Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu chăn nuôi lợn thịt tại xã Hùng Quốc – huyện Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.99 KB, 47 trang )

Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam chóng ta là một nước nông nghiệp từ lâu đời. Hiện nay sản
lượng lương thực – thực phẩm đã đáp ứng đủ nhu cầu cho gần 86 triệu dân
trong nước và chúng ta còn đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Trong
sản xuất nông nghiệp nói chung thì ngành chăn nuôi chiếm một vị trÝ quan
trọng, vì nó cung cấp một khối lượng thịt, mỡ dùng làm thực phẩm cho con
người. Ngoài ra nó còn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản
phẩm phô cho ngành chế biến.
Nhờ các đặc tính, đặc điểm sinh vật học ưu việt của con lợn nh: khả
năng sinh sản cao, khả năng cho thịt lớn, tạp ăn, chi phí thức ăn trên 1kg tăng
trọng thấp. Mặt khác thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với thị hiếu
con người. Do vậy ngành chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng cao trong các ngành
sản xuất chăn nuôi nói chung. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh
tế nước nhà, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao
thì nhu cầu của con người về sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm thịt lợn nói
riêng ngày càng tăng lên trong đời sống hàng ngày của nhân dân.
Hiện nay có tới 80% - 90% tổng số đàn lợn trong nước được nuôi trong
khu vực gia đình, đõy là điều rất phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp
của nước ta bởi vì tại đây nguồn phế phụ phẩm sẵn có, đồng thời tận dụng
nguồn lao động phụ và thời gian nhàn rỗi trong mỗi hộ gia đình. Bên cạnh đó
nó là hoạt động kinh tế quan trọng và góp phần tăng thu nhập cho các nông hộ.
Đảng và nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng
của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân, do đó trong những
năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có chủ trương chỉ đạo phát triển ngành
nghề này. Để nâng cao năng xuất, chất lượng thịt lợn trong nhiều năm qua
1
Đảng và nhà nước đã chủ trương nhập nhiều giống lợn ngoại. Tạo ra các tổ
hợp lai nâng cao năng xuất và tỷ lệ nạc, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho đời
sống người dân cũng như một phần cho xuất khẩu. Trà lĩnh là một trong


những huyện của tỉnh Cao Bằng có nghề chăn nuôi lợn phổ biến và truyền
thống từ lâu đời. Số lượng và sản lượng của ngành này đạt khá cao so với các
vùng khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh đó, thì huyện Trà lĩnh nói riêng
cũng như các huyện miền núi khác nói chung cũng còn bộc lộ một số khó
khăn và tồn tại nhất định đó là: ngành chăn nuôi còn mang tính tự phát,
phương thức chăn nuôi còn lạc hậu chủ yếu là phương thức quảng canh cổ
truyền, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Về công
tác giống chưa được chú trọng nên huyện chưa chủ động được nguồn con
giống cho nuôi thịt chủ yếu là các giống bản địa năng xuất thấp ngoài ra mỗi
năm huyện Trà lĩnh còn nhập về khoảng 20.000 lợn lai F1 từ các địa phương
khác mang tới qua hệ thống tư thương nên các vấn đề về thú y, dịch bệnh rất
khó kiểm soát. Để có thể nắm rõ hơn về cơ cấu đàn lợn cũng như thực trạng
chăn nuôi lợn tại địa phương, từ đú giỳp địa phương có những biện pháp
hiệu quả góp phần thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển. Xuất phát từ tình hình
thực tế và được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y
Trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn cùng với sự giúp đỡ của giảng
viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề
“Đỏnh giá một số chỉ tiêu chăn nuôi lợn thịt tại xó Hựng Quốc – huyện
Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng”
1.2. Mục tiêu của chuyên đề
+ Điều tra tình hình chăn nuôi lợn thịt tại xã Hùng Quốc, huyện Trà
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng qua công tác điều tra rót ra một số phương hướng và
biện pháp phát triển chăn nuôi theo kế hoạch.
2
+ Giúp huyện và chính quyền địa phương nắm được số liệu cơ cấu đàn
và thực trạng phát triển của nghề chăn nuôi lợn thịt trong huyện, để từ đó
huyện và các cấp chính quyền đưa ra được phương hướng chỉ đạo phát triển
nhanh nghề chăn nuôi lợn thịt mà từ trước đến nay huyện chưa làm được.
+ Góp phần khẳng định những ưu và nhược điểm của đàn lợn thịt nuôi

ở địa bàn làm cơ sở cho việc khẳng định hướng phát triển ngành chăn nuôi
lợn của huyện.
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện bản thân
Trên cơ sở được học lý thuyết từ các môn cơ sở và chuyên ngành ở 4
năm đại học đã giúp em có thêm kiến thức để thực hiện chuyên đề này.
- Môn cơ sở: Thức ăn, giải phẫu, sinh lý, dược lý
- Môn chuyên ngành: Chăn nuôi lợn, bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng
thú y cơ bản
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Khoa chăn nuôi thú y, đặc biệt là sự hướng dẫn và chỉ bảo
nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn KS. Phạm Diệu Thùy đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
1.3.2. Điều kiện cơ sở
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
Trà Lĩnh là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Cao Bằng có đường quốc
lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện. Trung tâm huyện cách thị xã Cao
Bằng khoảng 40 km.
+ Phía Đông giáp huyện Trựng Khánh – Cao Bằng
+ Phía Tây giáp huyện Hà Quảng – Cao Bằng
+ Phía Nam giáp huyện Trưng Vương – tỉnh Cao Bằng
3
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc
b. Điều kiện địa hình và đất đai
Huyện Trà Lĩnh có địa hình rất đa dạng, mang đặc thù của địa hình
miền núi, được phân bố từ cao xuống thấp, đất canh tác chủ yếu là đất dốc
với địa hình miền núi, trong đó núi đá chiếm một phần đáng kể. Do địa
hình đồi núi như vậy làm cho việc đi lại của nhân dân trong huyện gặp rất
nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Bên cạnh những khó khăn trên,

