Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Trách nhiệm của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội với cộng đồng lớp học, trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.91 KB, 48 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc nghiên cứu trách nhiệm của sinh viên trong cộng đồng, xã
hội, quốc tế nói chung là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bởi tính cộng đồng là một trong những giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống
Việt Nam. Biểu hiện của tính cộng đồng trong học tập đó là tinh thần đoàn kết
hợp tác lẫn nhau cùng học tập tốt trong quan hệ là sự quan tâm, tinh thần trách
nhiệm đối với mọi người, đối với tập thể trong sinh hoạt đó là tinh thần tương
ái, sự quan tâm giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn thiếu thốn với bạn bè, sự
khăng khít nhiệt tình trong công việc tập thể, các hoạt động xã hội và tính cộng
đồng biểu hiện sâu sắc ở cộng đồng. Bởi vì cộng đồng là toàn thể những người
cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một một khối
sinh hoạt xã hội. Con người ai ai cũng phải sống trong, học tập và làm việc trong
những cộng đồng nhất định, không ai có thể sống tách rời khỏi cộng đồng. Vì
vậy đòi hỏi mỗi thành viên trong xã hội phải sống và ứng xử đúng đắn với cộng
đồng.
Thực tế, sinh viên từ nhiều môi trường với nhiều hoàn cảnh, gồm nhiều
thành phần khác nhau, bước vào trường đại học một môi trường hoàn toàn mới
mẻ, vì thế trách nhiệm đối với cộng đồng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt đối với
sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội là những thầy, cô giáo tương lai thì
trước tiên là những người công dân gương mẫu, tấm gương sáng cho học sinh
sau này. Sinh viên sư phạm là những người bằng nhân cách của mình góp phần
đào tạo thế hệ trẻ thành những lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Theo quan điểm của Mechel Develay : Nghề sư phạm được xác định trước
hết không phải xác định bằng hoạt động dạy mà bằng hoạt động học của người
học. Tức là giúp người học tìm ra những tình huống học làm chủ kỹ xảo tạo ra
cầu nối nhận thức. Xuất phát từ đặc điểm lao động của nghề giáo, đòi hỏi người
sinh viên sư phạm ngày nay trong những năm tháng học tập ở trường đại học
phải không ngừng phấn đấu rèn luyện nhằm hoàn thiện nhân cách người thầy
1
giáo tương lai. Mặt khác từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa


học nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu trách nhiệm của sinh viên với cộng
đồng. Vậy nghiên cứu trách nhiệm của sinh viên sư phạm Hà Nội đối với cộng
đồng lớp học, trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú là vấn đề cấp thiết nhằm
tìm hiểu thực trạng trách nhiệm của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội đối với
cộng đồng lớp học, trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú. Vì đó là những
cộng đồng hết sức gần gũi và có liên quan trực tiếp đến việc hoạt động học tập,
môi trường sống của sinh viên nói chung và của sinh viên sư phạm nói riêng. Vì
những lý do trờn nờn chúng tôi chọn đề tài : “Trỏch nhiệm của sinh viên đại
học sư phạm Hà Nội với cộng đồng lớp học, trường học, cộng đồng dân cư
nơi cư trỳ” làm đề tài của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích :
Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng trách nhiệm của sinh viên đại học sư
phạm Hà Nội với cộng đồng lớp học, cộng đồng trường học, cộng đồng dân cư
nơi cư trú từ đó có những biện pháp tác động phù hợp nhất giúp học sinh có
trách nhiệm hơn với cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng lớp học, trường học, cộng
đồng dân cư nơi cư trú.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu thực trạng trách nhiệm của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội
đối với cộng đồng lớp học, trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng trên đề ra những biện pháp tác động
nhằm nâng cao trách nhiệm của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội với cộng
đồng lớp học, trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Trách nhiệm của sinh viên trường ĐHSP Hà nội đối với cộng đồng
lớp học, cộng đồng trường học và cộng đồng dân cư nơi cư trú
2

3.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu sinh viên trường đại học sư phạm Hà
• Sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2
- Sinh viên khoa toán: 120 sinh viên
- Sinh viên khoa văn: 120 sinh viên
- Sinh viên khoa giáo dục chính trị:120 sinh viên
• Sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4
- Sinh viên khoa toán: 20 sinh viên
- Sinh viên khoa văn : 20 sinh viên
- Sinh viờn khoa giáo dục chính trị: 40 sinh viên
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra:
Đây là phương pháp cơ bản của đề tài để tìm hiểu thực trạng trách nhiệm
của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội với cộng đồng lớp học, cộng đồng trường
học, cộng đồng dân cư nơi cư trú chúng tôi sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi
với một số mục đích cơ bản thể hiện trong phiếu là:
- Nhằm bộc lộ trách nhiệm của sinh viên sư phạm đối với cộng đồng lớp
học, cộng đồng trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú
- Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó
4.2 Phương pháp trao đổi phỏng vấn
Với phương pháp này chúng tôi sử dụng nhằm làm phương tiện hỗ trợ cho
các phương pháp nêu trên, đồng thời nhằm thu thập một số thông tin cụ thể để
góp phần nhằm tăng độ tin cậy và sức thuyết phục của kết quả nghiên cứu của
phiếu điều tra
4.3 Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát trách nhiệm của sinh
viên đại học sư phạm Hà Nội với cộng đồng lớp học, cộng đồng trường học,
cộng động dân cư nơi cư trú thông qua hoạt động học tập cách cư xử, giao tiếp
của các sinh viên trong lớp, trong trường, trong cộng đồng dân cư nơi cư trứ
3

4.4 Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm xử lý phiếu điều tra nhằm thu
thập số liệu về mặt định hướng cho những biển hiện định tính qua phiếu điều tra
thực trạng trách nhiệm của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội với cộng đồng lớp
học, cộng đồng trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đã trình bày một cách tương đối hệ thống cơ sở lí luận và thực
trạng trách nhiệm của sinh viên sư phạm với cộng đồng lớp học, cộng đồng
trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Đề tài phản ánh được những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện
“trỏch nhiệm của sinh viên sư phạm với cộng đồng lớp học, cộng đồng trường
học, cộng đồng dân cư nơi cư trỳ” từ đó đưa ra một số giỏi pháp để thực hiện có
hiệu quả.
5.1 Ý nghió lý luận
Với việc nghiên cứu đề tài này đã góp phần làm rõ đặc điểm không chỉ
của sinh viên trường ĐHSP nói riêng mà cũng chính là đặc điểm chung của sinh
viên trong cả nước từ đó sinh viên nhận thức rõ vai trò của mình trong cuộc
sống và trong hành động.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài phản ánh được những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện
“trỏch nhiệm của sinh viên sư phạm với cộng đồng lớp học, cộng đồng trường
học, cộng đồng dân cư nơi cư trỳ”. Đồng thời có những giải pháp nâng cao trách
nhiệm của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội với cộng đồng.
6. Giả thuyết khoa học
Qua thực tế nghiên cứu, qua điều tra, ý kiến của nhiều giáo viên trong
trường ĐHSP Hà nội qua các khoa như Văn, Toán, GDCT ở năm thứ 1 và năm
thứ 2 và một số sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 chúng tôi đã đưa ra một số giả
thuyết khoa học sau: sinh viên sư phạm rất có trách nhiệm với cộng đồng lớp
học, cộng đồng trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú.Tuy nhiên trách nhiệm
4

còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm tõm lớ, nhận
thức, do điều kiện kinh tế xã hội.
7. Kết cấu của đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được
triển khai thành 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung
Chương 2 : Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm sinh viên sư phạm
với cộng đồng lớp học, trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Chương 3 : Giải pháp việc thực hiện trách nhiệm của sinh viên sư
phạm với cộng đồng lớp học, trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1 Khái niệm cộng đồng và vai trò của cộng đồng
1.1.1 Khái niệm cộng đồng
a, Lịch sử vấn đề cộng đồng
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách
tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác
nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Rộng nhất là nói đến những tập hợp người, các
liên minh rộng lớn như cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu, cộng đồng các
nước A rập, cộng đồng các nước ASEAN … nhỏ hơn, danh từ được áp dụng cho
một kiểu hạng xã hội căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng
tộc hay tụn giỏo… như cộng đồng các người Do Thái, cộng đồng người da đen
ở Chicagụ, cộng đồng người Thỏnh giỏo, nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được
sử dụng cho các đơn vị xã hộ cơ bản là gia đình làng xã, hay một nhóm xã hội
nào đó có những dặc tính xã hội chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới, nghề
nghiệp, thân phận xã hội như các đảng phái, nhóm những người lai xe taxi,
nhóm người khiếm thị…
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ cho đến các tổ chức xã hội ít có kết cấu chặt chẽ, là một nhóm xã hội cú lỳc

khỏ phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời,
dài hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng khán giả, đỏm đụng…
Đây là một tuyến nghĩa rất hay được sử dụng trong khoa học xã hội, gắn với
những thực thể xã hội nhất định. Có một tuyến nghĩa khác được nhìn nhận cộng
đồng như một đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó, con người hợp tác
với nhau vì một lợi ích chung thường được gọi chung là tính cộng đồng. Tuyến
nghĩa này ít được nhắc tới bởi các nhành khoa học khi thực hành thường lấy các
cộng đồng cụ thể dể nghiên cứu, còn tính cộng đồng do sự hiển nhiên của nó
trong rất nhiều cấu trúc xã hội nờn ớt được chú ý. Nhìn chung chúng ta có hai
cách hiểu về cộng đồng : một là cộng đồng tính hai là cộng đồng thể, đó là hai
cách tuy khác nhau nhưng không phải là hai cách đối lập nhau. Cộng đồng tính
6
là thuộc tính hay là quan hệ xã hội có tính đặc trưng mà các nhà xã hội khoa
học đã cố gắng xác định và cụ thể hóa, chẳng hạn như tỡnh cảm cộng đồng, tinh
thần cộng đồng, ý thức cộng đồng… Cộng đồng thể tức là những nhóm người,
những nhóm xã hội có tính cộng đồng với thể có quy mô khác nhau, đó là các
thể vừa, thể nhỏ, thể lớn và thể cực lớn; kể từ gia đình đến các quốc gia và nhân
loại. Vậy nên thông thường các nhà khoa học chọn một khái niệm làm việc với
một số đặc trưng nào đáy mà ta có thể làm được.
Jadov trong bài viết “nghĩ về đối tượng xã hội học” đã xác định khái niệm
cộng đồng là một phạm trù cơ bản của xã hội học, ở đó ụng dựng từ cộng đồng
xã hội. Ông xác định đối tượng nghiên cứu của của xã hội học chính là các cộng
đồng xã hội. Chính cộng đồng xã hội có thể xem xét như phạm trù then chốt,
nền tảng trong phân tích xã hội học, để ông định nghĩa: Xã hội học là khoa học
về sự hình thành, phát triển và vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức
xã hội và các quá trình xã hội với tính cách là các hình thức tồn tại của chúng,
khoa học về các quan hệ xã hội đa dạng, giữa cá nhân và các cộng đồng khoa
học về cỏc tớnh quy luật của các hành động xã hội và các hành vi của chúng.
Cộng đồng trong quan hệ Mác – xít là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi các cộng đồng đó, bao gốm các hoạt động sản xuất vật

chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi của họ về hệ tư tưởng, tín ngưỡng
hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như
các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.
Cộng đồng xã hội được quan niệm là các khái niệm then chốt trong việc
xác định đối tượng xã hội học vỡ nó bao hàm phẩm chất quyết định của sự tự
vận động, phát triển của chỉnh thể xã hội. Nguồn gốc này là sự xung đột lợi ích
của các chủ thể xã hội, các giai cấp, các cơ cấu chủ thể xã hội khác. Ở mức độ
tương tự, nó cho phép giải thích cả trạng thái bền vững, ổn định của các hệ
thống, các tổ chức, các thiết chế xã hội, nếu như chúng phù hợp với lợi ích
chung. Là một thuật ngữ xã hội học, cộng đồng được hiểu như là một phân thể,
đơn vị, nhóm người trong hệ thống xã hội, ở đó, mọi người ý thức được những
đặc trưng và tình cảm chung về những gì mà mình đang có.
7
Là đối tượng chủ yếu của các phân tích xã hội học, các cộng đồng xã hội
bao gồm toàn bộ các trạng thái và các hình thức tồn tại có thể có của các cá nhân
dưới hình thức tồn tại của chúng, thể hiện được cái chất xã hội của con người,
theo Mác bản chất này là tổng hòa cỏc mối quan hệ xã hội. Các quan hệ này thể
hiện trong hệ thống các mối liên hệ xã hội, trong trao đổi hoạt động qua lại. Tất
cả các hình thức tự tổ chức mà chung ta đã biết của con người đều là các kiểu
cộng đồng, chỉ khác nhau ở phạm vi không gian, thơi gian và nội dung các lợi
ích liên kết chung. Đó là các hình thức tổ chức gia đình, cư dân, các cộng đồng
được xếp theo thứ hạng xã hội, theo nghề nghiệp tộc người, theo lãnh thổ quốc
gia và cuối cùng loài người nói chung.
Năm 1887, nghiên cứu chuyên biệt về cộng đồng đầu tiên đã được nhà xã
hội học Đức F. Tonnies thực hiện. Các luận điểm của ông được coi là lý luận
kinh điển trong lịch sử xã hội học. Trong quan điểm này khái niệm cộng đồng đã
được cụ thể hóa, thao tác hóa từ giác độ xã hội học. Ông chia các xã hội ra làm hai
loại: Một kiểu loại xã hội cộng đồng tớnh(Gemeinschaft) và loại xã hội thứ hai là
hiệp hội tính (Gasellsechaft).Thuật ngữ Gemeinschaft đựợc mọi người dịch như
nhau, còn chữ Gasellsechaft thì có người dịch là hiệp hội tính, có người dịch

