Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Nghiên cứu thực trạng kinh doanh của thương lái dứa và thanh long, trường hợp nghiên cứu ở hai tỉnh Tiền Giang và Bình Thuận”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.84 MB, 125 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và mọi sự giúp
đỡ đều được cảm ơn. Kết quả nghiên cứu của đề tài không sao chép của bất kì
ai. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chụi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên
Nguyễn Văn Thế
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các tập thể và cá
nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ tôi, người đã sinh
thành, nuôi dưỡng và là tấm gương sáng soi cho tôi trưởng thành, bố mẹ chính là
động lực cho tôi phấn đấu trong suốt những năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đỗ Kim Chung, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân cảm ơn thầy giáo ThS.Ninh Đức Hùng, trưởng khoa kinh tế,
trường Cao Đẳng Cơ Giới Nghề Ninh Bình, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và
tận tình cùng tôi trong suốt quá trình lựa chọn đề tài, làm đề cương, bảng câu hỏi và
đi xuống điểm điều tra.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đặng Xuân Phi, giảng viên khoa
KT&PTNT đã đã tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cố giáo trong khoa KT&PTNT, trường
Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, những người đã giúp đỡ, trang bị cho tôi những kiến
thức cơ bản là nền tảng để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở nông nghiệp tỉnh Bình Thuận, Trung tâm
nghiên cứu phát triển cây thanh long. Viện cây ăn quả miền Nam, Nông trường Tân


Lập tỉnh Tiền Giang, công ty cổ phần rau quả Tiền Giang, công ty TNHH thanh
long Hoàng Hậu tỉnh Bình Thuận cùng các hộ nông dân trồng dứa và thanh long
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bình Thuận đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong
cuộc sống và trong thời gian học tập.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Văn Thế
ii
TÓM TẮT
Đề tài này được tiến hành ở hai tỉnh Tiền Giang chủ yếu huyện Tân Phước
và Bình Thuận chủ yếu huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc , là những
“vùng đất” của cây dứa và thanh long, nơi đây vai trò của thương lái nổi bật, dựa
vào thông tin thu thập được và thông qua phỏng vấn 30 thương lái. Nghiên cứu này
nhằm: i) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thương lái; ii) Đánh
giá thực trạng kinh doanh của thương lái dứa và thanh long ở hai tỉnh Tiền Giang và
Bình Thuận; iii) Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh của thương
lái dứa và thanh long của hai tỉnh.
Qua nghiên cứu cho thấy thương lái là: những người hoạt động trong lĩnh
vực thu mua và tiêu thụ hàng hóa nông sản. Họ là những người thu gom hàng hóa từ
nông dân, nhà sản xuất và bán lại cho nhà bán buôn và nhà máy chế biến với tư
cách là nhà bán buôn. Thương lái là những người trung gian kết nối thị trường nông
sản từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn hoặc nhà chế biến.Thương lái như “cây đòn
gánh”, một đầu là “gánh” với nông dân, đầu kia là “gánh” với công ty mà nếu
không qua vai họ thì nông sản không thành hàng hóa.
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ thực trạng kinh doanh của thương lái, thương lái
có đặc điểm chung, họ phần lớn là nữ giới (56,7%), họ phần lớn không được qua
đào tạo trường lớp nào cả và chủ yếu xuất phát từ nông dân, họ có nhu cầu về vốn
rất lớn và phương tiện thu mua chủ yếu thuyền bè đối với dứa và ô tô tải đối với

thanh long. Đề tài chỉ nghiên cứu thương lái chỉ mua dứa và thanh long, chủ yếu
các thương lái ở đây mua quanh năm, mua ở trong tỉnh và mua luôn tại vườn của
nông dân và đặc biệt là thương lái có thể ứng trước vốn, vật tư cho nông dân, điều
mà doanh nghiệp hay các tổ chức khác không làm được Và chủ yếu thương lái dứa
và thanh long ít áp dụng bảo quản sau thu mua, mua sản phẩm bán luôn cho nhà bán
buôn và doanh nghiệp. Trong thu mua và lưu thông hàng hóa nông sản, thương lái
liên kết với nông dân, các thương lái khác để mua hàng đảm bảo chất lương và số
lượng và bán số lượng sản phẩm nhiều. Tiêu thụ thương lái vẫn lựa chọn bán cho
doanh nghiệp là chủ yếu, giá hơi thấp nhưng số lượng tiêu thụ nhiều. Từ đó ta tính
lợi nhuận các thương lái, thấy lợi nhuận thương lái giao động từ 300đ đến 500đ/kg.
iii
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh thương lái như đặc điểm chung của các
thương lái như( giới tính, số năm làm thương lái, vốn, phương tiện thu mua…),
trong thu mua, trong liên kết và trong tiêu thụ và các nhân tố chủ trương chính sách.
Kết hợp thực trạng kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng ta đưa ra một số
giải pháp: i) Đối với bản thân các thương lái cần phát huy những điểm mạnh của
mình trong thu mua, giữa mối quan hệ tốt đẹp các bên liên kết nhất là đối với nông
dân. ii) Trong quá trình thu mua phối hợp với nông dân và chính quyền địa phương
xây dựng vùng nguyên liệu, thay đổi cách thức sản xuất cũ của nông dân để nâng
cao chất lượng quả sản xuất. iii) Trong liên kết phát huy mạnh liên kết 4 nhà, trong
đó phải đảm bảo lợi ích các bên, iv) Trong tiêu thụ trước tiên thương lái cần giữ chữ
tín của mình, hướng mạnh đến xuất khẩu, v) Đối với các chủ trương chính sách cần
có chính sách bảo hộ các thương lái, phát triển cơ sở hạ tầng, cần quan tâm hơn nữa
đến các thương lái với những gì họ đoang góp trong thu mua và lưu thong nông sản.
iv
MỤC LỤC
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………108
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.2: Sản lượng dứa Tiền Giang qua 3 năm 2008 - 2010 36

