Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Giáo trình bảo vệ và nuôi dưỡng rừng mđ05 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 170 trang )































BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
BẢO VỆ
VÀ NUÔI DƢỠNG RỪNG
MÃ SỐ: MĐ 05
NGHỀ: BẢO TỒN TRỒNG VÀ LÀM GIÀU
RỪNG TỰ NHIÊN
Trình độ: Sơ cấp nghề








1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05



























2
LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình đào tạo nghề Bảo tồn, trồng
và làm giàu rừng tự nhiên trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình Bảo vệ và làm
giàurừng.


Nội dung chính của giáo trình này là cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ
bản về kỹ thuật luỗng phát, bài cây, chặt nuôi dưỡng, phòng chữa cháy rừng,
phòng trừ sâu bệnh hại, ngăn chặn người và gia súc phá hại rừng. Giáo trình gồm
06 bài, trong mỗi bài cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan và có cấu trúc thống
nhất phù hợp với phương pháp giảng dạy tích hợp. Giáo trình không những phục
vụ cho đào tạo nghề Bảo tồn trồng và làm giàu rừng tự nhiên trình độ sơ cấp mà
còn dùng để biên soạn tài liệu giảng dạy cho các lớp tập huấn theo từng nội dung
phù hợp.

Để biên soạn giáo trình này chúng tôi đã được tập huấn phương pháp biên
soạn giáo trình do Dự án Voctech và Tổng cục Dạy nghề tổ chức. Đồng thời tham
khảo nhiều tài liệu, lấy ý kiến của nhiều chuyên gia là các nhà nghiên cứu, các cơ
sở sản xuất kinh doanh, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài
trường.

Vì thời gian có hạn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp

Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Ông Phan Thanh Minh
2. Ông Trần Đức Thưởng







3
MỤC LỤC


ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu
02
Mục lục
03
Bài 1: Phòng cháy rừng
5
Bài 2: Chữa cháy rừng
23
Bài 3: Phòng trừ sâu hại
33
Bài 4: Phòng trừ bệnh hại
41
Bài 5: Tuyên truyền nhân nhân bảo vệ rừng
48
Bài 6: Tu bổ rừng
59
Hướng dẫn giảng dạy mô đun
71
Tài liệu tham khảo
81
















4
MÔ ĐUN BẢO VỆ VÀ NUÔI DƢỠNG RỪNG
Mã mô đun: MĐ 05

Giới thiệu mô đun:

Bảo vệ và làm giàurừng cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ
năng liên quan đến phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, phòng
chống người và gia súc phá hại, kỹ thuật làm giàurừng. Nôi dung mô đun gồm 6
bài. Để học tập đạt kết quả cao người học và người dạy cần tập trung vào rèn
luyện kỹ năng, học tập theo nhóm.
























5
Bài 1: PHÒNG CHÁY RỪNG

Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
- Trình bày được nguyên nhân, tác hại và các yêu tố ảnh hưởng đến cháy
rừng
- Thực hiện được các biện pháp phòng cháy rừng

A. Nội dung:
1. Nguyên nhân và tác hại của cháy rừng
1.1. Nguyên nhân của cháy rừng
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy rừng là do các hoạt động thiếu ý thức của
con người gây ra như:
- Đốt nương làm rẫy


Hình 5.1 – Đốt nương làm rẫy gây cháy rừng



6

- Dọn vườn, dọn nhà, sản xuất lâm nghiệp
- Đun nấu, sưởi ấm, đốt cỏm đốt ong trong rừng
- Dọn đường giao thông
Ngoài ra cháy rừng còn do các hiện tượng tư nhiên gây ra như: sấm sét, núi lửa
Ở Việt Nam cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên rất ít.
1.2. Tác hại của cháy rừng
Tác hại của cháy rừng đến thảm thực vật rừng:
- Hủy diệt thảm tươi, thảm khô, thảm mục và mùn.
- Hủy diệt các loài cây bụi, cây tái sinh và cây gỗ non đôi khi cả cây gỗ ở tuổi
trung niên và già.