luôn: là xã hội. Loại đầu thực chất là các cộng đồng truyền thống tiền công
nghiệp, thuộc các xã hội nông nghiệp – nông thôn và loại thứ hai là các cộng
đồng thuộc xã hội công nghiệp – đô thị. Về cỏc tớnh đặc thù chủ yếu của công
xã truyền thống F. Tonnies cho rằng : chuyên môn hóa hạn chế trong phân công
lao động, duy trì tính cộng đồng trên cơ sở các mối quan hệ này bằng các chuẩn
mực đạo đức đơn giản, ảnh hưởng quyết định của các giá trị, tín ngưỡng và tôn
giáo, sự thống trị của thiết chế thân tộc. Thống trị trong xã hội cũng là kiểu liên
hệ qua lại dựa trên cơ sở lợi ích hợp lý, luật lệ hình thức, là chuyên môn hóa
phân nhánh trong các lĩnh vực lao động và các chức năng xã hội khác.
Có một ví dụ của nhà xã hội học Trung Quốc hứa Lãng Quang cho rằng
có ba tổ chức gắn kết với nhau rất rõ ràng theo nghĩa như F. Tonnies nói thể
hiện rõ lịch sử phát triển cộng đồng.
8
Về cộng đồng thể, cần phải tính đến các quan niệm và các nhà nghiên cứu
thực hành phát triển cộng đồng đang sử dụng, đặc biệt trong các dự án chăm sóc
sức khỏe trong các dự án chăm sóc sức khỏe ban đầu (Primary health care –
PHC). Sở dĩ cần phải nhắc tới các quan niệm bởi quá trình triển khai trong thực
tiễn đó giỳp cho họ có cái nhìn tương đối đầy đủ, nhiều khớa cạnh của đời sống
cộng đồng, đặc biệt là khả năng phát huy các cộng đồng có hai nghĩa: tuyến thứ
nhất có liên quan đến cái nhìn đại lý, coi cộng đồng là một nhóm dân cư cùng
chung sống trong một địa vực nhất định, cú cùng giỏ trị và tổ chức xã hội cơ
bản. Nghĩa thứ hai coi cộng đồng là một nhóm dân cư cùng có chung những mối
quan tâm cơ bản, với nghĩa này đôi khi các cộng đồng có thể được biến đổi bởi
quá trình vận động của lịch sử, làm cho các thành viên của cộng đồng cũng phải
biến đổi hình thức và hành vi.
b. Bản chất cộng đồng
Theo J.H.Fichter, khái niệm cộng đồng bao gồm 3 yếu tố: (1) Tương quan
cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này đôi khi được gọi là
tương quan đệ nhất đẳng, tương quan mặt đối mặt, tương quan thân mật. (2) Có
sự liên hệ bằng tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công

tác xã hội của tập thể; (3) Có sự hiến dâng về tinh thần hoặc dấn thân đối với
những giá trị được tập thể coi là cao cả và có ý nghĩa; (4) Một ý thức đoàn kết
với những người trong tập thể. Dĩ nhiên trong thế giới ngày nay có những tập
thể cộng đồng có được những đặc tính trên, nhưng đó chỉ là những cộng đồng
hoàn chỉnh như làng chẳng hạn. Điểm khác biệt là những đặc tính đó không phải
những đặc điểm của tổng thể văn hóa như các nhà sử gia đã nhận định trước khi
có sự xuất hiện của cuộc cách mạng kỹ nghệ, hệ thống tư bản đại quy mô, qua
trình đại chúng hóa cùng với quá trình kế tục hóa. Cỏc nhà nhân chủng học, dân
tộc học muốn đi tìm những xã hội có mang những đặc tính của cộng đồng
thường quay về những khu vực được gọi là tiền hiện đại –theo quan niệm của họ
ở đó các cộng đồng có thể coi là hội đủ 4 đặc tính trên.
9
Cũng theo J.H.Fichter, để hiểu ý nghĩa xã hội của cộng đồng chúng ta sẽ
xét hiện tượng đó theo 3 lĩnh vực sau: đoàn kết xã hội, tương quan xã hội và cơ
cấu xã hội.
- Đoàn kết xã hội: Dưới nhan đề “giỏ trị của sự tụ họp với nhau” ông
coi đoàn kết xã hội là một đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng được quan niệm
như một ý chí và tình cảm chung do quá trình cùng sinh sống trên một địa vực,
có những mối liên hệ về mặt huyết tộc hay quan hệ láng giềng… quá trình tổ
chức xã hội thông qua các thiết chế xã hội đã một lần nữa thống nhất tâm thức
cộng đồng qua một số giá trị chuẩn mực và biểu tượng riêng. Đây là mục tiêu
mong muốn của các tập thể xã hội có gắng để tập hợp và duy trì. Những nghiệp
đoàn lao động tạo sự đoàn kết giữa các công nhân, những giáo hội tôn giáo cố
phát triển tình thân hữu giữa các tín đồ; những tập thể chủng tộc da đen thường
nói tới “linh hồn anh em” như dấu hiệu của sự kết hợp. Nhiều danh từ khác nữa:
sự kết hợp xã hội, sự hòa hợp tinh thần đồng đội, sự đồng tình thỏa thuận … để
chỉ mong muốn liên kết và hợp nhất con người với nhau.
Ý nghĩa của sự tụ họp với nhau hay sự đoàn kết đã được các nhà xã hội
học ngày nay đem ra thảo luận rất nhiều. Họ cho rằng con người ta vì muốn tìm
cách giải trừ sự thất vọng, lo âu, bất an và cô độc nờn đó cố gắng đạt tới mục

