Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi ALPHA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.46 KB, 95 trang )


L

I C

M
Ơ
N
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi
trong thời gian học tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Phạm Văn
Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty cổ phần thương
mại và sản xuất chăn nuôi ALPHA các cán bộ công nhân viên trong công ty,
cùng các bạn đồng nghiệp, bạn bè và người than đã tận tình giúp đỡ tôi trong
thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Do còn hạn chế về trình độ chuyên môn và thời gian thực tập có hạn cho
nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Lê Duy Thanh
i

MỤC LỤC
ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại và sản xuất chăn nuôi
ALPHA Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.1: Qui trình sản xuất của công ty Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.2. Quy trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Error: Reference
source not found
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của công ty Error: Reference source
not found
iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ Bình quân
CN Chăn nuôi
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
DVCN Dịch vụ chăn nuôi
ĐĐ Đậm đặc
ĐVT Đơn vị tính
HH Hỗn hợp
KH Kế hoạch
TT Thực tế
KL Khối lượng
SO Strengths (điểm mạnh), Opportunities (Cơ hội)
SP Sản phẩm
ST Strengths(điểm mạnh), Threats ( Thách thức)
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
SXKD Sản xuất kinh doanh
TĂCN Thức ăn chăn nuôi

TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TT Tiêu thụ
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
WO Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (Cơ hội)
WT Weaknesses (điểm yếu), Threats ( Thách thức)
v

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) thức ăn
chăn nuôi ở Việt Nam đứng trước những khó khăn lớn. Dịch lở mồm long móng
gia súc, dịch cúm gia cầm…đã và đang đe dọa trực tiếp ngành chăn nuôi, điều
đó dẫn đến đầu ra của thị trường thức ăn chăn nuôi giảm sút nghiêm trọng; trong
khi đó giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng ở mức 15-20% khiến cho khó khăn
chồng lên khó khăn. Thêm vào nữa là tình trạng lạm phát tăng cao và phải nhập
khẩu thức ăn chăn nuôi. Trong 6 tháng đầu năm 2011, có khoảng 30- 40 doanh
nghiệp tạm ngừng hoạt động, nguyên nhân là do doanh nghiệp thiếu vốn và giá
nguyên liệu quá cao, với gần 200 doanh nghiệp hoạt động, hai quý đầu năm
2011 chỉ sản xuất được 4,1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, đáp ứng 78,8% nhu cầu,
số còn lại phải nhập khẩu (theo ý kiến của bà Bùi Thi Oanh). Đây chính là
nguyên nhân khiến giá thức ăn chăn nuôi đẩy lên cao trong thời gian qua. Bên
cạnh những khó khăn nội tại thì các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
phải đối mặt với một khó khăn nữa đó là việc cạnh tranh với các sản phẩm nước
ngoài nhập vào Việt Nam. Hiện nay, nhiều hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi nổi
tiếng như Cargill, Proconco, Biomin đã xâm nhập thị trường Việt Nam. Để có
thể cạnh tranh với những công ty chuyên nghiệp đến từ bên ngoài với số lượng
đầu tư vốn khổng lồ và hoạt động chuyên nghiệp như vậy thì đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam cần có tầm chiến lược tốt hơn.

Như chúng ta đã biết chăn nuôi là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính
truyền thống và tồn tại rất lâu đời ở nước ta, gắn liền với tập tục, đời sống của
người nông dân. Trước đây ngành chăn nuôi chỉ là hình thức nhỏ lẻ của các hộ
gia đình nhằm tận dụng thức ăn thừa. Hiện nay, với điều kiện nền kinh tế ngày
1