Hình 5.2 – Cháy rừng hủy diệt thảm thực vật

- Làm xuất hiện các loài cây ưa sáng kém giá trị kinh tế.

7
- Làm thay đổi thành phần loài cây ảnh hưởng đến diễn thế và cấu trúc rừng.
- Cháy rừng còn ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh rừng, gây chấn thương cho
nhiều cây rừng. Do đó cây rừng sẽ dễ dàng bị đổ gẫy và sâu bệnh hại. Do
vậy cháy rừng làm cho cây rừng bị chết nhiều hoặc sinh trưởng kém.
- Khi có cháy mạnh nhiệt độ cao thì tất cả các loài thực vật bậc cao sẽ bị hủy
diết và chỉ còn lại đống tro tàn.
- Cháy rừng còn làm thay đổi cảnh quan lớp thực vật màu xanh chuyển sang
màu vàng xám.

Tác hại cháy rừng đến động vật rừng:
- Cháy rừng làm thay đổi số lượng và thành phần các loài động vật hoang dã,
chim, các loài côn trùng, tôm cá…


Hình 5.3 – Động vật rừng bị chết do cháy rừng

- Hủy diệt các động vật có ích: Giun, kiến, ong
- Cháy rừng làm cho nguồn thức ăn của động vật bị mất đi hoặc bị giảm
xuống, đồng thời môi trường sống của chúng bị thay đổi rất lớn từ đó ảnh
hưởng đến đời sống động vật.
Tác hại của cháy rừng đến đất:
- Làm tăng lượng chất khoáng, độ pH của đất và sự biến đổi các chất hoá học
trong đất.

8
- Làm tăng lượng phốt pho, lượng muối hoà tan và các ion trao đổi như
Ca++, K+, Mg++ sau đó làm tăng độ pH của đất.
- Làm tăng lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu ở mặt đất (trừ nitơ) nhưng do mất
lớp thảm mục rừng nên sau cháy rừng một thời gian đất sẽ xấu đi. Do vậy
cần phủ xanh đất bị cháy bằng cách trồng các loài cây thích hợp mọc nhanh.


Hình 5.4 – Đất rừng sau cháy bị phơi

- Làm thay đổi thành phần khoáng của đất, đất sẽ có thêm các chất khoáng
mica, canxit, caolinit…
- Khi cháy lớp thảm mục, mùn và thực vật rừng sẽ hình thành một lượng khá
lớn nitơ ở dạng khó tiêu. Để sử dụng được chúng phải biến đổi thành thành
dạng NO

3
-
, hoặc NH
4
+
.
- Cháy rừng làm giảm lượng chất hữu cơ và nitơ ở lớp đất có độ sâu 20 – 30
cm, làm tăng độ chặt lớp đất mặt do đó làm giảm khả năng thấm nước của
đất.
Tác hại của cháy rừng đến khí quyển:
- Cháy rừng là một trong những nguồn gốc gây ô nhiễm khí quyển vì khi
cháy rừng tức là cháy các chất hữu cơ sẽ thải vào khí quyển các chất khí
như: N
2
, CO, CO
2
, NO
2
, HNO
3
, tro bụi, than bồ hóng…


9

Hình 5.5 – Khói bụi cháy rừng vào khí quyển

- Cháy rừng làm thay đổi bề mặt che phủ dẫn đến thay đổi các tính chất vật
lý, sinh học như: Nhiệt độ đất tăng, chu trình dinh dưỡng bị mất đi … tất cả
những thay đổi đó cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái và tài

