Người viết : VŨ THỊ DUNG
Chức danh : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Tân Phúc 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU TRƯỞNG
VỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào, giáo dục vẫn luôn là vấn đề trọng tâm
của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi con người và của cả xã hội.
Thực trạng của nền giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi cấp bách là phải cải cách
giáo dục ; và chính cũng từ đó xã hội hóa giáo dục (XHHGD) được xem là một
trong những giải pháp quan trọng, tích cực nhất để đảm bảo cho sự thành công của
cải cách giáo dục.
Thật vậy, vai trò của xã hội trong sự nghiệp XHHGD vô cùng to lớn. Xã hội
phải tham gia vào việc hình thành chương trình giáo dục thông qua chương trình
XHHGD. Trong những năm gần đây, nhờ có chủ trương XHHGD mà giáo dục đã
có những bước tiến vượt bậc và vững chắc. Đội ngũ thầy cô giáo ngày càng được
quan tâm thiết thực hơn; đội ngũ GV cũng đã được chuẩn hoá về trình độ. Và nhất
là cơ sở vật chất, điều kiện dạy - học đã được huy động từ nhiều nguồn, đáp ứng
ngày càng đầy đủ, khang trang và hiện đại. Nhiều trường học kiên cố, đẹp được
xây dựng thành công từ phong trào XHHGD. Vấn đề này đã đánh đổ quan niệm
ngôi trường chỉ là nơi dạy học sinh – bởi vì các cơ sở vật chất của trường không
chỉ là phương tiện hay công cụ giáo dục mà còn là môi trường để tạo ra nhân cách
con người, giúp họ hoàn thiện mọi mặt.
Với dự án xây dựng theo hướng kiên cố hóa trường học, trường Tiểu học
Tân Phúc 1 được tiến hành xây dựng và hoàn chỉnh vào đầu năm 2007 Cơ sở
trường gồm hệ thống phòng học văn hóa gồm 16 phòng và hệ thống phòng hành
chính gồm 13 phòng. Sau khi xây dựng xong, nói chung các phòng học được trang
bị đầy đủ bàn ghế GV và HS, hệ thống điện, quạt. Còn hệ thống khu hành chính
chỉ có cái vỏ bên ngoài. Do vậy đòi hỏi phải tiếp tục trang bị tiện nghi bên trong
như bàn ghế làm việc, tủ để phục vụ cho quá trình hoạt động của trường. Ngoài
ra cũng cần phải trang bị xây dựng một số phòng chức năng như phòng dạy Hát,
phòng dạy Tin học Điều này không chỉ một mình nhà trường giải quyết được mà
cần đến sự chung tay góp sức của cả cộng đồng .
Do vậy, cương vị là hiệu trưởng của trường, với hướng phấn đấu xây dựng
nhà trường đạt danh hiệu Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tập thể Lao động
xuất sắc, bản thân tôi đã suy nghĩ: đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là hướng đi tích
cực để xây dựng trường lớp một cách vững chắc cả về cơ sở vật chất cũng như chất
lượng giáo dục. Bởi lẽ: giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân;
phát triển giáo dục phải luôn đi liền với quá trình XHHGD. Qua tìm hiểu tôi nhận
thấy XHHGD thực chất là một quá trình huy động nguồn lực trong xã hội để phát
triển giáo dục cũng như chịu trách nhiệm nhiều hơn về giáo dục. XHHGD không
chỉ là những đóng góp vật chất mà cả những ý kiến góp ý của người dân- mà gần
nhất là các bậc cha mẹ học sinh ( CMHS ) - đối với những hoạt động và chất lượng
giáo dục trong trường học nhằm phát triển giáo dục. Người làm công tác quản lý
phải thật sự quan tâm đến công tác XHHGD và phải coi đây là một trong những
biện pháp quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển
ngày càng tốt đẹp hơn .
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG :
Công trình xây dựng trường Tân Phúc 1 sau khi hoàn thành nhìn chung đã
có vẻ bề thế của một trường học. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu thốn cần phải
được trang bị. Trước tiên để nhà trường được vận hành tốt điều quan trọng là phải
có điện, có nước sạch, có cây xanh thảm cỏ, có những tiện nghi, phương tiện phục
vụ cho dạy - học và sinh hoạt của giáo viên , học sinh (GV-HS ). Sau khi xây dựng
xong, các phòng học đều chưa có đầy đủ tủ đựng thiết bị dạy học và đồ dùng học
tập của HS. Hệ thống phòng học, phòng làm việc nều không có màn che thì rất
nắng, chói làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc dạy học, làm việc. Hệ thống
phòng làm việc thì rỗng không, cần phải trang bị các phương tiện phục vụ cho
công việc của từng bộ phận trong nhà trường. Trường lại thực hiện dạy 2
buổi/ngày nên cũng cần có hoạt động của một số phòng chức năng .
Bên cạnh đó, trong những năm trước đây, công tác XHHGD của nhà trường
còn hạn chế. Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác
giáo dục.Nhà trường thiếu chủ động, tích cực,chưa làm tốt công tác tham mưu với
chính quyền về XHHGD. BĐD/CMHS chưa phát huy vai trò, nhiệm vụ và một số
CMHS chưa nhận thức đúng đắn chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của mình đối
với công tác giáo dục . Do vậy công tác giáo dục được khoán trắng cho nhà trường,
thiếu sự hợp tác phối hợp trong phát triển giáo dục.
PHẦN II : BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trước hết phải nhất quán quan điểm Đảng lãnh đạo đối với sự nghiệp giáo
dục nói chung và công tác XHHGD nói riêng. Với thuận lợi là một đảng uỷ viên,
là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, trong các cuộc họp Đảng ủy, Đảng bộ hay hội
nghị Hội đồng nhân dân, bản thân tôi luôn tham mưu, tham gia ý kiến để cấp ủy,
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Hội Khuyến học tại địa phương quan tâm
hơn đến công tác giáo dục, có kế hoạch cụ thể để triển khai công tác XHHGD, tập
hợp và huy động nhân dân, các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp cùng tham
gia xây dựng và phát triển giáo dục. Nhờ vậy, việc huy động trẻ ra lớp, động viên
các em tham gia học tập của trường luôn đạt tỷ lệ cao ( 100% ). Hoạt động khuyến
học cũng thể hiện rõ nét qua việc cấp học bổng, xe đạp, đồ dùng học tập cho HS
nghèo vượt khó, hỗ trợ GV bị bệnh hiểm nghèo
Về phía ngành, chúng tôi cũng mạnh dạn tham mưu, đề xuất và đã nhận
được sự hỗ trợ rất tích cực. Trong vài năm gần đây, nhân sự của trường khá ổn
định, tạo điều kiện cho hoạt động của trường đi vào nề nếp vững chắc. Ngành còn
huy động đưa về trường 20 đàn organ để xây dựng phòng dạy Hát- Nhạc. Ngoài ra,
ngành còn phân khai nguồn kinh phí không tự chủ về trường để trang bị thêm
phương tiện làm việc, thiết bị dạy học, hệ thống âm thanh và nguồn sách tham
khảo có gía trị với tổng kinh phí gần 50 triệu đồng .