huyện có quốc lé 3 chạy qua với chiều dài 40 km chạy dọc từ đầu huyện
đến cuối huyện.
Về đất đai huyện Trà Lĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 70.876,8 ha
trong đó:
+ Đất cho nông nghiệp là 5.092,55 ha chiếm 7,18% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất lâm nghiệp là 50.806,5 ha chiếm 71,25% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất ở có diện tích là 450,7 ha chiếm 0,63% diện tích đất tự nhiên.
+ Diện tích đất chưa sử dụng là 12.684,56 ha chiếm 18,17% diện tích
đất tự nhiên.
c. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn
Nhìn chung khí hậu ở Trà Lĩnh đều mang đặc điểm chung của khí hậu
tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên so với một số huyện khác trong tỉnh thì khí hậu có
sự chênh lệch đáng kể.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong năm khí hậu chia làm hai mùa
rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến
tháng 3 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Tuy nhiên về mùa
thu và mùa xuân khí hậu mát mẻ thuận lợi cho cây trồng, chăn nuôi phát triển.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 1700mm vào mùa mưa có
những năm lượng mưa lớn 12.200mm thường tập trung vào tháng 6, 7, 8
gây hiện tượng sạt lở đất do vậy đã gây thiệt hại rất lớn về người và của cải
của nhân dân.
4
+ Độ Èm tương đối trung bình là 87%, có những năm về mùa đông
nhiệt độ xuống thấp kèm theo sương muối, lốc xoáy làm thiệt hạu cho trồng
trọt và chăn nuôi.
1.3.2.2. Điều kiện về kinh tế – xã hội
a. Điều kiện về kinh tế
Trà Lĩnh là huyện miền núi, do đó cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm
nghiệp đạt tỷ trọng 85,62%. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt
tỷ trọng 13,11% và ngành dịch vụ sản xuất, đời sống đạt 1,27%. Những năm

qua Đảng bộ và Chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đầu tư
đúng mức cho phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi tạo nên
tốc độ cho phát triển kinh tế nhanh và toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Với thực trạng tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm 2008 theo giá
trị sản xuất tăng bình quân 17%. Trong đó, Nông – Lâm nghiệp tăng 6,8%;
tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 19,8%; dịch vụ tăng 21,7%, lương thực
thực phẩm theo đầu người tăng 643kg/người/năm vào năm 2007 tăng lên
720kg/người/năm vào năm 2008.
b. Điều kiện về xã hội
Toàn huyện Trà Lĩnh có 180 thôn bản nằm trong địa giới hành chính
của 13 xã, thị trấn trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn. Theo số liệu thống kê
năm 2008 của phòng thống kê huyện Trà Lĩnh thì huyện có 6 dân tộc anh em
đó là: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa. Trong đó dân tộc Tày và Nùng
chiếm chủ yếu, các dân tộc rất đa dạng về tập quán canh tác lẫn đời sống văn
hoá. Tổng dân số toàn huyện là 28.935 người trong đó có:
- Sè người ở độ tuổi lao động là 15.361 người, chiếm 53,087% tổng dân
số toàn huyện.
- Dân số phân theo nông thôn là 25.130 người, chiếm 90,58% dân số
toàn huyện.
5
- Dân số phân theo thành thị là 3.515 người, chiếm 12,14% dân số
toàn huyện.
- Mật độ dân số trung bình là 45,76 người/km
2
. Toàn huyện có 6534 hé
trong đó:
+ Số hộ làm nông nghiệp là 5.765 hộ, chiếm 88,23%.
+ Số hộ làm lâm nghiệp là 85 hộ, chiếm 1,3%.
+ Số hộ làm thương nghiệp là 407 hộ, chiếm 6,22%.
+ Sè hộ làm các ngành nghề khác là 308 hộ, chiếm 4,71%.

Tuy vậy số người làm trong ngành nông nghiệp vẫn khá cao so với các
ngành nghề khác. Vậy với tiềm năng và sức mạnh có sẵn của huyện vẫn cần
có kế hoạch làm giảm số lao động nông nghiệp, giảm số người lao động
không có việc làm mở thêm hoặc cử lao động đi học một số ngành nghề mới
mà địa phương còn thiếu đồng thời phải khôi phục ngành nghề truyền thống.
- Về văn hoá: trong thời gian qua huyện đã xây dựng được phong trào
văn hoá và bảo tồn các di sản văn hoá địa phương, đời sống văn hoá ngày
càng được nâng cao với chủ trương lành mạnh như cưới hỏi, tang lễ, lÔ hội.
Hiện nay toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn đều có điện, trên 90% thôn bản đã
có điện. Toàn huyện có 4323 gia đình văn hoá trong tổng số 6800 gia đình,
chiếm 63,57% với 9/180 thôn bản đạt danh hiệu làng văn hoá. Bên cạnh đó
huyện đang khởi công xây dựng hai nhà văn hoá của huyện và một nhà văn
hoá của xã. Hiện nay phong trào thể dục thể thao quần chúng trong huyện khá
phát triển, thu hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là tầng lớp
thanh thiếu niên.
- Về giáo dục: Toàn huyện có 10 trường mầm non, 7 trường trung học
cơ sở trong đó có một trường phổ thông dân tộc nội trú và bốn trường trung
học phổ thông. Tính đến nay trong huyện có 11/13 xã được công nhận hoàn
thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp các cấp đạt
6
93,5%. Ngành giáo dục huyện Trà Lĩnh sau khi đã phổ cập giáo dục tiểu học
xong hiện nay tiếp tục duy trì công tác phổ cập trung học cơ sở. Vấn đề hiện
nay đối với ngành giáo dục huyện là phải đầu tư về cơ sở vật chất và các trang
thiết bị dạy học ở trong các trường. Đặc biệt là phải nâng cao được tỷ lệ cho
học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm.
- Về y tế và chăm sóc sức khoẻ: công tác y tế của toàn huyện hàng năm
đã duy trì và thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tất cả các
chương trình quốc gia về y tế như: tiêm chủng mở rộng, khám chữa bệnh lưu
động, tuyên truyền cổ động kế hoạch hoá gia đình, tệ nạn xã hội luôn được
quan tâm thực hiện tốt. Tuy nhiên bên cạnh mặt mạnh huyện vẫn còn những

