Lời mở đầu
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 đến 2010, báo
cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại đại hội đại biểu toàn
quốc lần thư IX của Đảng đã nhấn mạnh " chiến lược đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nề tảng đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp". Muốn vậy cần đẩy
nhanh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông
nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với điều kiện thị trường và nhu cầu sinh thái của
từng vùng, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chú
trọng điện khí hoá , cơ giới hoá nông thôn, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hội nông thôn…
Thuỷ lợi là một ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội, đóng vai trò
quyết định đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Trong các
văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và VIII cũng như nghị quyết ban
chấp hành trung ương đã khẳng định đường lối ưu tiên phát triển thuỷ lợi coi
thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông
thôn. Vì vậy trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã tập trung một nguồn
vốn lớn để đầu tư cho ngành thuỷ lợi. Quá trình đầu tư đã mang đến nhiều kết
quả tốt nhưng cũng không Ýt những hạn chế bất cập xuất hiện trong quá trình
thực hiện đầu tư cần sớm được khắc phục.
Thấy được ý nghĩa quan trọng hàng đầu của thuỷ lợi đối với quá trình
công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn cũng như tính cấp thiết của những bất
cập cần được làm rõ, em đã chọn đề tài "đầu tư vào thuỷ lợi góp phần thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn" làm
luận văn tốt nghiệp.
1
Chương 1
Lý luận chung
I. Những vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển.
1. Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển.
1.1. Khái niệm đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa chung nhất có thể hiểu đó là sự bỏ ra, sù hy sinh các
nguồn lực ở hiện tại như tiền của, sức lao động, trí tuệ… nhằm đạt được một kết
quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
1.2. Khái niệm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người đầu tư có tiền bỏ tiền ra để
tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm
lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Là điều kiện chủ yếu để
tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội.
1.3. Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh
tế nói chung, của địa phương, ngành và các cơ sở sản xuất dịch vụ kinh doanh
nói riêng.
2. Vốn đầu tư phát triển.
Dưới dạng tiền tệ, vốn được định nghĩa là khoản tích luỹ của xã hội, của
các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân, và vốn đầu tư từ các
nguồn khác đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì
tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực sản xuất mới cho nền kinh tế.
Dưới dạng vật chất, vốn bao gồm các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng
các công trình hạ tầng, các loại nguyên liệu nhiên liệu, các sản phẩm trung gian,
thành phẩm… Bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn có vốn vô hình
2
(bằng phát minh sáng chế, quyền sở hữu công nghệ…) không tồn tại dưới dạng
vật chất nhưng có giá trị về mặt kinh tế và cũng là yếu tố đầu vào cần thiết cho
quá trình phát triển. Vốn là yếu tố đầu vào nhưng bản thân nó là kết quả đầu ra
của hoạt động kinh tế. Trong hoạt động kinh tế, vốn luôn vận động và chuyển
hoá về hình thái vật chất cũng như từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ.
2.1.Vốn đầu tư phát triển của đất nước nói chung được hình thành từ hai
nguồn cơ bản đó là vốn huy động từ trong nước và vốn huy động từ nước ngoài.
2.1.1. Vốn đầu tư trong nước: Được hình thành từ các nguồn vốn sau đây:
+ Vốn tích luỹ từ ngân sách
+ Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp
+ Vốn tiết kiệm của dân cư
2.2.2. Vốn đầu tư từ nước ngoài: Bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu
tư gián tiếp.
Vốn đầu tư trực tiếp là vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các cá nhân
người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia
quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn.
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, có
hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển
chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA).
2.2. Nguồn vốn đầu tư của các cở sở.
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội phúc
lợi công cộng vốn đầu tư do ngân sách cấp (tích luỹ từ ngân sách và viện trợ
qua ngân sách) vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của
cơ sở
3
- Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn đầu tư được hình thành từ
nhiều nguồn hơn bao gồm vốn ngân sách ( lấy từ phần tích luỹ của ngân sách)
vốn khấu hao cơ bản, vốn viện trợ qua ngân sách, vốn tự có của các doanh
nghiệp, vốn vay, phát hành trái phiếu, vốn góp liên doanh liên kết với các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các hình thức huy động vốn khác quy
định theo luật Doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nguồn vốn đầu tư bao gồm
vốn tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các cá nhân và tổ
chức trong và ngoài nước. Đối với các công ty cổ phần, vốn đầu tư ngoài các
nguồn vốn trên đây còn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu ( nếu có
đủ điều kiện theo luật Doanh nghiệp).
2.3. Nội dung của vốn đầu tư:
Để tiến hành mọi công cuộc đầu tư phát triển đòi hỏi phải xem xét các
khoản chi phí sau đây:
- Chi phí để tạo ra các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng sự hoạt động
của các tài sản cố định sẵn có.
- chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động;
- chi phí chuẩn bị đầu tư;
- chi phí dự phòng các khoản phát sinh không dự kiến trước được.
3. Dự án đầu tư.
3.1. Khái niệm dự án đầu tư:
Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau chẳng hạn
như trên góc độ quản lý dự án đầu tư có thể được xem như là một công cụ quản
lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả và thực hiện được
những mục tiêu nhất định trong tương lai; xét theo mặt nội dung, dự án đầu tư
là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm
4
tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng
các nguồn lực xác định.
Một dự án đầu tư bao gồm bốn thành phần chính:
+ Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức: 1/mục tiêu phát triển là
những lợi Ých kinh tế - xã hội do thực hiện dự án mang lại. 2/mục tiêu trước
mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
+ Các kết quả: Là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra các
hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục
tiêu của dự án.
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ, hành động được thực hiện trong dự
án để tạo ra những kết quả nhất định. Những nhiệm vụ và hành động này cùng
với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành
kế hoạch làm việc của dự án.
+ Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến
hành các hoạt động của dự án. Giá trị và các chi phí của các nguồn lực này
chính là vốn đầu tư cần cho dù án.
Trong bốn thành phần trên thì kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến
độ của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo
giõi đánh giá các kết quả đạt được. Những hoạt động nào liên quan có liên quan
trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được
đặc biệt qua tâm.
3.2. Chu kỳ của dự án đầu tư:
Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án
phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án hoàn thành
chấm dứt hoạt động.