càng phát triển thì nhu cầu của các hộ chăn nuôi ngày càng cao và phát triển
theo hai hướng:
+ Hướng công nghiệp: Chăn nuôi theo phương thức trang trại, công
nghiệp, đầu tư thâm canh cao, theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, chuồng trại công
nghiệp, xử lý chất thải,
+ Hướng công nghiệp truyền thống hộ gia đình: Chăn nuôi theo hộ gia
đình, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi có đầu tư thâm canh theo quy trình kỹ
thuật…
Với xu hướng trên, sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức ăn
chăn nuôi là một điều kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành
nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất chăn nuôi nói riêng. Do đó, đòi hỏi
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phải có bước phát triển nhảy vọt.
Bởi sản phẩm thức ăn công nghiệp là nguyên liệu sản xuất chính của ngành
chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và hiệu
quả kinh tế của người chăn nuôi.
Song một thực tế cho thấy, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn
nuôi Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách tự phát và thiếu tính đồng
bộ. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt đứng trước thềm gia
nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi
Việt Nam phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
và bảo vệ sinh thái môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, ngoài nỗ lực
của ngành chăn nuôi, ngay từ bây giờ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phải
có định hướng phát triển một cách đồng bộ, bền vững và phù hợp với mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Từ thực trạng SXKD thức ăn chăn nuôi, xu hướng phát triển của ngành
chăn nuôi và vấn đề đặt ra đối với ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn
nuôi Việt Nam hiện nay thì câu hỏi đang đặt ra đối với lĩnh vực SXKD thức ăn
2

chăn nuôi: Chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã đảm bảo hiệu quả cho
người chăn nuôi và khả năng cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Việc sử
dụng các yếu tố đầu vào có đảm bảo hiệu quả kinh tế và chất lượng thức ăn
chăn nuôi? Thị trường tiêu thụ và các kênh tiêu thụ thức ăn chăn nuôi ra sao?
Xuất phát từ những lý do trên đây chúng tôi tiến hành chọn đề tài nghiên cứu
“Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi ALPHA”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1.Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi và các yếu tố ảnh
hưởng tới quá trình SXKD của công ty, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của công ty từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển SXKD
của công ty.
2.2 Mục tiêu cụ thể
• Góp phần hệ thống hoá những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của
hiệu quả sản xuất thức ăn chăn nuôi;
• Khảo sát thực trạng SXKD thức ăn chăn nuôi của công ty;
• Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi
của công ty;
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình SXKD thức ăn chăn nuôi
của công ty;
• Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD thức
ăn chăn nuôi của công ty.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu

• Các loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty;
• Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty;
3

• Kết quả và hiệu quả SXKD thức ăn chăn nuôi của công ty;
• Thị trường tiêu thụ và các kênh tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty;
• Tác động của các chính sách của nhà nước và môi trường kinh tế hiện
nay đối với tình hình SXKD thức ăn chăn nuôi của công ty.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung
o Tập trung phân tích các yếu tố đầu vào, kết quả và hiệu quả SXKD
thức ăn chăn nuôi của công ty;
o Xác định thị trường tiêu thụ và các kênh tiêu thụ thức ăn chăn nuôi
của công ty;
o Phân tích tác động của các chính sách của nhà nước và môi trường
kinh tế hiện nay đến kết quả và hiệu quả SXKD thức ăn chăn nuôi của
công ty.
+ Phạm vi không gian
Thu thập tài liệu ở phòng tài chính, phòng kế toán, phòng kế hoạch của
công ty, khảo sát thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc của
công ty.
+ Phạm vi thời gian
 Thu thập tài liệu trong những năm gần đây (2009 – 2011).
 Thời gian thực hiện đề tài từ 01/01/2012 đến 01/06/2012
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu
+ Tại công ty: phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch sản
xuất, xưởng sản xuất…
4


+ Ngoài công ty: các đại lý ( đại lý cấp 1, đại lý cấp 2,…), khách hàng, hộ
chăn nuôi một số tỉnh phía Bắc, chủ yếu là các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Hải
Dương, Bắc Ninh.
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
• Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu qua điều tra thực tế tại công
ty bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các công nhân, trao đổi với ban lãnh
đạo chi nhánh, nhân viên kinh doanh, phòng kế toán, các đại lý (đại lý cấp 1, đại
lý cấp 2…), khách hàng, hộ chăn nuôi hay qua bảng điều tra thông tin…
+ Đối với đại lý cấp I: Chúng tôi tiến hành điều tra qua 35 đại lý cấp I
phân bố tại một số tỉnh phía Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Bắc
Ninh, Bắc Giang.
+ Đối với đại lý cấp II: Tiến hành điều tra 13 đại lý cấp II thuộc 13 đại lý
cấp I trên.
+ Đối với những hộ chăn nuôi: Chúng tôi điều tra qua các hộ chăn nuôi tại
Huyên Gia Lâm – Hà Nội, Huyên Văn Giang, – Hưng Yên, Đối với những hộ
chăn nuôi lợn chúng tôi điều tra 30 hộ, đối với những hộ chăn nuôi gia cầm
chúng tôi điều tra trên 20 hộ.
• Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính và
kết quả kinh doanh của công ty tại phòng kế toán hành chính, phòng kinh doanh,
phòng kế toán, thông tin trên các trang web, các tạp chí…
4.3 Phương pháp xử lý số liệu
• Công cụ xử lý số liệu: sử dụng máy vi tính, máy tính cầm tay, đồ thị, bản vẽ,…
• Phần mềm xử lý số liệu: phần mềm excel 2003, SPSS 15.0, …
• Phương pháp điều chỉnh số liệu:
+ Biến động giá: tính theo giá cố đinh, giá so sánh hay giá hiện hành…
5

