Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Nghiên cứu lợi ích của người sản xuất khoai tây trong mối liên kết với công ty TNHH TP Orion Việt Nam, tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.41 KB, 91 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2011
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Bá Dũng
i
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi có thể hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn đến ban Giám hiệu nhà trường,
toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát
triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô Ths. Mai Lan
Phương đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi
hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Yên Phong, UBND, các hộ nông dân của các xã Yên
Trung, Tam Giang, Dũng Liệt và Hòa Tiến, trong thời gian tôi về thực tế nghiên
cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần
thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã


động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2011
SINH VIÊN
Nguyễn Bá Dũng
ii
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập có những đòi hỏi khắt khe từ
phía người phân phối sản phẩm và người sản xuất. Hàng hóa nông nghiệp của
nước ta dồi dào nhưng chất lượng thấp, ít có thương hiệu và không đồng đều,
sản xuất không đồng loạt, mạnh ai nấy làm, giá cao thì nông dân hết hàng, khi
dư hàng thì rớt giá. Để đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường, nông dân
không có sự lựa chọn nào khác là phải tự liên kết, hợp tác với nhau từ khâu
sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Những năm qua, thực hiện chủ
Nội dung
nghiên
cứu
Chủ thể
nghiên
cứu
Phương
pháp tiếp
cận

Chỉ tiêu
phân tích
-Diện tích
,năng
suất, sản
lượng
- Phỏng
vấn trực
tiếp bằng
bảng hỏi
- Phòng
NN&PT
NT
- UBND
các xã
Tình hình
SX khoai
tây của
các hộ
-Phỏng vấn
bằng bảng
hỏi
-Chuyên
gia, chuyên
khảo
- Trình độ
hiểu biết
của người
sản xuất
Lợi ích

của các
hộ tham
gia liên
kết
Các hộ
nông dân
trên địa
bàn
huyện
- Phỏng
vấn trực
tiếp bằng
bảng hỏi
Hiệu quả
kinh tế
Các yếu
tố ảnh
hưởng
đến liên
kết
-Các hộ
nông dân
-Các nhân
tố tham gia
liên kết
Đánh
giá khả
năng
phát
triển

liên kết
của
huyện
Những
thuận lợi
và khó
khăn
Kiến
nghị và
giải
pháp
iii
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

trương chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa, mở rộng cây vụ đông huyện
Yên Phong tỉnh Bắc Ninh thu được nhiều kết quả.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện đã có
nhiều chuyển biến tích cực nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Đây
là huyện đi đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ khoai tây của tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên, việc liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây của huyện
còn gặp rất nhiều những khó khăn. Các khâu liên kết như liên kết giữa các hộ
nông dân với các HTX hay liên kết giữa các HTX với phòng Nông nghiệp &
PTNT còn tỏ ra lỏng lẻo. Xuất phát từ những thực tế này, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu lợi ích của người sản xuất khoai tây trong mối liên
kết với công ty TNHH TP Orion Việt Nam, tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc
Ninh”.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm: 1) Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý
luận và thực tiễn về liên kết kinh tế. 2) Tìm hiểu thực trạng của mối liên kết
giữa các hộ nông dân với công ty TNHH TP Orion Việt Nam. 3) Nghiên cứu
lợi ích của người sản xuất khi tham gia liên kết với công ty. 4) Đề xuất một số

giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa nông dân và công ty TNHH TP
Orion Việt Nam.
II NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu thứ cấp được thu thập qua sách báo, tạp chí, báo cáo của các
phòng ban trên địa bàn huyện Yên Phong
Nguồn số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp từ 50 hộ tham gia sản
xuất khoai tây trên địa bàn 4 xã Yên Trung, Dũng Liệt, Hòa Tiến và Tam
Giang
Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp chọn điểm nghiên cứu,
phương pháp phân tích thống kê, chuyên gia chuyên khảo.
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
iv
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện Yên
Phong
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Phong
đã có những bước phát triển khá vững chắc. Huyện đã chủ trương phát triển
vụ đông thành 1 trong 3 vụ chính trong năm và chú trọng đưa cây có giá trị
kinh tế cao vào sản xuất, đặc biệt là cây khoai tây. Hơn nữa, nhờ có sự hoạt
động của công ty TNHH TP Orion Việt Nam hoạt động trên địa bàn huyện
càng thuận lợi cho việc mở rộng diện tích cây vụ đông nói chung và cây khoai
tây nói riêng. Cụ thể năm 2008 huyện trồng được 19ha khoai tây chế biến trên
tổng số 238ha khoai tây các loại. Đến năm 2010 đã nâng diện tích lên 350ha
khoai tây. Không những mở rộng về diện tích mà nhờ có sự liên kết với công
ty mà năng suất cây khoai tây cũng được nâng lên đáng kể.( Năm 2007 là 155
tạ/ha thì đến năm 2010 là 221 tạ/ha) và nâng sản lượng khoai tây của toàn
huyện lên 7735 tấn.
3.2 Lợi ích của các hộ tham gia liên kết
Để đánh giá chính xác về lợi ích của các hộ tham gia liên kết kinh tế

với công ty TNHH TP Orion Việt Nam, chúng tôi tiến hành chia nhóm hộ
điều tra thành hai nhóm đó là: Nhóm hộ tham gia vào liên kết và nhóm hộ
không tham gia vào liên kết. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy được. Nhóm hộ
có tham gia vào liên kết sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ không tham
gia. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Chi phí sản xuất khoai tây
tính trên một sào của các hộ tham gian liên kết là 1.011 nghìn đồng thấp hơn
các hộ không tham gia liên kết là 1.399 nghìn đồng. Mặt khác, chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận / chi phí của các hộ tham gia liên kết là 5,89 lần cũng cao hơn các
hộ không tham gia liên kết 3,45 lần. Như vậy, việc liên kết đã mang lại rất
nhiều lợi ích mà người được hưởng trực tiếp không ai khác chính là các hộ
nông dân.
3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế
v
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

Để đánh giá một cách khách quan các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
liên kết kinh tế, chúng tôi tiến hành điều tra, lấy ý kiên từ các tác nhân tham
gia vào quá trình liên kết kinh tế. Đầu tiên là các hộ nông dân, yếu tố quan
trọng tác động từ phía người nông dân vào quá trình sản xuất vẫn là trình độ
dân trí và ý thức về liên kết kinh tế chưa cao. Thứ hai là từ phía các cơ quan
nhà nước như phòng Nông nghiệp & PTNT và các HTX. Đây là cầu nối của
mối liên kết giữa những hộ sản xuất khoai tây và công ty TNHH TP Orion
Việt Nam. Trong quá trình thực hiện mối liên kết, các cơ quan này luôn rất
tận tình với bà con nông dân. Tuy nhiên, cũng do hạn chế về hợp đồng nên
quá trình liên kết vẫn chưa thực sự chặt chẽ. Thứ ba là công ty Orion. Là nhân
tố quan trọng trong mối liên kết này, nhưng công ty lại chưa có nhiều cơ hội
tiếp xúc với bà con nông dân. Điều này làm cho công ty chưa nắm bắt được
hết nhu cầu của người sản xuất, cộng thêm hợp đồng của công ty chưa chặt
chẽ nên khi vào vụ thường dẫn đên tình trạng tranh mua, tranh bán giữa công
ty với các lái buôn.

3.4 Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
khoai tây của huyện.
Việc công ty TNHH TP Orion Việt Nam quy hoạch vùng nguyên liệu
gắn liền với kế hoạch phát triển cây vụ đông, tập trung đưa những cây có giá
trị kinh tế cao vào sản xuất của huyện Yên Phong. Đây chính là cơ hội tốt để
huyện mở rộng diện tích cây vụ đông nói chung và cây khoai tây nói riêng.
Để thực hiện được việc đó, huyện cần có những quyết định đúng đắn và đưa
ra những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích bà con nông dân mạnh dạn
đầu tư vào sản xuất.
3.5 Một số giải pháp nhằm phát triển mối liên kết kinh tế trong sản xuất
và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện.
- Với chính quyền địa phương, cần xây dựng hệ thống chính sách thuận lợi
cho hoạt động liên kết kinh tế. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương
vi
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

