Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Giáo dục, định hướng cho HS THPT trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.5 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Lựa chọn nghề giáo, đến giờ chỉ có thể nói : đó là định mệnh cuộc đời tôi.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, đã có biết bao trăn trở, buồn vui mà nghề mang lại.
Mười ba năm trong nghề là 13 năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn nỗ
lực hoàn thành nhiệm vụ : từ khi chập chững vào nghề với nhiệt huyết thanh xuân
đến khi trưởng thành với bản lĩnh nghề nghiệp. Từng thế hệ học sinh trưởng thành
là những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm trong tôi dần được tích lũy theo năm
tháng.
GVCN là công việc kiêm nhiệm thú vị nhưng muôn vàn khó khăn. Nếu như
GV bộ môn là người thầy giảng dạy, đứng lớp truyền lửa tri thức cho hs qua những
bài học thì GVCN không chỉ là người thầy truyền lửa ấy mà còn là người bạn lớn,
người anh/chị, người cha/mẹ … của HS. Trong hơn 10 năm làm công tác chủ
nhiệm tôi luôn cho rằng : giáo dục, định hướng giúp HS hoàn thiện và phát triển
nhân cách là nhiệm vụ hàng đầu của người GVCN.
Tôi luôn nung nấu mình sẽ viết một đề tài nghiên cứu về công tác chủ nhiệm.
Năm học 2012-2013 để tham gia hưởng ứng :
+ Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”.
+ Hội thi “GVCN giỏi DGPT và GDTX” chu kì 2012-2016 (theo Thông tư
43/2013/TT- BGDĐT)
Tôi mạnh dạn viết SKKN tham dự hội thảo báo cáo khoa học cấp trường và
gửi đi cấp tỉnh : Với đề tài “Con đường tôi luyện để trở thành GVCN giỏi” ( Hay
“Giáo dục, định hướng cho HS THPT trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách”). Tôi hi vọng đây sẽ là một “thành quả lao động đẹp đẽ” của
mình trong quá trình tự học và sáng tạo.
2. Mục đích và đối tượng của đề tài:
- Mục đích của đề tài là tìm tòi, phát hiện ra những biện pháp giáo dục tối ưu
cho hs trên con đường hình thành và phát triển nhân cách, phù hợp với yêu cầu và
xu hướng thời đại của thế hệ hs 9X ( những hs sinh năm 1990 đến 1999)
- Đối tượng nghiên cứu là HS trường THPT Như Thanh (đặc biệt là các khóa
tôi được phân công là GVCN).


+ Lớp B10 (khóa 2006-2009)
+ Lớp C9 (khóa 2007-2010)
+ Lớp C10 (khóa 2010-2013)
3. Đóng góp mới của đề tài :
Từ việc nghiên cứu thực nghiệm và quá trình áp dụng những phương pháp
giáo dục vào thực tiễn trong công tác chủ nhiệm, tôi hi vọng SKKN này sẽ khẳng
định thêm một hướng tiếp cận cho GVCN. Từ đấy, phục vụ công tác giáo dục định
hướng hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Điểm mới nổi bật của đề tài là từ
quá trình sử dụng mạng xã hội của GVCN đến việc giáo dục lòng nhân ái cho HS
khi mà “sự thờ ơ vô cảm đang như một thứ axit ăn mòn xã hội”…
4. Phương pháp nghiên cứu :
Khi triển khai đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Phương pháp khảo sát, thống kê
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp giáo dục tích hợp
2
NỘI DUNG
I. Cơ sở của đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
1.1 GVCN giỏi:
GVCN giỏi : là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ( Theo “
Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT”
điều 31 qui định về nhiệm vụ của GVCN) với tinh thần trách nhiệm cao, có tâm với
nghề, yêu thương HS, nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, là người làm việc công
tâm, khoa học và chặt chẽ…
GVCN giỏi là người có những sáng tạo trong công việc, trong quá trình định
hướng cho HS phát triển nhân cách…
1.2 HS THPT và quá trình hình thành và phát triển nhân cách :
( Theo tâm lí học)

