Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quy trình nuôi Ngao hoa (Paphya textile Gmelin,1791) và thu hoạch Tu hài (Lutraria philippinarum Deshayes, 1984) thương phẩm ” tại Công ty TNHH Đỗ Tờ - huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.23 KB, 28 trang )

Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội, cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Nuôi Trồng Thủy Sản, Khoa Chăn
Nuôi-NTTS đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc Công ty TNHH Đỗ Tờ cùng
toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
cho tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Trần Ánh Tuyết-Giáo viên phụ trách
thực tập đã quan tâm, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp K54-NTTS đã luôn bên cạnh , động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Thời gian thực tập có giới hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
cùng các bạn để em có được sự vững vàng hơn trong thực tiễn đồng thời bổ sung
thêm vốn kiến thức còn thiếu ở bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lưu Thị Mây
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Nuôi trồng thủy sản của nước ta phát triển khá mạnh
mẽ. Trong đó: Hoạt động nuôi và khai thác động vật thân mền đang ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển và
được khẳng định là một nghề sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rất cao và
từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất nuôi động vật thân
mềm là rất quan trọng. Mặc dù chúng ta đã có công nghệ sản xuất giống đa số
đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế như: Sò, Hàu, Vẹm, Tu hài, Bào ngư,


Trai ngọc…, nhưng con giống cho nuôi các đối tượng này vẫn chủ yếu dựa vào
nguồn lợi sẵn có của thiên nhiên. Nhiều địa phương đã để cho người dân tự
nhiên khai quá mức dẫn đến nhiều giống loài có giá trị kinh tế đang trở nên kiệt
quệ, không còn khả năng phục hồi. Do đó một số loài nhuyễn thể được nuôi ở
các tỉnh ven biển của nước ta hiện nay phải nhập giống từ nước ngoài, tiêu
biểu là loài Ngao hoa (Paphya textile Gmelin,1791).
Ngao hoa là động vật thân mềm hai vỏ có giá trị dinh dưỡng cao là một trong
những đối tượng thân mềm xuất khẩu được các thị trường lớn như EU, Mỹ rất
ưa chuộng. Ý thức được điều này người dân ở tỉnh Quảng Ninh đã bắt đầu thử
nghiệm nuôi đối tượng này với nguồn giống nhập từ Đài Loan với giá cao và
không chủ động được số lượng Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh
sản tạo cơ sở khoa học cho việc sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm
đối tượng này là rất cần thiết.
Được sự giới thiệu của các thầy cô giáo trong Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản –
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, trong thời gian thực tập tại Công ty
TNHH Đỗ Tờ - huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh tôi đã được tiếp cận và trực
tiếp tham gia vào một số khâu trong ương nuôi, thu hoạch Tu hài và Ngao
thương phẩm.
Vì vậy tôi xin trình bày chuyên đề: ʺ Quy trình nuôi Ngao hoa (Paphya textile
Gmelin,1791) và thu hoạch Tu hài (Lutraria philippinarum Deshayes, 1984)
thương phẩm ” tại Công ty TNHH Đỗ Tờ - huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Đối tượng nghiên cứu
A. Ngao hoa (Paphya textile Gmelin,1791)
1. Vị trí phân loại
Ngành: Molusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Veneroida
Họ: Veneridae
Giống: Paphya

