Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn thịt tại công ty cổ phần phát triển Việt Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.01 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, rèn luyện tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở,
đến nay em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà trường, cỏc Phũng ban liên quan, Ban chủ nhiệm
khoa CNSH&CNTP – trường ĐH Nông Lâm Thỏi Nguyờn cùng toàn thể các thầy cô
giáo trong và ngoài khoa đã tận tình dạy bảo em trong thời gian học tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Hưng Quang.
Em xin chân thành cảm ơn tới UBND phường cải đan, thị xã Sông Công, tỉnh
Thỏi Nguyờn, đặc biệt là công ty cổ phần phát triển Việt Thái đã tạo điều kiện giúp đỡ
em thực tập tốt nghiệp tại cơ sở.
Do thời gian ngắn và trình độ có hạn bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác nghiên
cứu khoa học nên bản báo cáo tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để bản báo cáo tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thỏi Nguyờn, thỏng 06 năm 2012
Sinh viên
Trần Văn Xuân
1
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường mở cửa và hội nhập, từng bước thoát
khỏi nghèo nàn, lạc hậu bắt kịp với sự phát triển của nhân loại.
Trong giai đoạn này, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật là yếu tố then
chốt và rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Trước yêu cầu đó đòi
hỏi mỗi cán bộ khoa học kĩ thuật không chỉ có lý luận mà phải có kinh nghiệm từ thực
tiễn công tác của mình.
Đối với sinh viên trước khi ra trường, thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí rất
quan trọng, nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học qua thực tiễn sản xuất. Qua
đó nâng cao trình độ, chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức tiến hành nghiên
cứu, biết ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc


đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần vào phát
triển đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu, được sự đồng ý của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
CNSH&CNTP, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở, em đã
tiến hành đề tài: “ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
cho lợn thịt tại công ty cổ phần phát triển Việt Thái “.
Trong quá trình làm chuyên đề này em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của thầy cô giỏo,
cỏc bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thỏi Nguyờn, thỏng 06 năm 2012
Sinh Viên
Trần Văn Xuân
2
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Việt nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với thế mạnh chính
là các ngành trồng trọt và chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn thịt. Với lợi thế
thời gian cho sản phẩm nhanh vì vậy ngành chăn nuôi lợn thịt luôn được xem là đối
tượng quan tâm và phát triển.
Bên cạnh vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như định hướng lớn
của nhà nước về phát triển chăn nuôi thì ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc
đóng một vị trí quan trọng. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm gắn liền và không thể thiếu
với hoạt động chăn nuôi của hộ nông dân Việt Nam, trang trại, xí nghiệp…
Trong chăn nuôi, yếu tố dinh dưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại của
nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75 – 80 % tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm
thịt. Cho nên muốn tăng hiệu quả kinh tế thì phải làm thế nào để chi phí đầu tư vào
thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Muốn vậy, người chăn nuôi phải có hiểu
biết và vận dụng kiến thức về dinh dưỡng cho lợn để từ đó cú cỏc biện pháp đầu tư vào

thức ăn hữu hiệu nhất, đem lại lợi ích kinh tế nhất.
Để đạt được mục đích chăn nuôi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện
nay thì việc tạo ra nhiều giống mới, giống cải tiến cho năng suất cao, tỉ lệ nạc nhiều
đồng thời phải tạo ra nguồn thức ăn dinh dưỡng, rẻ tiền và được cân bằng đầy đủ các
thành phần dinh dưỡng phù hợp với mục đích sản xuất của từng loại lợn, các giai đoạn
chăn nuôi khác nhau, cũng như hướng chăn nuôi khác nhau là vấn đề cần giải quyết.
Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại nguyên liệu
thức ăn phối hợp với nhau mà tạo thành. Thức ăn hỗn hợp hoặc có đủ tất cả các chất
dinh dưỡng thỏa mãn được nhu cầu của con vật hoặc chỉ có một số chất dinh dưỡng
nhất định để bổ sung cho con vật.
Kết quả thu được trong chăn nuôi trên thế giới và trong nước đã cho thấy việc
sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp bổ sung nờn đó tăng năng suất
các sản phẩm chăn nuôi đồng thời hạ thấp mức chi phí thức ăn trên một đơn vị sản
3
phẩm. Chăn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp sản xuất theo các công thức được tính toán có
căn cứ khoa học là đưa các thành tựu và phát minh về dinh dưỡng động vật vào thực
tiễn sản xuất một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tế trên, đi sâu vào việc tìm hiểu quy trình công nghệ, được sự
đồng ý của Ban chủ nhiờm khoa CNSH&CNTP – Trường Đại học Nông Lâm Thỏi
Nguyờn, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, chúng tôi
thực hiện chuyên đề :
“ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn thịt tại
Công ty cổ phần phát triển Việt Thái “.
1.2. Sự cấp thiết để tiến hành chuyên đề
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành về
bộ mụn Công nghệ thực phẩm – Sản xuất thức ăn gia súc, trau dồi kiến thức thực tiễn
nâng cao tay nghề.
Học hỏi về quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên tại công ty.
Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn thịt
nhằm hạn chế một số yếu tố liên quan tới dinh dưỡng, giúp lợn sinh trưởng nhanh,