Nhân cách : là tổ hợp những đặc điểm của cá nhân, nó qui định hành vi xã
hội và giá trị xã hội của con người. Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá
trình cải biến 1 cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần của
con người diễn ra theo qui luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa
cá thể người thành 1 chủ thể có ý thức trong xã hội.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách ,
điều đó thể hiện ở những mặt sau:
+ Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện
hiệu quả các mục đích đã đề ra.
+ Giáo dục có thể uốn nắm những phẩm chất tâm lí làm cho nó phát triển theo
chiều hướng mong muốn của xã hội.
Thực tế giáo dục đã chứng minh rằng : sự phát triển nhân cách chỉ diễn ra tốt
đẹp trong những điều kiện có giáo dục và định hướng….
3
HS THPT : là lứa tuổi 15-18, đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Là lứa tuổi có nhiều biến động
về tâm sinh lí, lứa tuổi mà các em không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người
lớn, lứa tuổi cái tôi cá nhân xuất hiện rõ nét với những khám phá và nhận thức về
cuộc sống. Giai đoạn này rất cần sự định hướng, bảo ban của gia đình và nhà
trường, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm.
* Và GVCN giỏi là người làm tốt điều này, là người có quá trình giáo dục,
định hướng tốt cho HS trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách.
2. Cơ sở thực tiễn :
2.1 Thực trang chung:
Seach google những cụm từ liên quan đến HS, sẽ cho ra những kết quả thực
sự đáng báo động, những con số làm cho những nhà giáo và những người làm công
tác trong ngành giáo dục phải đau lòng:
+ HS THPT đánh nhau : 2.990.000 kết quả trong 0,30 giây
+ HS THPT nghiện game : 5.300.000 kết quả trong 0,16 giây
+ HS THPT đánh bài ăn tiền : 1.340.000 kết quả trong 0,17 giây

+ HS THPT nạo phá thai : 892.000 kết quả trong 0,13 giây
………
Bên cạnh bộ phận HS chăm ngoan, sống có lí tưởng, hoài bão…vẫn còn tồn
tại bộ phận không nhỏ HS xuống cấp về nhân cách, lối sống đạo đức. Vì vậy, giáo
dục nhân cách cho HS THPT thực sự trở thành vấn đề cấp thiết hàng đầu.
2.2 Thực trạng ở trương THPT Như Thanh :
Trường THPT Như Thanh : là một ngôi trường hiền hòa.
+ Về GV : những GV được phân công công tác GVCN tuổi đời, tuổi nghề của còn
khá trẻ, phần đa họ đều là những thầy cô tận tụy, nhiệt huyết với nghề. Tuy nhiên,
vẫn còn một số GVCN do điều kiện hoàn cảnh gia đình con nhỏ nên sự quan tâm
4
đến HS còn hạn chế, kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm còn non trẻ nên hiệu quả
công việc chưa cao.
+ Về HS : nhìn chung HS ngoan ngoãn, lễ phép. Bên canh đấy là bộ phận không
nhỏ HS cá biệt. Năm học 2012-2013, hội đồng kỉ luật nhà trường đã xử lí 58 trường
hợp
( trong đó có HS đánh nhau, HS vi phạm nội qui nhà trường nhiều lần, HS đánh bài
ăn tiền…)
Làm công tác chủ nhiệm, người GV phải xác định rõ : GD nhân cách cho HS
là nhiệm vụ quan trọng : Đối tượng HS chăm ngoan cần định hướng, HS cá biệt cần
giáo dục trong qua trình hình thành và phát triển nhân cách.
Trở thành GVCN giỏi luôn là mục tiêu lớn trong quá trình làm công tác chủ
nhiệm của những GV yêu nghề, yêu trò. Đấy thực sự là 1 quá trình “tôi luyện” học
hỏi không ngừng nghỉ. Tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp mà tôi đã sử
dụng trong quá trình tôi luyện của mình.
II. Những biện pháp thực hiện :
1. Sử dụng Facebook:
Như 1 cầu nối trong quá trình: lắng nghe - thấu hiểu - sẻ chia - định hướng
cho HS trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách:
Facebook là 1 website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty

Facebook.Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Facebook là 1 tiện ích xã hội liên kết
mọi người với bạn bè, người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo
thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người
khác. Tất cả mọi người đều có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho nhau.
Facebook được thành lập 28.10.2003 do Mark Zuckerberg và nhóm bạn SV
ĐH Harvard sáng lập nên. Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt : năm 2010, số
lượng người truy cập vào Facebook vượt xa lượng người truy cập và google…
5
Facebook – trang cá nhân, thực chất là 1 dạng nhật kí công khai sinh động,
phong phú…Do tính chất đặc thù tự do ngôn luận và những kiện tung nên
Facebook bị cấm sử dụng ở Việt Nam và 1 số nước khác. Bắt đầu 2012, Facebook
đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. SV và HS THPT là đối tượng sử dụng nhiều
nhất.
HS trường THPT Như Thanh có số lượng lớn sử dụng mang xã hội này.
Theo số liệu điều tra của cá nhân tôi : cứ 1 lớp trung bình 50 HS thì có khoảng từ
15 – 20 HS sử dụng mạng xã hội này. Tai các lớp chọn như C1, C2, C3…A1, A2,
A3…số lượng HS sử dụng thường nhiều hơn. Ngoài trang cá nhân HS trường
THPT Như Thanh còn lập những trang cộng đồng công khai như : Như Thanh
Confessions, C2- forever, C3 – maimaimottinhyeu, A6-sieuquay.confessions…
Con số này ở các trường THPT đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có
lẽ sẽ nhiều hơn rất nhiều. Các em có thể lên Facebook qua máy tính, laptop, ipad
hoặc điện thoại di động có kết nối mạng…
HS sử dụng Facebook như thế nào? Các em làm gì trên Facebook?
Sau quá trình thường xuyên sử dụng Facebook, tôi đã vào thăm và đọc trang cá
nhân của các em …Tôi tạm chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1
(nhóm tích cực)
Nhóm 2
(nhóm tiêu cực)
Facebook là nơi các em thể hiện ước mơ, khát

vọng :
“Tôi sẽ đỗ đại học”
Facebook là nơi các em thể hiện tình yêu gia đình
: “Mẹ là người tuyệt vời nhất, cám ơn mẹ đã sinh
ra con”
Facebook là nơi các em thể hiện tình cảm bạn bè :
- Dẫn đường link đến
những trang web đen.
- Chia sẻ những hình ảnh
mang tính chất dung tục,
phản cảm.
- Thể hiện tâm trạng chán
6
“Tôi lớn lên trong tình yêu mến của các bạn ”
Facebook là nơi các em thể hiện tình yêu với bạn
khác giới: "Hôm nay em thế nào, em thân yêu!"
Facebook là nơi các em thể hiện niềm tự hào, tự
tôn dân tộc, là nơi các em khẳng định chủ quyền
lãnh thổ : “Trường sa, Hoàng sa là của Việt Nam”
Facebook là cầu nối truyền thông tin: “Bạn…
đang nhập viện, các bạn đến thăm”
Facebook là nơi các em chia sẻ những hình ảnh
đẹp, tin tức cảm động : …
chường, bi quan, bi lụy…
- Nói xấu thầy cô, bạn
bè…
- Thể hiện tình yêu nam
nữ thiếu văn minh
- Sử dụng ngôn từ thô
tục, thiếu văn hóa…

Trên Facebook khi GV kết ban với HS thì tất cả những hoạt động của HS sẽ
xuất hiện trên bảng tin của GV. Trên Facebook GV có thể biết được tất cả những
vấn đề HS đang quan tâm, biết tất cả những điều mà các em đang suy nghĩ : về tình
bạn, tình yêu, về gia đình, thầy cô và về những vấn đề đang là hiện tượng xã hội
nóng bỏng…
* Lắng nghe :
Facebook là cầu nối ngắn nhất để GVCN nắm bắt suy nghĩ của HS, biết HS
đang nghĩ gì. Khi đọc những status của HS, GVCN phải học cách biết lắng nghe…
lắng nghe xem các em viết gì, nghĩ gì, làm gì, ứng xử như thế nào? GV nên đặt
mình vào vị trí 1 người bạn ( đúng như cách “kết bạn” trên Facebook ) để hiểu tâm
tư tình cảm HS mình.
* Thấu hiểu :
Trong cuộc sống đời thường, sẽ thực khó khăn để tất cả hs mở lòng, giãi bày
tâm tư tình cảm của mình với GVCN. Trên Facebook lại khác, khi được GV quan
tâm hỏi han, HS dễ mở lòng hơn.
7
Để hiểu được HS, GVCN cần phải vượt qua sự cách biệt giữa các thế hệ,
phải trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết phong phú…về tâm lí lứa tuổi, về
những vấn đề HS quan tâm.
* Sẻ chia- định hướng :
Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những tình cảm, suy nghĩ hay hình
ảnh…mang tính tích cực, GV nhấn nút like và bình luận ngợi khen.
Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những tình cảm bi quan, chán nản… thì GV
động viên, chia sẻ kinh nghiệm.
Nếu vấn đề HS đăng trên Facebook là những hình ảnh phản cảm, dung tục
hoặc nói xấu bạn bè, thầy cô…thì GV răn dạy, giáo dục…
Facebook là thế giới ảo nhưng là nơi thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân.
GVCN chuyển tải đến HS thông điệp : Cần cân nhắc trước khi viết status thể hiện
tâm trạng, cần bấm like và comment một cách văn hóa.
Trên Facebook, vai trò của GVCN phải đa dạng :