- Với Công ty Orion, cần phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo phát
triển vùng nguyên liệu sản xuất. Đảm bảo chữ tín trong hợp đồng tiêu thụ,
cùng nhau vượt qua rủi ro trong trường hợp đã có hợp đồng
- Với các hộ nông dân, nâng cao trình độ nhận thức khi tham gia liên kết.
Khuyến khích các hộ mở rộng diện tích sản xuất, trực tiếp ký hợp đồng với
công ty Orion để tạo đầu ra ổn định, bềnh vững, nâng cao hiệu quả liên kết.
III KẾT LUẬN
Hiện nay, toàn huyện Yên Phong có 7 xã, thị trấn tham gia vào
quá trình liên kết với công ty Orion, với tổng diện tích là 350 ha, đạt năng
suất bình quân là 221 tạ/ha, sản lượng đạt 7735 tấn (số liệu năm 2010). Phần
lớn các khâu liên kết còn lỏng lẻo, chưa phát triển tiêu thụ hang hóa thông qua
hợp đồng văn bản, đa phần liên kết qua hình thức liên kết tự do và thỏa thuận
miệng. Chính quyền địa phương mặc dù có quan tâm đến việc liên kết của các
hộ nông dân nhưng chưa thực sự quan tâm đến quá trình liên kết của các hộ,

bên cạnh đó là sự hiểu biết chưa sâu sắc của các hộ nông dân về liên kết kinh
tế nên việc phá vỡ hợp đồng với công ty vẫn diễn ra.
Quá trình liên kết kinh tế tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã thực sự mang
lại lợi ích cho huyện Yên Phong mà người được hưởng trực tiếp không ai
khác chính là các hộ nông dân.
vii
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC viii
DANH MỤC CÁC BẢNG xi
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Lý luận về liên kết 4
2.1.1.1 Một số khái niệm về liên kết 4
2.1.1.2 Nội dung liên kêt 5
2.1.1.3 Nguyên tắc trong quá trình liên kết 6
2.1.1.4 Phương thức liên kết 7
2.1.1.5 Mục tiêu liên kết 8

2.1.1.6 Ý nghĩa của liên kết trong nền kinh tế xã hội 9
2.1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết 11
2.1.1.8 Các kênh tiêu thụ sản phẩm 12
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 15
2.2.1 Thực trạng liên kết ở một số quốc gia trên thế giới 15
2.2.1.1 Ở Trung Quốc 15
2.2.1.2 Ở Thái Lan 16
2.2.2 Thực trạng liên kết ở Việt Nam 18
2.2.2.1 Một số mô hình liên kết ở Việt Nam 18
viii
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

2.2.2.2 Tình hình phát triển cây khoai tây 20
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Đăc điểm địa bàn nghiên cứu 28
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 28
3.1.2 Thời tiết, khí hậu và nguồn nước 29
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
3.1.3.1 Đất đai 29
3.1.3.2 Dân số - Lao động 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 34
3.2.2.1 Nguồn số liệu thứ cấp 34
3.2.1.2 Nguồn số liệu sơ cấp 35
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 35
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 36
3.2.4.1 Phương pháp phân tích thống kê 36
3.2.4.2 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 36
3.2.5 Các chỉ tiêu phân tích 37

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Thực trạng việc sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện Yên Phong 38
4.1.1 Sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện 38
4.1.2 Tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện 42
4.2 Phân tích mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây 46
4.2.1 Hình thức liên kết giữa các tác nhân 46
4.2.1.1 Liên kết trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật 47
4.2.1.2 Liên kết trong việc đưa các yếu tố đầu vào vào sản xuất 48
4.2.1.3 Liến kết trong việc tiêu thụ sản phẩm 50
4.2.2 Đánh giá thực trạng của liên kết 51
4.2.2.1 Đánh giá từ phía các hộ trồng khoai tây 52
4.2.2.2 Đánh giá từ phía các cơ quan nhà nước ( Phòng NN, HTX, Viện nghiên cứu) 53
4.2.2.3 Đánh giá phía công ty TNHH TP Orion Việt Nam 54
4.2.2.4 Từ các yêu tố khách quan khác 56
4.3 Lợi ích của người sản xuất khoai tây khi tham gia liên kết 56
ix
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