Bảng 3.3: Các số liệu đã công bố cần thu thập 39
Bảng 3.4: Các thông tin sơ cấp cần thu thập 42
Bảng 3.5: Cách tính lợi nhuận 46
Bảng 4.1 : Tông tin về tuổi và giới tính 49
Bảng 4.2 Thông tin về trình độ học vấn 50
Bảng 4.3: Thông tin nghề nghiệp những người phỏng vấn 51
Bảng 4.4 : Số lượng thương lái trả lời về nhu cầu vốn trong 1 ngày và tình
hình vay vốn theo dứa và thanh long 54
Bảng 4.5: Số thương lái trả lời về đáp ứng nhu cầu của vốn vay 56
Bảng 4.6: Số lượng thương lái trả lời về phương tiện dùng thu mua dứa và
thanh long 58
Bảng 4.7: Số lượng thương lái trả lời về tình hình phương tiện dùng thu mua
dứa và thanh long 58
Bảng 4.8: Số lượng thương lái trả lời về lao động, lao động gia đình, lao động
thuê và giá thuê lao động 61
Bảng 4.9: Số lượng thương lái trả lời về số lượng, số ngày, địa bàn và địa
điểm thu mua dứa và thanh long 64
Bảng 4.10: Số lượng thương lái trả lời về ứng vốn và phần trăm ứng vốn cho
nông dân 67
Bảng 4.11: Số thương lái trả lời về tình hình thực hiện hợp đồng, nguyên nhân
không thực hiện và cách xử lý đối với nông dân 69
Bảng 4.12 : Số thương lái trả lời về bảo quản và hình thức bảo quản sau thu
mua 71
Bảng 4.13: Số thương lái trả lời về liên kết, hình thức, lợi ích, khó khăn của
thương lái với hộ nông dân theo dứa và thanh long 76
vi
Bảng 4.15: Số thương lái trả lời về Liên kết, hình thức liên kết, lợi ích, khó
khăn khi liên kết giữa thương lái với doanh nghiệp 83
Bảng 4.16: Số thương lái trả lời tình hình ứng vốn và thực hiện hợp đồng của
doanh nghiệp 85

Bảng 4.17: Số thương lái trả lời về tình hình tiêu thụ của thương lái 88
Bảng 4.18: Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận kinh doanh của thương lái thanh
long 93
Bảng 4.19: Tông thu, tổng chi và lợi nhuận kinh doanh của thương lái dứa. .95
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Diện tích, diện tích thu hoạch, diện tích trồng mới của thanh long
Bình Thuận qua các năm 31
Đồ thị 3.2: Sản lượng thanh long Bình Thuận qua các năm 32
Đồ thị 3.3: Năng suất thanh long Bình Thuận qua các năm 32
Đồ thị 3.4: Diện tích dứa Tiền Giang qua 3 năm 36
Đồ thị 3.5: Năng suất dứa Tiền Giang qua 3 năm 37
Đồ thị 4.1: Đáp ứng nhu cầu của vốn vay 57
Đồ thị 4.2: Tình hình thuê phương tiện của thương lái dứa 60
Đồ thị 4.3: Tình hình thuê phương tiện của thương lái thanh long 60
Đồ thị 4.4: Những lợi ích và khó khăn của thương lái khi LK 77
Đồ thị 4.5: Hiệu quả kinh tế của thương lái thanh long 96

viii
DANH MỤC HỘP, SƠ ĐỒ
Hộp 1: Có trường lớp nào dạy………………… 50
Hộp 2: Đầu mùa chúng tôi……………… 68
Sơ đồ 4.1: Quy trình bảo quả sau thu hoạch của thanh long Bình Thuận 71
Sơ đồ 4.2: Thương lái và các mối quan hệ trực tiếp 74
Hộp 3: Chuyện ông Ba Đinh………… 78
Hộp 4: Thương lái chẳng ép giá nổi 79
Sơ đồ 4.1: Quy trình bảo quả sau thu hoạch của thanh long Bình Thuận
Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.2: Thương lái và các mối quan hệ trực tiếp Error: Reference source
not found

ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CC
: Cơ cấu
DN
: Doanh nghiệp
DNSG
: Doanh nhân sài gòn
ĐVT
: Đơn vị tính
HTX
: Hợp tác xã
LK : Liên kết
NACF
: Liên đoàn các HTX nông nghiệp Hàn Quốc
ND
: Nông dân
SL
: Số lượng
TD
: Tín dụng
TL
: Thương lái
TNHH
: Trách nhiện hữu hạn
XNK
: Xuất nhập khâu
x
I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam, đất nước có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, hàng hóa do
nông dân sản xuất ra đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởng ngoạn mục của
kinh tế đất nước trong nhiều năm qua, thế nhưng, tại sao đời sống của nông dân vẫn
bấp bênh, trúng mùa cũng chẳng được vui? Từ lâu, dư luận vẫn cho rằng, nông dân
khổ là do bao nhiêu lợi nhuận “rơi” vào túi thương lái, bị “ép giá” khi bán hàng hóa
do thiếu vốn để quay vòng sản xuất, thiếu kho tàng…Thậm chí, thương lái còn bị
gán cho những tên gọi thiếu tôn trọng như bọn “con buôn”, “con phe”, “kẻ trục lợi”,
“cơ hội”…
Dù vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sản phẩm
nông nghiệp lưu thông mạnh mẽ trên thị trường, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp
cả trong và ngoài nước càng tăng. Trong khi đó tình trạng sản xuất nông nghiệp ở
nước ta, nhất là sản xuất nông sản còn ở quy mô nhỏ lẻ và manh mún nên không thể
thiếu vai trò của thương lái trong hệ thống lưu thông, phân phối, không chỉ với
nông, lâm thủy sản mà còn với nhiều hàng hóa khác.
Nhìn nhận vai trò quan trọng của thương lái năm vừa qua, tại nhiều hội nghị về
tiêu thụ hàng hóa, vận động tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, thương lái đã được
nhắc đến một cách trân trọng. Chính lãnh đạo các bộ, chính quyền cơ sở, ngành địa
phương cũng lên tiếng đề nghị đừng lên án, chỉ trích thương lái, mà hãy nhìn nhận
vai trò của họ, khuyến khích họ tính toán lợi nhuận hợp lý để chia sẽ lợi nhuận cho
nông dân. Song bù lại họ cần được hưởng những cơ chế thuận lợi để phát huy sự
linh hoạt trong thu mua, lưu thông hàng hóa.
Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là trọng điểm sản xuất
nông nghiệp của cả nước, đặc biệt là sản xuất các nông sản hàng hóa có giá trị như
lúa - gạo, trái cây, thịt heo, gà, vịt không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
cả nước mà còn là hàng hoá xuất khẩu quan trọng. Nhờ tích lũy kinh nghiệm và ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên nông nghiệp Tiền Giang
đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái đạt năng suất và chất lượng cao.
1
Trong đó có vùng chuyên canh dứa. Nhờ cây dứa mà rất nhiều hộ gia đình tuy mới
vào khai hoang lập nghiệp, nhưng đã tạo dựng nên cơ nghiệp vững vàng, căn cơ,

cuộc sống khá giả hẳn lên. Tạo được cuộc sống đó không ít những người dân trồng
dứa ở nơi đây thầm cảm ơn thướng lái những con người “gần gủi” với họ trong cả
quá trình sản xuất và tiêu thụ.
Khác với Tiền Giang với một địa hình tương đối bằng phẳng, ít nơi cao, có
nhiều con sông chảy qua tạo nên vùng bình nguyên và vùng đất phù sa bằng phẳng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Thuận phát triển nhiều loại cây trồng cây trồng,
trong dó cấy thanh long là nổi tiếng. Từ 2005 diện tích thanh long trồng mới và sản
lượng thu hoạch tăng nhanh. Và thương hiệu thanh long Bình Thuận được biết đến
không chỉ trong mà còn ngoài nước. Có được điều đó không thể không nhắc tới các
thương lái nơi đây.
Với sự quan tâm của lãnh đạo các bộ ngành cơ sở và nhiều địa phương trong cả
nước và nhìn nhận vai trò quan trọng của thương lái trong thu mua và lưu thông dứa
và thanh long. Chính quyền ngành cơ sở và địa phương của hai tỉnh Tiền Giang và
Bình Thuận đã có nhiều sự quan tâm đến tầng lớp thương lái nhưng để bộ phận này
hoạt động theo khuôn khổ quản lý của nhà nước và phát huy mặt tích cực của họ thì
vẫn đang còn nhiều việc phải làm. Những câu hỏi đặt ra cho các lãnh đạo của hai
tỉnh cũng như các nhà nghiên cứu hiện nay là: a)Cơ sở lý thuyết nào để phát triển
kinh doanh của thương lái; b)Thực trạng kinh doanh của thương lái dứa và thanh
long ở Tiền Giang và Bình Thuận như thế nào; c) Giải pháp nào để phát triển kinh
doanh của thương lái ở hai tỉnh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và được sự đồng ý của bộ nghành cơ sở và
địa phương của hai tỉnh chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng kinh
doanh của thương lái dứa và thanh long, trường hợp nghiên cứu ở hai tỉnh Tiền
Giang và Bình Thuận”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
2
Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh doanh của thương lái dứa và thanh long
của hai tỉnh Tiền Giang và Bình Thuận trong thời gian qua từ đó đó đề xuất những
giải pháp nhằm phát triển kinh doanh của thương lái.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thương lái.
- Đánh giá thực trạng kinh doanh của thương lái dứa và thanh long ở hai tỉnh
Tiền Giang và Bình Thuận.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh của thương lái dứa và
thanh long của hai tỉnh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng kinh doanh
của thương lái dứa và thanh long ở hai tỉnh Tiền Giang và Bình Thuận. Đối tượng
nghiên cứu chính của đề tài là các thương lái thu mua và lưu thông dứa và thanh
long ở hai tỉnh Tiền Giang và Bình Thuận.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a, Về nội dung
Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận, thực tiễn về thương lái.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng kinh doanh của thướng lái dứa và
thanh long ở hai tỉnh Tiền Giang và Bình Thuận về đặc điểm chung của các thương
lái, tình hình thu mua, liên kết, tiêu thụ. Và từ đó đề tài chỉ ra các vấn đề đặt ra đối
với kinh doanh của thương lái dứa và thanh long.
Đề tài nghiên cứu thực trạng kinh doanh của thương lái được thực hiện ở các
thương lái trong tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang và các thương lái chỉ kinh doanh
thanh long và dứa.
b, Về thời gian
Các số liệu sử dụng trong đề tài gồm hai loại:
Các số liệu đã công bố về sản lượng, diện tích dứa và thanh long và các vấn
đề về đặc điểm điểm địa bàn nghiên cứu được thu thập từ năm 2005 -2011. Đây là
các số liệu phục vụ cho phần II và phần III của đề tài.
3
Các số liệu mới về thực trạng kinh doanh dứa và thanh long được thu thập
trong quá trình đi thực tế được tác giả và đoàn nghiên cứu thực hiện từ 1/ 2011 đến

