Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN Phương pháp sử dụng, khai thác bản đồ, tranh ảnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 31 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề ra mục tiêu giáo dục
phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, chương trình
giáo dục phổ thông đã nêu rõ “ phải phát huy tính tích cực, tự giác, năng động,
sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học
sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,
khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo thực hiện đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông một cách đồng bộ từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học trong đó khâu đột
phá là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp
dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương
pháp dạy học tích cực, chủ động của người học. Muốn đổi mới cách học cho học
sinh phải đổi mới cách dạy. Vì vậy người giáo viên phải tự bồi dưỡng kiến thức
và kiên trì cách dạy lấy người học làm trung tâm. Lịch sử là bộ môn khoa học
mang đặc trưng riêng, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá
khứ, không tồn tại nguyên vẹn trong hiện tại. Khác hẳn với khoa học tự nhiên,
lịch sử loài người không thể trực tiếp quan sát và khôi phục lại trong phòng thí
nghiệm. Do đó đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là học sinh không thể trực
tiếp tri giác với những gì thuộc về quá khứ. Chính vì thế người giáo viên dạy
1
Lịch sử phải bằng các phương tiện trực quan sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn
các phương pháp để tái tạo lại bức tranh lịch sử quá khứ một cách chính xác,
chân thực, sống động nhằm tạo biểu tượng và hình thành khái niệm cho học sinh.
Trên cơ sở đó, giúp học sinh nắm vững bản chất sự kiện, rút ra quy luật và bài


học lịch sử, biết vận dụng hiểu biết quá khứ vào thực tiễn hiện tại và hướng tới
tương lai.
Trong giảng dạy Lịch sử, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu…vừa là phương
tiện trực quan, vừa là nguồn kiến thức quan trọng cần phải được khai thác triệt
để nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học
sinh.Nhận thức được điều đó, trong suốt quá trình giảng dạy Lịch sử, tôi đã cố
gắng tìm tòi và vận dụng các biện pháp thích hợp để sử dụng đồ dùng trực quan
đạt hiệu quả cao nhất qua đó đúc rút thành kinh nghiêm giảng day cho bản thân.
Từ điều kiện thực tế của ngành và địa phương, nhà trường nơi tôi giảng dạy,
tôi thấy những kinh nghiêm này hoàn toàn có thể sử dụng ở các trường với
những điều kiện khác nhau.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Trong thời gian tìm tòi và nghiên cứu tôi cố gắng tìm hiểu cho toàn bộ đối
tượng học sinh THCS nhưng do thời gian có hạn và trong khuôn khổ của đề tài
nên chỉ tập trung tìm hiểu nghiên cứu về tranh ảnh bản đồ trong sách giáo khoa
lớp 9.
III. Thời gian nghiên cứu:
- Trong năm học 2010 - 2011
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Thực trạng:
2
Hiện nay, bộ môn Lịch sử chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong các
nhà trường phổ thông. Nhiều người còn có nhận thức sai lệch, xem nhẹ vị trí của
bộ môn lịch sử trong đời sống xã hội dẫn tới chất lượng bộ môn giảm sút …Tình
trạng học sinh chưa nắm vững kiến thức, nhớ sai hoặc nhầm lẫn sự kiện cơ bản
còn khá phổ biến, các em không ham thích học môn lịch sử. Trong những năm
gần đây, chương trình đổi mới và thay sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đào
tạo đã tạo điều kiện cho các nhà trường nâng cao chất lượng dạy học. Trong
giảng dạy Lịch sử, đồ dùng trực quan là phương tiện rất quan trọng cần được
tăng cường sử dụng, được coi là phương tiện để nhận thức chứ không chỉ thuần