+ Khối lượng sản phẩm: điều chỉnh theo định mức sản phẩm (lớn hơn,
nhỏ hơn hoặc bằng định mức), điều chỉnh dựa vào khối lượng sản phẩm của kỳ

trước đó….
+ Điều chỉnh số liệu: Làm tròn số liệu ở hai số thập phân,…
4.4 Phương pháp phân tích số liệu
 Phương pháp thống kê kinh tế
Mô tả mức độ hiện tượng thông qua bảng biểu, đồ thị, phân tổ thống kê,
đại lượng thống kê mô tả, biến động của hiện tượng, dùng chỉ số để phân tích, so
sánh, lập kế hoạch dự báo.
Phương pháp dự báo thống kê trong ngắn hạn dựa vào tốc độ phát triển
bình quân.
Theo công thức sau: t
n+1
= y
n
*
t
Với t
n+1
mức độ dự báo ở thời kỳ n + 1
y
n
mức độ cuối ở thời kỳ n
t
tốc độ phát triển bình quân
1
1

=
n
n
y

y
t
(y
1
là mức độ kỳ đầu)
 Phương pháp ma trận SWOT
Ma trận SWOT được hình thành từ:
- Phát triển theo cột nhằm liệt kê các yếu tố nội bộ trong công ty theo 2
hướng: điểm mạnh (S), điểm yếu (W) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng
của yếu tố bên trong nội bộ công ty.
6

- Phát triển theo hàng ngang nhằm liệt kê các yếu tố môi trường theo 2
hướng: cơ hội (O), thách thức (T) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của
các yếu tố môi trường bên ngoài tác động tới sự phát triển của công ty.
Về nguyên tắc, có 4 loại kết hợp được thiết lập:
Các yếu tố
yếu tố
môi trường
bên ngoài
Điểm mạnh (S)
S
1
, S
2
,

S
3
,…

Điểm yếu (W)
W
1,
W
2
, W
3
,…
Cơ hội (O)
O
1
, O
2
, O
3,…
O
1
S
1
, O
1
S
2
, O
1
S
3
,
O
2

S
1
, O
2
S
2
, ….
O
1
W
1
, O
1
W
2
, O
1
W
3
O
2
W
1
, O
2
W
2,

Thách thức (T)
T

1
, T
2
, T
3
,…
T
1
S
1
, T
1
S
2
, T
1
S
3
T
2
S
1
, T
2
S
2,

T
1
W

1
, T
1
W
2
, T
1
S
3
T
2
W
1
, T
2
W
2
,….
 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: là phương pháp tham
khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ quản lý, người tiêu thụ hàng hoá với qui
mô lớn, người tiêu dùng cuối cùng về sản phẩm của công ty. Từ đó tìm ra ưu
điểm và nhược điểm của sản phẩm để bán sản phẩm ra gần với thị trường
4.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
 Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh
+ Điều kiện về vốn: Tỷ lệ vốn cố định
Tỷ lệ vốn lưu động
Tỷ lệ vốn điều lệ
+ Điều kiện về lao động:
Lao động trình độ đại học
Lao động trình độ cao đẳng

