Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nghiên cứu và đề xuất phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sốp Cộp - Huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.85 KB, 57 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý báo của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị kinh tế đối với nền kinh tế quốc
dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Từ xa xưa
con người đã biết dựa vào rừng mà sống, rừng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho
con người, nhưng ngược lại con người lại quá lạn dụng những lợi ích đó và
làm cho rừng ngày càng nghèo kiệt cả về số lượng và chất lượng. Cháy rừng là
một trong những thảm hoạ ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên, vật chất tính
mạng con người và môi trường sinh thái. ở nước ta và nhiều nước trên thế giới,
cháy rừng đã gây ra những thiệt hại rất lớn. Trên thế giới hàng năm. Cháy rừng
từ 10 – 15 triệu ha rừng, có năm cháy tới 25 - 30 triệu ha rừng.
Ở Việt Nam, trong những năm qua cháy rừng thường xuyên xảy ra nhưng
về thiệt hại thì chưa thống kê được đầy đủ. Trong giai đoạn từ năm 1963 đến
2003 cả nước đã cháy mất hơn 1 triệu ha rừng bao gồm cả rừng cây gỗ và
trảng cỏ, Lâu sậy, cây bụi. Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm
cho diện tích che phủ rừng của nước ta bị giảm nghiêm trọng, từ 43% năm
1993 xuống gần 28% năm 2001. Đặc biệt vụ cháy rừng năm 2003 tại U Minh
Thượng và U Minh Hạ ở Tỉnh Kiên Giang đã làm tổn thất 5.500 ha chưa kể
tổn thất về tài nguyên môi trường… Chỉ tính riêng chi phí cho công tác chữa
cháy tại đó đã lên đến 4,8 tỷ đồng.
Để khắc phục tình trạng mất rừng Đảng nhà nước ta đã có nhiều biện
pháp, chiến lược sách lược nhằm bảo vệ và phát triển rừng: “ Bảo vệ và phát
triển rừng là sự nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quốc kế dân sinh,
chẳng những cho đời nay mà cho cả những thế hệ tương lai của đất nước”.
Ngoài những biện pháp cần thiết như đóng cửa rừng, giao đất, giao rừng
cho công tác tái định canh, định cư… Thì công tác phòng cháy, chữa cháy
rừng cũng chiến một vị trí rất quan trọng. Nó góp phần ngăn chặn nặng cháy
rừng nói riêng, đồng thời phát huy hiểu quả công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng nói chung.
1
Xã Sốp Cộp là một xã nằm trên địa bàn Huyện Sộp Cộp với diện tích tự


nhiên 14.454,2 ha, trong đó diện tích rừng che phủ là 3.069,8 ha chiếm tới trên
60%. Do vị trí địa lý và điều kiện khí hậu của vùng trong những năm qua.
Công tác phòng chống cháy rừng luôn được chú trọng được coi là một trong
những nhiệm vụ trọng yếu. Tuy nhiên công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn
vì điều kiện địa hình phức tạp, đồi núi cao hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, trình
độ dân trí thấp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc đốt nương làm rẫy
bừa bãi để tái diện tích canh tác nông nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra. Hiện
nay ban lâm nghiệp xã kết hợp cùng kiểm lâm địa bàn cũng đang tham mưu,
góp ý kiến cùng Đảng uỷ HĐND và UBND xã tìm hướng giải quyết như định
canh định cư cho đồng bào các dân tộc quy hoạch diện tích đất sản xuất đất
nông nghiệp, tìm ra chọn loại cây trồng phù hợp cho nhân dân và giao đất,
giao rừng ổn định lâu dài cho nhân dân để họ có ý thức trong việc quản lý bảo
vệ rừng. Từ đó người dân có trách nhiệm hơn với rừng và nâng cao được công
tác phòng chống cháy rừng.
Để đánh giá được một cách toàn diện công tác phòng chống cháy rừng
trong những năm qua, tìm ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh việc
quản lý bảo vệ rừng ở xã Sốp Cốp nói riêng và khu vực Huyện Sốp Cốp nói
chung, tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Nghiên cứu và đề xuất
phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sốp Cộp - Huyện Sốp Cộp -
Tỉnh Sơn La”.
2
PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới.
Công tác dự báo cháy rừng trên thế giới đã được tiến hành cách đây hàng
trăm năm. Từ đó đến nay đã có rất nhiều các nhà lâm nghiệp nghiên cứu và
đưa ra nhiều phương pháp và ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực này mà đến
bây giờ thế giới vấn đang sử dụng.
Ở Mỹ, năm 1914 G.A Beal và C.B Shon 1929 đã đưa ra phương pháp
dự báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của từng việc từng thảm mục

trong rừng với yếu tố khí tượng thuỷ văn để từ đó đề ra các biện pháp phòng
cháy, chữa cháy, từ đó kết luận độ ẩm của từng thảm mục nói lên độ khô hẳn
của rừng. Độ khô hẳn càng cao thì khả năng cháy rừng càng lớn.
Ở Nga, năm 1924 E.V Valentic đã thống kê các vụ cháy rừng và đã xác
định được mỗi quan hệ giữa số lượng diện tích rừng bị cháy với số vụ cháy,
với 3 chỉ số sau: số ngày không mưa, lượng mưa và tốc độ gió, từ đó ông kết
luận: “ Cháy rừng bắt nguồn từ những nơi không vệ rừng, rừng gặp khô hạn
kéo dài, nguồn vật liệu cháy dần được tăng lên và dẫn đến cháy rừng”.
Cũng ở Nga năm 1939 V.G Nestorop đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố
khí tượng thuỷ văn và một số khác có ảnh hưởng đến rừng và đề phương pháp
dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp ông đưa ra biểu thức toán học để
đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng gồm 3 yếu tố: Nhiệt độ lúc 13h
trưa, lương mưa/ ngày, độ ẩm không khí, ông đã đưa ra kết luận nơi nào nhiệt
độ càng cao, số lượng mưa không kéo dài và độ ẩm không khí càng thấp thì
dẫn đến vật liệu cháy càng khô nên sẽ phát sinh cháy rừng.
Công thức: Pi = K ∑ T
0
13.Dn13
+ K là hệ số điều chỉnh có giá trị 0 và 1 phụ thuộc vào lượng mưa/ ngày
a nếu:
a >= 5mm thì K = 0, nếu a <= 5mm thì K = 1
+ T
0
13 Nhiệt độ không khí tối cao lúc 13h
3
+ Dn13 chênh lệch lúc bão hoà lúc 13h
Ông đưa ra 5 cấp cháy rừng nguy hiểm, với giá trị P cấp 1: Có giá trị
P<300 là nhỏ nhất và cấp lớn nhất là cấp V có giá trị P > 1000. Giá trị P càng
cao thì mức độ nguy hiểm, nguy cơ cháy rừng càng lớn. Giá trị P tỷ lệ thuận
với nhiệt độ và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ không khí.