Muốn công tác XHHGD thực sự là công việc, là phong trào mang tính tự
giác, tích cực của các thành viên trong xã hội – trong đó lực lượng CMHS là nòng
cốt - phải nâng cao nhận thức của CMHS về chủ trương XHHGD và quan trọng
hơn cả là mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà trường phải đúng mục đích, có hiệu
quả và đảm bảo công khai, minh bạch.Ngay từ đầu năm học, các lớp thành lập
được chi hội CMHS của lớp; BĐD/CMHS trường được kiện toàn và đã xây dựng
được kế hoạch hoạt động, cùng nhà trường xây dựng, quản lý CSVC cũng như
phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Tiểu học Tân Phúc 1 được xây dựng khang trang, sạch đẹp – đó
chính là niềm mơ ước bấy lâu của bà con xã Tân Phúc. Nắm được tâm lý phấn
khởi của quý PHHS, vào đầu năm học, trong ĐH/CMHS của từng lớp, của trường,
chúng tôi đề xuất một số công việc cần đến sự hỗ trợ của CMHS như đưa điện,
nước máy vào trường để phục vụ cho nhu cầu học tập, sinh hoạt của GV-HS; dán
đecal cửa, may màn che, trang bị thêm tủ cho các phòng học, phòng làm việc. Nhìn
chung quý CMHS trước niềm vui có ngôi trường mới, nay để có thêm các điều
kiện phục vụ tốt thêm cho việc học tập của con em là điều rất hợp lý, thỏa đáng
nên họ sẵn sàng chung tay, chung sức. Và thế là trong ĐH/CMHS, tất cả quý
CMHS đều thống nhất đóng góp để cùng nhà trường trang bị thêm CSVC trường
lớp. Nhờ vậy, trong năm học 2007-2008, từ nguồn đóng góp của CMHS, chúng tôi
đã hoàn thành xong việc đưa điện, nước vào trường; dán đecal, may rèm cửa cho
toàn bộ hai dãy phòng làm việc và phòng học và trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ cho
tất cả phòng học và phòng làm việc, làm nhà để xe GV-HS, mở rộng và bê tông
cổng trường với tổng kinh phí gần 30 triệu đồng. Ngoài ra, chúng tôi còn tham
mưu cùng chính quyền địa phương xin được hỗ trợ kinh phí 5 triệu đồng để trồng
cây xanh, thảm cỏ, làm đẹp cổng trường
Sang năm học 2008-2009, nhà trường cùng BĐD/CMHS đều có tâm nguyện
xây dựng một lớp tin học để tạo điều kiện cho các em có cơ hội tiếp cận với công
nghệ thông tin. Nhà trường, BĐD/CMHS cùng thống nhất dự kiến kinh phí trang
bị phòng máy, phương thức vận động và cùng quyết tâm thực hiện; chúng tôi xây
dựng một kế hoạch cụ thể, phân công phân nhiệm rõ ràng, thống nhất thời gian
thực hiện. Thế là , về phía nhà trường, tôi tham mưu cùng Huyện, cùng Ngành để
có hỗ trợ bàn ghế với kinh phí là 37040000 đồng. Cùng BĐD/CMHS và chính
quyền địa phương chúng tôi phát hành thư mời một số doanh nghiệp, mạnh thường
quân đến tham dự; nêu rõ tâm nguyện và kế hoạch của trường vận động sự đóng
góp của các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và một số PHHS có kinh tế khá
cơ bản. Để làm được điều này phải nói là nhà trường cùng BĐD/CMHS rất tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục, chịu khó làm tốt công tác vận động , kêu gọi .
Nói chung, khi thực hiện kế hoạch này, chúng tôi được sự đồng thuận rất
cao của quý mạnh thường quân và CMHS. Tất cả những vị chúng tôi mời đến trao
đổi đều nhất trí đóng góp hỗ trợ, nhất là các vị trong BĐD/CMHS đều là những
người tiên phong. Và để mang tính thuyết phục hơn, chúng tôi thực hiện phiếu ghi
nhận sự đóng góp của tất cả mọi người, gọi là giấy GHI NHẬN TẤM LÒNG
VÀNG. Số tiến đóng góp, có cá nhân ủng hộ 5 triệu , có cá nhân 2 triệu, 1triệu và
cũng có phụ huynh ủng hộ 50000 đồng; song dù số tiền ủng hộ nhiều hay ít, chúng
tôi đều thực hiện đầy đủ giấy Ghi nhận Tấm lòng vàng. Việc làm trân trọng này
của chúng tôi rất được quý mạnh thường quân, quý PHHS rất đồng tình. Tổng số
tiền chúng tôi vận động được gần 50 triệu đồng – trong đó có những người không
có con học ở trường và có cả HS cũ đóng góp.
Việc thực hiện vận động đóng góp xây dựng lớp tin học từ doanh nghiệp,
mạnh thường quân chưa đảm bảo đủ kinh phí cho việc trang bị phòng máy. Chúng
tôi lại nghĩ đến việc tổ chức một đêm văn nghệ “Trường học thân thiện “ với mục
đích có thêm nguồn tiền bổ sung vào phòng máy. Trong quá trình thực hiện chúng
tôi kêu gọi sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ, của các em HS làm thế nào để giảm
chi phí đến mức thấp nhất ngõ hầu tập trung được nguồn tiền cho phòng máy. Vì
vậy, để đêm diễn được thành công tốt đẹp mà lại ít tốn chi phí. Chúng tôi vận dụng
tích cực từ sự tham gia của CMHS. Từ suy nghĩ “mình trân trọng người thì người
sẽ trân trọng mình” – chúng tôi thiết kế thư mời rất trang trọng, có ý nghĩa mục
đích thiết thực. Việc gởi thư mời cũng được chúng tôi lưu ý: chọn những GV lớn
tuổi, có uy tín, có trách nhiệm phụ trách công việc này. Và hơn thế nữa, nhận thấy
rõ tiềm lực sẵn có trong CMHS, chúng tôi mạnh dạn kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của
một số CMHS có khả năng, có nghề chuyên môn. Nào là trang trí sân khấu, ánh
sáng, khâu âm thanh, trật tự, giữ xe tất cả đều được sự giúp đỡ đắc lực từ chính
quyền, đoàn thể địa phương và các bậc CMHS. Và đêm công diễn Trường học thân
thiện đã thành công rực rỡ với rất đông người đến xem và số tiền chúng tôi nhận
được từ quý khán giả là gần 18 triệu đồng. Sau khi trang trãi các chi phí, chúng tôi
đóng góp thêm vào phòng máy được 3 máy vi tính .
Và thế là đầu tháng 2/2009 lớp tin học “TẤM LÒNG VÀNG ” của Trường
Tân Phúc 1 đã hoàn thành gồm 1 máy chủ và 18 máy trạm với kinh phí gần 96
triệu đồng và đưa vào giảng dạy từ tháng 3/2009. Đây chính là điều kiện, là động
lực để trường chúng tôi thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
trường học. Với phòng máy này, các em HS khối 3,4,5 được làm quen với tin học;
đội ngũ GV được tập huấn thiết kế giáo án điện tử và thực hiện trình chiếu một số
tiết trong giảng dạy .
XHHGD không chỉ dừng lại ở việc trang bị tu bổ cơ sở vật chất mà còn giúp
chúng tôi nâng cao thêm chất lượng giáo dục. Chính quyền, ban ngành, đoàn thể
địa phương còn sát cánh cùng nhà trường trong một số hoạt động như huy động,
khích lệ trẻ đi học; giải quyết tốt nạn bỏ học, lưu ban, phối hợp giáo dục HS cá
biệt; phối hợp đảm bảo trật tự vệ sinh trường học, tham gia trồng cây, hướng dẫn
HS qua đường, chăm sóc sức khoẻ, gắn kết phối hợp trong một số hội thi, hoạt
động ngoài giờ lên lớp ở trường. Về phía BĐD/CMHS cũng sẵn sàng hỗ trợ nhà
trường trong các hoạt động như khen thưởng GV-HS dạy tốt, học tốt, tổ chức Vui
Trung Thu cho HS, thăm hỏi tặng quà cho CBGVNV trường trong ngày Nhà giáo
VN, phần thưởng cho một số hội thi do trường tổ chức Đồng thời BĐD/CMHS
cũng không ngần ngại tham gia ý kiến giúp chúng tôi phát huy mặt mạnh cũng như
khắc phục những gì còn hạn chế. Chính những ý kiến phản ánh từ địa phương, từ
CMHS đã giúp đội ngũ CBGVNV của trường trưởng thành hơn về nhiều mặt.
