Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực trạng đói nghèo và hướng tác động của chính sách tới xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.89 KB, 72 trang )

Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
0MỤC LỤC
0MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO VÀ 6
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 6
I. NHẬN THỨC VỀ ĐÓI NGHÈO 6
1. Đói nghèo là gì? 6
2. Đặc điểm của đói nghèo 7
3. Nguyên nhân của đói nghèo 8
Nguyên nhân khách quan là do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta
trước khi "đổi mới" thấp, do trải qua hơn 30 năm chiến tranh, nguồn lực
của Nhà nước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội
của các địa phương và điều kiện tự nhiên không thuận lợi ở một số vùng .8
4. Nghèo đói tương đối và nghèo đói tuyệt đối 9
4.1. Nghèo đói tuyệt đối 9
4.2. Nghèo đói tương đối 9
II. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐÓI NGHÈO 10
1. Chuẩn nghèo 10
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chuẩn nghèo 10
1.2. Vai trò của chuẩn nghèo 10
2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo 10
2.1. Phương pháp so sánh trực quan 10
2.2. Phương pháp hồi quy tương quan 11
2.3. Phương pháp dựa vào tiềm lực kinh tế 11
2.4. Phương pháp hỗn hợp 12
2.5. Phương pháp so với mức lương tối thiểu 12
2.6. Phương pháp tốc độ gia tăng hàng năm 13
3. Tiêu chí xác định hộ nghèo, xã nghèo 13
3.1. Hộ nghèo 13


3.2. Hộ thoát nghèo 13
3.3. Xã nghèo 14
3.4. Xã thoát nghèo 14
Theo tiêu chí xác định xã nghèo nói trên có thể hiểu một xã thoát nghèo
phải đáp ứng đủ đồng thời hai điều kiện sau: 14
III. XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 15
1. Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo 15
2. Công cụ xóa đói giảm nghèo 16
2.1. Nhà nước 16
2.2. Các tổ chức xã hội 17
2.3. Cá nhân 18
PHẦN II 20
1
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO THEO TIÊU CHÍ MỚI 20
I. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO MỚI 20
1. Sự cần thiết phải xác định chuẩn nghèo mới 20
2. Căn cứ xác định 21
2.1. Lựa chọn chỉ tiêu phúc lợi đo lường nghèo đói 21
2.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam
trong giai đoạn 2005- 2010 22
2.3. Dựa vào nhóm dân cư làm căn cứ để tính toán nhu cầu lương thực,
thực phẩm và nhu cầu phi lương thực, thực phẩm 22
2.4. Cập nhật chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2005- 2010 23
3. Nội dung chuẩn nghèo mới 29
II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO THEO TIÊU CHÍ MỚI 33
1. Thực trạng đói nghèo theo chuẩn cũ (2001-2005) 33
2. Thực trạng đói nghèo theo chuẩn mới 36
2.1. Đặc điểm đói nghèo theo chuẩn mới 36
2.2. Biến động về số lượng, tỷ lệ 37

2.3. Biến động về cơ cấu 40
2.4. Tỷ lệ nghèo đói không tăng đều trong cả nước 42
Các tỉnh này thường là đồng bằng, điều kiện thuận lợi cho phát triển sản
xuất như: trồng lúa nước, cây ăn quả, các nghề thủ công…tạo thêm thu
nhập cho người dân. Bên cạnh đó, ở những tỉnh này điều kiện đi lại
thuận lợi, điều kiện kinh tế thị trường phát triển tạp điều kiện thuận lợi
cho lưu thông hàng hóa từ đó mà thu hút được sự đầu tư của các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế… tạo thu nhập ổn định và tạo công ăn việc
làm cho người dân. Các trung tâm kinh tế lớn thường tập trung ở các tỉnh
này như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… cũng là điều
kiện làm cho tỷ lệ nghèo đói ở khu vực này thấp do người dân có thu
nhập và công ăn việc làm ổn định hơn. Sản phẩm mà họ làm ra có thị
trường tiêu thụ, chính vì vậy mà tạo thêm một nguồn thu nhập cho các
hộ gia đình. Gần các trung tâm kinh tế lớn nên đời sống của người dân
được nâng cao. Các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như ăn uống, đi lại, học
hành được áp ứng một các thuận lợi với nhu cầu 46
2.5. Chuẩn nghèo cũ thấp và không bền vững 46
2.6. Những tồn tại 47
3. Thực trạng thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo 49
3.1. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 50
3.2. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận sản xuất tăng thu nhập 51
PHẦN II 53
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO SAU KHI BAN HÀNH 53
TIÊU CHÍ MỚI 53
I. SỰ THAY ĐỔI CỦA CHÍNH SÁCH 53
1. Chính sách ưu đãi về lãi suất trong tín dụng 53
2
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
2. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế 53

3. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục và dạy nghề 53
4. Chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ dân
tộc thiểu số 54
5. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo 54
II. CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG CỤ THỂ 54
1. Chính sách tín dụng 54
2. Chính sách về y tế 56
3. Chính sách về giáo dục 57
4. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt 59
5. Chính sách dạy nghề hướng dẫn cách làm ăn 60
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 62
IV. KẾT LUẬN CHUNG 64
PHỤ LỤC 66
Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 72
3
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
LỜI MỞ ĐẦU
Xóa đói giảm nghèo là một trong những trọng điểm của chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội, là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, là một trong những
chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế- xã
hội của nước ta.
Việt Nam là một trong 38 quốc gia trên thế giới đưa ra mục tiêu cho việc
xóa bỏ tình trạng đói nghèo ở mức cùng cực và là một trong 43 nước hiện đang
thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo Quốc gia. Tại hội nghị Thượng đỉnh Thế
giới năm 2005 tại New York, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc
gia thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo (giảm tỷ lệ nghèo đói từ trên 50%
vào những năm đầu thập kỉ 90 xuống còn 8,3% vào năm 2004). Tuy nhiên, do
xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, hậu quả của thiên tai ngày càng lớn, cùng
với tác động xấu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nguyên nhân chủ