Loài: Paphya textile Gmelin, 1791
2.Phân bố
- Ngao phân bố trên các bãi biển, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (cát
chiểm 60-80%), sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Ở nơi
đáy nhiều bùn ngao dễ bị chết ngạt ( Chú ý: đáy cát thuần ngao không sống
được vì khô và nóng).
- Ngao sống ở trung, hạ triều cho đến độ sâu tới 10m ở đáy biển.
3. Đặc điểm sinh học.
3.1 Hình thái cấu tạo của ngao
Vỏ dày chắc, hai vỏ bằng nhau, mặt vỏ có hoa vân, vòng đồng tâm hay tia phóng
xạ biến đổi rất lớn.
Khớp bản lề có 3 răng giữa và 2 răng bên. Vịnh màng áo nông, vết mép màng áo
rõ ràng.
Cơ khép vỏ có một đôi, vết cơ khép vỏ trước nhỏ hình bán nguyệt, vết cơ khép
vỏ sau lớn hình bầu dục.
Ngao có 2 vòi: Vòi nằm phía bụng là vòi nước vào, vòi nằm phía lưng là vòi
nước ra. Đầu các vòi thường có nhiều xúc tu.
Ngao thường vùi thân trong cát, thò vòi nước lên cát để tiến hành hô hấp, bắt
mồi và bài tiết.
Chân Ngao nằm phía bụng thường rất lớn dùng để đào cát. Cấu tạo chân gồm 3
lớp, trong đó thì 2 lớp ngoài có cấu tạo đơn giản, lớp thứ 3 có cấu tạo rất phức
tạp, ngoài là cơ vòng, trong là cơ ngang pha lẫn các cơ dọc và cơ vòng. Trong
các lớp cơ chân có tuyến chân phát triển
3.2 Điều kiện sinh thái
- Ngao là động vật nhuyễn thể rộng nhiệt. Thích nghi được với nhiệt độ từ 5-
35ºC, ở nhiệt độ 28-30ºC sinh trưởng tốt.
- Độ mặn từ 19 - 32‰. Ngao có sức chịu đựng tốt ở tỷ trọng cao, ở trọng 1,029
chỉ có một số ít bị chết. Trong môi trường tự nhiên nếu độ mặn biến đổi đột ngột
sẽ gây chết hàng loạt. Những vùng bị ảnh hưởng nước lũ kéo dài gây ảnh hưởng
lớn đến sinh trưởng của ngao, có thể gây chết hàng loạt. Những vùng này

thường không có ngao phân bố.
- pH: 6 – 7.
3.3. Tập tính sống
- Ngao là loài sống đáy, chân phát triển để đào cát vùi mình xuống dưới. Để hô
hấp và lấy mồi ăn ngao thò vòi nước lên mặt bãi hình thành một lỗ hình bầu dục
màu vàng nhạt, nhìn lỗ có thể biết được chỗ ở của ngao. Vòi ngao ngắn nên
không thể chui sâu, thường chỉ cách mặt đáy vài cm. Trời lạnh ngao xuống sâu
hơn nhưng không quá 10cm.
- Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi, ngao có thể nổi lên trong nước và di
chuyển tới vùng khác bằng cách tiết ra một túi nhầy hoặc một dải chất nhầy để
giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể và nổi lên được trong nước và theo dòng nước triều di
chuyển tới nơi khác. Ngao có thể nổi lên ở độ cao 1,2m. Ngao thường di chuyển
vào mùa hạ, mùa thu. Mùa hạ ngao sống ở vùng triều cao, bãi cạn chịu thời gian
chiếu nắng dài làm cho bãi cát nóng lên ngao phải di chuyển theo nước triều rút
xuống vùng sâu hơn. Mùa thu nhiệt độ hạ dần, gió thổi liên tục làm cho nhiệt độ
giảm nhanh ngao không chịu được phải di chuyển xuống vùng sâu. Mặt khác, sự
di chuyển của ngao cũng có quan hệ tới sinh sản. Khi ngao lớn tới 5-6cm ở giai
đoạn sinh dục thành thục ngao thường di chuyển nhiều.
Đặc điểm này phải được hết sức chú ý, giữ không cho ngao đi mất. Người ta
thường dùng dây cước sợi 3 x 3 căng ở đáy 3cm theo chiều vuông góc với
đường nước triều rút, dây căng sẽ cắt đứt tuyến nhầy của ngao và ngao sẽ bị
chìm xuống đáy. Phương pháp này rất có hiệu quả với ngao cỡ 3-5cm.
3.4. Tính ăn
Cũng như các loài động vật thân mền hai mảnh vỏ khác khác. Ngao là loài ăn
lọc, chúng bắt mồi theo hình thức thụ động, khi triều dâng lên ngao thò vòi lên
cát để lọc thức ăn, chọn mảnh vụn hữu cơ, vi sinh vật và thực vật phù du có kích
cỡ thích hợp.
Trong thức ăn của ngao lượng mùn bã hữu cơ chiếm khoảng 75 – 90%, sinh vật
phù du chiếm 10 – 15%.
3.5. Sinh trưởng