4.3.1 Đặc điểm của các hộ sản xuất khoai tây 56
4.3.2 Tiêu chí quyết định tham gia liên kết của người sản xuất 58
4.3.3 Lợi ích của người sản xuất khi tham gia liên kết 59
4.3.3.1 Mở rộng diện tích sản xuất 59
4.3.3.2 Giảm chi phí sản xuất 63
4.3.3.3 Nâng cao hiệu quả kinh tế 65
4.4 Đánh giá tiềm năng phát triển trong liên kết sản xuất-tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện
Yên Phong 67
4.5 Nhu cầu liên kết 70
4.6 Đánh giá chung về liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện
Yên Phong 71
4.6.1 Những kết quả đạt được 71

4.6.2 Một số mặt tồn tại 72
4.7 Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mối liên kết kinh tế trong sản xuất
và tiêu thụ khoai tây. 72
4.7.1 Định hướng 72
4.7.2 Giải pháp 73
4.7.2.1 Giải pháp đối với chính quyền địa phương 73
4.7.2.2 Giải pháp đối với công ty TNHH TP Orion Việt Nam 74
4.7.2.3 Giải pháp đối với hộ nông dân 74
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1 Kết luận 75
5.2 Kiến nghị 76
5.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước 76
5.2.2 Đối với Công ty TNHH TP Orion Việt Nam 76
5.2.3 Đối với hộ tham gia sản xuất khoai tây 77
x
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng khoai tây trên thế giới từ năm 1990 – 2007 23
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng và khoai tây giống trên thế giới 23
Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010 30
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Phong năm 2008-2010 32
Bảng 4.1Tổng hợp tình hình tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện năm 2010 45
Bảng 4.2 Kết quả liên kết giữa phòng Nông nghiệp & PTNT với các HTX 48
Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa HTX và Người sản xuất 49
Bảng 4.4 Tổng hợp ý kiến về tình hình tiêu thụ sản phẩm 52
Bảng 4.5 Lý do hộ nông dân không tham gia vào liên kết 53
Bảng 4.6 Lợi ích của các cơ quan nhà nước khi tham gia liên kết 54
Bảng 4.7 Tổng hợp lợi ích của công TNHH TP Orion Việt Nam 56
Bảng 4.8 Tình hình lao động trong nhóm hộ điều tra 57

Bảng 4.9 Tình hình đất đai và nguồn vốn của nhóm hộ điều tra 57
Bảng 4.10 Tiêu chí quyết định tham gia liên kết của người sản xuất 58
Bảng 4.11 Tổng hợp diện tích và số hộ tham gia trồng khoai tây Orion tại các HTX 60
Bảng 4.12 Chi phí sản xuất khoai tây tính trên 1 sào 64
Bảng 4.13 So sánh hiệu quả liên kết kinh tế của người sản xuất. (Tính trên 1 sào) 65
Bảng 4.14 Tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ 67
Bảng 4.15 Nhu cầu của hộ nông dân khi tham gia liên kết 70
xi
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khi chưa có trung gian phân phối 12
Hình 2.2: Khi đã có trung gian phân phối 13
Hình 2.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 14
xii
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
SL Số lượng
CC Cơ cấu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thực Phẩm
BVTV Bảo vệ thực vật
TL Tỷ lệ
BQ Bình quân
CP Chi phí
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
NSX Người sản xuất
NTG Người thu gom

HTX Hợp tác xã
LĐ Lao động
ĐH Đại học
NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
ĐVT Đơn vị tính
XHCN Xã hội chủ nghĩa
KH Khách hàng
TD Tiêu dùng
LKKT Liên kết kinh tế
UBND Ủy ban nhân dân
xiii
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập có những đòi hỏi khắt khe từ
phía người sản xuất, người phân phối cũng như người tiêu dùng sản phẩm.
Hiện nay, hàng hóa nông nghiệp của nước ta khá dồi dào và đa dạng, nhưng
chất lượng thấp mẫu mã bao bì không hấp dẫn, ít có thương hiệu và không
đồng đều. Hàng hóa nhiều nhưng không sản xuất đồng loạt, mạnh ai nấy làm,
hàng nông sản cứ vướng phải cái vòng luẩn quẩn là được mùa thì rớt giá, còn
khi mất mùa thì giá nông sản lại cao, nhưng khi đó nông dân lại không có sản
phẩm đem bán. Để đáp ứng được những đòi hỏi của kinh tế thị trường, nông
dân không còn cách nào khác là phải tự liên kết lại với nhau từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Liên kết sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền nông
nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định thị trường nông sản, tăng sức
cạnh tranh của hàng hóa trong bối cảnh hội nhập. Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định 80 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng
hóa thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn nhiều tồn tại và