nâng cao sức sống của lợn, góp phần giúp địa phương dần dần đạt hiệu quả cao trong
chăn nuôi.
Kết quả của đề tài cung cấp thêm các số liệu và cơ sở khoa học cho việc sản
xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi lợn
thịt tại khu vực, các tỉnh lân cận.
1.3. Điều kiện để thực hiện chuyên đề
1.3.1 Điều kiện bản thân
Sau một thời gian học tập với sự cố gắng của bản thân, đồng thời được sự dạy
bảo tận tình của các thầy, cô giáo, đặc biệt được sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của
giảng viên TS. Nguyễn Hưng Quang và sự tiếp nhận của cơ sở nơi thực tập, em đó cú
một lượng kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần phát triển
ngành CNTP – Chăn Nuôi cho địa phương.
1.3.2. Vài nét cơ bản về công ty cổ phần phát triển Việt Thái
1.3.2.1. Tên và địa chỉ của công ty
4
Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển Việt Thái.
Địa chỉ công ty: Khu công nghiệp Khuynh Thạch, phường Cải Đan, thị xã Sụng
Cụng, tỉnh Thỏi Nguyờn.
Điện thoại: 0280.2211.888
Fax: 0280.3762.808
Mã số thuế: 4600284350
Tài khoản số: 8510211020019 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
thụn Sông Cầu, tỉnh Thỏi Nguyờn. Công ty được thành lập ngày 13 tháng 11 năm
2001, theo sự thỏa thuận của các thành viên góp vốn vào công ty lấy tên là CÔNG TY
TNHH THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẠI MINH.
Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số: 4600284350 do sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Thỏi Nguyờn cấp ngày 13 tháng 11 năm 2001. Từ ngày thành lập công
ty sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp Gang Thép – Thỏi Nguyờn. Công ty
TNHH thức ăn chăn nuụi Đại Minh có số vốn từ ban đầu
17.000.000.000đ, với sự tham gia góp vốn của 5 thành viên.

Mục tiêu kinh doanh của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh là cung
cấp các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh và các khu vực tỉnh
khác trong miền bắc và miền miền trung như: Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai
Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hải Dương, Quảng Bình, Quảng Trị
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh áp dụng dây chuyền sản xuất tiên
tiến, hiện đại được nhập từ nước ngoài với công suất thiết kế cao để có thể cung cấp
những sản phẩm chất lượng phục vụ cho việc chăn nuôi của người dân và đủ sức cạnh
tranh với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khác.
Ban đầu việc kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do công ty mới thành lập, tình
hình kinh doanh năm đầu còn chưa cao. Tuy nhiên công ty đã cố gắng khắc phục
những khó khăn, nhờ đó công ty đã dần thay đổi và đạt được những thành công nhất
định trong quá trình hoạt động.
Từ năm 2003 đến năm 2005 doanh thu đã tăng lên đáng kể và đặc biệt tăng vọt
vào năm 2005 từ mức doanh thu 4.093.718.346đ (2004) tăng lên 7.007.512.495đ
5
(2005), điều đó cho thấy công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, đó cú những
đóng góp nhất định cho đất nước.
Nhận thấy nhu cầu mới của công ty cần mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô
nhà máy, nhưng thực tế diện tích của công ty tại khu công nghiệp Gang Thép nhỏ chỉ
khoảng 200m
2
, hơn nữa vị trí không thuận lợi do nằm sâu bên trong khu vực đường
chính nờn cỏc phương tiện đi lại gặp nhiều khó khăn nên công ty quyết định chuyển
đến địa điểm mới đó là thị xã Sụng Cụng, nơi mà các khu công nghiệp đang phát triển.
khu vực này có diện tích rộng rãi khoảng hơn 5000m
2
. Do đó tạo điều kiện cho sự phát
triển của công ty.
Tháng 5 năm 2006 công ty đã chuyển văn phòng và nhà máy sản xuất về khu
công nghiệp Khuynh Thạch, phường Cải Đan, thị xã Sụng Cụng, tỉnh Thỏi Nguyờn.

Giấy phép kinh doanh số: 4600284350
Từ năm 2006 đến nay công ty đó cú những nỗ lực sản xuất và đó cú những
thành công nhất định trong quá trình hoạt động kinh doanh, cụ thể:
Năm 2007 doanh thu của công ty đạt tới mức 12.859.635.500đ và lợi nhuận sau
thuế đạt 850.658.900đ.
Năm 2008 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và mắc bệnh hàng loạt ở gia súc
dẫn đến việc kinh doanh gặp khó khăn, số lượng hàng hóa tiêu thụ được ít hơn nữa giá
cả thị trường lại phải hạ đi rất nhiều nên trong năm 2008 công ty đã bị lỗ
598.890.995đ.
Tuy nhiên năm 2009 công ty đã hết sức mình trong việc chuyển giao công nghệ
và tạo điều kiện ủng hộ nờn đó đạt được mức doanh thu là 17.702.212.413đ đạt mức
lợi nhuận là: 1.892.865.695đ, đóng góp rất nhiều trong tỉnh Thỏi Nguyờn.
Từ đó đến nay công ty luụn phỏt triển và đạt được nhiều danh hiệu do tỉnh Thỏi
Nguyờn trao tặng như: “ Tập thể lao động tiên tiến “ Công ty phát triển vững mạnh”…
Chớnh điều đó đã tạo động lực cho công ty không ngừng lớn mạnh và tạo điều kiện
cho hơn 100 lao động.
Ngày 1 tháng 2 năm 2012 công ty quyết định đổi tên công ty TNHH thức ăn
chăn nuôi Đại Minh thành CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT THÁI.
1.3.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
6
 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty.
Thức ăn gia súc gia cầm được sản xuất theo quy trình sau:
7
Nguyên liệu thô
Thùng tiếp liệu
Sàng tạp chất
Thùng chứa
Đĩa nam châm
Thùng tiếp nhận
Máy nghiền búa