nguyên rừng.
- Do mất rừng làm cho lượng khí CO
2
tăng lên vì mất bộ máy quang hợp là
cây xanh.
Tác hại của cháy rừng đến nƣớc:
- Làm cho đất bị khô, bị thiếu nước; do cháy rừng làm tăng tốc độ gió và
nhiệt độ mặt đất làm cho tốc độ bốc hơi nước từ mặt đất tăng lên nhiều hơn
so với lượng nước được bù lại từ mưa.
- Cháy rừng làm giảm lượng nước thấm xuống đất; gây ra xói mòn rửa trôi do
đó làm tăng lượng bồi lắp lòng sông, lòng hồi,… từ đó ảnh hưởng đến số
lượng và chất lượng nước.
- Cháy rừng làm thay đổi thành phần hóa học của nước.
- Cháy rừng còn làm tăng nhiệt độ nước do thực vật bị mất, vì lòng sông và
lòng hồ bị phơi ra.
- Cháy rừng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thủy văn, đến sự cân bằng nước
và đến tính chất lý hóa học của đất, do đó ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng nước. Cháy rừng còn ảnh hưởng đến thành phần không khí, làm ô
nhiễm bầu khí quyển bởi các khí độc, khói bụi … khi gặp mưa rơi xuống
đất, xuống sông hồ, ao sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.

10
Ngoài ra cháy rừng còn gây thiệt hại đến tài sản và tình mạng của con
người


Hình 5.5 – Ô nhiễm nguồn nước do cháy rừng làm chết cá

2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cháy rừng
Nhiệt độ không khí: khi nhiệt độ không khí tăng thì lượng bốc hơi tăng lên

rất lớn, thảm mục và các vật liệu cháy thoát hơi nước nhiều và sẽ khô đi rất nhanh,
do vậy tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự bốc cháy.
Độ ẩm: Nếu độ ẩm không khí nhỏ thì độ ẩm của vật liệu cháy cũng giảm, trời
càng nóng, không khí càng khô nguy cơ cháy rừng càng lớn, quá trình cháy càng ổn
định.
Gió: Là nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ lan tràn và đặc điểm phát triển của cháy
rừng. Khí có gió mạnh sẽ làm cho các vật liệu cháy ở trong rừng khô nhanh và
chính nó sẽ gây ra sự thay đổi của các nhân tố sinh thái khác, đặc biệt là độ ẩm, sự
bốc hơi, bay hơi vv … do đó sẽ làm tăng thêm nguy cơ cháy rừng hoặc có khả năng
biến đổi cháy nhỏ thành cháy lớn.
Vật liệu cháy: Ở trong rừng vật liệu cháy là nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ,
nguy cơ cháy rừng và quá trình cháy. Cường độ cháy rừng thường phụ thuộc vào
tình trạng và số lượng vật liệu cháy trong khu rừng đó.


11


Hình 5.6 – Rừng không được vệ sinh tốt chứa nhiều VLC

Độ dốc:
Độ dốc của lửa rừng có ảnh hưởng đến quá trình cháy rừng, đặc biệt là ảnh
hưởng đến tốc độ cháy lan của ngọn lửa. Qua nghiên cứu thấy rắng:
- Nếu độ dốc dưới 30
0
thì tốc độ cháy lan tăng lên gấp 2 lần mỗi khi có độ
dốc tăng lên 15
0
.
- Nếu độ dốc trên 30

0
thì cứ mỗi khi độ dốc tăng thêm 10
0
, tốc độ cháy lan
sẽ tăng lên 2 lần.
- Và, nếu độ dốc lớn hơn 35
0
thì tốc độ cháy lan có thể tăng lên gấp 4 đến 10
lần, cứ mỗi khi độ dốc tăng thêm 10
0
.
Ngoài ra các nhân tố như: Mật độ dân cư, các điểm dân cư, mạng lưới đường giao
thông trong khu vực, số lượng người dân đi vào rừng, các hoạt động kinh doanh ở
trong rừng, chiến tranh bom đạn vv… cũng gây ra cháy rừng
3. Các biện pháp phòng cháy rừng
3.1. Biện pháp lâm sinh
3.1.1. Xây dựng đường băng cản lửa
Các lô khoảnh được thiết kế hệ thống các đường băng cản lửa có tác dụng
để ngăn chặn cháy lan mặt đất và cháy tán ở những khu rừng dễ cháy, đồng thời

