Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận Phong cách lãnh đạo của tổng thống nelson mandela tại nam phi giai đoạn 1994-1995

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.57 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN: TÂM LÝ & NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
ĐỀ TÀI: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
TỔNG THỐNG NELSON MANDELA TẠI NAM PHI
GIAI ĐOẠN 1994-1995
Nhóm : 1
Lớp : Cao học K19 QTKĐ Đêm 5
GVHD: TS. Huỳnh Thanh Tú
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09, năm 2011
NHÓM 1
1) Trần Thị Tố Quyên (Nhóm trưởng)
2) Nguyễn Thị Phương Hiếu
3) Nguyễn Viết Trọng Hiếu
4) Nguyễn Đình Hoàng
5) Nguyễn Thị Quỳnh Như
6) Lê Quang Hoàng Phong
7) Trần Quốc Phong
8) Trần Thị Hữu Phúc
9) Nguyễn Thị Phương
10) Trần Phước Quan
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài
Phạm vi đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH 2
LÃNH ĐẠO
1.1. Các khái niệm 2
1.1.1. Lãnh đạo


1.1.2. Phong cách lãnh đạo 2
1.1.2.1. Phân loại phong cách lãnh đạo theo nghiên cứu của
Kurt Lewin: chia làm 3 loại
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ
c. Phong cách lãnh đạo tự do
1.1.2.2. Mô hình của trường đại học Ohio
a. Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người
b. Phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc
1.1.2.3. Tình huống về lựa chọn phong cách lãnh đạo
a. Thế nào là phong cách lãnh đạo theo tình huống
b. Quản lý kiểu hướng dẫn
c. Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu”
d. Quản lý kiểu hỗ trợ
f. Các yêu cầu đối với lãnh đạo tình huống:
g. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo:
h. Các tình huống lãnh đạo cụ thể
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHONG 11
CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG THỐNG NELSON
MANDELA
2.1. Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo của tổng thống 11
Nelson Mandela
2.1.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ
2.1.1.1. Tạo ra bầu không khí cởi mở, thân thiện, quan tâm và
khuyến khích nhân viên bày tỏ quan điểm
2.1.1.2. Thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng, đánh giá cao những năng
lực và nỗ lực của nhân viên
2.1.1.3. Ông luôn lắng nghe ý kiến của cấp dưới cho dù là những
ý kiến trái chiều, và sẵn lòng giải thích cặn kẽ:
2.1.1.4. Hạch định trước và đưa ra các mong đợi rõ ràng

2.1.1.5. Hướng dẫn và truyền cảm hứng để cấp dưới có thể làm
tốt hơn, giúp họ vượt lên trên những giới hạn của bản thân họ.
2.1.1.6. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên nhưng Ông để
họ tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ
2.1.1.7. Lãnh đạo cách làm gương cho nhân viên
2.1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán
2.2. Đánh giá phong cách lãnh đạo của tổng thống Nelson Mandela 16
2.2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ
2.2.1.1. Ưu điểm
2.2.1.2. Nhược điểm
2.2.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán.
2.2.2.1.Ưu điểm
2.2.2.2. Nhược điểm
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH 18
LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG THỐNG NELSON MANDELA
3.1. Mục tiêu 18
3.2. Giải pháp để để hoàn thiện phong cách dân chủ. 18
3.2.1. Giải pháp phát huy ưu điểm của phong cách dân chủ.
3.2.1.1. Để tạo ra sự tự tin cho nhân viên, giúp họ vượt qua
những giới hạn và hoàn thiện bản thân
3.2.1.2. Để xây dựng sự tin tưởng, trung thành, và sự tận tụy của
nhân viên
3.2.1.3. Để xây dựng tinh thần đoàn kết, phát huy sự sáng tạo và sức
mạnh tập thể trong nội bộ
3.2.2. Giải pháp khắc phục nhược điểm của phong cách dân chủ
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo độc đoán 19
3.3.1. Giải pháp phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc
đoán
3.3.1.1. Để nhanh chóng ổn định tình hình, giải quyết mâu thuẫn
3.3.1.2. Để nắm bắt thời cơ thuận lợi để tạo dựng hình ảnh Nam

Phi kiểu mới
3.3.1.3. Tăng sự ủng hộ của người da trắng, làm giảm thành kiến
của người da trắng đối với người da đen
3.3.1.4. Giúp người dân Nam Phi vượt qua nỗi sợ hãi và những
hạn chế của bản thân, khám phá những trải nghiệm mới
3.3.1.5. Thể hiện sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc,
đe dọa các thế lực chống đối trong và ngoài nước
3.3.1.6. Tăng uy tín và khẳng định tài năng lãnh đạo của
Tổng thống Nelson Mandela
3.3.2. Giải pháp để khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh
đạo độc đoán
3.3.2.1. Khắc phục nhược điểm tạo cơ hội để các thế lực chống
đối xuyên tạc, chống phá thành quả cách mạng
3.3.2.2. Khắc phục sự hoài nghi, lo lắng, phản đối, bất mãn của
các quan chức và người dân da đen trong chính quyền mới
3.3.2.3. Khắc phục việc xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo
chuyên quyền
3.3.2.4. Giảm rủi ro thất bại của quyết định độc đoán
3.4. Kiến nghị 22
Kiến nghị đối với cộng đồng quốc tế
KẾT LUẬN 23
Kết quả và ý nghĩa của đề tài
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Trong điều kiện môi trường thay đổi liên tục như hiện nay, lãnh đạo trở
thành vấn đề thu hút sự quan tâm rộng rãi không chỉ của các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp mà còn của cả những người lãnh đạo đất nước. Để đối mặt với sự
thay đổi và lãnh đạo đội ngũ nhân viên khác nhau về nhiều mặt như năng lực,
kinh nghiệm, đặc điểm tâm lý,…thì đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết vận dụng

