Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

vườn cò Đông xuyên bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 56 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC 2
1
DANH MỤC HÌNH
2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG
3
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Du lịch từ lâu được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”, không chỉ
mang về nguồn lợi nhuận to lớn, nguồn ngoại tệ dồi dào mà còn góp phần gìn giữ các
giá trị văn hóa – tinh thần, bảo vệ môi trường và bảo tồn các hệ sinh thái.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển con người lại càng có xu hướng tìm về với tự
nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Do vậy, ngành du lịch sinh thái (DLST) đang dần được
chú trọng đầu tư phát triển. DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho
các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng. Mô hình DLST giúp con người
có điều kiện tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành, tìm hiểu nền
văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá thiên nhiên và nâng cao sức
khỏe.
Đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh sắc tươi đẹp; hệ động -
thực vật đa dạng, phong phú; con người hồn hậu, mến khách. Đó chính là những điều
kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành du lịch nói chung và nghành du lịch sinh
thái nói riêng (DLST).
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh là một trong những địa phương
đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan với nhiều địa điểm du
lịch nổi tiếng: đền Đô (Từ Sơn), hội Lim (Tiên Du), chùa Dâu, chùa Bút Tháp (Thuận
Thành)… Năm 2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định số 151/2011/QĐ-UBND
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 -
2020 và định hướng đến năm 2030 với các định hướng như: phát triển du lịch gắn với
gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế


xã hội ổn định và bền vững… Hầu hết các địa điểm du lịch ở Bắc Ninh là đền, chùa;
rất hiếm gặp khu sinh thái tự nhiên thuần nhất. Vì vậy, một điểm đến thú vị như vườn
cò Đông Xuyên đang rất cần được quan tâm để phát triển các tiềm năng du lịch sinh
thái của mình.
4
Vườn cò Đông Xuyên, thuộc xã Đông Tiến, huyện Yên Phong với tổng diện tích
gần 4 ha cùng hàng chục nghìn cá thể cò thuộc nhiều loài khác nhau như: cò bợ, cò
trắng, cò lửa, cò mỏ vạc chân đen, cò mỏ vạc chân vàng Ngoài ra còn có nhiều loài
chim khác cũng về đây làm tổ tạo ra một hệ sinh thái độc đáo, có nhiều tiềm năng
thích hợp cho việc phát triển loại hình DLST.
Để bảo tồn và phát triển vườn cò đồng thời nâng cao đời sống của cộng đồng người
dân xung quanh, UBND tỉnh đang có kế hoạch mở rộng phát triển vườn cò thành khu
du lịch sinh thái. Mong muốn được đóng góp cho việc triển khai kế hoạch này một
cách đúng đắn, khoa học, trong chuyến đi thực tập giáo trình này, nhóm 2 đã tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn khi phát triển du lịch
sinh thái ở vườn cò Đông Xuyên, Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu chung
Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở vườn cò
Đông Xuyên, Bắc Ninh.
b. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu tiềm năng đa dạng sinh thái vườn cò Đông Xuyên.
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại khu vực vườn cò Đông Xuyên.
- So sánh tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và các vấn đề khác có liên quan ở
vườn Cò Đông Xuyên với các mô hình khu DLST ở vườn cò, đảo cò đã triển khai ở
các địa phương khác.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở vườn cò Đông
Xuyên.
- Đề xuất giải pháp khắc phục các khó khăn.
PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
2.1. Du lịch sinh thái.
2.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái.
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách
nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc
lợi cho người dân địa phương”.
Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa du lịch sinh thái như sau: “ Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương có sự tham
gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
2.1.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.
Để phát triển du lịch sinh thái cần đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích
rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.Với khách du lịch, du lịch
sinh thái tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá,
trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.
 Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết
định đến phát triển du lịch sinh thái (Võ Quế, 2008).
• Điều kiện yếu tố cộng đồng dân.
• Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế.
• Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý.
• Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
 Theo Tổ chức du lịch Thế Giới UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một khu
du lịch sinh thái đang hướng tới gồm có:
• Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động
du lịch tại cộng đồng.
• Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng.
• Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ
là sự tham gia của một vài thành viên.
• Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.
6

• Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các
"cấu trúc xã hội" tại cộng đồng.
• Có hệ thống/phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượt qua"
những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây.
• Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh
hưởng đến văn hoá và môi trường.
• Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành
động hợp lý trong quá trình du lịch.
• Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn
hoá/tôn giáo của họ.
• Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch
nếu họ không muốn.
 Mục tiêu của loại hình du lịch sinh thái (Võ Quế, 2008):
• Phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.
• Phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
• Phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương.
• Phải mang đến cho khách một sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã
hội.
2.2. Các cơ chế, chính sách bảo tồn chim nước ở Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, Nhà nước đã ban
hành một số chính sách, luật và quy định về bảo tồn thiên nhiên, trong đó có bảo tồn
chim nước. Các văn bản cụ thể như sau:
• Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005- Chương 4. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên.
• Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
• Dự án "Phát triển và ứng dụng các công cụ hỗ trợ quyết định nhằm bảo tồn và sử dụng
bền vững đa dạng di truyền động vật nuôi và họ hàng hoang dã" do Quỹ Môi trường

