Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tìm hiểu thành phần loài của họ bông (malvaceae) ở vườn quốc gia yok đôn đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 42 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên khu hệ thực vật vô
cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên tái
tạo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với môi trường sống, với kinh tế và xã
hội. Vì vậy việc nghiên cứu phân loại thực vật là không thể thiếu được vì đó
là cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của chúng, đánh giá nguồn tài nguyên
của đất nước.
Đắk Lắk là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học chính của Việt
Nam. Các nghiên cứu đã xác định ở Đắk Lắk hiện nay có 11 khu vực đa dạng
sinh học chính, trong đó Vườn quốc gia Yok Đôn được xem là khu bảo tồn
duy nhất của Việt Nam với hệ thống Rừng khộp rộng lớn nhất nước ta. Đây
được xem là nơi có giá trị đa dạng sinh học đặc trưng cho khu vực Tây
Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Được thành lập từ năm 1992 với tổng diện tích tự nhiên 58.200 ha
thuộc huyện Buôn Đôn - tỉnh Đắk Lắk. Năm 2002, Chính phủ đã ra quyết
định mở rộng Vườn quốc gia Yok Đôn lên 115.545 ha. Vườn quốc gia Yok
Đôn có hệ thực vật phong phú với 854 loài thực vật, thuộc 478 chi và 129 họ.
Trong số đó, mỗi loài thực vật đều mang trong nó những giá trị khoa học và
giá trị sử dụng nhất định mà con người còn chưa khai thác hết. Thế nhưng
mỗi ngày, mỗi giờ, số lượng các loài thực vật đang ngày càng suy giảm dần,
có những loài đang bị đe dọa.[17] [19]
Cũng như các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên khác, ngành
lâm nghiệp, chính quyền các cấp và ban quản lý Vườn quốc gia Yok Đôn đã
có nhiều nỗ lực trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia
nhưng hiện tại vẫn đang phải đối mặt với tình trạng săn bắt, xâm lấn đất đai
và nguy cơ cháy rừng. Bên cạnh đó, xung quanh Vườn quốc gia còn tồn tại
nhiều khu rừng rộng lớn, trong đó phần lớn được giao để khai thác gỗ thương
1
phẩm do các lâm trường quốc doanh quản lý. Do đó, việc đánh giá giá trị đa


dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Đôn để làm cơ sở đề xuất các giải pháp
bảo tồn là thực sự cần thiết.[17]
Để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Yok Đôn và để
mở rộng kiến thức cho bản thân, góp phần vào việc định danh các loài thực
vật ở vườn quốc gia Yok Đôn nói riêng và Việt Nam nói chung, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu thành phần loài của họ Bông (Malvaceae)
ở Vườn quốc gia Yok Đôn - tỉnh Đắk Lắk”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài của họ Bông (Malvaceae) ở
Vườn quốc gia Yok Đôn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hoàn chỉnh hệ thống phân loại thưc vật, củng cố danh lục họ
Bông ở Vườn quốc gia Yok Đôn nói riêng và Việt Nam nói chung
Làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học sau
này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Họ Bông (Malvaceae) là một họ có số lượng loài tương đối ít ở Vườn
quốc gia Yok Đôn nên ít được quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mức độ
đa dạng của họ Bông sẽ góp phần đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và đặc
điểm phân bố các loài của họ Bông hiện nay trong Vườn quốc gia Yok Đôn.
Từ đó có phương án bảo tồn các loài trong họ này một cách thích hợp.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Vườn quốc gia Yok Đôn
2.1.1. Vị trí địa lí
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện: Xã
Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Cư M'Lan huyện Ea Súp (tỉnh Đăk
Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông). Vườn cách thành phố Buôn

Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc.[15]
Vườn Quốc gia Yok Đôn có tọa độ địa lý: Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ Bắc,
107°29′30″ đến 107°48′30″ kinh Đông.
Phía Bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Cư M'Lanh (tỉnh lộ 1A) qua
đồn biên phòng số 2 đến biên giới Việt Nam - Campuchia.
Phía Tây giáp biên giới Việt Nam - Campuchia dài 102km.
Phía Đông dọc theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh đến Bản Đôn,
ngược dòng sông Serepok đến giáp ranh giới huyện Cư Jút.
Phía Nam giáp huyện Cư Jút và đoạn đường 6B từ Vườn quốc gia giao
với đường T15 chạy thẳng phía Tây theo đường 6B đến suối Đắk Đam giáp
biên giới Việt Nam - Campuchia.[15]
Vườn Quốc gia Yok Đôn được chia thành 115 tiểu khu với 3 phân khu
chức năng là: Phân khu Bảo tồn nghiêm ngặt (80.947), phân khu Phục hồi
sinh thái (30.426 ha) và phân khu Dịch vụ hành chính (4.172 ha).[15]
2.1.2. Điều kiện địa hình
Toàn bộ Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm trên một vùng tương đối bằng
phẳng, nghiêng từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây, độ cao trung bình 200m
so với mặt nước biển. [3]
Vườn được hình thành trên khối cổ địa chất tiền Cambri. Bề mặt hiện
tại của rừng là kết quả của quá trình bào mòn và tích tụ lâu dài. Địa hình cao
(núi, đồi) chịu ảnh hưởng của sự bào mòn, địa hình thấp chịu ảnh hưởng của
quá trình tích tụ. Có thể chia thành 2 dạng chính như sau: [4]
3
Địa hình đồi và núi thấp: gồm những núi có độ cao không lớn, với
đỉnh cao nhất thuộc dãy Cư M’lan phân bố rải rác theo bờ phải sông Serepok
chạy suốt từ biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia tới gần trung tâm huyện Buôn
Đôn (502m), và các ngọn núi thấp hơn như ngọn núi Jok Đa nằm ở bờ trái
sông Serepok (466m), thấp nhất là đỉnh Chư Minh (384m). Địa hình núi được
cấu tạo bởi cát bột kết xen lẫn sét chịu tác động mạnh mẽ của xói mòn. Địa
hình đồi là dạng cơ bản của Yok Đôn được cấu tạo bởi các đồi lượn sóng có