hạn chế cần khắc phục từng bước như trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và
các trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân
dân…Ngoài ra cũng còn phải tuyên truyền hơn nữa về y tế tới bà con nhân
dân, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng sâu bởi vì ở đây bà con dân tộc vẫn còn
mang nặng phong tục mê tín dị đoan lạc hậu.
- Về giao thông: Trà Lĩnh là một huyện miền núi, có địa hình phức tạp tập
trung chủ yếu là đồi núi đá, chính vì vậy giao thông là vấn đề hết sức khó khăn
của huyện, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Nơi mà các phương tiện giao
thông chưa đến được việc đi lại của bà con nông dân là rất khó khăn. Quốc lộ 3
là quốc lộ duy nhất chạy qua trung tâm huyện và một số xã của huyện, vừa qua
quốc lộ này đã được nâng cấp và mở rộng, góp phần đáng kể về việc đi lại giao
lưu buôn bán của bà con dọc hai bên quốc lộ có nhiều thuận lợi hơn trước.Tuy
nhiên công tác phát triển giao thông huyện còn chậm, công tác xây dựng chưa
hoàn chỉnh, bê tông hoá đường giao thông thôn xóm gần như chưa có.
Về thuỷ lợi: hệ thống công trình thuỷ lợi đã được chú trọng, đặc biệt là
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự hỗ trợ vốn của tỉnh hệ thống
thuỷ lợi đã được kiên cố hoá hàng năm. Cụ thể toàn huyện có 300 công trình
7
thuỷ lợi trong đó có 95 công trình kiên cố (đập, mương) đảm bảo diện tích
chủ động tưới nước cho 1.262 ha.
- Về tập quán canh tác:
Trồng trọt: Chủ yếu theo phương thức luân canh và chuyên canh một số
cây trồng truyền thống nh: lúa, ngô, đậu tương, thuốc lá, Đến nay do thay đổi về
nhận thức và được sự quan tâm chỉ đạo của phòng NN và PTNT của huyện như
chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, cung cấp các giống mới có năng suất cao nên đã
đáp ứng được nhu cầu của người dân cả huyện và một số địa phương khác.
Chăn nuôi: Trước đây nhân dân trong vùng chủ yếu là chăn nuôi
theo phương thức chăn thả. Ngành chăn nuôi nhìn chung chưa có sự đầu tư
về giống, chuồng trại, kỹ thuật và chăm sóc. Do vậy năng suất còn thấp và
chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong huyện. Ngoài ra do người dân

có thói quen không giữ vệ sinh môi trường trong chăn nuôi của huyện. Đến
nay do nhận thức của người dân đã có tiến bộ, cùng với sự quan tâm của
phòng NN và PTNT huyện, các cấp các ngành có liên quan. Cụ thể nh dự án
chăn nuôi bò Laisind, lợn chuyên thịt, ngan Pháp đã làm cho ngành chăn nuôi
của huyện có bước chuyển mình đáng kể.
1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.4.1. Ngành trồng trọt
Đối với Trà Lĩnh, trồng trọt được coi là ngành sản xuất chính. Do đó,
phần lớn số hộ của huyện làm nông nghiệp, có tới 5982 hé trong tổng 6534 hộ
toàn huyện chiếm 91,55%. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là
5.261,4 ha; sản lượng lương thực có hạt quy ra thóc là 18.165 tấn trên năm.
Năng suất một số cây trồng chính trong huyện
+ Lúa nước : 43,11 tạ/ha
+ Ngô : 39,32 tạ/ha
+ Đậu tương: 14 tạ/ha
+ Thuốc lá: 15 tạ/ha
8
Bảng 1.1: Tổng sản lượng một số cây lương thực chính qua các năm
TT Loại cây trồng chính ĐVT 2006 2007 2008 2009
1 Lúa Tấn 9.103,13 9.482,0 9.782 9.485
2 Ngô Tấn 6.817,21 7.239 6.978 8.961
3 Đậu tương Tấn 711,3 787,5 471,5 500
4 Tổng sản lượng Tấn 16.631,64 17.508,5 17.231,5 18.946
(Nguồn : Phòng NN &PTNT huyện Trà Lĩnh)
1.4.2. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi là ngành kinh tế luôn phát triển, bên cạnh trồng trọt là
ngành truyền thống có từ lâu đời. Cách đây vài năm trở về trước phương thức
chăn nuôi của người dân còn lạc hậu, dẫn đến năng suất không cao, sản phẩm
chăn nuôi không cung cấp đủ cho nhân dân mà phải nhập từ nơi khác đến.
Trong vài năm gần đây, nhờ có sự quan tâm của các nghành chăn nuôi có

bước chuyển mình đáng kể. Đặc biệt là trong vài năm gần đây có thể nói đó là
bước phát triển lớn đối với các nghành chăn nuôi của huyện.
Bên cạnh đó, huyện Trà Lĩnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho
việc phát triển nghành chăn nuôi trâu bò, dê và gia cầm, do địa phương có
diện tích đất bãi tự nhiên rộng, có nguồn thức ăn phong phó cho chăn nuôi
trâu, bò, dê. Ngoài ra đất ở đây cũng rất thích hợp cho việc trồg cỏ, để chủ
động trồng cỏ, để chủ động về nguồn thức ăn. Tổng số đàn gia sóc, gia cầm
của toàn huyện trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 1.2: Tổng đàn gia sóc, gia cầm qua các năm
Năm
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2006 2007 2008 2009
So sánh năm
09/08(%)
Trâu con 12.981 11.852 11.971 12.267 102,4
Bò Con 8.571 8.301 8.886 9.832 110,6
Lợn con 17.756 18.344 20.434 20.712 101,3
Gia cằm con 131.632 125.886 119.700 115.521 96,5
(Nguồn : Phòng NN &PTNT huyện Trà Lĩnh)
9
+ Chăn nuôi trâu bò: Cả huyện có tổng số trâu là 12.166 con (năm
2009) đạt 102,47% so với năm 2008 (11.971 con). Đối với đàn bò trong năm
2009 có số lượng là 9.832 đạt 110.971% so với năm 2008 (8.886 con).
Nhìn chung trâu bò là đối tượng gia sóc quan trọng phù hợp với điều
kiện của một huyện miền núi mà sản xuất nông nghiệp là chính. Trâu bò được
nuôi ở gia đình với mục đích sử dụng chính là sức kéo và lấy phân bón cho
ngành trồng trọt, với quy mô nhỏ, số trâu bò nuôi trong hé gia đình còn Ýt.
Trâu = 1,89 con/hộ; Bò = 1,48 con/hộ

Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự do. Do mục đích sử dụng
nên quy mô đàn nhỏ và công tác giống chưa được chú trọng, chủ yếu là giống
nội, năng suất thấp.
Trong thời gian vừa qua vào thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008
do thời tiết rét đậm rét hại đã làm thiệt hại rất lớn về số lượng vật nuôi của
huyện đặc biệt là trâu bò chết rét. Để khắc phục thiệt hại này thì nhà nước đã
có nhiều dự án nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi với các dự án hỗ trợ cho vay
không lãi xuất ngân hàng để đầu tư chăn nuôi.
+ Chăn nuôi lợn: với tổng đàn lợn của huyện là 20.712 con trong năm
2009 đạt 101,38% so với năm 2008 (20.434 con). Hầu hết các hộ chăn nuôi
theo phương thức cổ truyền là tận dụng nguồn thức ăn thừa và các sản phẩm
phụ của ngành trồng trọt. Qua điều tra cho thấy trung bình mỗi hộ nuôi được
3,32 con lợn. Lợn thịt (chủ yếu là lợn lai giống ngoại với Móng Cái hoặc nái
địa phương) nuôi với thời gian dài (12 tháng – 13 tháng) mới bán hoặc giết
thịt. Tuy nhiên nuôi lợn vẫn là thu nhập chính của người dân.
+ Chăn nuôi gia cầm
Nhân dân Trà Lĩnh chủ yếu chăn nuôi gia cầm là các giống địa phương
nh gà Ri, Ngan nội. Tổng số đàn gà của huyện là 115.521 con, các giống gà
10
công nghiệp chưa được chăn nuôi phổ biến vì vậy hiệu quả chăn nuôi gia cầm
không cao, sản phẩm chủ yếu là cung cấp thịt cho thị trường huyện.
1.4.3. Công tác dịch vụ phục vụ sản xuất
Hiện nay trên địa bàn huyện hệ thống dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã
xuất hiện khá nhiều nhưng đến nay dịch vụ này mới chủ yếu tham gia vào
cung ứng vật tư, con giống và chuyển giao một số tiến bộ khoa học vào sản
xuất. Về hệ thống dịch vụ nông – lâm của huyện: hiện nay đã có trạm bảo vệ
thực vật, trạm thú y, trạm vật tư nông nghiệp, lâm trường, hệ thống quản lý
thuỷ lợi và hệ thống tổ chức khuyến nông, khuyến lâm từ huyện đến xã, cụm.
Nhìn chung cơ sở hoạt động tốt, đáp ứng được một phần nào của yêu cầu sản
xuất. Bên cạnh đó còn có một số cơ sở dịch vụ tư nhân của một số cán bộ kỹ

thuật nông nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào sản xuất.
1.5. Đánh giá chung
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình
sản xuất của huyện Trà Lĩnh cho phép em được đánh giá sơ bộ những thuận
lợi khó khăn của huyện như sau:
1.5.1. Thuận lợi
+ Huyện Trà Lĩnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển
mô hình nông – lâm kết hợp.
+ Huyện có đường giao thông quốc lộ 3 chạy qua và hiện nay có một số
tuyến đường giao thông liên xã đã đi vào sử dụng do đó tương đối thuận tiện
cho việc đi lại, vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá, giao lưu văn hoá và chuyển
giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Huyện có lực lượng lao động dồi dào, chịu khó tham gia tích cực
thực hiện các chương trình của huyện.
+ Bộ máy chính quyền vững mạnh với đội ngũ cán bộ đông đảo, có
chuyên môn làm việc tận tuỵ và có tinh thần trách nhiệm cao.
11
1.5.2. Khó khăn
+ Do trình độ dân trí trong huyện không đồng đều nên việc phổ biến,
chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.
+ Mật độ dân số phân bố không đồng đều làm cho công tác dân vận của
địa phương gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế .
+ Nông nghiệp là thế mạnh nhưng chưa đầu tư đúng mức. Số lượng
trang trại còn rất Ýt và cũng chỉ mới bắt đầu hình thành, tập quán chăn nuôi
còn lạc hậu. Thêm vào đó là các sản phẩm của nông nghiệp chưa có thị
trường tiêu thụ ổn định.
+ Lực lượng cán bộ cơ sở chưa qua đào tạo chuyên sâu, còn nhiều hạn
chế đặc biệt là các nghành đòi hỏi kỹ thuật cao.
1.6. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.6.1. Nội dung thực hiện

Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - thú y Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sù quan tâm giúp đỡ tận tình của giáo viên
hướng dẫn và của Phòng NN & PTNT huyện Trà Lĩnh, trạm thú y huyện và
UBND xã Hùng Quốc. Trong 4 tháng thực tập tốt nghiệp em đã xây dựng
được kế hoạch thực tập nh sau:
+ Điều tra tình hình tự nhiên, khí hậu, đất đai và các chỉ tiêu kinh tế, xã
hội của huyện Trà Lĩnh.
+ Tuyên truyền với nhân dân ở xã về lợi Ých của ngành chăn nuôi và
một số công tác phòng trị bệnh cho các loại gia sóc gia cầm, khuyến cáo bà
con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế của địa phương.
+ Tiến hành điều tra tổng đàn gia sóc gia cầm tại xã Hùng Quốc, điều
tra các chỉ số sinh trưởng và phát triển của gia sóc gia cầm, điều tra chi tiết
tình hình chăn nuôi lợn thịt tại các bản trong xã Hùng Quốc và tìm hiểu phong
tục tập quán và công tác chăn nuôi ở từng hé gia đình thuộc xã Hùng Quốc.
12
+ Ngoài ra kết hợp với cán bộ cơ sở để tiến hành phòng và trị bệnh cho
gia sóc, gia cầm trong các hộ nông dân và làm một số công tác phục vụ sản
xuất khác.
+ Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học
1.6.2. Biện pháp thực hiện
Để hoàn thành tốt chương trình tốt nghiệp, em đã đề ra một số biện
pháp thực hiện như sau:
+ Với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế phải khắc phục khó khăn không
quản ngại cùng các cán bộ của Phòng NN & PTNT tham gia vào công việc
theo kế hoạch đề ra.
+ Khiêm tốn chịu khó học hỏi đi sâu sát vào thực tế đời sống sản xuất
của nhân dân và khi gặp khó khăn phải đề xuất – xin ý kiÕn của lãnh đạo
phòng NN và cô giáo hướng dẫn.
+ Khi thực hiện công việc phải hoà mình vào quần chúng, hoà nhã với
mọi người và đồng nghiệp, khiêm tốn với các cấp lãnh đạo và cán bộ phòng