toàn cầu tài trợ.
7
• Công văn 189/BNN - TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đảm
bảo vệ sinh môi trường khi đăng ký các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã
• Quyết định số 81/2006/QĐ - TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước
đến năm 2020
• Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ - CP ngày 23 tháng 9 năm
2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
• Quyết định số 04/2004/QĐ - BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
phê duyệt Kế hoạch hành động về Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập
nước giai đoạn 2004 - 2010
• Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2005.
• Nghị định số 159/2007/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
2.3. Du lịch sinh thái tại các vườn chim, sân chim.
2.3.1. Đặc tính sinh thái của các đàn chim.
Các loài chim sinh sống trong các sân chim phần lớn là chim nước, đó là nguồn tài
nguyên sinh học quan trọng góp phần tạo nên tính đa dạng sinh học cao cho HST vườn
chim.
Chim sinh sống trong các sân chim là một mắt xích trong lưới thức ăn của HST
vườn chim. Các chất dinh dưỡng từ phân chim là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật
sống tại các thủy vực trong HST như cá, cua, ốc… Nhiều loài chim ăn côn trùng có hại
cho nông nghiệp và động vật không xương sống có hại khác trong HST thủy sinh.
Mặt khác, chim còn là chỉ thị của môi trường: “Đất lành chim đậu”. Nếu nơi nào
vắng chim thì chứng tỏ môi trường ở đó “có vấn đề”. Ngược lại chim sinh sống và
sinh sản có kết quả ở một vùng thì chứng tỏ môi trường ở đây “lành mạnh”.
Ở Việt Nam, các loài chim nước mà đặc biệt là cò, vạc mang ý nghĩa văn hóa dân
tộc sâu sắc, là biểu tượng của các làng quê. Hình ảnh con cò đã gắn liền với người Việt
qua các câu ca dao, dân ca, các bát hát ru… Bởi vậy, khi ở một địa phương nào đó có
nơi mà cò làm tổ thì người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ đàn cò.

8
Hình 2.1. Đàn cò với làng quê Việt Nam
Cò, vạc là các loài chim thuộc họ Diệc, chân cao, mỏ nhọn, có tập tính di cư.
Chúng thường làm tổ và sống thành đàn trên các ngọn cây, thân cây ở các vùng có đất
ẩm ướt.
Mùa hè, cò thường tập trung đi ăn từ 5h30’ - 6h sáng, về tổ muộn, từ 18h - 19h. Vào
mùa đông, trời nhiều sương mù, cò đi kiếm ăn muộn hơn, về tổ cũng sớm hơn. Thời gian
chênh lệch khoảng 1h. Thời gian sinh sản của cò vào mùa hè, từ tháng 6 - tháng 8.
Vạc bắt đầu đi ăn lúc 16h, khoảng 17h là thời điểm vạc đi ăn nhiều nhất. Vạc về tổ
thường là sau khi đã đi ăn khoảng 15’. Thời gian sinh sản của vạc dài hơn của cò, thường
từ khoảng tháng 5 - 9 hàng năm.
Thức ăn chủ yếu của cò vạc là cá, ếch nhái và một số động vật thủy sinh khác.
2.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái sân chim, vườn chim ở Việt Nam.
Việt Nam là một trong số những quốc gia có hệ chim giàu có nhất khu vực Đông
Nam Á với gần 50 sân, vườn và 847 loài chim trong đó có tới 30 sân chim tập trung ở
vùng ngập nước Đồng bằng Sông Cửu Long, còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh phía
Bắc và Trung Bộ. Các sân chim không chỉ là một trong nguồn tài nguyên đa dạng sinh
9
học đang được bảo tồn mà còn là tài nguyên đang được khai thác cho tham quan và
phát triển du lịch sinh thái (Nguyễn Cử, 2006).
Hiện tại có nhiều sân chim nhưng quy mô nhỏ và không hoặc ít loài quý hiếm mà
chỉ là những loài cò như cò ngàng nhỡ (cò trắng), cò bợ, cò lửa, vạc, cò ruồi, diệc xám,
chim lặn v.v Riêng ở miền Bắc Việt Nam hiện có khoảng 20 vườn cò. Đây là những
loài chim di cư chỉ về địa điểm sau mùa sinh sản. Đó là trường hợp của vườn cò Chi
Lăng Nam (Hải Dương), vườn cò Ngọc Nhị (Ba Vì - Hà Nội). Nhiều vườn cò cũng
được hình thành ở nhiều nơi khác nữa trong cả nước như đàn cò của ông Của ở Thọ
Liên - Kiên Thọ -Thanh Hoá, đặc biệt là những sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nơi đây có những sinh cảnh thích hợp như rừng tràm, rừng ngập mặn, thức ăn lại vô
cùng phong phú nên quy mô của các sân chim cũng lớn hơn như sân chim Bạc Liêu 40
ha với 36 loài chim nước làm tổ, sân chim Đầm Dơi 119 ha với 34 loài, sân chim Chà