xen kẽ các đồi riêng rẽ, cấu tạo địa chất từ đá mẹ cát bột kết với tầng dày
không lớn. [3] [4]
Địa hình tích tụ: bề mặt khá bằng phẳng, dạng lượn sóng, thấp dần về
phía sông Serepok với độ cao trung bình 200m. Là kết quả của quá trình bồi
tụ ở những nơi trũng ven sông suối. [3] [4]
Theo lịch sử hình thành và điều kiện phong hóa vô địa chất của khu
vực, bề mặt vùng bình nguyên luôn là đất xám bạc màu, tầng mỏng, thành
phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, dễ bị bào mòn, rửa trôi, đất chua, có kết vón đá
ong. Trên bề mặt phong hóa của các dãy đồi, núi, đất đá là feralit vàng hay đỏ
vàng. Vùng ven sông là đất phù sa bồi tụ với thành phần hữu cơ nhiều, thành
phần cơ giới là đất thịt pha cát, phù hợp với canh tác nông nghiệp.[19]
2.1.3. Điều kiện khí hậu - thủy văn
Yok Đôn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 93,5% lượng mưa cả năm.
Tổng lượng mưa trung bình là 1588mm, lượng bốc hơi là 1470mm (số liệu
của Trạm khí tượng thủy văn Buôn Đôn năm 2001). [3]
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa không
đáng kể và thường bị khô hạn vào mùa khô làm thiếu nước phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất, gây khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng.[4]
Hướng gió chính trong mùa mưa là gió Tây Nam, ngoài ra còn có gió
Đông Bắc và Đông Nam trong mùa khô. Nhiệt độ bình quân năm từ 25-26ºC.
Tổng nhiệt độ năm 9200-9300ºC thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới nóng.[4]
4
Về thủy văn, mùa mưa bão kéo dài 7 tháng, tập trung chủ yếu vào các
tháng 6, 7, 8, 9. Mùa khô lòng sông sâu khoảng 2-3m, toàn vùng thiếu nước,
cây cối khô cằn. Mùa lũ có thể sâu từ 5-10. Sông có nhiều thác ghềnh, khó đi
lại bằng thuyền nhưng lại là một trong những tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái nếu được quan tâm đầu tư như: Thác 7 nhánh, thác C3,…Trong Vườn
còn có nhiều suối nhỏ, mật độ các suối thấp, suối nông và hẹp không có khả

năng giữ nước, các suối như: Đắk Na, Đắk Nor, Đắk Kên, Đắk Lau…và nhiều
suối cạn có nước theo mùa.[3]
2.1.4. Điều kiện thổ nhưỡng
Kiến tạo địa chất với nền đá mẹ chủ yếu là cát bột kết cùng với phân
hóa sâu sắc chế độ mùa, nền nhiệt ẩm của rừng là những yếu tố quyết định sự
hình thành và phát triển các lớp thổ nhưỡng. Quá trình teralitic hóa rửa trôi và
sự bào mòn tích tụ là những quá trình cơ bản tạo lớp thổ nhưỡng bề mặt. Do
các chất dinh dưỡng và rửa trôi nên lớp thổ nhưỡng bề mặt bị kết vón đá ong
laterit. Kết quả làm cho bề mặt mỏng dần và trơ lớp đá ong trên bề mặt. Đất
xám bạc màu điển hình cho cả khu vực Yok Đôn. Trong khu vực Yok Đôn
được chia làm 4 nhóm đất chính như sau: [4]
Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá phiến (Fs): Là sản phẩm phong hóa
từ các đá trầm tích phiến sét có tuổi Jura, phân bố ở những vùng có địa hình
đồi núi thấp. Đất nghèo dinh dưỡng và tầng mỏng, từ thịt nặng đến cát pha,
khả năng thấm và giữ nước kém, về mùa khô bị chai rắn, chiếm 2,5% diện
tích của Vườn.[3]
Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq): Tầng đất dày 30-50cm,
nhiều thành phần cát, ít mùn, thường có kết vón, phân bố ở vùng đồi núi thấp
hai bên bờ sông Serepok ở độ cao 300m trở xuống. Loại đất này chiếm tỉ lệ
diện tích lớn nhất (64,7%). [3]
Nhóm đất xám (Xa): Phát triển trên đá mẹ Granit và trầm tích hỗn hợp
mezozoi, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, tỉ lệ đá lẫn
cao. Đất chua, nghèo mùn, dễ bị xói mòn, rửa trôi, có kết vón đá ong, phân bố
ở độ cao từ 200-250m hai bên bờ sông Serepok và chân đồi núi thấp hữu ngạn
sông, chiếm 26,4% diện tích.[3]
5
Đất dốc tụ (D) thuộc nhóm đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): Đây là
đất phù sa bồi tụ, tầng đất mặt khá tơi xốp, màu xám đen, lẫn nhiều chất hữu
cơ và sỏi cạn. Thành phần cơ giới đất thịt pha cát, đất tốt hơn các loại đất trên,
có khả năng canh tác nông nghiệp. Loại đất này phân bố ven các sông suối