Ta có thể minh hoạ chu kỳ của dự án đầu tư theo hình sau đây:
5
Hình: Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư
3.3. Sự cần thiết phải đầu tư theo chu kỳ dự án:
Đầu tư nói chung và đầu tư phát triển trong lĩnh vực thuỷ lợi nói riêng là
hoạt động kinh tế với việc sử dụng tiền vốn và các nguồn tài nguyên trong một
thời gian tương đối dài nhằm mang lại những lợi Ých kinh tế xã hội nhất định.
Do ảnh hưởng của tự nhiên mà hoạt động đầu tư vào thuỷ lợi có những đặc
điểm riêng hết sức phức tạp như không gian tiến hành đầu tư là rộng lớn, thời
tiết khí hậu biến đổi, khối lượng nhân sự tương đối lớn, phức tạp về quản lý và
điều hành, nguồn vốn đầu tư là rất lớn, quá trình đầu tư có ảnh hưởng đến môi
trường… Do đó muốn thu được hiệu quả và lợi Ých tối ưu trong quá trình đầu
tư vào thuỷ lợi thì đòi hỏi chúng ta phải lập dự án đầu tư trước khi tiến hành đầu
tư hay nói cách khác là chúng ta phải đầu tư theo dự án. Khi dự án đầu tư được
lập một cách chi tiết và khoa học chúng ta có thể tính được các nguồn và chi phí
cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình thời gian và địa
điểm xác định từ đó tạo điều kiện cho việc đạt được những kết quả, mục tiêu
kinh tế xã hội nhất định.
4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trong lĩnh trong
lĩnh vực thuỷ lợi.
4.1. Hiệu quả kinh tế xã hội:
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mỗi công cuộc đầu tư là việc
làm hết sức cần thiết đối với hoạt động đầu tư, mỗi công cuộc đầu tư mang lại
hiệu quả khác nhau với mỗi nguồn vốn đầu tư bỏ ra. Việc đánh giá có thể được
xem xét dưới góc độ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, khi đó lợi nhuận mang lại
của các công cuộc đầu tư là nội dung xem xét chủ yếu. Khi đó hiệu quả được
6
Ý ®å vÒ
dù ¸n
®Çu t
ChuÈn bÞ
®Çu t
Thùc hiÖn
®Çu t
S¶n xuÊt,
kinh
doanh,dÞch
vô
ý ®å
vÒ dù
¸n
míi
xem xét là hiệu quả tài chính của công cuộc đầu tư. Nhưng cũng có thể được
xem xét dưới góc độ nền kinh tế, khi đó kết quả và chi phí bỏ ra không chỉ đơn
thuần là tư bản bỏ ra và lợi nhuận mang lại mà còn bao gồm những yếu tố mà
xã hội và cộng đồng bỏ ra như tài nguyên, môi trường… cũng như các khoản
lợi mà xã hội thu được từ hoạt động đầu tư của dự án : việc làm, thu nhập ngoại
tệ…khi đó hiệu quả được đánh giá là hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Như
vậy, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa lợi Ých mà nền
kinh tế xã hội thu được so với chi phí mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra khi thực
hiện dự án đầu tư.
Xem xét hiệu quả kinh tế xã hội là việc làm hết sức cần thiết đối với mọi
công cuộc đầu tư, đặc biệt đối với các dự án đầu tư công cộng: xây dựng cơ
bản, giáo dục, giải trí…
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án đầu tư thuỷ
lợi.
Do phạm vi hoạt động của các công trình thuỷ lợi là rộng lớn và có mối
liên hệ hữu cơ với nhau, thời gian hoạt động lâu dài, mặt khác hiệu quả hoạt
động của các công trình thuỷ lợi lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và
chế độ canh tác. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thuỷ lợi là
một công việc hết sức khó khăn và nhiều trường hợp không lượng hoá hết được
những tác động mà công trình thuỷ lợi mang lại. Để lượng hoá được hiệu quả
của công trình thuỷ lợi ta cần biết được đặc điểm của các công trình thuỷ lợi:
- Thành quả và chất lượng của công tác thuỷ lợi là được đánh giá thông
qua sản phẩm nông nghiệp, năng suất và chất lượng nông sản, cho nên chế độ
thâm canh và cơ cấu cây trồng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các công
trình thuỷ lợi.
- Hiệu quả kinh tế xã hội của công trình thuỷ lợi phụ thuộc nhiều vào yếu
tố thời tiết.
7
- Việc xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án thuỷ lợi phải xem
xét đến yếu tố môi trường và ảnh hưởng của nó đến các ngành khác.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá:
a. Chỉ tiêu đánh giá thay đổi diện tích đất trồng:
Đối với vùng đồng bằng: Do hầu hết diện tích nông nghiệp các vùng đồng
bằng đã khai thác hết nên chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi của diện tích đất trồng
chỉ được đánh gí thông qua chỉ tiêu thay đổi diện tích đất trồng.
Wgt = Ưct . n
Trong đó:
Wgt, Wct: Là diện tích đất trồng và đất canh tác.
N : Là số vòng quay của vốn.
Đối với vùng miền núi và trung du: Chỉ tiêu sự thay đổi diện tích đất
trồng được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu:
_ Thay đổi diện tích canh tác
Wct = Wsct - Wtrct (ha)
Wct% = Wsct - Wtrct/Wtrct
Trong đó:
Wct: Sù thay đổi diện tích đất canh tác sau khi có đưa công trình vào sử
dụng
Wsct, Wtrct: Diện tích đất canh tác sau và trước khi đưa công trình vào sử
dụng.
- Thay đổi diện tích đất trồng
F = Fs - Ftr (ha).
F: Diện tích đất nông nghiệp tăng lên sau khi công trình hoàn thành.
8
Fs, Ftr: Diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi đưa công trình vào sử
dụng.
b. Năng suất cây trồng:
Năng suất cây trồng tăng thêm:
Y = Ys - Ytr (tấn/ha)
Yr, Ys: Năng suất cây trồng trước và sau khi xây dựng công trình.
Chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị sản lượng
- Sù thay đổi sản lượng trong thiết kế:
Mtk = g.(Ws.Ys.P + Ws.Ys.B.(1-P) - Wtr.Ytr).