+ Khi lắng nghe – GV là bạn bè…
+ Khi thấu hiểu – GV là người anh, người chị….
+ Khi sẻ chia – GV là người cha, người mẹ….
+ Khi định hướng – GV là người thầy, người chuyên gia …
Facebook chính là cầu nối tình cảm giữa GV và HS. Bởi 1 lời động viên
đúng lúc của người thầy sẽ giúp HS vững vàng hơn, một lời sẻ chia chân thành của
người thầy sẻ giúp HS tin yêu cuộc sống hơn, một lời khuyên hữu ích của người
thầy sẽ giúp HS sống có lí tưởng hơn…Và quan trọng là trên Facebook GV động
viên, khuyên bảo một HS thông điệp sẽ được gửi tới rất nhiều HS khác trên nhóm
bạn bè của cả 2.
Facebook là nơi giúp HS giải tỏa tâm lí, là trào lưu, xu hướng phát triển
tất yếu của xã hội. GVCN không thể cấm HS vào Facebook và viết những gì,
Chỉ có cách : GVCN tham gia Facebook để làm người bạn lớn của HS là điều
8
tốt nhất trong việc giúp các em dần trưởng thành trên con đường hình thành
và phát triển nhân cách.
Kết quả thu được từ phương pháp này thật đáng khích lệ : Trước khi GV kết
bạn với HS trên Facebook số lượng nhóm 2 cao, nhưng sau khi GV kết bạn với HS
trên Facebook số lượng nhóm 2 dần ít đi và chuyển sang nhóm 1. Các em HS kết
bạn với GV ý thức hơn với những hình ảnh và bình luận của mình, và điều đáng
mừng là tuyệt đối không còn hiện tượng HS nói xấu GV và like những trang web
đen, hình ảnh bẩn.
2. Giáo dục lòng nhân ái cho HS qua những câu chuyện và việc làm cụ thể:
2.1 Câu chuyện :
+ Nguồn truyện :
Truyện cổ tích…
“Quà tặng cuộc sống”…
“Hạt giống tâm hồn”…
Những câu chuyện cảm động trong cuộc sống thường ngày…
+ Thời gian sử dụng truyện :

10 phút đầu giờ
Tiết sinh hoạt lớp
Hoạt động ngoại khóa
Giáo dục lồng ghép qua các bài học bộ môn Ngữ văn, GDCD…
+ Hình thức sử dụng :
Kể
Thảo luận : hỏi- đáp, trao đổi – bàn luận
Ví dụ :
Trong tiết sinh hoạt tuần chẵn : sau khi tổng kết tuần n, triển khai kế hoạch
tuần n +1, GVCN dành 1 quĩ thời gian 5-10 phút để kể cho HS nghe những câu
9
chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống, những
câu chuyện về lòng nhân ái, sự bao dung và về những điều tốt đẹp, kì diệu của cuộc
sống…
Theo cách “mưa dầm thấm lâu” mỗi tuần GVCN kể 1 câu chuyện mà mình
sưu tầm, nắm vững. Những câu chuyện từ trong sách vở đến thực tế cuộc sống, đặc
biệt là những câu chuyện cảm động bình dị đời thường ngay xung quanh các em.
Câu chuyện về Nick Vujicic (người không tay, không chân) – nghị lực phi
thường của 1 người có cơ thể khiếm khuyết.
2.2 Việc làm cụ thể :
+ Tổ chức thăm hỏi, động viên những HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong
trường trong lớp :
Thực tế ở trường THPT Như Thanh hàng năm cứ mỗi dịp tết nguyên đán cổ
truyền… BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, GVCN và nhóm HS lớp đều tổ chức
đoàn đi thăm hỏi động viên, chúc tết gia đình các em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Đây là 1 hoạt động mang đậm tính nhân văn, có ý nghĩa giáo dục rất lớn về
tinh thần tương thân tương ái đối với CBGV và HS trong toàn trường. Bản thân tôi,
với tư cách là GVCN đã từng nhiều năm có mặt trong đoàn thăm hỏi, tôi và nhóm
HS trong đoàn thực sự xúc động, cảm thương và khâm phục nghị lực vượt khó
trước những hoàn cảnh của HS mình : mồ côi, khuyết tật, đói nghèo…