NN. Từ đó có điều kiện thuận lợi cho quá trình tiến hành công việc của mình,
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và phải luôn chú y lắng
nghe ý kiến của người dân, bên cạnh đó còn phải học hỏi kinh nghiệm của cán
bộ cơ sở trạm thú y về công tác phòng và điều trị bệnh cho các loại gia sóc gia
cầm trong toàn huyện.
+ Tham gia hội thảo giao lưu tiến bộ khoa học – kỹ thuật giữa phòng
NN với người dân ở các xã.
1.7. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.7.1. Công tác chăn nuôi
Qua tiếp xúc và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân trong
huyện, em đã nhận thấy rằng hầu hết tập quán chăn nuôi của bà con còn rất
lạc hậu. Do vậy việc tuyên truyền vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa
13
học kỹ thuật và thực tiễn chăn nuôi là rất quan trọng. Chính vì vậy em đã
nhiệt tình phổ biến khoa học kỹ thuật cho bà con chăn nuôi, vận động bà con
chăn nuôi hợp vệ sinh, chuồng trại Êm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè,
vệ sinh sạch sẽ chuồng trại phải có hố ủ phân rác để tránh các mầm
bệnh đảm bảo sức khoẻ con người và vật nuôi. Ngoài ra em còn phổ
biến cho bà con một số giống mới, các loại thức ăn cho gia sóc gia cầm
theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
14
1.7.2. Công tác thú y
Thực hiện phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cho nên trong
thời gian thực tập tốt nghiệp em đã kết hợp với cán bộ phòng NN và trạm thú
y huyện tiến hành tiêm phòng và điều trị bệnh cho gia sóc, gia cầm. Công tác
tiêm phòng được trạm thú y tiến hành hai đợt (tháng 3 – 4 và tháng 9 - 10)
tiêm phòng chủ yếu các loại vaccin như: Tụ huyết trùng trâu bò, vaccin tụ dấu
lợn và dịch tả lợn, vaccin phòng dại ở chó, vaccin Newcastle cho gà…Nhờ
công tác tiêm phòng được duy trì đều cho nên hàng năm Ýt xảy ra dịch bệnh.
Bảng 1.3: Kết quả tiêm phòng cho đàn gia sóc trong huyện năm 2009

TT Loại gia sóc Vaccin Sè con tiêm Tỷ lệ (%)
1 Trâu bò LMLM, Dịch tả, Tụ huyết trùng 17.275 78,17
2 Lợn LMLM, Tụ dấu, Lepto 13.818 66,71
3 Chã Dại 2031 80
4 Gia cầm Gumboro, Lasota 80.864,7 70
(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Trà Lĩnh)
Ngoài công tác tiêm phòng ra thì chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh cho
gia sóc, gia cầm cũng rất quan trọng, nhờ đó mà làm giảm số lượng gia sóc,
gia cầm bị chết do bệnh dịch gây ra, hơn nữa nó làm cho người dân tin tưởng
vào công tác thú y và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do vậy trong quá trình thực
tập chúng em đã tham gia điều trị một số bệnh như sau:
* Bệnh ở lợn
+ Bệnh phó thương hàn ở lợn: bệnh này do vi khuẩn Salmonella gây ra khi
lợn con được 1 – 4 tháng tuổi có thể mắc và gây hại đến 85% tổng đàn. Khi mắc
bệnh lợn sốt cao liên tục và kéo dài, ỉa chảy nhiều sau đó kiệt sức mà chết.
Điều trị: Dùng Chloramphenicol (Cloroxit). Dùng Streptomycin tiêm
bắp và có thể dùng lá đắng chát cho lợn uống…Kết quả khỏi bệnh cao.
+ Bệnh tụ huyết trùng ở lợn: Bệnh này do vi khuẩn Pasteurella xâm
nhập qua đường tiêu hoá, khi mắc lợn sốt cao, da đỏ rực từng mảng lớn, có
15
khi có triệu trứng thần kinh, lợn này mắc chủ yếu ở giai đoạn 3 tháng tuổi trở
lên và gây hại đến 100% tổng đàn.
Điều trị: Dùng Streptomycin 50mg/1kg khối lượng lợn, dùng Tetracylin,
Kanamycin 30 – 50 mg/1kg P lợn. Tiêm thêm Vitamin C, B1, Cafein trợ sức.
+ Lợn con ỉa phân trắng: Bệnh này thường gặp trong chăn nuôi lợn nái,
đặc biệt trong vụ Đông – Xuân thời tiết Èm độ cao, lợn con thiếu Fe, dịch vị
không có hoặc thiếu HCl nên trực khuẩn đường tiêu hoá phát triển làm hạn
chế sự hấp thu sữa ở lợn con gây ra ỉa phân trắng. Khi mắc cơ thể gầy sút
nhanh, da nhăn nheo, bú kém, đi đứng xiêu vẹo.
Điều trị: Dùng Chloramphenicol, Tetracyclin 30 – 50mg/1kgP lợn,

ngoài ra dùng các loại lá đắng chát như: Búp ổi, búp hồng xiêm cho lợn uống.
* Bệnh ở trâu bò
+ Bệnh giun đũa ở bê nghé: Trong quá trình thực tập trên địa bàn em
thấy 1 số bê nghé của một số hộ gia đình có triệu chứng mắc giun đũa, khả
năng vận động của bê nghé chậm chạp, dáng vẻ mệt mỏi, cong đuôi, bú kém.
Kiểm tra phân thấy sự chuyển mầu từ xanh đen sang mầu vàng có lẫn chất
nhầy rồi chuyển sang màu trắng xám.
Điều trị: Dùng Levamisol 1ml/90 kg thể trọng (tiêm bắp) sau 2 ngày
theo dõi thấy kết quả giun ra và bê, nghé khỏi dần.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng sau:
16
Bảng 1.4: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
TT Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả Tỷ lệ (%)
1 Phòng bệnh An toàn
- Vaccin tụ huyết trùng trâu bò 80 80 100
- Vaccin tô – dấu lợn 140 140 100
- Vaccin phó thương hàn lợn 115 115 100
- Vaccin phòng dại chó 20 20 100
Điều trị Khái
- Phó thương hàn lợn 12 10 83,33
- Tụ huyết trùng lợn 15 13 86,66
- Lợn con ỉa phân trắng 15 10 66,6
- Giun đũa bê nghé 10 10 100,0
2 Công việc khác
- Thô tinh nhân tạo lợn 5 4 80,0
- Đỡ đẻ lợn 2 2 100,0
- Tiêm Dextran – Fe cho lợn con 70 70 100,0