Sức sinh trưởng của ngao có liên quan chặt chẽ với vùng phân bố có nhiều hay ít
mồi ăn, vùng cửa sông có nhiều thức ăn, hàm lượng oxy dồi dào, quá trình trao
đổi chất triễn ra mạnh, ngao thu nhận được nhiều thức ăn do đó ngao sinh
trưởng nhanh.
Ngao hoa khi lớn hết cỡ có thể đạt trọng lượng 60 – 70gram/con.
4. Tình hình nghiên cứu Ngao hoa (Paphya textile)
Tại Quảng Ninh, ngao hoa là đối tượng được khai thác tự nhiên. Ồ ạt săn tìm,
khai thác tự do không theo quy hoạch đã dẫn đến nguồn loài nhuyễn thể này
trong tự nhiên gần như cạn kiệt. Thuần hóa và nuôi thương phẩm ngao hoa
chính là cách làm giảm sức ép khai thác tự nhiên và từng bước khôi phục nguồn
đặc sản hiếm có.
Công nghệ sản xuất giống nhân tạo ngao hoa hiện đang trong quá trình nghiên
cứu, thử nghiệm tại Việt Nam.
Một số quốc gia khác: Đài Loan, Trung Quốc đã bắt đầu cho sinh sản nhân tạo
ngao hoa với số lượng lớn đã đáp ứng được nhu cầu con giống của đất nước họ.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu ngao hoa giống với số lượng lớn về Việt Nam rất khó
khăn do chi phí nhập khẩu con giống cao, sự khác nhau về môi trường nuôi và
thời gian vận chuyển có ảnh hưởng lớn đến khả năng thích nghi, sinh trưởng,
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh khi nhập nội khó kiểm soát…
Ngao hoa chịu được thời tiết khắc nghiệt, kể cả khi nhiệt độ xuống thấp đến 7 -
8ºC.
Thời gian nuôi ngao hoa ngắn, chỉ bằng hơn một nửa so với nuôi tu hài, khoảng
10 tháng đến một năm đã cho thu hoạch, (nuôi tu hài từ 18 đến 24 tháng) bởi
vậy trên cùng diện tích, cùng một thời gian, nuôi ngao hoa mang lại nguồn lợi
gần gấp đôi nuôi tu hài. Con ngao không kén đất nuôi, có thể những bãi cát chất
lượng kém nuôi tu hài không còn hiệu quả cao, song nuôi ngao hoa vẫn tốt,
thậm chí ngao có thể sống được ở các bãi có lẫn bùn đất mà tu hài không tồn tại
được. Ngao hoa tận dụng được thức ăn thải ra của tu hài. Có thể nuôi ngao trên
bãi hoặc trong lồng, cách nuôi cũng tương tự như nuôi tu hài, năng suất nuôi
ngao hoa khá cao, trên một ha nuôi lồng mỗi con đạt trọng lượng từ 30 đến 50