Ví dụ như trường hợp em Trương Công Bốn B10 (khoá học 2006-2009) ở
Xuân Du- Như Thanh mồ côi cha năm 7 tuổi, mồ côi mẹ năm 17 tuổi. Năm lớp 11
chỉ còn mình em sống trong căn nhà tranh dột nát nhưng bằng ý chí, nghị lực của
mình em đã vượt qua những nỗi buồn đau và hoàn thành khoá học. Tôi và HS trong
lớp B10 vô cùng khâm phục nghị lực của em. Hay như trường hợp em Trần Đại
Nghĩa C6 (khoá học 2010-2013) ở Hải Tiến- Hải Long- Như Thanh mặc dù mất
bàn chân, phải đi chân giả nhưng em vẫn ngày ngày cần mẫn đến trường… Các em
thực sự đã trở thành biểu tượng về nghị lực, tinh thần vượt khó của HS toàn trường.
10
+ GVCN tổ chức HS trong lớp chơi trò “Lắng nghe bạn tôi nói, chia sẻ việc tôi
làm” :
Trong tiết sinh hoạt tuần lẻ : GVCN tổ chức trò chơi cho HS
- Thể lệ trò chơi : tất cả HS trong lớp đều phải chia sẻ thật lòng mình về vấn đề :
“Hoàn cảnh khó khăn nhất mà bạn gặp phải? bạn đã làm gì để vượt qua nó?”
“ Việc tốt mà bạn đã làm? Việc xấu mà bạn muốn quên?”…
- Hình thức trò chơi : lần lượt HS trong lớp chia sẻ câu chuyện thực của mình,
GVCN và các bạn lắng nghe để chia sẻ, đồng cảm…
Tôi đã tổ chức trò chơi này tại lớp 12C10 và đã có rất nhiều những tâm sự
được các em thực lòng chia sẻ : từ việc tốt là các em giúp đỡ người hàng xóm gom
thóc chạy mưa, giúp đỡ người già qua suối…đến những việc chưa tốt như bẻ trộm
ngô, mía trong ruộng nhà người khác, thờ ơ với người ăn mày nghèo đói…
Những câu chuyện các em chia sẽ, GVCN sẻ là người định hướng : việc tốt
cần ngợi khen và khuyến khích, việc xấu cần nghiêm khắc sửa chữa, khắc phục.
+ GVCN tổ chức cho HS làm từ thiện từ qui mô nhỏ đến lớn :
Với tư cách GVCN tôi luôn nỗ lực trong quá trình tuyên truyền công tác làm
từ thiện cho HS. Bản thân tôi xem đây là nhiệm vụ quan trọng của GVCN trong
việc giáo dục HS : làm cho HS biết xúc động trước những mảng đời bất hạnh, giáo
dục cho các em biết yêu thương nhiều hơn, biết sẻ chia đồng cảm trước nỗi đau của
con người…
Năm học 2012- 2013 tôi đã tổ chức cho lớp chủ nhiệm 12C10 đi thăm em Lê

