Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Bài giảng điều tra xã hội học chương 3 ths nguyễn thị xuân mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.83 KB, 48 trang )

I
KỸ THUẬT
CÂU HỎI
II
KỸ THUẬT THIẾT
KẾ BẢNG HỎI
Chương III
KỸ THUẬT CÂU HỎI VÀ BẢNG HỎI
2. Qui trình trả lời của đối tượng điều tra
1. Vai trò của câu hỏi trong việc xây dựng bảng hỏi
I. KỸ THUẬT CÂU HỎI
3. Các loại câu hỏi
4. Một vài kinh nghiệm đặt câu hỏi
1. Vai trò của câu hỏi trong xây
dựng bảng hỏi
“Thiết kế bảng hỏi không được nêu ra từ
sách vở, mỗi cuộc điều tra sẽ gặp những
vấn đề mới và khác nhau” (Oppenheim
1966)
2. Qui trình trả lời của đối tượng
điều tra
Hiểu câu hỏi
Tìm thông tin liên quan
Đánh giá thông tin
Tìm và đưa ra câu trả lời
3. Các loại câu hỏi
Một số nguyên tắc cho người mới bắt đầu:
• Hạn chế việc bắt đầu ngay vào viết câu hỏi cho
đến khi bạn thật sự hiểu câu hỏi nghiên cứu.
• Viết câu hỏi nghiên cứu vào giấy và luôn đặt trước
mặt khi xây dựng bảng hỏi.


• Mỗi khi đặt câu hỏi cần phải tự hỏi mình “tại sao
tôi cần biết điều này?”
• Sử dụng câu hỏi sẵn có từ các nguồn khác nhau.
• Lỗi trong các câu trả lời.
6
Theo công dụng Theo biểu hiện
Các loại câu hỏi
Về nội dung
Về chức năng Câu trả lời
Câu hỏi
Câu
hỏi
sự
kiện
Câu
hỏi
tri
thức
Câu hỏi
quan
điểm,
thái độ,
động cơ
Câu
hỏi
tâm

Câu
hỏi
lọc

Câu
kiểm
tra
Câu
hỏi
đóng
Câu
hỏi
mở
Câu
hỏi
nửa
đóng
Câu
hỏi
trực
tiếp
Câu
hỏi
gián
tiếp
Câu
hỏi
thông
tin
3.1. Theo công dụng
a. Về nội dung
Câu hỏi tri thức
Câu hỏi sự kiện
Câu hỏi quan điểm, thái độ, động cơ

* Câu hỏi sự kiện (câu hỏi thực tế,
câu hỏi hành vi)
Là những câu hỏi nhằm thu thập các thông tin thực
tế gắn với đối tượng điều tra (như thông tin về
nhân thân) và những sự kiện đã xảy ra với đối
tượng điều tra.
Ưu điểm, hạn chế, khắc phục
Ưu điểm
Những câu hỏi về sự kiện thường dễ trả lời nhất.
 Thông tin thu được từ những câu hỏi này thường có độ
tin cậy và độ xác thực cao nhất so với các câu hỏi về nội
dung khác.
Hạn chế
Những sự kiện xảy ra trong quá khứ có thể sai lầm do trí
nhớ kém.
Khắc phục
Có thể giúp đỡ người trả lời bằng cách phục hồi lại bối
cảnh xung quanh để họ tái hiện thông tin cần thiết.
Ví dụ:
A006. Trình độ học vấn cao nhất mà ông/bà đạt được?
 01. Không qua trường lớp đào tạo nào
 02. Chưa học hết tiểu học  03. Học xong tiểu học
 04. Chưa học hết cấp II  05. Tốt nghiệp cấp II
 06. Chưa học hết cấp III  07. Tốt nghiệp cấp III
 08. Bỏ dở hay đang học ĐH/Cao đẳng  09. Tốt nghiệp ĐH/Cao đẳng
 10. Có bằng sau đại học
 888. [KB]  999. [KMTL]
A008. Nghề nghiệp chính của ông/bà là gì?
* Câu hỏi tri thức
(câu hỏi hiểu biết)

Nhằm xác định xem người được hỏi có nắm vững
một tri thức nào đó không, hoặc đánh giá trình độ
nhận thức của đối tượng trong nhận thức về chủ đề
nào đó.
→ Nếu so sánh đối chiếu với những bậc thang nhận
thức thì câu hỏi sự kiện mới là ở mức "biết", còn
đến câu hỏi tri thức mới đạt mức "hiểu".
 Cần tránh loại câu hỏi dạng lưỡng cực.
Ví dụ:
D304a. Theo ông/bà, hoạt động nào trong những hoạt
động sau đây nằm trong trách nhiệm của Ban Giám sát
Đầu tư Cộng đồng?
 1-Giám sát việc công khai quy hoạch kế hoạch đầu tư
 2-Giám sát quá trình thi công các dự án đầu tư từ nguồn
ngân sách nhà nước
 3-Thu phí nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư của xã /
phường
 4-Giám sát và kiểm tra việc thực thi đền bù, giải tỏa và
tái định cư
 888- [KB]  999- [KMTL]
13
* Câu hỏi thái độ, quan điểm, động cơ
(câu hỏi ý kiến, câu hỏi giả thiết)
Nhằm thu thập thông tin về thái độ, quan điểm,
động cơ của đối tượng về một vấn đề nào đó.
 Thái độ: cách xử sự của người được hỏi thông
qua các nhận xét, phê phán, đánh giá.
 Quan điểm: Biểu hiện thói quen xử sự.
 Động cơ: Cơ sở bên trong của cách xử sự và
thói quen xử sự.

