1
Tiểu luận
Bằng phân tích vi mô ( phân tích doanh nghiệp, phân tích
ngành ). Anh chị nhận định một số doanh nghiệp có truyển
vọng phát triển trong thị trường chứng khóan VN hiện nay
2
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Qui trình phân tích chứng khoán phụ thuộc vào quan điểm của từng nhà đầu tư. Tuy
nhiên, tựu chung lại có thể sử dụng qui trình phân tích từ trên xuống, từ dưới lên, hoặc
kết hợp cả hai.
Trong thực tế, phương pháp phân tích theo quy trình từ trên xuống được áp dụng rộng rãi
nhất. Tức là bắt đầu qui trình phân tích nền kinh tế- xã hội và tổng quan về thị trường
chứng khoán trong phạm vi toàn cầu và quốc gia (phân tích kinh tế vĩ mô), sau đó phân
tích theo các ngành cụ thể (phân tích ngành)và cuối cùng là phân tích từng công ty riêng
lẻ (phân tích công ty).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta sẽ đi tìm hiểu lý thuyết về phân tích ngành
và phân tích từng công ty riêng lẻ.
1.1 Phân tích ngành
Trước khi phân tích các chứng khoán riêng lẻ, người ta cần thiết phải tiến hành phân tích
ngành, điều này là do:
- Lợi suất của ngành là thay đổi theo thời gian, do đó nếu phân tích ngành nhà đầu
tư sẽ chọn được những ngành có lợi suất cao để đầu tư.
- Ngay trong cùng một ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn định. Một ngành
hoạt động tốt tại thời điểm nào đó thì không có nghĩa nó sẽ hoạt động tốt trong
tương lai. Vì lý do này nhà đầu tư phải luôn theo dõi động thái hoạt động ngành để
tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc.
- Vào cùng một thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó
cần đánh giá mức độ rủi ro của ngành để xác định mức lợi suất đầu tư tương xứng
cần phải có.
- Rủi ro mỗi ngành có sự biến động không nhiều theo thời gian, do vậy ta có thể
phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro của nó trong
tương lai.
Nội dung cần phân tích bao gồm: phân tích chu kỳ sống, chu kỳ kinh doanh của
ngành, xác định hệ số rủi ro, mức sinh lời (lợi suất) kỳ vọng và các hệ số tài chính
của ngành.
1.2 Các bước trong phân tích ngành:
a/ Xác định hệ số rủi ro β của ngành, từ đó tính toán mức sinh lời(lợi suất) yêu cầu theo
mô hình CAPM:
E(R) = Rf + β x (Rm –Rf)
Trong đó:
E(R): là mức sinh lời cần thiết
3
Rf : là mức sinh lời của tín phiếu phi rủi ro
Rm : là mức sinh lời của thị trường
β : là hệ số rủi ro của ngành
b/ Phân tích chỉ số P/E của toàn ngành:
- Xem xét mối quan hệ của P/E ngành với P/E tổng thể của thị trường.
- Xem xét các nhân tố cơ bản của ngành gây tác động trực tiếp tới P/E ngành như hệ số
trả cổ tức, mức sinh lời (lợi suất) yêu cầu r và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g).
c/ Ước tính thu nhập đầu cổ phiếu(EPS hay E): được thực hiện theo một số phương pháp
chủ yếu như phân tích chu kỳ kinh doanh; phân tích đầu vào- đầu ra; phân tích mối quan
hệ giữa ngành và nền kinh tế tổng thể.
d/ Tính giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kỳ tính toán được
với mức ước tính thu nhập đầu cổ phiếu. Sau đó so sánh giá trị chỉ số cuối kỳ với giá trị
đầu kỳ để ước tính lợi suất.
r = (giá trị chỉ số cuối kỳ - giá trị đầu kỳ + cổ tức nhận trong kỳ)/ giá trị đầu kỳ
e/ So sánh lợi suất đạt được r với lợi suất yêu cầu E( r) để quyết định đầu tư.
II/ PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
1. Phân tích chiến lược phát triển của DN
- Lịch sử của doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
- Người lãnh đạo của doanh nghiệp
- Người lao động của doanh nghiệp
- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Khách hàng và nhà cung cấp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
+ Kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ
+ Kế hoạch sản phẩm
+ Kế hoạch phát triển thị trường
+ Kế hoạch huy động vốn dài hạn
4
2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
- Cơ sở dữ liệu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, bản thuyết minh tài chính,
* Khả năng thanh toán của DN
Tổng tài sản
(1) Khả năng thanh toán chung =
Tổng công nợ
TS ngắn hạn
(2) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
TS dài hạn
(3) Khả năng thanh toán nợ dài hạn =
Nợ dài hạn
* Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN
Tổng nợ phải trả
(1) Hệ số nợ =
Tổng tài sản
Nguồn vốn chủ sở hữu
(2) Hệ số tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
= 1 - Hệ số nợ
(3) Hệ số đầu tư vào TSNH =
Tổng tài sản
5
Tổng tài sản dài hạn
(4) Hệ số đầu tư vào TSDH =
Tổng tài sản
Tổng tài sản ngắn hạn
(5) Cơ cấu đầu tư =
Tổng tài sản dài hạn
* Năng lực hoạt động của tài sản
Vòng quay Giá vốn hàng bán
(1) hàng =
tồn kho Tổng giá trị hàng tồn kho bình quân
Vòng quay Doanh thu bán chịu
(2) các khoản =
phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu Số dư bình quân các khoản phải thu
(3) tiền = x 360
trung bình Doanh thu bán chịu
Vòng quay Doanh thu thuần
(4) vốn =
ngắn hạn Vốn ngắn hạn bình quân
Vòng quay Doanh thu thuần
(5) vốn =
6
kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
* Kết quả KD và phân phối thu nhập
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận tài sản (ROA) = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn CSH bình quân
Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS) = (Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi)
/Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Cổ tức một LNST dành trả cổ tức cho CPT
(5) cổ phần =
thường (DIV) Số CPT đang lưu hành
Hệ số chi Cổ tức mỗi cổ phiếu thường
(6) trả cổ =
tức CPT EPS
Tỷ suất Cổ tức 1 CPT
(7) cổ tức =
hiện hành Thị giá 1 CPT
*Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty
Hệ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) = Thị giá CPT / EPS
Chỉ số thị giá thư giá (M/B)= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) / Giá trị sổ sách 1 CP
thường (book value)
Tốc độ tăng trưởng (growth rate) = Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE
7