đích của cộng đồng. Điều này không khác gì là sự tự do đã làm cho con người
hiện đại sợ hãi, chủ nghĩa cá nhân đã làm cho con người xa lìa bạn bè, sự tự do
cá nhân cực đoan đã hủy diệt sự an ninh của con người trong xã hội. Tình trạng
bất an xã hội, cảm tưởng cô độc cô đơn trong nhóm xã hội chung đang gia tăng,
có thể giả quyết được bằng cách thức phát triển ý thức cộng đồng.
Sự suy giảm bề ngoài của ý thức cộng đồng hay đoàn kết xã hội được diễn
tả qua cảm tưởng ngỡ ngàng và xa lạ chính là một đề tài thu hút sự quan tâm của
các nhà xã hội học. Đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Sorokin
hay đề cập tới theo ụng thỡ tình trạng trên do chủ nghĩa cá nhân mà ra và ông
gọi đó là một hiện tượng đặc biệt “làm vụn” xã hội. Tình trạng này cũng lại một
phần do tính cách quá lớn, và xa lạ với nhau, cũng là vô danh của cơ cấu xã hội.
Khi ta thấy những kẻ quá khích công kích kịt liệt chế độ, định chế, cơ cấu quyền
10
lực, tức là họ mô tả cho ta rõ một guồng máy xã hội không sinh khí vào hủy diệt
mọi tương quan xã hội cần thiết. Các lệch chuẩn xã hội xuất hiện trong cộng
đồng do mất ý thức đoàn kết xã hội đi kèm theo luôn sự mất ý thức nhân cách cá
nhân. Đồng nhất với cộng đồng hay đoàn kết xã hội được coi là phương thức
làm gia tăng ý thức về nhân cách cá nhân, và rất khó có thể hiểu sự hợp lý của
tình trạng tự cô lập như một cách giải trừ hay một giải pháp cho vấn đề thiếu
tính cộng đồng.
Những nhà xã hội học chú trọng tới những biến chuyển lịch sử rộng lớn
cố gắng giải thích những vấn đề căn bản của đời sống xã hội hiện đại bằng nhận
xét là chúng ta đang chịu một hiện tượng mất tinh thần cộng đồng sâu xa. Điều
này có nghĩa là một sự chuyển dịch tầm quan trọng từ một loại tổ chức xã hội
tổng quát này qua một loại khác, một sự chuyển dịch tầm quan trọng từ một loại
tổ chức xã hội tổng quát này qua một loại khác, một sự chuyển dịch mang lại
một sự giải thích xã hội về những giá trị, những khuôn mẫu tác phong, tương
quan xã hội và định chế hiện đại. Năm 1980, các nhà nhân học tên là Art
Gallagher và Harland Pacificed đã xuất bản cuốn sách với tiêu đề “cộng đồng
đang lụi tàn” với một hệ thống ký thuyết cho rằng các cộng đồng nông thôn, đặc

biệt là các làng –một kiểu loại cộng đồng thuộc loại nhỏ nhất, dưới tác động của
quá trình đô thị hóa; công nghiệp hóa và hệ thống quan liêu hành chính, đang bị
xói mòn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Một cộng đồng tồn tại được là do cỏc
nhúm thành viên của nó luôn luôn tìm được tiếng nói thống nhất trong những
hành động tập thể, khi không có tâm thức chung (psychocological sence of
community) cộng đồng đó bắt đầu lụi tàn. Quá trình công nghiệp hóa tăng nhanh
chóng ở các nước đang phát triển đã làm biến đổi các quan hệ xã hội trong cộng
đồng, chủ yếu là do cơ cấu nghề thay đổi, cũng như sự di động xã hội tăng lên
nhanh chóng cả về quy mô lẫn tần suất, điều này làm biến dạng tâm thức chung
của cộng đồng. Trong quá trình này, sự sụp đổ của hệ thống các quan hệ xã hội
theo kiểu cũ là không tránh khỏi.
- Các kiểu liên kết xã hội : Cộng đồng khi đựợc coi như một tiến trình xã
hội, là một hình thức tương quan giữa người vời người có tính cách kết hợp hay
11
một phản ứng có tính tương hỗ, theo đó, con người được gần nhau và phối hợp
chặt chẽ với nhau hơn. Đó không phải chỉ là một thái độ hay một lý tưởng về
đoàn kết được thực hành trong phạm vi thực hành các chuẩn mực và những
khuôn mẫu văn hóa trong đời sống hàng ngày. Ngược lại với tiến trình hòa hợp
cộng đồng là những xu hướng xung đột có tính chất li tỏn. Các cộng đồng nông
thôn ít xảy ra các xu hướng theo chiều hướng ly tâm. Tính cố kết chặt chẽ, sự di
động xã hội ít, độ đa dạng nghề nghiệp không lớn cộng thêm với sự góp phần
của các yếu tố tôn giáo- tín ngưỡng trong cộng đồng trờn các hoạt động có tính
chất thống nhất thường cao, hơn các hoạt động vượt ra khỏi tầm kiểm soát của
các định chế xã hội, các quy tắc của cộng đồng đã được định hình trong tiến
trình lịch sử.
Kiểu liên kết cao nhất trong cộng đồng chính là các quan hệ mang tính hội
nhập, ở đó, mức độ hợp tác một cách tích cực giữa các cá nhân trong tất cả các
đoàn thể chủ yếu mà các cá nhân đó tham gia. Nói theo kiểu định lượng thì tổng
số những tương quan hợp tác gia tăng trong những xã hội rộng lớn hơn. Dĩ nhiên
là chúng ta không bàn đến ở đây về những diờ̃n tiến xã hội mang tính áp đặt, do

sự đe dọa hoặc tác động của sức hút tiền bạc. Cộng đồng hiểu như một diễn tiến
xã hội được coi như một ý thức về sự tự nguyện liên kết xã hội.
- Các cơ cấu xã hội: Cộng đồng coi như một cơ cấu xá hội có lẽ là các
phần lớn mọi người khi dùng danh từ này. Ở đây cộng đồng là một đoàn thể con
người có giá trị chuẩn mực, các khuôn mẫu với các tương quan xã hội và vai trò
được tổ chức thành cơ cấu. Điều này phù hợp với định nghĩa tổng quát về một
đoàn thể xã hội coi như một tập thể con người có tương quan hỗ trợ nhau.
Không có giá trị chung, nghĩa là không có một số định hướng để quy tụ với
nhau, thậm chí có nơi lại không có những quy tắc ứng xử quy định các hành vi
ứng xử của các thành viên trong các cộng đồng thì không có cơ sở xã hội cho sự
hình thành cộng đồng. Chính quá trình thể chế hóa các giá trị và chuẩn mực
trong các tổ chức xã hội trong xó hụi tương ứng là một bước quan trọng tiếp
theo để các liên kết xã hội cộng đồng được bền vững và có giá trị “bắt buộc” đối
12
với tất cả mọi người, tạo nên sức mạnh tập thể. Quá trình thể chế hóa là một
bước phát triển mới về chất trong sự phát triển cộng đồng.
Điểm cần lưu ý là cỏc sỏch xã hội học gần đây khi định nghĩa các kiểu
cộng đồng thông thường “giảm bớt” các đặc trưng về cộng đồng dường như họ
coi các quan niệm của các nhà nghiên cứu luôn đẩy các mẫu hình cộng đồng
nông thôn làm thước đo đã không còn thích hợp với sự phát triển của các cộng
đồng trong xã hội đương đại. Họ coi các quan niệm như kiểu Fichter khảo cứu
các công trình cộng đồng điển hình, còn trong thực tiễn, độ đậm nhạt của các
liên kết xã hội, các kiểu liên kết lại rất đa dạng và phức tạp, tạo nên các kiểu
cộng đồng khác nhau về tính chất, quy mô, về độ liên kết.
Cơ cấu của một tập thể xã hội được quy định theo sự xếp đặt các thành
phần tổ chức và các mối liên hệ giữa chúng. Chúng ta đã nói là sự phân tích xã
hội học một sự phân tích khác biệt với phân tích dân số, kinh tế hay chính trị
tập trung vào những yếu tố trong cơ cấu cộng đồng. Theo quan điểm vị thế và
lớp phân lớp thì cơ cấu này tương đối “ bằng phẳng” nghĩa là ít có cách biệt xã
hội hay di động xã hội từ dưới lên trên. Tuy trong loaị hình cộng đồng chỳng

