I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lời mở đầu
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học điều đó đặt ra yêu cầu cho
việc dạy học cần phải tăng cường nhiều hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học ở
tất cả các cấp học, bậc học, cần phải nghiên cứu và triển khai việc áp dụng các phương
pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự
giải quyết vấn đề. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy GDCD tôi luôn có những suy nghĩ
và trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đáp ứng được những
yêu cầu của nhiệm vụ năm học.
2. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống
trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy
sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại
hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh, đang bị xuống cấp, dẫn
đến tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến, Điều này không những
gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn là hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo
đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là
giáo dục đạo đức trong nhà trường trong bộ môn GDCD.
Môn GDCD ở trường THPT đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đó, vì bộ môn
này có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức, nhân cách, hành
vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh Vậy để nâng cao sự nhận thức, trao dồi
đạo đức cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội, một trong những nội dung quan
trọng là đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, tạo
sự hứng thú học tập của học sinh trong mỗi tiết GDCD là cần thiết. Chính vì những lý
do trên xin trao đổi với thầy cô đề tài:
“Sử dụng chuyện kể về Bác Hồ để dạy bài 10, 11, 13, GDCD lớp 10”
1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận :
Giáo dục là một quá trình liên tục, giáo dục suốt đời, giáo dục trung học cơ sở
có tính chất trung gian trong hệ thống giáo dục, nhằm chuẩn bị cho học sinh, thanh
niên trực tiếp bước vào đời.
Giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hệ thống
giáo dục Việt Nam
Đạo đức của thanh niên có vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của đất
nước.
Giáo viên giảng dạy GDCD có vai trò to lớn trong việc lĩnh hội kiến thức và hình
thành nhân cách phẩm chất đạo đức của học sinh.
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mỗi giáo viên cần xác
định nhiệm vụ chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng. Trong quá trình giảng
dạy ta không nên coi nhẹ hai nhiệm vụ đó, bởi giáo dục và giáo dưỡng mới đào tạo
được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục mới.
Đổi mới phương pháp dạy học dựa trên định hướng chung về đổi mới phương
pháp “ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”, coi học sinh
là chủ thể hoạt động.
Việc vận dụng các câu chuyện kể mà đặc biệt là các câu chuyện kể về Bác một
trong những nội dung mà hiện nay chúng ta đang học tập và làm theo đạo đức Hồ chí
Minh có tác dụng rất lớn đến việc giáo dục đạo đức học sinh.
2. Thực trạng việc giáo dục đạo ở trường THPT Nông Cống 4
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của cấp uỷ chi bộ, ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức
trong nhà trường .
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh.
Giáo viên được tập huấn về việc đổi mới Phương pháp dạy học đổi mới, nhà trường
thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.
Phần lớn học sinh có thái độ học tập đúng đắn, thông minh, tự học để nâng cao
trình độ và rèn luyện phẩm chất đạo đức
2
Xã hội ngày càng phát triển, cộng nghệ thông tin và các phương tiện ngày càng
hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
b. Khó khăn:
Trang thiết bị, tài liệu các mẫu chuyện kể còn hạn chế
Học sinh THPT đang ở độ tuổi thanh thiếu niên nên tâm lý chưa ổn định, đang
muốn tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học tập,
rèn luyện, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường ham chơi dẫn đến đạo đức xuống
cấp.
Khi chưa áp dụng phương pháp này, qua kiểm tra tổng hợp cho thấy chất lượng
như sau:
STT Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
1 B6 47 3 6.3 9 19.2 29 61.8 6 12.7
2 B7 40 1 2.5 5 12.5 25 62.5 9 22.5
3 B8 47 0 0 6 12,8 23 48.9 18 38.3
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Tùy theo nội dung và thời lượng giảng dạy, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng
câu chuyện liên quan phù hợp với nội dung mà mình định truyền tải cho học sinh. Qua
đó giáo viên góp phần giáo dục, định hướng tâm tư, tình cảm và cả hành động cho bản
thân trong cuộc sống.
Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hòa mình vào cuộc sống chung của đồng bào,
đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình, suốt đời
tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người
luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội,
Người nhấn mạnh: đạo đức là cái gốc của con người. thiếu đạo đức thì không thể trở
thành người, cũng như cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Sông phải có nguồn,
không có nguồn thì sông cạn. Con người cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm
việc gì cũng khó, nhưng thiếu đức là vô dụng, thậm chí có hại.
3
Người viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
Đất có bốn phương: Đông, tây, nam, bắc.
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.”
Bác đã có những quan niệm về đạo đức con người như vậy. Bản thân Bác luôn
gương mẫu thực hiện và đó là nhân tố chủ đạo góp phần hình thành nhân cách của
người. Đó cũng là tấm gương đẹp nhất, trong sáng nhất để mọi người soi rọi vào đó
mà có hướng làm việc, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện mình.
Thông qua đó giáo dục cho các em thấy tầm quan trọng của đạo đức con người
trong đời sống hàng ngày. Không vì chức trọng, quyền cao, quen sống trong sự trọng
vọng, chiều chuộng của mọi người, mà tự cho mình thường xuyên được hưởng sự ưu
đãi đặc biệt. Lâu dần cũng quen đi mà không hề biết rằng mình đã nhiễm phải thói đặc
quyền, đặc lợi. Đó là thói xấu, đáng lên án và cần phải loại bỏ trong thực tế cũng như
trong suy nghĩ của người cán bộ phục vụ nhân dân.
Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC:
Bài này có phần kiến thức dưới đây là có thể liên hệ các câu chuyện sau:
1/ Quan Niệm Về Đạo Đức:
a/ Đạo Đức Là Gì? Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của người khác,
cộng đồng, của xã hội.
Chuyện kể : Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền
Đầu năm 1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.
Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội - là nơi Bác Hồ ra ứng cử, có 118 vị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bố một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ
Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và
ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa”.
4
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử
ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí ứng cử Bác vào Quốc hội.
Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng
bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình “Tôi là một công
dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của
Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi
nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm
tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”.
Có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin
Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những
quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến
thành phố, xe Bác vừa đến ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu,
đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để
Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại:
Các chú không được làm như thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao
thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình
Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
Bài này có thể sử dụng 2 câu chuyện kể dưới đây có thể làm sáng tỏ hết các nội dung
bài học, ví dụ ở phần 1.
1/ Nghĩa Vụ:
a. Nghĩa vụ là gì ?
b.Nghĩa Vụ Của Người Thanh Niên Việt Nam Hiện Nay:
Chuyện kể : Chiếc áo ấm
Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm
thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên
giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm
việc khuya như bao đêm bình thường khác.
Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng
về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.
- Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không?
5
- Thưa Bác, vâng ạ!
- Chú không có áo mưa?
Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:
- Dạ thưa Bác, cháu không có ạ!
Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:
- Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn
Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ
Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài
chiến lợi phẩm. Anh nói:
- Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng
tôi mang lại cho các đồng chí.
Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá
và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của
một người cha.
Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy
tôi, Bác cười và khen:
- Hôm nay chú có áo mới rồi.
- Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một
chiếc ạ.
Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:
- Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác.
Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động.
Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã
cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến
chúng tôi nhiều quá.
Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của
Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công
tác.
6
Chuyện kể : Nụ cười phê phán
Dịp đó, bác đi công tác xa một tháng. Lớp trẻ chúng tôi như lũ học trò lợi dụng
vắng thầy để xả hơi tý chút. Những buổi tập chúng tôi thường được anh em tự co dãn,
bớt xén. Có những buổi lỡ quên tập luyện. đến bữa được tin bác đi công tác sắp về tới
nhà, anh em chúng tôi bắm nháy nhau ra bãi tập lấy chân đào xới cật lực để cho ra cái
điều là lúc nào chúng tôi cũng nghiêm túc với nhiệm vụ. bạn đọc cũng thông cam cho
dẫu sao lúc ấy chúng tôi đang ở tuổi 20 “ăn không no, lo không đến”. sau khi thấy bãi
tập đã nhào nhuyễn như mãnh ruộng đã cày sâu, bừa kỹ, chúng tôi an tâm chờ đón bác
về. nhưng hàng giả thì làm sao được như hàng thật! vì bên lề bãi tập, còn những chỗ
“rêu phong dấu giầy” mà chúng tôi không dể ý đến. bữa sau, khi bác đi ngang qua chỗ
chúng tôi “hăng hái” luyện tập, tôi bỗng thấy bác mĩm cười. nhìn theo hướng bác nhìn,
chúng tôi nhanh chóng phát hiện ra chỗ “rêu phong dấu giầy” đó. Nụ cười của bác thì
quá đỗi đôn hậu nhưng anh em chúng tôi thì rất băn khoăn. Sau đó chúng tôi tìm dịp
để tự thú với bác, bác chỉ cười và nhắc nhẹ chúng tôi: “việc rèn luyện là phải tự mình
thường xuyên và tự giác hơn”.