gam. Trên cùng diện tích, giá đầu tư nuôi chỉ bằng 70 đến 80% so với nuôi tu
hài và giá trị dinh dưỡng của ngao hoa không kém tu hài nhiều, giá giống ngao
hoa cấp hai rẻ, chỉ bằng từ 70 đến 80% so với tu hài. Tỷ lệ sống của ngao hoa
khá cao, những hộ lần đầu nuôi cũng đạt từ 94 đến 97%. Về nuôi ngao trong
lồng, chi phí thấp hơn từ 15 đến 20% so với tu hài do không cần phải mua lồng
cao thành; còn nuôi bãi chỉ cần tầng cát mặt dày 20cm (bằng một nửa so với tu
hài) là ngao đã phát triển được.
Mô hình nuôi thử nghiệm ngao hoa, triển khai ở 6 hộ (với 142.800 con giống có
kích cỡ trung bình 1-1,5cm, trọng lượng trung bình khoảng 3.000 con/kg) ở các
xã Hạ Long, Đông Xá, Bản Sen, Thắng Lợi, Minh Châu, Quan Lạn. Các hộ thử
nghiệm nuôi trồng dưới 2 hình thức: nuôi lồng treo (mật độ nuôi 145 con/lồng)
và nuôi thả bãi. Đến nay trọng lượng trung bình đạt 130 con/kg, tỷ lệ sống trung
bình đạt 70%.
Đến nay ở Vân Đồn đã phát triển nuôi ngao hoa trên địa bàn 6 xã, trong đó tất cả các xã đảo
như Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi… đều đã nuôi ngao hoa. Hiện tại, cơ sở nhân giống
ngao hoa tại Vân Đồn đã có thể cung cấp 30 triệu con giống cho các hộ nuôi
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
SỐ LIỆU.
I. Thời gian – Địa điểm thực tập
1. Thời gian thực tập
Từ ngày 02/04/2012 đến ngày 29/04/2012.
2. Địa điểm thực tập
Địa điểm: Công ty TNHH Đỗ Tờ thuộc hòn đảo Bánh Sữa huyện Vân Đồn –
tỉnh Quảng Ninh.
II. Phương pháp thu thập số liệu
1. Phương pháp trực tiếp
Trực tiếp tham gia vào một số khâu trong nuôi Ngao hoa (Paphya textile).
2. Phương pháp gián tiếp
Quan sát, phỏng vấn các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thu thập số liệu qua thực tế sản xuất tại cơ sở.

Tham khảo các tài liệu có liên quan.
Từ những kiển thức được trang bị trong nhà trường.
III. Nội dung tìm hiểu
1. Vị trỉ địa lý - Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Công ty nằm trên hòn đảo Bánh Sữa (thuộc vịnh Bái Tử Long), huyện Vân Đồn
– tỉnh Quảng Ninh.
Tọa độ địa lý: 20º54’45” vĩ độ Bắc
107º21’45” kinh độ Đông
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1 Khí hậu
Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 – 10, mùa khô từ tháng 11
– 4 năm sau.
1.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,6ºC.
Nhiệt độ nước trung bình: 19 - 27ºC.
1.2.3 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2200 – 2400mm
Mưa tập trung vào các tháng mùa hè, nhiều nhất từ tháng 7 – 8, tháng có mưa ít
nhất thường từ tháng 12 – 1 năm sau.
1.2.4 Thủy triều
Thuộc vùng có chế độ nhật triều. Trong một ngày đêm có một lần nước lên và
một lần nước xuống
Biên độ thủy triều dao động và có xu hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam.
1.2.5 Sóng biển
Xung quanh có nhiều núi đảo che chắn xen kẽ nên ít khi có sóng to. Nhưng từ
tháng 6 – 9 do ảnh hưởng của bão và áp suất nhiệt đới có sóng to, độ cao lớn
nhất trung bình 0,8m.
1.2.6 Môi trường nước
Độ muối: Thay đổi theo mùa, cao nhất vào mùa khô từ tháng 11- 4 năm sau ( độ