Thùng chứa
Thùng chứa
Thành phần vi
lượng
Nguyên liệu mịn
Thùng tiếp liệu
Đĩa nam châm
Cân định lượng
Thùng chứa
Thành phẩm
Sàng viên
Sàng tạp chất
Vựa chứa sp viên
Cân và đóng bao
Làm nguội và bẻ
vụn
Rỉ đường
Ép viên
Máy trộn
Vựa chứa sp bột
Đĩa nam châm
Giai đoạn 1:
Nguyên liệu được chuẩn bị theo công thức đã định để đưa vào các bin. Bin là 1
khoang rộng chứa các loại nguyên liệu tổng hợp và được nối liờn hoàn với máy trộn.
Giai đoạn 2:
Nguyên liệu trong bin được chuyển tới máy trộn, tại đây có thể bổ xung thờm
cỏc thành phần vi lượng và chất béo để hoàn thiện thành phần của các loại cám.
Giai đoạn 3:
Sau khi trộn, hỗn hợp được chứa vào thùng chứa hỗn hợp
Giai đoạn 4:

Đây là giai đoạn cuối cùng định dạng cho sản phẩm. Ở giai đoạn trước sản
phẩm đang ở giai đoạn tổng hợp hoặc dạng bột, để dễ dàng cho việc bảo quản và sử
dụng, sản phẩm tiếp tục được được qua máy ép viên hoặc làm khô, sàng phân loại.
Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất sản phẩm, công việc cuối cùng là đóng
bao và nhập kho.
- Quy trình sản xuất được thực hiện theo 1 quy trình khép kín, có tính chuyên
môn hóa cao, tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và có những đặc điểm cở
bản sau:
- Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi được thực hiện trên dây chuyền thiết bị
được tự động hóa, gọn, phù hợp với quy mô nhỏ, khụng gõy ô nhiễm môi trường. Thức
ăn được sản xuất từ nguyên liệu có sẵn trong nước, được bổ xung các chế phẩm sinh
học tự sản xuất, kích thích vật nuôi ăn ngon, mau lớn.
- Chất lượng sản phẩm cao, sạch, hướng nạc, không chứa các chất tăng trưởng
bị cấm sử dụng như hoocmon, kháng sinh.
- Thức ăn được sản xuất dạng đạm đặc(chất lượng rất cao) hoặc tổng hợp, dạng
bột hoặc dạng viờn, cú thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng vật nuôi và từng giai
đoạn phát triển.
Chức năng lĩnh vực của công ty cổ phần phát triển Việt Thái
* Chức năng:
Công ty cổ phần phát triển Việt Thái sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia
súc, gia cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác trong miền Bắc và miền
Trung.
8
* Lĩnh vực:
- Sản xuất, chế biến, mua bán thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
cầm.
- Mua bán chất phụ gia, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
- Nhập khẩu thiết bị, máy móc, nhiên liệu phục vụ sản xuất thức ăn gia
súc, gia cầm, thủy cầm.
- Sản xuất và in ấn bao bì.

1.3.2.3. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của đơn vị
a, Cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty cổ phần phát triển Việt Thái được tổ chức bao gồm: Tổng giám đốc,
Giám Đốc, Kế toán trưởng và văn phòng chức năng.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty cổ phần phát triển Việt Thái
9
Tổng Giám Đốc
Giám Đốc Kế toán trưởng
Phòng kĩ thuật
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
hoạch
Phòng kế
toán
Phòng
nhân sự
Phân
xưởng sản
xuất
b, Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong công ty
Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ
của công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trước cơ quan quản
lý cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Là người phụ trách chung
chỉ đạo quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phòng kỹ thuật
+ Phòng kinh doanh
Kế toán trưởng: Phụ trách về tài chính và đồng thời chỉ đạo trực tiếp.
Giám đốc: Phụ trách về kinh doanh, bán hàng đồng thời trực tiếp chỉ đạo cỏc
phũng:

+ Phòng kế hoạch sản xuất.
+ Phòng kế toán
+ Phòng nhân sự
Cỏc phòng ban:
-Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường, dự đoán nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh
Gồm có 4 vùng kinh doanh:
+ Vùng Đông bắc
+ Vùng Tõy bắc
+ Vùng Bắc Giang, Thỏi Nguyờn, Hà Nội
+ Vùng Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng,
Quảng Bình, Quảng Trị.
- Phòng kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo 2 tổ KCS
Chịu trách nhiệm về kiểm tra nguyên liệu đầu vào trước khi nhập kho.
Kiểm soát thành phần đầu ra :
+ Chất lượng của sản phẩm
+ Kích thước của sản phẩm
+ Mẫu mã của sản phẩm
10
- Phòng kế hoạch: Định kì phải cân đối nguyên liệu để sản xuất theo đơn đặt
hàng của khách hàng, lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng theo đơn đặt hàng. Đồng
thời trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất(bao gồm 5 tổ).
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính, nguồn vốn hoạt động, lập
kế hoạch quản lý vốn, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời. trung thực về tình hình tài
chính của công ty. Đồng thời lập báo cáo tài chính phục vụ tốt yêu cầu quản trị của ban
lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng.
+ Lập phiếu thu, chi hàng ngày
+ Theo dõi công nợ: phải thu, phải trả
+ Có kế hoạch kinh phí chi trả công nợ, tiền lương cho
công nhân viên.