Là hay Cái nước 12 ha với 56 loài tất cả đều thuộc tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu hay tỉnh
Minh Hải cũ. Những sân chim này đều nằm trong rừng ngập mặn thuộc đất công do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.
2.3.3. Một số mô hình thành công về phát triển du lịch sinh thái vườn cò, đảo cò ở
Việt Nam.
2.3.3.1. Mô hình du lịch sinh thái tại Đảo cò Chi Lăng Nam, xã Chi Lăng Nam,
huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
a. Vị trí địa lý
Xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cách Hà Nội khoảng 80km
về phía Đông, cách thành phố Hải Dương 34km, có tọa độ địa lý 20
0
42’53” vĩ độ Bắc,
106
0
13’41’’ kinh độ Đông.
10
Hình 2.2 Vị trí đảo cò Chi
Lăng Nam trên Google
Maps
Hình 2.3 Vị trí xã Chi Lăng Nam
11
b.Tiềm năng du lịch sinh thái
• Hệ thống thủy văn xã Chi Lăng Nam rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều sông ngòi,
ao hồ,
Hồ ao gồm có: Hồ An Dương có diện tích mặt nước 90.377,5m
2
và diện tích hai
Đảo Cò khoảng 5500m
2
. Hồ Triều Dương có diện tích mặt nước 43.890m

2
. Kênh nối
giữa hồ An Dương và hồ Triều Dương dài 800m, chiều rộng trung bình là 8m, nơi hẹp
nhất 4,5m.
• Giá trị ĐDSH.
Khác với các vùng thuộc đồng bằng Sông Hồng ở lân cận, động vật ở Đảo
Cò khá phong phú và đa dạng. Theo thống kê của Trần Hải Miên năm 2008, tổng
số loài chim được xác định là 51 loài phân bố trong 12 bộ, 30 họ và 42 giống,
trong đó có nhiều loài chim quý về đây trú ngụ như: bồ nông, lele, mòng, két, cú
mèo …
Số lượng chim trên đảo lớn nhất là tháng 12 với số lượng khoảng 12.050 cá thể loài
cò và 5.020 cá thể vạc. Tháng 4 và tháng 5 là thời gian quần thể chim trên đảo thấp
nhất khoảng 8.000 cá thể, nguyên nhân là do một số loài chim đi trú đông bắt đầu từ
tháng 2 (Thế Đạt, 2003). Trải qua thời gian, cò vạc đã có lúc bị săn bắn khai thác bừa
bãi, thậm chí đánh bộc phá, làm cò vạc sợ hãi và số lượng cò giảm sút.
Hồ An Dương với nguồn thủy sinh vật phong phú là môi trường sống lý tưởng của
nhiều loài cá và thủy sinh vật, đặc biệt hồ có một số loài sinh vật quý hiếm có tên trong
sách Đỏ Việt Nam như: tổ đỉa, rái cá, cá ngạnh, cá vền, và cá măng kìm… Bên cạnh
nguồn cá tự nhiên thì người dân trong xã còn nuôi một số loại cá trong hồ với sản
lượng trung bình đạt khoảng 30 tấn/năm.
Hệ thực vật ở đảo cò chỉ có cây như vải nhãn, tre, cây bụi và cỏ dại.
• Hoạt động dịch vụ, thương mại
Hoạt động du lịch, thương mại tiếp tục phát triển đa dạng ở các khu dân cư, dịch vụ
cảnh quan Đảo Cò được đầu tư mở rộng. Giá trị ngành dịch vụ thương mại năm 2010
ước đạt 21,665 tỷ đồng chiếm 39,2% tổng sản phẩm, tăng 3,74 lần so với năm 2005.
12
• Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
Tổng vốn đầu tư hạ tầng cơ sở giai đoạn 2005 - 2010 là 13,550 tỷ đồng trong đó
vốn Nhà nước là 8,496 tỷ đồng, ngân sách của địa phương là 2,906 tỷ đồng, nhân dân
đóng góp hơn 2,147 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư gấp 10 lần so với chỉ tiêu đề ra,

với các công trình xây dựng là: Nâng cấp trải nhựa tuyến đê An Dương, Triều Dương,
đường trục về thôn Hội Yên và Triều Dương là 5,5 km; Xây mới 01 trạm biến áp tại
thôn Triều Dương và tu sửa, nâng cấp đường trục liên thôn, xóm với tổng số tiền là
6,667 tỷ đồng.
• Các di tích văn hoá lịch sử, yếu tố tâm linh
Hồ An Dương là hồ tự nhiên được hình thành do nước xoáy làm vỡ đê sông Hồng
(đoạn từ Dốc Lã - Hưng Yên) liên tục trong 3 năm cách đây khoảng vài trăm năm.
Theo các cụ già ở thôn An Dương, ngay chỗ sâu khoảng 18m gần trụ sở BQL đảo cò
hiện nay là nơi chôn vùi ngôi chùa 3 gian nhỏ trong khi vỡ đê Cựu An (sông Cựu An
xưa kia).
Hiện nay, ngay bên bờ hồ An Dương (khu vực có trụ sở BQL đảo cò) còn có 1 cây
đa 300 tuổi và đền An Dương với diện tích 700m
2
. Công trình này là nơi thờ 3 vị
Thành Hoàng làng, hội Chùa Nam diễn ra trong 3 ngày vào dịp rằm tháng 2 âm lịch.
Đây là nét đặc sắc tiêu biểu cho làng quê Bắc Bộ mà hiện nay đang dần bị bào mòn ở
nhiều nơi bởi quá trình đô thị hoá. Mỗi năm, vào dịp này Đảo Cò cũng thu hút rất
nhiều khách thăm quan. Theo thống kê hội chùa tháng 2 năm 2010 đã thu hút hơn
1.000 lượt khách du lịch trong ngày.
Cũng theo các cụ già ở An Dương, thời xa xưa, ở khu vực này có nhiều đền chùa
nổi tiếng trong đó có Đền Mẫu thuộc thôn Triều Dương, nằm bên hồ Triều Dương. Đền
thờ Mẫu và năm vị Thành Hoàng làng. Khu vực đền hiện nay có quy mô 1.100m
2
.Đền
nằm trong một khung cảnh yên tĩnh cạnh hồ nước trong xanh và vườn cây râm mát.
• Các địa điểm du lịch xung quanh.
Gần đảo cò Chi Lăng Nam còn có chùa Hội Yên (cách đảo khoảng 2,5km), Đền
Tranh (cách đảo khoảng 25km) và các đền chùa khác.
Trong tương lai, các di tích lịch sử văn hoá này sẽ là điểm du lịch tín ngưỡng, góp
13

