăn. Là
mặt hàng hạn chế kinh doanh nhưng theo thống kê của cục BVTV, hiện nay mới
chỉ có 80% cá nhân buôn bán thuốc được cấp chứng chỉ hành nghề. 20% hoạt
động buôn bán không có chứng chỉ, chủ yếu tập trung ở các của hàng nhỏ lẻ,
vùng sâu, vùng xa rất khó kiểm soát [15].
Thời gian cách ly thuốc BVTV là 1 vấn đề lớn nhất trong giai đoạn hiện
nay. Ở nước ta, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đó là cần có thời gian cách ly
sau khi sử dụng thuốc BVTV trên rau và các loại cây thực phẩm khác. Theo điều
tra của cục BVTV, hầu hết nông dân đều vi phạm thời gian cách ly theo quy
định sau khi phun thuốc. Sự vi phạm lớn nhất là trên nhóm rau ăn quả như cà
chua, đậu đỗ, tiếp theo là đến các loại rau ăn lá.
Bảng 2.5. Thực trạng thời gian cách ly thuốc BVTV đối với rau
Địa điểm Số hộ
điều
Tỷ lệ (%) số hộ nông dân thực hiện ở
khoảng thời gian cách ly (ngày)
1 – 3 4 – 6 7 – 10 11 – > 15
19
tra
15

Trên rau ăn lá
Minh Khai, Từ Liêm 58 6,9 37,9 25,9 13,8 15,5
Tiền phong, Mê Linh 73 9,6 35,6 30,1 13,7 11,0
Song Phương, Hoài Đức 60 10,0 46,7 18,3 15,0 10,0
An Hòa, An Hải 44 9,1 54,5 6,9 20,4 9,1
Hưng Tiệp, Hưng Yên 55 12,5 29,1 25,5 14,5 18,2
Rau ăn quả
Minh Khai, Từ Liêm 58 39,7 34,5 - - -
Tiền phong, Mê Linh 73 45,2 37,0 - - -
Song Phương, Hoài Đức 60 35,0 43,3 10,0 - -
An Hòa, An Hải 44 54,5 25,0 - - -
Hưng Tiệp, Hưng Yên 55 60,0 29,1 - - -
Sai số chung là 0,014%
Nguồn: Theo thống kê của cục BVTV năm 2001
Theo cục BVTV, hàng năm cả nước sử dụng khoảng 20.000 – 25.000 tấn
thuốc BVTV các loại. Nếu tính nồng độ thuốc khoảng 2% thì lượng thuốc phun
là 75.10
10
lít.Với diện tích canh tác 7 triệu ha đã sử dụng 10.10
4
lít thuốc
2%/ha/năm nay hay có thể hình dung là 11 lít thuốc 2%/m
2
/năm. Tuy nhiên, theo
Phạm Bình Quyền và CTV (1995), thuốc BVTV sử dụng ở vùng rau Đà Lạt là
5,1 – 13,5 kg/ha, vùng ĐBSCL là 1,5 – 1,7 kg/ha, chè ở Hòa Bình là 3,2 – 3,5
kg/ha. Điều tra vùng trồng rau Từ Liêm, Hà Nội năm 1996 đã thấy, tại Mai
Dịch, Tây Tựu, một vụ rau phun thuốc đến 25 lần, loại thuốc chủ yếu được sử
dụng là Monitor, Dipterx, Basa, DDT, Wofatox, Validacin…
Gần đây (1993) tuy đã có lệnh cấm sử dụng nhóm thuốc DDT, Heptaclo

