Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.23 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






ĐỀ CƯƠNG
NGHIấN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN TẠI HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện : DƯƠNG NGỌC ANH
Lớp : KT – K38
Giảng viên : PGS. TS. NGễ THỊ THUẬN

HÀ NỘI - 2011
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là thực phẩm rất cần thiết đối với con người và là sản phẩm không thể
thay thế, bởi rau xanh cung cấp các chất quan trọng cho sự phát triển của con người
như vitamin và chất khoáng, chất xơ Rau còn có ý nghĩa kinh tế khác như là loại
cây lương thực, là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao, và là nguồn nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp chế biến.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng,
thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy,
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau
đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản xuất rau an toàn đang là yếu tố quan trọng
trong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa hiện nay .
Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ sản xuất mới chỉ quan tâm đến năng suất và


sản lượng rau mà ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên tình
trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng lúc, đúng cách vẫn thường
xuyên xảy ra như: bón quá nhiều đạm, bón phân muộn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
ngoài danh mục trờn cỏc loại rau ăn lá và không bảo đảm thời gian cách ly gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Biểu hiện trước mắt có thể là ngộ độc,
rối loạn tiờu hoỏ, trụy tim mạch có thể gây tử vong, còn về lâu dài các chất độc hại
tích luỹ trong cơ thể là nguy cơ phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo [3].
Trước thực trạng này, thời gian gần đây ngành nông nghiệp có nhiều biện
pháp hướng dẫn nông dân để sản xuất rau an toàn bằng việc ứng dụng phương pháp
quản lý dịch hại tổng hợp trờn cõy rau kết hợp với việc làm mô hình trình diễn. Đây
là những kỹ thuật cơ bản giúp người trồng rau biết áp dụng các biện pháp thâm canh
hợp lý vừa giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời cung cấp cho
người tiêu dùng những sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, diện
tích rau an toàn dần được mở rộng, đặc biệt đó cú một số cơ sở đầu tư xây dựng nhà
lưới, hệ thống tưới nước sạch để sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hoá đồng
thời còn làm tăng hiệu quả kinh tế.
1
Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn vẫn gặp khó khăn do chưa có
đơn vị nào đứng ra xác nhận chất lượng nên người tiêu dùng khó phân biệt được rau
an toàn hay không an toàn. Mặc dù vậy, sản phẩm rau bảo đảm vệ sinh vẫn là sự lựa
chọn hàng đầu của các tổ chức, trường học, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể với số
lượng lớn và lâu dài. Vấn đề cơ bản hiện nay việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thâm canh hợp lý, kết hợp với đầu tư hệ thống nhà lưới, xây dựng vùng sản xuất tập
trung với khối lượng lớn và chủng loại phong phú, đi liền với việc xây dựng mạng
lưới tiêu thụ có sự xác nhận chất lượng của các cơ quan chức năng để cho người
tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
phát triển kinh tế, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ
tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nên sản xuất rau của huyện Gia Lâm những
năm qua đạt hiệu quả cao. Một trong những lợi thế để phát triển nông nghiệp sạch ở