túy là để minh họa, bởi vì nó không chỉ tái tạo sinh động sự kiện lịch sử với
những nét đặc trưng nhất, điển hình nhất mà còn khắc phục được tình trạng
nhầm lẫn các sự kiện lịch sử cho học sinh. Song trên thực tế, trong quá trình
giảng dạy lịch sử, chúng ta chỉ mới chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi
đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy
được các kênh hình và các phương tiện trực quan khác còn là nguồn kiến thức
quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể, có giá trị giúp cho bài học lịch
sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, khơi dậy lòng hứng thú say mê học tập,
rèn luyện kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, phát triển tư duy và hình thành
năng lực bộ môn cho các em. Hiện nay, còn không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất
xứ, nội dung, ý nghĩa của một số đồ dùng trực quan và kênh hình trong sách giáo
khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách giáo khoa, các giáo viên hầu như chỉ
được giải thích về cấu tạo chương trình, những nội dung đổi mới về nội dung mà
ít được bồi dưỡng cụ thể về sử dụng kênh hình. Nhiều giáo viên đã nhận thức
đầy đủ giá trị nội dung của kênh hình và các phương tiện trực quan nhưng lại
ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc chỉ sử dụng mang tính hình thức, minh họa
cho bài giảng. Từ thực tiễn đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã chọn đề tài:
3
“Phương pháp sử dụng, khai thác bản đồ, tranh ảnh … nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử lớp 9 ”.
II. Các loại đồ dùng trực quan thường dùng trong giảng dạy Lịch sử
lớp 9 ở trường THCS
- Hệ thống các bản đồ lịch sử treo tường của Công ty bản đồ và tranh ảnh
giáo khoa - Nhà xuất bản giáo dục.
- Bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa.
- Tranh ảnh lịch sử treo tường của Công ty bản đồ và tranh ảnh giáo khoa -
Nhà xuất bản giáo dục.
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa. Bảng biểu
III. Phương pháp sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong giảng dạy
lịch sử lớp 9

1) Bản đồ:
- Trước tiên chúng ta cần hiểu cụ thể hơn thế nào là bản đồ: Đó là hình vẽ lại
thể hiện các đặc điểm nhất định của một vùng lãnh thổ. Nếu xét về phương diện
lịch sử thì nó vẽ lại bằng hình ảnh những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên
cũng có nhiều dạng bản đồ khác nhau. Khi sử dụng bản đồ cần lưu ý một số kỹ
năng sau:
- Vẽ lược đồ. Tường thuật, miêu tả, quan sát, so sánh.
- Nhận định, đánh giá, rút ra quy luật, bài học lịch sử.
- Các bước tiến hành khai thác nội dung trên bản đồ:
Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ trong đó chú ý quan sát cả nội dung,
ranh giới và các ký hiệu trên bản đồ.
4
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý để học sinh tìm hiểu nội
dung lược đồ.
Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung
lược đồ.
Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hoàn chỉnh
nội dung lược đồ cần cung cấp cho học sinh.
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác lược đồ, nội dung của lược đồ
gắn liền với nội dung của bài học.
Có thể phân loại các bản đồ thường dùng theo 4 nhóm thuộc các dạng sử
dụng khác nhau:
a) Dạng bản đồ xác định vị trí quốc gia, khu vực.
Ví dụ: Bản đồ treo tường như: Bản đồ các nước dân chủ nhân dân Đông
Âu, Bản đồ các nước SNG, Bản đồ các nước Đông Nam Á, Bản đồ các nước
Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai, Lược đồ khu vực Mỹ La Tinh sau năm
1945, Lược đồ các nước trong Liên minh Châu Âu (năm 2004)…
Đối với loại bản đồ này, giáo viên cần sử dụng kiến thức về địa lí kết hợp
với kiến thức lịch sử để hướng dẫn học sinh xác định vị trí các quốc gia, khu
vực trên bản đồ, vai trò chiến lược của quốc gia, khu vực đó, trên cơ sở đó giúp

học sinh củng cố các kiến thức về địa lý nhằm nắm vững nét nổi bật về lịch sử,
tình hình chính trị của các quốc gia, khu vực, đồng thời rèn luyện cho các em kỹ
năng thực hành như chỉ bản đồ chính xác, vẽ bản đồ, lược đồ …
b) Dạng bản đồ xác định địa điểm, địa danh lịch sử.
5
Ví dụ: Bản đồ Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh,
Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, bản đồ Cách mạng tháng Tám, Lược đồ
phong trào "Đồng Khởi"…
Đối với loại bản đồ này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ phần chú giải
trên bản đồ kết hợp với kênh chữ trong SGK, xác định địa điểm, địa danh nơi nổ
ra cuộc đấu tranh, nổi dậy… yêu cầu học sinh chỉ chính xác, cụ thể các địa danh,
những địa danh hiện nay đã thay đổi tên thì giáo viên phải nói rõ nay thuộc tỉnh
nào? Địa phương nào? …
c) Dạng bản đồ trình bày trận đánh, chiến dịch…
Đây là loại bản đồ phản ánh sự kiện lịch sử cơ bản về diễn biến các trận đánh,
các chiến dịch.
Ví dụ: Bản đồ chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, Bản đồ chiến dịch Biên
giới Thu - Đông 1950, Bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Bản đồ Cuộc
tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Dạng bản đồ này dễ gây hứng thú, lôi cuốn học sinh. Nếu giáo viên có
phương pháp khai thác tốt thì có thể giúp học sinh nắm bắt, hiểu sâu, nhớ kỹ các
kiến thức đã được tiếp thu ngay ở trên lớp. Do đó, trước tiên giáo viên phải
hướng dẫn học sinh đọc được các ký hiệu ở phần chú giải trên bản đồ để tiện
theo dõi bài giảng của giáo viên, đồng thời giáo viên phải vừa tường thuật vừa
hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức trên bản đồ bằng hệ thống câu
hỏi phát huy tính tích cực, khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Giáo
viên phải sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, kết hợp tranh ảnh lịch sử để
tường thuật, tái hiện lại diễn biến trận đánh, chiến dịch một cách sinh động, hấp
dẫn. Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh tường thuật kết hợp với chỉ bản đồ
chính xác. Đối với học sinh lớp 9 loại bản đồ này có tác dụng khắc sâu các kiến