phần thu hút nhiều khách tham quan tới Đảo Cò.
c. Hình thức quản lý
Chủ sở hữu: UBND xã Chi Lăng Nam.
Điều hành quản lý: BQL đảo cò do UBND xã Chi Lăng Nam chỉ định.
Hoạt động quản lý, bảo tồn: bảo vệ vườn cò và kết hợp với dịch vụ tham quan.
Nguồn tài chính để duy trì bảo tồn: kinh phí có được từ dịch vụ tham quan. Kinh
phí này được BQL đảo cò nộp lại cho UBND xã Chi Lăng Nam và được UBND xã
trích lại một phần để trả lương cho những người làm việc trong BQL và phần khác để
cho hoạt động bảo tồn đảo cò như chi phí bổ sung cây tre và các hoạt động khác.
d. Các khó khăn gặp phải
• Mâu thuẫn về lợi ích trong khai thác và bảo tồn đàn cò.
Trong quá trình quy hoạch để phát triển và bảo tồn đảo cò, BQL đảo cò đã gặp
không ít khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa BQL và các hộ dân
thuê hồ An Dương và hồ Triều Dương để nuôi trồng thủy sản và kinh doanh dịch vụ du
lịch tại đây. Nhằm giải quyết mâu thuẫn ấy, BQL đã đưa ra giải pháp phân định cụ thể
ranh giới mặt nước.
• Nguy cơ bệnh dịch
• Nguy cơ cháy vườn cò, đảo cò và khu vực xung quanh: đảo cò các cây dễ bắt cháy là
tre và gỗ tạp với mật độ dày đặc, một số hộ gia đình và nhà hàng ăn uống (nhà nổi)
nằm gần đảo cò nên hỏa hoạn có thể đe dọa đảo cò. Ngoài ra, hoạt động của khách
thăm quan cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy ở đảo cò Chi Lăng Nam.
• Biến đổi khí hậu: Sự biến đổi khí hậu bao gồm sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa thay
đổi về độ ẩm, sự xuất hiện nhiều hơn các hiện tượng thời tiết bất thường như giông,
bão, lũ lụt là những nguyên nhân đe dọa nguồn thức ăn và nơi cư trú của cò vạc.
e. Cách giải quyết các khó khăn của BQL
• Tăng cường thể chế quản lý
BQL đảo cò Chi Lăng Nam đã được thành lập từ năm 1995 và hiện nay có 9 người:
1 trưởng ban, 1 phó ban (trưởng công an xã) và 7 nhân viên thực hiện công tác về bảo
tồn, bảo vệ và phục vụ khách tham quan. BQL đảo cò trực thuộc UBND xã Chi Lăng
Nam và thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đảng ủy, UB và Hội đồng nhân dân

xã.
14
• Xác lập ranh giới quản lý và khai thác hồ An Dương: BQL phân định ranh giới mặt
nước cụ thể, hợp lý để phục vụ cho mục đích bảo tồn, phát triển du lịch sinh thái đảo
cò và nuôi sản.
• Chống sạt lở đất ở đảo cò: Tình trạng sạt lở đất ở 2 đảo cò thường xảy ra vào mùa mưa
làm cho diện tích đảo bị thu hẹp và cây cối ở mép đảo bị trượt, đổ. BQL đảo cò Chi
Lăng Nam đã sử dụng biện pháp thả bèo tây để hạn chế sạt lở bờ cho hai đảo. Bèo
được thả theo từng mảng gián đoạn dọc theo bờ đảo với diện tích không ổn định do sự
phát triển của bèo và thỉnh thoảng người dân lấy bèo để phủ gốc cây. Đây là một biện
pháp đơn giản, chi phí thấp, không đòi hỏi về nhân lực và nguyên vật liệu nhưng hiệu
quả không cao. Thả bèo còn là biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập khách quan quan lên
đảo.
Biện pháp hữu hiệu để chống sạt lở bờ đảo cò đã được BQL áp dụng là kè bờ bằng
bê tông đúc sẵn hoặc bằng đá hộc.
• Giải pháp xây dựng hương ước, quy ước về BVMT cho các thôn, xã:
Nội dung của
hương ước, quy ước tập
trung vào một số vấn đề môi trường cơ bản của làng xã như
đề ra các biện
pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân; biện
pháp
BVMT; xây dựng và phát triển đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô
nhiễm nguồn nước ở địa phương…
• Ứng phó với biến đổi khí hậu: Theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm
trong vườn và các hiện tượng thời tiết bất thường khác như giông, bão lụt để có kế
hoạch bảo vệ duy trì cây cối có trong vườn. Kiểm soát nguồn nước của hai hồ.
• Ứng phó với hỏa hoạn: Xây dựng nội quy về phòng chống cháy nổ cho đảo cò, mua
sắm bơm với công suất lớn, ống dẫn và vòi bơm nước, hợp tác với các gia đình xung
quanh trong việc phòng chống hỏa hoạn.