linh hoạt các phong cách lãnh đạo để có thể hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của Tổng Thống Nelson Mandela sẽ
cung cấp nền tảng lý thuyết cũng như bài học thực tiễn quan trọng giúp các nhà
lãnh đạo có thể hiểu và vận dụng các phong cách lãnh đạo phù hợp cho tổ chức
của mình.
Phạm vi đề tài.
Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là một trong những nhà lãnh đạo
kiệt xuất của nhân loại. Ông đã lãnh đạo Nam Phi vượt qua những giai đoạn
khó khăn nhất trong lịch sử của nó. Cả cuộc đời, Ông đấu tranh chống chủ
nghĩa Aparthied, lãnh đạo đất nước hướng đến xây dựng một nước Nam Phi
kiểu mới vì một nền dân chủ và hòa giải dân tộc.
Phong cách lãnh đạo của Ông luôn là bài học sống động và quý giá cho các
thế hệ lãnh đạo trên thế giới.
Phạm vi của đề tài dựa trên bối cảnh Nam Phi giai đoạn 1994-1995, trong
đó tập trung làm rõ các phong cách lãnh đạo mà Tổng thống đã sử dụng để lãnh
đạo Nam Phi trong những hoạt động hướng tới Giải vô địch thế giới môn Bóng
bầu dục 1995.
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Lãnh đạo:
- Là làm cho công việc được hoàn thành bởi người khác.
- Là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước.
- Là tìm cách ảnh hưởng người khác để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Là khơi dậy nổ lực của nhân viên để họ thực hiện công việc tốt hơn.
- Là giúp tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn.
1.1.2. Phong cách lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo
thường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
1.1.2.1. Phân loại phong cách lãnh đạo theo nghiên cứu của Kurt Lewin: chia

làm 3 loại:
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán.
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi
quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí
của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân
viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không
kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả.
Giao tiếp: từ trên xuống dưới.
Đối tượng sử dụng: những người có thái độ chống đối, những người không
tự chủ.
Ưu điểm:
- Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
- Nó cần thiết khi tập thể mới thành lập.
- Khi tập thể đó nhiều mâu thuẫn không thống nhất.
2
- Nhấn mạnh vào kết quả dự báo trước, chính xác, trật tự.
Nhược điểm:
- Triệt tiêu tính sáng tạo của quần chúng.
- Bóp nghẹt tính chủ động sáng tạo của cấp dưới.
- Hiệu quả công việc thấp khi không có lãnh đạo.
- Không khí làm việc căng thẳng, dễ gây hấn.
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ.
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia
vào việc khởi thảo các quyết định.
Kiểu quản lý này tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp
dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
Đối tượng sử dụng: những người có tinh thần hợp tác, những người thích

sống tập thể.
Ưu điểm:
- Cấp dưới phấn khởi hồ hởi làm việc.
- Khai thác sáng kiến của mọi người.
- Nhận được sự cam kết của cấp dưới thông qua sự tham gia của họ.
Nhược điểm:
- Tốn kém thời gian.
- Người lãnh đạo nhu nhược sẽ theo đuôi cấp dưới.
c. Phong cách lãnh đạo tự do
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được
quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những
quyết định được đưa ra.
3
- Các thành viên của nhóm tự thực hiện công việc theo cách tốt nhất mà họ
có thể.
- Giao tiếp theo chiều ngang.
- Đối tượng sử dụng: những người có đầu óc cá nhân, những người nội
hướng.
Ưu điểm:
- Phát huy cao sáng kiến của mọi người.
- Cho phép cấp dưới thực hiện công việc khi thấy phù hợp mà không cần sự
can thiệp của lãnh đạo.
Nhược điểm:
- Dễ sinh ra hiện tượng hỗn loạn, vô tổ chức.
- Năng suất lao động thấp, lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.
1.1.2.2. Mô hình của trường đại học Ohio.
Theo mô hình này, các nhà quản lý có thể tập trung sự khuyến khích, động
viên của mình theo hai hướng: chú trọng đến con người và chú trọng đến công
việc.
a. Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người.