Gia Lâm là phát triển cỏc vựng rau an toàn cùng với nâng cấp cỏc vựng hoa, cây cảnh
và cây ăn quả. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô phát triển nông nghiệp sạch Gia Lâm
cũng đang đứng trước những khó khăn về quy hoạch vùng sản xuất và tạo dựng
thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, sự gia tăng dân số
dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Đồng thời việc lạm dụng phân bón hoá học
và thuốc bảo vệ thực vật cùng với tập quán canh tác truyền thống làm cho chất lượng
rau nói chung và rau an toàn nói riêng không đảm bảo làm ảnh hưởng đến việc phát
triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Hiện nay Gia lâm là nơi sản xuất và cung cấp trên 70% lượng rau an toàn của
toàn Hà Nội, tập chung chủ yếu ở Văn Đức (63%), Đông Dư (11,6%), Đặng Xá
(25,4%). Chủng loại rau ngày càng phong phú, hiện đó cú trờn 30 loại rau được
trồng theo quy trình rau an toàn, trong đó chủ yếu là diện tích rau bắp cải (40,18%),
cải các loại (9,13%), … và các loại khác như su hào, củ cải đỏ, hành tõy….[2].
Vì vậy việc xây dựng hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên
nghiệp, đồng bộ góp phần vào việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức
khoẻ người tiêu dùng đang là vấn đề được các cấp, các ngành và chính quyền địa
phương đặc biệt quan tâm.
2
Nhu cầu tiêu dùng rau của ng−ời dân Hμ Nội rất lớn. Mỗi ng−ời trong nội
thμnh tiêu dùng khoảng 0,3 kg/ngμy, nh− vậy tính cho toμn bộ ng−ời dân trong
thμnh phè vμ khách vãng lai, nhu cầu rau trong mét ngμy lên tới 1.200 tấn [1].
Trước những nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngày càng tăng về số lượng và đòi
hỏi nghiêm ngặt về chất lượng rau. Sản xuất rau an toàn bảo vệ sức khoẻ người tiêu
dùng, không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp
phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở ra thị trường tiêu thụ
rộng rãi trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất. Xuất phát từ lợi ích
của người sản xuất rau và tình hình thực tế sản xuất rau của huyện, chúng tôi lựa
chọn đề tài: “Giải pháp phát triển bền vững sản xuất rau an toàn tại huyện Gia
Lâm – Hà Nội” nhằm góp phần thực hiện tốt đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn giai đoạn 2009-2015” ở Hà Nội và đưa ra những giải pháp phù hợp với địa

phương để phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng phát triển bền vững.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm,
từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương để hướng tới phát
triển bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới phát triển bền
vững rau an toàn;
- Tìm hiểu thực trạng phát triển bền vững rau an toàn tại huyện Gia Lâm;
- Đưa ra giải pháp phát triển bền vững sản xuất rau an toàn phù hợp với điều
kiện của địa phương và theo định hướng của đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
giai đoạn 2009 - 2015” ở Hà Nội.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu các chủ thể là các hộ sản xuất rau an toàn, các hợp tác xã
sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm.
3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu phát triển bền vững sản xuất rau an toàn tại huyện Gia Lâm.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại địa phận huyện Gia Lâm.
1.4.3 Phạm vi thời gian:
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Nghiờn cứu trong khoảng thời gian từ năm
2009-2010.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 23/01/2010 đến ngày 26/05/2011.
4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT RAU AN

TOÀN
2.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm về nông nghiệp sạch
Phương pháp sản xuất nông nghiệp sạch
Khái niệm nông nghiệp bền vững
Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững
2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về rau an toàn
Khái niệm rau an toàn
Phát triển bền vững sản xuất rau an toàn
Quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn
Điều kiện và tiêu chuẩn cơ bản để sản xuất rau an toàn
2.1.3 Đặc điểm và tiêu chuẩn của rau an toàn
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững sản xuất rau an toàn
Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
Yếu tố kỹ thuật canh tác
Yếu tố về tổ chức sản xuất
Yếu tố thị trường
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT RAU AN
TOÀN
2.2.1 Tình hình phát triển bền vững rau an toàn trên thế giới
2.2.2 Tình hình phát triển bền vững rau an toàn ở Việt Nam
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững sản xuất rau an toàn
5
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
3.1.1.2 Địa hình
3.1.1.3 Khí hậu - thuỷ văn