• Phòng chống dịch bệnh: Theo dõi tình hình dịch bệnh gia cầm liên quan đến gia cầm tại
địa phương của mình và những nơi cò vạc thường kiếm ăn, Kịp thời phát hiện dấu hiệu
nhiễm dịch bệnh của đàn cò vạc, tìm biện pháp cách ly những con cò, vạc bị nhiễm
bệnh với những con cò vạc khỏe mạnh khác, phun thuốc phòng và chống dịch bệnh nơi
cò cư trú (nới cò đậu và làm tổ).
• Hạn chế ảnh hưởng của mùi và tiếng ồn: Trồng dải cây xanh bảo vệ để hạn chế,
giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt đàn Cò.
15
• Tìm thêm nguồn tài chính để duy trì bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại đảo cò:
Để có thêm kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, chủ vườn cò và BQL đảo cò đã có kế
hoạch và các hoạt động như nhằm thu hút đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài
• Tuyên truyền, giáo dục và đào tạo: Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ đàn cò đã
được thực hiện đối với người dân sống xung quanh vườn cò và đảo cò. Biện pháp
tuyên truyền bao gồm:
- Lồng ghép nội dung bảo vệ cò, không săn bắn, buôn bán cò, vạc vào chương trình
hội họp, văn nghệ của thôn, xóm và xã.
- Nâng cao nhận thức giá trị văn hóa và bảo tồn đàn cò, vạc cho cộng đồng thông
qua hội họp, văn nghệ quần chúng thôn, xã.
- Khơi dậy niềm tự hào của người dân vì có vườn cò, đàn cò ở địa phương mình.
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, truyền hình của địa
phương để phổ biến kiến thức về bảo tồn động vật hoang dã nói chung và cò, vạc nói
riêng.
- Tạo sự gắn kết (hợp tác) giữa BQL đảo cò với cộng đồng xung quanh thông qua
đối thoại, chia sẻ thông tin và lợi ích.
f. Kết quả đạt được trong quá trình quản lý, bảo tồn và phát triển đảo cò Chi Lăng
Nam trong thời gian qua.
Để duy trì và phát triển Khu du lịch Đảo Cò, nhiều đề án, dự án đã được triển khai
góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái đảo cò. Tiêu biểu như dự án GEF/
SGP/ VN99-004 của Quỹ môi trường toàn cầu với mục đích xây dựng Đảo Cò thành

Trung tâm giáo dục môi trường tỉnh Hải Dương đã được triển khai từ năm 2001 và đã
hoàn thành PHA1, hiện đang triển khai PHA2; Dự án Bảo tồn và phát triển cảnh quan
môi trường sinh thái Đảo Cò giai đoạn 2001- 2005, hướng đến năm 2010 do UBND
huyện Thanh Miện triển khai thực hiện đã đạt kết quả tốt.
Năm 2009, Ban quản lý dự án đã tổ chức nhiều cuộc họp triển khai thực hiện nhằm
tăng cường công tác quản lý khu du lịch sinh thái, triển khai làm tốt công tác tuyên
truyền, kè đảo và trồng thêm tre mở rộng diện tích sinh sống cho cò vạc. Xã Chi Lăng
16
Nam đã thành lập Ban quản lý khu du lịch gồm 9 người trực tiếp bảo vệ, tổ chức các
hoạt động phục vụ khách du lịch về thăm khu sinh thái.
2012, UBND tỉnh Hải Dương đã ra Quyết định số 2552/QĐ-UBND về việc phê
duyệt đề án xây dựng mô hình điểm “Phát triển du lịch cộng đồng ở đảo Cò Chi Lăng
Nam, huyện Thanh Miện đến năm 2020”. Định hướng cơ bản của đề án, tập trung vào
phát triển xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng và xây dựng các tuyến điểm
du lịch. Tổng kinh phí dự kiến đầu tư thực hiện đề án là hơn 15 tỷ đồng.
Các đề án, dự án nói trên được triển khai đã làm chuyển biến nhận thức, thay đổi
hành vi và tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của người dân; mở rộng diện tích cư
trú của đàn cò, thu hút số lượng cò, vạc về trú ngụ ngày càng nhiều. Được sự đồng tình
của nhân dân, qua quá trình dồn ô đổi thửa, nhân dân đã hiến đất hiến ruộng 03 trung
bình mỗi khẩu từ 30m
2
trở lên. Thông qua việc xây dựng nông thôn mới, xã đã xây
dựng được quỹ đất 15.000m
2
để xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống kênh
mương còn lại đưa vào qui hoạch xây dựng nông thôn mới, quĩ đất công ích đảo cò.
Những năm gần đây, lượng cò vạc về sinh sống tại 2 đảo ngày một đông. Số lượng
cây trên đảo không đủ cho cò sinh sống do số lượng cò quá nhiều. Không chỉ sinh
sống, từ năm 2006, số lượng cò, vạc sinh sản tại chỗ tăng cao .
Năm 2009, theo qui hoạch đã được phê duyệt mới chỉ có 7 hộ cần di rời thì đến nay