công ty
trong
7

Lao động trình độ trung cấp
Lao động phổ thông
+ Quy đinh ngân hàng khi vay vốn: thời gian, lãi suất…
+ Các quy định pháp luật của nhà nước về điều kiện sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
 Chỉ tiêu phản ánh đầu tư, chi phí
• Chỉ tiêu phân tích kinh tế
Các chỉ tiêu phân tích kinh tế: độ co giãn cung (cầu) theo giá, giá cân
bằng, thị phần, doanh thu biên. Cho biết mức độ nhạy cảm cầu hàng hóa của
người tiêu dùng hay mức nhạy cảm của lượng hàng hóa cung ứng ở thị trường
khi giá cả hàng hóa trên thị trường thay đổi, lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị
trường, doanh thu chênh lệch của DN. Từ đó mà DN quyết định sản xuất tại thời
điểm nào, khối lượng sản phẩm bao nhiêu, giá bán trên thị trường…
• Chỉ tiêu hạch toán kế toán
Các chỉ tiêu hạch toán kế toán được sử dụng trong đề tài: doanh thu, chi
phí, giá cả…phản ánh, cung cấp thông tin về tài chính, về kết quả SXKD của
DN làm cơ sở để ra quyết định quản lý, cung cấp thông tin về tình hình cung
ứng, dự trữ, sử dụng tài sản, tình hình kinh doanh của DN.
• Chỉ tiêu hạch toán thống kê
+ Tốc độ phát triển liên hoàn: So sánh kết quả ở các kỳ gần nhau: khối lượng
hàng hóa, giá trị hàng hóa tiêu thụ, …. Chỉ tiêu được thể hiện qua công thức tính
sau:
(%)100*
1

=

i
i
i
y
y
t
8

Trong đó: t
i
là tốc độ phát triển liên hoàn
y
i
là kết quả ở kỳ i
y
i-1
là kết quả ở kỳ thứ i – 1
+ Tốc độ phát triển bình quân.
Công thức tính:
(%)100
1
0
×=

n
n
n
y
y
t

Trong đó:
n
t
là tốc độ phát triển bình quân
y
n
là kết quả ở kỳ thứ n
y
0
là kết quả ở kỳ đầu
• Chỉ tiêu phản ánh tài chính
+ Tỷ số khả năng trả lãi nhanh = giá trị tài sản lưu động/ chi phí lãi vay
+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu
 Chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Tổng doanh thu (TR): là tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của DN, bao gồm
toàn bộ giá trị hàng hóa mà DN đã bán và thu được tiền trong kỳ nghiên cứu.
Chỉ tiêu này được mô tả theo công thức sau:
i
n
i
i
QPTR

=
=
1
*
Trong đó: TR là tổng doanh thu bán hàng
P
i

là giá đơn vị sản phẩm tại thời điểm i
Q
i
là khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp
9

+ Lợi nhuận: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị thặng dư, hoặc kết quả kinh tế
mà DN thu được từ hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được mô tả theo
công thức: Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí
Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận – thuế doanh nghiệp
 Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Doanh thu thuần/ giá vốn hàng bán
+ Doanh thu thuần/ tổng tài sản
+ Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó
cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp = LNST/ lợi nhuận gộp
+ Tỷ suất sinh lợi của TSCĐ = LNST/ giá trị TSCĐ
+ Tỷ suất sinh lợi của TSLĐ = LNST/ giá trị TSLĐ
+ Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) = LNST/ VCSH
Hay
+ Hiệu quả sử dụng lao động = lợi nhuận/số lao động
LNST
VCSH
LNST DT thuần
DT thuần VCSH
=
=
+
=

x
10

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất chăn nuôi ALPHA
Địa chỉ: 547-Thị Trấn Văn Giang-Huyện Văn Giang-Tỉnh Hưng Yên
Ngày 21/7/2001 công ty cổ phần thương mại và sản xuất chăn nuôi
ALPHA thành lập tại số 10/ ngõ 191 - Lạc Long Quân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cùng thời gian đó công ty thuê một xưởng sản xuất tại khu công nghiệp Sài
Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội. Chuyên sản xuất TĂCN cho các tỉnh trên toàn quốc.
Tháng 10/ 2000 công ty xây dựng trụ sở tại 547-Thị Trấn Văn Giang- Huyện
Văn Giang-Tỉnh Hưng Yên.
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Giám đốc
Phó giám đốc
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
tổng hợp
Phòng
tổng hợp
Phòng
kế toán
Phòng
kế toán
Phòng quản lý
kinh doanh
Phòng quản lý
kinh doanh