Ở Thuỵ Điển và các nước thuộc bán đảo Scandinavia người ta đã dùng
chỉ số Angshrom để dự báo khả năng cháy rừng, nhưng chỉ tiêu này không đề
cập đến tốc độ gió và mưa nên không chính xác. Tuy nhiên đây là phương
pháp đơn giản dễ tính nên cũng được áp dụng rộng rãi ở Bồ Đào Nha và thuộc
địa cũ của Bồ Đào Nha.
Ở Indônêsia đã và đang nghiên cứu phương pháp tụ mây để chữa cháy
rừng nhưng chưa chắc chẵn về mặt khoa học. Cũng như chi phí cho phương
pháp này quá đắt do đó phương pháp này đã bị ngừng lại.
- Nghiên cứu bản chất của cháy rừng
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng ôxy hoá
các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xẩy ra khi có mặt đồng
thời của 3 yếu tố, hay còn gọi là tam giác cháy: nguồn nhiệt (lửa), ôxy và vật
liệu cháy. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể được
hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown, 1979;
Belop,1982; Chandler, 1983). Vì vậy, về bản chất, những biện pháp phòng
cháy, chữa cháy rừng chính là những biện pháp tác động vào 3 yếu tố trên theo
chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy.
Các nhà khoa học phân biệt 3 loại cháy rừng: (1)-Cháy dưới tán cây, hay
cháy mặt đất rừng, là trường hợp chỉ cháy một phần hay toàn bộ lớp cây bụi,
cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất; (2)-Cháy tán rừng (ngọn cây) là trường
hợp lửa lan tràn nhanh từ tán cây này sang tán cây khác; (3)-Cháy ngầm là
trường hợp xẩy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới mặt đất, trong lớp thảm
mục dày hoặc than bùn. Trong một đám cháy rừng có thể xẩy ra một hoặc
đồng thời 2, 3 loại cháy rừng trên. Tuỳ theo loại cháy rừng mà người ta đưa ra
4
những biện pháp phòng và chữa cháy khác nhau (Brown A.A, 1979; Mc
Arthur A.G, 1986; Gromovist R, 1993).
- Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng
Thế giới nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng chủ yếu
hướng vào làm suy giảm các thành phần của tam giác cháy:

(1)- Giảm nguồn nhiệt (nguồn lửa) bằng cách dọn vật liệu cháy trên mặt
đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo dải để ngăn cách đám cháy
với phần rừng còn lại.
(2)- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô khi chúng còn
ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất, hoặc đốt có
điều khiển theo hướng ngược với hướng lan tràn của đám cháy để cô lập đám
cháy.
(3)- Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn
cách vật liệu cháy với ôxy trong không khí (nước, đất, cát, bọt CO
2
, khí CCl
4
,
hỗn hợp C
2
H
5
Br với CO
2
v.v…).
- Nghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng
Khả năng xuất hiện và mức thiệt hại của cháy rừng thường phụ thuộc
chặt chẽ vào đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất như đặc
điểm khí hậu, thời tiết và đặc điểm các trạng thái rừng. Những khu vực có
lượng mưa lớn và phân bố đều hoặc có những trạng thái rừng ẩm thường ít xảy
ra cháy rừng. Ngược lại, những khu vực khô hạn, mưa phân bố không đều
hoặc có những trạng thái rừng dễ cháy thường xảy ra cháy nhiều hơn. Vì vậy,
để sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phòng cháy chữa cháy rừng, người ta
thường căn cứ vào đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng để phân
chia lãnh thổ thành những khu vực có nguy cơ cháy rừng khác nhau. Người ta

sẽ tập trung phòng cháy chữa cháy nhiều hơn vào những vùng có nguy cơ cháy
cao và giảm đi ở những vùng có nguy cơ cháy ít hơn. Việc phân chia lãnh thổ
thành những vùng khác nhau theo nguy cơ cháy rừng được gọi là phân vùng
trọng điểm cháy rừng. Công việc này được thực hiện ở hầu hết các quốc gia.
Cho đến nay có hai phương pháp được áp dụng chủ yếu để phân vùng trọng
5
điểm cháy rừng: phân vùng theo các nguyên nhân ảnh hưởng đến cháy rừng và
phân vùng theo thực trạng cháy rừng.
Ở phương pháp thứ nhất người ta căn cứ vào đặc điểm phân bố các yếu
tố ảnh hưởng đến cháy rừng như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và kiểu thảm
thực vật để phân vùng trọng điểm cháy. Những khu vực có nguy cơ cháy rừng
cao là những vùng có đặc điểm khí hậu khô hạn, địa hình dốc, trạng thái rừng
có khối lượng vật liệu cháy lớn và chứa dầu v.v… Ngược lại, những khu vực
có nguy cơ cháy rừng thấp là những vùng có đặc điểm khí hậu ẩm ướt, địa
hình tương đối bằng và trạng thái rừng có khối lượng vật liệu cháy ít hoặc thân
lá chứa nhiều nước, khó cháy hơn v.v…
Ở phương pháp thứ hai người ta căn cứ vào tình hình phân bố của số vụ
cháy rừng diễn ra trên các khu vực của lãnh thổ. Những vùng có nguy cơ cháy
rừng cao sẽ là những vùng có tần suất xuất hiện cháy rừng cao và mức độ thiệt
hại lớn. Ngược lại những vùng có nguy cơ cháy rừng thấp là những vùng ít xảy
ra cháy rừng nhất.
1.2 Ở Việt Nam
Công tác dự báo cháy rừng ở Việt Nam đã được thực hiện từ năm 1981
trở lại đây nhưng vấn không mang lại hiểu quả cao.
Nhiều nhà lâm nghiệp của Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra được
những phương pháp dự báo cháy rừng với khí hậu của Việt Nam.
- Xác định mùa cháy theo chỉ số khô hạn của Thái Văn Chừng
X = S x A x D
Trong đó: X là chỉ số khô hạn
S là số tháng khô hạn với lượng mưa bình quân P < 2