Mtk giá trị sản lượng gia tăng hàng năm sau khi thi công xây dựng công
trình thuỷ lợi.
Wtr,Ws: Diện tích cây trồng canh tác trước và sau khi xây dựng.
Ytr,Ys: Năng suất cây trồng (tấn/ha).
P: Tần suất thiết kế công trình (thường 75% đối với tưới)
(1-P): Phản ánh những năm công trình phục vụ ngoài tần suất thiết kế.
B: Hệ số giảm sản - phản ánh mức độ giảm sản lượng công trình những
năm công trình làm việc ngoài công suất thiết kế.
g : Giá đơn vị của sản phẩm cây trồng.
- Sù thay đổi sản lượng trong thực tế.
Mtt = g. (Ws.Ys - Wtr.Ytr)
Trong đó:
Wtr và Ws là năng suất cây trồng bình quân trước và sau khi xây dựng.
Ys, Ytr là diện tích canh tác trước và sau khi xây dựng.
9
Đây là các chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp, các chỉ tiêu này không những
chịu ảnh hưởng của việc phát triển thuỷ lợi mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như cơ cấu cây trồng, khí hậu thời tiết trong năm, sâu bệnh. Việc tách
các nhân tố ảnh hưởng ra khỏi các chỉ tiêu này hết sức khó khăn. Do đó nó chỉ
cho ta thấy một phần vai trò của thuỷ lợi đến phát triển nông nghiệp từng vùng.
II. Khái quát chung về ngành thuỷ lợi
1. Khái niệm chung về thuỷ lợi:
Thuỷ lợi là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật rộng lớn, gắn liền với lĩnh vực nông
nghiệp với mục đích là khai thác các lợi thế của nguồn nước tự nhiên thông qua
nhiều hoạt động đấu tranh của con người với thiên nhiên để từ đó phục vụ sản
xuất và đời sống đồng thời hạn chế những tác hại cũng như những ảnh hưởng
tiêu cực của nước gây ra đối với con người.
2. Nội dung của thuỷ lợi hoá trong công nghiệp.
Công trình thuỷ lợi là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật quan trọng thuộc kết cấu
của cơ sở hạ tầng nhằm khai thác những mặt có lợi của nguồn nước và bảo vệ
tài nguyên môi trường sống. Chính vì vậy mà công tác thuỷ lợi trải qua bèn giai
đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Trị thuỷ dòng sông lớn.
Giai đoạn 2: Tổ chức thi công xây dựng công trình.
Giai đoạn 3: Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng công trình.
Giai đoạn 4: Tổ chức tưới nước và tiêu nước khoa học.
2.1. Trị thuỷ dòng sông lớn.
Trị thuỷ dòng sông lớn là nội dung quan trọng và có tính chất then chốt
của công tác thuỷ lợi nói chung và thuỷ lợi hoá nông nghiệp nói riêng. Để làm
tốt công tác trị thuỷ cần thực hiện những biện pháp sau đây:
10
- Điều tra khảo sát công trình trước khi tiến hành thi công xây dựng. Đây
là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng đối với một dự án thuỷ lợi nó
đảm bảo tiến trình của những cho những công đoạn tiếp theo và sự thành công
của một dự án thuỷ lợi. Vì vậy trước khi đi vào xây dựng cần làm tốt công tác
quy hoach khảo sát thiết kế công trình.
Công tác điều tra, quy hoạch khảo sát thiết kế thông thường chúng ta hay
dựa trên những yếu tố, và điều kiện sau:
Điều kiện khí hậu thời tiết.
Điều kiện địa hình, khí hậu thổ nhưỡng, địa chất
Điều kiện xã hội và dân sinh kinh tế.
Nguồn nguyên liệu là nước trong thiên nhiên, chịu ảnh hưởng của quy
luật thay đổi của nước trong thiên nhiên.
Sỡ dĩ cần phải dựa vào những nhân tố trên là do những nhân tố đó hoạt
động biến đổi theo những quy luật nhất định của từng vùng khác nhau. Việc
phát kiện và đánh giá đúng bản chất của sự vật qua đó nghiên cứu các biện pháp
khai thác chế ngự nó thật không đơn giản nhưng qua đây cũng đưa ra những
giải pháp hữu hiệu như xác định điạ điểm xây dựng công trình, có nghiên cứu
nguồn nguyên liệu nước trong thiên nhiên thì việc chọn lựa địa điểm xây dựng
khi công trình đi vào hoạt động mới đạt được hiệu quả tối ưu nhờ cung cấp đủ
nguồn nguyên liệu cho công trình hay trong việc xác định thời gian tiến hành
xây dựng công trình thì cần căn cứ vào điều kiện khí hầu thời tiết của địa điểm
định khởi công xây dựng, nhằm hoàn thiện công trình trước mùa mưa lũ, tránh
tình trạng công trình đang xây dựng dở dang vào những tháng mưa lũ tới không
những công trình không kịp phát huy tác dụng mà có thể gây thất thoát về
nguyên liệu, lãng phí vốn.
Sau khi điều tra khảo sát tình hình tự nhiên thì tiến hành lập dự án khả thi
và thiết kế kỹ thuật công trình. Khi dự án có thể sử dụng thiết kế định hình để
11
tính toán sơ bộ giá thành các phương án, nhưng cần thiết phải chú ý đến tình
hình địa chất, vật liệu tại địa phương để chọn hình thức kết cấu hợp lý.
Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô nắng gây hạn hán,
múa mưa lượng mưa rất lớn gây ngập úng khó khăn lớn đến tình hình sản xuất
nông nghiệp. Chính vì vậy khi tiến hành xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi
cần xem xét kỹ tình hình tự nhiên của từng vùng để từ đó đưa ra giải pháp xây
dùng cho thích hợp.
- Xây dựng các hồ chứa nước, các đập dâng và kênh lái dòng. Xây dựng
các hồ chứa nước có tác dụng rất cơ bản là điều hoà tài nguyên nước và lợi
dụng tổng hợp như phát triển ngành nuôi cá, khai thác và sản xuất nguồn năng
lượng điện. Các đập dâng và kênh lái dòng tuy có tác dụng Ýt đối với điều hoà
nguồn nước, nhưng có thể đảm bảo ổn định sản xuất lúa và hoa mầu.