nặm là 33‰); vào mùa mưa độ mặn từ 25 - 29‰; trung bình từ 28 - 30‰.
Độ pH: Trung bình từ 7,5 – 8,0.
Chất đáy: Cát sỏi pha với xác san hô và các mảnh vụn của vỏ nhuyễn thể.
Nhiệt độ nước: Trung bình từ 18 - 27ºC.
2. Cơ sở vật chất
Công ty có trên 80ha mặt nước, bãi triều nuôi thuỷ sản các loại. Bên cạnh nghề
nuôi, mấy năm gần đây Công ty còn tập trung sản xuất con giống. Mỗi năm
công ty sản xuất được trên dưới 6 triệu giống tu hài phục vụ cho nuôi của công
ty, ngoài ra còn cung cấp cho bà con trong huyện Vân Đồn – Quảng Ninh.
Hình 1:Khu nuôi trồng thủy sản của công ty TNHH Đỗ Tờ.
Công ty TNHH Đỗ Tờ đã xây dựng trại sản xuất và ương nuôi tu hài đạt công
suất 1-1,5 triệu con giống cấp II/năm và nuôi tu hài từ giống cấp II đến thương
phẩm 500-750 ngàn con/năm.
Công ty xây dựng nhà xưởng để ương nuôi ấu trùng tu hài và nuôi lên đến giai
đoạn thành con giống cấp I (3 đến 4 mm) bao gồm 20 bể ương với dung tích mỗi
bể là 12m
3
. Nhà xưởng để dưỡng tu hài bố mẹ và đặt bể nuôi tảo gồm 4 bể dung
tích 12m
3
và 7 bể Composite dung tích 3m
3
dùng để nuôi sinh khối tảo.
Công ty hoàn chỉnh hệ thống bể lắng, lọc, chứa và giàn treo túi tảo với công suất
200 túi. Dự án làm xong 800m² bè ương giống từ cấp I thành con giống cấp II và
các loại máy móc dụng cụ đo đạc để kiểm tra thông số môi trường (tháng 2-
2008).

Hình 2:Phòng sản xuất giống Hình 3: Phòng nuôi tảo
3. Nguồn nhân lực của Công ty TNHH Đỗ Tờ

Số liệu năm 2012:
- 1 Giám Đốc (Ông Đỗ Hữu Tờ)
- 2 Quản lý
- 1 Kế toán
- 4 Cán bộ kỹ thuật lầm việc trong phòng sản xuất giống Tu hài và nuôi tảo.
- 20 Công nhân đang làm việc trực tiếp tại công ty.
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tại Công ty TNHH Đỗ Tờ: Ngao hoa được nuôi theo hai hình thức đó là nuôi
thả bãi và nuôi lồng treo ngoài biển.
I.Nuôi theo hình thức thả bãi
Lựa chọn vị trí nuôi phù hợp là yếu tố quan trọng để nuôi ngao ngoài bãi thành
công.
1 Lựa chọn bãi nuôi
1.1. Vị trí địa lý
Các vùng triều có thể phân ra thành vùng cao triều, trung triều và hạ triều. Hầu
hết ngao được tìm thấy ở vùng trung triều trở xuống, nơi thường xuyên có thời
gian ngập nước kéo dài. Các vùng ít bị ảnh hưởng hoặc không có ảnh hưởng của
thủy triều sẽ không nuôi ngao được.
Vị trí nuôi phù hợp có nền đáy cát 80%,bùn 20%.
Chọn các bãi nuôi kín gió, nước sạch, xa khu vực dân cư, không có nước ngọt
đổ vào, nơi có độ sâu từ 2 – 3m, thấp nhất khi triều xuống 0,7 – 1m.
Vùng nuôi thuận lợi cho việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ và đi lại.
Nguồn nước lưu thong, không bị ảnh hưởng của nước ngọt khi mưa bão.
1.2. Nguồn nước
Chọn nơi nguồn nước có độ mặn từ 29 - 32‰, nơi có hàm lượng oxy hòa tan
cao, thành phần thực vật phù du phong phú.
1.3. Chất đáy
Chọn bãi có đáy bằng phẳng ở vùng giữa triều, đáy là cát sỏi pha những mảnh
vụn của nhuyễn thể hoặc san hô.
2. Chuẩn bị bãi nuôi