Nhiều GV đã biết vận dụng sáng tạo chủ trương XHHGD để huy động sự giúp sức
của CMHS lớp mình trong việc thực hiện trang trí, cây xanh, trang bị thư viện mini
nhằm tạo không khí tươi vui, thân thiện trong lớp mình phụ trách. Và cũng từ
đó, đội ngũ phải luôn tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu về phẩm chất đạo đức, về
chuyên môn nghiệp vụ; tận tâm tận lực trong công tác chăm lo giáo dục HS - để
luôn mãi là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo .
PHẦN III : HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN
Cùng với giáo dục trong cả nước, giáo dục Hàm Tân nói chung và xã Tân
Phúc nói riêng đã thực sự vươn lên từ phong trào XHHGD. Dù là một huyện, xã
vừa mới được thành lập, điểm xuất phát thấp, còn nhiều gian khó về tất cả mọi mặt
song với XHHGD, giáo dục Huyện nhà và Tân Phúc đã có chuyển biến rất tốt đẹp
Riêng trường Tiểu học Tân Phúc 1 chúng tôi, trong 2 năm qua, công tác XHHGD
đã khởi sắc và đạt được kết quả đáng trân trọng. Chủ trương XHHGD được Đảng,
chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ, đông đảo CMHS ủng hộ và tự nguyện
tham gia. Một số CMHS có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền
phổ biến chủ trương XHHGD và giám sát thực hiện, phối hợp hỗ trợ nhà trường
trong công tác phát triển giáo dục .
Điều mà chúng tôi luôn khẳng định : Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, vai
trò đóng góp hỗ trợ của CMHS quả thật không nhỏ. Nếu không có sự giúp sức của
đông đảo CMHS thì chúng tôi không có được CSVC khá hoàn chỉnh như ngày
hôm nay.Với sức mạnh của nguồn lực từ chính quyền địa phương, CMHS đã góp
sức cùng xây dựng CSVC nhà trường khang trang, sạch đẹp, đảm bảo khung cảnh
sư phạm. Nhờ XHHGD, CSVC và điều kiện dạy học của trường được đánh giá là
khá tốt so với các trường khác trong Huyện. Trường đã trang bị được phòng tin
học với 19 máy vi tính, phòng học Hát và các phòng làm việc, phòng học với đầy
đủ tiện nghi phục vụ cho dạy học, sinh hoạt của GV-HS, đảm bảo được môi trường
Trường học thân thiện để HS học tập tích cực. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ
và chất lượng học tập của HS ngày càng chuyển biến tiến bộ vững chắc. Các hoạt
động, phong trào của trường đã trở thành thường xuyên và có tác dụng giáo dục rõ
rệt.Trường Tiểu học Tân Phúc 1 trong năm học qua đã đạt danh hiệu Tập thể lao
động xuất sắc và là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Để có được
thành quả đó, công tác XHHGD đã thực sự phát huy hiệu quả một cách tích cực.
Qua thực tế tại đơn vị chúng tôi nhận thấy rằng: XHHGD chỉ thực hiện
thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp thường xuyên của Đảng, sự quản lý chặt
chẽ của Nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt cuả giáo dục. Bằng biện pháp tích
cực nhất nâng cao nhận thức của cộng đồng về XHHGD; phải tạo được bầu không
khí dân chủ, cởi mở, tạo niềm tin để huy động cộng đồng tham gia xây dựng phát
triển giáo dục. Người làm công tác quản lý phải chủ động tham mưu, tranh thủ sự
lãnh đạo, quản lý trong thực tế hoạt động , sự ủng hộ của cộng đồng; phải thực sự
năng động, tích cực hoạt động và là trung tâm kết nối các lực lượng xã hội để cùng
hợp tác , phối hợp làm tốt công tác giáo dục . Và theo tôi, diều quan trọng hơn là
nhà trường và đội ngũ CBGVNV phải luôn thực hiện tốt chức năng dạy chữ - dạy
người, có tâm, có tài để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi chất
lượng giáo dục được nâng cao cũng chính là đòi hỏi, là động lực góp phần nâng
cao hiệu quả tham gia của các lực lượng xã hội và toàn dân cho sự nghiệp giáo
dục.
Người viết
VŨ THỊ DUNG
NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH / TRƯỜNG
NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH / PGD&ĐT
NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH / SGD&ĐT
Kính thưa quý vị đại biểu
Kính thưa toàn thể hội nghị
Cuối năm học 2007-2008, trường THTP1 được công nhận và nhận bằng
trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Hơn một năm qua, trường chúng tôi vẫn tiếp tục
ra sức giữ vững danh hiệu và đồng thời cũng hết sức cố gắng phấn đấu để trong
những năm tới đây trường THTP1 sẽ vững vàng với danh hiệu trường chuẩn quốc
gia mức độ 2 . Hôm nay, đại diện trường THTP1 , tôi xin được mạn phép chia sẻ
cùng quý đại biểu và toàn thể hội nghị về những gì chúng tôi đã làm để giữ vững
danh hiệu trường chuẩn quốc gia.
Kính thưa quý đại biểu và toàn thể hội nghị
Xây dựng được trường chuẩn đã là một việc khó mà giữ vững và phát triển
đi lên lại là một việc càng khó hơn. Trong những năm qua, để xây dựng trường
chuẩn chúng tôi đã khắc phục không ít những khó khăn về CSVC, khắc phục
những khó khăn về chuyên môn để đáp ứng cho nhu cầu dạy – học. Tập thể
CBGVNV chúng tôi đã nỗ lực phấn đấu để đạt danh hiệu . Và để bảo vệ thành quả
vinh dự đó, trong năm học 08-09 vừa qua, chúng tôi đã hết sức cố gắng đảm bảo
thực hiện tốt 5 tiêu chuẩn của một đơn vị trường chuẩn.
Tiêu chuẩn mà chúng tôi cho là quan trọng nhất – đó là chất lượng và hoạt
động giáo dục. Thiết nghĩ rằng: để có chất lượng giáo dục tốt thì điều cốt yếu là
phải có đội ngũ thầy cô giáo giỏi – đây chính là lực lượng quyết định chất lượng
giáo dục trong nhà trường. Chúng tôi đã tập trung sức mạnh tổng hợp để xây dựng
đội ngũ nhà giáo tốt về phẩm chất và vững về năng lực. Đây là tiêu chuẩn mà
chúng tôi phải tự thân vận động, phải nỗ lực phấn đấu bằng chính khả năng quản lý
chỉ đạo của BGH , bằng chính năng lực, sự rèn luyện của đội ngũ.
Chúng tôi chú trọng xây dựng mạng lưới chuyên môn nòng cốt của trường,
đầu tư khá đầy đủ các phương tiện trợ giảng, bổ sung thường xuyên kho sách thư
viện để giúp GV thuận lợi hơn trong việc chuyển tải kiến thức, rèn luyện kỹ năng
cho HS. Đẩy mạnh phong trào thao giảng dự giờ, nắm bắt được tình hình chất
lượng từng lớp để kịp thời cùng GV đề ra những giải pháp tích cực nhằm nâng cao
chất lượng học tập của HS. Chúng tôi rất quan tâm đến việc kèm cặp, giúp đỡ
nhóm HSYK và HSKT. Bằng sự tận tình kiên trì, xuyên suốt của GV và vận dụng
hợp lý các chương trình hỗ trợ giáo dục HS có khó khăn về học, chúng tôi đã từng
bước nâng dần sự tiến bộ của các em., giúp các em vượt qua rào cản, an tâm, vững
tin hơn trong việc học tập hòa nhập cùng các bạn . Song song với việc giúp đỡ
HSYK, năm học qua trường chúng tôi cũng đã thực hiện cuộc hành trình đến với
CLB/HSKG thông qua mô hình Khám phá tri thức dành cho HSKG K4,5. Mô hình
này đã tạo điều kiện cho nhóm HSKG được nâng cao thêm về KT-KN, tạo điều
kiện để các em vươn lên khám tri thức mới hơn, khó hơn.