- Nạo vét các dòng sông ở hạ lưu và khai thông dòng chảy để giải phóng
lòng sông khi mùa nước lũ.
- Trồng rừng đầu nguồn vừa có tác dụng điều hoà khí hậu, vừa giảm tốc
độ lũ, ngăn chặn hiện tượng xói mòn và rửa trôi làm hỏng đất ở miền núi và làm
cạn cửa sông. Trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn đêt bảo vệ bờ biển và phát
triển nguồn lợi nông nghiệp.
Củng cố và xây dựng thêm ở những nơi cần thiết hệ thống đê sông, đê
biển. Tác dụng của đê sông là ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng và đời sống của
con người. Đê biển có nhiệm vụ ngăn nước mặn, giữ nước ngọt phục vụ cho
nông nghiệp chống gió bão, triền dâng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nông
dân.
Có kế hoạch phân lũ, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thích hợp với
những vùng phân lũ.
12
2.2. Tổ chức thi công xây dựng công trình.
Sau khi thực hiện xong công đoạn điều tra khảo sát tình hình tự nhiên thì
tiến hành lập dự án khả thi và thiết kế kỹ thuật công trình. Việc tổ chức thi công
xây dựng công trình phải tiến hành theo trình tù dựa trên bản thiết kế kỹ thuật
thuật này. Do đặc điểm của ngành thuỷ lợi là thi công trong điều kiện khí hậu,
thời tiết khắc nghiệt như thuỷ triều, bão lũ vì vậy cần phải bảo đảm một số
yêu cầu sau:
+ Về thiết kế: Phải bảo đảm tính hoàn chỉnh, đồng bộ và hợp lý
Tính hoàn chỉnh và đồng bộ trong hệ thống công trình thuỷ lợi nhằm tạo
ra mét chu trình khép kín cho công tác thuỷ lợi hoá với mục tiêu đạt được hiệu
quả kinh tế tối ưu. Hệ thống công trình thuỷ lợi đồng bộ, hoàn chỉnh là một
mạng lưới bao gồm các công trình đầu mối, hệ thống mương máng gắn liền hữu
cơ với nhau, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc tưới tiêu thông
suốt dễ dàng. Hệ thống công trình hợp lý là hệ thống kết hợp đa phương với
toàn cục, kết hợp tưới tiêu với phát điện, nuôi cá, giao thông, cơ giới hoá và
sát với phương hương sản xuất của từng vùng, từng địa phương.
+ Trong quá trình thi công xây dựng cần đặt chất lượng công trình lên
hàng đầu bên cạnh đó còn có các biện pháp nhằm tiết kiệm nguyên nhiên vật
liệu và lao động theo đúng thời hạn quy định và cố gắng rút ngắn thời gian
nhằm đưa công trình sớm đi vào sử dụng.
2.3. Tổ chức, quản lý và khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi:
Sau khi công trình thuỷ lợi hoàn thành tiến hành bàn giao, nghiệm thu và
đưa công trình đi vào sử dụng. Trong giai đoạn này cần có kế hoạch quản lý,
khai thác công trình một cách khoa học nhất nhằm khai thác hết những hữu Ých
của công trình. Muốn vậy trong công đoạn vày công ty quản lý cần chú ý đến
những đặc điểm sau:
13
Tuỳ theo chất lượng, quy mô, điều kiện, giai đoạn khai thác của từng
công trình cụ thể mà có nhiệm vụ cấp bách chính yếu khác nhau nhưng điểm
mấu chốt là cần hiểu được:.
.Tính năng đặc điểm của từng công trình và tác dụng của từng công trình
. Đặc điểm, tính năng, tác dụng của từng công trình.
. Các tác nhân gây bất lợi và phá hoại công trình.
Ngoài ra người làm công tác quản lý còn phải:
. Lập thao tác, quy trình vận hành công trình, hệ thống công trình trong
các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là trong điều kiện mưa bão.
. Thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của hệ thống công trình, nhất là
trước mỗi vụ, mỗi đợt hoạt động. Cần kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình,
nhưng phải đặc biệt chú trọng đến các công trình trọng yếu như công trinh đầu
mối, đê điều, đập, công trình tiêu năng, hệ thống điện, các trạm bơm
. Nắm bắt, hạn chế những tác động bất lợi đối với công trình. Lập công
trình, nội quy, quy chế bảo vệ công trình. Cần làm tôt công tác tuyên truyền,
động viên, giác ngộ nhân dân để tăng cường sự hiểu biết và tham gia vào công
tác bảo vệ công trình.
. Thường xuyên đánh giá chất lượng, tình trạng kỹ thuật để từ đó xây
dựng các phương án quản lý công trình.
Bảo dưỡng, tu sửa, chống xuống cấp công trình.
Trong quá trình hoạt động, vận hành do tác động của các yếu tố cơ học,
hoá học của điều kiện tự nhiên môi trường, của con người tính năng kỹ thuật
độ bền của công trình bị giảm sút. Vì vậy sự tu sữa, bảo dưỡng, nâng cấp công
trình là điều kiện cần thiết nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng công
trình.
14
Một công trình thuỷ lợi được coi là xuống cấp khi có những biểu hiện
sau:
. Hiệu quả phục vụ sản xuất giảm dần trong khi yêu cầu phục vụ của sản
xuất nông nghiệp không thay đổi: Diện tích phục vụ giảm, chất lượng công tác
tưới bị hạ thấp, diện tích tưới thẳng trở thành diện tích tạo nguồn, diện tích đảm
bảo tiêu bị thu hẹp, dù rằng lượng mưa yêu cầu tiêu không đổi.
. Công trình suy giảm về chất lượng, vận hành kém an toàn sự cố bất
thường luôn xảy ra.
. Chi phí quản lý khai thác gia tăng trong điều kiện thời tiết bình thường.
Vậy khi thấy hệ thống thuỷ lợi có những biểu hiện xuống cấp thì cơ quan
quản lý phải nhanh chóng vạch kế hoạch cụ thể để bảo trì, tu sửa, nâng cấp công
trình, huy động mọi nguồn lực như vốn con người, máy móc thiết bị để tiến
hành sửa chữa nhằm đưa công trình đi vào hoạt động cho công suất cao đáp ứng
yêu cầu thời vụ.