lớn, chiếm 6,4% diện tích.[3]
2.2. Đặc điểm về đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Yok Đôn
2.2.1. Đặc điểm về đa dạng hệ sinh thái
Có 6 kiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên và nhân tạo ở Vườn quốc gia Yok
Đôn như sau:
Hệ sinh thái Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Là loại rừng
thường xanh có diện tích nhỏ phân bố ở vùng núi cao Yok Đa, Yok Đôn, Chư
Minh. Rừng gồm nhiều cây lá rộng, các họ thực vật ưu thế ở đây chủ yếu là
những cây thuộc họ Giẻ (Fagaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Thị (Ebenaceae),
họ Re (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê
(Rubiaceae). Tầng thấp có nhiều cây thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) và Khuyết
thực vật. Kiểu rừng này có 4-5 tầng cây gỗ với nhiều loại gỗ quý như Cà te,
Trắc, Giáng hương. Đây là khu rừng nguyên thủy còn sót lại.[4] [9]
Hệ sinh thái Rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới (Rừng khộp rụng
lá cây họ Dầu): Chiếm 70-80%, phân bố trên địa hình bằng. Loài ưu thế nhất
là Trà beng và Dầu đồng. Mật độ cây thưa, thảm cây bụi và cỏ rất ít, khô cằn,
thiếu nước, mùa khô cây cối trơ trụi, mùa mưa cây lại đâm chồi nở hoa. [4]
[9]
Hệ sinh thái Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới: Có diện tích không
lớn, thường thấy ở chân hai dãy núi, ở ven sông suối và trũng, thảm thực vật
với hai ưu hợp chính là ưu hợp Sao - Gụ mật, ưu hợp Dầu rái – Bằng lăng, rải
rác còn có các loài ưu hợp họ Bàng (Combretaceae), họ Tử vi (Lytraceae).
Nhiều khu vực ven suối chỉ có thuần một loại cây Băng lăng (Lagerstroemia
calyculata). Nhiều nơi trong Vườn quốc gia Yok Đôn, thảm cỏ và cây bụi
phát triển vào mùa mưa, giữ nguyên trạng thái vào mùa khô, tầng cỏ quyết có
nhiều Le vòng (Oxytenanthera sp.) cao không quá 5m, mọc dày, phát triển
mạnh vào mùa mưa, dọc đường T15, ven sông Serepok. [4][9]
6
Hệ sinh thái Rừng tre nứa, hỗn giao nửa gỗ: Hệ sinh thái này phân
bố dọc các sông suối, trảng cỏ sau nương rẫy và rừng sau khi khai thác dọc