GV sử dụng 2 câu chuyện kể này chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. Câu chuyện: Chiếc áo ấm
Nhóm 2. Câu chuyện: Nụ cười phê phán
Học sinh nghe xong chuyện và kết hợp nghiên cứu SGK để rút ra nội dung bài
học.
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
Bài này, phần kiến thức có thể vận dụng chuyện kể ở phần 2
2/ Trách Nhiệm Của Công Dân Đối Với Cộng Đồng:
a/ Nhân Nghĩa: Thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành độngcao đẹp của quan
hệ giữa người với người. Thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng, khoan hồng,
không cố chấp đối với những người có lầm lỗi biết hối cải.
b/ Hòa Nhập: Sống hòa nhập là sống gần gũi, vui vẻ, chan hòa không xa lánh
với mọi người….
Giáo viên kể các câu chuyện sau:
Chuyện kể: Nhắc lại chuyện cũ làm gì
7
Lúc ông Bồ Xuân Luật dẫn một số người trong “đồng minh hội” trở về hợp tác
với Việt Minh để phụng sự đất nước.Đồng minh hội là một tổ chức chính trị của người
Việt Nam tại Trung Quốc, phần lớn là phản động, ông được đến gặp Bác Hồ.
Từ 1944, Ông Luật có gặp Bác một lần trong đại hội các tổ chức cách mạng Việt
Nam ở Trung Quốc. Nhưng lần này đến gặp Bác, ông không khỏi băn khoăn lo lắng,
vì một số phần tử trong đồng minh hội đã chống lại chính quyền cách mạng, gây
không ít khó khăn cho chính phủ mới thành lập.
Vừa thấy ông luật, Bác liền giơ bắt tay, tươi cười:
À, chú Bồ đó phải không? Tốt lắm! Có khỏe không?
Thưa cụ khỏe ạ
Ông Luật xúc động về thái độ thân tình của Bác đối với mình.Thấy Bác già và yếu
đi nhiều, ông càng ân hận.ông nhắc lại chuyện cũ và tỏ lòng cảm phục vì một số phần
tử trong đồng minh hội.Bác vội gạc đi:
Tôi cũng biết các chú ở trong một tổ chức không thuần.Nhưng thôi, nhắc lại chuyện cũ
làm gì.Chỉ biết hiện nay cách mạng đã thành công, nhưng đang gặp phải rất nhiều khó
khăn.Bây giờ phải đoàn kết, rất đoàn kết, để thắng thù trong, giặc ngoài.Các chú cón ít
tuổi nay đã về đây cần phải tích cực công tác, kiên quyết đấu tranh để góp phần củng
cố cách mạng.
Rồi như chợt nhớ ra, Bác ôn tồn hỏi:
Thế nào? Gia đình ra sao? Chú có biết tin gì không?
Thưa cụ, xa nhà lâu ngày con chưa nhận được tin gì cả. Không biết nạn đói vừa qua
vợ con có khỏi chết đói không? Cháu cũng không biết nữa.
Bác càng ân cần, giọng đầm ấm:
Thế này nhé.Công việc cách mạng bây giờ rất khẩn trương.Nhưng thế nào đi nữa,
chú cũng phải dành mấy ngày về thăm gia đình, bà con thôn xóm.