đã thành hơn 10 hộ.
Năm 2013, huyện Thanh Miện tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn kinh phí 1 tỷ đồng
cho việc kè đảo, khôi phục và đầu tư trồng thêm nhiều tre trên đảo.
Công tác tuyên truyền được quan tâm, huyện đã phối hợp với Công ty Haki
xuất bản cuốn sách ảnh "Đất lành Thanh Miện" nhằm quảng bá về khu du lịch. Những
việc làm trên đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát triển khu du lịch tại đây.
g. Lợi ích của vườn cò đối với cộng đồng
Ngoài các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị giáo dục môi trường, sự phát
triển của đảo cò đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho địa phương.
17
- Giá trị kinh tế mà đảo cò đem lại là khá lớn đối với địa phương: Giá trị ngành
dịch vụ thương mại năm 2010 đạt 21,665 tỷ đồng chiếm 39,2% tổng sản phẩm, tăng
3,74 lần so với năm 2005. Góp phần ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân.
- Vườn cò là một điểm thu hút khách du lịch tham quan đến với địa phương, qua đó
giúp người dân giao lưu, mở rộng quan hệ và học hỏi từ bên ngoài. Vườn cò cũng góp
phần làm cho người dân tự hào về quê hương của mình.
- Vườn cò trở thành điểm du lịch đã mang lại kinh tế không chỉ cho bản thân chủ
vườn cò mà còn cho một số hộ làm dịch vụ liên quan, tạo công ăn việc làm nhằm tăng
thu nhập cho cộng đồng địa phương như: lái đò chở khách tham quan, kinh doanh dịch
vụ du lịch, buôn bán quà lưu niêm…
18
Hình 2.4. Tham quan đảo cò Chi Lăng Nam bằng thuyền
Hình 2.5. Nhà hàng được mở tại khu vực hồ An Dương.
Hình 2.6. Kinh doanh dịch vụ đạp vịt trên hồ An Dương.
- Phát triển chăn nuôi lợn, gà, phục vụ du lịch vườn cò.
19
- Đóng góp xây dựng đình làng, góp phần tu sửa hạ tầng cơ sở, làm đường giao
thông, phát quang đường đi, v.v…
- Duy trì và phát triển đàn cò và môi trường sống của cò là góp phần bảo vệ và phát

triển rừng.
- Điều hòa vi khí hậu vùng, tạo môi trường sống tốt hơn.
h. Ảnh hưởng do vườn cò gây ra đối với cộng đồng.
Cùng với những lợi ích mà vườn cò mang lại cho địa phương, cộng đồng gặp
không ít ảnh hưởng do vườn cò gây ra như sau:
- Tại các thời điểm cò về nhiều gây ồn, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
- Lượng cò nhiều cũng đồng nghĩa với việc lượng phân cò thải ra rất lớn, gây mùi
hôi, làm phú dưỡng các ao, hồ, làm cá trong hồ bị chết, gây mùi khó chịu. nếu không
có biện pháp phù hợp để xử lí vấn đề này thì chất lượng môi trường có khả năng bị suy
giảm.
-Mùi hôi từ vườn cò đã ảnh hưởng đến những người sản xuất tại các khu vực liền
kề vườn cò.
- Bệnh dịch trong chăn nuôi gà, vịt tăng có thể do mầm bệnh do cò mang về.
- Hoạt động du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với việc an ninh trật tự tại địa
phương sẽ bị thay đổi, các tệ nạn, thói hư tật xấu dễ bị du nhập vào nếp văn hóa của
cộng đồng dân cư địa phương.
- Mở rộng diện tích đảo cò thì đồng nghĩa với việc người dân bị mất đất sản xuất
hoặc đất ở, nếu không có giải pháp phù hợp để cho dân tái định cư và ổn định sản xuất
sẽ gây ra các hệ lụy kéo theo.
2.3.3.2. Mô hình du lịch sinh thái tại vườn cò Ngọc Nhị, thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm
Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
20
a. Vị trí địa lí
Vườn Cò Ngọc Nhị rộng 10ha, nằm trên địa phận thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh,
huyện Ba Vì, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Sơn Tây khoảng 20 km theo đường
Sơn Tây - Suối Hai - Ngọc Nhị (hình 2.9).
Hình 2.7. Vị trí vườn cò Ngọc Nhị trên Google Maps
b. Tiềm năng du lịch sinh thái
• ĐDSH
Vườn cò Ngoc Nhị có hệ động vât khá đa dạng với 108 loài và hê thực vật có