sông Serepok, sông Đắk Na, quanh hồ Chư Minh, hồ Prok, hồ Giang Tao,
sông Đắk S’sot, sông Đắk Kèn, sông Đắk Klau, quanh bản làng, chiếm diện
tích không lớn. Những cây gỗ tái sinh tiên phong là các cây thuộc họ Bàng
(Combretaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Riêng họ phụ Tre nứa (Bambusae) có nhiều loài tre, trúc, nứa, lồ ô phát triển
mạnh.[9]
Hệ sinh thái Trảng cây bụi và Đồng cỏ: Hệ sinh thái này gặp nhiều ở
khu vực rừng thứ sinh. Khu vực trảng cỏ nằm rải rác trong vùng, với gần 100
loài cỏ thích hợp cho các loài thú ăn cỏ và chăn nuôi gia súc. Các cây bụi và
cỏ quyết nghèo về thành phần loài, và đa dạng sinh học cũng kém các hệ sinh
thái rừng thường xanh kể trên.[9]
Hệ sinh thái Rừng trồng, ruộng và khu dân cư: Hệ sinh thái này
chiếm diện tích không nhiều trong Vườn quốc gia Yok Đôn. Khu vực trồng
cây công nghiệp ven Vườn quốc gia như các huyện Buôn Đôn, Cư Jút…trồng
Cà phê, các loại cây ăn quả, chè, tiêu, các loại cây ngắn ngày như: sắn, ngô,
khoai, đậu đỗ…trên nương rẫy. Hệ sinh thái nông nghiệp đồng ruộng, có ven
thung lũng Bản Đôn, Đrăng Phôk…[9]
Ngoài 6 hệ sinh thái kể trên, còn có một số hệ sinh thái khác như: hệ
sinh thái Thủy vực, hệ sinh thái Rừng lá kim, hệ sinh thái Đầm lầy, hệ sinh
thái Đô thị…là những khu vực nhỏ, mức độ nghiên cứu còn ít nên chưa được
đề cập phổ biến.[9]
2.2.2. Đặc điểm về đa dạng các loài thực vật
Hệ thực vật của Vườn quốc gia Yok Đôn rất đa dạng và phong phú về
thành phần loài. Nhiều nhà khoa học đã dự đoán ở nước ta có khoảng 12000
loài thực vật bậc cao có mạch. Chỉ tính riêng 3 tập Cây cỏ Việt Nam của
Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) đã vẽ hình và miêu tả được 10580 loài thực vật
bậc cao có mạch. Trong khi đó, tổng số loài thực vật của Vườn quốc gia Yok
Đôn hiện đã thống kê được có tổng số 854 loài thuộc về 129 họ và 478 chi
7
của 4 ngành thực vật bậc cao là Thông đất (Lycopodiophyta), Khuyết lá thông

(Pinophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), và Ngọc lan (Magnoliophyta).
Ngành Dương xỉ là nhóm thực vật chỉ thích hợp với môi trường sống ẩm, giai
đoạn đầu của quá trình phát triển và quá trình thụ tinh phụ thuộc nhiều vào
môi trường nước, chỉ có 6 loài thuộc 6 chi và 6 họ, chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Ngoài ra còn có ngành Hạt trần với một đại diện duy nhất là Tuế lá xẻ (Cycas
immerse). Như vậy so với cả nước thì Vườn quốc gia có mức độ đa dạng loài
thực vật chiếm 7,12%. [11] [19]
Các họ có số lượng loài lớn trong Vườn quốc gia Yok Đôn là: Họ Đậu
(Fabaceae) với 71 loài, 27 chi; họ Cà phê (Rubiaceae) có 66 loài, 26 chi; họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae) với tổng số 65 loài và 28 chi. Tuy không nằm
trong số các họ có số lượng loài lớn nhất nhưng họ Dầu (Dipterocarpaceae)
với 14 loài lại có số lượng cá thể cây gỗ trong các sinh cảnh đông đúc tạo nên
sự ưu thế đặc trưng. [19]
2.2.3. Thực trạng đa dạng sinh học hiện nay ở Vườn quốc gia Yok Đôn
Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên
lớn nhất nước với nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú. Trong đó rừng
nguyên sinh chiếm tới hơn 90% tổng diện tích, với nhiều loài cây gỗ có giá
trị, nhiều loài động vật quý hiếm đang trú ngụ, cùng với nhiều giá trị văn hóa
đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Vậy mà hiện nay mức độ đa
dạng sinh học của Vườn ngày càng bị suy giảm bởi các tác động chủ yếu từ
con người.
Hàng trăm nghìn mét khối gỗ với nhiều loài cây gỗ quý như Cà te, Cẩm
lai, Cẩm chỉ, Giáng hương, Căm xe, Chiêu liêu, Cà chít …và nhiều loài động
vật rừng như Bò xám, Nai cà toong, Bò rừng, Voi Châu Á, Hổ, Công, Voọc…
đang bị suy giảm mạnh về số lượng, bất chấp sự quản lý của Vườn quốc gia,
làm phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Tính trong 3 tháng
đầu năm 2011, lực lượng kiểm lâm đã thu giữ được hơn 500m
3
gỗ quý. Chưa
kể số lượng gỗ quý được chuyển ra ngoài rừng còn gấp hàng chục lần.