6
thức cơ bản, phát triển tư duy, trau dồi, rèn luyện kỹ năng: Quan sát, phân tích,
so sánh, nhận xét … Vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh kỹ năng khai
thác và vận dụng kiến thức từ bản đồ.
d) Dạng bản đồ, lược đồ trống.
Đây là dạng bản đồ mà trên đó không thể hiện đầy đủ các nội dung được
phản ánh mà chỉ có vài kí hiệu cơ bản, vài địa danh làm nền có tác dụng định
hướng cho nội dung Lịch sử mà giáo viên sẽ đưa vào quá trình khai thác trong
bài giảng.
Ví dụ: Bản đồ trống: Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông - Xuân
1953 - 1954 hay bản đồ trống Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ (1954)… do
Công ti Bản đồ và tranh ảnh, sách giáo khoa - Nhà xuất bản giáo dục cung cấp.
Khi dùng dạng bản đồ này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu,
chuẩn bị trước bản đồ, nếu không có bản đồ in thì phải vẽ, nghiên cứu kỹ nội
dung, chuẩn bị trước các kí hiệu để có thể sử dụng các kí hiệu này trong khi trình
bày diễn biến lịch sử một cách hiệu quả nhất. Nếu dạy theo phương pháp trình
chiếu thì cần lấy được bản đồ, tạo sẵn hiệu ứng cho các ký hiệu theo thứ tự sẽ sử
dụng trong bài giảng và thử máy trước. Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh vẽ sẵn bản đồ trống hoặc phôtô lược đồ trống đóng lại từng tập để thực hành
trên lớp và ở nhà.
Khi sử dụng loại bản đồ này, giảng bài đến đâu giáo viên gắn các kí hiệu lên
bản đồ đến đó, làm cho các nội dung kiến thức, các sự kiện lịch sử được tái hiện
một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, gây hứng thú học tập
làm cho các em dễ nhớ, khắc sâu kiến thức. Mặt khác, bản đồ trống có tác dụng
trong việc kiểm tra nhận thức, góp phần phát triển năng lực tư duy và kỹ năng
thực hành cho học sinh.
7
2. Tranh ảnh lịch sử, bảng biểu:
Khi thực hiện phương pháp dạy học cũ thì việc sử dụng đồ dùng trực quan
trong đó có tranh ảnh lịch sử, bảng biểu chỉ mang tính minh họa. Giáo viên dựa

vào đồ dùng trực quan này để trình bày kiến thức.
Khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì các đồ dùng trực quan này
được sử dụng như một nguồn kiến thức.
Giáo viên nêu vấn đề, gợi mở, học sinh sử dụng đồ dùng trực quan (quan sát,
khai thác kiến thức) và tự rút ra nhận xét.
Giáo viên có thể:
- Sử dụng tranh ảnh, bảng biểu… để tạo hình ảnh một sự vật, hiện tượng lịch
sử cụ thể.
- Sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng về không gian diễn ra các sự kiện lịch
sử.
- Dùng tranh ảnh để minh họa khi trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Dùng bảng niên biểu để tạo biểu tượng về thời gian.
- Dùng tranh ảnh, bảng biểu so sánh để tạo biểu tượng về sự phát triển …
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh lịch sử, giáo viên
cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng:
- Quan sát, nhận xét.
- Mô tả, tường thuật.
- Phân tích, nhận định, đánh giá.
8
Để việc khai thác tranh ảnh, bảng biểu một cách hiệu quả, phát huy được tính
tích cực của học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểu
dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên thì cần chú ý một số bước sau:
Bước 1: cho học sinh quan sát tranh ảnh, bảng biểu để xác định một cách
khái quát nội dung tranh ảnh, bảng biểu cần khai thác.
Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học sinh
tìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểu.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểu
sau khi đã khai thác kết hợp với gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung bài
học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện

nội dung khai thác tranh ảnh, bảng biểu cho học sinh.
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh, bảng biểu, nội dung
tranh ảnh, bảng biểu trong bài học.
3. Minh họa:
3.1: Sử dụng bản đồ kết hợp với tranh ảnh khi dạy tiết 35 bài 27 “Cuộc
kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 -
1954)”.
- Giáo viên chuẩn bị lược đồ trống treo tường “Chiến cuộc Đông Xuân 1953-
1954” và “Chiến dịch Điện Biên Phủ” cùng với các ký hiệu bằng giấy màu để
dán khi khai thác bản đồ (hoặc chuẩn bị các lược đồ trống này cùng với các hiệu
ứng nếu dạy bằng phương pháp trình chiếu). Các bản đồ này được dùng để dạy
trong mục 1 và mục 2 Phần II - Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-
1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
* Phương pháp sử dụng:
9
- Ở mục 1: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.
Sau khi ghi mục bài lên bảng, giáo viên treo bản đồ trống “ Chiến cuộc Đông
Xuân 1953- 1954” rồi giới thiệu khái quát bản đồ, nói rõ về các ký hiệu sẽ sử
dụng, hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ kết hợp với H53 - Hình thái chiến
trường trên các mặt trận Đông - Xuân 1953 - 1954 (SGK) và gợi mở bằng một số
câu hỏi cho học sinh thảo luận.

Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được kế hoạch Na-va của địch, tình thế sa
lầy, bị động và lệ thuộc chặt chẽ của thực dân Pháp vào Mỹ vì vậy chúng đề ra
“Kế hoạch Na-va” nhằm chuyển bại thành thắng với mấu chốt là tăng quân số và
tập trung quân xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh (Đặc biệt là ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ với 44 tiểu đoàn trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông
Dương), để giành lại quyền chủ động trên chiến trường trên cơ sở đó sẽ thực
hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quân sự quyết định “kết thúc chiến
tranh”. Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng bút khoanh vùng ở Đồng Bằng Bắc

bộ (hoặc tạo hiệu ứng vùng này nếu dạy trình chiếu). Sau khi học sinh nắm được
10
kế hoạch Na-va của địch, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chủ trương
đối phó của ta kết hợp với khai thác hình 52(SGK).

Hình 52. Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến
Đông-Xuân 1953-1954.
Hỏi: Ta có chủ trương đối phó với kế hoạch Na-va như thế nào? Học sinh:
Dựa vào SGK trả lời: Để đập tan kế hoạch Na-va ngay từ đầu ta đã chủ trương
đánh địch vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu,
buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện cho ta tranh thủ tiêu
diệt thật nhiều sinh lực của chúng…
Hỏi: Ta chọn các hướng tiến công Đông Xuân 1953-1954 như thế nào?
Học sinh: trả lời. Giáo viên vừa kết hợp trình bày vừa đính kí hiệu mũi tên
bằng giấy màu cắt sẵn vào các điểm tiến công của ta trên bản đồ, dùng bút màu
ghi tên các địa danh nơi địch lần lượt đổ quân xuống, nếu dạy trình chiếu thì
phần này giáo viên tạo sẵn các hiệu ứng theo thứ tự các mũi tên và địa danh như
trong quá trình trình bày (theo như nội dung SGK phần từ “thực hiện phương
châm chiến lược … đến đẩy mạnh hoạt động đánh địch”).
11
Giáo viên tạo hiệu ứng các số 1,2,3,4,5 để cho học sinh tự cầm con chuột điều
khiển cho hiện 5 vị trí đóng quân này của địch ở trên bản đồ đang được trình
chiếu hoặc tự cắt sẵn các chữ số này rồi yêu cầu học sinh lên bảng dán vào vị trí
tập trung quân của địch theo thứ tự diễn biến trên chiến trường mà các em vừa
được tiếp thu. Những nơi học sinh gắn với các số 1,2,3,4,5 sẽ là các vị trí địa
danh nơi địch tập trung và đổ quân xuống lần lượt là: 1. Đồng Bằng Bắc Bộ, 2.
Điện Biên Phủ, 3. Xê-Nô, 4. Luông Pha Băng, 5. Plâycu.
GV: Dùng hình ảnh bàn tay: Thực dân Pháp muốn nắm lại để tạo thành nắm
đấm mà tiêu diệt chúng ta còn chúng ta khôn khéo buộc chúng phải phân tán
(xòe 5 ngón tay) tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt chúng.