2.4. Tổ chức tưới nước và tiêu nước khoa học:
Chế độ tưới tiêu nước nước khoa học là đảm bảo một lượng nước cần
thiết nhất định phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của mỗi cây
trồng. Chế độ tưới tiêu nước khoa học là một biểu hiện chất lượng của công tác
thuỷ lợi hoá.
3. Vai trò của thuỷ lợi trong nền kinh tế nói chung và trong nông nghiệp
nói riêng.
Như chóng ta đã biết thuỷ lợi là một ngành kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực
kết cấu hạ tầng. Sản phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành sản xuất, bảo vệ sản
xuất và dân sinh như phòng chống lũ lụt, điện, nông, lâm, ngư nghiệp, giao
thông vận tải ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, trong cơ cấu nền
kinh tế quốc dân, thuỷ lợi là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí quan trọng.
Thực tế đã chứng minh rằng, trên thế giới nước nào có hệ thống thuỷ lợi đảm
15
bảo thì nền sản xuất nông nghiệp của nước đó ổn định và dần dần được nâng
cao. Đối với các quốc gia đang phát triển nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào
nông nghiệp thì vai trò của thuỷ lợi càng thể hiện rõ nét hơn. Vai trò đó được
thể hiện chủ yếu trong một số lĩnh vực sau:
+ Đối với hệ thống phong chống thuỷ tai:
Lũ lụt là một vấn đề đáng quan tâm và lo lắng hàng năm của đảng, nhà
nước và nhân dân ta. Chính vì vậy, ở nước ta hiện nay có 8300km đê sông và đê
biển làm nhiệm vụ ngăn nước lũ sông và triều biển, bảo vệ đất đai. Ngoài ra ở
các địa phương còn có các đê bao vùng làm nhiệm vụ ngăn nước ngoại lai làm
nhiệm vụ dân sinh kinh tế, đặc biệt là vùng đồng bừng sông Hồng, sông Mã,
sông Cả và một phần của đông bằng sông Cửu Long. Đối với phát triển các hồ
chứa lợi dụng tổng hợp có tác dụng điều tiết lũ như hồ Hoà Bình, Trị An, Thác
Bà.
+ Đối với hệ thống giao thông thuỷ:
Giao thông thuỷ đối với nước ta rất quan trọng, đặc biệt là châu thổ sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, tạo địa bàn quy hoạch phân bố lại dân cư.
nước ta đã có 11400 km giao thông thuỷ trong đó trung ương quản lý 3824 km.
Ngoài ra nhân dân địa phương còn quản lý 30000 km các kênh sông nhỏ làm
đường giao thông thuỷ nông thôn, chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng Bắc Bộ. Nhân dân các địa phương còn lợi dụng các bờ kênh làm
đường giao thông bộ và cơ giới.
+ Đối với nguồn thuỷ năng:
Thuỷ lợi đã đóng góp tích cựcvào việc phát triển thuỷ điện- nguồn năng
lường sạch, không gây ô nhiễm không khí so với nhiệt điện chạy bằng than dầu.
Để đáp ứng nhu cầu cho phát triển nông nghiệp , nguồn năng lượng nước
ta phát triển chủ yếu dựa vào sự phát triển của các nhà máy thuỷ điện. Tính đến
nay nước ta đã xây dựng được các hồ chứa phát điện với tổng công suất của các
16
nhà máy thuỷ điện lên đến gần 3000 MW hàng năm sản xuất chiếm khoảng 9 tỷ
KWH chiếm trên 70% năng lực mạng điện quốc gia. Giá thành thuỷ điện chỉ
chiếm khoảng 30 đến 60% so với nhiệt điện than, diezen và nhiệt điện khí. Đặc
biệt hiện nay dự án thuỷ điện Tà Pú ( Sơn La) với tổng công suất hơn 4000KW
đang được khởi công xây dựng, trong tương lai không những ta đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng điện trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước thuộc khu
vực Đông Nam á.
+ Đối với lâm nghiệp:
Giữa rừng và nước có mối quan hệ khăng khít. Rừng có tác dụng điều tiết
nguồn nước, giảm các đỉnh lũ, tăng lưu lượng múa kiệt. Ngược lại, các hồ đập
khi trữ nước lại làm tăng lượng bốc hơi mặt nước, tăng độ Èm khu vực, luồng
hơi nước trong khí quyển tăng lên và ở những điều kiện nhiệt độ áp suất nhất
định sẽ ngưng đọng lại làm tăng lượng mưa, làm cho rừng cây xanh được râm
mát thêm, rừng tái sinh dễ dàng phát triển . Chính vì có mối quan hệ tương hỗ
như vậy nên các tỉnh miền núi, trung du và duyên hải miền trung đã kết hợp
giữa thuỷ lợi và lâm nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế.
+ Đối với ngư nghiệp:
Do nguồn tài nguyên nước phong phú, nguồn thuỷ sản nước ta giàu có và
đa dạng. Các hồ, đập, cống, kênh đã tạo môi trường nước lợ, nước ngọt để
phát triển thuỷ sản các loại và ngay cả các loại chim muông quý hiếm. Đặc biệt
là khoanh vùng ven biển, hồ chứa để nuôi cá lồng và các loại thuỷ sản khác rất
có hiệu quả.
+ Đối với công nghiệp và dân sinh:
Trong quá trình phát triển, việc phát triển các công trình từ nhỏ, đến lớn
trên mọi miền đất nước đã góp phần điều tiết lại, phân phối lại nguồn tài nguyên
nước theo thời gian và không gian ngoài việc phục vụ cho phát triển nông
nghiệp 50 tỷ m3. Cụ thể là chục công trình hồ đập loại lớn và vừa được xây
17
dựng bằng vốn của ngành thuỷ lợi hoặc các ngành khác đã cấp nước cho các
nhà máy, xí nghiệp công nghiệp từ miền đông bắc đến phía nam.
Trong việc cấp nước cho dân sinh, ngành thuỷ lợi đã có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi thích hợp để cấp nước sinh hoạt cho
hàng triệu dân sống dọc theo các tuyến kênh lớn nhỏ. Điều này đặc biệt có ý
nghĩa đối với các vùng đông dân cư, vùng kinh tế mới.