Nguyên liệu gồm lưới xăm cũ (không bị rách) loại Polyetylen, cỡ mắt lưới 2a -
1cm, cao 80cm; cọc tre hoặc cành cây, ngọn phi lao đường kính 0,5cm, dài 1m;
cọc tre hoặc gỗ loại lớn Lưới vùi dưới mặt đất sâu 30 cm và dùng các cọc nhỏ
nâng lưới lên so với mặt bãi 60 - 70cm. Cứ 1,5m cắm 1 cọc loại nhỏ và 10m
cắm một cọc loại lớn để giăng lưới.
2.1. Cải tạo, cày xới mặt bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, mảnh sành sứ, vỏ hộp,
bao bì nylon Để ngao con dễ dàng chui xuống sâu, tránh hiện tượng ngao bị
nước triều cuốn trôi, trước khi thả cần cày xới mặt bãi. Khi triều rút cạn dùng
bừa hoặc cào xới tơi bề mặt bãi khoảng 5 - 10cm, san phẳng mặt bãi.
2.2. Đánh luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thuỷ triều khi lên
xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống làm một lối đi nhỏ để tránh dẫm
lên bãi sau khi thả ngao. Nếu ở các khu vực nuôi ngao có thời gian phơi bãi quá
5 giờ /ngày, cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi. Trong quá trình
cải tạo mặt bãi, cần cày xới cẩn thận. Đồng thời phải căng dây trên mặt bãi để
tránh ngao di chuyển đi nơi khác.
3. Thả giống
+ Con giống cần được thu gom khi đạt kích thước tối thiểu từ 0,5 – 1cm.
+ Cỡ giống 5 vạn con/kg thả 100kg/1000 m²
+ Cỡ giống 4 vạn con/kg thả 110kg/1000 m²
+ Cỡ giống 3 vạn con/kg thả 140kg/1000 m²
+ Cỡ giống 2 vạn con/kg thả 180kg/1000 m²
4. Quản lý và chăm sóc
Thức ăn của ngao hoa là các động -thực vật phù du, mùn bã hữu cơ trong nước
nên không cần cho ăn trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, ngao rất mẫn cảm với sự
thay đổi đột ngột của môi trường và có thể chết hàng loạt nếu bị ngọt hoá, nhiệt
độ nước cao quá 32ºC và kéo dài nhiều ngày; nguồn nước bị ô nhiễm
Khi gặp điều kiện bất lợi, ngao thường trồi lên mặt đáy, tiết chất nhầy trong
suốt, các bọt khí trong quá trình hô hấp bám vào đó tạo thành cái dù nâng ngao
lơ lửng trong nước và được sóng gió đưa đi nơi khác. Vì vậy, cần nhanh chóng
có biện pháp di chuyển kịp thời. Khi nước triều rút, phải nhặt bỏ rác thải, vỏ

ngao chết trong bãi để tránh làm ô nhiễm bãi nuôi.
5. Thu hoạch
Sau khoảng 15 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch ngao. Thời gian thích hợp
nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Để thu hoạch, dùng cọc gỗ đường kính 4 - 5cm, dài 50 - 70cm đóng trên mặt
bãi, mỗi cọc cách nhau khoảng 1,5m, sau một thời gian ngao sẽ tập trung xung
quanh cọc gỗ nên rất dễ thu hoạch. Cũng có thể dùng con lăn đá lăn qua lại trên
bề mặt bãi, ngao ở phía dưới do bị ép sẽ phun nước lên, từ chỗ có phun nước có
thể bắt ngao. Tuy nhiên, nếu nuôi mật độ cao thì phương pháp này thường
không hiệu quả. Khi nước triều rút gần cạn, cũng có thể dùng chân đạp nước, do
sức ép của dòng nước ngao sẽ trồi lên mặt bãi.
II. Nuôi thả lồng
1. Chuẩn bị lồng
Hinh4: Lồng nuôi ngao
Lồng có kích thước 30 x60 x15 cm, đáy lồng lót lưới, có đổ một lớp cát (cát là
mảnh vụn của nhuyển thể hoặc vỏ san hô ) với độ dày khoảng 3/4 so với chiều
cao của lồng.
Trên lồng có phủ một lớp lưới cố định gọi là lưới mặt, có tác dụng bảo vệ ngao
khỏi địch hại.
2. Thả giống
Hình 4: Sàng ngao giống
Hình 5: Thả giống Ngao hoa
Sau khi đã sàng lọc chọn những con ngao hoa chết địch hại ra khỏi lồng ương.
Giống được chứa trong thùng xốp có sục khí, vận chuyển giống lên bè để thả
lồng nuôi lên thương phẩm.
Giống cấp 2 thả với mật độ 250 – 300con/lồng.
Đối với giống cấp 3,thả với mật độ 145 – 150 con/lồng.
3. Cách thả giống
Dựa vào chế độ thủy triều để lên kế hoạch thả giống (thả giống vào những ngày
triều kém trong tháng).