+ Xuất nhập hàng.
- Phòng nhân sự: Phụ trách các công việc về khối văn hóa xã hội, đời sống vật
chất, xây dựng các định mức lao động, tiền lương của công nhân viên trong công ty.
Lập kế hoạch phục vụ lao động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý nhân
sự, trợ giúp giám đốc trong công việc bổ nhiệm và tuyển dụng lao động của công ty.
Đồng thời trục tiếp chỉ đạo:
+ Đội bảo vệ
+ Hậu cần
Các tổ, đội:
- Tổ điều hành máy: Vận hành toàn bộ dây chuyền và chế tạo công cụ, dụng cụ
phục vụ cho sản xuất.
- Tổ nạp liệu: Nạp nguyên liệu đầu vào để nghiền trộn.
- Tổ ra bao: Đóng bao thành phẩm theo yêu cầu của phòng kế hoạch và chuyển
bàn giao cho thủ kho.
- Tổ vệ sinh: Quét dọn cho nguyên liệu, thành phẩm.
- Tổ bao bì: Lập kế hoạch thu mua phôi, bao bì(về in, gấp, lồng, may) theo kế
hoạch của phòng kế hoạch. Bàn giao thành phẩm hoàn thành cho phân xưởng sản
xuất.
11
- Đội bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản, an ninh trật tự công ty, quản lý các hoạt
đông ra vào công ty, lập kế hoạch phòng chống cháy nổ và các kế hoạch bảo vệ công
ty.
Các tổ như: Tổ nạp liệu, tổ điều hành máy, tổ ra bao, tổ vệ sinh đều phân công
làm 2 ca ngày và đờm. Cũn kế hoạch cụ thể tổ nào làm thời điểm nào sẽ do phòng kế
hoạch phân công.
Riêng đối với tổ bao bì do hoạt động thời vụ khi nào có yêu cầu của phòng kế
hoạch sẽ thực hiện công việc chuyên trách của mình và không cần theo ca như các tổ
khác.
Với bộ máy quản lý theo kiểu chức năng trực tuyến trờn cỏc bộ phận, cỏc phũng
ban đều chịu sự quản lý điều hành từ trên xuống nên công việc được thống nhất. Công

ty đã tổ chức một phòng kế toán duy nhất.
Tình hình lao động của công ty
Lao động là nhân tố quan trọng để hình thành nên quá trình sản xuất kinh
doanh. Đánh giá đúng vai trò lao động, xác định đúng chất lượng và số lượng lao động
luôn là vấn đề mang tính chiến lược, lâu dài của doanh nghiệp. Công ty cổ phần phát
triển Việt Thái cũng như các loại doanh nghiệp khác luôn luôn coi trọng nhân tố lao
động, tập trung bồi dưỡng nâng cao tay nghề và nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong
công ty. Trong công ty hiện nay tổng số lao động có 90 người, trong đó:
- Trình độ đại học: 19 người chiếm 21,11 %
- Trình độ cao đẳng: 7 người chiếm 7,77%
- Trung cấp chuyên nghiệp: 15 người chiếm 16,67%
- Trình độ khác: 49 người chiếm 54,45%
1.4 Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề
Nắm được quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn thịt
tại công ty cổ phần phát triển Việt Thái – thị xã Sụng Cụng, tỉnh Thỏi Nguyờn.
Hiệu quả của dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên của
công ty tới ngành công nghiệp chăn nuôi lợn thịt.
Nắm được quy trình công nghệ sản xuất cụ thể ở từng công đoạn sản xuất.
12
Đánh giá được chất lượng sản phẩm cũng như nguồn nguyên liệu đồng thời đưa
ra được một số định hướng nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất công ty.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Những hiểu biết về dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn thịt
Với lợi thế thời gian cho sản phẩm nhanh vì vậy ngành chăn nuôi lợn thịt luôn
được xem là đối tượng quan tâm và phát triển của đất nước.
Trong chăn nuôi, yếu tố dinh dưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại của
nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75 – 80 % tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm
thịt. Cho nên, muốn tăng hiệu quả kinh tế thì phải làm thế nào để chi phí đầu tư vào
thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Muốn vậy, người chăn nuôi phải có hiểu
biết và vận dụng kiến thức về dinh dưỡng cho lợn để từ đó cú cỏc biện pháp đầu tư vào