12
cũng là nơi vận chuyển các phương tiện dập lửa đám cháy, vận chuyển cây con,
phân bón, … phục vụ cho kinh doanh rừng, tuần tra rừng
Hƣớng đƣờng băng cản lửa:
- Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 15
0
đường băng phải vuông
góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
- Đối với địa hình phức tạp độ dốc trên 15
0

đường băng bố trí trùng với
đường đồng mức.
Bề rộng đƣờng băng cản lửa:
- Đường băng chính của cả hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng có độ rộng
tối thiểu từ 8 – 20 m và nên trồng cây xanh.
- Đối với rừng trồng ở trạng thái rừng sào thì bề rộng đường băng phải lớn
hơn chiều cao của cây rừng.
Các loại đƣờng băng cản lửa:
- Đường băng trắng: Là những giải trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây,
cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất. Chỉ xây dựng đường băng trắng
khi kết hợp làm đường vận chuyển và vận xuất.


Hình 5.7 – Đường giao thông kết hợp đường băng trắng

- Đường băng xanh: Là những đường băng được trồng cây xanh hỗn giao, có
kết cấu nhiều tầng, đặc biệt chọn những loài cây có khả năng chịu lửa.

13
Nguyên tắc chọn loài cây xanh làm băng phòng cháy:
+ Cây có khả năng chịu nhiệt độ cao.
+ Lá cây chứa nhiều nước không chứa chất dầu dễ cháy.
+ Có khả năng tái sinh hạt và chối mạnh sinh trưởng phát triển nhanh.
+ Không rụng lá trong mùa cháy.
+ Cây trồng trên băng không có cùng loài sâu bệnh với cây trồng hoặc
không là ký chủ trung gian của các loài sâu bệnh hại cây rừng.
Ở nước ta tùy theo điều kiện khí hậu địa phương có thể sử dụng một số loài
cây sau đây để trồng trong băng xanh như: Dứa bà; dứa; dừa nước; mít; vối
thuốc; thẩu tấu; đỏ ngọn; dâu da đất



(a) (b)


(c) (d)


14


(e) (f)
Hình 5.8 – Một số loài cây có thể dùng trồng băng xanh
a. Cây dứa bà b. Cây dứa c. Cây dừa nước
d. Cây mít e. Cây vối f. Cây đỏ ngọn

Công việc: Làm đƣờng băng cản lửa
Các bƣớc thực
hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Những lỗi
thƣờng gặp
1. Thiết kế
đường băng
cản lửa


- Đường băng vuông góc với hướng gió
chính trong mùa khô nếu địa hình có độ
dốc < 15
0

, đường băng trùng vời đường
đồng mức nếu độ dốc > 15
0
- Bề rộng đường băng cản lửa từ 8 – 20m


Xác định không
đúng hướng gió
chính torng màu
khô
2. Chuẩn bị
hiện trường thi
công băng cản
lửa
- Hiện trường được dọn sạch cây bụi, dây
leo
Vật liệu cháy
sua dọn chất
đống to dễ gây
ra cháy lớn
4. Thi công
băng trắng
- Dùng dụng cụ thủ công hoặc máy cày
toàn diện bề mặt băng cản lửa. Cày sâu 20
đến 30 cm, đường cày thẳng, không sót lỏi
đường cày.


15



5. Trồng cây
làm băng xanh
- Loài cây trồng làm băng xanh đáp ứng
đúng nguyên tắc chọn
- Cây làm băng xanh được trồng đúng kỹ
thuật