Phong cách lãnh đạo chú trọng đến con người có đặc trưng nổi bật là sự
quan tâm đến đời sống, lợi ích và gần gũi, lắng nghe ý kiến nhân viên. Các nhà
lãnh đạo theo phong cách này cố gắng tạo ra bầu không khí thân thiện và dễ
chịu nơi làm việc.
Do đó đem lại cho nhân viên ham muốn hoàn thành công việc của họ một
cách hoàn hảo và điều đó khiến cho công việc của họ được thực hiện dễ dàng
hơn.
Nhà lãnh đạo tìm kiếm sự nhất trí của cấp dưới bằng cách đối xử với họ dựa
trên sự tôn trọng cá nhân và phẩm giá, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng
quyền hạn. Những hành vi của nhà lãnh đạo ân cần là:
- Biểu lộ sự đánh giá cao khi nhân viên hoàn thành tốt một công việc.
4
- Không đòi hỏi quá mức mà người nhân viên có thể thực hiện.
- Giúp đỡ nhân viên giải quyết những vấn đề riêng tư của họ.
- Đối xử một cách thân thiện và gần gũi với nhân viên.
- Khen thưởng kịp thời những nhân viên hoàn thành tốt công việc.
b. Phong cách lãnh đạo chú trọng đến công việc.
Đặc trưng nổi bật của phong cách này là những hoạt động hoạch định, tổ
chức, kiểm soát và phối hợp các hoạt động của cấp dưới. Phong cách này dựa
trên cơ sở những giả thiết của thuyết X.
Những hành vi điển hình của nhà lãnh đạo chú trọng vào công việc bao
gồm:
- Phân công nhân viên đảm nhiệm vào công việc cụ thể.
- Thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá thành tích.
- Cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cho nhân viên theo yêu cầu
của công việc.
- Lập biểu đồ tiến hành công việc cho các thành viên của nhóm đảm nhận.
- Khuyến khích áp dụng những quy trình thống nhất.
Do hai nhóm hành vi quan tâm tới công việc và quan tâm tới con người là
tương đối độc lập với nhau nên có thể có 4 phong cách lãnh đạo: (1) Quan tâm

tới công việc cao và con người thấp; (2) Quan tâm tới công việc cao và con
người cao; (3) Quan tâm tới công việc thấp và con người cao; (4) Quan tâm tới
công việc thấp và con người thấp.
Bốn dạng phong cách này được thể hiện qua sơ đồ :
5
Công việc: Ít
Con người: Nhiều
S3
Công việc: Nhiều
Con người: Nhiều
S2
Công việc: Ít
Con người: Ít
S4
Công việc: Nhiều
Con người: Ít
S1

- Ô S1: Người lãnh đạo chủ yếu hướng tới việc làm cho công việc được
thực hiện, sự quan tâm tới con người là thứ yếu.
- Ô S2: Người lãnh đạo theo đuổi việc đạt tới năng suất cao trong sự cân đối
giữa việc làm cho công việc được thực hiện và duy trì sự đoàn kết, gắn bó của
nhóm và tổ chức.
- Ô S3: Người lãnh đạo theo đuổi việc động viên sự hài hòa của nhóm và
thỏa mãn các nhu cầu xã hội của người dưới quyền.
- Ô S4: Người lãnh đạo giữ vai trò thụ động và để mặc tình thế diễn ra.
1.1.2.3. Tình huống về lựa chọn phong cách lãnh đạo.
a. Thế nào là phong cách lãnh đạo theo tình huống.
Không có phong cách lãnh đạo nào tốt nhất. Thực tế, việc quản lý hiệu quả
đòi hỏi nhiều phong cách quản lý khác nhau.

Lãnh đạo theo tình huống bao gồm việc sử dụng bốn phong cách quản lý
khác nhau:
- Quản lý theo kiểu hướng dẫn.
- Quản lý theo kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu”.
- Quản lý theo kiểu hỗ trợ.
- Phong cách phân cấp hay ủy quyền.
b. Quản lý kiểu hướng dẫn:
6
Quan tâm đến con người
NhiềuÍt
Ít
Nhiều
Quan tâm tới công việc
- Nhà quản lý sẽ hướng dẫn nhân viên làm thế nào để hoàn thành công việc,
kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhân viên và tự mình đưa ra hầu hết quyết
định.
- Đây là phong cách thích hợp nhất để quản lý nhân viên mới vào nghề hoặc
đối với những người thực hiện công việc không tốt.
- Tuy nhiên, nếu nhà quản lý chỉ sử dụng một phong cách này thì sẽ trở
thành tiểu tiết, độc đoán.
c. Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu”:
- Nhà quản lý liên tục đưa ra các định hướng và buộc nhân viên cùng tham
gia giải quyết vấn đề và tham gia vào quá trình ra quyết định.
- Để thực hiện được điều này, cần lôi kéo ý kiến của nhân viên, trả lời các
câu hỏi được nêu ra và thể hiện sự hứng thú bàn bạc công việc với từng cá
nhân.
- Phong cách này thích hợp khi nhân viên không còn là người mới đối với
công việc nhưng cũng chưa đủ khả năng hoặc sự tự tin về khả năng thực hiện
công việc của mình.
d. Quản lý kiểu hỗ trợ:

- Nhà quản lý sử dụng phong cách này khi nhân viên của anh ta đã có khả
năng thực hiện một công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin.
- Theo phong cách này, nhà quản lý là nơi để nhân viên nêu ra những lo
ngại và để bàn bạc về những khó khăn.
- Tuy nhiên, thay vì giải quyết họ, nhà quản lý chỉ hỗ trợ họ. Làm như vậy
sẽ tăng cường tính độc lập và sự tự tin của nhân viên.
e. Phong cách phân cấp hay ủy quyền:
- Sử dụng đối với nhân viên có cả kỹ năng và sự tự tin trong việc xử lý công
việc.
- Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phong cách này trước khi nhân viên của bạn
sẵn sàng cho những công việc thì họ có thể sẽ cảm thấy rằng bạn đã bỏ rơi họ.
f. Các yêu cầu đối với lãnh đạo tình huống:
7
- Liên tục thay đổi phong cách quản lý để phù hợp với sự phát triển về kỹ
năng, kinh nghiệm và sự tự tin của nhân viên. Nếu không sẽ khiến nhân viên
không thể phát triển được.
- Sẵn sàng sử dụng các phong cách khác nhau với cùng một người bởi trong
khi anh ta có thể tự tin và có khả năng thực hiện một việc này thì một việc mới
giao cho anh ta sẽ lại đòi hỏi một phong cách quản lý khác.
- Luôn luôn thực hiện quản lý với mục tiêu làm cho nhân viên của mình
phát triển kỹ năng và tăng tính độc lập hơn.
- Lãnh đạo theo tình huống đã trở thành một cách tiếp cận phổ biến trong
quản lý con người bởi nó tính đến sự khác biệt giữa các nhân viên. Học cách
tiếp cận này, công việc của bạn sẽ trôi chảy hơn vì nhân viên của bạn sẽ học
được cách tự quản lý mình.
g. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo:
- Thời gian là bao nhiêu.
- Các mối quan hệ được dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng hay dựa trên sự
thiếu tôn trọng.
- Ai là người nắm giữ thông tin: bạn, các nhân viên hay cả hai?

- Các nhân viên được huấn luyện ra sao và bạn hiểu rõ các nhiệm vụ như
thế nào?
- Các mâu thuẫn nội bộ.
- Mức độ sức ép.
- Kiểu nhiệm vụ. Đó là kiểu cấu trúc, phi cấu trúc, phức tạp hay đơn giản.
- Luật lệ hay các quy trình thủ tục được thiết lập.
h. Các tình huống lãnh đạo cụ thể:
h1. Theo thâm niên công tác:
- Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các nhân viên mới, những
người còn đang trong giai đoạn thử việc.
- Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình
độ.
- Nhờ đó, nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kỹ năng mới. Đây
sẽ là một môi trường hoàn toàn mới dành cho các nhân viên.
8
h2. Theo các giai đoạn phát triển của tập thể:
- Giai đoạn bắt đầu hình thành là giai đoạn tập thể chưa ổn định. Mọi thành
viên thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên
sử dụng phong cách độc đoán.
- Giai đoạn tương đối ổn định. Khi các thành viên chưa có sự thống nhất, tự
giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao nên dùng kiểu lãnh
đạo mềm dẻo, linh hoạt.
- Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh
thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao nên dùng kiểu dân chủ hoặc tự
do.
h3. Dựa vào tính khí của nhân viên:
- Đối với tính khí sôi nổi-nóng nảy.
- Đối với tính khí trầm tư-nhút nhát.
h4. Dựa vào giới tính:
Phụ nữ thường hay làm việc tốt hơn dưới sự chỉ huy độc đoán.

h5. Theo trình độ của nhân viên:
- Sử dụng phong cách lãnh đạo ủy thác đối với các nhân viên hiểu rõ về
công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo.
- Nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi thứ. Các nhân viên cần làm
chủ công việc của họ.
- Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều kiện để làm
những công việc khác cần thiết hơn.
h6. Dựa theo tuổi:
- Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với người hơn tuổi.
- Trái lại đối với người nhỏ tuổi thì dùng kiểu độc đoán.
h7. Cần độc đoán với:
- Những người ưa chống đối.
- Không có tính tự chủ.
- Thiếu nghị lực.
- Kém tính sáng tạo.
h8. Cần dân chủ với:
9
- Những người có tinh thần hợp tác.
- Có lối sống tập thể.
h9. Nên tự do với:
- Những người không thích giao thiệp.
- Hay có đầu óc cá nhân chủ nghĩa.
h10. Với tình huống bất trắc:
- Với một số tình huống đòi hỏi ta phải hành động khẩn trương và kịp thời,
chẳng hạn như hỏa hoạn.
- Mọi nỗ lực phải dốc hết vào xử lý tình huống.
- Doanh nghiệp cần một sự lãnh đạo cứng rắn và uy quyền.
h11. Bất đồng trong tập thể.
Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, chia rẽ nội bộ, nhà
quản trị cần áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của