tháng 5/2011. Đây là các số liệu phục vụ cho phần quan trọng nhất của đề tài (phần
IV)
c, Về không gian
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các thương lái ở hai tỉnh Tiền Giang và
Bình Thuận. Các thương lái dứa nghiên cứu ở Tiền Giang và chủ yếu là các thương
lái mua dứa ở huyện Tân Phước nơi trồng dứa nhiều nhất ở đồng bằng sông Cử long
và các thương lái thanh long nghiên cứu ở Bình Thuận, chủ yếu là ở Hàm Thuận
Nam và Hàm Thuận Bắc nơi có diện tích thanh long lớn nhất, nhì của tỉnh.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cơ sở lý thuyết nào đề phát triển kinh doanh của thương lái trong nông sản
nói chung, dứa và thanh long nói riêng ?
- Thực trạng kinh doanh của thương lái dứa và thương lái thanh long ở hai
tỉnh Tiền Giang và Bình thuận ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động hoạt động kinh doanh của
thương lái dứa và thanh long ở hai tỉnh này?
- Giải pháp phát triển kinh doanh của thương lái ở hai tỉnh?
4
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH
CỦA THƯƠNG LÁI DỨA VÀ THANH LONG
2.1 Một số vấn đề về lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
 Khái niệm về thương lái
Cắc cớ lần giở Từ điển Việt Nam, Từ điển Bách khoa tiếng Việt, không hề thấy
từ “thương lái”, trong từ điển nguồn mở Wikipedia cũng không thấy. Vậy nên mới
hỏi rằng “Thương lái, ông là ai?”
Ngày xưa, theo cách sắp xếp bốn nghề chính trong xã hội (sĩ, nông, công,
thương) của Trung Hoa, thì thương nghiệp đứng hạng… bét. Dân gian nước ta thì
thực tế hơn, dù vẫn coi trọng kẻ sĩ, nhưng cũng đúc kết “hết gạo chạy rông, nhất
nông nhì sĩ”, chứng tỏ phải “có thực mới vực được đạo”.

Trong thời kỳ bao cấp, quốc sách cải tạo công thương nghiệp đã triệt tiêu toàn
bộ con buôn, thương lái tư nhân (tư thương), chỉ có thương lái quốc doanh là được
hoạt động một mình một chợ. Các công ty thương nghiệp, cửa hàng nhà nước mọc
ra như nấm sau mưa ở khắp nước, từ trung ương đến địa phương, từ đô thị đến nông
thôn, của đủ mọi ban ngành đoàn thể, phục vụ cho mọi thành phần, tuổi tác, nhưng
chẳng ai dám gọi họ là thương lái, vì họ là… quan phụ trách thương nghiệp, muốn
mua thì mua, muốn bán thì bán, không muốn thì… thôi.
Sự hoành hành, tự tung tự tác của các quan này có lẽ không cần kể lại, mà cần
xếp lại, coi như một ký ức và là một trang “đọc không vui” trong lịch sử thương
nghiệp Việt Nam.
Ở đời, cái gì đúng, phù hợp thì tồn tại lâu dài (thuận thiên dã tồn). Trong nền
kinh tế thị trường, dù là sơ khai, có cầu tất có cung. Tại đồng bằng sông Cửu Long,
từ lâu đã hình thành, tồn tại và phát triển các chành, vựa, lái, hàng xáo, hoạt động
kinh doanh mọi sản phẩm nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp. Đó chính là thương lái!
Trong hoạt động buôn bán hàng hóa nông sản ở Việt Nam thì hoạt động thu gom
hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng. Hoạt động này có vai trò kết nối người sản
5
xuất, nông dân với thị trường. Tham gia trong hoạt động thu gom hàng hóa nông
sản có nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau, nhưng quan trọng nhất là thương lái.
Thương lái là một thuật ngữ xuất phát từ từ "lái". "Lái" có nghĩa là người buôn
bán một hàng hóa nhất định ví dụ như lái trâu. Liên quan đến thuật ngữ "lái", chúng
ta có nhiều thuật ngữ khác nhau như "lái buôn" để chỉ hoạt động của những người
mua hàng hóa nơi này đến nơi khác bán lại hoặc "lái vườn" để chỉ những người
buôn bán trái cây. Thương lái là một thuật ngữ được sử dụng trong những năm gần
đây khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường và
vai trò của người mua gom hàng hóa ngày càng được khẳng định. Trước đây lực
lượng mua gom hàng hóa từ nông dân, chúng ta thường gọi là "tư thương" hoặc
"tiểu thương". Thuật ngữ này có hàm ý tiêu cực để chỉ những người buôn bán nhỏ,
làm trung gian môi giới giữa nông dân và thị trường. Họ bị xem là những người sử