quan thuộc về cơ chế, chính sách, năng lực… nên kết quả giảm nghèo chưa bền
vững, tái nghèo còn cao, bất bình đẳng giữa các vùng, miền các nhóm dân cư có
xu hướng ngày càng gia tăng.
Xóa đói giảm nghèo là một công việc mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện
sự bình đẳng trong một quốc gia về phân phối thu nhập cũng như cải thiện mức
sống của đại bộ phận dân cư. Việt Nam đã nhiều lần thay đổi chuẩn nghèo cho
phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh phát triển kinh tế của đất nước. Tháng
7/2005, sau một thời gian nghiên cứu chính phủ quyết định phê duyệt chuẩn
nghèo mới thay thế cho chuẩn nghèo cũ được áp dụng từ năm 2001 để nâng cao
mức sống của người dân phù hợp với hoàn cảnh phát triển.
Chuẩn nghèo mới được áp dụng làm thay đổi nhiều trong chính sách xóa
đói giảm nghèo, làm cho tỷ lệ nghèo đói gia tăng nhưng theo chiều hướng tốt
lên. Để có một cái nhìn đúng đắn nhất về những thay đổi của thực trạng đói
4
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
nghèo ở Việt Nam khi chuẩn nghèo mới được áp dụng em quyết định chọn đề
tài: "Thực trạng đói nghèo và hướng tác động của chính sách tới xóa đói
giảm nghèo theo tiêu chí mới ở Việt Nam". Đây có thể là một cái nhìn khái
quát nhất về thực trạng đói nghèo ở nước ta trong hoàn cảnh mới, trong điều
kiện đất nước ta chuẩn bị gia nhâp WTO. Đề tài của em được chia thành 3 phần:
Phần I: Cơ sở lí luận về đánh giá đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
Phần II: Thực trạng đói nghèo theo tiêu chí mới
Phần II: Hướng tác động của chính sách tới xóa đói giảm nghèo.
Mỗi phần là một cái nhìn khái quát về đói nghèo theo một cách riêng, từ lí
luận đến thực tiễn áp dụng; từ thực trạng đến giải pháp tác động sẽ mang lại một
cách đầy đủ nhất về đói nghèo ở nước ta trong giai đoạn tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã được sự giúp đỡ rất tận tình của
giáo viên hướng dẫn Phó Giáo sư-Tiến sĩ Phạm Văn Khôi và Tiến sĩ Trần Hữu
Trung cùng toàn bộ cán bộ văn phòng Xóa đói giảm nghèo- Bộ Lao động-
Thương binh- Xã hội. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy và các anh

chị đã giúp em trong quá trình hoàn thành đề tài của mình.
Chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót mong sẽ nhận được sự
đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị và các bạn để đề tài của em
được hoàn thiện hơn nữa!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Đỗ Thị Thu Hằng.

5
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
PHẦN I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO VÀ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
I. NHẬN THỨC VỀ ĐÓI NGHÈO
1. Đói nghèo là gì?
Không có sự thống nhất tuyệt đối về đói nghèo do bản thân quan điểm đói
nghèo đã thay đổi nhanh chóng qua ba thập kỉ qua. Nếu đầu những năm 70 đói
nghèo chỉ được coi là nghèo đói về tiêu dùng, với tư tưởng cốt lõi và căn bản
nhất để một người bị coi là nghèo đói, đó là sự "thiếu hụt" so với mức sống nhất
định mà sự thiếu hụt này được xác định theo các chuẩn mực xã hội phụ thuộc
vào không gian và thời gian.
Tuy nhiên cùng với thời gian, các yếu tố nhu yếu nguồn lực người nghèo,
mối quan hệ xã hội, khả năng tham gia đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và khả
năng bảo vệ chống đỡ các rủi do đã được đưa vào nội dung của khái niệm nghèo
đói. Trong báo cáo phát triển con người năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái
niệm nghèo đói về năng lực. Khác với quan niệm nghèo đói từ thu nhập, đói
nghèo con người đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm bảo
một cuộc sống cơ bản nhất hoặc có thể chấp nhận được. Theo đó nghèo đói
đuợc tính đến điều kiện khó khăn trong phát triển con người cơ bản, ví dụ như
cuộc đời ngắn ngủi (tuổi thọ), thiếu giáo dục cơ bản và sự thiếu tiếp cận đến các

nguồn lực tư nhân và xã hội. Khái niệm về nghèo đói con người cho thấy, xóa
đói cũng là một khía cạnh để phát triển con người- một khái niệm được định
nghĩa là "quá trình tăng thêm sự lựa chọn của con người".
Theo báo cáo gần đây nhất của Liên hợp quốc (năm 2003) về tình hình
thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ đã nhấn mạnh sự cần thiết đưa phương pháp
tiếp cận "nghèo đói" trên cơ sở "quyền lợi cơ bản của con người (bao gồm
quyền về kinh tế, xã hội văn hóa, chính trị và nhân sinh).
- Tự do: Con người có quyền có một cuộc sống không bị đói khổ và bị đe
dọa bạo lực, chống đối và bị thương tổn.
6
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
- Bình đẳng: Mọi người có quyền tham gia, hưởng thụ và chia sẻ thành
quả phát triển của xã hội.
- Sự khoan dung: Mọi người cần phải được tôn trọng bao gồm cả niềm
tin, văn hóa và ngôn ngữ.
Tại Việt Nam, khái niệm đói nghèo cũng ngày được mở rộng. Nếu như
nhu cầu hỗ trợ những người nghèo của năm 90 chỉ được giới hạn đến nhu cầu
"ăn" , "xóa đói", thì ngày nay, người nghèo được phân bố về nhà ở, giáo dục, y
tế và các giải pháp khác.
"Nghèo đói đã được mở rộng từ nghèo đói thu nhập/tiêu dùng đến
nhìn nhận nghèo đói từ khái niệm đa chiều, nghèo đói con người".
Điều này có nghĩa là, các chính sách phát triển kinh tế cần hướng về
người nghèo. Tăng trưởng kinh tế là cần thiết, song lợi ích từ tăng trưởng kinh tế
không tự động chuyển đến người nghèo. Người nghèo cần trở thành mục tiêu
trong việc hoạch định và đánh giá tác động của các chính sách phát triển. Cách
tiếp cận mới này đã tập trung vào các chương trình cho phép người nghèo được
sử dụng nguồn lực, giải pháp và sự sáng tạo của họ bằng cách tạo dựng một môi
trường đảm bảo cũng như các nguồn lực quan trọng sẵn có bên ngoài. Đảm bảo
cho người nghèo được nhìn nhận là yếu tố thiết yếu của thành công trong xóa
đói giảm nghèo.