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất
3.1.2.2 Tình hình biến động dân số và lao động
3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế ở Gia Lâm
3.1.2.4 Tình hình cơ sở vật chất
3.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong phát triển bền vững rau an toàn ở Gia Lâm
3.1.3.1 Thuận lợi
3.1.3.2 Khó khăn
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn điểm nghiên cứu là
phương pháp quan trọng và không thể thiếu được. Bởi vì tổng thể nghiên cứu thì
rộng lớn nên chúng ta không thể nghiên cứu cả tổng thể được, vì vậy yêu cầu đặt ra
là phải lựa chọn điểm nghiên cứu như thế nào để có thể đại diện được cho tổng thể.
Kết quả nghiên cứu có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn
điểm nghiên cứu. Nếu chọn được điểm nghiên cứu phù hợp, mang tính đại diện cho
tổng thể thì từ điểm nghiên cứu sẽ giúp chúng ta suy rộng ra cả tổng thể. Ngược lại
nếu chọn điểm không phù hợp, không mang tính đại diện sẽ dẫn đến sai lầm trong
việc suy rộng cho tổng thể. Do đó, việc lựa chọn điểm nghiên cứu phải căn cứ vào
nội dung, mục tiêu, mục đích của vấn đề nghiên cứu.
6
Áp dụng luận điểm trên vào đề tài nghiên cứu chúng tôi lựa chọn điểm tiến
hành nghiên cứu tại 3 xã Văn Đức, Đông Dư và Đặng Xỏ. Vỡ 3 xã này có những
đặc điểm phù hợp với đề tài nghiên cứu và mang tính đại diện cho huyện Gia Lâm
trong đề tài này, đó là:
- Huyện Gia Lâm đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn về sản
xuất rau an toàn vì nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người dân Thành phố Hà Nội
là rất lớn. Bên cạnh đú cũn cung cấp rau cho thị trường miền Trung, Hải Phòng và
Bắc Ninh. Mặt khác, 3 xã Văn Đức, Đông Dư và Đặng Xá là 3 xã sản xuất rau an
toàn từ rất sớm và tiêu biểu cho cả huyện và thành phố về ngành hàng này.

- Ba xó trờn cũn cú diện tích sản xuất rau an toàn lớn nhất huyện Gia Lâm.
Từ năm 1995 đến nay, sau khi có chủ trương sản xuất rau an toàn của Thành phố
Hà Nội thì 3 xã này đã bắt đầu trồng thí điểm và nhân rộng ra cả xã. Đến nay, nhắc
đến 3 xã này là mọi người nghĩ ngay đến vùng sản xuất rau an toàn.
- Ngoài ra, Văn Đức và Đông Dư đại diện cho khu vực sông Hồng, Văn Đức
chú trọng sản xuất các loại rau ăn củ, ăn quả và rau ăn lỏ cũn Đụng Dư chủ yếu sản
xuất rau gia vị. Xã Đặng Xá là đại diện cho khu vực Nam Đuống, chủ yếu sản xuất
rau ăn củ, ăn quả và rau ăn lá.
- Gia Lâm hiện có 19 xã sản xuất rau an toàn với diện tích gieo trồng hằng
năm từ 10ha trở lên, có 7 xã sản xuất rau theo quy trình sản xuất rau an toàn nhưng
chỉ có 4 xã sản xuất với quy mô lớn và được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an
toàn, trong 4 xó đú cú 3 xã mà chúng tôi chọn làm điểm nghiên cứu. Do vậy, 3 xã
Văn Đức, Đông Dư và Đặng Xỏ cú đầy đủ các điều kiện và mang tính đại diện cho
đề tài nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng cho vấn đề nghiên cứu
bao gồm các công bố khoa học về các lĩnh vực liên quan đến rau an toàn từ các bài
báo, sách tham khảo, giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, các
báo cáo tổng kết của UBND huyện,UBND cỏc xó, HTX ở các điểm nghiên cứu qua
các năm và qua internet. Nguồn số liệu này giúp chúng ta thấy được tình hình
7
sản xuất rau an toàn chung của toàn huyện, của điểm nghiên cứu về diện tích,
năng suất, sản lượng cũng như giúp chúng ta nắm bắt được tình hình dân số,
lao động, đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết của vùng ảnh hưởng như thế nào
đến sản xuất rau an toàn. Ngoài ra cũn cú cỏc thông tin khỏc giỳp chúng ta tìm
hiểu về quy trình sản xuất rau an toàn, các loại thuốc BVTV được phép sử dụng
trong sản xuất rau an toàn
- Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu này được chúng tôi thu thập chủ yếu bằng
phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân sản xuất rau an toàn tại
các điểm nghiên cứu, các cán bộ phụ trách về sản xuất rau an toàn của huyện, của