hạn chế. Ở nhiều địa phương, việc chỉ đạo thực hiện còn chưa quyết liệt,
doanh nghiệp và nông dân còn chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng hợp
đồng đã ký kết. Tỷ lệ hàng hóa nông sản tiêu thụ qua hợp đồng còn thấp,
doanh nghiệp còn chưa quan tâm đầu tư đến vùng sản xuất để làm nguyên
liệu.
Yên Phong là một huyện đồng bằng nằm phía tây của tỉnh Bắc Ninh.
Diện tích đất tự nhiên là 9686,15 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6170,38 ha,
thuộc quản lý của 13 xã và 1 thị trấn với 129.349 nhân khẩu (năm 2010).
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều
chuyển biến tích cực nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Đây là
huyện đi đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ khoai tây.Với chất đất pha cát rất
1
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

phù hợp với sự phát triển của cây khoai tây cộng với kinh nhiệm sản xuất lâu
đời của người dân nên hàng năm cây khoai tây cho củ rất to và đều. Ngoài ra,
khả năng mở rộng diện tích trồng có thể tiến hành được ở tất cả các xã. Vì vậy
mà cây vụ đông nói chung và cây khoai tây nói riêng đã trở thành một cây rất
quan trọng đối với nền kinh tế của huyện. Nó được ví như một cây hàng hóa,
cây xóa đói giảm nghèo và từ đó mà người nông dân có thể giầu lên. Hơn
nữa, trên huyện có một nguồn cầu, nguồn đầu ra rất đảm bảo cho cây khoai
tây, đó chính là công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm ( TNHH TP) Orion
Việt Nam nằm trên địa bàn huyện. Hàng năm công ty cần một lượng khoai
tây rất lớn để làm nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất của nhà máy.
Trên địa bàn huyện Yên Phong, mối liên kết kinh tế trong sản xuất và
tiêu thụ khoai tây còn khá lỏng lẻo. Nó thể hiện ở tất cả các mối liên kết kinh
tế giữa người sản xuất với người sản xuất thể hiện như: Khi vào vụ có hộ dỡ
khoai trước hộ dỡ khoai sau làm cho giá khoai khi đầu vụ thì tăng cao nhưng
khi chính vụ lại giảm mạnh. Hay giữa người sản xuất với lái buôn hay với
người thu mua thể hiện như: Đầu mùa thì người mua thu mua cả những củ

khoai cỡ nhỏ với giá khá cao nhưng chính vụ lại chỉ thu mua những củ khoai
to. Hay thậm chí ngay cả giữa những người nông dân với công ty TNHH TP
Orion khi đã có sự liên kết nhưng cũng chưa thực sự chặt chẽ: Nó được thể
hiện khá rõ nét khi vào vụ thu hoạch khoai. Khi giá khoai ngoài thị trường
cao, người dân chỉ cân đủ số khoai mà công ty quy định phải trả cho công ty
(với hình thức nhận 1 kg giống trả 3 kg khoai tây thương phẩm), số còn lại họ
để lại hoặc bán cho lái buôn hết làm cho nhà máy không đủ nguyên liệu để
hoạt động.
Xuất phát từ những thực tế đó mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu lợi ích của người sản xuất khoai tây trong mối liên kết với
công ty TNHH TP Orion Việt Nam, tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”.
2
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu lợi ích của người sản xuất khoai tây khi tham gia liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện Yên Phong tỉnh Bắc
Ninh. Từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên kết để
nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tế về liên kết. Tìm hiểu thực trạng
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện Yên Phong.
Phân tích thực trạng mối liên kết và lợi ích của người sản xuất khoai
tây khi tham gia liên kết kinh tế với công ty TNHH TP Orion Việt Nam.
Đề xuất khuyến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
và góp phần phát triển mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên
địa bàn huyện để nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các hộ tham gia sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện Yên
Phong
- Các cơ sở thu gom, các doanh nghiệp tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện
- Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa
bàn huyện như: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Phong, các HTX thu
gom,…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng, các mối quan hệ liên kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên
địa bàn huyện Yên Phong.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Yên
Phong
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 25 tháng 01 năm 2011
đến ngày 25 tháng 5 năm 2011.
3
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về liên kết
2.1.1.1 Một số khái niệm về liên kết
Liên kết trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự
phối hợp, hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây
khái niệm này được biết đến với tên gọi và nhất thể hóa và gần đây mới gọi là
liên kết, sau đây là một số quan điểm về liên kết kinh tế:
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri
thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động
do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.
Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế

thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác
tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung,
bảo vệ lợi ích cho nhau”.
Trong từ điển kinh tế học hiện đại (David.W.Pearce) cho rằng, liên kết
kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác khác nhau của một nền kinh
tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với
nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình
phát triển. điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững.
Trong các văn bản Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban hành theo
thì liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh
tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên
quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất
theo hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên
trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên
quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện.
4
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

2.1.1.2 Nội dung liên kêt
- Mua bán tự do trên thị trường
Mua bán trên thị trường tự do là hình thức giao dịch trực tiếp giữa
người mua và người bán. Người mua thấy được số lượng, chất lượng hàng
hóa mình cần, người bán sau khi thỏa thuận được giá cả sẽ bán và thu được
tiền mặt đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống. Việc mua bán được thực
hiện trên thị trường theo quan hệ cung cầu. Bất kì bên mua hoặc bên bán hàng
hóa nào, nếu thỏa thuận được với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra.
Thị trường có vai trò là người định giá.
- Hợp đồng miệng
Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa
các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào

đó. Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng , chất lượng,
giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là
niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham
gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có
quan hệ thân thiết (Họ hàng, bạn bè, anh em ruột ) hoặc giữa các tác nhân đã
có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong suốt thời
gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và
trách nhiện giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng chỉ là các
thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.
- Hợp đồng bằng văn bản
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập
giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Theo Eaton
and Shepherd(2011) hợp đồng là ”sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở
chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong
tương lai và thường với giá đặt trước ”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực
5
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

tiếp, quan hệ giữa 2 bên bị dàng buộc bởi hợp đồng được thực hiện dưới hai
hình thức:
+ Hợp đồng trên cơ sở cá nhân
Là quan hệ trực tiếp giữa người mua và người sản xuất nông nghiệp
(nông hộ, trang trại) với cơ sở chế biến được thực hiện thông qua hợp đồng kí
kết với 2 bên. Các chủ thể có trách nhiệm giao nộp sản phẩm đúng thời gian,
địa điểm, số và chất lượng cho cơ sở chế biến. Ngược lại cơ sở chế biến có
trách nhiệm nhận nông sản và thanh toán hợp đồng cho bên kia. Bên nào vi
hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.
+ Hợp đồng trên cơ sở nhóm: Có hai dạng
- Dạng thứ nhất: hợp tác thông qua hiệp hội. Hiệp hội là tập hợp các nhà sản
xuất có cùng nhu cầu trong tiêu thụ sản phẩm của quá trình sản xuất nông

nghiệp trên thị trường. Hiệp hội thay mặt các nhà sản xuất ký hợp đồng chung
với cơ sở chế biến về thời gian giao nộp sản phẩm, địa điểm, số và chất
lượng, giá cả cũng như phương thức thanh toán.
- Dạng thứ hai: Hợp tác thông qua hợp tác xã dịch vụ. Người sản xuất có quan
hệ gián tiếp với cơ sở chế biến và quan hệ trực tiếp với hợp tác xã dịch vụ.
Hợp tác xã thay mặt người sản xuất đứng ra ký hợp đồng với cơ sở chế biến,
trực tiếp thanh toán, nhận, trả với cơ sở chế biến sau đó thanh toán cho từng
cơ sở sản xuất hoặc từng hộ nông dân.
2.1.1.3 Nguyên tắc trong quá trình liên kết
- Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đây chính là mục tiêu của mọi hoạt động sản xuất của các cơ sở, việc
mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi các phương thức sản xuất của từng thành
viên khi gia nhập tổ chức kinh tế hợp tác nói riêng hay khi thiết lập các mối
quan hệ với các đối tác khác phải đạt mục tiêu hiệu quả.
- Tự nguyện
6
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