Hỏi: Các cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 có ý nghĩa như
thế nào?
Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung kết luận: Cuộc tiến công chiến lược Đông-
Xuân 1953-1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp -
Mỹ, làm cho quân chủ lực của chúng không thể tập trung được mà phải bị động
phân tán và bị giam chân ở miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta tiêu
diệt. Giáo viên dựa vào bản đồ nhấn mạnh thêm việc Pháp đổ quân xây dựng tập
đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ rồi chuyển sang mục 2 - Chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ (1954).
Giáo viên treo bản đồ trống “Chiến dich Điện Biên Phủ”.
12

Bản đồ chiến dịch Điện Biên phủ(1954)
Hỏi: Pháp-Mỹ đã làm gì để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ
điểm mạnh nhất ở Đông Dương?
Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung, vừa trình bày vừa dán các mảnh giấy
viết sẵn tên các phân khu, cứ điểm vào bản đồ (hoặc lần lượt bấm con chuột cho
hiện các phân khu này lên màn hình máy chiếu sau khi đã tạo sẵn hiệu ứng).
Giáo viên nhấn mạnh lực lượng, vũ khí, cách xây dựng bố phòng của địch (tham
khảo Tư liệu Lịch sử 9 phần Thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ hoặc sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS
trang 177) sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kế hoạch đối phó của ta.
13
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ với câu hỏi: Tại sao ta
đánh Điện Biên Phủ?
Đại diện một nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên
nhận xét bổ sung thêm và rút ra kiến thức cơ bản.
GV cho HS quan sát một số tranh ảnh phản ánh sự chuẩn bị của ta cho
chiến dịch này.



Hỏi : Ta đã làm gì để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ ?
Học sinh trả lời, giáo viên kể chuyện về tấm gương dũng cảm như Tô
Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo…và minh họa đoạn thơ trích từ bài “Hoan
14
hô chiến sỹ Điện Biên” của Tố Hữu nhằm dựng lại không khí khẩn trương, hào
hùng để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ của quân ta. Giáo viên trình bày
thêm về sự thay đổi chiến thuật của ta từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang
"đánh chắc, tiến chắc, chắc thắng”. Giáo viên trình chiếu bản đồ rồi tường thuật
sinh động diễn biến chiến dịch bằng phương pháp trình chiếu với các ký hiệu,
tranh ảnh được tạo hiệu ứng từ trước hoặc sử dụng bản đồ treo tường.
Trong quá trình tường thuật, giáo viên chú ý kết hợp kể chuyện với ngôn
ngữ truyền cảm và ảnh minh họa (Hình 56-SGK) mô tả khí thế tiến công, siết
chặt vòng vây của quân ta, hành động hy sinh anh dũng của Phan Đình Giót lấy
thân mình lấp lỗ châu mai ở trận Him Lam hoặc mô tả trận đánh ở đồi A1, trận
tổng công kích vào sở chỉ huy của địch, kể chuyện bắt sống tướng Đơ-ca-xtơ-ri
(tham khảo sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS phần
Lịch sử Việt nam trang 174, 175, 176), đọc một đoạn thơ của Tố Hữu trong bài
"Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” hoặc bài thơ “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên
Phủ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo viên cũng cần liên hệ lịch sử quê hương
Thanh Hóa thời gian này để giáo dục học sinh lòng tự hào, cảm phục trước
những người con ưu tú của quê hương.
15