thức ăn hữu hiệu nhất, đem lại lợi ích kinh tế nhất.
Để đạt được mục đích chăn nuôi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện
nay thì việc tạo ra nhiều giống mới, giống cải tiến cho năng suất cao, tỷ lệ nạc nhiều
đồng thời phải tạo ra nguồn thức ăn dinh dưỡng, rẻ tiền và được cân bằng đầy đủ các
thành phần dinh dưỡng phù hợp với mục đích sản xuất của từng loại lợn, các giai đoạn
chăn nuôi khác nhau, cũng như hướng chăn nuôi khác nhau.
Đối với lợn thịt, nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt được chia ra làm 3 giai đoạn:
Lợn con khoảng 10 -30 kg, lợn choai khoảng 31 – 60 kg, lợn vỗ béo từ 61 kg trở nên.
Lượng thức ăn hàng ngày cho lợn thịt cần tăng dần theo lứa tuổi và khối lượng
lợn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cơ thể
 Tiêu chẩn ăn cho lợn con sau cai sữa:
13
Bảng 1.1: Thức ăn hỗn hợp của lợn con sau cai sữa 10 – 30 kg
STT Nguyên liệu Tỷ lệ %
1 Bột gạo, ngô rang 56,00
2 Bột đỗ tương rang 28,00
3 Bột cá tốt (55- 60 % protein) 7,00
4 Bột sữa khử bơ 5,00
5 L – lysine 0,70
6 DL – methionin 0,20
7 Tetracyline 0,40
8 Premix vitamin – khoáng 0,30
9 Dicalci phosphate 2,55
10 Muối 0,25
11 Tổng 100
12 Thành phần dinh dưỡng
13 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 31,00
14 Protein 20,00
15 Lysine 1,20
Nguồn: Nguyễn Hiền và CTV, 1998

Đối với lợn con sau cai sữa, nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng gồm: Protein
thô (20%), canxi (0,9%), phospho (0,45%), lysine (1,2%), methionin (0,2%), chất
14
béo (4%), chất xơ (5%) và muối (0,5%). Về khẩu phần ăn, lượng thức ăn tăng tăng
bình quân từ 50 – 100 g dần lên tương ứng với số lần tuổi của lợn con: Lợn 5 tuần
tuổi cần 300 g lượng thức ăn /con/ngày, lợn 6 tuần tuổi cần 350 g thức ăn/con/ngày,
lợn 7 tuần tuổi cần 450 g thức ăn/con/ngày, tăng dần lên đến lợn 10 tuần tuổi.
Về số bữa ăn, nên cho lợn ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, cho ăn đúng giờ và uống nước
tự do
 Tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt hướng nạc giai đoạn 31 – 60 kg
Bảng 1.2: Khẩu phần thức ăn lợn thịt hướng nạc giai đoạn 31 – 60 kg

STT Nguyên liệu Tỷ lệ %
1 Bột ngô 30
2 Cám gạo 24
3 Khoai khô 21
4 Bột cá lợ 8
5 Đỗ tương 15
6 Premix vitamin 1
7 Premix khoáng 1
8 Tổng 100
9 Trong đó 1 kg có
10 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3050
11 Protein thô % 17,2
12 Xơ thô % 4
13 Can xi % 0,90
14 Phospho % 0,79
Nguồn: Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm – Lê Hồng Mận
Đối với lợn thịt hướng nạc giai đoạn 31 – 60 kg, nhu cầu sử dụng các chất dinh
dưỡng gồm: Protein thô (17,2 %), canxi (0.90%), phospho (0.79%)

 Tiêu chẩn ăn cho lợn thịt hướng nạc giai đoạn 61 – 100 kg
15
Bảng 1.3: Khẩu phần thức ăn lợn thịt hướng nạc giai đoạn 61 – 100 kg
STT Nguyên liệu Tỷ lệ %
1 Bột ngô 35
2 Khoai khô 25
3 Sắn khô 20
4 Bột cá lợ 8
5 Đỗ tương 4
6 Khô lạc nhân 6
7 Premix vitamin 1
8 Premix khoáng 1
9 Tổng 100
10 Trong đó 1 kg có
11 Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3006
12 Protein thô % 15,1
13 Xơ thô % 4
14 Canxi % 0,85
15 Phospho % 0,75
16
Nguồn: Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm – Lê Hồng Mận
Đối với lợn thịt hướng nạc giai đoạn 61 – 100 kg, nhu cầu sử dụng các chất dinh
dưỡng gồm: Protein thô (15,1%), canxi (0,85%), phospho (0,75%).
 Tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt giai đoạn phát triển và vỗ béo
16
Bảng 1.4: Khẩu phần thức ăn hỗn hợp lợn thịt giai đoạn phát triển và vỗ béo
STT
Nguyên liệu % Lợn
10 –
30 kg

Lợn 31 – 60
kg
Lợn vỗ béo 61 – 100 kg
CT I CT II
1 1 2 3 4 5
2 Ngô 50
3 Tấm 20 - - 50
4 Cám 42 42 40 34
Bã bia 18 40 - 8
6 Bột cá 8 6 2 2
7 Khô lạc 10 10 6 4
8 Premix vitamin 1 1 1 1
9 Khoáng 1 1 1 1
10 Tổng 100 100 100 100
11 Trong 1 kg có
12 Năng lượng trao đổi
(kcal/kg) - - 2921 2828
13 Protein %) 17,42 15,30 13,3 13,1
Nguồn: chế biến thức ăn gia súc gia cầm – Lê Hồng Mận
17
Bảng 1.5: Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn (%)
Loại lợn ME
(Kcal/
kg)
Protein Lys Met Met
+
cys
Thr Try Ca P
tổng
số