A là số tháng hạn với các tháng có lượng mưa P< T
P là số tháng kiệt Pmm < 5mm
( T là nhiệt độ trung bình tháng theo dõi)
- Năm 1988, Phạm Ngọc Hưng đã biên soạn và áp dụng phương pháp của
Nestorop để dự báo cháy rừng ở Quảng Ninh theo các chỉ tiêu: Nhiệt độ không
6
khi, độ chênh lệch lúc 13h và lượng mưa ngày của tỉnh Quảng Ninh. Sau đó
tác giả đưa vào một số vụ cháy rừng được thống kê cùng các năm nêu trên để
chỉnh lý lại số liệu của cấp cháy rừng và đưa ra 5 cấp (P). Cấp 1 < 1000, cấp 5
> 10000, mặt khác đứng trước tình hình cháy rừng ở một số nơi trên toàn quốc
nhà nước Việt Nam đã ban bố những chỉ thị, quyết định giúp cho công tác
phòng chống cháy rừng được tiến hành thuận lợi và có hiểu quả hơn như quyết
định số 127/2000/QĐ – KL ngày 11 / 12 /2000 của Bộ nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mạng lưỡi phòng cháy chữa
cháy rừng.
Từ 1989-1991 Dự án tăng cường khả năng phòng cháy, chữa cháy rừng
cho Việt Nam của UNDP đã nghiên cứu, soạn thảo phương pháp dự báo nguy
cơ cháy rừng theo chỉ tiêu khí tượng tổng hợp P của Nesterop nhưng thêm yếu
tố gió (Cooper, 1991). Chỉ tiêu P của Nesterop sẽ được nhân với hệ số là 1.0,
1.5, 2.0, và 3.0 nếu có tốc độ gió tương ứng là 0-4, 5-15, 16-25, và lớn hơn 25
km/giờ. Tuy nhiên, đến nay chỉ tiêu này vẫn chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm.
Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
của từng tháng ở Bình Thuận theo 6 yếu tố: nhiệt độ không khí trung bình,
lượng mưa trung bình, độ ẩm không khí trung bình, vận tốc gió trung bình, số
vụ cháy rừng trung bình, lượng người vào rừng trung bình. Tác giả đã xác định
được cấp nguy hiểm với cháy rừng của từng tháng trong cả mùa cháy. Đây là
chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến
nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, vì căn cứ vào số liệu khí tượng trung bình
nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình Tiến chỉ thay đổi theo thời gian của
lịch mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày. Vì vậy, nó mang ý nghĩa của

phương pháp xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo nguy cơ cháy rừng.
Mới đây trong hội thảo "Sinh khí hậu phục vụ quản lý bảo vệ rừng và
giảm nhẹ thiên tai" tổ chức tại Trường đại học lâm nghiệp, nhóm cán bộ của
trường đã giới thiệu phần mềm dự báo lửa rừng. Mục đích của nó là tự động
hoá việc cập nhật thông tin, dự báo và tư vấn về giải pháp phòng cháy, chữa
cháy rừng. Phần mềm đã được đánh giá như một sáng kiến có giá trị trong dự
7
báo lửa rừng Việt Nam. Tuy nhiên, đây là phần mềm dự báo nguy cơ cháy
rừng ở những trạm đơn lẻ, chưa liên kết với kỹ thuật GIS và viễn thám, do đó,
chưa tự động hoá được việc dự báo nguy cơ cháy rừng cho vùng lớn.
Nhìn chung đến nay nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy
rừng ở Việt Nam còn rất mới mẻ, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của
trạng thái rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và những yếu tố kinh tế xã hội có ảnh
hưởng đến cháy rừng ở địa phương.
- Nghiên cứu về các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng
Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình phòng
cháy, chữa cháy rừng cũng như những phương pháp và phương tiện phòng
cháy, chữa cháy rừng. Mặc dù trong các quy phạm phòng cháy, chữa cháy
rừng có đề cập đến những tiêu chuẩn của các công trình phòng cháy, chữa
cháy rừng, những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng,
song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tư liệu của nước ngoài,
chưa có khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam (Đặng Vũ Cẩn, 1992).
- Nghiên cứu biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Các nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng ở Việt Nam
chủ yếu hướng vào thử nghiệm và phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước
nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy. Phó Đức Đỉnh (1993) đã thử nghiệm đốt
trước vật liệu cháy dưới rừng thông non 2 tuổi tại Đà Lạt. Theo tác giả ở rừng
thông non nhất thiết phải gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi
trống để đốt, chọn thời tiết đốt để ngọn lửa âm ỉ, không cao quá 0.5 m có thể
gây cháy tán cây. Phan Thanh Ngọ thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới

rừng thông 8 tuổi ở Đà lạt (Phan Thanh Ngọ, 1995). Tác giả cho rằng với rừng
thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ
những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Tác giả cho
rằng có thể áp dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số trạng thái rừng ở địa
phương khác, trong đó có rừng khộp ở Đắc Lắc và Gia Lai.
Ngoài ra, đã có một số tác giả đề cập đến giải pháp xã hội cho phòng
cháy, chữa cháy rừng (Lê Đăng Giảng, 1974; Đặng Vũ Cẩn, 1992; Phạm Ngọc
Hưng, 1994). Các tác giả đã khẳng định rằng việc tuyên truyền về tác hại của
8
cháy rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, hướng dẫn về phương pháp dự
báo, cảnh báo, xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức
lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng, quy định về dùng lửa trong dọn đất
canh tác, săn bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân
v.v sẽ là những giải pháp xã hội quan trọng trong phòng cháy, chữa cháy
rừng. Tuy nhiên, phần lớn những kết luận đều dựa vào nhận thức của các tác
giả là chính. Còn rất ít những nghiên cứu mang tính hệ thống về ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế xã hội đến cháy rừng.
9
PHẦN II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
phòng cháy, chữa cháy rừng ở xã Sốp Cộp, Sốp Cộp, Sơn La.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương
nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa
cháy rừng ở xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
2.2. Phạm vi và giới hạn của đề tài.

Cháy rừng là một hiện tượng diễn ra phức tạp dưới ảnh hưởng tổng hợp
của nhiều nhân tố. Nghiên cứu phòng cháy chữa cháy rừng có nhiều nội dung,
đòi hỏi đầu tư công sức và kinh phí lớn. Trong khuôn của chuyên đề này với
những hạn chế nhất định về thời gian và điều kiện nghiên cứu tôi chỉ đi sâu
nghiên cứu đặc điểm tài nguyên rừng. Đây là một trong những cơ sở quan
trọng để xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung
sau:
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Lịch sử công tác PCCCR và thực trạng công tác PCCCR tại địa
phương.
- Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn nghiên
cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa cháy
rừng ở xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp luận
10
Sự hình thành và phát triển của một đám cháy rừng phụ thuộc vào 3 yếu
tố cơ bản là ô xy, vật liệu cháy và nguồn nhiệt gây cháy. Nếu thiếu một trong
ba yếu tố đó thì quá trình cháy sẽ không xảy ra.
Trong các yếu tố đó ôxy luôn có sẵn trong không khí (khoảng 21%). Do
đó, nó luôn đủ để duy trì và phát triển các đám cháy rừng mà ở các vùng rừng
khác nhau không có sự sai khác rõ rệt về hàm lượng ôxy cho nên ta có thể coi
yếu tố ôxy là đồng nhất.
Vật liệu cháy và những tính chất của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
đến cháy rừng. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì những tính chất của vật
liệu quyết định đến khả năng bắt lửa và duy trì cháy rừng là độ ẩm, thành phần
hoá học (tinh dầu, chất tro), kích thước, khối lượng và phân bố không gian