Trung Tuấn ( SN 1998) ở địa phương (khu phố 1- thị trấn Bến Sung). Sau khi thăm
em Tuấn về, HS thực sự xúc động (trong đó có cả nhóm HS cá biệt). Các em thực
sự trân trọng nghị lực sống của em Tuấn và thương hoàn cảnh em. HS đã chủ động
quyên góp tiền giúp em Tuấn chữa bệnh, số tiền nhỏ mà các em tiết kiệm được.
Tuy nhiên, đôi khi có 1 vài HS không hiểu hết ý nghĩa công tác từ thiện – các em
cho rằng “góp tiền là được”. Và lúc này GVCN phải định hướng giúp HS hiểu :
11
“Làm từ thiện từ tâm”, tình yêu thương phải được biểu hiện 1 cách nhân văn
nhất.
Tôi khuyên HS viết 1 bức thư gửi em Tuấn, các em đã viết với những lời
chúc, lời nhắn nhủ cảm động: “Anh tên là Quách Văn Thiết – HS lớp 12C10
trường THPT Như Thanh- Anh chúc em mạnh khỏe, nhanh khỏi ốm”. “Chị tên là
Hà Thị Hương, chị mong em sớm khỏe để nhanh trở lại mái trường”…
Bức thư ấy của các anh chị lớp 12C10 và số tiền nhỏ đã được chuyển đến tay
em Tuấn. Mẹ em đã đọc thư cho em nghe và em rất cảm động trước dòng thư tình
cảm của các anh chị. Điều này làm tôi thấy cuộc đời thực sự ấm áp và có ý nghĩa
hơn.
( Em Lê Trung Tuấn và Mẹ em)
12
3. Biện pháp giáo dục đối với nhóm HS cá biệt :
Vì đối tượng cần điều chỉnh đặc biệt vì thế đòi hỏi người giáo viên chủ
nhiệm phải có kinh nghiệm và hết lòng. GVCN cần đặc biệt quan tâm đến đối
tượng này, bởi hơn ai hết nhóm HS này rất cần sự giáo dục , động viên của GVCN
trên con đường hình thành nhân cách. Các em có thể trở thành công dân tốt, nhưng
cũng có thể sa ngã mắc phải những sai lầm…Kinh nghiệm nhiều năm chủ nhiệm
cho thấy, sau này khi ra trường nhóm HS này thường là những người biết ơn
GVCN nhiều nhất. Có HS thuộc nhóm này ra trường 6 năm, giờ đã thành đạt gặp
lại tôi em xúc động nói : “Ngày ấy, may nhờ có cô khuyên bảo…nếu không ”. Có
lẽ, đấy chính là niềm vui lớn nhất của mỗi GVCN khi giáo dục thành công những
HS như thế.

Vì vậy, GVCN hãy đừng định kiến với HS cá biệt, đừng vội vàng phán xét
HS, đừng kết luận vội vàng 1 chiều. Khi nắm bắt thông tin về HS hãy biết lắng,
tìm hiểu về HS từ điều kiện, hoàn cảnh gia đình đến tâm tư, tình cảm các em. Khi
HS cá biệt phạm lỗi hãy cho các em cơ hội sửa sai.
Trong quá trình dạy dỗ và quản lý giáo dục các em, tôi đã áp dụng những biện pháp
sau.
3.1 Tạo sức manh tập thể :
Người giáo viên phải xây dựng, kêu gọi được một bộ phận, càng đông đảo
càng tốt những học sinh ủng hộ mình, có thiện chí vì lớp và đấu tranh vì lẽ công
bằng, vì một môi trường và lớp học thân thiện, tích cực. Điều này rất quan trọng:
+ Thứ 1: giáo viên sẽ thu thập được thông tin chính xác trong các giờ học,
các sự việc xảy ra bên ngoài giờ, ngoài lớp, các kế hoạch mà các học sinh cá biệt
định làm. Khi có thông tin, rõ ràng người giáo viên sẽ rất chủ động, kịp thời và
thậm chí ngăn chặn được những việc đáng tiếc xảy ra.
13
+ Thứ 2: việc có một đội ngũ dám đứng lên đấu tranh một mặt cô lập, tạo
một sức ép đối với chính các học cá biệt, mặt khác tạo một sức mạnh để thúc đẩy
giáo viên cương quyết đến cùng với mục đích giáo dục của mình.
3.2 Xác lập vị thế “thủ lĩnh” của GVCN:
- Xác định vị thế của người giáo viên chủ nhiệm là điều cần thiết: Tùy vào
từng tình huống cụ thể, từng sự việc của từng học sinh mà mình linh hoạt sử dụng
cách nói chuyện, trao đổi phù hợp. Có khi mình là cô, nhiều khi là bạn…nhưng bất
luận trong hoàn cảnh nào người giáo viên chủ nhiệm cũng có lập luận kiên định,
vững vàng, thực tế với mục đích vừa tư vấn, định hướng vừa điều chỉnh. Nhất định
phải tạo được uy của mình, tuyệt đối tránh tình trạng học sinh “nhờn” cô. Nói như
vậy, không có nghĩa giáo viên chủ nhiệm thiết lập một khoảng cách đối với học
sinh. Mà quan trọng là người GVCN tạo được môi trường đối thoại thích hợp để
học sinh lắng nghe.
- Nguyên tắc làm việc với những học sinh đối tượng có vấn đề này là người
giáo viên phải: kiên định, kiên trì, bình tĩnh và đặc biệt chặt chẽ. Sự chặt chẽ thể