Với chủ đề năm học “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học “ và
phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC– trong năm học 08-09 vừa qua, trường
chúng tôi đã mạnh dạn bắt tay vào thực hiện công việc mới mẻ này .
Với cương vị là thủ trưởng đơn vị, tôi suy nghĩ: đẩy mạnh xã hội hoá giáo
dục là hướng đi tích cực để xây dựng trường lớp một cách vững chắc cả về cơ sở
vật chất cũng như chất lượng giáo dục. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân; phát triển giáo dục phải luôn đi liền với quá trình XHHGD. Chính
vì vậy, để thực hiện được chủ đề và phong trào thi đua của năm học, chúng tôi đã
huy động tốt công tác XHHGD. Một thành công rất lớn trong năm học qua đó
chính là chúng tôi đã xây dựng được lớp tin học Tấm lòng vàng từ nguồn đóng góp
của các mạnh thường quân, quý PHHS và bằng chính công sức của thầy trò chính
tôi là công diễn văn nghệ gây quỹ mở lớp . Chúng tôi đã thực hiện phòng tin học
với đầy đủ bàn ghế và 19 máy vi tính được nối mạng internet. Tổng kinh phí phòng
máy gần 140 triệu đồng .Chúng tôi đã triển khai dạy tin học cho HS K3,4,5 và đây
cũng là điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ truy cập thông tin phục vụ hiệu quả cho
công tác giảng dạy
Trong điều kiện đã có phòng máy, mặc dù PGD chưa triển khai thực hiện
GAĐT song chúng tôi đã tiên phong tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV của trường.
Trường THTP1 là trường dạy 2 buổi/ ngày , quỹ thời gian rất hạn hẹp, chúng tôi
phải vận động anh chị em tham gia tập huấn vào buổi tối. Tuy có nhiều khó khăn,
trở lực, nhiều GV nhà xa trường 2-3 cây số, có người gần 10 cây số, nhiều GV có
con mọn, rồi điều kiện công việc gia đình song với tinh thần cầu tiến , với ý thức
vươn lên nhiều anh chị em đã cồ gắng, khắc phục khó khăn tham gia tập huấn đều
đặn. Đến nay, phần lớn GV của trường đã thiết kế được bài giảng điện tử. Và để
GV được thực hành soạn, trình chiếu GAĐTcũng như giúp các em làm quen với
mô hình này , mặc dù trường chưa được trang bị máy chiếu, chưa có vi tính xách
tay song chúng tôi cũng không ngần ngại, cố gắng mượn máy - lúc thì nơi này, lúc
thì chỗ khác để anh chị em thể hiện những bài GAĐT . Trong HKII/08-09, trường
chúng tôi đã thực hiện trình chiếu 12 tiết GAĐT cho tất cả các bộ môn ở các khối
lớp.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng thiết kế trình chiếu một số hội thi trong
CBGVNV và HS nhằm tạo sự hấp dẫn, đem lại niềm say mê, sáng tạo . Một số hội
thi chúng tôi đã thực hiện bằng GAĐT như : GV với nghệ thuật dạy học, thi
ĐDDH , Giữ gìn trường em xanh sạch đẹp. Nhìn chung các hội thi đã được chúng
tôi đầu tư chu đáo , kỹ lưỡng với thiết kế hình thức đẹp mắt, khoa học, nội dung
phong phú, đa dạng nên đã thu hút, thuyết phục được đội ngũ và các em HS. Bên
cạnh đó, lần đầu tiên với cuộc thi giải toán trên internet do Bộ GDĐT tổ chức,
chúng tôi cũng đã hướng dẫn các em tham gia khá đông đảo.
Mặt khác, phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC được Bộ GDĐT phát
động trong năm học 2008-2009 cũng đã được trường THTP1 hưởng ứng khá sôi
nổi. Từng nội dung của phong trào đã được trường đi vào thực hiện khá hiệu quả.
Sau 1 năm thực hiện phong trào mọi người đều cảm nhận được vẻ đẹp học đường,
cảm nhận được sự thân thiện toát ra từ môi trường giáo dục. Biểu hiện rõ và dễ
nhận thấy nhất là trường lớp sạch đẹp, điều kiện vệ sinh tốt; GV chăm lo nhiều hơn
đến đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy ; HS tự tin, chủ động , ham
thích , tích cực học tập hơn. Gia đình chăm lo động viên và giúp đỡ tạo điều kiện
cho con em học tập .
Như vậy trong năm học 2008-2009 vừa qua , với trường Tiểu học Tân Phúc
1 chúng tôi, đã chứng tỏ được sức mạnh của mối quan hệ 3 môi trường giáo dục.
Điều mà chúng tôi luôn khẳng định : Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, vai trò
đóng góp hỗ trợ của CMHS quả thật không nhỏ. Nếu không có sự giúp sức của
đông đảo CMHS thì chúng tôi không có được CSVC khá hoàn chỉnh như ngày
hôm nay, đảm bảo được môi trường Trường học thân thiện để HS học tập tích cực.
Chất lượng giảng dạy của đội ngũ và chất lượng học tập của HS ngày càng chuyển
biến tiến bộ vững chắc. Các hoạt động, phong trào của trường đã trở thành thường
xuyên và có tác dụng giáo dục rõ rệt.
Qua thực tế tại đơn vị chúng tôi nhận thấy rằng: Người làm công tác
quản lý phải thật sự quan tâm đến công tác XHHGD và phải coi đây là một trong
những biện pháp quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát
triển ngày càng tốt đẹp hơn . Người làm công tác quản lý phải chủ động tham mưu,
tranh thủ sự lãnh đạo, quản lý trong thực tế hoạt động , sự ủng hộ của cộng đồng;
phải thực sự năng động, tích cực hoạt động và là trung tâm kết nối các lực lượng
xã hội để cùng hợp tác , phối hợp làm tốt công tác giáo dục . Và theo tôi, diều quan
trọng hơn là nhà trường và đội ngũ CBGVNV phải luôn thực hiện tốt chức năng
dạy chữ - dạy người, có tâm, có tài , có tình, có đức để không ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục. Bởi chất lượng giáo dục được nâng cao cũng chính là đòi hỏi, là
động lực góp phần nâng cao hiệu quả tham gia của các lực lượng xã hội và toàn
dân cho sự nghiệp giáo dục. Và cũng chính nhờ thế, trong năm học qua trường
THTP1 vẫn giữ vững được danh hiệu TTLĐXS và danh hiệu trường chuẩn quốc
gia.
Trên đây là những việc đã làm được của trường THTP1 trong năm
học qua; và chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy, phát triển thêm vào những năm tiếp
theo, phấn đấu 2012 trường sẽ đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Để được như vậy,
chúng tôi cũng rất mong sự hỗ trợ tích cực, thiết thực từ lãnh đạo Huyện, Phòng
GD tiếp sức cùng chúng tôi nhằm giữ vững và phát triển nhà trường ngày một
vững chắc hơn.