v.v…
2.4.2. Phương pháp kế thừa
Đề tài kế thừa các tài liệu nghiên cứu có liên quan như: số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Sốp Cộp, Báo cáo kế hoạch phòng cháy, chữa
cháy rừng của Hạt kiểm lâm huyện Sốp Cộp, số liệu thống kê về tình hình
cháy rừng 3 năm và quý I năm 2011 và một số tài liệu liên quan đến chuyên
đề.
2.4.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
- Đặc điểm vật liệu cháy dưới rừng được điều tra với các chỉ tiêu:
+ Khối lượng vật liệu cháy khô ở một ô nghiên cứu được điều tra bằng
cách cân toàn bộ vật liệu khô thu được từ 15 ô dạng bản diện tích 1m
2
. Chúng
được phân bố ở giữa và 4 góc của các ô dạng bản diện tích 15m
2
.
+ Khối lượng vật liệu cháy tươi ở một ô nghiên cứu được điều tra bằng
cách cân toàn bộ vật liệu tươi thu được từ 15 ô dạng bản diện tích 1m
2
.
2.4.4. Phương pháp sử lý số liệu
2.4.4.1. Phương pháp PRA.
11
+ Trong phương pháp PRA chúng tôi đã sử dụng các cung cụ phỏng vấn lựa
chọn cây trồng để thu thập thông tin ở các nhóm sau:
- Nhóm thông tin về chính sách phòng cháy chữa cháy rừng.
- Nhóm thông tin về xã hội.
- Nhóm thông tin về hiểu quả công tác phòng cháy chứa cháy rừng tại địa
phương.
- Nhóm thông tin tổng hợp.

2.4.4.2. Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu đã khảo sát được ở các mức
thu thập số liệu, tiến hành tổng hợp và phân tích đánh giá kết luận.
- Nhóm tái liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế-xã hội được tổng hợp phân tích
qua hệ thống phụ biểu, bao cáo.
- Nhóm tài liệu về hiện trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng được tổng
hợp và phân tích.
2.4.4.3. Xử lý số liệu.
- Số liệu sau khi thu thập được sử lý thống kê bằng phần mềm Excel và
so sánh các công thức thí nghiệm bằng phương pháp phân tích phương sai 1, 2
nhân tố.
- Các đặc trưng cơ bản của lâm phần được xử lý theo các phương pháp
lâm học truyền thống.
12
PHẦN III
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Điều tra tình hình cơ bản có liên quan đến cháy rừng tại xã Sốp Cộp.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Sốp Cộp là một xã vùng ba, nằm ở phía Tây nam của huyện, cách
trung tâm huyện 20 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 14.454,2 ha, trải dài
20
0
55’ 30’’ vĩ độ Bắc đến 103
0
27’ 56” kinh độ Đông. Sốp Cộp tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp xã Púng Bánh, xã Sam Kha.
- Phía Đông giáp xã Huổi Một, Chiềng Khoong huyện Sông Mã.
- Phía Nam giáp xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp và xã Nậm Cụng huyện
Mường Ét nước CHDCND lào.
- Phía Tây giáp xã Mường Và.

3.1.1.2. Địa hình:
Sốp Cộp có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 800 m với đặc
điểm địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt ra nhiều dòng núi, nhiều khe
dốc.
Các địa hình của xã gồm:
Dạng địa hình đồi núi cao: Độ cao từ 1.000 - 1.800 m so với mặt nước
biển, tập trung ở các bản Pá Hốt, Bản Pe, Huổi Ái.
Dạng địa hình vùng núi thấp: Độ cao từ 500 -800 m so với mặt nước
biển, tập trumg ở các như . Nà Dìa, Nà Sài, Bản Mới
Dạng địa hình đồi núi trung bình : độ cao từ 800 - 1000 so với mặt nước
biển, bao gồm các khu vực còn lại.
Địa hình chia cắt mạnh cùng với hệ thống suối có độ dốc lớn tạo ra các
tiểu vùng có đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa
dạng thích hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp, nhất là cây ăn quả ôn đới, á
nhiệt đới, lúa ruộng, chăn nuôi đại gia xúc, phát triển kinh tế hàng hoá thoả
13
mãn yêu cầu của thị trường. Lãnh thổ vùng có thể chia thành hai tiểu vùng
sinh thái nông - lâm nghiệp:
+ Tiểu vùng 1: Bao gồm các bản vùng thấp: Nà Dìa, Nà Sài, Bản Mới .
Vùng thuộc dạng điạ hình núi thấp, độ cao 500 - 800 m, độ dốc nhỏ hơn 20
0
xong chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc mở rộng đất nông nghiệp. Hướng
sản xuất chủ yếu là phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu,
thanh hao, cây bụt chua, măng che, chăn nuôi đại gia xúc, gia cầm, phát triển
công nghiệp chế biến, dịch vụ, là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu, vùng
động lực phát triển toàn diện của xã Sốp Cộp.
+ Tiểu vùng 2: Bao gồm các bản vùng cao, Pá Hốt, Bản Pe, Huổi Ái.
Vùng thuộc dạng địa hình núi cao 1000 - 1800 m, độ dốc lớp hơn 20
0
chia cắt

mạnh, phương thức sản xuất chủ yếu hiện nay là phát triển lúa nương, cây
ngô, sắn, kết hợp phát triển mạnh khai hoang ruộng nước nhằm đảm bảo an
ninh lương thực, trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng) và chăn nuôi đại gia xúc.
3.1.1.3. Khí hậu.
Sốp Cộp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của
gió lào vào các tháng 3, 4, 5 với hai mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và khô héo kéo
dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau với hướng gió định hình là gió
Đông Bắc, xen kẽ gió Đông Nam, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 13% cả năm. Mùa
hề nống ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 10, hướng gió định
hình là gió Đông nam, lượng mưa chiếm 87% lượng mưa cả năm, tập trung
vào các tháng 7, 8, 9.
- Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 20,7
0
c tháng cao nhất trung bình
29
0
c (tháng 5) tháng thấp nhất trung bình 10
0
c (tháng 12).
- Độ ẩm không khí trung bình đạt 75% và thay đổi theo mùa, mùa mưa
lượng mưa bốc hơi lớn, độ ẩm cao, mùa khô lượng bốc hơi nhỏ, không khí khô
và lạnh.lượng mưa trung bình năm đặt 1090 mm/năm. Có thể tham khảo điều
kiện khí hậu qua số liệu trong biểu 01.
14
3.1.1.4. Thuỷ văn.
Sốp Cộp, có một hệ thống thuỷ văn dày đặc với nhiều khe, suối lớn,
nhỏ phân bố ở khác các bản hoặc không lớn lắm.
Sốp Cộp, có hệ thống sông suối chính bao gồm:
- Hai suối lớn là suối Nậm Lạnh dài 12km chảy từ Nậm Lạnh đến bản