Ví dụ:
D203b. Ông/bà có tin vào sự đầy đủ của những
thông tin được công bố?
 1. Hoàn toàn không tin  3. Tin
 2. Không tin lắm  4. Hoàn toàn tin
 888 [KB]  999 [KMTL]
3.1. Theo công dụng
b. Về chức năng
Câu hỏi lọc
Câu hỏi tâm lý
Câu hỏi kiểm tra
Câu hỏi thông tin
* Câu hỏi thông tin
Câu hỏi chỉ có chức năng thu thập thông tin
phục vụ cho nghiên cứu.

Hầu hết các câu hỏi trong bảng hỏi là câu
hỏi dùng để thu thập thông tin.
* Câu hỏi tâm lý
Có chức năng đưa người được phỏng vấn trở về
trạng thái tâm lý bình thường.
- Tiếp xúc: Nhằm gạt bỏ những nghi ngờ có thể
nảy sinh hoặc để giảm bớt sự căng thẳng.
- Chuyển tiếp: Chuyển sang chủ đề khác.
* Câu hỏi lọc
Nhằm tìm hiểu xem người được hỏi có thuộc
nhóm đối tượng dành cho những câu hỏi tiếp
theo hay không.
 Sử dụng kỹ thuật bước nhảy trong các câu
hỏi lọc.

Ví dụ:
D204. Ông/bà có được biết về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hiện nay của xã/phường hay không?
 0. Không được biết [Chuyển sang D207]
 1. Có, biết qua nguồn khác [Chuyển sang D205]
 2. Có, chính quyền địa phương thông báo [Chuyển sang
D205]
 999. [KMTL]
* Câu hỏi kiểm tra
Nhằm kiểm tra độ chính xác hay tính khách
quan của những thông tin thu thập được.
 Câu hỏi kiểm tra không đặt liền kề với câu
cần kiểm tra.
3.2. Theo biểu hiện
a. Theo biểu hiện câu trả lời
Câu hỏi mở
Câu hỏi đóng
Câu hỏi nửa đóng
* Câu hỏi đóng
Là dạng câu hỏi đã có trước những phương án trả lời.
 Câu hỏi lưỡng cực: Câu trả lời có hai điều mục: có -
không; đã - chưa;
 Câu hỏi cường độ: đặt ra nhiều khả năng theo cường độ
của hiện tượng hoặc ý kiến (chọn 1 phương án).
 Câu hỏi tuỳ chọn (câu hỏi tuyển): các khả năng trả lời
không loại trừ nhau (có thể chọn nhiều phương án).
Ưu điểm
Ưu điểm
+ Về phía người được hỏi: thuận tiện, dễ trả lời
chỉ cần lựa chọn trong số khả năng trả lời.

+ Về phía sử dụng kết quả: tiện tổng hợp, sử
dụng kết quả rõ ràng, vì vậy quan điểm phổ biến
là câu hỏi đóng tiết kiệm hơn.
+ Tỷ lệ trả lời cao, ngay cả câu hỏi liên quan đến
chủ đề nhạy cảm.
+ Đối với phỏng vấn qua bảng hỏi, câu hỏi này
còn đảm bảo tính khuyết danh.
Hạn chế
+ Khó bao quát được tất cả các phương án trả lời.
+ Đôi khi gò ép đối tượng nghiên cứu theo cách lập
luận chủ quan của mình.
+ Không thu được các cách giải thích khác nhau về
câu hỏi.
+ Che giấu sự khác biệt trong các câu trả lời của
người trả lời.
+ Có thể lựa chọn sai phương án, khi tích nhầm.
+ Có thể gây khó khăn đối với người trả lời khi có
quá nhiều phương án.
Hạn chế
Cách xây dựng điều mục trả lời
• Không quá ít cũng không quá nhiều, thường sử
dụng từ 5-7 điều mục trả lời là vừa đủ.
• Thứ tự sắp xếp: Nhỏ - Lớn, Xấu - Tốt, Rất phủ
định - Rất khẳng định, Kém - Tuyệt vời.
• Các phương án “không biết”, “không ý kiến”,
“không có câu trả lời” nên tách riêng với các
phương án khác.

×