Cuối cùng , thay mặt cho toàn thể CBGVNV và HS trường THTP1,
Kính chúc sức khỏe quý đại biểu, toàn thể hội nghị; chúc năm học mới 2009-2010
với nhiều thắng lợi mới.
Kính thưa các đ/c lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Hàm Tân
Kính thưa các đ/c lãnh đạo đại diện các ban, ngành, đoàn thể Huyện
Kính thưa lãnh đạo UBND các xã thị trấn
Kính thưa lãnh đạo PGD và các đ/c HT+CTCĐ của các đơn vị trường học
trong Huyện
Kính thưa toàn thể hội nghị
Cuối năm học 2007-2008, trường THTP1 được công nhận và nhận bằng
trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Hơn một năm qua, trường chúng tôi vẫn tiếp tục
ra sức giữ vững danh hiệu và đồng thời cũng hết sức cố gắng phấn đấu để trong
những năm tới đây trường THTP1 sẽ vững vàng với danh hiệu trường chuẩn quốc
gia mức độ 2 . Hôm nay, đại diện trường THTP1 , tôi xin được mạn phép chia sẻ
cùng quý đại biểu và toàn thể hội nghị về việc ứng dụng CNTT của trường THTP1
trong năm học qua – một trong những hoạt động để đẩy mạnh chất lượng giáo dục
góp phần giúp nhà trường giữ vững danh hiệu đã đạt được.
Kính thưa quý đại biểu và toàn thể hội nghị
Xây dựng được trường chuẩn đã là một việc khó mà giữ vững và phát triển
đi lên lại là một việc càng khó hơn. Trong những năm qua, để xây dựng trường
chuẩn chúng tôi đã khắc phục không ít những khó khăn về CSVC, khắc phục
những khó khăn về chuyên môn để đáp ứng cho nhu cầu dạy – học. Tập thể
CBGVNV chúng tôi đã nỗ lực phấn đấu để đạt danh hiệu . Và để bảo vệ thành quả
vinh dự đó, trong năm học 08-09 vừa qua, chúng tôi đã hết sức cố gắng đảm bảo
thực hiện tốt 5 tiêu chuẩn của một đơn vị trường chuẩn.
Với chủ đề năm học “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học “ và
phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC– trong năm học 08-09 vừa qua, trường
chúng tôi đã mạnh dạn bắt tay vào thực hiện công việc mới mẻ này .
Với cương vị là thủ trưởng đơn vị, tôi suy nghĩ: đẩy mạnh xã hội hoá giáo
dục là hướng đi tích cực để xây dựng trường lớp một cách vững chắc cả về cơ sở
vật chất cũng như chất lượng giáo dục. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân; phát triển giáo dục phải luôn đi liền với quá trình XHHGD. Chính
vì vậy, để thực hiện được chủ đề và phong trào thi đua của năm học, chúng tôi đã
huy động tốt công tác XHHGD. Một thành công rất lớn trong năm học qua đó
chính là chúng tôi đã xây dựng được lớp tin học Tấm lòng vàng từ nguồn đóng góp
của các mạnh thường quân, quý PHHS và bằng chính công sức của thầy trò chính
tôi là công diễn văn nghệ gây quỹ mở lớp . Chúng tôi đã thực hiện phòng tin học
với đầy đủ bàn ghế và 19 máy vi tính được nối mạng internet. Tổng kinh phí phòng
máy gần 140 triệu đồng .Chúng tôi đã triển khai dạy tin học cho HS K3,4,5 và đây
cũng là điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ truy cập thông tin phục vụ hiệu quả cho
công tác giảng dạy
Trong điều kiện đã có phòng máy, mặc dù PGD chưa triển khai thực hiện
GAĐT song chúng tôi đã tiên phong tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV của trường.
Trường THTP1 là trường dạy 2 buổi/ ngày , quỹ thời gian rất hạn hẹp, chúng tôi
phải vận động anh chị em tham gia tập huấn vào buổi tối. Tuy có nhiều khó khăn,
trở lực, nhiều GV nhà xa trường 2-3 cây số, có người gần 10 cây số, nhiều GV có
con mọn, rồi điều kiện công việc gia đình song với tinh thần cầu tiến , với ý thức
vươn lên nhiều anh chị em đã cồ gắng, khắc phục khó khăn tham gia tập huấn đều
đặn. Đến nay, phần lớn GV của trường đã thiết kế được bài giảng điện tử. Và để
GV được thực hành soạn, trình chiếu GAĐTcũng như giúp các em làm quen với
mô hình này , mặc dù trường chưa được trang bị máy chiếu, chưa có vi tính xách
tay song chúng tôi cũng không ngần ngại, cố gắng mượn máy - lúc thì nơi này, lúc
thì chỗ khác để anh chị em thể hiện những bài GAĐT . Trong HKII/08-09, trường
chúng tôi đã thực hiện trình chiếu 12 tiết GAĐT cho tất cả các bộ môn ở các khối
lớp.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng thiết kế trình chiếu một số hội thi trong
CBGVNV và HS nhằm tạo sự hấp dẫn, đem lại niềm say mê, sáng tạo . Một số hội
thi chúng tôi đã thực hiện bằng GAĐT như : GV với nghệ thuật dạy học, thi
ĐDDH , Giữ gìn trường em xanh sạch đẹp. Nhìn chung các hội thi đã được chúng
tôi đầu tư chu đáo , kỹ lưỡng với thiết kế hình thức đẹp mắt, khoa học, nội dung
phong phú, đa dạng nên đã thu hút, thuyết phục được đội ngũ và các em HS. Bên
cạnh đó, lần đầu tiên với cuộc thi giải toán trên internet do Bộ GDĐT tổ chức,
chúng tôi cũng đã hướng dẫn các em tham gia khá đông đảo.
Mặt khác, phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC được Bộ GDĐT phát
động trong năm học 2008-2009 cũng đã được trường THTP1 hưởng ứng khá sôi
nổi. Từng nội dung của phong trào đã được trường đi vào thực hiện khá hiệu quả.
Sau 1 năm thực hiện phong trào mọi người đều cảm nhận được vẻ đẹp học đường,
cảm nhận được sự thân thiện toát ra từ môi trường giáo dục. Biểu hiện rõ và dễ
nhận thấy nhất là trường lớp sạch đẹp, điều kiện vệ sinh tốt; GV chăm lo nhiều hơn
đến đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy ; HS tự tin, chủ động , ham
thích , tích cực học tập hơn. Gia đình chăm lo động viên và giúp đỡ tạo điều kiện
cho con em học tập .
Như vậy trong năm học 2008-2009 vừa qua , với trường Tiểu học Tân Phúc
1 chúng tôi, thêm một lần nữa đã chứng tỏ được sức mạnh của mối quan hệ 3 môi
trường giáo dục : nhà trường – gia đình – xã hội. Điều mà chúng tôi luôn khẳng
định : Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, vai trò đóng góp hỗ trợ của CMHS quả
thật không nhỏ. Nếu không có sự giúp sức của đông đảo CMHS thì chúng tôi
không có được CSVC khá hoàn chỉnh như ngày hôm nay, đảm bảo được môi
trường Trường học thân thiện để HS học tập tích cực. Chất lượng giảng dạy của
đội ngũ và chất lượng học tập của HS ngày càng chuyển biến tiến bộ vững chắc.
Các hoạt động, phong trào của trường đã trở thành thường xuyên và có tác dụng
giáo dục rõ rệt.