dụng nhiều thủ đoạn gian dối để mua rẻ bán đắt, chuyên ép giá nông dân và lũng
đoạn thị trường.
Trong thực tế, những người mua gom hàng hóa có quy mô rất khác nhau từ nhỏ
đến lớn. Có người chỉ mua gom hàng hóa trong phạm vi làng xã của mình, nhưng
cũng có người mua gom hàng hóa cả vùng. Nước ta là nước nông nghiệp dựa trên
lúa nước là chính, nên xuất hiện một thuật ngữ chỉ liên quan đến buôn bán lúa gạo,
đó là "hàng xáo". "Hàng xáo" là người mua lúa của nông dân về giã hoặc xay xát để
bán lại. Thuật ngữ "hàng xáo" xuất hiện từ lâu trong nên kinh tế nước ta. Tuy nhiên
trong giai đoạn nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hóa thì lực lượng này
cũng bị đánh đồng với "tư thương".
Như vậy, thương lái là những người hoạt động thương mại trong lĩnh vực thu
mua và tiêu thụ hàng hóa nông sản. Họ là người thu gom hàng hóa từ nông dân,
nhà sản xuất và bán lại cho nhà bán buôn hoặc nhà chế biến với tư cách là nhà bán
buôn. Thương lái là người trung gian kết nối thị trường nông sản từ người sản xuất
đến nhà bán buôn hoặc nhà chế biến.
 Khái niệm liên kết
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về liên kết. Sau đây là một số các quan
điểm về liên kết.
6
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri thức
bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn
vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo
hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu của liên kết
kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt
động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị
tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.
1
David. W.Pearce (1999) trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng “Liên
kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nên kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một

cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phất triển.
Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”
2
Nói một cách tổng quát thì: Liên kết kinh tế được hiểu là các hình thức phối
hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các
chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình
nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Hình thức liên kết kinh tế là một
hoặc một tập hợp những hình thức, những phương thức, những kiểu của liên kết
kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
biến với nông dân là hình thức liên kết kinh tế giữa một bên là doanh nghiệp công
nghiệp chế biến nông sản với nông dân là những người sản xuất và cung ứng nông
sản nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội.
* Mục đích của liên kết
Liên kết kinh tế nhằm tạo mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng
kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến hành phân công
sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của
từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm,
nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, tăng thu ngân
sách Nhà nước.
1
Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (2001), Từ điển thuật ngữ kinh tế học”, NXB từ
điển Bách khoa Hà Nội.
2
David.W.Pearece (1995). Từ điển kinh tế học hiện đại. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
7
Liên kết kinh tế là nhằm đạt tới lợi nhuận tối đa và ổn định, là nhằm tăng
cường sức cạnh tranh trên thị trường, ngày càng mở rộng phạm vi. Lợi ích kinh tế là
sợi dây, là chất nhựa làm gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết lại với nhau.
Cạnh tranh là nhân tố khách quan thúc đẩy các chủ thể "tự nguyện bắt buộc" liên
kết lại với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường. Để đạt tới lợi

nhuận tối đa và ổn định giữa các thành viên, hoạt động liên kết kinh tế là nhằm phát
triển, tìm kiếm khai thác ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đa dạng
hoá mặt hàng, tăng nhanh khối lượng và chất lượng sản phẩm, rút ngắn và đẩy
nhanh quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng phát triển thị trường, tức là
nâng cao năng suất lao động, tồn tại, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày
càng cao.
Liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng
đơn vị cho từng thành viên, giá cả từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích kinh tế của
nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất.
Liên kết kinh tế giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản
lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, công
nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng vật tư, tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin Các hoạt động này được
ghi thành hợp đồng kinh tế
* Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa và thanh long ở Tiền Giang và Bình
Thuận.
Là sự hợp tác giữa hai hay nhiều đối tác (Nhà nước- Doanh nghiệp – thương
lái- nông dân) trong sản xuất và tiêu thụ dứa và thanh long thông qua sự thỏa thuận
miêng hoặc kí kết hợp đồng kinh tế.
Mục đích của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ là bên bán mong muốn bán
được hàng hóa, với giá cả chấp nhận được và bên mua mong muốn được hàng tố,
số lượng lớn, giá hợp lý để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc đảm bảo cho
quá trình kinh doanh tiếp theo.
Ở đây Tiền Giang và Bình Thuận liên kết chủ yếu thông qua trung gian, đó
là thương lái. Nông dân liên kết thương lái, thương lái liên kết doanh nghiệp, Doanh
8
nghiệp liên kết nhà nước. Tạo ra sự liên kết khép kín. Thương lái là mắt xích quan
trong trong ”dây chuyền” liện kết đó. Tất cả nhằm mục đích lợi ích tối đa cho các
bên.
 Khái niệm kinh doanh

Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh doanh sau đây là một vài định
nghĩa:
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lời.
3
Kinh doanh là một hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh
doanh trên thị trường (Trích từ giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh)
Khi tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì đều phải sử dụng tập hợp
các phương tiện, con người, nguồn vốn… và đưa các nguồn lực này vào hoạt động
để sinh lời. Nhưng chúng đều có đặc điểm chung là gắn liền với sự vận động của
nguồn vốn, một chủ thể kinh doanh không chỉ có cần vốn mà cần cả những cách
thức làm cho đồng vốn của mình quay vòng không ngừng, để đến cuối chu kỳ kinh
doanh số vốn lại tăng thêm. Mặt khác chủ thể kinh doanh phải có được doanh thu
để bù đắp chi phí và có lợi nhuận
Kinh doanh nông sản là một trong số hàng nghìn hình thức kinh doanh, nó có
đặc điểm chung giống như trên nhưng có những đặc điểm riêng đó là:
+Tính thời vụ: vì chăn nuôi, trồng trọt có tính thời vụ nên cần phải biết quy
luật sản xuất các mặt hàng nông sản để làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu
hoạch, đến kỳ thu hoạch phải tập trung nhanh nguồn lao động để triển khai công tác
thu mua và chế biến sản phẩm từ các ngành này.
+ Tính phân tán: hàng nông sản phân tán ở các vùng nông thôn và trong tay
hàng triệu nông dân, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu công nghiệp tập
trung. Vì vậy phải bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận
chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên.
3
Vũ Văn Tuấn (2008), “ Pháp luật đại cương”, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
9
+ Tính khu vực: tuỳ theo địa hình của từng nơi mà có vùng thì thích hợp với
trồng trọt cây nông nghiệp, nơi thì cây công nghiệp, nơi thì với nghề chăn nuôi, vì