(thuộc nhóm clo hữu cơ) song thực tế người dân vẫn sử dụng. Nguyên nhân chủ
yếu là do giá rẻ, phổ diệt rộng và hiệu quả diệt sâu tương đối cao [11].
2.2.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe con người
Hóa chất BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp được dùng để phòng và trừ nhiều loại sinh vật gây hại cây trồng và nông sản
phẩm. Hóa chất BVTV gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật
20
gây hại, như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh…Trừ một số trường hợp, còn nói
chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó.
Hóa chất BVTV nhiều khi còn được gọi là thuốc trừ dịch hại và khái niệm
này bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, bét, rệp hại vật nuôi và côn trùng y tế,
thuốc làm rụng lá cây, thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng [8].
Dư lượng là phần còn lại của hóa chất, các sản phẩm chuyển hóa của chúng
và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại một thời gian trên cây trồng, nông
sản, đất, nước, dưới tác động của các hệ sống và điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm…). Dư lượng của hóa chất được tính bằng mg thuốc có trong
một kg nông sản, đất, nước (mg/kg).
Tất cả các bộ phận sinh trưởng của cây trồng đều có khả năng hấp thụ
thuốc, vận chuyển và tích lũy thuốc trong cây. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt
trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí và hoạt động của enzim trong cây, thuốc chuyển
hóa và phân giải thành những sản phẩm không hoặc ít có hại và bài tiết ra ngoài
cây ở thể khí qua khí khổng ở lá hoặc dạng hòa tan trong nước qua nhỏ giọt. Tốc
độ giải độc tùy thuộc vào đặc tính hóa học, lý học của hóa chất, thời kỳ sinh
trưởng của cây, thành phần và tỷ lệ các hợp chất tinh dầu trong thực vật và các
điều kiện ngoại cảnh. Các hợp chất, clo hữu cơ chậm phân giải hơn các hợp chất
carbarmat và lân hữu cơ. Cây đang ở thời sinh trưởng mạnh thuốc bị phân giả
chậm hơn. Nông sản có nhiều tinh dầu như cà rốt thường chậm phân giải. Đặc
biệt với các hợp chất lân hữu cơ, quá trình chuyển hóa trong cây hình thành
nhiều hợp chất trung gian độc hơn chất ban đầu nhiều lần. Do đó trong thời gian
thuốc chưa phân giải hết độc, người ăn nông sản có thể bị nhiễm độc.

Để bảo vệ sức khỏe của người sử dụng nông sản có phun thuốc, thì từng
loại thuốc được quy định dư lượng tối đa cho phép (Maximum Residu Limit,
viết tắt là MRL), tức là dư lượng thuốc BVTV cho phép có trong nông sản mà
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi. Mức dư lượng tối đa
cho phép được tính căn cứ vào lượng thuốc không gây hại cho cơ thể người trên
21
cơ sở kết quả thí nghiệm trên động vật máu nóng. Khoảng thời gian kể từ khi
phun thuốc cho đến khi phân giải hết độc hại đạt mức dư lượng tối đa cho phép
gọi là thời gian cách ly.
Việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp làm nảy sinh nhiều vấn đề về
môi trường, theo Ross khi phun hóa chất BVTV có khoảng 50% rơi vào đất. Ở
trong đất hóa chất biến đổi và phân tán theo các con đường khác nhau (sơ đồ) đã
phát hiện dư lượng lớn của chúng trong đất, trong các trầm tích nước ngọt, trong
cá và sữa bò. Do khả năng hòa tan cao trong lipit của hóa chất nên đã phát hiện
chúng trong các mô mỡ của động vật và như vậy, chúng đã lôi cuốn vào chuỗi
thức ăn, là mối đe dọa nguy hại cho sức khỏe con người.
Mặc dù độ hòa tan của hóa chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị
rửa trôi vào nước, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng của sông
ven biển. Ở California (Mỹ) năm 1980 – 1984 đã phát hiện ra chất dibromo–cloro-
propane ở 2.000 giếng nước ăn trong khu vực rộng 18.000 km
2
. Thuốc diệt cỏ như
Atrazine, Alacclo, Simazine và các loại thuốc diệt giun cũng trở thành các chất gây ô
nhiễm phổ biến ở tầng đất canh tác của vườn cam và khoai tây ở nhiều nước. Rất
nhiều loại thuốc BVTV như DDT cũng có khả năng bay hơi vào trong không khí,
đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như nước ta [8].
Hóa chất BVTV bằng nhiều đường phát tán vào môi truownbgf, xâm nhập
vào hệ sinh học và cuối cùng lại đi vào môi trường đất. Người ta đã xác định
khoảng 50% thuốc BVTV, thuốc chống nấm, bảo quản…được sử dụng trên thế
giới đã vào đất. Tại môi trường đất, chúng tồn tại từ 6 tháng đến 3 hoặc 4 năm.