168 loài. Trong số các loài trên, không có loài nào nằm trong diện Sách Đỏ Việt Nam
(phần Động vật), 2007 và trong Nghị định 32 HĐBT (2006). Tuy nhiên đã ghi nhận
được 7 loài có mặt trong Công ước Quốc tế về buôn bán các loài Động, Thực vật đang
nguy cấp (CITES) (Nguyễn Cử, 2005).
Hệ thực vật vườn cò Ngọc Nhị có 168 loài, 113 chi, 50 họ thuộc 4 ngành thực vật
bậc cao có mạch. Sự phong phú của ngành Hạt kín góp phần tạo ra sinh cảnh sống phù
hợp với các loài chim, đó là điều kiện làm tổ trên các cây gỗ cao hoặc bụi tre, vốn là
nơi cư trú được các loài cò ưa thích.
Vườn cò Ngọc Nhị có một số diện tích đất ngập nước là các ao, đầm hiện có một
số loài thực vật thủy sinh như rong, rêu, bèo cái, bèo nhật bản, sen, súng v.v, góp phần
21
tạo ra sự đa dạng về hệ sinh thái. Đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn, nơi sống cho
các loài chim nước, một số loài bò sát, ếch nhái.
• Về cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông bao gồm cả đường ô tô và đường dân sinh đều là
đường đất, chỉ có 3 km được trải nhựa nên đi lại rất khó khăn nhất là trong mùa mưa.
• Các DTLS và yếu tố tâm linh
Vườn cò Ngọc Nhị ở Ba Vì - Hà Nội cũng gắn với yếu tố tâm linh. Theo ông
Phùng Đoài Học - chủ vườn cò và các cụ già ở làng Ngọc Nhị thì vườn cò này chính là
đồi Đưng (tên gọi của con vật) ngày xưa. Ở thời kỳ đó, đồi có rất nhiều cây cối rậm
rạp và nơi cư trú của con Giông mà người dân địa phương gọi là con Đưng. Con
Giông ở đây to như con chó, có đuôi dài và khoang đen hoặc trắng. Do đồi này có
nhiều con Giông nên các thợ săn thường đến đây để săn bắt.
Từ xưa, tại vườn cò cũng đã có 1 ngôi đền nhỏ để thờ con Giông và những người
thợ săn. Ngày nay di tích còn lại của đền chỉ là nền gạch rộng khoảng vài mét vuông.
Hàng tháng, vào ngày mùng 1 và ngày rằm, chủ vườn cò thường thắp hương lễ bái tại
đền này.
• Các địa điểm du lịch xung quanh
Vườn cò Ngọc Nhị nằm trong vùng có cảnh quan rất đẹp với nhiều danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử như hồ Suối Hai, Đầm Long, Ao Vua, khu DTLS Đá Chông, hồ

Đồng Mô, v.v…
c. Hình thức quản lý
- Chủ sở hữu: sở hữu cá nhân
- Điều hành quản lý: chủ vườn cò trực tiếp điều hành, quản lý
- Hoạt động quản lý, bảo tồn: bảo vệ vườn cò và kinh doanh ăn uống ngay trong
vườn cò.
d. Các khó khăn gặp phải
• Nguồn tài chính để duy trì bảo tồn: nguồn cá nhân là chủ vườn cò lấy từ dịch vụ ăn
22
uống.
• Mâu thuẫn về lợi ích trong khai thác và bảo tồn đàn cò
Chủ vườn cò Ngọc Nhị đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học và tham
quan vườn cò. Nhưng mặt khác, chủ vườn cò đã và đang mở dịch vụ ăn uống ngay
trong vườn cò. Trong thực đơn các món ăn bao gồm cả món được chế biến từ cò, vạc.
Hình thức khai thác này không phù hợp với mục tiêu bảo tồn và phát triển đàn cò. Vấn
đề đặt ra ở đây là - Kinh phí để thực hiện các giải pháp bảo tồn đàn cò lấy ở đâu?
- Thu nhập của gia đình chủ vườn cò có được đảm bảo từ phí tham quan hoặc nghiên
cứu khoa học?
• Nguy cơ bệnh dịch
• Nguy cơ cháy vườn cò, đảo cò và khu vực xung quanh
Nguy cơ cháy có thể xảy ra đối với vườn cò Ngọc Nhị và khu vực xung quanh
vườn cò đảo cò vì các lý do sau đây:
- Ở vườn cò và đảo cò các cây dễ bắt cháy là tre và gỗ tạp với mật độ dày đặc.
- Nhà hàng ăn uồng và nhà ở nằm ngay trong khuôn viên của vườn nên việc hỏa
hoạn rất dễ xảy ra.
- Hoạt động của khách thăm quan cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy
ở vườn cò Ngọc Nhị.
• Biến đổi khí hậu: Sự biến đổi khí hậu bao gồm sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa thay
đổi về độ ẩm, sự xuất hiện nhiều hơn các hiện tượng thời tiết bất thường như giông,
bão, lũ lụt là những nguyên nhân đe dọa nguồn thức ăn và nơi cư trú của cò vạc.