Ngoài ra thuỷ lợi còn đóng vai trò trong việc tiêu thoát nước thải bẩn cho
các thành phố, các khu dân cư đô thị tập trung. Tuy nhiên hiện nay ở các khu đô
thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh các hệ thông tiên thoát nước chỉ
đảm bảo 60 đến 70%, những trận mưa lớn trên 150 mm/ ngày còn gây ngập
úng, ngập lụt nhiều vùng.
Nhiều hồ đập do ngành thuỷ lợi xây dựng, nhất là gần các thành phố, thị
xã, khu dân cư đã trở thành các khu du lịch hấp dẫn như hồ Núi Cốc, suối Hai,
Dầu Tiếng hồ Đồng mô đã được chon xây dựng làng du lịch Việt Nam.
II. Thực trạng ngành thuỷ lợi trong thời gian qua:
Nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá cả nước nói
chung cũng như trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng, Đảng và nhà
nước đã hết sức chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn trong đó thuỷ lợi
chiếm một vị trí quan trọng. Trong nghị quyết đại hội Đảng IX Ban chấp hành
trung ương Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành nông nghiệp cũng
như khu vực nông thôn. Xây dựng và phát triển nông nghiệp và khu vực nông
thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định kinh tế xã hội nhằm đảm bảo
nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhất là gạo. Đáp ứng được nhu cầu cấp thiết
này nhiều giải pháp đã được đặt ra trong đó việc đầu tư cho thuỷ lợi, thuỷ nông
cho khu vực nông thôn đã được chú trọng đáng kể tạo điều kiện, tiền đề vững
chắc thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Nhiều công trình thuỷ lợi
đã được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả, bên cạnh đó nhiều công trình
thuỷ lợi mới đã được xây dựng khắp trên các vùng lãnh thổ, bảo vệ an toàn hệ
18
thống đê điều, khắc phục và hạn chế thiên tai phục vụ sản xuất nông nghiệp góp
phần thực hiện thành công nghị quyết Đảng IX.
Nhờ những thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn đã
được cải thiện, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo, vấn
đề lương thực cũng được bảo đảm trong thời gian giáp hạt, đời sống nhân dân
được nâng lên rõ rệt.
Những chương trình thuỷ lợi lớn đã và đang phát huy tác dụng phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và xã hội nói chung như chương trình khai
thác Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu và bán đảo Cà
Mau, miền Trung và Tây Nguyên, nâng cấp các hệ thống thuỷ nông, chống lũ
và chống úng ở đồng bằng sông Hồng, cấp nước ăn vùng cao đã đạt được
những kết quả khả quan. Một số công trình thuỷ lợi lớn ở miền Trung, Tây
Nguyên và miền núi phía Bắc vừa thi công vừa phát huy hiệu quả sớm tích
nước để phục vụ sản xuất, nhiều công trình đang xây dựng đã phát huy hiệu quả
điển hình như công trình đông bằng sông Cửu Long: kênh vĩnh tế giai đoạn II,
công trình kiểm soát lũ Châu Đốc- Tịnh Biên, Ba Hòn, Vàm Rầy đã đảm bảo
mục tiêu ngăn lũ, thông nước trước mùa lũ. Với những kết quả đó nó sẽ tiếp tục
tạo thế để phát triển thuỷ lợi trong những giai đoạn sau này.
1. Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi:
- Theo số liệu của tổng cục thống kê đến năm 2001 Việt Nam đã có hệ
thống công trình tưới tiêu 5.33 triệu ha; trên 1.8 triệu ha rau màu và chống lũ
cho gần 4.4 triệu ha
- Hệ thống công trình thuỷ lợi ở nước ta đã được đầu tư một cách đồng
bộ, từ các công trình đầu mối đến các kênh dẫn. Hiện nay cả nước có 75 hệ
thống công trình thuỷ nông lớn và vừa, 750 hồ chứa có dung tích lớn khoảng 1
triệu m3 trở lên, hơn 10000 hồ chứa nước nhỏ với tổng dung tích gần 30 tỷ m3,
tức gần bằng 18% dòng chảy mùa kiệt của cả nước và nếu trừ đồng bằng Sông
Cửu Long thì dung tích các hồ chiếm tới 36% dòng chảy mùa kiệt toàn lãnh thổ.
19
Trên 1000 cống tưới và tiêu lớn, 3514 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất
bơm tưới là 200MW, tổng công suất bơm tiêu là 250 MW, có 300000 máy bơm
dầu. Điều này đã từng bước giải quyết sự thiếu nước trầm trọng trong mùa khô
ở một số vùng và hạn chế tình trạng ngập úng trong mùa mưa, điều hoà và ổn
định nước nói chung.
Do đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên, nên hệ thống các công trình thuỷ lợi ở nước ta hình thành từ rất sớm
và đước đầu tư lớn. Công tác thuỷ lợi được tiến hành đồng thời với phát triển
của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, nông nghiệp
đã được thuỷ lợi hoá từ rất sớm, số lượng công trình thuỷ lợi chiếm tỷ trọng lớn
trong cả nước.
Bên cạnh việc phát triển hệ thống thuỷ nông phục vụ tưới tiêu, hệ thống
đê điều cũng được hết sức chú trọng phát triển. Đến nay, hệ thống đê được hình
thành với chiều dài 7700 km gồm 5700 km đê sông, 2000 km đê biển, 3000 km
bê bao chống lũ đầu vụ ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên các tuyến đê có 600
kè và 3000 cống dưới đê. Tuy nhiên, do tình trạng phá rừng và những biến đổi
thất thường về thời tiết nên hàng năm các công trình naỳ bị xuống cấp nghiêm
trọng, nhiều công trình không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Vì vậy cần có
cơ chế quản lý, khai thác công trình này một cách hợp lý, thường xuyên đại tu
sữa chữa.