mình.
h12. Những tình huống gây hoang mang:
- Thỉnh thoảng do sự xáo trộn trong tập thể như thay đổi, cải tổ…không ai
biết nên phải làm gì, mọi người đều hoang mang.
- Nhà quản trị phải tỏ ra gần gũi, gặp gỡ trao đổi, thông báo, tạo mối quan
hệ thân mật để trấn an nhân viên.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn phong cách lãnh đạo
dân chủ và độc đoán để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO CỦA TỔNG THỐNG NELSON MANDELA (TẠI NAM PHI GIAI
ĐOẠN 1994-1995)
2.1. Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo của tổng thống Nelson
Mandela.
Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, xuất thân trong một gia đình
hoàng tộc, sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước chìm đắm trong các cuộc
bạo động. Vì tham gia vào các hoạt động chống chủ nghĩa Aparthied, Ông từng
bị bắt giữ 27 năm. Phần lớn thời gian Ông bị giam giữ tại đảo Robben. Lúc ở
trong tù, Ông đã học bằng Cử nhân luật của chương trình Đào tạo từ xa của Đại
học Luân Đôn.
Sau khi ra tù, Ông trở thành Tổng thống đầu tiên được bầu theo được bầu
theo hình thức dân chủ. Ông tiếp tục kiên trì đấu tranh cho một nền dân chủ.
Ông lãnh đạo quốc gia Cầu Vồng xây dựng một Nam Phi kiểu mới.
Trong suốt cuộc đời, Ông đã nhận hơn 250 giải thưởng trong và ngoài
nước, trong đó có giải Nobel Hòa Bình năm 1993.
Theo một bài viết trên tạp chí Newsweek, "Mandela đã có được một vị trí
bất khả xâm phạm khi nhắc đến Nam Phi. Ông là nhà giải phóng dân tộc, vị
cứu tinh, là Washington và Lincoln hòa lại làm một".
Khi lên làm tổng thống, trách nhiệm của Ông là phải đưa đất nước thoát
khỏi nguy cơ của một cuộc nội chiến, chấm dứt các cảnh bạo động, hận thù dân

tộc, phân hóa giàu nghèo, đồng thời phải vực dậy nền kinh tế trì trệ, nghèo đói,
bệnh tật, thất nghiệp, v.v.
Trong suốt quá trình lãnh đạo, Ông chủ chương theo đuổi phong cách dân
chủ, dành ưu tiên hàng đầu cho vấn đề hòa giải dân tộc.
Tuy nhiên, trong một vài hoàn cảnh đặc biệt Ông đã áp dụng phong cách
độc đoán.
Nhận thấy World Cup bóng bầu dục là thời cơ thuận lợi để xoa dịu hận thù,
hàn gắn vết thương dân tộc, Ông đã có một quyết định chiến lược là sử dụng
thể thao, cụ thể là đội bóng bầu dục quốc gia Pringboks làm phương tiện để đạt
được mục đích chính trị đó của mình.
11
Để làm được điều này, Ông cần phải tranh thủ sự ủng hộ của người dân,
cộng sự và các lãnh đạo da đen lẫn da trắng.
Vậy Ông đã làm điều đó như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào phân tích các
phong cách lãnh đạo của Ông để làm rõ vấn đề này.
2.1.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ.
Phong cách này đã phát huy hiệu quả trong hoàn cảnh Nam Phi mới giành
được độc lập, người dân da đen của Ông đã đổ nhiều xương máu để xây dựng
chính quyền mới công bằng hơn, dân chủ hơn. Họ nhạy cảm, dễ tổn thương, lo
lắng và sợ hãi vì nỗi đau quá khứ vẫn còn ám ảnh. Vì thế họ mong giành lại đặc
quyền, đặc lợi mà người da trắng lâu nay đã tước của họ, họ cũng mong muốn
những quyền cơ bản, quyền được quyết định các vấn đề của quốc gia.
Đất nước đang bị chia rẽ bởi màu da, nhưng không phải tất cả người da
trắng đều theo chủ nghĩa Apartheid, nhiều người trong số họ ủng hộ một nền
dân chủ. Người da trắng lại chiếm giữ phần lớn tài sản quốc gia, và có trình độ
học thức cao trong xã hội. Nhiều người trong số họ đang nắm giữ vị trí quan
trọng trong quân đội, và nền kinh tế. Họ cũng lo sợ bị trả thù.
Trong tình thế Nam Phi như trứng mỏng, Ông phải tận dùng từng viên gạch
dù viên gạch đó có màu xanh và vàng để xây dựng một nước Nam Phi kiểu
mới.

World Cup Bóng bầu dục sẽ tổ chức tại Nam Phi, sẽ được thi đấu tại các địa
điểm trên khắp đất nước, sẽ tập trung sự chú ý của báo chí và cộng đồng thế
giới. Trận chung kết sẽ được truyền hình trực tiếp cho hơn 1 tỷ người xem. Đây
là cơ hội thuận lợi để xây dựng hình ảnh Nam Phi kiểu mới trong lòng công
chúng và giới chức quốc tế, đồng thời là cơ hội để người dân xóa đi hận thù, và
nỗi sợ hãi, đoàn kết với nhau; Là cơ hội để người Nam Phi thoát khỏi mặc cảm
là nơi bẩn thỉu của thế giới; Là cơ hội để họ tin tưởng vào những kỳ tích mà họ
có thể tạo ra.
Phong cách dân chủ của tổng thống Nelson Mandela có những đặc điểm
sau:
2.1.1.1. Tạo ra bầu không khí cởi mở, thân thiện, quan tâm và khuyến khích
nhân viên bày tỏ quan điểm.
12
Điều này được thể hiện qua các tình tiết:
-Ông luôn nở nụ cười, niềm nở và quan tâm cấp dưới. Ví dụ: quan tâm đến
sức khỏe của bà Linga (mẹ của một vệ sĩ da đen). Ông không tiết kiệm những
lời khen của mình. Ví dụ: sẵn lòng khen cho một kiểu tóc mới, một trang phục
mới của nhân viên.
-Theo lời một người vệ sĩ da trắng của Ông: “khi tôi làm việc với tổng
thống tiền nhiệm, công việc của tôi là trở nên vô hình. Với Nelson, Ông ta tìm
ra tôi thích ăn kẹo Toffe của Anh và Ông ấy đã mua một ít cho tôi trong chuyến
thăm Anh. Với Ông ấy không ai vô hình cả”.
2.1.1.2. Thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng, đánh giá cao những năng lực và nỗ
lực của nhân viên:
Người da trắng không được tin tưởng và trọng dụng trong chính Đảng của
Ông nhưng Ông vẫn trọng dụng họ: Ông giữ lại đội ngũ nhân viên da trắng, vệ
sĩ da trắng, đội bóng da trắng.
2.1.1.3. Ông luôn lắng nghe ý kiến của cấp dưới cho dù là những ý kiến trái
chiều, và sẵn lòng giải thích cặn kẽ.
Điều này được thể hiện qua các tình tiết:

- Ông lắng nghe ý kiến nhân viên, chuyên viên, quan chức, dân chúng đánh
giá về những hạn chế và khả năng chiến thắng của đội bóng Pringboks
(Pringboks là biểu tượng của chế độ phân biệt chủng tộc, hơn nữa khả năng thi
đấu của đội bóng được đánh giá là rất tệ).
Và Ông đã nói với họ: “Người da trắng quý trọng bóng dầu dục, họ yêu
mến đội bóng Pringboks, màu cờ sắc áo đội tuyển. Nếu tước đoạt những điều
họ ưa thích là chúng ta sẽ đánh mất họ. Chúng ta phải tốt đẹp hơn họ, làm họ
ngạc nhiên bằng lòng trắc ẩn, sự vị tha, và hào hiệp của chúng ta.”.
- Ông lắng nghe những lo ngại về an ninh của Jason Tshabalala- Đội trưởng
đội vệ sĩ khi Ông tiếp nhận những người da trắng trong đội vệ sĩ của mình;
Và Ông đã cố gắng xoa dịu và giải thích cho Jackson Tshabalala- Đội
trưởng đội vệ sĩ, người da đen: “khi công chúng nhìn thấy tôi, họ cũng nhìn
thấy vệ sĩ của tôi,…các anh trực tiếp đại diện cho tôi,…Quốc gia Cầu Vồng bắt
đầu từ đây, sự hòa giải bắt đầu từ đây, sự tha thứ cũng bắt đầu từ đây”. Ông
13
cũng nói: “Sự tha thứ giải phóng tâm hồn. Nó xóa đi nỗi sợ hãi. Đó là lý do
khiến nó trở thành một thứ vũ khí mạnh mẽ”.
- Ông lắng nghe ý kiến của cô thư ký Granda cho rằng Ông nên dành sự
quan tâm của mình cho tình trạng khó khăn của nền kinh tế, sự chống đối, và
tương lai chính trị của Ông.
Và Ông đã giải thích cho cô thư ký: Mặc dù người da trắng, những người
Afrikaner chỉ chiếm thiểu số nhưng thiểu số đó lại đang chi phối lực lượng
cảnh sát, quân đội và nền kinh tế. Nên mặc dù đang phải đối mặt với nền kinh
tế trì trệ, bạo động. Ông vẫn phải quan tâm đến cái thiểu số đó. Ông muốn dùng
Bóng bầu dục như là một tính toán mang tính chính trị, hơn thế nó còn là quyết
định về mặt nhân sự.
2.1.1.4. Hạch định trước và đưa ra các mong đợi rõ ràng:
- Ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hòa giải dân tộc.
- Ông nói cộng sự da trắng: “Quá khứ đã qua, chúng ta đang hướng đến
tương lai, tôi cần các đồng chí giúp đỡ, đất nước cần các đồng chí. Tôi yêu cầu