cú những đoàn thể phụ cú riờng những đoàn thể này được tổ chức một cách
không chính thức trên quan điểm các tương quan cá nhân. Cái không khí chung
của đời sống tổ chức có khuynh hướng tự nhiên như một danh từ xa xưa ta thấy
một “ý thức giống nũi”, một ý thức chia sẻ sự tương đồng giữa những người
trong cộng đồng.
Khi phân tích khái niệm cộng đồng, chúng ta đã nêu rõ ý nghĩa của đoàn
kết xã hội, tương quan và cơ cấu xã hội. Điều quan trọng là phải hiểu rằng ba
phương diện nghiên cứu cộng đồng nói trên đây (đoàn kết, tương quan và cơ
cấu) không phải luôn luôn có mặt y hệt nhau trong các cấu trúc cộng đồng. Sự
đoàn kết xã hội trong các cộng đồng đô thị chẳng hạn, có đặc điểm khác hẳn so
với sự đoàn kết xã hội ở các cộng đồng nông thôn. E. Durkheim đã đưa ra sự
phân biệt “đoàn kết hữu cơ” đặc trưng cho cộng đồng đô thị với “đoàn kết mỏy
múc” đặc trưng cho cộng đồng nông thôn. Điểm chính là cộng đồng là một tập
hợp hay một hệ thống những đoàn thể nhỏ, nhưng nói về đoàn thể xã hội rộng
13
lớn theo nhiều cách khác nhau. Những đoàn viên trong cộng đồng đều ý thức
được nhu cầu của những người trong và ngoài đoàn thể trực tiếp của họ và có
khuynh hướng hợp tác chặt chẽ.
b. Những loại hình cộng đồng
Như đã phân tích ở trên, xét về thực chật thì cộng đồng tính và xã hội
tính là một, tương tự như thế, cộng đồng thể và xã hội thể là cùng là một phạm
trù cấp trù xã hội. Xã hội có nhiều loại, một cách tương ứng, cộng đồng cũng có
nhiều loại khác nhau. Về đại thể, các cộng đồng được phân loại thành những
loại hình cộng đồng chủ yếu sau đây:
1. Loại hình cộng đồng thuần khiết với loại hình cộng đồng không
thuần khiết, do đã bị biến dạng hoặc pha tạp với cơ cấu, tổ chức thiết chế xã hội
hiệp hội tính.
2. Loại hình cộng đồng theo tính chồi nào đó như cộng đồng lãnh thổ,
cộng đồng huyết thống, cộng đồng thân tộc, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng địa
dư… Đây là các loại cộng đồng được phân xuất theo một đặc trưng xã hội chủ

yếu nào đó. Trong nhóm cộng đồng theo tính trội này, Muray.G. Ross đã phân
ra thành hai loại : cộng đồng địa dư và cộng đồng chức năng. Một là nhúm dõn
cư ở trong một vùng địa dư riêng biệt, chẳng hạn như một làng, một tỉnh, một
thành phố. Nó có thể bao gồm tất cả dân chúng trong một nước, một khu vực
hoặc cả thế giới. Hai là cộng đồng được coi như một nhóm người cú cựng quyền
lợi công việc hay nghĩa vụ chung. Những quyền lợi này không bao gồm tất cả
những người trong cùng một cộng đồng địa dư nhưng chỉ có cá nhân hoặc hững
nhúm cú cựng quyền lợi hay chức năng nào đó chung với nhau.
3. Loại hình cộng đồng lịch sử theo các thuyết tiến hóa xã hội. Theo
lý thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mỏc thỡ toàn bộ lịch sử nhân
loại trải qua 3 hình thái cơ bản của cộng đồng tính : (1) Cộng sản nguyên thủy
với tính cộng đồng thuần khiết nguyên sơ; (2) Các hình thái kinh tế xã hội có
giai cấp và đáu tranh giai cấp, ở đó cộng đồng nhân loại bị “tan vỡ” thành các
“mảnh vỡ”, do quá đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa cộng đồng giai cấp quốc gia,
tộc người (3) Hình thái cộng sản chủ nghĩa dường như quay lại cộng sản nguyên
14
thủy nhưng trên một trình độ cao hơn. Xã hội cộng sản chủ nghĩa sẽ cân bằng lợi
ích, giá trị của cộng đồng nhân loại với cộng đồng dân tộc, giai cấp
Cộng đồng là khái niệm hết sức quan trọng trong các khoa học xã hội và
nhân văn. Dù loại hình nào đi chăng nữa thì cộng đồng tính vẫn là bản tính
chung của cộng đồng thể, và là bản chất chung của xã hội loài người. Khái niệm
cộng đồng (cộng đồng tính và cộng đồng thể…) đã và vẫn là một phạm trù xã
hội cơ bản. Nhờ đó ta có thể nhận thức, nghiên cứu xã hội một cách khoa học
mà còn góp phần tác động, hiệu chỉnh cải biên xã hội đi theo chiều hướng tiến
bộ văn minh.
Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng khái niệm
cộng đồng trong quan niệm Mác – xít là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân,
được quyết định bởi các cộng đồng đó, bao gốm các hoạt động sản xuất vật chất
và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi của họ về hệ tư tưởng, tín ngưỡng hệ
giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như

các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động để
nghiên cứu trách nhiệm của sinh viên ĐHSP Hà Nội với cộng đồng lớp học,
cộng đồng trường học, cộng đồng dân cư nôi cư trú.
1.1.2 Vai trò của cộng đồng
Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với
những người khác ngoài cộng đồng. Không ai có thể sống bên ngoài cộng đồng và
xã hội. Đời sống con người về bản chất là có tính xã hội. Theo C.Mac : “Bản chất
con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của
con người. Đó là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác
với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cả cộng đồng.
Mỗi người là một thành viên, một tế bào cộng đồng. Cá nhân có trách
nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy
định, những nguyên tắc của cộng đồng.
15
Cộng đồng chăm lo cho đời sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có
những điều kiện phát triển. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỷ luật.
Đời sống của cộng đồng cần có sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa cá
nhân với tập thể xã hội. Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích
riêng và chung, giữa lợi ích với trách nhiệm, giữa trách nhiệm và nghĩa vụ. Cá
nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng
đồng trở lên lớn mạnh.
Con người tham gia vào nhiều cộng đồng khác nhau, ví dụ: cộng đồng gia
đình, cộng đồng lớp học, cộng đồng trường học, cộng đồng dân cư, cộng đồng
dân tộc …
Vậy chúng ta phải cư xử như thế nào trong cộng đồng lớp học, trường
học, và cộng đồng dân cư nơi cư trú?
1.2. Sinh viên và vai trò của sinh viên