Để tiến hành thả giống nhanh Công ty sử dụng chén sứ dung để đong đếm lượng
giống cần thiết để thả cho mỗi lồng (tùy kích cõ của con giống mà số lượng chén
cho mỗi lồng là khác nhau)
Sau khi lồng đã được phủ lưới mặt chắc chắn, nhẹ nhàng gieo giống vào lồng
sao cho số lượng con giống lọt qua hết mặt lưới là được.
Xếp các lồng sát nhau trên bãi nuôi (chuẩn bị bãi nuôi theo phương thức nuôi
bãi).
Hình 6 : Hình thức nuôi lồng thả bãi
4. Chăm sóc và quản lý
Thường xuyên kiểm tra bãi nuôi, khiểm tra lưới phủ mặt lồng để tránh địch hại
xâm nhập làm chết giống. Nếu lồng nào có lưới mặt bị rách thì cần nhanh chóng
thay lưới mặt mới cho lồng.
5. Thu hoạch
Tùy theo nhu cầu của thị trường mà ta quyết định thu hoạch vào thời điểm thích
hợp Thương sau khi nuôi khoảng 10 – 12 tháng có thể tiến hành thu hoạch.
Ngao hoa có giá trị kinh tế cao, rất rễ bán trên thị trường, đặc biệt là thị trường
nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan.,các nước Đông Nam Á
Ngao hoa loại 1 giá bán hiện nay: 200.000 đồng/kg; loại 2: 140.000 – 150.000
đồng/kg.
Ưu nhược điểm của hai hình thức nuôi:
Nuôi bãi:
Ưu điểm Nhược điểm
Vốn đầu tư thấp Khi điều kiện môi trường bất lợi khó
thu hồi giống để chuyển bãi nuôi.
Dễ làm Tỷ lệ hao hụt giống cao
Nuôi lồng treo thả bãi:
Ưu điểm Nhược điểm
- Dễ chăm sóc quản lý.
- Dễ thu hoạch.
- Ít bị địch hại hơn, tỉ lệ thất thoát ít.

- Vốn đầu tư cao.
- Yêu cầu kỹ thật cao hơn.
Nhận xét: Mỗi hình thức nuôi đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó tùy
điều kiện sản xuất của từng vùng mà áp dụng hình thức nuôi cho phù hợp. Tuy
nhiên phương pháp nuôi lồng treo thả bãi được đánh giá cho hiệu quả kinh tế
cao hơn.
B. Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854)
I. Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học của Tu hài
1. Vị trí phân loại
Ngành: Molusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Veneroida.
Họ: Mactridae.
Giống: Lutraria
Loài: Lutraria philippinarum Reeve,1854
2. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới: Tu hài phân bố ở các vùng biển ấm như Philippine, Australia và
vùng Bắc Mỹ
Việt Nam: Tu hài phân bố chủ yếu ở vùng Hạ Long, Bái Tử Long và xung
quanh các hòn đảo nhỏ tương đối xa bờ như phía Bắc đảo Cát Bà (Việt Hải,
Trân Châu), bãi Vạn Hà, Vạn Bội, Lão Vọng
3. Đặc điểm sinh học của Tu hài
3.1. Đặc điểm cấu tạo
- Vỏ khá đều nhau, chiều dài thân thường gấp đôi chiều cao. Tùy từng điều kiện
môi trường sống mà vỏ tu hài có màu sắc khác nhau: Vỏ bằng đá vôi màu trắng
hoặc có màu xám, vàng. Vỏ không có khả năng khép chặt như Ngao, Vẹm,
Trai…các gờ sinh trưởng khá rõ nét.
- Màng áo ngoài: Gồm hai tấm giáp liền với vỏ và bao phủ toàn bộ nội tạng, mở
ra ở phần bụng. Phần cuối phát triển tạo thành hai ống xả và hút. Mép màng áo
dày có khả năng vận chuyển cát khi đào hang.