là các đồng chỉ hãy làm việc với tất cả những khả năng của mình và mang theo
một trái tim tốt đẹp”.
- Ông nói với Francois Pienaar- Đội trưởng đội Pringboks: “tôi muốn đội
tuyển quốc gia Pringboks vô địch World Cup”.
- Trong chiến dịch “1 đội bóng, 1 đất nước” nhằm quảng cáo cho World
Cup sẽ diễn ra tại Nam Phi, Ông yêu cầu đội tuyển Pringboks ngoài giờ luyện
tập ra, họ sẽ khắp đất nước, đến những địa điểm người da đen sinh sống, đến
các bệnh viện trẻ em da đen để dạy cách chơi bóng.
2.1.1.5. Hướng dẫn và truyền cảm hứng để cấp dưới có thể làm tốt hơn, giúp
họ vượt lên trên những giới hạn của bản thân họ:
- Ông gợi ý cho đội trưởng Francois Pienaar về cách lãnh đạo đội bóng.
- Ông đã giúp cho đội bóng có những trải nghiệm quý giá về hạnh phúc của
sự chia sẻ niềm đam mê với trẻ em da đen, về tình yêu thương, sự kỳ vọng mà
cả đất nước dành cho họ, về tinh thần dân tộc mạnh mẽ đang tuôn chảy trong
huyết mạch của họ để họ cảm nhận họ không thi đấu vì chính họ, họ không chỉ
14
là đội bóng mà họ còn hơn thế, họ đại diện cho khát vọng chiến thắng của dân
tộc, của quốc gia Cầu Vồng, của một Nam Phi kiểu mới!
- Ông giúp người dân xóa đi nỗi nhục bị coi là nơi bẩn thỉu của thế giới. Giờ
đây họ tin tưởng rằng họ có thể tạo ra những kỳ tích.
2.1.1.6. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên nhưng Ông để họ tự quyết
định cách thức thực hiện nhiệm vụ:
- Ông nói: “Nhà lãnh đạo khôn ngoan là người biết thuyết phục mọi người
làm mọi việc và làm cho họ tin rằng đó là ý tưởng của chính họ”.
- Ông để đội bóng bầu dục Pringboks chủ động trong việc điều hành đội
bóng, tổ chức luyện tập, và thi đấu, giao lưu.
2.1.1.7. Lãnh đạo bằng cách làm gương cho nhân viên:
- Ông nói: “Nếu tôi không thể thay đổi khi hoàn cảnh yêu cầu thì sao tôi có
thể mong chờ điều đó ở những người khác”.
- Ông cũng từng như những người dân da đen, Ông chống đối chế độ

Apartheid và những gì là biểu trưng cho nó, trong đó có đội Pringboks. Nhưng
bây giờ thì Ông ủng hộ Pringboks vì bây giờ là lúc xóa bỏ hận thù dân tộc, là
lúc xây dựng một Nam Phi kiểu mới dân chủ và đoàn kết.
2.1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán.
Tình huống quyết định trọng dụng nhân sự người da trắng trong đó có việc
giữ lại đội tuyển Pringboks- Biểu tượng của chế độ Apartheid của Ông gặp
phải nhiều sự chống đối từ đội ngũ nhân sự và người dân da đen (chiếm 80%
dân số). Sự phản đối của họ có nguyên nhân từ việc họ đã phải chịu đựng
những luật lệ khắt khe, tàn bạo của chế độ Apartheid. Họ kỳ vọng vào tổng
thống da đen mà họ bầu lên phải bảo vệ quyền lợi và lợi ích của họ, phải xoa
dịu sự mất mát, đau thương và phẫn uất mà họ đã phải chịu đựng để đấu tranh
cho nền dân chủ.
Ông vẫn quyết định đi ngược lại ý kiến số đông. Ông buộc phải sử dụng
quyền lực để ra quyết định bất chấp sự phản đối, và những rủi ro mà Ông sẽ
gặp phải do Ông nhận thấy:
- Nguyên nhân của sự mâu thuẫn xuất phát từ màu da, chứ không phải từ sự
đánh giá sâu sắc và khách quan về năng lực con người.
15
- Tình huống cấp bách đất nước đang trên bờ vực của cuộc nội chiến, Ông
cần phải nhanh chóng có biện pháp để ổn định chính quyền.
- World Cup chỉ còn một năm nữa sẽ diễn ra, và đội Pringboks cần phải gấp
rút cải thiện khả năng thi đấu.
- Chính quyền mới, những người cầm quyền mới người da đen vốn chỉ quen
với đấu tranh và còn xa lạ với việc lãnh đạo, điều hành đất nước, chưa có tầm
nhìn xa trông rộng.
- Người dân da đen vốn sống trong cảnh nghèo khó, trình độ và nhận thức
còn nhiều hạn chế.
Từ đó, Ông tuyên bố: “Các đồng chí đã bầu tôi làm lãnh đạo. Giờ hãy để tôi
lãnh đạo các đồng chí”. Thực chất phương pháp này đã phát huy hiệu quả.
2.2. Đánh giá phong cách lãnh đạo của tổng thống Nelson Mandela:

2.2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ.
2.2.1.1. Ưu điểm:
- Tạo ra sự tự tin cho nhân viên, giúp họ vượt qua những giới hạn và hoàn
thiện bản thân.
- Xây dựng sự tin tưởng , trung thành, và sự tận tụy của nhân viên đối với
lãnh đạo
- Xây dựng tinh thần đoàn kết, phát huy sự sáng tạo, sức mạnh tập thể trong
nội bộ
2.2.1.2. Nhược điểm:
Đòi hỏi Ông phải dành nhiều thời gian và nguồn lực cho thương thuyết,
lắng nghe, hướng dẫn, giải thích, động viên, khen thưởng cấp dưới.
2.2.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán.
2.2.2.1. Ưu điểm:
- Giúp nhanh chóng ổn định tình hình, giải quyết mâu thuẫn.
- Nắm bắt thời cơ thuận lợi để tạo dựng hình ảnh Nam Phi kiểu mới.
- Tranh thủ sự ủng hộ của người dân và lãnh đạo da trắng, làm giảm thành
kiến của người da trắng đối với người da đen.
- Tạo cơ hội giúp người dân Nam Phi vượt qua nỗi sợ hãi và những hạn chế
của bản thân, khám phá những trải nghiệm mới.
16
- Thể hiện sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đe dọa các thế lực
chống đối trong và ngoài nước.
- Gia tăng uy tín và khẳng định tài năng lãnh đạo của Tổng thống Nelson
Mandela.
2.2.2.2. Nhược điểm:
- Tạo cơ hội để các thế lực chống đối xuyên tạc, chống phá thành quả cách
mạng.
- Gia tăng sự hoài nghi, lo lắng, phản đối, bất mãn của các quan chức và
người dân da đen trong chính quyền mới.
- Xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo chuyên quyền.