Qua thực tế tại đơn vị chúng tôi nhận thấy rằng: Người làm công tác
quản lý phải thật sự quan tâm đến công tác XHHGD và phải coi đây là một trong
những biện pháp quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát
triển ngày càng tốt đẹp hơn . Người làm công tác quản lý phải chủ động tham mưu,
tranh thủ sự lãnh đạo, quản lý trong thực tế hoạt động , sự ủng hộ của cộng đồng;
phải thực sự năng động, tích cực hoạt động , phải có quyết tâm cao và là trung tâm
kết nối các lực lượng xã hội để cùng hợp tác , phối hợp làm tốt công tác giáo dục .
Và theo tôi, diều quan trọng hơn là nhà trường và đội ngũ CBGVNV phải luôn
thực hiện tốt chức năng dạy chữ - dạy người, có tâm, có tài , có tình, có đức để
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi chất lượng giáo dục được nâng
cao cũng chính là đòi hỏi, là động lực góp phần nâng cao hiệu quả tham gia của
các lực lượng xã hội và toàn dân cho sự nghiệp giáo dục. Và cũng chính nhờ thế,
trong năm học qua trường THTP1 vẫn giữ vững được danh hiệu TTLĐXS và danh
hiệu trường chuẩn quốc gia.
Trên đây là những việc đã làm được của trường THTP1 trong năm
học qua; và chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy, phát triển thêm vào những năm tiếp
theo, phấn đấu 2012 trường sẽ đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Để được như vậy,
chúng tôi cũng rất mong sự hỗ trợ tích cực, thiết thực từ lãnh đạo Huyện, Phòng
GD tiếp sức cùng chúng tôi nhằm giữ vững và phát triển nhà trường ngày một
vững chắc hơn.
Cuối cùng , thay mặt cho toàn thể CBGVNV và HS trường THTP1,
Kính chúc sức khỏe quý đại biểu, toàn thể hội nghị; chúc năm học mới 2009-2010
với nhiều thắng lợi mới.
Người viết : VŨ THỊ DUNG
Hiệu trưởng – Trường Tiểu học Tân Phúc 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HIỆU TRƯỞNG VỚI PHONG TRÀO
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HS TÍCH CỰC”
PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngay từ những năm của thập kỷ 60, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính
yêu “ Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt ”, giáo dục
Việt Nam đã vượt lên trên những khó khăn, thử thách để không ngừng phát triển.
Phong trào thi đua Hai tốt vẫn thường xuyên được đẩy mạnh và ngày càng có
nhiều thành tựu nổi bật. Nhiều thầy cô giáo được tôn vinh là những tấm gương
sáng, là những “viên phấn vàng” trong phong trào dạy tốt; nhiều HS có thành tích
học tập xuất sắc, đạt rất nhiều giải cao trên trường quốc tế.
Tiếp nối phong trào thi đua Hai tốt, trong những năm qua, Ngành ta đã tổ
chức thực hiện các cuộc vận động: Hai không, Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng
về đạo đức, tự học và sáng tạo và phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC .
Chúng ta có thể thấy rõ rằng :
+Cuộc vận động Hai Không là tái tạo môi trường sư phạm lành mạnh, làm
nền tảng cho đổi mới giáo dục.
+Cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và
sáng tạo nhằm khẳng định vị trí quyết định của người thầy- đầu tàu cho sự nghiệp
giáo dục .
+Phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC là cơ chế Nhà nước và nhân
dân cùng làm để giáo dục toàn diện HS.
Như vậy để thấy được rằng phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC là cụ
thể hóa phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt - là giải pháp đột phá để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng THTT-HSTC là một chủ trương được
lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhắc nhở toàn ngành giáo dục và đào
tạo thực hiện ngay từ đầu năm học 2008-2009. Đây cũng không phải là vấn đề quá
mới mẻ, bởi vì từ trước đến nay chủ trương của ngành ta vần là xây dựng môi
trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện các hoạt động ngoài giờ,
hoạt động giáo dục truyền thống làm sao cho mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ
nhàng, vui tươi, hấp dẫn; trường học gắn bó mật thiết với địa phương và có chất
lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Và để
làm được điều này, Hiệu trưởng – phải là người chủ trì xây dựng và triển khai kế
hoạch phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC tại đơn vị của mình. Vai trò và
trách nhiệm của Hiệu trưởng trước nhiệm vụ xây dựng THTT-HSTC cực kỳ quan
trọng. Và theo tôi, “Hiệu trưởng với phong trào THTT-HSTC” là đề tài tâm đắc
với tất cả những ai làm quản lý trường học.
PHẦN II : NỘI DUNG
*Cơ sở lý luận:
*Đầu năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản quan trọng
phát động phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực như
sau:
+Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động
phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
+Kế hoạch 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về Triển khai phong
trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực trong các trường
phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013.
*Về phía Tỉnh, Huyện ta cũng đã có một số văn bản chỉ đạo sau:
+Chỉ thị 47/CT-UBND ngày 3/9/2008 về việc phát động phong trào
thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực trong các trường phổ
thông giai đoạn 2008-2013.
+Quyết dịnh 2313/QĐ-UBND ngày 3/9/2008 về việc thành lập Ban
chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
+Kế hoạch 2999/SGD&ĐT ngày 26/8/2008 Kế hoạch triển khai
phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực trong các
trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013.
+Hướng dẫn 3393/ SGD&ĐT-TH ngày 17/9/2008 Hướng dẫn triển
khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích
cực cấp Tiểu học.
+Quyết dịnh 2627/QĐ-UBND ngày 3/10/2008 về việc thành lập Ban
chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực
trong các trường phổ thông, trường Mầm non giai đoạn 2008-2013.
+Kế hoạch 46/UBND-PGD&ĐT ngày 6/10/2008 Kế hoạch triển khai
phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS tích cực trong các
trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013.
Tất cả các văn bản trên của Ngành, chính quyền đều tập trung cho việc tổ
chức triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, HS
tích cực trong các trường phổ thông. Điều đó để thấy rõ rằng đây là một phong trào
có mục tiêu, ý nghĩa và rất quan trọng đòi hỏi toàn Ngành, toàn xã hội đều phải
cùng chung tay xây dựng. Và thêm một lần nữa khẳng định vai trò toàn diện của
trường học. Trưởng học phải là nơi sẵn sàng đón nhận các em, không hề có sự
phân biệt đối xử; trường học là nơi thúc đẩy phương pháp học tập tích cực, hòa
nhập, sự tham gia, tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa GV-HS, HS-HS và cộng đồng;
trường học phải là môi trường an toàn, lành mạnh, không có bạo lực, không gây
tổn thương cho các em . Để các em hân hoan vui vẻ đến trường trong tâm trạng tự
tin, thoải mái và luôn có cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”
*Thực trạng:
Nhìn lại giáo dục trong nhiều năm qua, chúng ta nhận thấy rằng giáo dục
phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Phương pháp giáo dục, phương pháp
dạy học còn mang tính áp đặt chưa quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, chưa chú ý
đến việc tự học của các em. Người giáo viên có thể nói là thần tượng của HS
nhưng chưa thực sự là người gần gũi để các em có thể bày tỏ cảm nhận, nghĩ suy
của mình. Trong đánh giá HS, các thầy cô giáo vẫn còn nhiều khắt khe, có khi còn
la mắng, đánh đập; từ đó khiến các em thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn trong việc thể
hiện suy nghĩ và việc làm của mình. Trường học chỉ là nơi mà áp lực việc học đối
với các em còn hết sức nặng nề, các em đến trường chỉ có mỗi việc là học, học
theo yêu cầu của thầy cô chứ chưa có được những hoạt động giúp các em được vui
chơi, thoải mái. Cũng chính vì thế, tại môi trường giáo dục song trong các em chưa
có được sự tự tin, thoải mái khi đến trường; các em vẫn còn thiếu rất nhiều những
kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng hợp tác
Mặt khác, kinh phí trang bị CSVC, hoạt động giáo dục của trường cũng còn
hạn chế nên chưa tạo được cảnh quan thật đẹp mắt, hấp dẫn các em; các hoạt động
giáo dục cũng chưa được đầu tư đúng mức; khen thưởng thi đua còn ít ỏi nên
việc thực hiện chỉ ở một chừng mực nào đó mà thôi.