e. Các cách giải quyết khó khăn
• Tăng cường hàng rào bảo vệ
• Ứng phó với biến đổi khí hậu: Theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm
trong vườn và các hiện tượng thời tiết bất thường khác như giông, bão lụt để có kế
hoạch bảo vệ duy trì cây cối có trong vườn.
• Ứng phó với hỏa hoạn
- Trang bị đầy đủ hệ thống chống cháy như bình cứu hỏa cát và nước.
- Mua sắm bơm với công suất lớn, ống dẫn và vòi bơm nước. Sử dụng nước hồ
ngay trong vườn để dập lửa.
23
- Các thành viên trong gia đình và người giúp việc phải luôn đề cao cảnh giác với
hỏa hoạn.
- Xây dựng nội quy tham quan vườn cò trong đó có các điều về phòng chống hỏa
hoạn.
- Kiểm tra mức độ an toàn dây điện và các thiết bị sử dụng điện.
• Phòng chống dịch bệnh
- Theo dõi tình hình dịch bệnh gia cầm liên quan đến gia cầm tại địa phương của
mình và những nơi cò vạc thường kiếm ăn
- Kịp thời phát hiện dấu hiệu nhiễm dịch bệnh của đàn cò vạc
- Tìm biện pháp cách ly những con cò, vạc bị nhiễm bệnh với những con cò vạc
khỏe mạnh khác
- Phun thuốc phòng và chống dịch bệnh nơi cò cư trú (nơi cò đậu và làm tổ).
• Hạn chế ảnh hưởng của mùi và tiếng ồn
Trồng dải cây xanh bảo vệ để hạn chế, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt
đàn Cò.
f. Kết quả đạt được trong quá trình quản lý, bảo tồn và phát triển đảo cò Ngọc
Nhị trong thời gian qua
• Nạn cò tặc đã giảm mạnh
• Đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ vườn cò và cộng đồng dân cư xung
quanh thông qua việc buôn bán, phục vụ du lịch,

• Số lượng tre được trồng mới làm chỗ ở cho cò tăng lên nhờ nguồn kinh
phí từ hoạt động du lịch đem lại.
• Các tour du lịch gắn vườn cò Ngọc Nhị với các địa điểm khác trên địa
bàn được mở rộng và triển khai đã đem lại hiểu quả cao, góp phần phát triển
kinh tế, xã hội cho địa phương.
g. Lợi ích của vườn cò đối với cộng đồng
Ngoài các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị giáo dục môi trường, sự phát
triển của vườn cò đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho địa phương.
- Vườn cò là một điểm thu hút khách du lịch tham quan đến với địa phương, qua đó
giúp người dân giao lưu, mở rộng quan hệ và học hỏi từ bên ngoài. Vườn cò cũng góp
phần làm cho người dân tự hào về quê hương của mình.
24
- Vườn cò trở thành điểm du lịch đã mang lại kinh tế không chỉ cho bản thân chủ
vườn cò mà còn cho một số hộ làm dịch vụ liên quan.
- Phát triển chăn nuôi lợn, gà, phục vụ du lịch vườn cò.
- Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, góp phần tạo môi
trường nuôi ong thuận lợi.
- Đóng góp xây dựng đình làng, góp phần tu sửa hạ tầng cơ sở, làm đường giao
thông, phát quang đường đi, v.v…
- Đóng góp vào công tác từ thiện của cộng đồng như tặng quà, tiền hỗ trợ hộ nghèo
trong thôn khi gặp khó khăn, đóng góp kinh phí cho các hoạt động văn hóa thể thao
của thôn, xã.
- Duy trì và phát triển đàn cò và môi trường sống của cò là góp phần bảo vệ và phát
triển rừng. Rừng trong khu vực phát triển rất tốt và theo đánh giá của các cụ cao niên
thì rừng đã xanh tốt trở lại, gần giống thời kỳ nguyên sinh. Ngoài ra, nhiều hộ dân khác
cũng muốn thu hút đàn cò nên phát triển trồng rừng tại khu vườn của mình.
h. Ảnh hưởng do vườn cò gây ra đối với cộng đồng
Cùng với những lợi ích mà vườn cò mang lại cho địa phương, cộng đồng gặp
không ít ảnh hưởng do vườn cò gây ra như sau:
- Việc mở rộng diện tích vườn cò đã gây khó khăn đối với việc đi lại cho một số hộ

trong sản xuất nông nghiệp. Do vườn cò được rào, chắn bằng các bức tường cao,
không thể vượt qua, để đến được các khoảnh ruộng của gia đình để sản xuất, một số hộ
phải đi đường vòng, xa và mất thời gian. Tuy chủ vườn cò đã làm đường vành đai, tạo
điều kiện đi lại cho người dân đường đi còn nhỏ, ngập nghềnh, không được tu bổ
thường xuyên nên việc đi lại vẫn khó khăn.
- Vào mùa đông (tháng 11-12 âm lịch) khi mực nước tại các ao, hồ trong khu vực bị
cạn nước, nơi kiếm ăn của cò bị ảnh hưởng thì những ruộng lúa xung quanh vườn cò bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Cò dẫm nát và vò lúa non để làm tổ, ảnh hưởng đến năng
suất lúa sau này.
25

×