2. Đặc điểm của đói nghèo
Đặc điểm đối tượng nghèo: Sau gần 20 năm đổi mới, thu nhập và mức
sống của đại bộ phận người dân đã được cải thiện, do vậy đối tượng nghèo đói
cũng có sự thay đổi. Trước đây, đối tượng đói nghèo thường tập trung về lương
thực- nghèo tuyệt đối (nhu cầu ăn no, mặc ấm). Nay do mức sống đã được nâng
lên nên nhu cầu phi lương thực- thực phẩm (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức
khỏe khi ốm đau, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội) cũng tăng lên. Cơ
hội tiếp cận và thụ hưởng các thành quả của sự phát triển cũng có sự khác biệt
đang kể giữa nhóm những người giàu và nhóm nghèo, do sự phân hóa giàu
nghèo đang có xu hướng tăng.
7
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
Các điều kiện khác:
• Tình trạng thiếu ăn từ 1- 2 tháng;
• Sống trong những ngôi nhà tạm bợ;
• Không có điện để sử dụng trong sinh họat hàng ngày và phải dùng
nguồn nước tự nhiên sông, suối, ao hồ…
• Người nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất;
• Thiếu kiến thức sản xuất do trình độ của chủ hộ thấp hay mù chữ;
hoạt động chủ yếu trong nông- lâm- ngư nghiệp; không có chuyên môn kĩ
thuật…
• Con các gia đình nghèo không có điều kiện học hành đầy đủ;
• Người dân nhập cư đô thị không có công ăn việc làm ổn định, thu
nhập thấp, chưa được bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, một bộ phận con cái của họ vẫn lang thang kiếm sống…
3. Nguyên nhân của đói nghèo
Nguyên nhân khách quan là do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta
trước khi "đổi mới" thấp, do trải qua hơn 30 năm chiến tranh, nguồn lực của Nhà
nước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của các địa
phương và điều kiện tự nhiên không thuận lợi ở một số vùng.

Nguyên nhân chủ quan là do tác động của chính sách chi tiêu cho y tế,
giáo dục và chính sách đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước chưa cân
đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế (giữa
nông thôn với thành thị, giữa nông nghiệp và công nghiệp). Do bản thân người
nghèo có trình độ văn hóa thấp, gia đình đông con, nhiều tập tục lạc hậu.
Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2004 của Bộ Lao động- Thương binh-
Xã hội , nguyên nhân nghèo đói là do:
• Thiếu vốn sản xuất: 79%
• Thiếu kiến thức sản xuất: 70%
8
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
• Thiếu thông tin về thị trường: 35%
• Ốm đau, bệnh tật: 32%
• Thiếu thông tin và không có đất sản xuất: 29%
• Đông con: 24%
• Không tìm được việc làm: 24%
• Rủi ro: 5,9%
• Gia đình có người mắc tệ nạn xã hội: 1%.
Từ những nguyên nhân của nghèo đói trên chúng ta thấy một trong những
nguyên nhân tác động đến nghèo đói mạnh nhất là thiếu đất sản xuất và thiếu
vốn. Chính vì vậy mà các chính sách xóa đói giảm nghèo chú trọng đến vấn đề
tạo vốn và đất cho người dân.
4. Nghèo đói tương đối và nghèo đói tuyệt đối
4.1. Nghèo đói tuyệt đối
Đó là sự thiếu hụt so với một mức sống (những nhu cầu) tối thiểu. Nghèo
tuyệt đối thường được tính toán dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng
hóa khác. Như vậy, nghèo đói tuyêt đối đề cập đến vị trí cá nhân/hộ gia đình
trong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của nó cố định theo
thời gian. Một đường nghèo tuyệt đối do vậy được dùng để thực hiện các so
sánh nghèo đói.