Những điểm chú ý khi thiết kế và thi công các đƣờng băng cản lửa:
- Khi thiết kế các đường băng cản lửa cần phải lợi dụng những chướng ngại
tự nhiên như: Sông suối, hồ nước … Những công trình nhân tạo như:
Đường sắt, đường giao thông, đường vận xuất vận chuyển … để làm đường
băng. Trong trường hợp này chỉ cần xây dựng dọc hai bên đường băng một
hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa.
- Đối với rừng công viên, danh lam thắng cảnh … không cần thiết kế đường
băng trắng làm như vậy mất tính thẩm mỹ và nên sử dụng hệ thồng đường
mòn, lối đi làm nhiệm vụ đó.
- Đối với rừng có độ dốc > 25
0
thì không được làm đường băng trắng mà
phải trồng ngay cây xanh.
- Nếu rừng có độ dốc nhỏ hơn 25
0
thì chỉ được xây dựng đường băng trắng 1
– 2 năm đầu khi chưa đủ điều kiện trồng ngay cây xanh.
- Khi thi công các đường băng trắng có thể dùng cưa xăng, cưa cầm tay để
cưa cây và cành nhánh và dùng máy cày để cày lật đất. Khi xử lý thực bì
phải phơi khô vun thành dải cách bìa rừng 5 – 8 m. Thời gian đốt tốt nhất là
vào đầu mùa khô lúc gió nhẹ buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Khi đốt phải cử

người canh gác không để lửa cháy lan vào rừng.
- Đối với đường băng cản lửa phải được tu sửa dọn vật liệu cháy hàng năm.
3.1.2. Xây dựng kênh phòng cháy ở rừng tràm
Rừng tràm có thảm mục than bùn dày từ 0,8 – 1,2 m có 6 tháng khô và 6
tháng ngập nước nên phải thiết kế thi công đào đắp hệ thống kênh mương hoàn
chỉnh nhằm phòng cháy là rất bức thiết.
Tác dụng chính của hệ thống kênh: là dự trữ nguồn nước để duy trì độ ẩm
cho tầng thảm mục phục vụ việc phòng cháy. Ngoài ra nó còn tạo ra một mạng
lưới giao thông vận xuất vận chuyển lâm sản hạt giống, tuần tra kiểm soát rừng

16
và là nơi thả cá trồng xen cây nông nghiệp rất tốt tạo ra mô hình nông lâm ngư
kết hợp.
Kích thƣớc của kênh:
Mặt kênh rộng 8 – 12 m, sâu 2 – 2,5 m đáy rộng từ 6 – 8 m, đất đào đắp về
hai phía tạo ra hai đường song song trên kênh.
Khi đắp bờ phải dọn sạch than bùn rác rưởi để bờ có lớp đất sét liên sát ven
kênh có tác dụng ngăn cháy ngầm và chống sụt lở.


Hình 5.9 – Kênh phòng cháy ở rừng tràm

Thi công kênh:
- Phương tiện thủ công dùng cuốc, xẻng, mai.
- Phương tiện cơ giớ dùng các máy đào rãnh.
Trồng băng xanh trên hệ thống kênh mƣơng theo qui định sau:
- Hai bên kênh trồng cây chịu lửa, chọn loài cây có thể cho quả và gỗ. Cây
cóc, bon bon, trâm bầu, dừa vv…
- Ven chân kênh mương trồng cây để đề phòng chống xói lở bờ và tạo nên đai
cây xanh chống cháy ngầm, phải trồng thành băng rộng từ 2 -3 m, mật độ

trồng trên băng phải dày hơn mật độ trồng rừng để đai sớm khép tán, nhanh
phát huy tác dụng ngăn chặn lửa lan tràn.
3.2. Một số giải pháp giảm vật liệu cháy

17
3.2.1. Đốt trước vật liệu cháy
Hàng năm vào mùa cháy tùy theo tình hình thời tiết mà quyết định đột trước
một số vật liệu cháy để làm giảm số lượng của chúng xuống đến mức khó xảy
ra cháy rừng và nếu có xảy ra thì quy mô và tốc độ cháy không nguy hiểm lắm,
con người có thể cứu chữa được.