Bộ phận
sản xuất
Bộ phận
sản xuất
Phòng
Marketing
Phòng
Marketing
Tổ
sản
xuất
Tổ

điện
11

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại và sản xuất
chăn nuôi ALPHA
Ban giám đốc: Gồm tổng giám đốc và phó tổng giám đốc điều hành bộ
máy hoạt động của công ty, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của công ty. Giám
đốc có quyền ký kết các hợp đồng, các khoản thu chi thuộc ngân sách công ty.
Phó giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc và chịu trách nhiệm điều hành
hoạt động sản xuất chung, xử lý các công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng tổng hợp: giúp giám đốc xây dựng và tổ chức các kế hoạch quản
lý nhân sự, thực hiện các công tác y tế, tạp vụ, chăm lo đời sống cho các cán bộ
nhân viên trong công ty.
Phòng kế toán: có nhiệm vụ quản lý tài chính, tổ chức các nghiệp vụ kế
toán tài chính, thực hiện hạch toán tính giá thành, hạch toán thu chi cho công ty,
thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, phân tích tình hình vốn và tài chính của
công ty, giúp giám đốc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh.

Phòng quản lý kinh doanh: Tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch cho các
hoạt động kinh doanh, tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào theo yêu cầu sản
xuất, thực hiện quản lý tiêu thụ sản phẩm, xây dựng phương án sản xuất kinh
doanh.
Bộ phận sản xuất: bao gồm tổ sản xuất và tổ cơ điện
* Tổ sản xuất có nhiệm vụ là thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất sản
phẩm, bao gồm các phân xưởng sản xuất sau:
+ Phân xưởng 1: Sản xuất thức ăn bổ sung, khoáng Premix, axitamin
+ Phân xưởng 2: Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho bò, lợn, gà, vịt.
+ Phân xưởng 3: Sản xuất thức ăn chăn nuôi đậm đặc.
+ Phân xưởng 4: Chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng của bạn hàng.
* Tổ cơ điện: Quản lý toàn bộ hệ thống điện nước của công ty, vận hành
hệ thống máy móc thiết bị cho quá trình sản xuất.
12

Phòng marketing: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường mua nguyên liệu
đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, từ đó xây dựng các chính sách bán hàng và đưa ra
những chiến sách chiến lược marketing cho công ty.
1.3 Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty
 Tình hình cơ sở vật chất
Công ty cổ phần thương mại và sản xuất chăn nuôi ALPHA là một công
ty có quy mô sản xuất không lớn với số lượng vốn sản xuất cũng tương đối. Cơ
sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản
xuất: địa điểm sản xuất tại công ty không phải đi thuê, trang thiết bị phục vụ cho
sản xuất kinh doanh thường xuyên được bổ sung, công ty chủ động được
phương tiện trong khâu tiêu thụ. Có một điều là trang thiết bị máy móc đã được
nhập khẩu qua thời gian dài nên chất lượng đảm bảo kém hơn trước.
Sản phẩm TĂCN của công ty được sản xuất chủ yếu bởi dây truyền
nghiền – trộn, dây truyền này được nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm: máy trộn,
máy nghiền, các băng tải. Sản phẩm được sản xuất xong và đưa đến kho bảo

quản và được bảo đảm khô thoáng và không ẩm ướt trước khi được bán ra thị
trường.
Các văn phòng làm việc được trang bị máy tính, máy in, bàn ghế, không
gian tốt phục vụ cán bộ và nhân viên công ty làm việc.
 Tình hình lao động
Lao động là nhân tố không thể thiếu trong mọi hoạt động SXKD, số lượng
lao động nhiều hay ít, chất lượng cao hay thấp là tùy thuộc vào đặc điểm của
từng ngành, lĩnh vực sản xuất. Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới
hiện nay, nhiều doanh nghiệp SXKD TĂCN công nghiệp xuất hiện. Điều đó yêu
cầu công ty phải tổ chức được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có
tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu mới của sản xuất kinh doanh.
13