Những cánh rừng thuộc các tiểu khu 419, 420, 484, 477, 456 trên địa bàn
8
huyện Ea Sup, huyện Cư Jút và tuyến biên giới giáp Campuchia đã bị khai
thác trắng. Tình trạng phá rừng đã được cảnh báo đang ở mức báo động.[12]
Trong những ngày đầu năm 2013, Vườn quốc gia Yok Đôn lại nóng lên
tình trạng lâm tặc khai thác trái phép gỗ quý. Hiện nay, ở Vườn quốc gia Yok
Đôn những cây gỗ quý như Hương, Căm xe, Cà te cổ thụ có đường kính trên
dưới 1m không còn nữa nên lâm tặc chuyển sang khai thác những cây gỗ non,
khiến cho số lượng cá thể trong các loài này bị giảm mạnh.[14]
Về loài động vật hoang dã, năm 2002 Vườn quốc gia Yok Đôn có 38
loài động vật hoang dã thuộc diện quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đang đứng
trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Đáng chú ý là các loài Voi, Bò tót, Bò
rừng, Bò xám, Nai cà toong, Hươu đầm lầy, Vọoc bạc, Vượn má hung, Hổ,
Báo hoa mai, Mèo rừng, Công, Hồng hoàng, Cá sấu…[8]
Theo kết quả kiểm tra thực địa đã cho thấy hiện có ít nhất 18 loài chim
được xác định là ưu tiên bảo tồn quan trọng ở vườn quốc gia Yok Đôn. Hầu
hết các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau và được ghi trong
sách Đỏ Việt Nam (2000, 2002), khu vực châu Á và thế giới (2000, 2001). Đó
là các loài Hạc cổ trắng, Hạc cổ đen, Già đẫy Java, Quắm lớn, Ngan cánh
trắng, Sếu cổ trụi, Chân bơi, Diều cá lớn, Diều cá bé, Diều xám, Cắt nhỏ hông
trắng, Phượng hoàng đất, Vẹt má vàng. [2]
Cá ở sông Serepok là thực phẩm hằng ngày của người dân. Tuy nhiên
nguồn lợi tự nhiên này đang ngày càng cạn kiệt, khả năng tái sản xuất thấp.
Hiện nay, các loài cá tự nhiên ở sông Serepok được khai thác thường có kích
thước không lớn, thường là vài centimet (trừ một số loài như cá Mõm trâu, cá
Lăng có thể nặng tới 5 – 7 kg). Một số loài bị khai thác vẫn đang mang trứng
như cá Lăng (Mystus nemurus), cá Ngựa nam (Hampala macrolepiota). [6]
2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng
2.2.4.1. Nguyên nhân trực tiếp
Khai thác gỗ: Những năm qua, hoạt động khai thác trái phép quy mô

nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra, tập trung ở buôn Đrăng Phôk (vùng lõi) và các
buôn nằm xung quanh vùng đệm. Các loài cây bị khai thác như Giáng hương,
9
Gõ đỏ, Gụ mật, Cẩm thị, Cẩm lai, Căm xe Khai thác gỗ mang lại nguồn thu
nhập rất cao cho người dân (hiện 1 mét khối gỗ nhóm 1 tại rừng tương đương
khoảng 4 tấn thóc). Ngoài ra, phần lớn các gia đình, nhất là vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số dùng gỗ để dựng nhà, làm vật dụng, chuồng trại chăn
nuôi. Đây là vấn đề không thể giải quyết một cách dễ dàng, đòi hỏi công tác
bảo vệ rừng, ngăn chặn khai thác gỗ cần phải chú trọng hơn.[16]
Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác: Việc mở rộng diện tích
đất nông nghiệp sẽ làm thu hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp
đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa và các loài quý hiếm khác. Bên
cạnh đó, các hoạt động của con người trong nông nghiệp còn ảnh hưởng trực
tiếp đến tài nguyên thực vật như mang theo các mầm mống cỏ dại xâm chiếm
sinh cảnh của các loài bản địa.[16]
Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là chai cục và
dược liệu. Nhiều loài cây dược liệu được thu hái từ Vườn, đặc biệt là bài
thuốc A Ma Coong có loài Hồng bì rừng đang được thu hái với số lượng lớn
và có nguy cơ khan hiếm. Việc khai thác các loài cây này rất dễ dàng đối với
người dân, họ có thể thu hái chúng trong phạm vi của Vườn quốc gia Yok
Đôn với số lượng lớn. Loại thảo dược này rất được ưa dùng bởi khách du lịch,
hầu như ai cũng tìm mua khi đến thăm địa phương.[16]
Lửa rừng: Hàng năm vẫn xảy ra các vụ cháy rừng vào mùa khô, tuy
nhiên mức độ và diện tích cháy không đáng kể. Không có một vụ cháy tự
nhiên nào xảy ra, tất cả đều là do người dân sống trong khu vực gây nên. Họ
đi vào rừng để thu hái lâm sản, làm rẫy vô ý gây ra các vụ cháy ảnh hưởng
trực tiếp đến các loài cây tái sinh và các loài cây thân thảo, cây con, chồi non,
đồng thời hủy diệt phần lớn các sinh vật đất. Lửa rừng tác động nên việc tái
sinh của cây họ Dầu. Do một chồi có thể tái sinh nhiều lần nên dẫn đến tỷ lệ
rỗng ruột của cây họ Dầu tăng cao so với các loài cây khác cũng là nguyên