Hình 5.10 – Vật liệu cháy được đốt trước mùa khô

Một số điểm cần chú ý khi đốt:
- Tổng diện tích cần đốt trước chiếm khoảng 10 – 15% diện tích rừng cần bảo
vệ.
- Trên diện tích rừng cần đốt chỉ đốt từ 50 – 70% tổng vật liệu cháy là đạt yêu
cầu.
- Số cây cháy cho phép trong khi đốt trước là từ 5 – 10% tổng số cây trong
diện tích đốt.
- Thời gian đốt vào buổi sáng, đốt các cành cây trên khô trước đốt các vật
liệu cháy dưới đất sau.
- Dụng cụ đốt có thể dùng đuốc làm từ tre nứa ngâm hoặc quần áo rách tẩm
dầu buộc vào một đầu gậy dài.

18
- Nhưng trước khi tiến hành biện pháp này phải đốt thử vài chục mét vuông
vào buổi sáng. Sau đó căn cứ vào kết quả, độ ẩm vật liệu cháy, địa hình,
hướng gió xây dựng kế hoạch cụ thể

- Căn cứ vào số lượng diện tích, số lượng vật liệu cháy và sự thiệt hại cho
phép để điều động lực lượng và phương tiện cần thiết. Khi đốt cũng phải
bảo đảm con người đủ sức khống chế được ngọn lửa.
Đốt trước vật liệu cháy có ưu điểm đỡ tốn kém đảm bảo an toàn cho người
chữa cháy, nhưng nó làm cho một số cây bị chết và ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển của cây.
Biện pháp đốt trước chỉ áp dụng cho những khu rừng trước đây chưa có qui
hoạch thiết kế phòng cháy, nhất thiết không được đốt tràn lan tùy tiện, phải
nghiên cứu áp dụng biện pháp này một cách thận trọng.
3.2.2. Vệ sinh rừng
Mục đích vệ sinh rừng là làm giảm vật liệu cháy trong mùa khô.
Hàng năm trước mùa khô ở những khu rừng dễ cháy, đặc biệt là những khu
rừng xung quanh nơi dân cư, khu du lịch, các đơn vị cơ quan bộ đội, các nông
trường, cần kết hợp việc chặt nuôi dưỡng, tỉa cành với việc thu dọn các vật liệu
rơi rụng ở các băng trắng băng xanh.
Những khu rừng sau khai thác phải kết hợp việc chặt tu bổ việc dọn cành
nhánh, loại bỏ các cây già cỗi cong queo sâu bệnh, cây chết đứng gió đổ để xử
lý trước mùa khô.
Ngoài ra để làm giảm nguy cơ cháy rừng người ta còn thu dọn các cành khô
lá rụng ở ngoài phạm vi các khu rừng dễ cháy.


19

Hình 5.11 – Rừng sau khi được vệ sinh

3.3 Xây dựng hệ thống chòi canh phát hiện cháy rừng.
Các yêu cầu của chòi:
- Phải có tầm nhìn cao hơn rừng tối thiểu 5 m tốt nhất từ 15 – 30 m nên tốt
nhất đặt chòi ở đỉnh đồi.

- Phải nhìn rõ được 2 – 3 chòi phụ.
- Một điểm bất kỳ trong khu vực phải được ít nhất 2 chòi nhìn thấy còn tốt
hơn là 3 chòi để quan trắc liên hợp.
- Phải có thang lên xuống thuận lợi.
- Xung quanh chân chòi phải dọn sạch cây trong phạm vi bán kính từ 20 –
30 m để đề phòng cháy rừng, lửa lan đến chòi.
- Trên chòi là một gian nhà có 4 cửa để quan sát mọi phía.
- Có trang bị dụng cụ chống sét, mái che mưa nắng.
- Có bản đồ khu vực, dụng cụ đo góc.

20
- Có ống nhòm, có kẻng báo động, có máy điện thoại và một số tín hiệu
như cờ màu, phái hiệu.
- Ở dưới chân chòi chính cần làm một gian nhà có giường bàn làm việc,
nghỉ ngơi cho nhóm công tác 2 – 3 người.
- Vào thời kỳ cao điểm của mùa khô chòi phải có người làm việc 24/24
giờ.