Tính đến năm 2000 đã có 7654.9 nghìn ha gieo trồng lúa được tưới bằng
công trình thuỷ lợi chiếm trên 80% diện tích lúa trong cả nước. Trong đó cơ
cấu theo địa phương như sau:
20
( Đơn vị tính: ha)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Đồng bằng sông Hồng 1042.1 1023.1 1044.4 1046.7 1048.2 1212.4
Đông Bắc 673.2 666.8 684.1 695.2 690.3 549.7
Tây Bắc 134.5 134.3 13.2.9 128.6 133 136.8
Bắc Trung Bé 682.2 684.3 692 677.5 677.8 697.7
Duyên hải Nam Trung bé 422.5 433.2 429.7 424.6 431.5 422.6
Tây Nguyên 143.1 134.7 138.4 133 134.2 175.9
Đông Nam Bé 477.4 484.7 497.6 496.2 542.8 526.7
Đồng bằng Sông Cửu Long 3190.6 3442.7 3840.6 3760.6 3986.7 3936.1
Nguồn: Thời báo kinh tế 2001-2002.
Tuy nhiên một trong những điểm còn bất cập và hạn chế hiện nay đó là
yếu tố không đồng bộ trong công cuộc đầu tư. Đối với các công trình thuỷ lợi
lớn Nhà nước chỉ đầu tư công trình đầu mối, kênh trục; một số công trình được
nhà nước đầu tư đến kênh cấp 2, cấp 3 còn lại các công trình nội đồng là do dân
bản địa tự làm. Vì vậy nhiều công trình sau khi hoàn thành công trình đầu mối
thì một thời gian khá dài sau ( khoảng 5, 7 năm , thậm chí có công trình lên đến
10 năm) mới phát huy hết khả năng tưới tiêu thiết kế. Nhiều công trình diện tích
tưới hoặc tiêu chỉ đạt 50 đến 60% ( đối với hồ chứa) hoặc 70 đến 90% ( đối với
cống, trạm bơm) diện tích thiết kế.
Sau đây là thực trạng của từng vùng cụ thể:
1.1. Miền núi phía Bắc:
Đây là vùng nghèo nhất trong cả nước với hệ thống cơ sở hạ tầng thấp
kém điều này đã gây cản trở lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Cho đến nay, việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp cũng như nước sinh
21
hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước trong tự nhiên rất không đảm bảo về vệ sinh
an toàn. Hệ thống các công trình thuỷ lợi của vùng trong một vài năm gần đây
đã xuống cấp nghiêm trọng, nhỏ, phân tán không đáp ứng được cho sản xuất mà
nguyên nhân chủ yếu là do địa hình phức tạp, tập quán sống du canh, du cư của
đồng bào dân tộc thiểu số. Những công trình thuỷ lợi trọng điểm của vùng như
công trình thuỷ lợi hồ Núi Cốc, hồ Pa Khoang (Lai Châu), hệ thống Chờ Lồng
(Sơn La), hồ Bảo Linh (Thái Bình), Trúc Sơn (Quảng Ninh), hồ Yên Lập
(Quảng Ninh); hồ Cấm Sơn ( Hà Bắc); hồ Như Xuyên (Tuyên Quang), hồ Nậm
Công (Sơn La), hệ thống Năng Phai (Yên Bái), Đầm Bài (Hoà Bình); Hồng Đại
(Cao Bằng); Cao Lan (Lạng Sơn).
1.2. Đồng bằng Sông Hồng:
Cho đến tháng 6 năm 2001 vùng này đã có đến 36 hệ thống thuỷ nông.
Các hệ thống thuỷ nông này đảm bảo tưới cho hơn 900 nghìn ha cây trồng và
tiêu nước cho 730 nghìn ha. Trước đây các hệ thống tưới tiêu này được thiết kế
với hệ số tiêu thấp ( 2.5 đến 3.01/s/ha) và năng lực tự tiêu tự chảy giảm nên
những năm mưa lớn diện tích úng ngập còn lớn.Tuy nhiên trong một vài năm
gần đây đã có sự cải tiến đáng kể trong số lượng cũng như chất lượng công
trình. Hệ số tiêu hiện nay đã lên đến hơn 6.01/s/ha đã đưa năng lực tưới tiêu lên
hơn 900 nghìn ha và diện tích úng ngập đã giảm xuống đáng kể từ 240000 trước
đây xuống 45 nghìn hiện nay.
Một điểm cần lưu ý đó là: Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều
trung tâm đô thị lớn, tốc độ đô thị hoá cao, dân cư đông đúc đặc biệt là Hà Nội
và các vùng phụ cận vì vậy việc cung cấp nước cho sinh hoạt và tiêu nước trong
mùa mưa lũ vẫn còn đang là vấn đề nhức nhối.
Mặc dù hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đóng vai trò quan trọng
trong việc bồi đắp phù sa cho đất nông nghiệp nhưng lũ lụt vẫn còn là vấn đề
nan giải. Vì vậy hằng năm cần phải có một lượng tài lực và vật lực đáng kể
nhằm mục đích gia cố, nâng cấp sữa chữa cho hệ thống đê điều ở các sông này.
22
Bên cạnh đó cũng phải chú ý đặc biệt đến hệ thống đê điều ở các lưu vực sông
Gâm, sông Đuống để hạ mức chống lũ ở khu vực Hà Nội xuống thấp hơn nữa.
1.3. Các tỉnh miền Trung:
Đây là vùng có điều kiện tự nhiên diễn biến phức tạp nhất trong cả nước.
Hạn hán và bão lũ thường xuyên xảy ra, trung bình có từ 6 đến 7 trận bão/ năm
đổ bộ vào khu vực này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp của vùng. Mặt khác địa hình ở đây tương đối phức tạp, núi non hiểm trở,
hệ thống sông ngòi chảy theo hướng Đông - Tây, các sông ngắn lại có độ dốc
cao nên thường xảy ra bảo lũ về mùa mưa và hạn hán về mùa khô. Để khắc
phục tình trạng trên Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư với tỷ lệ cao với
những công trình có quy mô lớn. Cho đến năm 2001 năng lực huy động của tỉnh
đã lên đến 665049 ha. Nhiều hồ chứa đập dâng đã được xây dựng cùng với hệ
thống kênh mương phục vụ cho nông nghiệp như: hồ sông Mực ( Thanh Hoá);
hồ Phú Ninh( Quảng Nam); trạm bơm Yên Mỹ ( Thanh Hoá); hệ thống Thạch
Nham( Quảng Ngãi); hệ thống Đô Lương, Vực Mẫu, Diễn Thành ( Nghệ An);
Kẻ Gỗ, Nghi Xuân, Linh Cảm( Hà Tĩnh); Mỹ Trung, Cẩm Ly, Vực Tròn, Vệ
Vừng ( Quảng Bình). Hệ thống bơm điện đồng bằng sông Thu Bồn, An Trạch,
hồ Phú Ninh, Khe Tân ( Quảng Nam, Đà Nẵng); Liệt Sơn, Thạch Nhan ( Quảng
Ngãi); Tân An, Đập Đá, hồ Núi Một ( Bình Định); Đồng Cam( Phú Yên); Đá
Bàn (Khánh Hoà); Sông Ông, Nha Linh, Lân Cấn (Ninh Thuận), sông Quao
( Bình Thuận). Nhìn chung các công trình thuỷ lợi ở vùng này được phân bố
rộng khắp trên hệ thống các sông chính, điều này đã góp phần quan trọng trong
việc cung cấp nước cho sinh hoạt cũng như trồng trọt. Hiện nay, hệ thống thuỷ
nông trên toàn vùng đã đảm bảo tưới cho 78% diện tích canh tác.