nhân làm giảm giá trị về chất lượng gỗ.[16]
Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai: Các loài ngoại
lai phổ biến là Mai dương và Đơn buốt. Sự xâm nhập của các loài này mới chỉ
10
dừng lại ở phạm vi vùng đệm và dọc theo hai bên bờ sông Srepok. Sự nguy
hại của chúng đối với thực vật bản địa tuy chưa được thể hiện rõ ràng song đó
là một vấn đề cần được quan tâm và chú ý, cần có các biện pháp khống chế sự
bùng phát, xâm nhập của chúng vào rừng để bảo vệ sinh cảnh cho các loài
bản địa và các loài quý hiếm khác.[16]
2.2.4.2. Nguyên nhân gián tiếp.
Gia tăng dân số: Theo kết quả điều tra 2002, tổng số dân trong vùng
tăng đến 32.232 người (tăng gấp 6 lần so với năm 1990). Hiện cộng đồng dân
tộc tại chỗ chỉ có 5.402 người, các dân tộc nơi khác tới 26.830 người gấp 5
lần dân tộc bản địa. Điều này kéo theo nhu cầu về đất canh tác, nhà ở và gỗ
làm nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thực vật và đa dạng
sinh học. Đây là nguy cơ quan trọng tác động đến tài nguyên thực vật Vườn
quốc gia Yok Đôn.[16]
Đói nghèo: Thu nhập bình quân đầu người ở Buôn Đôn thấp hơn rất
nhiều so với bình quân chung của tỉnh Đắk Lắk, đời sống của người dân ở đây
đang có chiều hướng khó khăn hơn, điều đó càng làm tăng áp lực đối với rừng
tự nhiên của Vườn quốc gia Yok Đôn. Tuy nguồn thu nhập từ hoạt động săn
bắt chiếm tỷ lệ thấp, nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả sẽ
dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong vùng.[16]
Nhận thức: Kết quả điều tra nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm
quan trọng của Vườn quốc gia Yok Đôn tại 3 xã vùng đệm (Krông Na, Ea
Huar, Ea Wer) cho thấy 51% nhận biết được vai trò và tầm quan trọng, 21%
biết nhưng không rõ, 18% không rõ ranh giới, còn lại 10% không biết Vườn
quốc gia Yok Đôn ở đâu. Điều này là do công tác tuyên truyền chưa thực hiện
tốt, trình độ dân trí thấp. Nhận thức kém dẫn đến việc nhiều người cho rằng
tài nguyên rừng là vô tận nên luôn luôn muốn tìm cách khai thác và khai thác

đến cạn kiệt khi có cơ hội.[16]
Hiệu lực pháp luật và chính sách: Hiệu lực thi hành pháp luật trong
cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ
11
mạnh. Chính sách đãi ngộ, quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng kiểm
lâm chưa thỏa đáng. [16]
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự
phân hóa xã hội sâu sắc, nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người
dân vào rừng khai thác lâm sản để phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình.
Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích
thích sự khai thác của cộng đồng. [16]
Thiếu thiết bị và nguồn tài chính cần thiết, cũng là nguyên nhân gián
tiếp dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Yok Đôn.
2.3. Các nghiên cứu về Vườn quốc gia Yok Đôn
Với một hệ sinh thái độc đáo và nhiều loài động thực vật quý hiếm,
Vườn quốc gia Yok Đôn đã trở thành bảo tàng sống, sinh động cho việc
nghiên cứu nguồn gốc lịch sử, tiến hóa, diễn thế, mối quan hệ giữa rừng
thường xanh và Rừng khộp, giữa Rừng khộp và Rừng hỗn giao,… Bên cạnh
đó, các nghiên cứu về vấn đề quản lí, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học tại
Vườn cũng mang ý nghĩa quốc tế vô cùng quan trọng.
Ban quản lý Vườn quốc gia hợp tác với phân viện điều tra quy hoạch
rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để điều tra, nghiên cứu xây dựng hệ
thống tiêu bản động - thực vật rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn từ năm 1997
đến nay. Những thành quả đã đạt được là: Xây dựng được danh mục động -
thực vật, côn trùng, bản đồ thảm thực vật rừng và phân bố khu hệ động - thực
vật, côn trùng. Xác định cấu trúc, mật độ trữ lượng phân bố từng loài động
vật. Làm tiêu bản động thực vật rừng bằng mẫu vật và bằng ảnh màu ép
plactic. [3]
Ngô Tiến Dũng và Nguyễn Nghĩa Thìn đã có các nghiên cứu về tính đa
dạng hệ thực vật ở Vườn quốc gia Yok Đôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự

phân bố các taxon họ, chi và các loài trong các ngành rất không đều, tập trung
nhiều nhất ở ngành Hạt kín. Nghiên cứu đã xây dựng được một danh lục gồm
566 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 290 chi và trong 108 họ [11].
12
Đánh giá mức độ đa dạng ở bậc họ đã thống kê được 16 họ giàu loài
nhất, chiếm 14,8% tổng số họ, với 288 loài chiếm 50,9% tổng số loài toàn hệ
thực vật Vườn quốc gia Yok Đôn. [11]
Đánh giá đa dạng ở mức độ chi nhận thấy chi giàu loài nhất là
Desmodium thuộc họ Fabaceae. Tổng số chi đa dạng là 19 chi chiếm 6,5%
nhưng đến 115 loài, chiếm 20,3% tổng số loài của cả hệ thực vật.[11]
Trần Ngọc Ninh với các nghiên cứu về đa dạng hệ sinh thái Vườn quốc
gia Yok Đôn đã cho thấy ở vườn quốc gia Yok Đôn có 6 kiểu hệ sinh thái
rừng tự nhiên và nhân tạo. Đồng thời còn cho thấy sự đa dạng của thực vật về
thành phần loài (474 loài), trong đó có 28 loài thực vật quý hiếm đã được ghi
nhận trong sách Đỏ Việt Nam (1996). [9]
Nguyễn Kim Đào với nghiên cứu về hệ sinh thái Rừng khộp, tiềm năng
và triển vọng. Nghiên cứu đề cập sơ lược về điều kiện tự nhiên, các loại hình
rừng, các kiểu thảm thực vật, sự phong phú về thành phần loài ở Vườn quốc
gia Yok Đôn, các nguồn tài nguyên của Rừng khộp, đồng thời chứng minh
đây là một sinh cảnh đảm bảo cho nhiều loài động vật hoang dã sinh sống,
hướng đến tiềm năng, triển vọng của Vườn quốc gia Yok Đôn.[4]
2.4. Các nghiên cứu về họ Bông (Malvaceae) ở Vườn quốc gia Yok Đôn
Trong danh lục thực vật của Vườn quốc gia Yok Đôn đã thống kê được
10 loài thuộc họ Bông. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu riêng nào
về họ Bông ở Vườn.
2.5. Đặc điểm hình thái và hệ thống phân loại của họ Bông (Malvaceae)
2.5.1. Đặc điểm hình thái:
Những cây thuộc họ Bông là những cây gỗ nhỏ, cây thân bụi hoặc thân
cỏ. Cây sống một năm hay lâu năm. Thân đứng hay bò, thường có thân tròn,
rất hiếm khi gặp thân vuông hay có cạnh (Gossypium). Cây có thể phân cành

nhiều hay ít. Thân, lá thường có lông đa bào hình sao hay đa bào một dãy.
Một số ít đại diện ở thân có gai nhỏ, thẳng hay móc. Thân có thể có rãnh dọc
hay có rễ mọc ra ở đốt thân (Sida). Trong họ có một số đại diện còn có mùi
hôi đặc trưng (Sida). Thân cành có vỏ do các sợi libe tạo thành.[13]
13
Lá thường gặp là lá đơn, mọc cách, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có
nhiều hình dạng như hình tim rộng (Abutilon, Kydia, Hibiscus) hay hình
thuôn kéo dài (Decaschistia), hình trứng (Sida, Wisadula), hình mũi tên
(Abelmoschus), nguyên hay phân thuỳ, thuỳ nông hay chỉ hơi gợn sóng hay
hơi có góc, cũng có khi phân thuỳ rất sâu, với 3, 5 hay 7 thuỳ chân vịt, có thể
có dạng chia thuỳ cấp 2 (Urena). Gốc lá hình tim, hình tròn hay gốc bằng.
Chóp lá có thể nhọn hay tù hay dạng kéo dài. Mép lá có răng cưa đều hay
không đều, thưa hay mau, to hay nhỏ, đôi khi là mép nguyên. Gân lá thường
là chân vịt với 3, 5, 7 gân xuất phát từ gốc hay gân hình lông chim. Lá nhẵn
hay chỉ có lông ở một mặt hoặc có lông ở cả 2 mặt với các dạng lông giống
như ở thân và cành. Luôn có lá kèm tồn tại hay sớm rụng với các hình dạng
như hình dải, hình chỉ, lưỡi nhỏ, hình tam giác, nhẵn hay có lông.[13]
Hoa thường mọc đơn độc ở nách lá, đôi khi họp thành cụm hình xim.
Hoa đều, lá đài 5, rời hoặc dính nhau ở gốc, nhiều khi còn có thêm vòng đài
phụ cấu tạo bởi các lá bắc con xếp xít vào hoa, có khi đài phụ phát triển to
hơn đài chính (như ở cây bông). Tràng có 5 cánh rời, tiền khai hoa vặn. Nhị 2
vòng, do phân nhánh, mà thành nhiều nhị, chỉ nhị dính thành một ống bao
quanh nhụy (nhị đơn thể). Bao phấn một ô, mở dọc, hạt phấn thường lớn và
có gai. Nhụy gồm 2-5 (có khi nhiều hơn) lá noãn rời hoặc dính nhau thành
bầu trên, số ô tương ứng với số lá noãn, mỗi ô chứa 1 đến nhiều noãn có lối
đính noãn trung trụ. [13]
Quả khô tự mở, hạt thường có lông màu trắng bạc, nội nhũ dầu, thuộc
loại quả nang. Quả khi chín mở thành nhiều phần (Abelmoschus, Hibiscus,
Gossypium), hay có khi là quả phân - khi chín hình thành các phân quả không
mở (Urena, Sida, Malva), các phân quả có thể có gai, số lượng gai thay đổi từ

1-3, ít khi là quả mọng (Malvaviscus) hay quả có cánh (Kydia).[13]
Hạt hình thận hay hình trứng ngược, thường có lông tơ, đôi khi nhẵn.
Phôi thẳng hoặc cong và phần lớn có nội nhũ, có khi có dầu. Lá mầm dẹt
chồng lên nhau hay dạng vặn xoắn. [13]
Công thức hoa:
*
k
3-7
K
(5)
C
5
A