1.2.1. Sinh viên
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh “students” . Nó được
dùng tương ứng với từ “student” trong tiếng Anh, “Etudiant” theo tiếng Pháp để
chỉ những người theo học ở trường cao đẳng và đại học, những người đang học
tập và rèn luyện lĩnh hội một trình độ chuyên môn cao. Theo quy định của
trường đại học hiện nay lứa tuổi sinh viện hiện đại thường là từ 17 đến 23 tuổi,
nghĩa là họ trùng với giai đoạn thứ 2 của lứa tuổi sinh thanh niên từ 18 đến 25.
Khái niệm sinh viên được sử dụng rộng rãi hiện nay và được các nhà
nghiên cứu thừa nhận với ý nghĩa sinh viên là đại diện của nhóm xã hội đặc biệt,
là những người dang trong quá trình tích lũy tri thức, nghề nghiệp, để trở thành
chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, hoạt động lao động trong một số lĩnh
vực nhất định có ích cho xã hội.
Sinh viên sư phạm là những sinh viên đang học tập rèn luyện trong các
trường đại học, cao đẳng sư phạm được đào tạo theo một chương trình chuyên
biệt, sinh viên có nhiệm vụ học tập, tích lũy tri thức, trau dồi đạo đức rèn luyện
16
nghiệp vụ sư phạm, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những người
thầy giáo trong tương lai
Tóm lại sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng, họ là những
người thuộc đội ngũ tri thức trẻ, là nguồn nhân lực quyết định sự phát triển kinh
tế và sự phát triển xã hội. Họ là những người năng động dám nghĩ dám làm và
luôn mong muốn hiểu biết, đem hiểu biết của mình tham gia vào các hoạt động,
các mối quan hệ xã hội nhằm hoàn thiện nhân cách của mình và góp phần vào sự
phát triển chung của xã hội.
* Đặc điểm lứa tuổi của sinh viên
Với tư cách là đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt, đang chuẩn bị hoạt động
sản xuất vật chất hay tinh thần xã hội. Sinh viên đang tích cực chuẩn bị thực
hiện vai trò xã hội và khẳng định chuyên môn của mình trong các lĩnh vực. Họ
là lực lượng tri thức tiến bộ, bổ xung cho nguồn nhân lực xã hội. Theo các nhà
tâm lý học, sinh viên là những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Lứa tuổi

này về cơ bản con người đã đạt đến trình độ trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh
thần. Chính sự hoàn thiện này cho phép sinh viên giải quyết những vấn đề quan
trọng mang tính chất quyết định đến sự phát triển nhân cách của mình một cách
độc lập. Đó là việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi kết thúc học tập ở trường phổ
thông. Do tuổi sinh viên nằm trong giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên nên họ
mang đầy đủ tính nhiệt tình sôi nổi, khao khát lý tưởng, hăng hái hoạt động,
muốn khẳng định mình và có sự chín muồi nhất định của tuổi trưởng thành cùng
với một loạt các đặc trưng của người sinh viên được hỡnh thành trong quá trình
học tập, tu dưỡng ở trường đại học và cao đẳng
Tuổi sinh viên là thời gian nở rộ nhất của sự phát triển nói chung và tâm
lý nhân cách nói riêng. Đây là lứa tuổi thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát
triển các chức năng tâm lý quan trọng ở con người, đặc biệt là sự phát triển các
năng lực trí tuệ.
Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi sinh viên là có sự phát triển
tự ý thức. Hơn nữa đõy chớnh là giai đoạn mà tự ý thức phát triển cao. Họ đã ý
thức và biết đánh giá toàn diện hơn về bản thân, về vị trí của mình trong cuộc
17
sống xã hội. Đõy chớnh là dấu hiệu hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện và
phát triển nhân cách.
Thành phần quan trọng bậc nhất tạo lên sự phát triển tự ý thức của sinh
viên là năng lực tự đánh giá, thể hiện thái độ đối với bản thân, biểu hiện trong
đời sống, trong mối quan hệ liên nhân cách. Trong việc hình thành tính tự trọng
trong nhân cách, tự đánh giá là thành phần không thể thiếu được. Nó phản ánh
năng lực hiểu biết và kỹ năng điều khiển chính mình.
Tự phản ánh thể hiện mức độ của nhân cách về bản thân, là mức độ thỏa
mãn của chủ thể về trình độ phát triển các thuộc tính của cá nhân. Vì thế, sự tự
đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, đặc biệt
tự đánh giá về trí tuệ là thành phần cơ bản trong cấu trúc tự nhận thức của sinh
viên. Nó có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất trí
tuệ trong quá trình học tập ở trường Đại học và cao đẳng đi theo chiều hướng