Rồi bác mở ví đưa cho ông Luật một ít tiền rồi nói:
Chính quyền mới giành được, lương tiền chưa có gì, gọi là chút đỉnh, chú cầm lấy
mua quà biếu cụ và cho các cháu.
Ông Luật đỡ lấy, nước mắt rưng rưng.
8
Chuyện kể: Hỡi ai bưng bát cơm đầy
Vào một buổi sáng hè (tháng 6 năm 1960), sau khi dự Đại hội đoàn kết chống
hạn tại Ứng Hòa – Mỹ Đức xong, Bác ra cánh đồng thôn Thái Bình, xã Vạn
Thắng(Ứng Hòa) thăm nông dân chống hạn.
Những năm ấy, vì hệ thống mương máng, thủy lợi chưa có là bao nên bà con nông
dân rất vất vả, nắng quá thì hạn, mưa nhiều thì úng. Đời sống của hàng triệu nông dân
thật bấp bênh.Hôm ấy, Bác mặc quần áo gù, đội mủ lá cỏ, chân đi dép cao su, quần
xắn trên đầu gối, khăn vắt trên vai, tay chống gậy đi ra cánh đồng thăm bà con nông
dân đang tát nước.
Mới mười giờ mà nắng như đỗ lửa, chúng tôi những cán bộ đi theo cũng thắm mệt,
mồ hôi vả như tắm tràn xuống mắt giàn giụa, tràn vào miệng mặn chát. Bác đi rất
nhanh mặc dù đường sống trâu, Bác vẫn thoăn thoắt đặt chân trên các gồ đất cách
nhau 30 – 40cm một cách nhẹ nhàng như một lão nông thực thụ. Đến đầu một con
mương, đồng chí chủ tịch tỉnh Hà Đông thấy bờ mương hẹp, khó đi, vội chạy lên trước
để mời Bác đi theo đường chính. Bác xua tay và rẽ vào bờ mương để đến chân ruộng
bà con đang lao động giữa cánh đồng bị hạn.Tất nhiên chúng tôi phải đi sau và cố hết
sức mới kịp. Đến một chỗ bờ mương bị xẻ ra chừng 1,5 m để tát nước gần đấy, đồng
chí chủ tịch tỉnh lại chạy lên định dắt Bác, chưa kịp thì Bác đã nhảy phách qua hố và
rẽ sang bên kia.Những người theo sau, người thì nhảy qua được, người phải đi men
xuống ruộng để đi qua.
Thấy Bác đến, lại còn mặc như lão nông, bà con vui mừng đổ xô vay lại bên Bác rất
đông. Có cháu thiếu nhi 14, 15 tuổi len đến bên Bác, đưa tay vuốt râu Bác. Bác thân
mật hỏi thăm mọi người, bắt tay bà con, rồi nói giọng miền Bắc pha xứ nghệ ấm áp:
Lúc nhỏ đã nhiều năm tôi sống với bà con làng xóm làm nông nghiệp, tôi hiểu nỗi
cơ cực của bà con khi trời hạn. Sau đó Bác lên đạp guồng cùng với một bác nông dân
ngoài 50 tuổi, để bác nông dân đỡ vất vả và được nhiều nước.Bác căn dặn chính quyền
thôn xã tích cực huy động bà con biết nghề mộc xẽ gỗ để đóng guồng. Bà con hỏi Bác
đủ thứ chuyện. Bác đều trả lời thân mật và dễ hiểu.Trước khi chia tay với bà con nông
dân, Bác đọc 2 câu thơ:
“Hỡi ai bưng bát cơm đầy,
9
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Mọi người xúc động đứng mãi tại nơi đã gặp Bác, vẫy chào tạm biệt.
Sau khi giáo viên kể xong học sinh có thể sử dụng SGK và lời kể của thầy cô về
tấm gương đạo đức của Bác từ đó các em từ rút ra nội dung bài học thông qua thảo
luận nhóm hay phiếu học tập.