Co Pồng và suối Nậm Ban dài 13 km nối tiếp với Nậm Lạnh chảy qua các
bản Căng Mường, La Mường, Nà Nó, Nà Sài. Các suối này lưu lượng nước
dồi dào cả về mùa mưa và mùa khô.
- Ngoài ra là các suối nhỏ như Pá Hốt (dài 7km), Huổi Ái (dài 7 km)
Huổi Khảng (dài 6 km), Nà Dìa (dài 5 km) , Bản Mới (dài 4 km),… và nhiều
các khe phân bố rải rác.
3.1.1.5. Đặc điểm đất đai.
Theo số liệu kiểm kê đất đai của xã cho thấy, trên địa bàn có các loại đất
chủ yếu sau:
Đất Feralit nhạt trên đất đá cát (F
q
): Diện tích là 8.504 h, chiếm 58,48%
diện tích tự nhiên.
Đất Feralit đỏ nâu trên đá mắc ma trung tính và Bazic (F
k
): Diện tích
khoảng 2.600 ha, chiếm 17,99% diện tích đất tự nhiên.
Đất Feralit đỏ nâu trên đá sét (F
s
): Diện tích 750 ha, chiếm 5,19% tổng
diện tích tự nhiên.
Đất Feralit mùn vàng nhạt trên đất đá cát (F
hp
): diện tích 500 ha, chiếm
3,46% tổng diện tích đất tự nhiên. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần trong
những năm tới, do không được đầu tư, mặt khác do địa hình của xã do độ dốc
quá lón, hạn chế nguồn nước trên viện mở rộng thêm diện tích đất nông nghiệp
cho xã là rất khó khăn. Có thể thấy được tình hình sử dụng đất đai của xã qua
các năm 2008, 2009, 2010 qua biểu 02.3.1.1.6. Đặc điểm tài nguyên rừng
Theo thống kê diễn biến tài nguyên rưng của xã tính đến tháng 12–2010

diện tích đất có rừng 2138,93 ha, chiếm 14,8%. Đây là điều kiện vô cùng
thuận lợi để xã phát triển sản xuất trong đó có thể coi lâm nghiệp là một
nghành mũi nhọn sau sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên thực tế
cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài
15
nguyên rừng ở địa phương. Do diện tích lớn và phân bố trên phạm vi nhiều
thôn, bản thêm vào đó là nhận thức về vai trò, vị trí của tài nguyên rừng của
người dân còn nhiều hạn chế.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động.
Toàn xã có 17 bản, với 702 hộ và 4328 nhân khẩu gồm 4 dân tộc: Thái,
Kinh, H – mông, Khơ Mú. Mật độ dân cư còn thấp, kinh tế xã hội kém pháp
triển, đời sống của người dân vẫn chủ yếu là dựa vào rừng, làm nương là chủ
yếu nên việc bảo vệ và pháp triển rừng ở đây còn nhiều hạn chế. Nạm phá
rừng, đốt rừng làm nương, khai thác trái phép diễn ra rất mạnh. Đặt biệt, xã
Sốp Cộp có khu rừng đặc dụng. Việc khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng có
nhiều điều kiện thuẩn lợi song chưa được đầu tư và pháp triển. Hàng năm
nhiều hộ gia đình còn thiếu ăn từ 3-4 tháng ( từ tháng 4 tháng 6) những tháng
này đúng vào mùa khô hanh, người dân vào rừng khai thác rất đông và gây ra
nhiều vụ cháy rừng.
Xã Sốp Cộp có bốn dân tộc sinh sống, hiện có 4 dân tộc cư trú. Mỗi dân
tộc đều có bản sắc riêng, từ phong tục, tập quán đến quan hệ cộng đồng và
ngôn ngữ, sống phân bố (cư trú) đan xen nhau nên có sự pha trộn ảnh hưởng
lẫn nhau. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi vẫn là nguồn sống chính của các dân
tộc sinh sống trong các bản; trong kinh tế trồng trọt thì cây lúa và ngô vẫn là
chủ đạo.
3.1.2.2. Điều kiện kinh tế.
- Trình độ dân trí so với mặt bằng xã hội còn thấp, cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, tỷ lệ dân số tăng cao, tập quán trình độ sản xuất còn lạc hậu cùng
với hụ tục là những khó khăn trong xã.

- Thu nhập và mức sống: năm 2009 - 2010 bình quân thu nhập trên đầu
người đạt 2.5 triệu đồng / người / năm. Số hộ nghèo của xã còn nhiều theo
tiêu chí mới là 367 hộ bằng 60%. Số hộ được xem truyền hình là 389 hộ bằng
60%.
16
- Sốp Cộp là kinh tế thuần nông, măng nặng trính tự cung tự cấp, sản
xuất theo kiểu khai thác tự nhiên để có đủ lương thực giải quyết bữa ăn hàng
ngày.
- Sản xuất theo kiểu khai thác tự nhiên để có đủ lương thực giải quyết
bữa ăn hàng ngày.
3.1.2.3. Giao thông.
- Trong những năm gần đây, hệ thóng của Sốp Cộp đã được quan đầu
tư nâng cấp, mở ruộng. Tính đến năm 2010, toàn xã có 11/17 bản có đường ô
tô đến trung tâm bản. Tổng chiều dài các tuyến đường toàn xã có 44,5km, bao
gồm:
- Đường liên xã Sốp Cộp – Nậm Lạnh dài 10km, mặt đường đất rộng
4m.
- Các tuyến đường lên bản:
+Tuyến Huổi Khang, Bản Khảng dài 13.5km, mặt đường đất rộng 3m.
+Tuyến Huổi Ái, Pá Hốt dài 10,5km, mặt đường đất rộng 2,5m.
+Tuyến Xuân Viện, Bản Mới : dài 9km, mặt đường đất rộng 3m.
+Tuyến Nà Sài, Nà Dìa : dài1,5km, mặt đường đất rộng 3m.
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã tuy đã được đầu tư một
số tuyến về cơ bản chất lượng còn kém, 100% các tuyến là đường đất, đường
lên các bản vùng cao còn hẹp, phải qua nhiều dốc, cho nên Các tuyến đường
liên bản hiện tại còn rất xấu, gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, các công
trình mang tính tạm thời, thời tiết khí hậu, địa hình phức tạp ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng đường, mùa mưa hầu như việc đi lại không thể
lưu thông được, kể cả đi bộ. Khả năng mở rộng, duy tư cũng hạn chế về kinh
phí và kỹ thuật.