thế có những cơ sở sản xuất sản phẩm hàng nông sản rất khác nhau với tỷ lệ hàng
hoá khá cao.
+ Tính không ổn định: Sản xuất hàng nông sản không ổn định, sản lượng
hàng nông nghiệp có thể lên xuống thất thường, vùng này được mùa vùng khác mất
mùa…
Hàng nông sản rất phong phú, nơi sản xuất và tiêu thụ rải rác khắp nơi, quan
hệ cung cầu rất phức tạp, vì vậy ngành kinh doanh hàng nông sản phải nắm vững
quy luật luân chuyển của chúng: nắm chắc khu vực sản xuất, nắm được hướng và
khu vực tiêu thụ hàng nông sản truyền thống, nắm chắc đặc điểm, chất lượng và
thời vụ hàng hoá nông sản. Chủ thể kinh doanh có thể là một công ty thương mại
chỉ làm cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng hoặc là một nhà sản xuất, chế biến.
Những sản phẩm sản xuất ra ngoài việc cần giấy phép đăng ký kinh doanh ra còn
phải có giấy chứng nhận đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do bộ y tế cấp.
• Kinh doanh của thương lái dứa và thanh long ở Tiền Giang và Bình Thuận
Là hình thức các thương lái dứa và thanh long tập trung các phương tiện, con
người và nguồn vốn thu mua dứa và thanh long và bán lại cho các doanh nghiệp, đại
lý, thướng lái khác và chợ nhằm mục đích sinh lời.
Dứa và thanh long ở Tiền Giang và Bình Thuận là nơi trồng tập trung, có thể
cho quả ra trái vụ nhờ dùng thuốc và chong đèn nên thương lái có thể thu mua
quanh năm. Mặt khác thương lái ở đây chủ yếu là nông dân sản xuất nên họ biết đặc
điểm rõ của cây dứa và thanh long, chất lượng, số lượng với giá cả theo thị trường
để tạo ra lợi nhuận tôt nhất cho mình và những người nông dân.
Thương lái có thuận tiện là họ có thể mua trực tiếp tại vườn nông dân, học có
thể đầu tư vốn và vật tư cho nông dân đến thu hoạch thu lại không tính lãi. Vì vậy
họ rất có chưc tín với nông dân, có thể mua chụi khi không đủ vốn để thu mua.
2.1.2 Vai trò của thương lái
Từ xa xưa, khi nền kinh tế bao cấp mặc dù thương lái không được thừa nhận
nhưng chính họ mới là mắt xích quan trọng trong hệ thống lưu thông phân phối
10
hàng hóa nông sản Việt Nam. Thương lái là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, vai trò của thương lái không mất đi mà được
nâng lên ở mức cao hơn.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có rất nhiều phương thức kinh doanh
nhưng các hình thức kinh doanh nhỏ lẽ vẫn là hình thức kinh doanh chủ yếu của
nông sản Việt Nam. Do đó rất cần thương lái.
Đã đến lúc xã hội nhìn nhần họ có vai trò không thể thiếu trong lưu thông
phân phối sản phẩm. Vai trò đó thể hiện những điểm sau:
 Thương lái: “Cánh tay nối dài” của doanh nghiệp
Mua của những người cần bán, bán lại cho những người cần mua đó là nghề
nghiệp là chén cơm, manh áo, là niềm vui và cũng là nỗi buồn của những người trót
mang nghiệp lái. Không được đào tạo trường lớp và đầu tư vốn liếng và cũng không
được đứng trong một tổ chức, hội đoàn nào. Thế nhưng, ở đâu có sản phẩm của
người nông dân thì ở đó có thương lái.
Nói đến thương lái, dân “ngoại đạo” (nhất là giai đoạn nền kinh tế bao cấp,
“ngăn sông cấp chợ”) nghĩ ngay đến kiểu làm ăn chụp giật luôn nắm đằng cáng,
mua đi bán lại ăn vài ba phân, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” Hoặc những
câu cửa miệng không mấy thiện cảm: Tư thương ép giá, đầu cơ, găm hàng, Thế
nhưng, nếu không có thương lái thì nông dân không biết phải bán hàng cho ai, bởi
doanh nghiệp thì ở tận đâu đâu.
Nếu không có của thương lái, nông sản của nông dân rất khó đến với doanh
nghiệp do đội ngũ này khá nhanh nhạy, nắm bắt nhu cầu của cả 2 phía. Thương lái
có thể luồn lách khắp các vùng sâu, vùng xa, họ không quản nắng hay mưa, đêm
hay ngày đến từng nhà để thu mua nông sản, trong khi đó điều này doanh nghiệp
không thể làm được.
Mặt khác thương lái tự bỏ vốn ra nên có trách nhiệm với sản phẩm của mình.
Còn khi doanh nghiệp cử người mua hàng hóa, thì tinh thần trách nhiệm không cao
do họ không tự bỏ vốn, nước mắt ra. Mặt khác khi mua của thương lái doanh nghiệp
đỡ phần chi phí khi thuê người, thủ tục đỡ rườm rà. Vì khi mua hàng trực tiếp
11
doanh nghiệp kí hợp đồng, chỉ riêng thời gian kí hợp đồng đã hết, còn thời gian đâu