Trường Tiểu học Tân Phúc 1, được thành lập tháng 9/2004 sau khi phân chia
lại địa giới hành chính tách Hàm Tân thành một huyện riêng. Và cũng từ năm học
2004-2005, trường được xây dựng mới theo hướng kiên cố hóa trường học. Đến
2007, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Như vậy, CSVC của trường cơ
bản đã đảm bảo với đầy đủ phòng học, khối phòng hành chính, phòng chức
năng Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy hoạt động giáo dục
trong nhà trường. Tuy nhiên, để đảm bảo được 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung
của phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC, trường Tiểu học Tân Phúc 1 vẫn
còn nhiều vấn đề phải trăn trở như trường học đã thật xanh, sạch, đẹp chưa? Chất
lượng dạy học đã có hiệu quả vững chắc chưa? Các hoạt động tập thể đã thật bổ
ích, gần gũi HS hay không? Các em đã có được những kỹ năng sống gì? Còn và
còn rất nhiều điều mà trường phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn, nhiều hơn nữa . Và
đây chính là nhiệm vụ của nhà trường, của toàn thể đội ngũ; đồng thời phải huy
động tốt sự chung tay giúp sức của ban ngành, đoàn thể tại địa phương, của đông
đảo các bậc CMHS và của cả cộng đồng.
*Biện pháp thực hiện :
Là người lãnh đạo trường học, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trực
tiếp, toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng THTT-
HSTC . Bản chất của phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC là mang lại hạnh
phúc, niềm vui đi học cho các em. Và phải hiểu rằng Hiệu trưởng là người có vai
trò quyết định cho kết quả của việc triển khai phong trào thi đua ở trường. Do vậy,
HT cần có nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu và nội dung của phong trào;
phải nhiệt tâm, có nhiều sáng kiến nhằm cụ thể hóa và huy động sức mạnh các lực
lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường theo các yêu cầu của
phong trào thi đua.
Sau khi nắm bắt tinh thần chỉ đạo của Ngành, trường tiến hành thành lập
Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hành động cho phong trào thi đua xây dựng
THTT-HSTC. Tổ chức họp hội đồng sư phạm để quán triệt kế hoạch, thảo luận sâu
kỹ đề ra những giải pháp để thực hiện được các nội dung của phong trào. Mỗi thầy
cô giáo phải xác định mình là nhân vật chủ yếu xây dựng môi trường thân thiện
trong trường học, phải luôn thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ HS để mỗi HS được học,
học được và phát huy hết khả năng của mình. Và sự thân thiện phải luôn đi cùng
thái độ nghiêm khắc, công bằng trong giáo dục. Từng đoàn thể, cá nhân đều nắm
bắt sâu kỹ 5 nội dung của phong trào và đưa vào kế hoạch công tác. Ngoài ra,
trong các cuộc họp với Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể,
BĐD/CMHS, HT luôn tuyên truyền sâu rộng chủ trương này và đặt ra yêu cầu phối
hợp, hình thành sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Và với sự phối hợp
chặt chẽ như thế, trường đã đi vào thực hiện 5 nội dung của phong trào xây dựng
THTT-HSTC như sau :
1.Xanh, sạch, đẹp trường lớp :
+Cùng BĐD/CMHS tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên trường, xung
quanh trường. Trang bị thêm cây cảnh , thảm cỏ để trường thêm xanh, thêm đẹp.
+Các phòng làm việc, phòng học đều được trang trí theo yêu cầu phòng làm
việc, phòng học thân thiện, sư phạm. Tại các phòng học đều có ảnh Bác , 5 điều
Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, lời Di chúc của Bác, cây xanh, góc ôn luyện kiến
thức. Mảng trưng bày sản phẩm, tranh ảnh, 6 bước rửa tay, thư viện mini. Có
những lớp còn thực hiện thêm góc ảnh Lớp chúng mình, hộp thư Điều em muốn
nói
+Trường đã có khẩu hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực “, “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”, “Cổng trường em sạch, đẹp, an toàn”. Đồng
thời, thực hiện một số tranh cổ động như Cho tôi rác !, Hãy bỏ rác vào thùng bạn
nhé !, Nhớ dội nước bạn ơi ! Một số thùng rác được thiết kế mô hình Chim cánh
cụt rất dễ thương- đây cũng là biện pháp để các em thích thú trong việc lượm và bỏ
rác đúng nơi quy định. Tại mỗi lớp học đều có dụng cụ làm vệ sinh như giỏ rác,
chổi, ki hốt rác để các em tực thực hiện sạch đẹp lớp của mình. Rác luôn được
nhân viên phục vụ tập kết và xử lý hợp vệ sinh.
+Trường có nhà vệ sinh dành riêng cho GV-HS, nam, nữ. Các khu vệ sinh
đều có đủ nước để sử dụng sau khi tiêu tiểu và thường xuyên được giữ gìn hợp vệ
sinh. Đầu năm học, trường đã xây hệ thống rửa tay sạch bằng xà phòng cho HS.
+Hàng tháng, trường tổ chức ngày lao động XHCN, tất cả CBGVNV và HS
K4,5 đều tập trung lao động phong quang trường lớp, cọ rửa công trình vệ sinh,
làm sạch đẹp môi trường. 2lần/tuần, Liên đội cũng tổ chức cho HS toàn trường
lượm rác, vệ sinh bồn hoa, cây cảnh để khuôn viên trường luôn luôn sạch đẹp .
+Gắn kết với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, tổ chức cho đội viên tìm hiểu về điều 4 trong 5 điều Bác Hồ dạy
TNNĐ: Giữ gìn vệ sinh thật tốt . Các em viết cảm nhận về lời dạy này và nêu
những việc mình đã làm và sẽ tiếp tục làm để giữ vệ sinh thật tốt như lời dạy của
Bác Hồ.
2.Dạy và học có hiệu quả :
Dạy học là một trong những chức năng và nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà
trường phổ thông. Và chúng tôi đã thực hiện như sau:
+Chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể công tác chuyên môn. Xây dựng nòng cốt trong
trường. Thực hiện đúng , đủ và chất lượng kế hoạch thao hội giảng với hình thức
cụm, trường, tổ.
+GV thường xuyên tích cực đổi mới PPDH; khuyến khích các em tích cực,
chủ động trong học tập. Không khí lớp học nhẹ nhàng, thân thiện , không có hiện
tượng trấn áp, đánh đập HS.
+Thực hiện phong trào “Mời bạn đến thăm lớp tôi” , 1 tiết/GV để chào
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam .
+Thực hiện có hiệu quả phong trào dự giờ thăm lớp, kế hoạch thao hội giảng
cụm, trường, tổ. Các tổ chuyên môn đã triển khai thực hiện một số chuyên đề đi
sâu vào hoạt động dạy – học, tập trung thực hiện biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng rèn đọc, viết chính tả, giải toán
+Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, trong giảng dạy.
Trường đã xây dựng phòng học Tin học với 19 máy từ nguồn huy động các mạnh
thường quân, CMHS, quỹ văn nghệ , tạo điều kiện cho HS khối 3,4,5 được tham
gia học Tin học, đội ngũ GV truy cập thông tin phục vụ giảng dạy. Một số hoạt
động, hội thi được thực hiện trình chiếu để tạo nét mới , đem đến niềm hứng thú
cho đội ngũ và HS như: Hội nghị CBCC, Ngày Nhà giáo Việt Nam , GV với nghệ
thuật dạy học, thi ĐDDH, Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp Khuyến khích GV
soạn bài bằng vi tính ( > 90% ), soạn và trình chiếu được 42 tiết rải đều ở các môn
Tập đọc, LT&C, Kỹ thuật, Sử, Địa, Học vần, Tiếng Anh.
+Quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ HS yếu ( GV-CMHS; CMHS-HS; GV-HS ; HS-
HS ) ; động viên , khuyến khích các em , tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong
học tập để các em vươn lên tiến bộ .
+Mô hình Khám phá tri thức dành cho HS khá giỏi đã thực hiện xuyên suốt
trong 2 năm học qua giúp các em có năng lực học tập tốt được phát triển. Chỉ đạo
các tổ chuyên môn tổ chức thực hiện một số mô hình ôn tập trước khi KTĐK nhằm
giúp các em khắc sâu kiến thức, vững hơn trong kỹ năng.
+Đẩy mạnh hoạt động thư viện – thiết bị trường học. Đội ngũ GV đã có thói
quen sử dụng TBDH trong quá trình lên lớp. Tổ chức có hiệu quả công tác phục vụ
bạn đọc. Thành lập tổ công tác Thư viện gồm 40 thành viên cùng phối hợp với
nhân viên thư viện làm tốt công tác phục vụ bạn đọc. Xây dựng mô hình thư viện
mini tại các lớp học và thư viện ngoài trời tạo điều kiện cho các em thường xuyên
đọc sách để mở mang kiến thức. Tổ chức Đọc truyện em nghe - 1 lần / tháng cho
HS K1; Hội thi Kể chuyện bạn nghe.
3.Rèn kỹ năng sống cho HS:
+CBGVNV luôn nêu gương trong giao tiếp, ứng xử để qua đó rèn cho các
em kỹ năng ứng xử văn hóa, biết nói lới hay, làm việc tốt, quan hệ cư xử, nói năng
đúng mực với thầy cô, bè bạn và cộng đồng.
+Rèn cho các em kỹ năng hợp tác theo nhóm trong quá trình học tập, sinh
hoạt. Thường xuyên giáo dục và rèn luyện cho HS kỹ năng ứng xử hợp lý trong
các tình huống thể hiện qua các hoạt động vui chơi, sinh hoạt và các hội thi.
+Giáo dục và rèn luyện cho HS về chăm sóc răng miệng, súc miệng bằng
Flour 1 lần/tuần , giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, biết rửa tay bằng xà
phòng qua 6 bước để phòng chống dịch bệnh.
+Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói
quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; nâng cao tính tự lực tự quản của
các em
4.Hoạt động tập thể:
+Thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên. Duy trì thường xuyên hoạt
động Đội , Sao.
+Trường tổ chức đều đặn hoạt động múa sân trường vào đầu mỗi buổi sáng
với bài múa Em yêu trường em. Trong năm học đã tổ chức Hội thi múa sân trường,
mỗi tổ đã thực hiện một bài múa tập thể với nội dung phù hợp như Bé khỏe, bé
ngoan, Hoa tay, Trái đất này là của chúng mình. Tiếng chuông và ngọn cờ, Hãy
giữ cho em bầu trời xanh. Tham gia hội thi các tổ đề đầu tư vật liệu cầm tay đẹp,
đội hình và động tác sinh động, sáng tạo.
+Mỗi năm học, trường đều tổ chức công diễn văn nghệ với các chủ đề như
Mái trường mến yêu, Trường học thân thiện. Các em HS đều tham gia với khí thế
sôi nổi, hào hứng và đạt kết quả tốt đẹp.
+Tổ chức hoạt động thể thao như Hội khỏe Phù Đổng; tổ chức Hội thi Đội
viên khỏe, Cố lên bạn ơi! với một số trò chơi vận động như ô ăn quan, ngậm nước
đổ vào chai, tóc em đuôi gà
+Tháng 9 mỗi năm học – tháng ATGT, tổ chức Hội thi Chúng em với
ATGT nhằm giúp các em thi đua tìm hiểu luật giao thông đường bộ, nhận biết biển
báo giao thông và xử lý một số tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.
+Ban chấp hành Chi đoàn cùng Tổng phụ trách sưu tầm , phổ biến cho các
em chơi một số trò chơi dân gian như ô ăn quan, banh nẻ, nhảy dây, đá cầu, cầu
lông
5.Tham gia tìm hiểu , chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa,
cách mạng ở địa phương:
+Đây là nội dung khó thực hiện được trong phong trào thi đua xây dựng
THTT-HSTC, bởi vì tại địa phương chưa có công trình bia tưởng niệm hay di tích
lịch sử. Vì vậy, dựa vào các ngày lễ trong tháng như 22/12, 3/2, 30/4 tổ chức
tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa lịch sử trong các giờ chào cờ, sinh hoạt tập thể và
phát thanh Măng Non.
+Chi đoàn, Đội tổ chức cho các em sửa nhà giúp bạn nghèo, thực hiện
phong trào kế hoạch nhỏ để góp phần xây dựng bia tưởng niệm tại Huyện, từng lớp
thực hiện nuôi heo đất giúp bạn vượt khó
+Cuối năm học, tổ chức cho các em HS khá giỏi tham quan khu di tích Dục
Thanh, nơi Bác Hồ đã dừng chân dạy học.
PHẦN III.KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN
Sau hơn một năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC, mọi
người – từ BGH đến GV-NV và các em HS cũng như địa phương, CMHS đều cảm
nhận được nét đẹp học đường , cảm nhận được sự thân thiện từ môi trường giáo
dục. Biểu hiện rõ và dễ thấy nhất là trường lớp đều sạch đẹp, khuôn viên trường đã
xanh hơn, sạch đẹp hơn. Các công trình vệ sinh đã cơ bản hợp vệ sinh. Giáo viên
đã quan tâm chú ý nhiều hơn đến đổi mới PPDH, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
giảng dạy và nột số hoạt động tập thể. HS tự tin, chủ động, các em được động viên,
khích lệ khi tiến bộ nên ham thích, tích cực học tập hơn. Gia đình cũng đã chăm lo,
động viên giúp đỡ tạo điều kiện cho con em học tập. Mối quan hệ nhà trường, gia
đình , xã hội thân thiện, gắn bó hơn. Vai trò của các đoàn thể trong và ngoài nhà
trường được phát huy tốt hơn.
Điều đó cho thấy rằng phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC đã chứng
tỏ sức mạnh của mối quan hệ 3 môi trường giáo dục. THTT-HSTC thực sự là một
chất keo rất hiệu quả, gắn kết ngày càng bền chặt các lực lượng giáo dục để tạo nên
sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự nghiệp trồng người ngày càng phát triển . Phong
trào thi đua xây dựng THTT-HSTC không chỉ là một sự lan tỏa mang tính hình
thức mà đã có chiều sâu trong từng nội dung, góp phần thúc đẩy hành động để tạo
ra hiệu quả tốt đẹp trong các hoạt động giáo dục.
Và Hiệu trưởng phải là người nhạc trưởng cực kỳ quan trọng, phải điều
khiển dàn hợp xướng phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC đi đúng mục tiêu,
đúng yêu cầu và đúng nội dung. Có như vậy, phong trào thi đua xây dựng THTT-
HSTC mới thực sự có sức sống mãnh liệt để HS gắn bó với trường lớp, là động lực
để lôi cuốn các em đến trường với cảm nhận “Đi học là hạnh phúc” và “Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
Người viết
VŨ THỊ DUNG
NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH / TRƯỜNG
NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH / PGD&ĐT
NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH / SGD&ĐT