4.2. Nghèo đói tương đối
Nghèo tương đối là sự thiếu hụt so với mức sống hiện thời. Nói cách
khác, nghèo tương đối là vị trí của một người hoặc hộ gia đình so với mức thu
nhập của một nước nơi người đó/hộ đó sinh sống. Nghèo tương đối được xác
định theo nhiều cách khác nhau, có thể là số hộ gia đình có mức thu nhập thấp
hơn một nửa mức thu nhập trung vị.
Theo cách xác định này, nghèo đói tương đối xuất hiện bất chấp qui mô
của nghèo đói tuyệt đối hay nói cách khác có thể xóa bỏ nghèo đói tuyệt đối chứ
không thể xóa bỏ được nghèo đói tương đối.
9
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
Để đánh giá nghèo đói, người ta thường sử dụng khái niệm nghèo đói
tuyệt đối vì nó cho phép phân tích có tính so sánh, trong khi nghèo đói tương đối
được coi là tiêu chuẩn đánh giá sự công bằng của Chính phủ với một bộ phận
dân cư có thu nhập thấp.
II. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐÓI NGHÈO
1. Chuẩn nghèo
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là thước đo dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật để phân biệt
một hộ/cá nhân có phải là nghèo đói hay không.
Chuẩn nghèo là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quy mô hộ nghèo
đói và tỷ lệ hộ nghèo đói.
1.2. Vai trò của chuẩn nghèo
Một là: Bảo đảm người nghèo được hưởng thụ các thành quả của phát
triển kinh tế- xã hội.
Hai là: Tạo điều kiện để phân loại người nghèo làm cơ sở để xây dựng các
chính sách hỗ trợ hiệu quả nhất tới từng nhóm hộ nghèo.
Ba là: Đảm bảo tính bền vững trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Bốn là: Cho phép theo dõi, giám sát nghèo đói trên phạm vi quốc gia và
các địa phương, cơ sở nhất là cấp xã. Bảo đảm rằng các chính sách phát triển

kinh tế hướng tới người nghèo và xóa đói giảm nghèo.
Năm là: Tạo điều kiện hòa nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả hợp tác khu
vực và quốc tế trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giám sát đánh giá đói nghèo.
2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo
2.1. Phương pháp so sánh trực quan
So sánh và điều chỉnh chuẩn nghèo phù hợp với tốc độ phát triển một số
chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng liên quan như tốc độ tăng GDP, mức sống dân
cư, lương tối thiểu…
10
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
2.2. Phương pháp hồi quy tương quan
Sử dụng số liệu của một số nước trong khu vực để xác định mối tương
quan giữa chuẩn nghèo (kí hiệu là Z) với thu nhập quốc nội bình quân đầu người
(kí hiệu I) theo công thức:
Z = άI + β
Trong đó ά, β là các tham số cần ước lượng.
Nhược điểm của phương pháp này là ở chỗ kết quả của nó mang nặng tính
khái quát cho vùng.
Phương pháp này đã được một số chuyên gia sử dụng để tính chuẩn nghèo
cho Việt Nam và đã thu được những kết quả sau đây:
Z = 0.0071I + 1.2
Từ đó chuẩn nghèo nông thôn năm 1994 với tỷ lệ nghèo đói 15% là
3,19 USD, với tỷ lệ 25% là 4,2 USD.
2.3. Phương pháp dựa vào tiềm lực kinh tế
Căn cứ vào khả năng hỗ trợ có hiệu quả nhóm hộ dưới mức chuẩn nghèo
của nền kinh tế, tức là căn cứ vào khả năng ngân sách của Nhà nước cho xóa đói
giảm nghèo tính bình quân đầu hộ nghèo.
Xác định khoản dân cư có thể được hưởng các khoản trợ giúp xóa đói
giảm nghèo của Nhà nước theo công thức:
r = (V/v): P

Trong đó:
V là toàn bộ kinh phí của Nhà nước có thể cân đối được và dành cho
chương trình xóa đói giảm nghèo
v: là định mức kinh phí đầu người
P là tổng dân số
r là tỷ lệ dân cư được hưởng trợ giúp xóa đói giảm nghèo của Nhà nước
Khi đó chuẩn nghèo đói Z là nghiệm đúng hoặc xấp xỉ của phương trình:
∑ p(x)= r x= o,z
11
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
2.4. Phương pháp hỗn hợp
Phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định chuẩn nghèo. Phương
pháp này đã được Tỏng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Bộ Lao động-
Thương binh- Xã hội sử dụng để xác định chuẩn nghèo cho những năm 1992-
1993.
Sau khi thu được những kết quả tính toán dựa trên nhiều phương pháp
khác nhau, tiến hành chọn chuẩn đói nghèo với nguyên tắc để lựa chọn chuẩn
đói nghèo là:
Căn cứ vào mức sống dân trung bình của cộng đồng: Các nước trên thế
giới thường lấy ngưỡng nghèo khổ có giá trị bằng 1/3 thu nhập trung bình của
cộng đồng. Trong điều kiện của Việt Nam lúc đó, mức sống dân cư còn thấp nên
ngưỡng nghèo chỉ lấy bằng 1/2 mức thu nhập cộng đồng.
Cơ cấu chỉ tiêu: Một hộ nông dân thường có một tỷ lệ ngân sách dành cho
chi tiêu ăn uống. Như vậy, sẽ lựa chọn ngưỡng nghèo khổ để đảm bảo ăn không
đến mức đói và còn có thể dành cho chi tiêu các nhu cầu tối thiểu khác.
Phù hợp với sự lựa chọn của địa phương: Điều quan trọng là chuẩn nghèo
đói phải phù hợp với sự lựa chọn chuẩn nghèo của địa phương. Thông tin này
thu được qua các cuộc khảo sát.
Có ý nghĩa thực tiễn: Giới hạn đói nghèo là giá trị tương đối, phải thay
đổi theo thời gian, phù hợp với không gian cụ thể để hình dung một bức tranh