hiện ở quy trình xử lí, lập luận của mình trước học sinh. Đối với nhóm học sinh
này, không thể nói suông được, phải có bằng chứng xác đáng, cụ thể, chi tiết thì
mới có thể buộc các em tâm phục khẩu phục, không thể chối cãi được. Phải lưu lại
tất cả hồ sơ, bằng chứng …sự chặt chẽ của giáo viên chủ nhiệm sẽ tránh được
những ngụy biện vòng vo của học sinh, đồng thời cũng cho các em thấy sự bài bản,
nghiêm khắc của mình.
3.3 “Bẻ đũa bẻ từng chiếc một”:
- “Bẻ đũa bẻ từng chiếc một”: Tách từng cá nhân để xử lý, tránh tình trạng
chịu trách nhiệm tập thể, hòa cả làng. Cách này vừa thể hiện được sự tôn trọng đối
với học sinh vi phạm, vừa đảm bảo sự công bằng cho những học sinh ngoan. Điều
cốt yếu đúng người, đúng việc, đúng trọng tâm sẽ hiệu quả Khi tách rời từng cá
nhân như vậy, cũng có nghĩa làm mất đi sức mạnh của sự đoàn kết, bao che của số
14
đông bạn không ngoan trong lớp, cá nhân em đó sẽ bộc lộ sự yếu kém và sợ hãi của
mình. Chính sự mất thế dựa dẫm vào nhóm hội của các em sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên chủ nhiệm bắt bệnh và xử lý triệt để việc của học sinh đó.
3.4 Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình HS:
- Hợp tác chặt chẽ với phụ huynh. Đây là vấn đế không đơn giản, đối tượng
học sinh chưa chăm chưa ngoan phức tạp thì phụ huynh lại càng phức tạp. Hầu như
họ đều có nỗi niềm hoàn cảnh khá đặc biệt và nhất là cách giáo dục, dạy dỗ con của
họ thực sự có vấn đề. Một là họ không có thời gian để quan tâm con, hoặc quan tâm
con không đúng cách, thiếu phương pháp, chiều chuộng hoặc bỏ bê con cái một
cách thái quá. Việc giúp họ hiểu ra vấn đề của con cái họ và tư vấn, cùng họ giải
quyết hậu quả không hề dễ. Rất nhiều gia đình đã bất lực với con, đến mức bỏ mặc,
phó thác hoàn toàn vào thầy cô và nhà trường. Tuy vậy, người giáo viên phải kiên
nhẫn. Một mặt, bày tỏ cho họ thấy thiện chí của mình là hợp tác với họ để giáo dục
làm cho con cái họ tốt lên, mặt khác không thỏa hiệp, cương quyết thực hiện theo
cách xử lý của mình, nhất là kiên trì thực hiện những cam kết đã có trước đó. Phải
chỉ ra cho phụ huynh: mọi việc mình làm đều đứng về phía lợi ích của con cái họ.
Sự linh hoạt, mềm dẻo mà chặt chẽ, thấu tình đạt lý khi đối thoại với phụ huynh là