P
hữu
ích
NaCL
Giống ngoại
Lợn con tập ăn 7
kg
3300 22,5 1,65 0,45 0,94 1,04 0,33 O,90 0,70 0,55 0,50
Lợn con 7 – 12 kg 3300 22,0 1.50 0,41 0,86 0,95 0,30 0,90 0,70 0,55 0,50
Lợn thịt 12 – 20 kg 3300 20.0 1,35 0,36 0,77 0,85 0,27 0,80 0,65 0,40 0,50
Lợn thịt 20 – 35 kg 3200 18,0 1,10 0,30 0,63 0,69 0,22 0,70 0,60 0,35 0,50
Lợn thịt 35 – 60 kg 3200 16,0 0,90 0,24 0,51 0,57 0,18 0,70 0,60 0,35 0,50
Lợn thịt 60 – 100
kg
3200 13,0 0,70 0,19 0,40 0,44 0,14 0,70 0,60 0,35 0,50
Lợn lai ngoại – nội
Lợn con tập ăn – 7
kg
3300 20,0 1,35 0,36 0,77 0,85 0,27 0,80 0,65 0,40 0,50
Lợn con 7 – 15 kg 3200 18,0 1,10 0,30 0,63 0,69 0,22 0,70 0,60 0,35 0,50
Lợn thịt 15 – 30 kg 3200 16,0 0,90 0,24 0,51 0,57 0,18 0,70 0,60 0,35 0,50
Lợn thịt 30 -60 kg 3200 14,0 0,75 0,20 0,43 0,47 0,15 0,70 0,60 0,35 0,50
Lợn thịt 60 – 100
kg
3200 12,5 0,65 0,18 0,38 0,42 0,13 0,70 0,60 0,35 0,50
Nguồn: Lã Văn Kính, Thức ăn chăn nuôi số 2/2004
1.5.2. Những hiểu biết về công nghệ quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
Ngày nay, thức ăn hỗn hợp được cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng, đầy đủ
để phù hợp với nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gia súc và gia cầm cũng như mục
18

tiêu sản xuất của người tiêu dùng. Để cân bằng các chất dinh dưỡng trong thức ăn như:
protein, các chất khoáng, năng lượng, vitamin… trong thức ăn hỗn hợp dạng viên đáp
ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt trong ngành chăn nuôi lợn thịt.
Đó là nội dung chính của công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên trong ngành
chế biến thức ăn chăn nuôi.
Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm được sử dụng trên thế
giới và nước ta tương tự nhau. Các thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ thường
giống nhau về mặt nguyên tắc hoạt động. Tuy vậy thiết bị và dây chuyền sản xuất của
từng hãng sản xuất khác nhau, có những đặc điểm riờng cú những đặc tính kĩ thuật
khác nhau.
19
1.5.2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
1.5.2.2. Nguyên liệu sử dụng trong công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên:
 Nhóm thức ăn giàu năng lượng:
Gồm những thức ăn nhiều tinh bột, đường như: Ngụ, thúc, gạo, cám gạo, bột sắn,
bột khoai khối lượng nhóm thức ăn này chiếm từ 70 – 80% khối lượng thức ăn hỗn
hợp, yêu cầu đảm bảo không ẩm, mốc, thối (độ ảm dưới 13%), thức ăn được sàng sạch
không bụi bẩn, không tạp chất.
a) Ngô:
Gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Giống như các loại ngũ cốc khỏc ngụ
chứa nhiều vitamin E, ít vitamin D và B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ
20
Nguyên liệu thô
Thùng tiếp liệu
Sàng tạp chất
Thùng chứa
Đĩa nam châm
Thùng tiếp nhận
Máy nghiền búa

Thùng chứa
Thùng chứa
Thành phần vi
lượng
Nguyên liệu mịn
Thùng tiếp liệu
Đĩa nam châm
Cân định lượng
Thùng chứa
Thành phẩm
Sàng viên
Sàng tạp chất
Vựa chứa sp viên
Cân và đóng bao
Làm nguội và bẻ
vụn
Rỉ đường
Ép viên
Máy trộn
Vựa chứa sp bột
Đĩa nam châm
yếu dưới dạng kém hấp thụ là phytat. Ngô có tỷ lệ tiờu hoỏ năng lượng cao, giá trị
protein thấp, thiếu axit amin.
Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc, gia cầm và loại thức ăn rất giàu
năng lượng, 1kg ngô hạt có 3200 – 3300 kcal ME. Ngụ cũn có tính chất ngon miệng
đối với lợn, tuy nhiên nếu dùng làm thức ăn chính cho lợn thì sẽ làm cho mỡ lợn trở
nên nhóo. Ngụ thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại
thức ăn khác.
b) Cám gạo:
Cám gạo: là sản phậm phụ của lúa khi xay xỏt. Cỏm gạo bao gồm một số thành