mà mua hàng. Mà khi mua hàng trực tiếp doanh nghiệp lại phải có kho chứa.
Không những thế thương lái là những người có kinh nghiệm mua hàng, họ
xuất phát từ nông dân nên biết sản phẩm thế nào, chất lượng ra sao. Còn nếu doanh
nghiệp dùng người của mình thì không có được điều đó.
Vậy thương lái là “ cánh tay nối dài của doanh nghiệp”.
 Thương lái: “Người bạn của nhà nông”
Từ “ thương lái” được sử dụng phổ biến ở miền Nam, trong khi đó miền Bắc
gọi những người này là “dân buôn” chứng tỏ sự miệt thị, cái nhìn tiêu cực về bộ
phận làm lưu thông hàng hóa từ trước đến nay ở nước ta.
Thực tế đã chứng minh thì vai trò thương lái ban đầu không lớn. Nhất là ở
miền Bắc thời xưa, khi sản xuất nông nghiệp chỉ manh mún, nhỏ lẽ. Miền Nam, do
đặc điểm kinh tế, địa lý. Vai trò thương lái ở đây nổi trội hơn và quan trọng trong
việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nông dân.
Không thể phủ nhận chính thương lái là người trực tiếp tiêu thụ phần lớn sản
phẩm của nông dân cho dù sản phẩm đó tốt hay xấu. Sản phẩm của nông dân bán
được mau lẹ mà khỏi phải qua thủ tục phiền hà cũng chính là nhờ họ.
Có một thực tế tôi được chứng kiến nhiều người mang hàng bán cho chủ vựa
nhưng lại rất trật tự, người trước, người sau gần như đã trở thành nếp, còn chủ vựa,
mặc dù đang rất bận rộn nhưng vẫn không quên mời khách ngồi, mời khách ly cà
phê hay ly nước lọc.
Điều này khiến tôi nghĩ, thương lái hay chủ vựa có học qua trường lớp giao
tiếp, ứng xử nào đâu mà vẫn có được cái văn minh, lịch sự như thế.Chính vì thế mà
giữa thương lái và nông dân đã có mối liên kết, gắn bó khăng khít lâu đời, dù chẳng
có sự ràng buộc nào.
Đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, tức là đã chấp nhận cạnh
tranh. Tuy nhiên, đối với mặt hàng nông sản của ta, nhất là trái cây, thì chưa có đầu
ra ổn định nên ít có doanh nghiệp mặn mà kinh doanh, kể cả doanh nghiệp nhà
nước.
12
Cuối cùng chỉ còn lại thương lái và chủ vựa tiếp tục đồng hành cùng nông

dân chia ngọt sẻ bùi và hứng chịu rủi ro.
 Thương lái có vai trò quan trọng trong liên kết ”4 nhà”
Đa số thương lái đều có xuất xứ từ nông dân nhưng họ lại có kinh nghiệm
trong lĩnh vực buôn bán nhỏ như biết đánh giá chất lượng sản phẩm tốt hay xấu;
biết cách giao dịch với nông dân trên từng sản phẩm, cánh đồng; nhà máy nào làm
ăn đàng hoàng, lại nhanh nhạy trước thị trường…. Các doanh nghiệp cũng không có
điều kiện đến từng hộ nông dân để thu gom sản phẩm. Do vậy nếu không có thương
lái thì sản phẩm của nông dân không thể đến với doanh nghiệp.
Mặt khác thương lái nắm bắt thông tin nhanh có những phát kiến khoa học
về sản xuất nào mới, những chủ trương chính sách của nhà nước, thì thương lái là
người đầu tiên báo tin cho người dân, nếu không có thương lái làm sao những thông
tin đó vào tận vùng sâu, vùng xa, nơi đời sống dân trí còn thấp, đời sống vật chất
gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại: Thương lái như “cây đòn gánh”, một đầu là “gánh” với nông dân,
đầu kia là “gánh” với công ty mà nếu không qua vai họ thì nông sản không thành
hàng hóa.
2.1.3 Phân biệt thương lái và thương nhân
Hiểu thương lái như thế nào và họ là ai, khác gì với thương nhân?
Bên ngoài, người ta thường thấy thương lái ăn vận đơn giản: nữ thì áo bà ba,
đồ bộ, đội nón lá hay nón vải rộng vành, bao tay, che mặt cho đỡ nắng, nam thì áo
sơ mi bỏ ngoài quần hay áo thun với quần sọc gọn gàng; còn thương nhân thường
ăn diện bảnh bao, xách túi đắt tiền, nữ đeo trang sức, nam thắt cà vạt…
Đó là bên ngoài đã khác hẳn như vậy nhưng bên trong thì còn khác biệt hơn
nữa:
Thương lái ra đời cùng với sản xuất hàng hóa nhỏ, giản đơn, với phương
thức hàng đổi hàng. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, hình thức hoạt
động của thương lái cũng có sự biến đổi theo: “Các lái” là những người mua bán
nhỏ; thương buôn, thương nhân, tư thương là những người mua bán lớn hơn (lái
lớn), nhiều ngành hàng hơn, nhưng chủ yếu là nông sản.
13