cả một nghệ thuật. Trên thực tế, chỉ khi nào có sự ủng hộ, hợp tác đầy thiện chí của
phụ huynh thì công việc làm thay đổi những học sinh chưa ngoan, chưa chăm mới
có kết quả.
3.5 Sự quan tâm chân thành từ những điều nhỏ nhặt :
Quan tâm tới các em chân thành, từ những điều nhỏ nhất với ý nghĩa khích lệ
động viên. HS cá biệt là những em cá tính, mỗi em một “bệnh” nhưng cơ bản các
em có nhu cầu được thấu hiểu, cảm thông và nhận được sự quan tâm của mọi
người. Biết được tâm lí này GVCN sẽ có cách tiếp cận các em, từ chỗ dè chừng,
phòng vệ, các em sẽ dần cởi mở, nể cô hơn và hạn chế sự vi phạm của mình.
15
GVCN tỉ tê hỏi thăm về gia đình, về bạn thân, về bạn gái…của các em. Lời
chúc mừng ngày sinh nhật, lời ngợi khen khi có tiến bộ…đó là những việc làm nhỏ
nhưng chắc chắn sẽ làm các em thấy vui, cảm nhận được sự ấm áp và thân thiện
của GVCN đối với mình. Và cách thu phục về tình cảm chính là cách thay đổi hành
vi, nhân cách của các em HS cá biệt bền vững nhất.
16
KẾT LUẬN
1. Kết luận :
GVCN hãy là người bạn lớn cùng học trò bước qua những thời điểm khó
khăn. GVCN hãy là người thầy lớn của học trò trên con đường hình thành nhân
cách và tiếp cận tri thức. GVCN hãy là người đi trước chỉ đường, dẫn lối thổi vào
học trò tình yêu, hoài bão, khát vọng dựng xây cống hiến cho quê hương đất
nước…Còn hạnh phúc nào hơn khi GVCN nhận được lời cảm tạ của học trò “Cô
ơi! Em cảm ơn cô…vì tất cả ”. Và có lẽ, GVCN giỏi chính là những người GV
bình dị, đời thường ấy.
Trở thành GVCN giỏi có lẽ không chỉ là đích đến trong cuộc đời nghề
nghiệp của tôi mà còn là của biết bao anh chị đồng nghiệp yêu nghề, yêu trò đang
ngày đêm tận tụy với nghề. Với đề tài “Con đường tôi luyện để trở thành GVCN
giỏi”, tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào quá trình giáo dục đào tạo những thế hệ học
trò “có tài, có đức” cho HS tỉnh nhà.

2. Kiến nghị :
Một trong những quyền cơ bản của GVCN là được tham dự những lớp bồi
dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm. Sở GDĐT Thanh Hóa thường
niên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp cho GVCN, nhưng chỉ có số lượng GVCN cốt
cán tham dự. Thực tế, trong quá trình hơn 10 năm làm công tác GVCN tôi chưa có
điều kiện được tham dự đợt tập huấn của Sở về công tác chủ nhiệm. Vì vậy, để
chuẩn bị tốt cho Hội thi “GVCN giỏi DGPT và GDTX” chu kì 2012-2016 ( theo
Thông tư 43/2013/TT- BGDĐT) mà chắc chắn Sở GDĐT Thanh Hóa sẽ phải tổ
chức trong thời gian tới ( có thể 4/2015). Tôi xin mạnh dạn đề xuất :
+ Một là : Sở GDĐT Thanh Hóa tổ chức tập huấn chuyên đề về công tác chủ
nhiệm cho tất cả GVCN bậc THPT và GDTX, nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng
cao phương pháp và kĩ năng cho GVCN, tạo cơ hội để GVCN có dịp học hỏi, chia
sẻ và trau dồi kinh nghiệm trong quá trình giáo dục HS.
17
+ Hai là : Mỗi GV khi viết SKKN có lẽ đấy sẽ là những đúc kết kinh nghiệm
tâm huyết và sáng tạo trong quá trình công tác của mình. Nếu SKKN ấy được Hội
đồng khoa học Sở GDĐT Thanh Hóa đánh giá xếp loại thì đấy chắc chắn là những
SKKN có chất lượng. Bản thân tôi cũng như nhiều GV khác mong muốn SKKN ấy
được công bố rộng rãi trong toàn ngành. Vì vậy, Sở GDĐT Thanh Hóa hãy công bố
đăng tải những SKKN đạt giải trên các kênh: trang web, in thành tập sách theo bộ
môn, lĩnh vực phát hành về các trường trong Tỉnh để kết quả SKKN được nhân
rộng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Như Thanh, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Người viết :

Nguyễn Kim Thành
Lời cam kết :
Tôi xin cam đoan SKKN này là kết quả của quá trình nghiên cứu và thực
nghiệm của cá nhân tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết của

mình.
Xác nhận của thủ trưởng:
18
MỤC LỤC
19

×