Qua bảng số liệu 1.1 ta thấy được rằng số lượng lao động biến động tăng
theo tính chất lao động cũng như theo trình độ lao động qua các năm. Cụ thể
như sau:
Năm 2010 so với năm 2009 tăng về số tuyệt đối 125 – 110 = 15 (người),
tức tăng về số tương đối là 13,64%. Trong đó: Xét theo lao động phân theo tính
chất thì lao động trực tiếp tăng lên 13 (người) tức tăng lên 16,25% và lao động
gián tiếp tăng lên 2 (người) tức tăng lên 6,67%; xét theo lao động phân theo
trình độ: lao động trình độ đại học tăng lên 2 (người), cao đẳng tăng lên 1
(người), trung cấp tăng lên 2 (người), lao động phổ thông tăng lên 10 (người).
Năm 2011 so với năm 2010 tăng về số tuyệt đối 137 – 125 = 12 (người),
tức tăng về số tương đối là 9,6%, bình quân hàng năm lao động tăng lên
11,6%/năm. Trong đó lao động trực tiếp tăng lên 8 (người) tức tăng lên 8,6%,
lao động gián tiếp tăng lên 4 (người) tức tăng lên 12,5%. Lao động theo trình độ
đại học tăng lên 3 (người), cao đẳng tăng lên 2 (người), trung cấp tăng lên 3
(người) và lao động phổ thông tăng lên 4 (người).
Như vậy, lực lượng lao động cũng như chất lượng lao động đều tăng qua
3 năm. Trong đó, lao động gián tiếp tăng lên lao động trực tiếp sản xuất giảm đi,

lao động có trình độ đại học, cao đẳng đã tăng lên và lao động phổ thông đã
giảm đi, tuy nhiên số lượng tăng giảm không nhiều nhưng qua đó cho thấy chất
lượng lao động của công ty càng được quan tâm và cải thiện qua các năm. Sở dĩ
có điều này là do ban lãnh đạo công ty nhận thấy việc tiêu thụ sản phẩm của
công ty có xu hướng tăng và quy mô sản xuất tăng nên công ty đã tuyển thêm
lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ngày càng cao của thị trường
thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện nay.
14

Bảng 1.1 Tình hình lao động của công ty (2009– 2011)
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Tốc độ phát triển
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)

10/09 11/10 BQ
I. Tổng lao động 110 100 125 100 137 100 113,64 109,60 111,60
II. Phân theo tính chất
1. Trực tiếp 80 72,73 93 74,4 101 73,72 116,25 108,60 112,36
2. Gián tiếp 30 27,27 32 25,6 36 26,28 106,67 112,50 109,54
III, Phân theo trình độ
1. Đại học 34 30,91 36 28,8 39 28,47 105,88 108,33 107,10
2. Cao đẳng 14 12,73 15 12 17 12,41 107,14 113,33 110,19
3. Trung cấp 32 29,1 34 27,2 37 27,01 106,25 108,82 107,53
3. Lao động phổ thông 30 27,27 40 32 44 32,12 133,33 110,00 121,11
(Nguồn: Phòng tổng hợp của công ty)
15

 Tình hình về vốn
Để tiến hành SXKD thì công ty cần phải có một lượng vốn nhất định, nó
là nền tảng cho mọi hoạt động SXKD và là một trong những yếu tố cơ bản tạo
nên hình thái cơ sở vật chất của sản phẩm hàng hóa hay yếu tố tạo nên kết quả
các hàng hóa dịch vụ. Nguồn vốn của doanh nghiệp đánh giá khả năng phát triển
và năng lực cạnh tranh với các đối thủ. Do vốn có vai trò quan trọng trong
SXKD nên việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho sản xuất kinh
doanh của công ty bước đầu đi vào hoạt động thuận lợi.
Kết quả bảng 3.2 ta thấy, tổng tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp đều
tăng qua 3 năm. Năm 2010 so với năm 2011 tăng về số tuyệt đối là 59.523 –
54.199 = 5.324 (triệu đồng), tức tăng về số tương đối là 9,82%. Năm 2009 so
với năm 2008 về số tuyệt đối là 65.683 – 59.523 = 6.160 (triệu đồng), tức tăng
về số tương đối là 10,35%, bình quân 3 năm tăng 10,09%. Lượng vốn tăng bình
quân hàng năm không lớn nhưng cũng cho thấy công ty luôn có sự đầu tư mở
rộng quy mô sản xuất.
Một đặc điểm dễ nhận thấy trong tổng tài sản của công ty thì tài sản lưu
động lớn hơn tài sản cố định, năm 2009 TSLĐ chiếm 80,19%, TSCĐ chiếm