Như vậy, từ thương lái đến tư thương – thương nhân là quá trình từ sản xuất
hàng hóa nhỏ đến sản xuất hàng hóa lớn, đa ngành hơn, có lịch sử lâu đời, nhưng số
phận của “các lái” không đổi, vẫn là gạch nối từ sản xuất đến tiêu dùng; từ ruộng
đồng đến thành thị; từ nông nghiệp đến công nghiệp; từ nhỏ, tản mạn đến tập trung,
quy mô lớn.
Thương lái mua nguyên liệu, còn người bán hàng tinh chế thì gọi là thương
nhân. Thương lái tính toán nhanh, giao dịch đơn giản, còn thương nhân biết áp dụng
công nghệ thông tin tiên tiến trong giao dịch.
Thương lái có tinh thần tự lực, mua bán bằng vốn tự có, một số trong họ
chính là nhà đầu tư, nhưng chưa được nhìn nhận vai trò nhà đầu tư (mua ghe, mua
máy móc, thuê nhân công). Thương lái tự nghĩ cách quản lý; thương nhân biết tranh
thủ chuyên gia cùng suy nghĩ. Thương lái tự tìm đối tác liên kết; còn thương nhân
dựa vào cơ chế để xác lập đối tác.
Thương lái tự chịu rủi ro; còn thương nhân khi rủi ro có thể kêu nhà nước
giúp. Quan hệ xã hội cấp cơ sở của thương lái thì thân thiện vì đó là nền tảng làm ăn
sinh sống của họ; thương nhân chú ý quan hệ ở cấp cao hơn. Thương lái kinh doanh
bằng kinh nghiệm; thương nhân vận dụng bằng tri thức và cao kiến. Mong đợi của
thương lái là trở thành doanh nhân, nhưng thương nhân thì không muốn ai gọi mình
là lái buôn.
Vai trò lớn nhất của thương lái là cầu nối giữa người sản xuất và doanh
nghiệp. Thương nhân mua hàng của thương lái, họ hội nhập nhanh nên muốn người
cung cấp hàng cho mình phải chọn hàng đạt chuẩn, có khi là chuẩn toàn cầu. Mâu
thuẫn xảy ra khi yếu tố về kỹ thuật không đạt thì thương lái bị đánh giá thấp.
Thương lái rất ngại chia sẻ vì từ trước giờ họ mặc cảm bị coi rẻ. Muốn hiểu
đời sống thương lái từng ngành hàng, tìm ra những thương lái hay, giỏi rất khó, nhờ
các cơ quan nông nghiệp, thương mại địa phương giới thiệu thì họ không nắm được
gì, những người viết phải đi hỏi nông dân, hỏi giới kinh doanh trong ngành hàng.
Sự so sánh chỉ là tương đối nhưng cũng đủ để hình dung chân dung thương
lái. Đã có những thương lái lập doanh nghiệp nhưng công việc mang tính lái buôn
của họ vẫn còn, diện mạo bề ngoài của họ đã thay đổi cho phù hợp với những cuộc

14
giao tiếp với giới doanh nhân, nhưng bản chất linh hoạt thị trường, gần gũi người
sản xuất trong họ vẫn không thay đổi.
Từ sự so sánh trên chúng ta cũng nhìn nhận nổi khổ của thương lái sự vất vã
của họ, vậy bài toán đặt ra là Đảng, Nhà nước ta làm sao có chính sách phù hợp với
thương lái.
2.1.4 Đặc điểm kinh doanh của lái dứa và thanh long
 Tính thời vụ
Ở miền Nam nói chung và ở Tiêng Giang nói riêng , dứa có thể ra hoa quanh
năm, song thường vụ mùa tập trung vào tháng 4-5 và thu hoạch tháng 8-9 và xử lý
trái vụ tháng 9-10 và thu hoạch 3-4. Còn thanh long Bình Thuận nói riêng và miền
nam nói chung thì vụ mùa 4 tháng 10, rộ nhất tháng 5 đến tháng 8. Và Xử lý cuối
tháng 9 đến đầu tháng 2. Vì vậy nhờ dùng thuốc đối với dứa và chong đèn đối với
thanh long thì hai quả này có thể cho trái quanh năm. Vì vậy thương lái ở đấy có thể
thu mua tất cả tất cả các ngày trong năm. Nhưng cũng như bao người kinh doanh
nông sản khác, thương lái dứa và thanh long đều phải tính yếu tố thời vụ. Thời vụ
thì lượng quả thu mua nhiều vì vậy phải chuẩn bị tốt phương tiện, nhân công thu
mua và vận chuyển. Không những vậy phải tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm.
 Tính phân tán
Đo đặc điểm ở Tiền Giang là vùng đồng tháp mười, chủ yếu là sông, rạch,
dứa ở đây chủ yếu trồng vùng đất trũng nên vấn đề thu mua thương lái ở đây có sự
khác biệt. Thương lái thu mua trực tiếp của nông dân tại ruộng, nhưng công hái là
của nhà vườn, khi thu hoạch xong dùng ghe chở dứa lại tập trung đầu bờ thương lái
thu mua, có lúc nếu nông dân không thu hoạch thì thương lái cho người thu hoạch.
Thương lái ở đây vận chuyển chủ yếu bằng nghe, thuyền và có cả ôtô tải.
Còn ở Bình Thuận do đây là “miền đất của thanh long” nên thanh long hầu
như trồng toàn tinh, nhờ áp dụng chông đèn nên có thể thu hoach quanh năm. Cho
nên thương lái ở đây thu mua quanh năm, mua ngay tại vườn của nông dân, họ tự
thu hoạch tại vườn và có ô tô vào tận nơi để chở sản phẩm. Và bán cho các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 Tính không ổn định
15

×