tổng quan về đói nghèo và Nhà nước có thể đưa ra những giải pháp vĩ mô xóa
đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước. Chuẩn mực nghèo đói sau khi xác định
được quy đổi tương đương ra gạo để các địa phương tiện sử dụng.
Mềm dẻo: Đối với từng vùng, từng tỉnh, chuẩn nghèo đói quốc gia có thể
được thay thế bằng chuẩn nghèo phù hợp hơn cho địa phương mình.
2.5. Phương pháp so với mức lương tối thiểu
Mức nghèo ở đô thị năm 1997 bằng khoảng trên 60% mức lương tối thiểu
ban hành năm 1997 (144.000 đồng). Vì vậy mức lương tối thiểu áp dụng từ năm
2000 với mức lương 180.000 đồng, tương ứng tốc độ gia tăng 20%, đòi hỏi
ngưỡng nghèo đô thị phải tăng lên tới mức 108.000 đồng. Và từ đó, chỉ còn xác
định mức nghèo ở nông thôn cho hợp lí. Ưu điểm của phương pháp này là cho
12
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
thấy ngưỡng nghèo ở mức chịu đựng được của nền kinh tế vì nó được tính dựa
vào mức lương tối thiểu. Tuy nhiên để sử dụng nó trong dự báo đòi hỏi phải dự
báo tốc độ tăng lương tối thiểu trong tương lai và đây lại vấp phải một vấn đề khó
khăn.
2.6. Phương pháp tốc độ gia tăng hàng năm
Nếu giả thiết rằng chuẩn nghèo đói là do tác động nói trên gia tăng với tốc
độ bình quân hàng năm, ta có thể biểu diễn công thức tính chuẩn nghèo như sau:
L
t
= L
0
(1+ p
t
)
t
Trong đó, L
0

là chuẩn nghèo ở năm xuất phát, còn p
t
là tốc độ tăng bình
quân hàng năm.
3. Tiêu chí xác định hộ nghèo, xã nghèo
3.1. Hộ nghèo
Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng
chuẩn nghèo theo quy định hiện hành (theo chuẩn nghèo mới: đối với khu vực
nông thôn là 200.000 đồng/tháng; với khu vực thành thị là 260.000 đồng/tháng).
Theo chuẩn nghèo mới hiện nay cả nước có 3.898.582 hộ nghèo. Việc xác
định hộ nghèo cho phép chúng ta biết được đối tượng chính cần sự tác động của
chính sách và xác định được tỷ lệ hộ nghèo chính xác cho từng vùng và cả nước.
3.2. Hộ thoát nghèo
Hộ thoát nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người được xác định
là trên mức chuẩn nghèo hiện hành và để đảm bảo tính bền vững trong xóa đói
giảm nghèo mức thu nhập này phải đảm bảo tương đối ổn định.
Hộ thoát nghèo là hộ đồng thời thỏa mãn 3 tiêu chuẩn sau:
• Về thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người tháng (không tính các
khoản hỗ trợ từ Nhà nước, bởi vì khi tính các khoản này thì khi kết thúc hỗ trợ
nguồn thu của hộ sẽ giảm đi) ở mức trên chuẩn nghèo hiện hành.
• Về giá trị tài sản của hộ gia đình nằm dưới mức trung bình của
xã/phường. Trong đó, riêng về nhà ở phải đảm bảo hộ có nhà ở mức tương đối
13
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
vững chắc, có độ bền từ 10- 15 năm trở lên (theo tiêu chuẩn hỗ trợ nhà ở hiện
hành).
• Qua bình xét của dân ở thôn bản một cách toàn diện thì hộ xứng
đáng là hộ thoát nghèo.
Hộ thoát nghèo cho biết một cách chính xác nhất sự can thiệp của chính
sách là phù hợp hay không phù hợp. Sự can thiệp của chính sách đã đúng đối

tượng chưa và số hộ được hưởng chính sách đã thoát nghèo như thế nào? Hộ
thoát nghèo là thước đo sự thành công của các chính sách tới xóa đói giảm
nghèo và nâng cao mức sống của một bộ phận dân cư lên ngang bằng mặt bằng
chung của xã hội.
3.3. Xã nghèo
Xã nghèo là xã có tỉ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và chưa đủ ít nhất từ 3
trong số 6 công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (xã nằm ngoài chương trình 135).
3.4. Xã thoát nghèo
Theo tiêu chí xác định xã nghèo nói trên có thể hiểu một xã thoát nghèo
phải đáp ứng đủ đồng thời hai điều kiện sau:
• Đạt tỉ lệ hộ nghèo dưới 25%
• Có đủ 6 công trình hạ tầng cở sở thiết yếu là:
 Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt ≥50%
 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch ≥30%
 Đường ô tô tới các xã đi lại được cả năm
 Đủ phòng học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo
 Có trạm xã xây kiên cố
 Có chợ xây, có mái lợp.
Xã thoát nghèo thể hiện sự chuyển biến rõ nét về trình độ sản xuất, và cải
thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con trong xã.
14
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
III. XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, bất kì một quốc gia nào trên
thế giới từ những nước có nền kinh tế mạnh nhất đến những nước nền kinh tế
đang phát triển cũng phải đối mặt với vấn đề này. Đói nghèo thể hiện sự bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa một bộ phận những người có mức sống
cao với bộ phận người sống trong nghèo khổ. Nói một xã hội phát triển toàn
diện, một xã hội công bằng mà tồn tại tình trạng đói nghèo sâu sắc là không thể