3.1.2.4. Y tế
Trong những năm qua, công tác chăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh cho
nhân dân được thực hiện thường thường xuyên. Hiện tại xã được đầu tư xây
17
dựng một trạng y Tế quy mô 5 giường bệnh với một Bác Sĩ, 2 Y Sĩ 3 dược Tá
và 17/17 bản có Y Tế bản phụ trách. Trong năm 2010. trạm đã khám và điều
trị được cho 2.610 lượt người. Chương trình y tễ quốc gia, tiêm chủng mở
rộng được thực hiện theo quy định. Công tác phòng bệnh được duy trì, trong
năm 2010 không có dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn.
3.1.2.5. Giáo dục, đào tạo
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo,
những năm qua, sự nghiệp giáo dục của Sốp Cộp đã có những bước phát triển
tiến bộ. Cơ sở vật chất cho các cụm trường được chăm lo xây dựng, đảm bảo
đủ nhà, đủ ghế ngồi cho học sinh.
Xã đã huy động được 92,7% số cháu đến tuổi đi học đến trường. Trong
đó bậc mầm non đạt 61,3% bậc tiểu học đạt 98,7% bậc trung học đạt 98%.
Hiện nay, Xã có 49 lớp học ở các cấp với 1006 học sinh, 57 giáo viên, trong
đó: Mầm non 6 lớp với 95 em, 7 giáo viên: Tiểu học 30 lớp với 692 học sinh,
36 giáo viên: Trung học cơ sở 7 lớp 229 học sinh, 20 giáo viên.
Về cơ sở vật chất, toàn xã có 14/17 bản đã có lớp học, chất lượng đản
bảo. Xã cũng đã xây dựng được trường cấp I, cấp II, 2 tầng, có chỗ ở cho học
sinh, giáo viên và hiện đang triển khai 1 trường Mầm Non tại khu trung tâm
xã.
3.1.2.6. Văn hoá thể thao
Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao được quan tâm chăm
lo, chỉ đạo phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tích dực củng cố và phát
triển thêm các đội luôn được quan tâm củng cố, đảm bảo giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đoàn kết anh em trong các
dân tộc. Trong những năm gần đây, công tác quốc văn nghệ các cụm bản.
Toàn xã có 10/17 bản có nhà văn hoá với năm đội văn nghệ quần chúng, 8 đội

bóng đá. Xã cũng thường xuyên tổ chức giao lưu văn hoá - văn nghệ nhân
các ngày lễ tết nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đẩy lùi các tệ nạn xã
18
hội. Năm 2010 đã có 151 hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hoá
mới, 12 bản được công nhận là bản văn hoá.
2.1.2.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên.
* Thuận lợi:
- Với điều kiện thuận lợi là xã có tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất
Huyện Sốp Cộp (14.545.2 ha). Diện tích đất Lâm nghiệp nhiều (6.661,52 ha),
các loại rừng phong phú, nguồn nước mặt tương đối dồi dào nên Sốp Cộp có
nhiều điều kiện để phát triển kinh tế Nông - Lâm nghiệp.
Là xã có nguồn lao động phong phú, đội ngũ lao động trong các ngành
lãnh vực quan trọng như: giáo dục, Y tế, hình chính sự nghiệp điều đã được
đào tạo cơ bản và được nâng cao trìng độ văn hóa nghiệp vụ chuyên môn. đây
cũng là nguồn lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội.
* Khó khăn :
- Do địa bàn rộng, các bản lại ở không tập trung (có bản như Bá Hốt
cách trung tâm xã đến hơn 20 km). Bên cạnh những thuộn lợi nêu trên Sốp
Cộp vấn gặp phải những khó khăn đó là:
- Địa hình bị chia cắt và dốc gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng
các công trình trong xã. Nên gây khó khăn cho việc đi lại, sản xuất cũng như
triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch của địa phương.
3.2. Điều tra tình hình cháy rừng và đánh giá thực trạng công tác
phòng cháy chữa cháy rừng ở khu vực nghiên cứu.
3.2.1. Điều tra tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.
Sốp Cộp là xã vùng cao thuộc huyện Sốp Cộp nên công tác PCCCR còn
nhiều hạn chế, cả về vật chất lẫn kinh nghiệm và nguồn nhân lực. Hàng năm
vẫn xảy ra cháy rừng, có vụ tới hàng vài chục ha rừng và đất rừng. Tuy số vụ
ít nhưng diện tích bị thiệt hại có phần tăng lên. Theo số liệu thống kê của Hạt
Kiểm lâm huyện Sốp Cộp về tình hình cháy rừng ở xã Sốp Cộp được thể hiện

khá rõ nét qua biểu sau:
19
Biểu 01: Thực trạng cháy rừng và diện tích bị cháy năm 2007 đến
tháng 3/2011.
Năm Diện tích Số vụ cháy
2007
2008
2009
2010
2011
6,6
50,9
4,8
66,47
5
3
2
2
5
3
Từ biểu trên cho thấy, số vụ cháy rừng xảy ra tương đối đồng đều, tuy
nhiên năm 2010 số vụ cháy rừng lại cao hơn hẳn so với các năm trước đó cả
về số vụ lẫn diện tích rừng bị cháy. Về diện tích rừng bị cháy ta thấy rằng, số
liệu nghiên cứu qua các năm thì năm có diện tích bị cháy ít nhất là năm 2009
với 4,8ha. Trong khi đó năm 2008 và 2010 diện tích rừng bị cháy lại tăng lên
một cách bất thường lên tới 50,9ha và 66,47ha. Chỉ trong quý I năm 2011 đã
có tới 3 vụ cháy rừng xảy ra với tổng diện tích là 5ha. Đây là thời điểm
thường hay xảy ra các vụ cháy rừng nhất bởi độ ẩm thấp, thời tiết hanh khô, ít
mưa kèm theo đó là gió mùa Đông Bắc lạnh và khô nên khả năng cháy rừng
xảy ra lớn cũng là điều dễ hiểu.