phần chính như vỏ cám, hạt phôi, gạo, trấu và một ít tấm. Cám là nguồn B
1
phong phú,
ngoài ra cũn cú cả vitamin B
6
và Biotin, 1kg cỏm cú khoảng 22mg B
1
, 13mg B
6
,
0,43mg Biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11 – 13% protein thô,
10 – 15% lipit thô, 8 – 9% chất xơ thụ, khoỏng tổng số 9 – 10%. Dầu cám chủ yếu là
các axit béo không no nên dễ bị oxy hoá làm cám bị ôi, giảm chất lượng và trở nên
đắng khột. Nờn cần ép hết dầu để cám được bảo quản lâu hơn và thơm hơn.
Cám gạo là nguồn phụ phẩm rất tốt cho vật nuôi và dựng cỏm có thể thay thế một
phần thức ăn tinh trong khẩu phần của lợn
 Nhóm thức ăn giàu protein:
Thức ăn giàu protein rất quan trọng trong việc chăn nuôi lợn thịt, tỷ lệ nạc cao
không không thể thiếu được trong thức ăn hỗn hợp. Nguyên liệu gồm đỗ tương, khô
đỗ, khô lạc, cá, bột cá, bột xương. Khối lượng nhóm thức ăn này chiếm 20 – 30% khối
lượng thức ăn hỗn hợp. Yêu cầu chất lượng các loại thức ăn này là đỗ tương phải được
xử lý nhiệt trước khi cho ăn, các loại khô đỗ, khô lạc còn thơm không lẫn tạp chất,
không thối mốc, không đổi màu, không đổi mựi. Cỏc loại cá như bột cá đảm bảo còn
thơm không lẫn tạp chất, không thối mốc, đúng hũn, tỷ lệ muối không quá 10%.
a) Đậu tương và khô dầu đậu tương:
♦ Đậu tương: Là một trong những loại hạt họ đậu dùng phổ biến đối với vật nuôi.
Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô trong đó chứa đầy đủ các axit amin cần
21
thiết như lyzin, cystin, và 16 – 21% lipit, năng lượng chuyển hoá 3350 – 3400 kcal
ME/ kg.

♦ Khô dầu đậu tương: Là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ đậu tương. Là
một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Cũng
giống như bột đậu tương khô dầu đậu tương cũng có hàm lượng protein cao khoảng 42
– 45% theo vật chất khô, năng lượng chuyển hoá thấp hơn 2250 – 2400 kcal ME/ kg
b) Lạc và và khô dầu của lạc, vừng:
♦ Lạc: ít được sử dụng trong chăn nuôi mà thường dùng phụ phẩm của nghành
chế biến dầu từ lạc.
♦ Khô dầu của lạc, vừng:Trong khô dầu lạc có 30-38% protein thô, axit amin
không cân đối, thiếu lyzin, cystin, methionin. Ngoài ra khô dầu lạc rất ít vitamin B
12
do
vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn
giàu vitamin B
12
c) Bột thịt, bột xương:
Là sản phẩm phụ của nghành chế biến thịt và xương động vật. Sau khi đem say
nhỏ và sấy khô, bột thịt và bột xương có thể được sản xuất ở hai dạng khô và ẩm.
- Ở dạng khụ cỏc nguyên liệu được đung nóng trong một bếp hơi để tách mỡ,
phần còn lại là bã.
- Ở dạng ẩm các nguyên liệu được đun nóng bằng hơi nước có dòng điện chạy
qua, sau đó rút nước, ép để tỏch bó và sấy khô.
Bột thịt chứa 60 – 70 % protein thô, bột thịt xương chứa 45 – 50 % protein thô,
chất lượng protein cả hai loại này cao nhưng axit amin hạn chế là methionin và
tryptophan. Mớ dao động từ 3 – 13 %, trung bình là 9%
d) Bột cá:
Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu protein,
chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối có
nhiều axit amin chứa lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối, giàu vitamin
B
1

, B
12
ngoài ra còn vitamin A và D.
Hàm lượng dinh dưỡng của 1kg bột cỏ cú 0,9-1,5 đơn vị thức ăn, 480-630g
protein tiờu hoỏ, 20-80g Ca, 15-60g P.
22
 Nhóm thức ăn bổ sung:
Tỷ lệ thức ăn này chiếm rất ít trong thức ăn hỗn hợp từ 1 -3%, song vô cùng quan
trọng không thể thiếu được trong việc chế biến thức ăn hỗn hợp. Những thức ăn này
cung cấp khoáng, vitamin và acid amin không thay thế thường thiếu trong thức ăn
(ligin). Yêu cầu chất lượng của các thức ăn này dảm bảo không ẩm mốc, đúng vún,
chuyển màu, chuyển mùi.
a) Thức ăn bổ sung đạm: Nấm men: Hiện nay ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng
men: men gia súc khô và men ủ.
- Nấm men gia súc khô:
Là sinh khối khô của các chủng nấm men bia (Saccharomyces), các chủng nấm
men gia súc thuần tuý như Torula utilis, Torula lipolitica, Candida utilis,
Saccharomyces serevisiae. Các chủng nấm men này được sản xuất ở các nhà máy
chuyên môn hay được tách từ dấm chín và bã rượu của quá trình sản xuất rượu, bia.
Nấm men gia súc nói chung thành phần dinh dưỡng rất cao và hoàn chỉnh, đó là loại
thức ăn bổ sung đạm và vitamin rất tốt cho gia súc và gia cầm.
Liều lượng sử dụng nấm men khô trong khẩu phần thức ăn 3-5% nếu tăng tỷ lệ
thì giá thành thức ăn hỗn hợp tăng.
- Men ủ: Ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men ủ: men ủ tươi, men ủ khô chủ yếu để
nuôi lợn, nuụi bũ, một ít dùng để nuôi gia cầm.
*Đặc điểm của men ủ:
Là chủng nấm men Saccharomyces serevisiae được nuôi cấy thuần khiết hoặc
được phát triển trên môi trường cơ bản là tinh bột và các chất bổ trợ khác (các vị thuốc
bắc hoặc thuốc nam theo đơn thuốc dân tộc, địa phương hay gia truyền) để thu được
dạng chế phẩm men khô. Thức ăn gia súc với khẩu phần chủ yếu là tinh bột (tấm, cám,