Hình 56. Lá cờ chiến thắng bay trên nắp hầm Tướng Đờ Ca-xtơ-ri
Nếu có thời gian, giáo viên gọi 1 học sinh lên tường thuật diễn biến Chiến
dịch Điện Biên Phủ trên bản đồ.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên
Phủ.
Ở phần củng cố: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh theo các nhóm,

yêu cầu học sinh thảo luận bài tập:
Bài tập: Dùng các cụm từ thích hợp điền vào chỗ ( … ).
" Đợt 1: Quân ta tiến công tiêu diệt … và toàn bộ …
Đợt 2: Quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Phía Đông …
Đợt 3: Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở … và…vào
chiều 7/5 quân ta đánh vào … 17h 30phút ngày 7/5 tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn
bộ ban tham mưu của địch ra hàng”.
16
Đại diện các nhóm trình bày, giáo viên kết luận bằng cách trình chiếu hoặc
treo bảng phụ đã ghi đáp án đúng cho học sinh đối chiếu, giáo viên nhận xét bài
làm của học sinh và cho điểm.
- Sau đó, giáo viên gọi 1 học sinh dựa vào đáp án đúng ở bài tập tường thuật
ngắn gọn diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên bản đồ (nếu có thời gian) hoặc
yêu cầu sẽ làm ở nhà.
- Hướng dẫn về nhà:
+ Vẽ lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và viết 1 đoạn văn nói lên suy
nghĩ của bản thân về cuộc chiến đấu của ta ở Điện Biên Phủ (tính chất gay go, ác
liệt, tinh thần chiến đấu của quân ta …)
+ Sưu tầm tranh ảnh, mẩu chuyện về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
3.2. Sử dụng tranh ảnh khi dạy tiết 29 bài 24 "Cuộc đấu tranh bảo vệ
và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân" (1945-1946).
* Minh họa: Sử dụng các hình 41, 42, 43 trong tiết 29. Bài 24 - Cuộc đấu
tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946).
- Yêu cầu :
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn các bức tranh treo tường: Cử tri Sài gòn bỏ phiếu
bầu Quốc hội khóa I, Nhân dân góp gạo chống “giặc đói”, Lớp bình dân học vụ
của Công ti bản đồ giáo khoa - NXB giáo dục hoặc các hình 41, 42, 43 SGK
Lịch sử 9 phóng to.
+ Giáo viên tìm hiểu kỹ nội dung 3 bức ảnh và dự kiến phương pháp hướng
dẫn học sinh khai thác kiến thức từ 3 bức ảnh này.

- Phương pháp sử dụng:
17
+ Ba bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II, III ở tiết 29. Bài 24 - SGK
Lịch sử lớp 9.
Trước khi khai thác nội dung 3 bức ảnh này yêu cầu học sinh nắm vững tình
hình nước ta sau cách mạng tháng 8: khó khăn chồng chất khó khăn, phải đối
mặt với 3 loại giặc là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình nước ta sau khi cách mạng tháng 8 thành
công?
Học sinh trả lời: Nước Việt nam đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”

Hỏi: Đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng và Chính phủ ta đã
có những chủ trương chính nào?
Học sinh trả lời, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 41-SGK
.
Hình 41: Cử tri Sài Gòn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa I.
18
Hình này được sử dụng khi dạy mục II - Bước đầu xây dựng chế độ
mới.
Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát bức ảnh đồng thời hướng dẫn học
sinh khai thác và gợi mở:
Hỏi: Để thực hiện quyền làm chủ nhân dân và đập tan mọi sự xuyên tạc
của kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã có những biện pháp gì?
Học sinh trả lời: Chính phủ lâm thời quyết định tổ chức tổng tuyển cử vào
ngày 6/1/1946 để bầu Quốc hội, lập chính phủ chính thức và xây dựng Hiến pháp
của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Hỏi: Quan sát bức ảnh này em thấy quang cảnh địa điểm nhân dân đi bỏ
phiếu như thế nào ?
Học sinh trả lời: Quan sát ảnh ta thấy đây là địa điểm bầu cử ở Sài Gòn,
được tổ chức ở một bãi đất rộng với một ngôi nhà ba gian, trên nóc nhà gắn hình

cờ đỏ với ngôi sao năm cánh và một tấm biển đề “Phòng bỏ thăm” (tức là phòng
bỏ phiếu theo tiếng gọi của miền Bắc). Bên ngoài phòng bỏ phiếu, nhân dân
đứng chật ních đế chờ đến lượt mình được bỏ phiếu. Không khí bỏ phiếu thật là
sôi động và tưng bừng.
Hỏi: Con số hơn 90% tổng số cử tri đi bỏ phiếu đã nói lên điều gì? Em có
suy nghĩ gì về tinh thần của nhân dân ta trong ngày bầu cử?
Học sinh trả lời: Điều đó chứng tỏ niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo
của Đảng và Chính phủ, họ sẵn sàng ủng hộ chủ trương chính sách của Đảng và
chính phủ. Không khí sôi động tưng bừng trong ngày bầu cử càng chứng tỏ tinh
thần yêu nước của nhân dân Sài Gòn nói riêng, nhân dân cả nước nói chung. Họ
hăng hái đi bầu cử nhằm lựa chọn ra những đại diện chân chính của mình vào cơ
19
quan quyền lực cao nhất của nhà nước để thay mặt nhân dân quản lý chính quyền
vừa mới giành được trong cách mạng tháng Tám.
Sau khi học sinh trao đổi, phát biểu ý kiến, giáo viên miêu tả và chốt lại
(theo nội dung vừa khai thác ở trên).