Tuy nhiên từ Quảng Bình trở vào chưa có hệ thống đê, đây là điểm bất
cập cần phải khắc phục ngay bằng cách nâng cấp các công trình thoát lũ nhằm
giảm tổn thất hàng năm do việc tắc nghẽn giao thông trên tuyến quốc lộ 1A
hoặc bị lũ làm hư hại.
23
1.4. Tây Nguyên:
Trong một vài năm gần đây với sự phát triển của hệ thống cây công
nghiệp có giá trị cao, hệ thống thuỷ lợi của vùng này đã phát triển lên một cách
đáng kể. Trong thời gian qua nhà nước tập trung cho hệ thống thuỷ nông nhằm
mục đích tưới tiêu cho vùng để ổn định và phát triển sản xuất, phục vô cho xuất
khẩu. Hệ thống thuỷ nông ở vùng này đã phục vụ tưới tiêu cho 18.784 ha. Hiện
nay vùng đã hình thành lên một số hệ thống thuỷ nông lớn phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và trồng các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Dự án
Ayun Hạ (Gia Lai) tưới cho 13 nghìn ha, hồ yasoup (Đắc Lắc), hồ Đa tẻ (Lâm
Đồng), Hệ thống thuỷ nông của vùng đã đảm bảo tưới tiêu cho 53 nghìn ha
lúa Đông Xuân, 50 nghìn ha lúa mùa và 20 nghìn ha cây công nghiệp.
Mặc dù có tiềm năng lớn trong công nghiệp nhưng do địa hình đồi núi
chia cắt nên việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp gặp rất nhiều
khó khăn. Các công trình thuỷ lợi ở vùng này chủ yếu là các công trình có quy
mô vừa và nhỏ mang tính chất điều hoà nước, chưa có công trình thuỷ lợi lớn
điều tiÕt nguồn nước trong nhiều năm. Hệ thống thuỷ nông chủ yếu là các hồ
chứa, điều tiết nước hàng năm phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển của sản xuất nông nghiệp việc phát triển các hồ
chứa là các giải pháp chủ yếu của vùng.
1.5. Vùng Đông Nam Bé:
Đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất trong cả nước với tốc độ
phát triển kinh tế khoảng 9.7% hàng năm và GDP bình quân đầu người là
khoảng 500 USD/năm. Ngoài tiềm năng phát triển công nghiệp vùng còn có các
loại cây công nghiệp nổi tiếng như cao su, hạt điều bên cạnh đó còn có các
loại cây ăn quả nhiết đới nổi tiếng như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt
Mặt khác, đây cũng là một trong hai vùng có mật độ dân cư đông nhất
trong cả nước, chỉ đứng sau đồng bằng Sông Hồng vì thế hệ thống thuỷ lợi của
24
vùng ngoài mục đích là phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp còn có mục đích
rất quan trọng khác là phục vụ dân sinh. Trong vùng có các công trình thuỷ lợi
trọng điểm, có quy mô lớn như: Hồ Trị An, hồ Thác Mơ, Hiện nay còn có một
số công trình thuỷ lợi trọng điểm khác như: Hồ Dầu Tiếng( Tây Ninh) tưới cho
82 nghìn ha, hồ Suối Giai (Sông Bé), hồ Thác Mơ, hệ thống Ông Kèo (Đồng
Nai) hệ thống thuỷ nông của vùng hiện nay đã đảm bảo tưới cho 215 nghìn ha
lúa và 62 nghìn ha cây công nghiệp và hoa màu.
Quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi nhu cầu về nước rất lớn phục vụ cho
nông nghiệp và công nghiệp, ước tính nhu cầu nước năm 2010 của vùng cần
khoảng 124 tỷ m3. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư nâng cao hiệu quả phục vụ của
các công trình thuỷ lợi hiện có, vùng cần ưu tiên phát triển các công trình thuỷ
lợi mới nhằm tăng năng lực khai thác nguồn nước như hồ Phước Hoà, hồ Đồng
Soài, hệ thống Cầu Mới
1.6. Đồng bằng sông Cửu Long:
Là vùng có điều kiện tự nhiên diễn biến tương đối phức tạp, điều này đã
ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng trong nông nghiệp. ở vùng này lũ lụt và
sạt lở đất ở các vùng dân cư dọc sông là những thảm hoạ gây tổn thất lớn về
người và của dẫn đến tình trạng bất ổn định về tâm lý, đời sống sinh hoạt cũng
như hoạt động trồng trọt. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1998 - 2000 tại vùng
này đã xảy ra hai trận lũ lớn nhất trong lịch xủ gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng.
Cho đến nay Đảng và nhà nước đã có những chủ trương và những chương tình
cụ thể như: Chủ trương khuến khích kiên cố hoá kênh mương, chủ trương phát
triển thuỷ lợi vùng Đồng Tháp Mười, chủ trương phát triển thuỷ lợi vùng đồng
bằng sông Cửu Long, chủ trương sống chung với lũ, chủ trương xây dựng các
công trình vùng ngập lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long để giúp đồng bào sống
chung với lũ. Đây là một giải pháp thiết thực để ổn định đời sống và sản xuất.
Mặc dù là địa bàn có điều kiện tự nhiên tương đối phức tạp nhưng về thành tựu
trong sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long là không thể phủ
25