Việc liên kết kinh tế phải xuất phát từ nhu cầu của mỗi thành viên,
không có sự gò ép mới thực sự có hiệu quả.
- Bình đẳng và công bằng trong phân phối lợi nhuận và rủi ro
Nguyên tắc này sẽ là động lực thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế.
2.1.1.4 Phương thức liên kết
- Liên kết theo chiều dọc
Liên kết theo chiều dọc (liên kết giữa các tác nhân trong cùng một
ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số
công đoạn nào đó) là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên
kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất chế
biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này thông

thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề
trước đó, đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết
quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và
có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.
- Liên kết theo chiều ngang
Liên kết theo chiều ngang (liên kết diễn ra giữa các tác nhân hoạt động
trong cùng một ngành) là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích
làm chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ chức dưới nhiều dạng, có
thể thông qua các hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ như hiệp hội mía
đường… Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan
hệ với nhau và thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết
này có thể hạn chế được sự ép giá của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị
trường.
Như vậy, liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi
thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, mỗi loại hình liên
kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó
7
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

2.1.1.5 Mục tiêu liên kết
Liên kết kinh tế đã phát triển vô cùng mạnh mẽ ở nhiều cấp độ khác
nhau với nhiều loại hình đa dạng, bao gồm: Liên kết ngang, liên kết dọc, liên
kết nghiêng, liên kết hình sao, Doanh nghiệp liên doanh, tập đoàn kinh doanh.
Cho dù ở cấp độ nào đi chăng nữa, liên kết kinh tế cũng sẽ mang lại những lợi
ích nhất định cho các bên tham gia trên nhiều mặt:
Liên kết kinh tế nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua hợp
đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến
hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt
hơn tiền năng của đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản lượng, chất

lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên
tham gia liên kết, cũng như tăng thu ngân sách cho Nhà nước.
Liên kết tạo ra thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho
từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích kinh
tế của nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất.
Liên kết kinh tế giúp đỡ nhau có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản
lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cản bộ kỹ thuật và cản bộ quản lý, công
nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng vật tư, tiêu
thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin… các hoạt động này
được ghi thành hợp đồng kinh tế.
Tiết kiệm các nguồn lực nhờ giảm được chi phí cạnh tranh;
Tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả nhờ có phân
công lao động xã hội;
Tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc phát huy thế mạnh;
Tăng được sức mạnh cạnh tranh chung nhờ sử dụng được những ưu thế
riêng biệt của các bên;
Giúp giảm thiểu các rủi ro thông qua sự chia sẻ trách nhiệm.
8
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

Tuy nhiên, liên kết kinh tế cũng có mặt tiêu cực là có thể tạo ra sự độc
quyền, không khuyến khích cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường,
dẫn đến gây thiệt hại cho người mua (do độc quyền bán) hoặc cho người bán
(do độc quyền mua). Ngoài ra, liên kết còn có thể dẫn tới tình trạng sụp đổ dây
chuyền khi một trong những chủ thể tham gia bị phá sản gây mất ổn định cho
nền kinh tế.
Vì vậy, để đảm bảo sự thành công của các liên kết kinh tế, cần phải có
một môi trường chính sách minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần tham
gia. Mức độ phát triển liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, thiện chí hợp tác của các bên tham gia

2.1.1.6 Ý nghĩa của liên kết trong nền kinh tế xã hội
Loại bỏ được vai trò của tầng lớp trung gian nên trực tiếp bảo vệ được
người sản xuất khi tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích phát triển sản phẩm cung
cấp cho người tiêu dùng và nguyên liệu cho các ngành nghề chế biến.
Liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến với hộ nông dân cung cấp
nguyên liệu cho phép xóa bỏ độc quyền đối với doanh nghiệp ép cấp, ép giá
khi mua sản phẩm của người nông dân.
Tăng cường liên minh công nông: việc chuyển đổi phương thức sản
xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì việc liên minh
công nông có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho quá trình sản xuất, chế
biến, tiêu thụ hiệu quả hơn.
Thực hiện quan hệ hợp tác: qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tác
giữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
Giải quyết quan hệ phân phối: thông qua liên kết vấn đề phân phối thu
nhập, trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hóa
hơn, sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hơn.
Thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật: Liên kết giúp cho việc vận
dụng, sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
cao hơn, chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn.
9
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