Hình 42: Nhân dân góp gạo chống "giặc đói"
Bức ảnh được sử dụng khi dạy mục III - Diệt giặc đói, giặc dốt và giải
quyết khó khăn về tài chính.
Giáo viên giới thiệu bức ảnh, hướng dẫn học sinh quan sát và gợi mở để
học sinh thảo luận và tự rút ra nhận xét :
Giáo viên: Sau khi chính quyền cách mạng ra đời chưa được bao lâu đất
nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”: thù trong, giặc ngoài, nền
20
kinh tế tài chính kiệt quệ, xơ xác, nạn lụt lớn xảy ra ở 9 tỉnh miền Bắc chưa được
khắc phục thì lại đến hạn hán kéo dài làm cho hơn 50% ruộng đất không thể cấy
được. Nạn đói đầu năm 1945 vừa mới cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu đồng
bào ta, nay nạn đói mới lại tiếp tục đe dọa.
Hỏi: Trước tình hình khó khăn trên, Đảng và Chính phủ ta đã có biện pháp

trước mắt gì để giải quyết “giặc đói” ?
Học sinh trả lời:
Giáo viên: Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm
sẻ áo và chính Người đã nêu gương trước để nhân dân noi theo (giáo viên kể
chuyện Bác nhịn ăn để làm gương cho đồng bào cả nước)
Hỏi: Bức ảnh trên đã phản ánh điều gì? Nhân dân ta có thái độ như thế nào
trước chủ trương, biện pháp diệt giặc đói của Đảng và Chính phủ?
Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời theo những ý sau: Bức ảnh đã thể hiện
sinh động, chân thực hình ảnh nhân dân Nam Bộ hưởng ứng lời kêu gọi chống
giặc cứu đói năm 1945 của Chính phủ, họ đem những bát gạo do gia đình mình
đã ăn bớt để có được nộp vào các “hũ gạo cứu đói” với tấm lòng “một nắm khi
đói bằng một gói khi no”. Nhân dân cả nước đã phát huy mọi sáng kiến để cứu
đói như lập “hũ gạo cứu đói”, thực hiện "ngày đồng tâm” hoặc “ mỗi tuần nhịn
ăn một bữa” …
Hỏi: Vậy biện pháp lâu dài mà Đảng và Chính phủ đề ra là gì?
Học sinh trả lời: Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Hỏi: Những biện pháp đó có tác dụng như thế nào?
Học sinh trả lời: Góp phần đẩy lùi được nạn đói đang hoành hành.
21

Hình 43: Lớp bình dân học vụ.
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy ở mục III - Diệt giặc đói, giặc dốt và
giải quyết khó khăn về tài chính - Nhằm minh họa cho biện pháp diệt giặc dốt
của Chính phủ ta qua đó học sinh thấy được phong trào xóa nạn mù chữ diễn ra
rất sôi nổi, tích cực, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc.
Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh và gợi mở:
Ngày 3/9/1945, một ngày sau khi thành lập nước Việt Nam mới, Chủ Tịch
Hồ Chí Minh đã triệu tập phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chỉnh Phủ và nêu rõ
6 nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay, trong đó nạn mù chữ được coi là một thứ
giặc nguy hại không kém gì giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong bài “Chống nạn