- Thiến lợn đực con 23 20 86,9
1.8. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nắm được phương pháp đánh giá thực trạng chăn nuôi để tư vấn cho
bà con và các cấp lãnh đạo.
- Nâng cao tay nghề trong công tác thú y
- Thực hành kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn qua công việc tổng
kết đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt.
1.9. Tổng quan tài liệu
1.9.1. Cơ sở lý luận
a. Đặc tính thích nghi của lợn
Lợn là một loại gia súc có nhiều đặc tính quý như: Dễ huấn luyện, gần
gũi với con người, là loại ăn tạp, chịu đựng kham khổ tốt…Tuy nhiên các đặc
tính này muốn phát huy được thì con lợn cần phải được chăm sóc, nuôi
dưỡng, và quản lý trong một điều kiện đầy đủ ổn định thì nó mới thể hiện tốt
các đặc tính đó. Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt nó không những phát
17
huy tốt các đặc tính đó mà nó còn nâng cao năng xuất và phát triển theo một
hướng nhất định như: khả năng cho sản phẩm, tính chống chịu bệnh tật, khả
năng sinh sản tốt, tăng tính chịu đựng kham khổ và có kết cấu ngoại hình phù
hợp. Mỗi giống lợn khác nhau thì có sức sản xuất khác nhau và chịu ảnh
hưởng của các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau (Trần Đình Miên,
1992 [7]).
Ngoài ra lợn là loại gia súc có khả năng thích nghi cao với các điều
kiện khí hậu nóng Èm và rét, do vậy địa bàn phân bố của lợn tương đối rộng,
hầu hết các nước trên thế giới đều có ngành chăn nuôi lợn. Vào mùa rét nhiệt
độ thấp lợn tích mỡ dưới da nhiều để chống lại khí hậu rét. Trái lại vào mùa
nóng ở các vùng có khí hậu nóng thì lợn giảm khả nâưng tích mỡ dưới da
đồng thời tăng cường hô hấp để thải nhiệt. Vì vậy vào mùa hè tần số hô hấp
của lợn cao hơn mùa đông.
Nhờ các đặc tính dễ nuôi, dễ huấn luyện thì con người đã biết lợi dụng

các đặc tính này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý và phát
triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp với quy mô lớn, bằng cách tạo ra
cho con lợn các phản xạ có điều kiện như: ăn uống đúng chỗ, đúng giờ quy
định, đối với lợn đực giống huấn luyện nhảy giá trong công tác thụ tinh nhân
tạo để lai tạo giống.
b. Khả năng sinh sản và cho sản phẩm của lợn
- Lợn là loại gia súc đa thai nên sức sinh sản của lợn rất cao đõy cũng
là một tiêu chuẩn để xác định gớa trị của con vật. Khả năng này được thể hiện
bằng các tiêu chuẩn nh: đẻ con nhiều, đẻ nhiều lứa, tỷ lệ con còn sống sau khi
đẻ cao… Đặc tính sinh sản có liên quan đến thời gian thành thục, chu kỳ động
dục và thời gian động dục sau khi đẻ.
18
- Hiện nay chủ yếu các giống lợn nái Móng Cái theo nhiều tác giả thì
giống lợn Móng Cái có nhiều đặc tính tốt cần được bảo vệ và dự trữ gen bằng
cách nhân giống thuần chủng với các giống lợn khác.
- Về khả năng cho sản phẩm của lợn thì đối với các loài gia súc khác
không loài nào có khả năng cho sản phẩm (chủ yếu là thịt) nhanh, chất lượng
sản phẩm thịt tốt, mức dộ tiêu hoá của thịt lợn đạt 50% mỡ lợn tiêu hoá có thể
đạt 98%.
Trong 1kg thịt lợn có từ 21 – 35% mì, 50 – 55% nước có 3.085 Kcal.
Trong khi đó 1kg thịt dê có 8% là mỡ, 60 – 75% là nước và có 2.775 Kcal
(Nguyễn Khánh Quắc và cộng sự, 1993)[9].
c. Kết cấu ngoại hình
Đặc trưng của phẩm chất giống thể hiện qua ngoại hình làm cho giá trị
giống được nâng cao lên. Kết cấu ngoại hình nó được xác định ngay sản phẩm
giống với các tính năng sản xuất, tạo nên sự tin cậy về phẩm chất của giống
(Trần Đình Miên - 1992)[7]. Sự kết cấu ngoại hình giữa kết cấu bộ phận của
cơ thể cũng mang đặc trưng cho từng giống, đặc trưng đó không phụ thuộc
vào điều kiện ngoại cảnh.
Căn cứ vào ngoại hình để chọn giống và để cho các hướng sản xuất,

chúng ta phải chọn được những con to khoẻ có kết cấu phù hợp, có sức sản
xuất cao và có thể sử dụng chăn thả tốt. Vậy kết cấu ngoại hình cũng là một
chỉ tiêu khá quan trọng (Trần Văn Phùng và cs, 2004 [8]).
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng xuất, sản lượng của ngành chăn nuôi
lợn
Trong chăn nuôi lợn, để đạt được mục đích phát tiển và nâng cao cả về
chất lượng cần phải chú ý đến một số yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm
sóc và nuôi dưỡng, quản lý, trong đó giống là nền tảng để cho các vấn đề còn lại
phát huy… Nếu như giống không tốt thì thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản
19
lý tốt đến đâu cũng không thể đạt được năng suất chất lượng cao được. Khi đã có
giống tốt thì với chăm sóc, nuôi dưỡng một cách khoa học sẽ khai thác được
những tiềm năng sinh trưởng của giống và khả năng sản xuất của giống đó. Do
đó muốn tăng năng suất thì phải chú trọng đến một số nhân tố sau:
* Giống
Trong chăn nuôi “Giống là tiền đề” muốn phát triển chăn nuôi cần phải
đảm bảo về số lượng và chất lượng giống, hai mặt này có mật thiết với nhau
thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Việc tăng số đầu gia súc không chỉ đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu khối
lượng sản phẩm mà nó còn góp phần cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn
lọc tạo giống, mặt khác quá trình chọn lọc tạo giống sẽ tạo ra con giống có
năng suất cao, có đặc tính di truyền ổn định không những đảm bảo về số
lượng gia súc mà còn cải thiện được năng suất của ngành chăn nuôi, làm cho
ngành chăn nuôi không ngừng phát triển.
Mỗi giống khác nhau có khả năng sản xuất khác nhau. Khả năng đó
chịu ảnh hưởng của các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và việc sử dụng thức
ăn. Nếu nh chế độ dinh dưỡng thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi khả năng sản xuất
của lợn.
Việc sử dụng giống không hợp lý, không đúng quy trình kỹ thuật cũng
làm thay đổi khả năng sản xuất của đàn lợn thịt. Đến nay các giống lợn đã