Qua biểu điều tra cho thấy số vụ cháy rừng ở các năm và diện tích cháy
từ năm 2007 - 2011 Xã Sốp Cộp trong 5 năm đã xẩy ra cháy rừng với tổng
diện tích là:133,77 ha. Trung bình xẩy ra 3 vụ. Hầu như năm nào cũng xẩy ra
cháy rừng trong địa bàn xã Sốp Cộp, phần lớn là do đốt nương, không thực
hiện tốt phòng cháy chữa cháy rừng. Một phần cũng do đi săn bán đốt rừng
và đốt tổ ong… gây cháy lan và điều được cứu chữa kịp thời. Qua biểu điều
tra cho thấy rõ số vụ cháy rừng ở xã Sốp Cộp cũng giảm đi so với năm trước.
Như vậy công tác phòng cháy chữa cháy đã có phần thực hiện tốt số vụ cháy
và thiệt hại giảm đi đáng kể. Thành quả này có được là nhờ sự nỗ lực của ban
lãnh đạo, chính quyền địa phương trong xã, sự phối hợp chặt chễ và đặt biệt
là ý thức bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng của người dân địa phương
20
được nâng cao do đó hạn chế được mức độ thiệt hại thấp nhất do cháy rừng
gây ra.
Đặc thù của rừng trong xã Sốp Cộp chủ yếu là rừng tự nhiên. Rừng lâu
lách cỏ lào, chít do vậy cháy rừng xẩy ra trong những năm qua là rừng tự
nhiên, lâu lách, chít cháy chiếm phần lớn nhất gây ra cháy lan đến các khu
rừng bên cạnh.
Biểu 02: Nguyên nhân cháy rừng tại xã giai đoạn 2007-2011 tại xã
Sốp Cộp.
STT Nguyên nhân Số vụ cháy rưng Tỉ lệ %
1
Đi săn bắn thú rừng
đốt
2 33,33
2 Đốt nương làm rẫy 2 33,33
3
Trẻ chăn trâu đốt cỏ
gianh
1 16,67

4
Không rõ nguyên
nhân
1 16,67
Tổng 6 100
Từ biểu 02 cho thấy, nguyên nhân chính gây cháy rưng là do con người
dùng lửa không đúng quy định ở trong rừng và ven rừng. Các vụ cháy rừng
xảy ra đều do sự vô ý hay cố ý trong đó số vụ do săn bắt thú rừng đốt và do
đốt nương làm rẫy chiếm tới 66,66%, còn lại 33,34% là do các nguyên nhân
khác
4.2.2. Thực trạng công tác PCCCR trên địa bàn xã.
Các công tác phòng cháy chữa cháy rừng hiện đang áp dụng tại địa
phươmg trong xã Sốp Cộp năm nào cũng thực hiện triển khai vì phòng là
chính cho nên năm nào đến mùa khô hanh xã luôn luôn quan tâm triển khai
thực hiện về các nội dung phương án phòng cháy chữa cháy rừng và cháy rừng
gây thiệt hại về nhiều mặt như: Kinh tế xã hội, làm ảnh hưởng đến trữ lượng
rừng hiện có, các vi sinh vật sống trong đất, làm cho các loại động, thực vật ở
21
nơi đó không có chỗ ở phai di cư đi nơi khác thậm chí các loại vi sinh vật đó
còn chết, cháy rừng cũng nguy hiểm về cả tính mạng con người, khi đi dập tắt
đám cháy cho nên cần phải thận trọng không để xảy ra cháy rừng.
4.2.2.1. Cơ cấu tổ chức PCCCR tại xã Sốp Cộp.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công trong công tác quản
lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa, cháy rừng của xã là phải kiện toàn bộ máy
chỉ đạo từ cấp Huyện đến cấp xã, cấp tổ chức PCCCR ở các xóm bản. Đặt biệt
là những vùng trọng điểm rễ xẩy ra cháy rừng thể hiện ở sơ đồ sau:
Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện Ban chỉ đạo PCCCR cấp xã
Tổ bảo vệ rừng cấp thôn, bản Chủ rừng.
Tại xã thành lập ban chỉ đạo bao gồm:
-Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban;

- Cán bộ Nông lâm thủ cán điểm làm phó ban thường trực;
- Các trưởng bản, phó bản, công an xã làm ủy viên.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo PCCCR cấp xã là xây dựng thực hiện theo
phương án PCCCR của xã đã được Huyện phê duyệt vào mùa khô hanh, ban
chỉ đạo xã thường xuyên tuyên truyền tổ chức kiểm tra đôn đốc các tổ quản lý
bảo vệ PCCCR từ cấp xóm, bản, chủ rừng cách phòng cháy và dập tắt đám
cháy khi xẩy ra cháy rừng.
* Cấp bản:
Thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng do trưởng bản làm trưởng ban làm tổ
trưởng số thành viên 5 - 10 người tùy theo diện tích rừng do tổ quản lý. Toàn
xã luôn duy trì 15 tổ quần chúng bảo vệ rừng PCCCR 100 thành viên tham gia
các khu rừng bản có rừng. Nhiệm vụ chính của tổ bảo vệ rừng PCCCR ở bản
là tăng cường kiểm tra phát hiện ngăn chặn kịp thời báo cáo các hành vi, khi
mới phát sinh và tổ chức chữa cháy rừng tại chỗ. Nếu ngọn lửa quá lớn vận
động toàn dân chữa cháy kịp thời.
Hàng năm tổ quản lý bảo vệ rừng được tham gia thời gian tập huốn, kỹ
thuật PCCCR được học chính sách và xây dựng quy ước PCCCR sát thực tế ở
22
bản mình. Có quy định cụ thể cần thiết về thiết bị dùng trong công việc
PCCCR và quy định tín hiệu báo cháy rừng, địa điểm tập trung để bà con nắm
được khi có cháy rừng xẩy ra. Mọi người tập trung tại điểm gần nơi xẩy ra
cháy rừng và tiến hành chữa cháy được nhanh chóng.
Ban chỉ đạo cấp xã và tổ bảo vệ ở cấp bản hàng năm xem xết lại phương
án đã được thực hiện trước.
Lập phương án mới và củng cố tổ chức hoạt động trong năm theo
phương châm thừa kế những hiệu quả tối ưu và khắp phục những sai xót.
Thực tế qua tìm hiểu và điều tra cho thấy ở xã Sốp Cộp. Đã có sự phối
hợp chặt chễ với hạt Kiểm Lâm Huyện Sốp Cộp, đem lại hiệu quả cao trong
công tác tuyên truyền PCCCR và hạn chế đuợc xẩy ra cháy rừng.
4.2.2.2. Các hoạt động PCCCR.