bột ngô, bột sắn, bột khoai lang…) được nấu chín, làm nguội, trộn lẫn với chế phẩm
men ở trên rồi mang ủ trong 24-48 giờ.
Khi sử dụng nấm men, nhất là men ủ cho gia súc ăn sẽ mang lại nhiều hiệu quả:
- Thức ăn có khẩu vị tốt nên con vật ăn được nhiều.
- Tăng tỷ lệ tiờu hoỏ của thức ăn, hạn chế được các loại ký sinh đường ruột.
- Làm tăng trọng thêm 5-10% và giảm tiêu tốn thức ăn là 10-15%.
23
- Cải thiện được một phần chất lượng của thức ăn, nhất là các loại thức ăn bột
đường nghèo protein và vitamin. Điều này rất quan trọng đối với tình hình thức ăn và
chăn nuôi của nước ta hiện nay.
b) Thức ăn bổ sung khoáng:
Đối với vật nuôi chất khoáng cũng quan trọng như protein. Chính vì thế thiếu
khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản
xuất sút kém. Do đó cần bổ sung khoáng vào thức ăn hỗn hợp để đảm bảo nhu cầu về
khoáng của vật nuôi.
*Nguồn các chất khoáng làm thức ăn gia súc:
- Các loại thức ăn cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng
- Các loại hoá chất cung cấp các nguyên tố vi lượng được sử dụng phổ biến trong
sản xuất thức ăn gia súc là:
Coban: CoCO
3
.CoSO
4
.7H
2
O, CoCl
2
.6H
2
O, Co(CH

3
COO)
2
.4H
2
O
Đồng: CuSO
4
.5H
2
O
Sắt: FeSO
4
Kẽm: ZnSO
4
.6H
2
O, ZnCO
3
Mangan: MnO
2
, MnSO
4
.4H
2
O
Iot: KI
*Một số nguyên liệu dùng trong hỗn hợp:
- Bột vôi chết: Là loại vôi sống quét tường nhà còn nguyên cục hay ở dạng bột.
Nếu pha nước dùng ngay hoặc để sát trùng chuồng trại.

Còn bột vôi chết là do ngâm nước lâu ngày hoặc ngâm đi xả lại nhiều lần cho bớt
độc ít nhất là 7 lần, sau đó đem phơi khô để bổ sung vào thức ăn của lợn (lợn nuôi con
cần nhiều hơn lợn nuôi thịt).
- Bột vỏ sò: Dùng vỏ nghờu, sũ, ốc, hến xay nhuyễn bổ sung vào thức ăn gia súc,
gia cầm nhưng thực tế thỡ khụng vỡ khó tiêu hóa và hấp thụ. Khi trộn vào thức ăn gia
súc ăn không đủ lượng vôi trong bột sò do bị lắng cặn xuống đáy máng ăn. Muốn gia
súc, gia cầm dễ tiêu hoá và hấp thụ tốt thì cần phải phi ở nhiệt độ thích hợp tức là sấy
bột sò hoặc vỏ sò mềm ra rồi nghiền thành bột.
24
- Muối ăn: Bổ sung vào cho thức ăn gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Các loại
muối thường dùng là muối trong cá khô hoặc muối hạt cung cấp NaCl, một ít Iot.
Trong khẩu phần thức ăn cần bổ sung lượng muối thích hợp, nếu tăng quá nhiều sẽ gây
ngộ độc, tiêu chảy hoặc phù thũng.
Thường bổ sung muối hàm lượng ≤1% trong hỗn hợp.
- Thức ăn bổ sung kháng sinh:
*Tác dụng của kháng sinh:
- Kháng sinh có tác dụng kích thích sinh trưởng. Lợn ăn thức ăn có bổ sung kháng
sinh tăng trọng hơn đối chứng 15-20%, gà 7-10%. Kháng sinh còn làm gà mái đẻ nhiều
trứng hơn 9-10% và tăng tỷ lệ nở của trứng.
- Khỏng sinh giúp cho con vật khoẻ mạnh, hạn chế còi cọc, hạn chế bệnh tiêu
chảy và rối loạn tiờu hoỏ.
- Kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Nếu thức ăn cú thờm kháng sinh
thì cứ tăng 100 kg thể trọng tiết kiệm được 15-20kg thức ăn.
*Điều kiện sử dụng kháng sinh:
- Kháng sinh chỉ có tác dụng mạnh với con vật chưa trưởng thành, còn đối với gia
súc đang tiết sữa kháng sinh có tác dụng không rõ ràng.
- Hạn chế chính của việc dùng kháng sinh cho vật nuôi là tạo ra những kháng
nguyên có tác dụng hạn chế hoặc làm mất hoạt tính của kháng sinh. Vì thế ở một số
nước không dùng kháng sinh vào chăn nuôi, người ta áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trong
điều kiện vô trùng để tạo ra con giống không mang bệnh.

Bảng 1.5: Những loại kháng sinh được dùng trong thức ăn bổ sung
Aureomycine Spiramycine
Tetramycine Oleandomycine
Penicilline Neomycine
Bacitracine Framycetine
Erythromycine Biomycine
Các chất bổ sung khác:
Các chất chống oxy hóa:
25

×