được cải tiến trong điều kiện nuôi dưỡng tốt nên lợn tăng trọng nhanh, thời
gian nuôi ngắn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng Ýt, còn các giống chưa được
cải tiến thì năng suất, sản xuất thấp, thời gian nuôi kéo dài, chi phí thức ăn
cao. Do đó trong quá trình chăn nuôi, muốn nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm của nuôi lợn thịt, bên cạnh yếu tố thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng và
quản lý tốt thì chất lượng con giống là rất quan trọng. Để đáp ứng đủ các loại
con giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt như: năng suất thịt cao, chất
20
lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt cao, tiêu tốn thức ăn Ýt…Để phục vụ cho tiêu dùng và
xuất khẩu thì đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải đưa ra được các công thức lai phù
hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, đặc biệt là các vùng miền núi phía bắc.
Con lai F1 nhiều năm đã được nhiều người dân miền núi phía Bắc ưa
chuộng và phát triển mạnh chính là nhờ các đặc tính ưu việt của con lợn như:
khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện sống, khả năng tận dụng thức ăn
thô xanh, sức chịu bệnh tốt…Rất phù hợp với các điều kiện chăn nuôi thực tế
cũng như các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng ở địa phương.
* Nhân tố thức ăn
Lợn là loài gia súc ăn tạp, chịu đựng kham khổ cao, có thể sử dụng các
thức ăn thô xanh, các phế phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến, cũng
như các loại thức ăn ngũ cốc, hoà thảo, các loại thức ăn có nguồn gốc động
vật, thức ăn bổ sung như VTM, kháng sinh. Đối với lợn thì khả năng chuyển
hoá tốt do vậy tiêu tốn/kg tăng trọng so với trâu bò thấp hơn nhiều. Qua
nghiên cứu ta thấy lợn nội có khả năng tận dụng thức ăn thô xanh tốt hơn
giống lợn ngoại. Đây là loại thức ăn tốt, chứa nhiều dinh dưỡng mà tập quán
người dân hay dùng thức ăn thô xanh để nuôi lợn. Đối với các giống lợn
ngoại mà người sử dụng thức ăn thô xanh thì sinh trưởng kéo dài hơn lợn nội,
xong nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trong điều kiện thức ăn tốt (thức ăn tinh) thì
giống lợn ngoại lại sinh trưởng phát triển tốt hơn lợn nội. Do đó mà thức ăn
đóng vai trò quan trọng, chiếm 70% giá thành sản phẩm. Đối với từng con
giống đó là khẩu phần ăn tốt, khả năng sản xuất, sản phÈm với chi phí giá

thành rẻ nhất.
Trong chăn nuôi nếu trong khẩu phần thức ăn không đủ về số lượng và
chất lượng, mất cân đối về thành phần dinh dưỡng sẽ dẫn đến làm giảm sự
sinh trưởng, kéo dài thời gian nuôi, chi phí thức ăn cao, tăng giá thành sản
phẩm. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến phẩm chất của thịt và mỡ một cách rõ
21
rệt. Nếu thức ăn của lợn có nhiều dầu, mỡ, cám khô thì thịt mỡ lợn mềm,
nhão, kém phẩm chất (Nguyễn Thị Vân và các cộng sự) [14].
Hiện nay người dân chăn nuôi với phương thức kết hợp các nguồn thức
ăn từ sản phẩm nông nghiệp và một số Ýt có nguồn gốc động vật, tuy giá trị
nuôi dưỡng không cao nhưng lại là nguồn gốc nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền dễ
chế biến. Đối với ngành chăn nuôi lợn của người dân còn nhiều hạn chế, nhất
là người miền núi, các loại thức ăn đơn điệu chỉ gồm vài loại rau xanh, cám
bã và một số Ýt loại thức ăn khác. Do đó mà dẫn đến thiếu hụt và mất cân đối
về dinh dưỡng điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn.
* Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn
Cùng với công tác giống, thức ăn thì công tác chăm sóc nuôi dưỡng và
quản lý cũng rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới năng suất và hiệu
quả kinh tế của chăn nuôi lợn. Trong những vùng nhân dân có tập quán chăn
nuôi cổ truyền chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn có sẵn và bổ sung thêm một
số thức ăn khác với số lượng Ýt, còn nguồn phân sử dụng cho trồng trọt. Do
vậy lợn chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài hiệu quả kinh tế thấp.
Trong điều kiện cho phép nh hiện nay, muốn đạt được những kết quả
cao thì chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn phải quan tâm, chú ý đủ các
điều kiện nh chuồng trại, công tác vệ sinh thó y.
+ Chuồng trại: Phải thường xuyên vệ sinh quét dọn sạch sẽ, trước khi
đưa lợn vào chuồng phải tiêu độc bằng nước vôi hoặc thuốc sát trùng.
Chuồng trại phải có hệ thống xử lý phân và rác thải. Chuồng trại cần phải
có hiệu quả tiết kiệm được diện tích, ví dụ: diện tích chuồng trại cho một
số loại lợn nh sau:

- Lợn thịt nuôi trên và dưới 6 tháng : 0,7 – 1m
2
/con.
- Lợn nái đẻ nuôi con : 4 – 5 m
2
/con.
- Lợn hậu bị nuôi trên và dưới 6 tháng tuổi : 0,8 – 2 m
2
/con.
22
- Lợn nái chửa : 2 - 3m
2
/con
- Lợn đực giống : 6 m
2
/con.
(Trương Lăng (1999)[5].
Về nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 – 20
0
C, độ Èm 75 – 80%. Nếu
nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng, tăng
trọng của lợn, hiệu quả chăn nuôi kém. Nếu nhiệt độ quá cao lúc này lợn sẽ
mệt mỏi làm giảm tính thèm ăn, nếu nhiệt độ quá thấp làm cho lợn phải tiêu
tốn nhiệt năng để duy trì thân nhiệt.
Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự tăng trọng của lợn, đặc biệt là trong
giai đoạn vỗ béo.
Thức ăn, nước uống, chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh thó y, nơi nghỉ
ngơi của lợn phải thoáng mát, sạch sẽ.
Hàng năm tiến hành tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn, đồng thời phải
thường xuyên tẩy giun ở các độ tuổi khác nhau của lợn. Khi đã phát hiện gia