có. Xã hội chỉ phát triển toàn diện khi và chỉ khi tình trạng đói nghèo được hạn
chế đến mức tối đa. Số người sống trong nghèo khổ của mỗi nước coi như
không còn. Mọi người đều được hưởng những thành quả của xã hội như sống
trong những ngôi nhà kiên cố, được xã hội quan tâm đến nhu cầu hàng ngày như
ăn, mặc, ở, đi lại, khám chữa bệnh và các nhu cầu khác trong đời sống tinh thần.
Một nước không thể để tồn tại quá nhiều những người sống trong những
ngôi nhà kiên cố, có ăn mặc và được đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mình trong khi
một bộ phận người khác lại sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, phải
kiếm ăn từng bơc, thu nhập không ổn định.
Không thể đổ cho là những người đó không biết cách làm ăn nhưng theo
thống kê thì nghèo đói thường rơi vào một bộ phận dân cư sống ở những nơi
không có điều kiện sản xuất thuận lợi, thiếu vốn hay thiếu kiến thức để sản xuất.
Xã hội càng phát triển thì tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
ngày càng gia tăng và tình trạng nghèo đói ngày càng diễn ra sâu sắc dưới nhiều
hình thái khác nhau. Chính vì vậy mà xóa đói giảm nghèo là một việc làm cần
thiết đối với mỗi quốc gia thể hiện sự công bằng của quốc gia đó.
Việt Nam là một nước đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội, vươn tới sự
công bằng trong xã hội, mọi người đều được sống trong sự no đủ của xã hội. để
dần thực hiện thắng lợi con đường mà mình đã chọn thì xóa đói giảm nghèo là
một công việc quan trọng và bắt buộc phải làm. Trong thời gian qua, Việt Nam
cũng được đánh giá là một trong những quốc gia thực hiện xóa đói giảm nghèo
thành công trên thế giới tuy nhiện do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn
thấp nên đời sống của người dân chưa cao. Khi nền kinh tế có những sự phát
triển nhất định, nước ta luôn quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, luôn thay
15
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
đổi chuẩn nghèo cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện cho
những người gặp khó khăn trong làm ăn sản xuất có cơ hội tiếp cận với những
chủ trương chính sách cảu Đảng và Nhà nước để vươn lên thoát nghèo và được
hưởng những thành quả mà nền kinh tế mang lại.

Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, là
một trong những chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, là chính sách
xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế xã hội. Xóa đói
giảm nghèo không chỉ là công việc của một cá nhân nào mà phải có sự tham gia
của tất cả mọi người và phải có một chương trình hành động cụ thể. Phải đặt sự
nghiệp xóa đói giảm nghèo là trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế, hướng
nêng kinh tế phát triển bền vững và công bằng.
Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của phát triển xã hội, vì vậy
quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ phải hướng vào mục tiêu
giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình thể hiện sự công
bằng trong xã hội và đưa xã hội đến sự bình đẳng.
Xóa đói giảm nghèo là sự thể hiện rõ nét nhất, Chính phủ nước đó có
quan tâm tới phát triển con người toàn diện hay không? Sự bình đẳng trong quốc
gia đó được thực hiện như thế nào? Chính vì lẽ đó mà xóa đói giảm nghèo là
mục tiêu cần thiết của mỗi quốc gia và là mục tiêu chung mà toàn thế giới
hướng tới.
2. Công cụ xóa đói giảm nghèo
2.1. Nhà nước
Nhà nước sử dụng chức năng và quyền hạn của mình trong việc xóa đói
giảm nghèo bằng các công cụ ở tầm vĩ mô như:
Các chính sách hỗ trợ người nghèo
• Chính sách về y tế
• Chính sách về giáo dục
16
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
• Chính sách an sinh xã hội
• Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
• Trợ giúp đối tượng nghèo về nhà ở
• Trợ giúp về công cụ lao động và đất sản xuất

Các dự án hỗ trợ trực tiếp xóa đói giảm nghèo
• Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh
• Dự án hướng dẫn người nghèo cách vay vốn làm ăn, khuyến nông-
lâm- ngư
• Dự án xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo ở những vùng đặc
thù
• Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo (thủy lợi
nhỏ, trường học, trạm y tế…)
• Dự án phát triển sản xuất và ngành nghề cho các xã nghèo
• Dự án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm
nghèo
• Dự án ổn định dân di cư và xây dựng kinh tế mới ở các xã nghèo
• Dự án định canh, định cư ở các xã nghèo.
Nhà nước có chức năng chính trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, vì đây là
việc làm mang tính chất toàn diện và lâu dài, đòi hỏi một nguồn lực lớn và có sự can
thiệp của cơ quan có chức năng. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã thực
hiện tốt vai trò của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, mức sống của đại bộ
phận dân cư đã được nâng lên một mức mới và Nhà nước ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chính sách tác động tới đối tượng
nghèo ngày càng mở rộng và phù hợp hơn với hiện thực phát triển kinh tế- xã hội.
2.2. Các tổ chức xã hội
Nhà nước sử dụng chức năng và quyền hạn của mình ở tầm vĩ mô nhưng
chính sách đó sẽ không đạt được hiệu quả cao nêu như không có sự tham gia
tích cực của các tổ chức kinh tế - chính trị- xã hội.
17
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
Các tổ chức xã hội đóng vai trò tích cực trong phong trào xóa đói giảm
nghèo. Nhiều phong trào do các tổ chức phát động đã trở thành một phong trào
lớn trong cả nước. Các phong trào tiêu biểu như: phong trào "Ngày vì người
nghèo" do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã thu hút được sự quan tâm

và đóng góp của toàn xã hội. Phong trào này đã lan rộng và đóng góp được
nhiều cho công việc xóa đói giảm nghèo như: xây dựng nhà tình nghĩa, giúp vốn
làm ăn, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó… đây có thể coi là một phong
trào mạnh mang tính toàn dân thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham
gia đóng góp và trở thành một phong trào mang tính chất toàn dân và thường kì.
Bên cạnh phong trào trên thì phong trào"Cho vay vốn dự án nhỏ để tạo công
ăn việc làm" của Hội phụ nữ Việt Nam cũng là một phong trào có hướng tích
cực. Phong trào này giúp cho chị em nghèo vay vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh. Hàng năm đã giúp đỡ cho hàng triệu lượt chị em phụ nữ có khó khăn vay
vốn làm ăn với mức cho vay từ 2- 5 triệu đồng/hộ với thời gian là 3 năm, lãi suất
ưu đãi đã khích lệ và giúp cho nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo và làm kinh
tế giỏi. Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất giỏi" của Hội nông dân Việt
Nam cũng là một cách làm hay. Khuyến khích mọi người tham gia sản xuất,
phát huy khả năng của mình để làm giàu, thoát nghèo và từ đó giúp đỡ các hộ
khác làm ăn kinh tế về vốn, kĩ thuật…
Có thể nói, sự đóng góp của các tổ chức xã hội tới công việc xóa đói giảm
nghèo đã mang lại những hiệu quả cao thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách"
của dân tộc ta. Các phong trào này đã trở thành tinh thần của người dân Việt
Nam trong việc đùm bọc nhau và các phong trào này đều mang lại hiệu quả cao.
2.3. Cá nhân
Xóa đói giảm nghèo không phải là công việc của Đảng, của các tổ chức
xã hội mà các cá nhân cũng tham gia tích cực trong công việc này. Họ tham gia
tích cực vào các phong trào, mặt khác họ còn giúp đỡ nhau thoát nghèo bằng
cách những hộ có vốn thì cho những hộ khác vay vốn để làm ăn, hỗ trợ kinh tế
để phát triển sản xuất… xuất hiện nhiều gương điển hình trong việc giúp nhau
làm kinh tế trong cả nước.
Có thể nói rằng, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, dân tộc ta đã
đoàn kết sát cánh bên nhau để thực hiện tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo, để
18
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT

mọi người đều có thể có một mức sống ổn định, không còn tình trạng nghèo khổ
tồn tại nhiều như những năm trước.
19
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
PHẦN II
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO THEO TIÊU CHÍ MỚI
I. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨN NGHÈO MỚI
1. Sự cần thiết phải xác định chuẩn nghèo mới
Nghèo đói là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo ước tính của ngân
hàng thế giới, hiện nay có hơn một tỉ người trên hành tinh còn sống trong đói
nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người dưới 1$ một ngày và trên 2 tỷ
người có mức thu nhập dưới 2 $ một ngày.
Xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa kinh tế- xã hội, chính trị và nhân văn sâu
sắc. Trong thời gian tới thu nhập và mức sống của dân cư đều tăng cùng với sự
tăng trưởng của kinh tế đất nước chính vì vậy mà chuẩn nghèo đang hiện hành là
tương đối thấp (nông thôn miền núi hải đảo là 80.000 đồng/tháng; nông thôn
đồng bằng là 100.000 đồng/tháng; thành thị là 150.000 đồng/tháng).
Kết quả của Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo là một trong
những thành công nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm 90
của thế kỉ 20. Tỷ lệ nghèo đói đo lường bằng bất cứ chuẩn nghèo nào cũng đã
giảm rất nhanh. Theo ước tính của ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê, tỷ
lệ nghèo đói đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 29% năm 2002 (theo chuẩn
chung) và tỷ lệ nghèo lương thực- thực phẩm (chuẩn thấp) đã giảm từ 25% năm
1993 xuống còn 10,6% năm 2002.
Biểu 1. Diễn biến đói nghèo thời kì 2001- 2003
(theo chuẩn hiện hành)
Năm Số hộ nghèo (1000 hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Đầu 2001 2.800,2 17,18
Cuối 2001 2.368,2 14,50
Cuối 2002 1.941,3 11,61

Cuối 2003 1.609,2 9,51
Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội
20
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam vào đầu những năm 2003 đã
đạt được mục tiêu của thiên niên kỉ đề ra cho năm 2015, đó là giảm 1/2 số người
nghèo so với những năm 90 và nếu Việt Nam duy trì tốc độ giảm nghèo như thời
gian qua, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam sẽ còn rất thấp (khoảng 0,7%).
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh
là chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với các chính
sách xóa đói giảm nghèo đồng bộ với nguồn kinh phí huy động từ chính phủ,
người dân đã khiến cho các tầng lớp dân cư trong xã hội đều được hưởng lợi từ
tăng trưởng kinh tế.
Một điều đáng chú ý là theo tính toán của Liên hợp quốc, tốc độ co dãn
của tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian
1990- 2003 đạt trị số 1, tức là cứ 1% tăng GDP tì tỉ lệ hộ nghèo đói giảm 1%.
Tính theo chuẩn quốc gia mức độ co dãn cũng đạt tương tự. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn xếp trong nhóm những nước nghèo trên thế giới. Vẫn còn một bộ phận
dân cư, đặc biêt là nông thôn, miền núi vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói.
Chính phủ Việt Nam luôn cam kết đẩy lùi đói nghèo do vậy việc nâng cao hiệu
quả của phát triển kinh tế hướng vào người nghèo luôn là một trong những ưu
tiên hàng đầu của chính phủ trong thời gian tới. Việc rà soát và xây dựng một
chuẩn nghèo mới là một trong những nỗ lực đầu tiên của chính phủ trong giai
đoạn mới.
Hơn nữa, được đánh giá là một trong những nước thực hiện tốt các mục
tiêu thiên niên kỉ về xóa đói giảm nghèo nhưng lí luận và phương pháp tiếp cận
còn nhiều vấn đề chưa theo kịp quốc tế. Do vậy việc từng bước tiếp cận và hội
nhập với chuẩn nghèo quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu.
2. Căn cứ xác định
2.1. Lựa chọn chỉ tiêu phúc lợi đo lường nghèo đói