ban chủ nhiệm các HTX để lấy các thông tin cần thiết như như mức đầu tư, doanh
thu, sử dụng các yếu tố cho sản xuất rau an toàn, việc thực hiện, kiểm tra, giám sát
thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn. Đối với mỗi xã tiến hành điều tra 30 hộ sản
xuất về các thông tin chung như địa chỉ, chủ hộ, giới tính, trình độ, thu nhập từ
trồng rau an toàn Về tình hình sản xuất rau an toàn như chủng loại rau sản xuất,
giống, cơ cấu, mùa vụ, đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tình hình tiêu thụ,
giá cả, các quy trình kỹ thuật áp dụng Về những thuận lợi, khó khăn và những
kiến nghị với các ngành, các cấp, các nhà khoa học trong quá trình sản xuất rau an
toàn của người nông dân trồng rau.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với các tài liệu thứ cấp: sau khi thu thập tiến hành sang lọc, phân loại
và ghi chép các thông tin như nội dung, tác giả, thời gian để trích dẫn cho vấn đề
nghiên cứu.
- Đối với tài liệu sơ cấp: thực hiện ghi chép lại qua việc phỏng vấn trực tiếp
các đối tượng điều tra và nhập vào máy tính. Việc xử lý số liệu chủ yếu được thực
hiện bằng cách sử dụng phần mềm Excel và các phần mềm khác có liên quan
3.2.4 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê kinh tế: được sử dụng nhằm tính toán các chỉ tiêu
trong sản xuất như số bình quân, kỳ vọng, độ lệch chuẩn, số tuyệt đối, số tương đối,
8
giá trị trung bình của các biến số để phân tích quy mô, cơ cấu, kết quả, hiệu quả,
mức độ điển hình trong sản xuất rau an toàn của hộ.
- Phương pháp dự báo: căn cứ vào báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp
nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020 của UBND thành phố Hà Nội. Căn cứ
vào các số liệu thống kê để dự báo trong ngắn hạn để định hướng về diện tích sản
xuất, sản lượng và số lượng sản xuất của từng loại rau trên thị trường.
3.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất đạt được
với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Tổng giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ giá trị sản

phẩm thu được trong quá trình sản xuất.
GO = ∑Qi.Pi Qi: là đầu ra của sản phẩm i
Pi: là giá của sản phẩm i
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch
vụ được sử dụng cho quá trình sản xuất (trừ đi khấu hao TSCĐ).
IC = ∑Ci.Pi Ci: là vốn đầu tư vào sản phẩm i
Pi: giá đầu tư của sản phẩm i
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong
một chu kỳ sản xuất.
MI = VA - T - Lr T: thuế
Lr : thuê lao động
+ Thu nhập hỗn hợp/1000 đồng chi phí: chỉ tiêu này phản ánh trình độ tổ
chức quản lý và sử dụng vốn trong sản xuất.
+ Thu nhập hỗn hợp/ công lao động
- Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của rau an toàn
+ Diện tích sản xuất rau an toàn qua các năm
+ Năng suất, sản lượng rau an toàn
+ Thu nhập của hộ sản xuất rau an toàn
9
- Chỉ tiêu về độ an toàn của rau an toàn
+ Hàm lượng nitrat an toàn tính theo mg/kg sản phẩm tươi
+ Hàm lượng kim loại nặng và các độc tố (mg/kg-lit)
+ Hàm lượng tối đa của một số nguyên tố hóa học trong nước tưới
10
PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
TRấN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
4.1.1 Tình hình phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm
4.1.2 Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn ở các hộ điều tra
4.1.3 Đánh giá tính bền vững của phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn

huyện Gia Lâm
4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI
GIA LÂM
4.2.1 Đánh giỏ chung về những vấn đề lớn trong sản xuất rau an toàn ở Gia
Lâm
4.2.2 Giải pháp phát triển bền vững cho sản xuất rau an toàn ở Gia Lâm
11
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
5.2 KIẾN NGHỊ
Đối với Nhà nước
Đối với chính quyền địa phương
Đối với các hộ nông dân sản xuất rau an toàn
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2008: Tập VI, Số 5: 487-495 ĐẠI HỌC NÔNG
NGHIỆP HÀ NỘI
2. Báo cáo tình hình sản xuất rau an toàn qua các năm 2007, 2008, 2009 của
huyện Gia Lõm, xó Văn Đức, xó Đụng Dư, xã Đặng Xá.
3. Đào Duy Tâm, 2004, Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ
rau an toàn trên địa bàn Hà Nội (luận văn Thạc sỹ), Hà Nội.
5. Ngô Thị Thuận, 2003, “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở xó Võn
Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 1, số 2, trang 157-
163.
13

×