Một số có độ bền cao (DDT, 666…) có thể tồn tại vài chục năm trong đất khi
điều kiện thuận lợi [11]. Theo Phạm Bình Quyền, kết quả giám định dư lượng
thuốc BVTV ở tỉnh Khánh Hòa cho thấy:
- Trong 423 mẫu đất phân tích có 39% số mẫu chứa hóa chất trừ sâu vượt
ngưỡng cho phép 2 – 40 lần.
22
- Trong 120 mẫu nước, có 36,6% số mẫu có dư lượng hóa chất trừ sâu vượt
ngưỡng 2 – 40 lần.
- Trong 728 mẫu rau có 24,7% số mẫu chứa dư lượng hóa chất BVTV vượt
ngưỡng cho phép 2 – 6 lần [11].
Tồn dư hóa chất BVTV cũng như nhiều chất độc khác sẽ ảnh hưởng đến
chuỗi dinh dưỡng của con người. Động vật thủy sinh (cá, tôm…) chịu tác động
của dư lượng hóa chất BVTV qua thức ăn, nước uống. Người ta phát hiện được
vết Dioxin trong cá, tôm nuôi tại hò Phú Nham. Nghiên cứu, điều tra các loại
động vật thủy sinh ở 3 điểm nước tưới là Phùng Khoan (Hà Nội), Đông Quang
(hà Tây), và Mai Dịch (Hà Nội) cho thấy, mương tưới Mai Dịch (nhiễm bẩn hóa
chất BVTV) chỉ có 32 loài động vật thủy sinh trong đó các loại thân mềm và
giáp xác vắng hoàn toàn; mương tưới Phùng Khoan và Đông Quang khá sạch,
không nhiễm bẩn hóa chất BVTV có từ 57 – 61 loài động vật thủy sinh (Phạm
Bình Quyền và CTV, 1995).
Theo Mai Thanh Tuyết, hóa chất BVTV là tên gọi chung cho tất cả các
thuốc trừ rầy, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ dại, thuốc trừ nấm…Đa số các hóa
chất này là do một hay nhiều nguyên tố Benzen kết hợp với nguyên tố clo, nói
chung các hợp chất này có tính độc hại lên con người tương tự như Dioxin, do
đó có tên gọi là Dioxin – tương đương. Bẹnh ưng thư là một trong những ảnh
hưởng của các hóa chất gây ra cho con người. Thêm nữa, một số hóa chất
BVTV còn chứa nguyên tố Asen và thủy ngân, mức nguy hại cho đến nay vẫn
chưa được các khoa học gia kết luận một cách chính xác [9].
Thanh tra cục BVTVHN cho biết: sử dụng thuốc BVTV lâu dài có thể gây
ra ngộ độc, biểu hiện ở việc suy kiệt cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, thiếu

máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, miễn dịch, di truyền, gây biến dị tế bào, ảnh
hưởng đến thế hệ mai sau. Có những loại thuốc cực độc, chỉ càn một liều nhỏ do
ăn phải trong rau, quả cũng có thể gây chết người [10].
23
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Thuốc BVTV sử dụng đối với rau tại thị trấn Gia Khánh, huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.2 Nội dung nghiên cứu
1) Khái quát một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của
thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
24
2) Tìm hiểu tình hình sản xuất rau ở địa bàn nghiên cứu.
3) Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau tại thị trấn Gia Khánh.
4) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc BVTV.
5) Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng rau và bảo vệ môi
trường sinh thái.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp “phỏng vấn nông hộ” bằng phiếu điều tra.
Các thông tin cần thu thập bao gồm:
1) Các nguồn lực của nông hộ như: lao động, diện tích đất đai, khả năng
đầu tư sản xuất rau
2) Tình hình sản xuất rau của nông hộ (diện tích, năng suất, sản lượng,
các biện pháp canh tác )
3) Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông hộ (loại thuốc, nồng độ, số
lần phun, thời gian cách ly )
Tổng số hộ điều tra là 40 hộ, các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên. Phỏng vấn người chủ chốt: thông qua đàm thoại, trao đổi trực tiếp với cán

bộ HTX nông nghiệp, chủ tịch hội nông dân, cán bộ phòng địa chính…với
những nội dung đã được chuẩn bị trước để nắm được tình hình sản xuất, quản lý
rau và thuốc BVTV tại địa phương.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập tại UBND thị trấn Gia Khánh, HTX sản xuất
nông nghiệp Gia Khánh, thư viện trường ĐHNNHN và các website liên quan.
Nguồn tài liệ thu thập bao gồm: tài liệu thống kê về diện tích, năng suất,
tiêu thụ sản phẩm và thuốc BVTV, báo cáo tổng kết của UBND thị trấn, HTX
sản xuất nông nghiệp
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
25

×