Tạo sự gắn kết “bốn nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp,
nhà nông) khi cùng tham gia liên kết thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, đồng
bộ hơn trong thực hiện. Với việc tham gia của Nhà nước (nhà quản lý)
tình trạng chồng chéo về cơ chế chính sách sẽ được hạn chế tối đa thay
vào đó là một chính sách đồng bộ trong sản xuất. Với sự có mặt của các
nhà khoa học, tiến bộ kỹ thuật được cập nhật và áp dụng thường xuyên
trong sản xuất thay thế những kỹ thuật lạc hậu không hiệu quả, giống
cây, con cho năng suất hiệu quả thấp. Còn với các doanh nghiệp và hộ

nông dân họ yên tâm hơn trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư trong sản
xuất, ổn định yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra, giảm thiểu rủi ro cũng
như được chia sẻ rủi ro trong sản xuất với sự liên kết như vậy sẽ đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. (chính sách
tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng ngày 26/04/2002 của
Thủ tướng Chính phủ)
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giúp cho
nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng ngày một phát triển bền
vững phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước nhà theo
định hướng XHCN.
Như vậy, liên kết kinh tế không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh
tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, nó giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh, giá cả, sản lượng, thị trường cung cầu sản phẩm và thu nhập
người dân ổn định. Thông qua liên kết giúp cho nền kinh tế nói chung và nền
nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triển bền vững phù hợp với xu thế hội
nhập và phát triển của nền kinh tế thế giới.
Từ lợi ích nhiều mặt của mối liên kết này đem lại mà cần phải nghiên
cứu, duy trì và phát triển loại hình liên kết này là một xu thế, là tất yếu của
hội nhập phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
10
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

2.1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết
-Từ phía người sản xuất
Đối với nhà nông, bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về trình độ học vấn, tâm
lý e ngại khi tiếp xúc với các nhà khác. Đa số nông dân Việt Nam vẫn chưa
gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt và không tính toán được chiến lược
lâu dài, dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết, là người cung cấp số
lượng và chất lượng sản phẩm ra thị trường nên sự hạn chế thông tin thị
trường làm cho họ không chủ động trong các mối liên kết.

-Từ phía các doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ
Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còn
tình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo cho
nông dân, trong khi mua còn gây khó dễ cho nông dân nhất là vào thời điểm
chính vụ nông sản.
Chế tài mà công ty đưa ra để xử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu
lực chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn
xảy ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá hơn giá hơn thị
trường.
Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch
vùng nguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương,
với các hộ nông dân chưa cao.
-Từ một số các yếu tố khác
Tác động của chính quyến địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề
sản xuất, thu mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền ít có vai
trò trọng tài để giải quyết.
Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính các cấp còn hạn chế
do chính sách và do bản thân chính quyền (nhất là chính quyền cấp cơ sở) đã
không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết các vấn đề
11
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng

ảnh hưởng đến liên kết. Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để cơ sở chế biến
và hộ sản xuất thỏa thuận với nhau trong hợp đồng liên kết.
Chưa xác định rõ về sự ràng buộc, trách nhiệm, lợi ích giữa các bên
tham gia liên kết nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là khi cơ sở chế
biến vi phạm hợp đồng.
2.1.1.8 Các kênh tiêu thụ sản phẩm
a) Bản chất và chức năng của các kênh Marketing
Vì sao phải sử dụng trung gian Marketing? Giới trung gian Marketing,

qua những tiếp xúc, kinh nghiệm, sự chuyên môn hóa và quy mô hoạt động
của họ đã đem lại cho nhà sản xuất nhiều điều lợi hơn so với việc nhà sản
xuất tự phân phối. Sử dụng trung gian phân phối có thể đem lại những sự tiết
kiệm khá hơn.
Quy ươc:
SX: Nhà sản xuất
KH: Khách hàng.
Hình 2.1: Khi chưa có trung gian phân phối
SX
KH
SX
KH
SX
KH
KHSX
12

×