- Ống xi phông: Khá phát triển. Do đạc điểm sống vùi dưới dáy cát nên mọi hoạt
động trao đổi với môi trường bên ngoài đều thong qua hai ống xi phông này.
- Cơ khép vỏ: Cơ khép vỏ trước và sau gần bằng nhau, không phát triển như cơ
khép vỏ của điệp, trai ngọc .
3.2. Tập tính và môi trường sống
- Tu hài sống đáy, chúng đào hang sâu từ 40 – 50 cm và di chuyển dọc theo
chiều sâu của hang, chúng chỉ thò hai ống xi phông lên mặt đáy để hô hấp và lọc
thức ăn.
- Chất đáy: Là cát sỏi pha xác san hô hoặc mảnh vụn nhỏ nhuyễn thể.
- Sống ở nhiệt độ: 17 - 32ºC, nhiệt độ thích hợp nhất từ 24 - 28ºC.
- Độ mặn khoảng 29 - 32‰.
- Khi điều kiện môi trường trở lên bất lợi Tu Hài hút nước vào cơ thể và thải ra
đẩy cơ thể trồi lên khỏi mặt cát và tiếp tục hút nước vào cơ thể rồi thải nước ra
nhưng với lực mạnh tạo ra phản lực đẩy cơ thể về phía trước mỗi lần di chuyển
như vậy đối với Tu hài có kích cỡ trung bình 0,1 kg/1con thì chúng có thể di
chuyển trung bình khoảng 80 cm đến 1,2m cứ như vây chúng di chuyển đến nơi
ở mới phù hợp với điều kiện sinh thái của chúng nếu không di chuyển được thì
chúng có thể bị chết tại chỗ.
Tu Hài không ưa sống ở những nơi có dòng chảy mạnh. Chúng phân bố ở những
nơi có dòng chảy từ 0,2 đến 0,5 m/s.
3.3. Tính ăn
Tu hài ăn lọc, thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hưu cơ sẵn có trong
môi trường nước biển.
3.4. Sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của Tu hài phụ thuộc vào điều kiện môi trường và nguồn
thức ăn: Tu hài sinh trưởng nhanh ở nơi có độ mặn,độ trong, chất đáy ổn định và
nguồn thức ăn phong phú.
Tu hài sau 18 tháng nuôi đạt trọng lượng trung bình 60 – 80g/con.
II.Thu hoạch Tu hài
Sau khi nuôi từ 12 – 14 tháng Tu hài có thể cho thu hoạch. Nên thu hoạch Tu hài

vào ban ngày vào những ngày nước dòng là tốt nhất, ở những nơi bãi nuôi sâu
có thể dùng biện pháp lặn để thu hoạch.
Sau khi thu xong Tu Hài được rửa sạch, bảo quản tươi sống vận chuyển đến nơi
tiêu thụ.
Khi Tu hài đạt kích thước thương phẩm thì tùy từng hình thức nuôi mà có những
phương pháp thu hoạch hợp lý.
Đối với nuôi lồng treo: Dùng tay lật ngửa rổ, lắc nhẹ để cát lọt qua lưới, Tu hài
còn lại trên rổ hoặc tháo lưới mặt sau đó đổ toàn bộ lượng cát trong lồng ra
ngoài, sau đó dùng tay nhặt Tu hài và phân loại.
Đối với hình thức nuôi lồng ghép sát đáy: Khi thủy triều rút xuống dùng cào cào
thành từng đống nhỏ, sau đó nhặt và phân loại.
Phân loại Tu hài, những con chưa đạt kích thước thương phẩm thì giữ lại để
nuôi tiếp.
Những con đạt kích thước thương phẩm tiếp tục phân loại (I, II, III) cho vào
thùng xốp đưa lên xe lạnh ở nhiệt độ 18ºC, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Thời
gian vận chuyển không quá 20 giờ.
- Chú ý: Nên thu theo nhu cầu của thị trường để tránh phải bảo quản với thời
gian lâu Tu hài sẽ gầy và hao hụt.
Hinh 7: Thu hoạch Tu hài
Hình 8: Tu hài thương phẩm

×