- Quyết định độc đoán dễ gặp rủi ro thất bại.
17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO CỦA TỔNG THỐNG NELSON MANDELA (TẠI NAM PHI GIAI
ĐOẠN 1994-1995).
3.1. Mục tiêu.
Việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện từng phong cách lãnh đạo mà
Tổng thống Nelson Mandela đã áp dụng, để mục đích cuối cùng là đạt được ý
đồ chính trị hòa giải dân tộc, dân chủ và xây dựng một Nam Phi kiểu mới.
3.2. Giải pháp để để hoàn thiện phong cách dân chủ.
3.2.1. Giải pháp phát huy ưu điểm của phong cách dân chủ.
3.2.1.1. Để tạo ra sự tự tin cho nhân viên, giúp họ vượt qua những giới hạn và
hoàn thiện bản thân:
- Cam kết không truy cứu những sai lầm trong quá khứ, triệt để xóa đi
những ám ảnh của sự sợ hãi và hoài nghi trong lòng nhân viên.
- Cam kết xóa bỏ tư tưởng phân biệt chủng tộc, khách quan và bình đẳng
trong ứng xử, không được để những khác biệt về màu da, xuất thân, địa vị gây
ra sự mặc cảm.
- Giao việc vừa sức, phù hợp với khả năng.
- Ghi nhận và đánh giá đúng đắn những nỗ lực của nhân viên trong quá
trình thực hiện công việc.
3.2.1.2. Để xây dựng sự tin tưởng, trung thành, và sự tận tụy của nhân viên:
- Để tạo sự tin tưởng:
+ Trong ứng xử phải: Nói thẳng thắn, chứng minh sự tôn trọng, tạo sự
minh bạch, sửa những lỗi sai, thể hiện sự trung thành, bày tỏ kết quả, làm tốt
hơn, đương đầu với sự thực, làm rõ những mong muốn, có trách nhiệm giải
trình, lắng nghe đầu tiên, giữ lời hứa.
+ Mười ba cách ứng xử trên luôn luôn phải cân bằng nhau (chẳng hạn,
nói thẳng cần cân bằng qua cách thể hiện sự tôn trọng) và bất kỳ hành vi ứng
xử nào quá đáng cũng có thể trở thành điểm yếu.

- Để xây dựng lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên cần phải:
+ Cam kết bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân viên
18
+ Có cơ chế phân chia lợi ích, trả lương, khen thưởng công bằng dựa
trên kết quả sự cống hiến của nhân viên.
+ Cam kết theo đuổi những lý tưởng, mục đích đã công bố như: “Trung
thành với nước Cộng Hòa Nam Phi.…Không bao giờ, không bao giờ và sẽ
không bao giờ có chuyện vùng đất này lại một lần nữa diễn ra cảnh người này
áp bức bóc lột người khác…”, hòa giải dân tộc, dân chủ, v.v.
3.2.1.3. Để xây dựng tinh thần đoàn kết, phát huy sự sáng tạo và sức mạnh tập
thể trong nội bộ:
- Triệt để ngăn chặn và xóa bỏ tư tưởng bè phái trong nội bộ. Khuyến khích
tinh thần tập thể, tổ chức các nhóm làm việc trong đó có cả người da đen và da
trắng.
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội, cứu trợ nhân đạo để tạo sự chia
sẻ khó khăn, mất mát của người dân da đen.
- Lôi kéo sự tham gia của toàn dân vào các hoạt động thể thao, văn hóa,
nghệ thuật. Sử dụng các hoạt động này để giảm sự cách biệt về văn hóa, ngôn
ngữ, màu da,….tạo cơ hội để họ hiểu nhau, xích lại gần nhau, tạo cơ hội để
cùng hướng về một mục đích.
- Khơi dậy tinh thần dân tộc, và khát vọng chiến thắng, khát vọng vươn lên
của cả dân tộc, khẳng định giá trị quốc gia trong lòng cộng đồng thế giới.
- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, và khoảng cách quyền lực bằng cách
phát triển giáo dục, tạo cơ hội nâng cao hiểu biết, và năng lực làm chính trị của
người da đen.
3.2.2. Giải pháp khắc phục nhược điểm của phong cách dân chủ:
- Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo kế thừa, đảm bảo kế thừa được các tư
tưởng cốt lõi của nhà cầm quyền. Phân quyền nhiều hơn cho các lãnh đạo cấp
dưới để chia sẻ công việc.
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo độc đoán:

3.3.1. Giải pháp phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:
3.3.1.1. Để nhanh chóng ổn định tình hình, giải quyết mâu thuẫn:
19

×