Sau đây xin được mô phỏng giáo án bài 13 (tiết 1)
BÀI 13 . CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức
HS thấy được rtách nhiệm đạo đức của người công dân đối với cộng đồng xã hội
2. Về kỹ năng.
Biết cư xử đúng đắn và gần gủi với mọi người xung quanh
Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng
3. Về thái độ
- Yêu quý gắn bó trách nhiệm với tập thể lớp trường học quê hương cộng đồng ở địa
phương
II. Phương pháp hình thức tổ chức dạy học
- PP sử dụng chuyện kể về Bác, PP đàm thoại
- PP thảo luận nhóm
- PP tình huống
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Các mẫu chuyện kể về Bác, Tranh ảnh và các hoạt động nhân đạo các hoạt động
tuyên truyền phổ biến pháp luật ở địa phương
- Băng hình bảng phụ giấy A4+ bút dạ
IV. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. KT bài cũ
3. Học bài mới
Đặt vấn đề
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Giáo viên kể tóm tắt 2 câu chuyện:
- Nhắc lại chuyện cũ làm gì
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng
đối với cuộc sống của con người
a. Cộng đồng là gì ?
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc
sống con người
2. Trách nhiệm của công dân đối với
cộng đồng
10
- Hởi ai bưng bát cơm đầy
+ Sau khi kể xong GV chia lớp cho
học sinh thảo luận phần a và b của
mục 2 được thực hiện bằng 2 câu
chuyện cùng một lúc đồng thời có 2
nội dung
Nhóm 1: Qua câu chuyện “Nhắc lại
chuyện cũ làm gì” em rút ra ý nghĩa
gì? Nhân nghĩa được hiểu như thế
nào?
- Nhân nghĩa là truyền thống đạo
đức của dân tộc ta được thể hiện
như thế nào?
- Chúng ta cần phải có trách nhiệm
như thế nào?
Nhóm 2: Qua câu chuyện “Hỡi ai
bưng bát cơm đầy ”
- Câu chuyên này ta thấy Bác là
người như thế nào? Bản thân em rút
ra bài học gì?
- Hòa nhập là gì? Ý nghĩa của sống
hòa nhập?
a. Nhân nghĩa
* Thế nào là nhân nghĩa ?
* Nhân nghĩa là lòng thương người và
đối xử với người theo lẽ phải
* Ý nghĩa:
- Giúp con người sống đẹp hơn
- Con người thêm yêu cuộc sống có thêm
sức mạnh để vượt qua khó khăn đây là
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
- Nhân ái là yêu thương giúp đở nhau
- Nhường nhịn đùm bọc giúp đở lẫn nhau
- Vị tha bao dung độ lượng.
+ Kính trọng biết ơn hiểu thảo với ông bà
cha mẹ
+ Quan tâm giúp đở mọi người
+ Cảm thông bao dung độ lượng vị tha
+ Tích cực tham gia các hoạt động đền
ơn đáp nghĩa uống nước nhớ nguồn …
Kết luận : Nhân nghĩa có thể hiểu là giá
trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện
suy nghĩ ,tình cảm và hành động cao đẹp
của quan hệ giữa người với người .
b. Hòa nhập
11
GV cho học sinh thảo luận các câu
hỏi vào giấy A4 theo nội dung câu
hỏi đã đặt ra
KẾT LUẬN: Giáo viên kết luận lại
nội dung bài bài học
* Sống hòa nhập là sống gần gũi chan
hòa không xa lánh mọi người không gây
mâu thuẩn bất hòa với người khác có ý
thức tham gia các hoạt động chung của
cộng đồng .
* Ý nghĩa
Tăng thêm niềm vui sức mạnh vượt qua
khó khăn trong cuộc sống
Tôn trọng đoàn kết quan tâm giúp đở mọi
người sống chan hòa với bạn bè thầy cô
và những người xung quanh
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
hoạt động xã hội do nhà trường địa
phương tổ chức ….vận động mọi người
cùng tham gia
Bài tập cũng cố
Câu hỏi : Em hãy cho biết các câu tục ngữ sau đây nghĩa của nó là gì ?
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Liên hệ bản thân
Là hs bản than em phải làm gì để thực hiện lòng nhân nghĩa ?