Hình 5.12 – Chòi canh phát hiện cháy rừng

Báo động khi xảy ra cháy rừng:
Khi phát hiện có đám cháy người quan sát phải định rõ tọa độ đám cháy ở
lô khoảnh nào, mức độ cháy rồi báo về trung tâm chỉ huy.
Trung tâm chỉ huy xác định tọa độ cháy trên bản đồ rồi nhanh chóng ra lệnh
điều động lực lượng phương tiện đi chữa cháy tùy theo cấp độ báo động.
Ngoài ra để công tác phòng cháy được hiệu quả người ta còn phải tổ chức
theo dõi phát hiện lửa rừng như: Tổ chức lực lượng phòng cháy, tổ chức lực
lượng kiểm lâm, lập các tổ quần chúng làm nhiệm vụ phòng và chữa cháy
rừng, tuyên truyền nhân dân về việc phòng và chữa cháy rừng.


21
3.4. Dự báo lửa rừng:
Xây dựng và cập nhật cấp dự báo cháy rừng vào mùa khô:

Hình 5.13 – Bảng cấp dự báo cháy rừng

Cập nhật các thông tin dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại
chúng: Ti vi, đài, báo
3.5. Tổ chức lực lƣợng tuần ra canh gác
Phân công lực lượng thay nhau thường xuyên tuần tra canh gác (đặc biệt
vào mùa khô) nhằm phát hiện nguy cơ cháy, điểm cháy rừng kịp thời và thông tin
nhanh cho Ban tổ chức phòng cháy chữa cháy rừng biết để có biện pháp chữa
cháy.

22

Hình 5.14 – Lực lượng tuần tra rừng

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Thực hành theo nhóm nhỏ (10 người/nhóm): Làm băng cản lửa
C. Ghi nhớ:
- Nguyên nhân tác hại của cháy rừng
- Các biện pháp phòng cháy rừng











23
Bài 2: CHỮA CHÁY RỪNG

Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
 Trình bày được khái niệm và các hình thức cháy rừng
 Thực hiện được các biện pháp chữa cháy rừng bằng dụng cụ thủ công

A. Nội dung:
1. Khái niệm cháy rừng
Cháy rừng là sự lan truyền không định hướng của ngọn lửa trong rừng gây
tổn thất cho rừng và môi trường.
2. Các hình thức cháy rừng
2.1. Cháy dƣới tán
Ngọn lửa cháy lan trên lớp thảm mục, mùn, cỏ khô thảm tươi, cây bụi, cây
tái sinh. Cháy xém vỏ và một phần dưới gốc cây, các rễ cây ở sát mặt đất. Cháy
dưới tán thường xảy ra nhiều hơn nhất. Khi gặp điều kiện thuận lợi về gió
cháy dưới tán sẽ chuyển thành cháy tán

Hình 5.2.1 – Cháy dưới tán rừng

2.2. Cháy tán

24
Cháy tán được phát triển từ dưới tán lên và thường xảy ra vào mùa có thời
tiết khô hạn, tốc độ gió ở tán rừng từ trung bình đến mạnh. Ngọn lửa sẽ lan từ

tán cây này đến tán cây khác. Cháy tán sẽ hủy diệt toàn bộ vật liệu cháy ở mặt
đất và cả tán rừng cho nên gây thiệt hại rất lớn.

Hình 5.2.2 – Cháy tán rừng

2.3. Cháy ngầm
Cháy ngầm là cháy chất hữu cơ thường là than bùn và mùn, đã được tích
lũy lại ở dưới đất.
Đặc điểm cháy ngầm là tốc độ lan truyền ngọn lửa trong lớp mùn và than
bùn của đất rừng rất chậm khoảng 0,5 – 5 m/ngày. Không có ngọn lửa, ít khói nên
khó phát hiện, khó chữa và rất nguy hiểm thời gian cháy ngầm thường có khi dài
vài tháng. Khi than bùn và tất cả các lớp đất nằm trên lớp đất khoáng bị cháy sẽ
làm chất nhiều thực vật vì bộ rễ của thực vật thường nằm ở độ sâu đó. Cháy ngầm
có thể gây nguy cơ cháy tán khi gió mạnh

×