súc ốm hoặc có ổ dịch phải tiến hành cách ly nhanh chóng con ốm để điÒu trị
và tiến hành bao vây, tiêu diệt ổ dịch không cho dịch bệnh lan tràn ra các
vùng lân cận khác. Đây là khâu quan trọng trong chăn nuôi, phải thường
xuyên phòng trừ dịch bệnh và tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo đúng yêu
cầu kỹ thuật để tránh những thiệt hại lớn về kinh tế do dịch bệnh gây ra.
+ Về chính sách xã hội
Nước ta nuôi lợn là một nghề truyền thống của người dân. Thịt lợn
chiếm 70% tổng số thịt tiêu dùng hàng ngày trên thị trường.
Trong những năm gần đây do chính sách xã hội hỗ trợ nông dân của
Đảng và Nhà nước về công tác chăn nuôi lợn thì đàn lợn trong dân và ở các
trang trại, xí nghiệp chăn nuôi lợn đã tăng lên đáng kể về số lượng và chất
lượng. Nhân dân đã chuyển dần từ thức ăn truyền thống sang thức ăn chăn
nuôi công nghiệp thâm canh cao.
1.9.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
a. Tình hình nghiên cứu trong nước
23
Trong công tác chăn nuôi “giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, chăm sóc
– nuôi dưỡng là quyết định”. Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã
nhận thấy rõ vai trò của con giống, cần phải tăng cường chọn lọc củng cố và
nâng cao phẩm chất đàn lợn. Tăng cường nhập các giống lợn ngoại đem lai
tạo với các giống địa phương để nâng cao chất lượng cũng nh khối lượng lúc
xuất chuồng, phấn đấu đạt 80 – 90kg/con. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
trong nước cũng nh xuất khẩu. Hiện nay ở phía Bắc đã có nhiều trung tâm,
trại giống như: Trại giống lợn Thụy Phương, Viện chăn nuôi, Trại lợn Móng
Cái Đông Triều Quảng Ninh Để nâng cao năng suất nuôi lợn thịt đã có nhiều
công trình nghiên cứu lai kinh tế giữa các giống lợn như:
Theo Lê Hồng Mận và cộng sự (2003)[6]. Lợn thịt có nhu cầu dinh
dưỡng theo giai đoạn lợn sữa, lợn choai, lợn thịt. Lợn càng lớn tỷ lệ protein
khẩu phần giảm hơn, nuôi vỗ béo chủ yếu là thức ăn tinh bột. Khẩu phần lợn
thịt phải cân đối nhu cầu dinh dưỡng với thành phần hoá học của thức ăn theo

giai đoạn phát triển và vỗ béo của lợn. Cân đối giữa nguồn thức ăn động vật
và khoáng vật để lợn tiêu hoá và hấp thu cao nhất. Có hiệu quả vì chi phí thức
ăn chiếm 70 - 75% giá thành thịt lợn. Các giống lợn ngoại thuần, lai hướng
nạc, hoặc nạc mỡ có tỷ lệ thịt nạc cao đòi hỏi khẩu phần thức ăn có tỷ lệ
protein cao để tạo ra thịt. Lợn nội nhiều mỡ thì thức ăn cần bột đường nhiều.
Ở lợn hướng mỡ có bộ máy tiêu hoá phát triển nhanh, lợn tích luỹ mỡ sớm. Ở
lợn hướng nạc hệ hô hấp và tuần hoàn phát triển nhanh, trao đổi chất được
tăng cường để sản xuất thịt. Ở lợn hướng nạc bộ máy tiêu hoá có nhiều men
phân giải protein, ở lợn hướng mỡ thì nhiều men phân giải đường.
Theo (Phạm Hữu Doanh, 1997) {3} tuổi thành thục sinh dục ở lợn lai
muộn hơn lợn nái nội thuần chủng ( Ỉ, Móng Cái… ) Thường ở từ tháng thứ 4
- 5 ( 120 - 150 ngày). ở lợn F1 thường động dục lần đàu ở 6 tháng tuổi và lợn
ngoại là 6 - 8 tháng tuổi.
- Điều quang trọng đối với lợn nái và lợn cái hậu bị mang thai là đủ số
lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để kết quả sinh sản tốt. Nguyễn Tấn
Anh, (1995) {1} cho biết để duy trì năng xuất sinh sản cao thì nhu cầu dinh
24
dương cho ăn tự do chi đến khi đạt khối lượng 80 - 90kg, sau đó cho ăn hạn
chễ đến khi phối giống ( chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2kg/ngày (khẩu
phần là 14% Pr thô)
Khi nghiên cứu về đặc điểm sinh lý của lợn nái, tác giả Lê Văn Cường
1986 {2} cho biết: Tuổi đẻ lữa đầu của lợn nái phụ thuộc vào sự thành thục
của giống, điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi dùng công thức lai (lai kinh tế 3 máu) trên nền nái F1:
Móng Cái x Yorkshire, Móng Cái x DE với đực giống Landrace, tất cả các
con lai đem nuôi thịt và có tỷ lệ thịt trên thân thịt xẻ đạt trên 46%, chất lượng
thịt ngon, giảm phụ phẩm và mỡ.
Tóm lại: Ở nước ta hiện nay chủ yếu là dùng nái địa phương đem lai
tạo với đực ngoại cho con lai có tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt
tốt. Công tác giống đã chú trọng đầu tư và phát triển nhằm đem lại lợi Ých

kinh tế cao cho người chăn nuôi và cho xã hội.
b. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ngành chăn nuôi lợn trên thế giới hiện nay đã đạt được những tiến bộ
đáng kể về cả công tác giống, thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng. Hầu nh các
nước trên thế giới đều có ngành chăn nuôi phát triển nh: Trung Quốc,
Malaixia, Philippin đều đã có những trung tâm nghiên cứu giống lợn của
mình. Theo Lơginơlopki (1965)[16] thì lai kinh tế giữa các giống Đại Bạch x
Berkshire x Hampshire thì sẽ tăng lượng con sơ sinh sống sau 24 giờ sinh/lứa
từ 12 – 16%.
Trong những năm gần đây trên thế giới đã sử dụng phương pháp lai
kinh tế giữa hai giống và lai luân chuyển ba giống là kỹ thuật được các nước
sử dụng từ lâu để lai tạo con lai nuôi thịt. Hiện nay trong chăn nuôi lợn thịt
các nước đã áp dụng mô hình nhân giống hình tháp để tạo con lai 3 máu, 4
máu có năng suất cao: Tăng trọng 1kg/ngày, tỷ lệ nạc 58 – 65%, tiêu tốn thức
ăn hết 2,5 - 2,6kg ở Việt Nam phải tiêu tốn trên 4kg thức ăn cho sản xuất 1kg
tăng trọng thịt lợn hơi vì thức ăn chưa cân đối dinh dưỡng và giống lợn có
năng suất chưa cao.
25

×