HS lấy ví dụ cụ thể
Như là ủng hộ đồng bào bão lụt
Như ủng hộ nạn nhân chất độc da cam…
Thông tin 1. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng Bác hồ đã từng gđ họ
Thông tin 2. Trong thời kỳ đảng …chống đánh đập
Em rút ra được gì khi nghe xong 2 tình huống trên?
HS trả lời
12
GV kết luận
Liên hệ HS
Là hs bản thân em phải rèn luyện như thế nào để thực hiện cuộc sống hòa nhập?
* Những yêu cầu khi thực hiện phương pháp này.
Để thực hiện tốt việc sử dụng chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ vào
trong từng tiết dạy đạo đức đòi hỏi:
Giáo viên cần phải nắm chắc, nghiên cứu kỹ các câu chuyện kể về Bác để có
thể kể cho học sinh hiểu rõ nội dung chuyện kể
Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với nội dung bài để truyền tải đến học
sinh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu qua từng câu chuyện, từng tiết dạy.
Phải có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào tư
tưởng của Bác và sự thành công trên con đường xây dựng CNXH mà Bác và nhân dân
ta đã lực chọn, để kịp thời nhận ra và uốn nắn, định hướng những tư tưởng, hành vi,
sai lệch
Đây là đối tượng trực tiếp tiếp nhận kiến thức nên yêu cầu các em phải đọc bài
thật kỹ trước khi đến lớp, chủ động nêu những thắc mắc mà các em vướng phải trong
quá trình tìm hiểu, vận dụng.
4. Kiểm nghiệm
Quá trình sử dụng phương pháp này qua thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy tinh
thần và ý thức học tập của các em được nâng lên rõ rệt,
Giờ học trên lớp khô bị khô khan, cứng nhắc, tạo không khí học tập sôi nổi, Các
em sẽ hiểu sâu hơn nữa về tâm gương sáng ngời của Bác
Học sinh chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức,
qua đó nêu cao tinh thần không chỉ biết sống vì mình mà còn biết sống vì người khác,
giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ, biết phê phán, lên án các hành vi đi ngược với chuẩn
mực đạo đức xã hội.
Sau khi áp dụng phương pháp này kết quả cụ thể qua quá trình điều tra như sau
:
STT Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
13
SL % SL % SL % SL %
1 B6 47 14 29.8 20 42.5 13 27,7 0 0
2 B7 40 8 20 14 35 18 45 0 0
3 B8 47 6 12.8 16 34 25 53.2 0 0
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân theo hướng
tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh bằng sự kết hợp các
phương pháp khác nhau, trong quá trình sử dụng chuyện kể về Bác nhằm hình thành
nhân cách, phẩm chất đạo đức, rèn luyện các em thành người có đạo đức trong sáng
Trong quá trình vận dụng các phương pháp đổi mới vào bài giảng bộ môn Giáo
dục công dân chúng ta không được tuyệt đối hoá một phương pháp giảng dạy nào, mà
phải kết hợp cả phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại gắn với nhiều
hình thức tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, học ở trong lớp, ngoài lớp,
trong trường hay liên hệ thực tế địa phương có liên quan đến nội dung bài học.
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này, nhà trường tạo điều kiện, trang bị các
phòng có chức năng trình chiếu để giáo viên có điều kiện dạy thuận lợi nhất.
Nhà trường cần trang bị mua sắm các tài liệu chuyện kể về Bác để giáo viên và
học sinh có tư liệu tham khảo để nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy và học đạo
đức.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân xin được chia sẻ với các thầy cô
trong quá trình giảng dạy đạo đức. Rất mong được sự góp ý của thầy cô để những kinh
nghiệm này được áp dụng một cách có hiệu quả.
* Tài liệu tham khảo.
1. Sách giáo khoa GDCD lớp 10.
14
2. Sách giáo viên GDCD lớp 10.
3. Sách bài tập tình huống GDCD lớp 10.
4. Kể chuyện Bác Hồ, tập 1, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.
5. Kể chuyện về Bác Hồ, tập 1, 2 ,3, 4, 5 - NXB Nghệ An 2002.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nông Cống, ngày 17 tháng 2 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
PHẠM HỮU TÂN
15