19,81%, đến năm 2010 TSLĐ chiếm 80,41%, TSCĐ chiếm 19,59%, năm 2011
TSLĐ là 80,56%, TSCĐ là 19,44%. Xét về VCĐ: Năm 2010 so với năm 2009
tăng về số tuyệt đối là 47.618 – 43.359 = 4.295 (triệu đồng) tức tăng về số tương
đối là năm 2009,82%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng về số tuyệt đối là 52.546
- 47.618 = 4.928 (triệu đồng), tức tăng về số tương đối là 10,35%; Xét về VLĐ:
Năm 2010 so với năm 2009 tăng về số tuyệt đối là 11.905 – 10.840 = 1.065
(triệu đồng) tức tăng về số tương đối là 9,82%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng
về số tuyệt đối là 13.137 – 11.905 = 1.232 (triệu đồng), tức tăng về số tương đối
là 10,35%. Nguyên nhân là do nhu cầu về TĂCN tăng lên hàng năm, quy mô
sản xuất của công ty cũng không ngừng tăng lên nên cần lượng vốn lưu động
16

phục vụ cho sản xuất tăng, kết hợp với đầu tư cải thiện trang thiết bị máy móc
phục vụ cho nhu cầu SXKD làm cho vốn cố định tăng lên.
Qua nhận xét về tình hình lao động, nguồn vốn và tài sản của công ty, ta
nhận thấy rằng tỷ lệ tăng lao động và tỷ lệ tăng nguồn vốn và tài sản là phù hợp
với quá trình sản xuất của công ty. Bởi vì, vốn cố định tăng lên là do công ty
mua thêm thiết bị máy móc hiện đại hơn nên không cần nhiều lao đông tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất, thay lao động thủ công bằng dây chuyền tự
động. Lao động gián tiếp tăng lên đó là nhân viên thị trường, nhân viên
marketing, bởi vì nhu cầu TĂCN của người chăn nuôi ngày càng tăng nên thị
trường tiêu thụ TĂCN được mở rộng. Do vậy, vốn lưu động tăng lên để phục vụ
cho quá trình chi phí bán hàng, chi phí quản lý…
Xét về khả năng tình hình tài chính của công ty, qua bảng 1.2:
- Khả năng thanh toán của công ty hàng năm đều tăng lên và > 1. Chứng
tỏ an toàn cho doanh nghiệp khi đi vay hay nói cách khác doanh nghiệp hoàn
toàn có khả năng trả nợ cho các khoản vay, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán
là 1,29, với hệ số này thì công ty có thể tạo khả năng vay trong năm 2012. Do
vậy, trong năm 2012 công ty có thể tăng khả năng chiếm dụng vốn của các đối
tượng bên ngoài để tăng khả năng đầu tư và hoạt động kinh doanh của công ty.

- Hệ số nợ trên vốn chủ hữu có xu hướng giảm: Năm 2009 là 3,08 (lần),
năm 2010 là 2,27 (lần), giảm 3,08 – 2,27 = 0.81 (lần) so với năm 2009, năm
2011 giảm còn là 1,66 giảm 2,27 – 1,66 = 0.61 (lần) so với năm 2010 và 1,42
(lần) so với năm 2009. Như vậy, Doanh nghiệp có xu hướng giảm nguồn vốn
vay, tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
17

Bảng 1.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty (2009 – 2011)
ĐVT (triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)
giá trị Cc(%) giá trị Cc(%) giá trị Cc(%) 10/09 11/10 BQ
1. Tổng giá trị tài sản 54.199 100 59.523 100 65.683 100 109,82 110,35 110,09
a. TSLĐ 43.461 80,19 47.865 80,41 52.914 80,56 110,13 110,55 110,34
b. TSCĐ 10.738 19,81 11.658 19,59 12.769 19,44 108,57 109,53 109,05
2. Tổng nguồn vốn 54.199 100 59.523 100 65.683 100 109,82 110,35 110,09
a
1
. Nợ phải trả 40.928 75,51 41.341 69,45 41.023 62,46 109,82 99,23 100,12
a
2
. Vốn chủ sở hữu 13.271 24,49 18.182 30,55 24.66 37,54 137,01 135,63 136,32
b
1
.Vốn lưu động 10.840 11.905 13.137 109,82 110,35 110,09
b
2
. Vốn cố định 43.359 47.618 52.546 109,82 110,35 110,09
(Nguồn: Phòng Kế toán của công ty)
Bảng 1.3 Tình hình tài chính của công ty (2009-2011)


Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh (%)
10/09 11/10 BQ
(*) Doanh thu thuần (triệu đồng) 98.837 144.931 358.088 146,64 247,07 190,34
Một số chỉ tiêu tài chính
Khả năng thanh toán lãi nhanh (1a/2a
1
) 1.06 1.16 1.29 109,43 111,21 110,32
Hệ số nợ/ tổng giá trị tài sản (2a
1
/1) 0.76 0.69 0.62 90,79 89,86 90,32
Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu (2a
1
/2a
2
) 3.08 2.27 1.66 73,70 73,13 73,41
(Nguồn: Phòng Kế toán của công ty)
18
1.4 Đặc điểm vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu thuộc khu vực Đồng Bằng Sông
Hồng. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế và môi
trường phát triển, đặc biệt là vùng có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời. Khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng,
phù hợp với điều kiện chăn nuôi: chăn nuôi lợn, gia cầm ngày càng phát triển
với quy mô lớn hơn theo hướng sản xuất hàng hóa. Hơn nữa dân cư đông nên có
lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm
và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao, tạo ra thị trường có sức
mua lớn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống

thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến. Kết cấu hạ
tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), đường bộ có quốc lộ 1A, quốc
lộ 2, 3, 5, 6, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các
sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng; các cảng lớn như cảng Hải
Phòng, cảng Cái Lân…
Từ điều kiện cơ bản trên ta thấy được những thuận lợi trong quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty, thị trường tiêu thụ gần công ty và giao thông đi lại
thuận lợi do đó mà tiết kiệm được chi phí cho việc vận chuyển trong khâu tiêu
thụ sản phẩm.
1.5 Đánh giá chung về điều kiện của công ty
Từ những điều kiện của công ty và đều kiện kinh tế thị trường hiện nay,
sản xuất kinh doanh luôn là lĩnh vực thu hút nhiều nhà sản xuất. Bất kỳ một
doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động đều có những rủi ro mà doanh nghiệp
gặp phải. Từ đó ta có thể nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn mà bước
đầu công ty gặp phải:

* Thuận lợi
Tình hình lao động, tài sản và nguồn vốn tăng dần qua các năm đã đáp
ứng tương đối cho hoạt động sản xuất của công ty, với vị trí địa lý của công ty
thì việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra tới các thị trường khá thuận lợi: giao thông
tương đối thuận tiện, nằm trong khu công nghiệp có tiềm năng phát triển của
vùng.
* Khó khăn
+ Có nhiều công ty cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị
trường, tình trạng cạnh tranh mua bán hoặc chất lượng thức ăn kém là vấn đề
đang xảy ra rộng rãi. Do tình trạng thông tin TĂCN kém chất lượng nên đã ảnh
hưởng tới tâm lý người dân chăn nuôi, nhiều người dân lo sợ mua phải hàng
kém chất lượng nên không dám đầu tư vào quy mô chăn nuôi và đó cũng chính
là nguyên nhân làm sản phẩm TĂCN tiêu thụ trên thị trường giảm so với trước.
+ Do có hiện tượng dịch bệnh cúm gia cầm (dịch bệnh tai xanh ở lợn, dịch

bệnh H5N1 ở gia cầm), điều đó làm cho người dân lo sợ và giảm đi quy mô
chăn nuôi dẫn đến sản phẩm TĂCN trên thị trường giảm.
+ Nguyên liệu đầu vào tăng lên, theo thống kê của cục chăn nuôi khoảng
thời gian cuối năm 2009 đầu năm 2010 thì giá ngô hạt tăng từ 3.400 đồng/kg lên
4.200 đồng, giá khô dầu đỗ tương từ 4.200 đồng/kg lên 7.700 đồng/kg, cám gạo
từ 3.070 đồng/kg lên 4.100 đồng/kg điều này gây bất lợi cho việc nhập nguyên
liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.
20

×