thất học” được công bố ngày 4/10/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết:
“…Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
22
Mọi người Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của
mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước
nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ…”.
Hỏi: Để xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao
động, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
Học sinh trả lời: 8/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ
quan Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ.
Hỏi: Nhân dân ta có thái độ như thế nào trước chủ trương của Đảng và
Chính phủ?
Học sinh trả lời: Hưởng ứng …
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh và trả lời câu hỏi:
Qua bức ảnh này em thấy nhân ta học tập trong điều kiện như thế nào?
Học sinh trả lời: Lớp học diễn ra vào ban đêm trong điều kiện rất thiếu thốn,
trước mặt mỗi người có một đèn dầu nhỏ…
Hỏi: Lớp học gồm những thành phần nào?
Học sinh trả lời: Lớp học gồm đủ mọi thành phần tham gia, từ người già
(ngồi ở hàng đầu) cho đến người trẻ.
Hỏi: Tinh thần và thái độ học tập của mọi người ra sao? Tinh thần đó nói
lên điều gì? Tác dụng của nó như thế nào?
Học sinh trả lời: Mọi người đều chăm chú học tập, nét mặt ai cũng lộ rõ vẻ
quyết tâm học chữ…
Giáo viên mở rộng: Chính nhờ tinh thần hiếu học của nhân dân nên chỉ trong
vòng một năm (từ 8/9/1945 đến 8/9/1946) toàn quốc đã mở được 74.957 lớp học
và đã xóa mù chữ cho hơn 2 triệu người.
23
Giáo viên liên hệ phong trào xóa nạn mù chữ ở địa phương mình thời đó

(như phong trào đọc bảng chữ cái trước khi vào chợ…), ngày nay, chúng ta đang
thực hiện chương trình phổ cập THCS để tiến tới phổ cập THPT…
Cuối cùng giáo viên chốt lại: Trong đêm tối, dưới ngọn đèn dầu le lói, mọi
người đều chăm chú, say sưa học tập. Phong trào Bình dân học vụ đã thực sự lôi
cuốn đủ các lứa tuổi, mọi thành phần, không phân biệt trẻ, già, trai, gái, giàu,
nghèo… đi học chữ. Nó thể hiện khí thế của một dân tộc đang vươn lên làm chủ
vận mệnh của chính mình.
Kết thúc tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm các tranh ảnh
phản ánh thái độ ủng hộ Chính phủ chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm
của nhân dân ta.
3.3: Sử dụng bảng biểu khi dạy bài 19 - Phong trào cách mạng trong
những năm 1930-1935.
* Minh họa: Khi dạy mục II - Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao
Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Giáo viên gới thiệu bảng thống kê phong trào đấu tranh
của công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh từ 3/2/1930 đến 31/12/1931 và hướng
dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng thống kê như sau:
Thống kê phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh từ
3/2/1930 đến 3/12/1931(Xô Viết Nghệ -Tĩnh- NXB Nghệ An, trang 229).
Tháng
Năm
Số cuộc đấu tranh
Nghệ An Hà Tĩnh công nhân nông dân
Tổng số
cuộc đấu
tranh
Những cuộc đấu tranh
tiêu biểu và số người
tham gia
Số cuộc
đấu tranh

Số người
tham gia
2-1930 1 1 1
3-1930 7 3 4 7 3 150
24
4-1930 10 4 6 10 1 400
5-1930 10 5 5 10 6 5.580
6-1930 14 2 6 10 16 10 13.900
7-1930 11 2 5 8 13 5 3.650
8-1930 12 3 8 7 15 8 6.830
9-1930 80 13 6 87 93 65 211.400
10-1930 52 1 53 53 36 21.930
11-1930 32 12 44 44 30 22.735
12-1930 47 16 4 59 63 35 31.757
1-1931 21 10 2 29 31 12 20.750
2-1931 18 16 34 34 6 4.550
3-1931 22 17 39 39 10 6.300
4-1931 91 24 1 114 115 48 47.350
5-1931 60 43 1 102 103 32 21.130
6-1931 20 17 37 37 7 3.100
7-1931 16 17 33 33 7 5.460
8-1931 8 16 24 24 4 360
9-1931 2 9 11 11 1 400
10-1931 1 1 1
11-1931 1 1 1
12-1931 1 1 1
Tổng cộng 535 220 45 710 755 326 427.732
Giáo viên yêu cầu học sinh khai thác bảng thống kê và hướng dẫn học sinh
rút ra được nhận xét:
- Thời gian diễn ra đấu tranh liên tục suốt từ năm 1930 đến giữa 1931.

- Hai giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân ở Nghệ An - Hà Tĩnh liên
tục sát cánh vùng lên đấu tranh.
Giáo viên giúp học sinh phát hiện được những thời điểm nào, thời gian nào
phong trào nổ ra mạnh mẽ từ đó hướng dẫn học sinh rút ra ba mốc sự kiện quan
trọng : 9-1930, 12-1930, 4-1931.
25

×