đúng đắn và hiệu quả. Nếu sinh viên tự đánh giá đạo đức trí tuệ ở mức thấp sẽ
gây ra những khó khăn trong qua trình học tập ngược lại những đặc điểm trí tuệ
được đánh giá một các đúng đắn và tích cực là cơ sở tốt cho hoạt động học tập ở
cao đẳng và đại học. Ngoài ra lòng tự tin, sự đánh giá về trí nhớ, tốc độ phản
ứng … cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành phẩm chất quan trọng của
người thầy giáo tương lai.
* Một số đặc điểm cơ bản của sinh viên sư phạm
- Học tập của sinh viên sư phạm
Việc học tập của sinh vên sư phạm không chỉ đáp ứng nhu cầu “sư
phạm”. Đối tượng nhận thức của sinh viên sư phạm là hệ thống tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo tương ứng trong lĩnh vực khoa học cơ sở, khoa học chuyên ngành,
nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, thể dục, quân sự. Cỏc mụn tự chọn như
nữ công, nhạc, họa. Trước tình hình mới các trường sư phạm nói chung, đại học
sư phạm nói riêng, mỗi sinh viên phải tích cực học tập, rèn luyện khả năng giao
tiếp sư phạm, trau dồi vốn ngôn ngữ, khả năng diễn đạt … học từ cách ngồi,
dáng đứng nét chữ trở đi. Tính tích cực học tập vừa là kết quả đồng thời vừa là
18
phương thức thỏa mãn nhu cầu học tập của sinh viên. Mục đích học tập là sự cụ
thể hóa động cơ học tập và thái độ đối với học tập của sinh viên.
Sinh viên sư phạm có nhiều hình thức học tập:
Học trờn lớp của sinh viên được quy định bởi kế hoạch, được thể chế hóa
bằng thời khóa biểu học tập, nhưng cũng có thể được tổ chức ngoài thời khoa
biểu theo chương trình đặc biệt và những giảng đường được trang bị một cách
tương ứng trong tất cả các trường hợp hoạt động học tập trên lớp đều được tiến
hành dưới sự hướng dẫn cuả cán bộ giảng dạy.
Hoạt động ngoài lớp bắt buộc của sinh viên là sự hình thành một cách
logic các giờ học trên lớp, nhằm mở rộng phạm vi kiến thức về các lĩnh vực …
Sự tiêu tốn thời gian cho hoạt động này không ấn định trong thời khóa biểu, bản
thân sinh viên chọn chế độ, thời hạn hoạt động tùy theo năng lực và sự nỗ lực
của bản thân. Hoạt động này thường không có sự tham gia trực tiếp của giáo

viên nhưng kết quả được họ phân tích đánh giá.
Học ngoài lớp không bắt buộc có liên quan tới việc nghiên cứu sâu, toàn
diện các môn học với ý thức tự giác cao của sinh viên. Do không bắt buộc đòi hỏi
cao về tinh thần tự giác, chủ yếu là việc tự học của sinh viên nên qua đó thể hiện
mức độ rõ nhất mức độ phát triển nhu cầu, thái độ … Khi sinh viên nỗ lực, tích
cực ngoài lớp không bắt buộc chứng tỏ thái độ ý thức của học cao. Vì vậy cần chú
ý quan tâm khích lệ việc học tập ngoài lớp không bắt buộc của sinh viên.
- Một số phẩm chất nhân cách của người sinh viên sư phạm :
Sinh viên sư phạm là những người bằng chính nhân cách của mình góp
phần dào tạo thế hệ trẻ thành lớp người kế tục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Theo quan điểm của Mechel Develay : Nghề sư phạm được xác định
trước hết không phải xác định bằng hoạt động dạy mà bằng hoạt động học của
người học. Tức là giúp người học tìm ra những tình huống học làm chủ kỹ xảo
tạo ra cầu nối nhận thức. Xuất phát từ đặc điểm lao động của nghề giáo, đòi hỏi
người sinh viên sư phạm ngày nay trong những năm tháng học tập ở trường đại
học phải không ngừng phấn đấu rèn luyện nhằm hoàn thiện nhân cách người
thầy giáo tương lai.
19
Những đặc điểm tâm lý, nhân cách của sinh viên sư phạm: theo các nhà
giáo dục Mỹ sinh viên sư phạm phải là người có chí hướng phục vụ cộng đồng,
chấp nhận gắn bó suốt đời với nghề dạy học, có thời gian lâu dài được đào tạo
chuyên môn, có khối lượng tri thức và năng lực xác định cao hơn so với những
người không chuyên đáp ứng tiêu chuẩn bằng cấp, hoặc những nhu cầu tuyển
dụng, chấp nhận trỏch nhiờm đối với sự đánh giá và các hoạt động được thực
hiện có liên quan đến công việc được giao, chấp nhận một tập hợp các tiêu
chuẩn của nghề sư phạm, với những biểu hiện cụ thể sau:
 Có nhu cầu học nghề sư phạm mong muốn được làm thầy cô. Sinh
viên ý thức đầy đủ ý nghĩa của nghề đối với bản thân xã hội
 Có những hứng thú với nghề sư phạm: sinh viên không chỉ thấy sự
cần thiết và lòng yêu nghề mà còn tin tưởng mạnh mẽ vào giá trị tốt đẹp của

nghề giáo.
 Có thế giới quan khoa học: sinh viên sư phạm cần thiết phải xác
định hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và con người.
Bởi vì điều đó không chỉ quy định hành vi mà có ảnh hưởng quan trọng đến lớp
lớp thế hệ trẻ trong tương lai.
 Có lý tưởng cao đẹp, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ : sinh viên sư phạm
hình thành, phát triển lý tưởng nghề nghiệp trong quá trình nỗ lực học tập, rèn
luyện phấn đấu không ngừng trở thành người thầy giáo tương lai. Lý tưởng đào
tạo thế hệ trẻ của sinh viên sư phạm biểu hiện ở niềm say mê học tập (học nghề
thầy giáo) lòng yêu trẻ tác phong sinh hoạt mô phạm, tinh thần trách nhiệm, lối
sống. Có tình cảm với nghề sư phạm bao gồm: lòng yêu nghề, yêu trẻ, khát vọng
vươn tới hăng say rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, lòng nhân ái, đức hi sinh. Có ý
chí kiên định việc “dạy người” chứ không phải đơn thuần là dạy chữ vì vật phải
đòi hỏi người thầy giáo phải có mục đích, tính dũng cảm, tinh quyết đoán, tính
kiên trì tính độc lập, tính tự chủ, tính kiềm chế. Nên mỗi sinh viên sư phạm cần
phải rèn luyện học hỏi những tri thức cơ bản của chuyên ngành mà còn tri thức
xã hội trong ứng xử
20
1.2.2. Vai trò của sinh viên trong đời sống xã hội
Vai trò của SV trong bức tranh xã hội ngày càng được ghi nhận đậm nét.
Trong Hiến chương nhân bản 2000 được 86 học giả và nhà hoạt động xã hội tên
tuổi trên thế giới cùng ký tên, đã nhận xét: "Hiến chương nhân bản II được công
bố năm 1973 để ứng xử các vấn đề phát sinh trên hiện trường thế giới kể từ đó:
sự trỗi dậy của chủ nghĩa phỏtxit, chiến tranh lạnh và sự xuất hiện của sức
mạnh SV trong các trường đại học”.
Sinh viên Việt Nam là những trí thức tương lai của đất nước, không ai hết
mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc CNH,
HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển
KHKT, nęn rất cần có những con người trẻ tuổi, có trěnh độ và năng lực sáng
tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích

nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một
thế hệ tiên tiến mới.
GS. TS. người Mỹ Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel kinh tế năm
2001 vì những cống hiến xuất sắc trong nghiên cứu khoa học về quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển, trong chuyến
thăm và làm việc tại nước ta cuối tháng 6- 2001 cũng đã nhận xét về thế hệ trẻ ở
các nước đang phát triển: “Mụi trường mới đòi hỏi tư duy phải đổi mới nhanh
nhạy để phù hợp, và giới trẻ thích nghi dễ dàng hơn so với người già. ( ) Chính
họ đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một tư duy kinh tế mới".
Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người. Với SV, những người ngồi trên
ghế giảng đường đại học là quãng thời gian vô cùng quan trọng trong quá trình lâu
dài tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị. Từ
điểm xuất phát này, con người trưởng thành và bước vào đời. Nếu điểm xuất phát
tốt, họ sẽ đạt được những bước đi dài, ổn định và vững chắc trong tương lai; ngược
lại, con đường đi lên sẽ gặp trắc trở khó khăn. Một đất nước Việt Nam có phồn
vinh và vững mạnh trong tương lai hay không là phụ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ
sau này, trong đó có sinh viên.
21
1.3 Trách nhiệm
Là khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền nói lên một đặc
trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Nếu nghĩa vụ
đặt ra cho con người vấn đề nhận thức và thực hiện những yêu cầu của xã hội,
thì vấn đề TN là ở chỗ con người hoàn thành và hoàn thành đến mức nào hoặc
không hoàn thành những yêu cầu ấy. TN là sự tương xứng giữa hoạt động với
nghĩa vụ, là hệ quả của tự do ý chí của con người, là đặc trưng cho hoạt động có
ý thức của con người. Con người ngày càng nhận thức được quy luật khách
quan của tự nhiờn, xã hội. Khi năng lực chi phối tự nhiên, xã hội của con người
lớn lên thì TN của con người đối với hành vi của mình cũng lớn lên. Về mặt
pháp lí, việc xem xét TN cá nhân phải xuất phát từ sự thống nhất giữa quyền và
nghĩa vụ: quyền càng rộng thì TN càng lớn.

22
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
SƯ PHẠM VỚI CỘNG ĐỒNG LÍP HỌC, DỘNG ĐỒNG
TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ NƠI CƯ TRÚ
2.1 Một số đặc điểm khách thể nghiên cứu
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có sứ mạng đào tạo nhân lực chất lượng
cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội, nghiên cứu
khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến,
cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm
1951 theo Nghị định số 267 của bộ Quốc gia Giáo dục. Ngày 10/12/1993 theo
Nghị định 97/CP của chính phủ, trường ĐHSP Hà Nội là một trường thành viên
thuộc Đại học Quốc gia Hà nội. Theo Quyết định số 201/ QĐTTg ngày
12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, trường đại học Sư phạm tách khỏi Đại
học Quốc gia Hà Nội thành trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Những điểm mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của trường :
- 1951 -1956 : Trường Sư phạm Cao cấp
- 1956 – 1967: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 19667 -1976: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học SưⅠ
phạm Hà Nội Ⅱ
- 1976 – 1993:Trường Đại học Sư phạm Ⅰ
- 1994 -1999 : Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học quốc gia Hà Nội
- Từ 1999 đến nay : Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – một trong hai
trường ĐHSP trọng điểm của cả nước.
*Chức năng
23
- Làm nòng cốt của hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ cán độ đội ngũ cán bộ, xây dựng chương trình đào tạo,

biên soạn chương trình, giáo trình.
- Tổ chức triền khai các nhiệm vụ nghiên cứu chọn lọc cơ bản, khoa học
giáo dục, khoa học ứng dụng công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
triển khai các đề án, các quy trình công nghệ
- Tư vấn cho các cấp quản lý xây dựng chớnh sỏch giáo dục, đào tạo giáo
viên, đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, cải cách giáo dục.
- Đào tạo giáo viên chất lượng cao cho các cấp học, ngành học, giáo dục
đặc biệt, cán bộ giáo dục có học vị cao
* Nhiệm vụ
- Đào tạo giáo viên các cấp học từ mầm non đến đại học, các chuyên gia
giáo dục, các cán bộ nghiên cứu giáo dụ, các cán bộ nghiên cứu khoa học cơ
bản, khoa học giáo dục có trình độ đại học, sau đại học; bồ dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học;
bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên các cấp; phát huy vai trò là trường
trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm
cuả cả nước bằng việc nghiên cứu triển khai các chủ trương, giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; đào tạo giáo viên.
- Đào tạo giáo viên, cán bộ khoa học cho các nước khác trong khu vực và
trên thế giới.
- Nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản và các lĩnh vực liên
quan khác, nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
2.2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm sinh viên sư phạm với
cộng đồng lớp học, cộng đồng trường học, cộng đồng dân cư nơi cư trú
Khi điều tra thực trạng về trách nhiệm của sinh viên trường ĐHSPHN
chúng tôi xem xét những mặt sau:
2.2.1. Trách nhiệm của sinh viên sư phạm với cộng đồng lớp học
24
Phần lớn sinh viên sư phạm có ý thức tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần
gũi vui vẻ, chan hòa thầy cô bạn bè nhưng còn một số ít sinh viên chưa thực
hiện tốt trách nhiệm

Sinh viên sư phạm đã tuân thủ mọi nội quy của lớp học
Sinh viên sư phạm đã tham gia tích cực các hoạt động lớp
Sinh viên phát huy tính tích cực trong xây dựng bài trong lớp học
Sinh viên phải có ý thức giữ gìn tài sản chung của lớp, bảo vệ môi trường
xung quanh lớp học.
Sinh viên phải chấp hành kỉ luật trong lớp
2.2.2. Trách nhiệm của sinh viên với cộng đồng trường học
Sinh viên chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước và các qui chế, nội quy, điều lệ của trường.
Sinh viên tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện đạo đức lối sống
Sinh viên thực hiện đầy đủ qui định về khám sức khỏe khi mới nhập học
và khám sức khỏe theo yêu cầu của nhà trường
Sinh viên đóng học phí đúng thời hạn qui định
Sinh viên tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi
trường phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của nhà trường
Sinh viên tham gia phòng chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và
các hoạt động khác của học sinh sinh viên, cán bộ, giáo viên
Sinh viên tỡm hiểu, nghiên cứu để nắm vững chương trình đào tạo, kế
hoạch học tập
Sinh viên giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, góp phần xây dựng,
bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường
2.2.3. Trách nhiệm của sinh viên với cộng đồng dân cư nơi cư trú
2.2.3.1 Trách nhiệm của sinh viên với cộng đồng cư trú
Sinh viên không được tổ chức uống rượu, bia, ca hỏt gõy ồn ào mất trật
tự nơi trọ, không gây nổ, kính động đánh nhau, không tàng trữ, lưu hành, truyền
bá phim ảnh, văn hóa phẩm đồ trụy……
25

×