Khía cạnh đa chiều của nghèo đói yêu cầu sử dụng hệ thống chỉ tiêu có
khả năng phản ánh các khía cạnh khác nhau của người nghèo. Kinh nghiệm
trong nước và quốc tế, chỉ tiêu "thu nhập" khó phản ánh chính xác mức sống của
người dân, do bị bỏ sót nhiều hoặc người dân không muốn khai. Trong khi đó,
việc bảo đảm các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, đồ dùng, y tế, giáo dục… có thể
21
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
quan sát thông qua mức "đầu ra", mức chi tiêu hiện tại của gia đình. Điều này
có nghĩa là, mối qua tâm của chúng ta không phải là người nghèo có thu nhập đủ
sống hay không mà thực chất là họ đang sống thế nào?.
Như vậy, sẽ sử dụng chỉ tiêu chi tiêu để đo lường mức sống của hộ gia
đình làm căn cứ xác định để xây dựng hộ nghèo và hộ không nghèo.
2.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam
trong giai đoạn 2005- 2010
Nhu cầu năng lượng được xác định dựa vào nhu cầu cho chuyển hóa cơ
bản thời gian và tính chất hoạt động của các nhu cầu trong ngày. Dựa vào đề
nghị của tổ chức y tế thế giới năm 1985, nhu cầu năng lượng bình quân cho
người Việt Nam do viện dinh dưỡng đề nghị đạt khoảng 2100 Kcalo/ngày.
2.3. Dựa vào nhóm dân cư làm căn cứ để tính toán nhu cầu lương thực,
thực phẩm và nhu cầu phi lương thực, thực phẩm
Lựa chọn nhóm dân cư căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng kcalo/ngày có
mức gần nhất. Cách làm như sau: Chia tổng số hộ điều tra thành 5 nhóm dân cư,
mỗi nhóm gồm 20% số hộ, với nhóm 1 gồm 20% số hộ nghèo nhất. Việc phân
nhóm này dựa vào tổng chi tiêu thực tế bình quân đầu người.
22
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
Trong cuộc điều tra mức sống dân cư năm 2002, mức tiêu thụ
kcalo/người/ngày như sau:
Nhóm chi tiêu Lượng Kcalo tiêu
dùng 1 người 1 ngày

Lượng Kcalo quy
đổi cho mỗi người
Nhóm 1: người nghèo nhất 1735 1943
Nhóm 2 1875 2187
Nhóm 3 1952 2364
Nhóm 4 1973 2539
Nhóm 5: giàu nhất 1835 2773
Nguồn: Tổng cục thống kê. Điều tra mức sống dân cư năm 2002
Từ biểu cho thấy, nhóm dân cư thứ hai là nhóm có mức tiêu dùng gần
nhất với mức tiêu dùng 2100 Kcalo lựa chọn. Do vậy, khối lượng hàng hóa
lương thực, thực phẩm tiêu dùng bình quân đầu người của nhóm dân cư này sẽ
được tính toán để xác định ô hàng hóa lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu
2100 Kcalo/người/ngày.
Biểu 3: Số lượng và cơ cấu hộ điều tra thuộc nhóm chi tiêu 2
năm 2002
Tổng số hộ Cơ cấu, %
Thành thị 394 7,17
Nông thôn 3372 61,36
Nông thôn miền núi 1729 31,46
Tổng số 5495 100,00
Nguồn: TCTK. Điều tra mức sống dân cư năm 2002
2.4. Cập nhật chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2005- 2010
Cập nhật rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm
Sau gần 10 năm đổi mới, mức sống của hộ gia đình Việt Nam đã được
nâng cao. Lượng calo tiêu dùng ở tất cả các nhóm đều tăng lên. Các mặt hàng
lương thực như gạo, sắn, khoai… có lượng tiêu dùng năm 2002 giảm đi so với
năm 1993. Trọng khi đó mặt hàng như thịt lợn, thịt bò, thịt chế biến, cá các loại
có xu hướng tiêu dùng gia tăng. Giỏ lương thực đảm bảo cung cấp 2100 calo
23
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT

trên cơ sở mô hình chi tiêu của các hộ gia đình nhóm 2 (điều tra mức sống dân
cư thể hiện ở biểu 2).
Tính toán rổ lương thực, thực phẩm cho các khu vực khác nhau
Chỉ tính toán một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm cho tất cả các vùng
trong khu vực thành thị, nông thôn, miền núi bởi vì:
• Bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận nhu cầu lương thực,
thực phẩm của người dân không phân biệt nơi họ sinh sống.
• Tạo điều kiện cho sự tính toán và tránh gây nhầm lẫn cho
người sử dụng thông tin.
24
Chuyền đề thực tập tốt nghiệp Khoa:Kinh tế NN&PTNT
Biểu 4: Rổ lương thực, thực phẩm của Việt Nam cung cấp 2100 kcal/ngày
(đơn vị: kg/năm)
Loại lương thực, thực
phẩm
Khối lượng lương
thực, thực phẩm
năm 1993 (kg)
Khôi lượng lương
thực, thực phẩm
năm 2002 (kg)
Chênh lệch
(2002- 1993)
Gạo tẻ 169,6 165,6 -400
Gạo nếp 5,9 5,755 -0,15
Ngô 2,1 2,46 0,36
Sắn 9,4 4,21 -5,19
Khoai lang, khoai tây 11,4 4,87 -6,53
Bánh mì, bột mì 0,8 0,72 -0,08
Mì sợi, mì tôm 0,7 1,87 1,17

Bánh phở 2,5 2 -0,5
Miến 0,8 0,5 -0,3
Thịt lợn 5,2 7,16 1,96
Thịt trâu, bò 0,1 0,34 0,24
Thịt gà 2,3 2,55 0,25
Thịt vịt, thịt gia cầm khác 0,7 1,27 0,57
Thịt khác 0,2 2 -0,2
Thịt chế biến 0,04 0,13 0,09
Dầu ăn, mỡ 1,5 2,69 1,19
Cá, tôm tuơi 0,7 0,84 0,14
Cá, tôm khô 0,4 0,9 0,5
Trứng gà, vịt 3,1 3,94 0,84
Đỗ tương 3,1 3,94 0,84
Vừng, lạc 0,9 0,85 -0,05
Đỗ xanh 1 1,01 0,01
Rau muống 15 16,03 1,03
Su hào 6 3,3 -2,7
Cải bắp 5,9 5,58 -0,32
Cà chua 3,4 2,72 -0,68
Rau khác 15,2 0 -15,2
Cam 0,5 0,78 0,28
Chuối 6,6 6,84 0,24
25

×