* Công tác tuyên truyền PCCCR.
Việc bảo vệ rừng là một vấn đề hết sức cấp bách và khó khăn. thệt hại
do cháy rừng gây ra rất lớn và hầu hết là do tập quán canh tác làm nương rẫy
không đúng nơi quy định. Vì vậy công tác PCCCR ở xã luôn được Đảng Ủy,
UBND xã quan tâm. hàng tháng hạt kiểm lâm Huyện Sốp Cộp đã phân công
kiểm lâm viên cắm điểm kết hợp với UBND xã mở hội nghị tuyên truyền sâu
rộng đến người dân trong xã về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy
rừng do Nhà nước ban hành, các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong
lãnh vực bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
Trong tổ chức thực hiện: Ban Lâm nghiệp xã phân công thành viên
trong ban chỉ đạo PCCCR phụ trách từng bản phối hợp với các trưởng bản mở
hội nghị tuyên truyền cho người dân về chính sách pháp luật bảo vệ rừng.
Hướng dẫn người dân xây dựng qui ước hương ước bảo vệ rừng. phải đôn đốc
nhắc nhở nhau tự giác thực hiện nghiên túc việc bảo vệ rừng và phòng cháy
chữa cháy rừng.
Ban Lâm nghiệp xã và cắn bộ kiểm lâm cắn điểm lên kế hoạch hàng
tháng nhất là tháng 2 và tháng 3 mùa khô thường xuyên tăng cường xuống
23
từng bản về làm công tác tuyên truyền và cùng ban quản lý kiểm tra giám sát
đôn đốc bà con về PCCCR. Hướng dẫn dân bản sản xuất nương rẫy, Xây dựng
phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho từng bản.
Ngoài những công tác tuyên truyền UBND xã còn phối hợp với phòng
văn hóa xã, Hạt kiểm Lâm huyện Sốp Cộp, Xây dựng các biển báo biển cấm
và nội dung bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở nơi công cộng, Ngã ba
đi lại để mọi người dân biết và các nội dung ngắn gọn dễ hiểu. Đồng thời kết
hợp tuyên truyền bằng loa đài kết hợp với Nhà trường phổ cập đến các em học
sinh khi vào rừng, đi chăn trâu, chăn bò, không được đêm lửa vào rừng … qua
công tác tuyên truyền giáo dục ở xã Sốp Cộp đã giảm và hạn chế được cháy
rừng so với năm trước.
* Công tác tổ chức dự báo cháy rừng:

- Công tác tổ chức và theo dõi lửa rừng.
Ngăn chạn việc cháy rừng là một công việc rất khó khăn bên cạnh đó
việc ngăn chạn nạn cháy rừng còn khó khăn hơn. Đầu mùa khô ban chỉ đạo xã
luôn chỉ đạo xây dựng các phương án PCCCR. Đến nay 17 đã có 8 bản có
rừng điều có tổ chức phòng cháy chữa cháy và các hộ chuyên trách về phòng
cháy, các chủ rừng thường xuyên tuần tra. Khi xẩy ra cháy rừng phải kịp thời
phát hiện có hiệu lệnh chữa cháy, tất cả người dân trong bản khi xẩy ra cháy
rừng phải tham gia cứu chữa cháy rừng.
* Công tác phòng cháy:
Để thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả ban
chỉ đạo PCCCR của xã đã áp dụng một số phương án sau:
+ Đường băng cản lửa: Người dân xây dựng đường băng xung quanh
khu vực giáp danh giới nương rẫy với chiều rộng 10 -15 m trở lên đường băng
cản lửa dọn sạch cành khô, lá rụng, cỏ dại, nhằm ngăn chặn lửa rừng cháy lan
trên mặt đất rừng. Quy định giờ đốt nương sáng từ 6 - 7 giờ, chiều từ 16 - đến
17 giờ. Khi đôt phải có người trong coi cận thận không để cháy lan vào rừng.
Tác dụng của đường băng cản lửa là ngăn chặn lửa rừng cháy lan trên mặt đất,
24
cháy lan ở các giống phân bón phục vụ kinh doanh rừng, tuần tra phát hiện các
hiện tượng cháy rừng.
Hiện nay ở xã vẫn chưa tiến hành phân thành lô khoảnh riêng biệt bằng
các đường băng cản lửa. Cho nên xã cũng đã và đang quan tâm đến việc làm
đường băng cản lửa tại các khu rừng tự nhiên của các hộ được giao đất giao
rừng trồng, rừng khoanh nuôi táu sinh, việc triển khai của các cắn bộ còn hạn
chế.
+ Đốt vật liệu cháy: Vào đầu mùa khô xã Sốp Cộp hầu hết là rừng tự
nhiên, Rừng IIIA
3
, Rừng IIIB, lớp thảm mục cỏ dại, cỏ làu, thực bì nhiều, lớp
lá khô dầy, vật liệu cháy nhiều. Đây là nguyên nhân gây cháy rừng vào đầu

mùa khô hanh, vì vậy mà cần phải phát dọn thực bì sạch sẽ theo đường băng
cản lửa thu dọn cành lá khô sau đó chọn thời điểm để đốt, đốt vào cuối mùa
mưa, đầu mùa khô, đốt vào những ngày râm mát, lạng gió, đốt vào sáng sớm
hoặc chiều tối và phải có người trông coi cận thận không để cháy lan khi lửa
tắt hết mới được về.
+ Về các phươnh pháp trồng rừng hỗn giao và trồng băng xanh: Đây là
phương pháp trồng với các loài cây xanh bản địa nhằm hạn chế cháy rừng.
Trong những năm qua thực hiện chương trình của Tỉnh Sơn La xã Sốp Cộp đã
thực hiện tốt trồng rừng hỗn giao, Cây Bạch Đàn và cây keo theo băng nhằm
vừa làm băng xanh và hạn chế đám cháy lớn, giảm được đất trống đồi núi trọt,
đồng thời sử dụng làm đường băng danh giới, hàng dào bảo vệ rừng được sử
ủng hộ tham gia nhiệt tình của bà con và dân bản đã đạt được hiệu quả cao.
Khi áp dụng các phương pháp này các chủ rừng đã hiểu được tác dụng
của đường băng cản lửa và đốt trước vật liệu cháy, vì vậy mà việc hạn chế xói
mòn rất lớn.
+ Phải tập huấn liên tục cho các lực lượng PCCCR và hiệu quả trong
công tác mùa khô hanh hàng năm. UBND Huyện cùng ban chỉ đạo xã phối
hợp với các ban ngành với chức năng mở lớp tập huấn, nhằm giúp người dân
nắm được các thao tác dụng của các phương tiện PCCCR. Trong đó phải đốt
25

×