G
(5)
14
1.1.1.Hệ thống phân loại các chi họ Bông (Malvaceae)
Họ Bông (Malvaceae) thuộc bộ Bông (Malvales), lớp Hai lá mầm
(Magnoliopsida), ngành Hạt kín hay ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta).
Họ Bông có khoảng 90 chi và 1570 loài, phân bố rộng rãi ở tất cả các
vùng trên Trái Đất, trừ các vùng lạnh, phần lớn tập trung ở các vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam có 16-17 chi vào khoảng 65 loài. [10]
Theo tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 1, năm 2004 đã xây dựng
sơ đồ phân loại các chi họ Bông theo hệ thống của Schultze-Motel (1964) như
sau:
Tribus. Malveae: gồm các chi Malva, Lavatera, Althaea, Malvastrum,
Sida, Wissadula, Abutilon, Kydia.
Tribus. Ureneae: gồm các chi Urena, Pavonia, Malvaviscus,
Malachra.

Tribus. Bihisceae: gồm các chi Hibiscus, Abelmoschus, Decaschistia,
Thespesia, Gossypium, Cenocentrum.[13]
Khoá định loại các chi của họ Bông (Malvaceae) ở Việt Nam:
1A. Quả phân, các phân quả tách khỏi đế hoa và trục quả, không tự tách và
không nhìn thấy hạt. Bầu do một số lá noãn rời làm thành, nhánh vòi nhụy
bằng hay gấp đôi lần số ô.
2A. Bao phấn đính trên ống nhị từ gốc đến đỉnh, số nhánh vòi nhụy phân
nhánh và bằng số lá noãn. Tribus. 1 . Malveae.
3A. Mỗi ô chỉ có một noãn.
4A. Đài phụ 3-9, noãn hướng lên trên.
5A. Đỉnh vòi nhụy phân nhánh hình sợi, đầu nhụy ở trên hay ở mặt trong,
noãn khi chín không có gai.
6A. Đài phụ 3, rời nhau, cánh hoa hình tim ngược, tam giác rộng hay hơi
khuyết, trục quả hình ống tròn. 1. Malva.
6B. Đài phụ 3-9, gốc dính nhau, cánh hoa xoăn dạng răng, trục quả dạng đĩa.
7A. Đài phụ 3-6, lá noãn 10-20, gốc vòi nhụy khi quả phát triển thì phình to
dạng chùy hay dạng đĩa, trục quả thường cao hơn lá noãn. 2. Lavatera.
15
7B. Đài phụ 6-9, lá noãn 25 hay hơn, gốc vòi nhụy khi phát triển thì không
phình to, trục quả bằng hay ngắn hơn lá noãn. 3. Althaea.
5B. Vòi nhụy phân nhánh và đỉnh dày lên thành hình đầu, noãn khi chín có 3
gai ngắn. 4. Malvastrum.
4B. Không có đài phụ, noãn hướng xuống. 5. Sida.
3B. Mỗi ô có 2 hay nhiều noãn.
8A. Cây thảo hay cây bụi, không có đài phụ, hoa màu vàng, lá noãn 5 hay
nhiều hơn.
9A. Lá noãn 5, đỉnh có mỏ, phần trong có màng vách ngăn giả hay có phiến
ngang. 6. Wissadula.
9B. Lá noãn 8 hay hơn, chóp tù tròn hay chẻ ra, phần trong không có màng
hay vách ngăn giả. 7. Abutilon.

8B. Cây gỗ; đài phụ 4, dạng cánh. Hoa màu hồng hay trắng, lá noãn 2-3. 8.
Kydia.
2B. Bao phấn chỉ đính ở phần ngoài phía trên của ống nhị. Nhánh vòi nhụy
gấp 2 lần số lá noãn. Tribus. 2 .Ureneae.
10A. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, hiếm khi thấy hoa mọc thành chùm ở nách
lá, không có lá hoa, có đài phụ tồn tại.
11A. Cây thân cỏ hay thân nửa bụi; hoa hồng hay phớt hồng. Đài phụ 5, đài
rời nhau, tràng nở xoè ra. Quả phân có gai.
12A. Quả có nhiều gai móc dài và cứng. Lá thường có 1 tuyến ở gân giữa. 9.
Urena.
12B. Quả có gai nhưng không bao giờ có gai móc. Lá thường không có tuyến
ở gân giữa. 10. Pavonia.
11B. Thường là cây bụi. Hoa đỏ sẫm; đài phụ 7-12, đài hợp ở dưới. Tràng
không nở xoè ra. Quả mọng và nhẵn 11. Malvaviscus.
10B. Cụm hoa hình chùm, có lá hoa to ở phía dưới, không có đài phụ. 12.
Malachra.
1B. Quả nang, khi chín tự mở và nhìn thấy hạt, phần lớn 5 ô, số nhánh vòi
nhụy bằng số ô. Tribus. 3. Bihisceae.
16
13A. Đài phụ 5-15. Hạt hình thận, một số ít hình tròn
14A. Bầu 5 ô, đầu nhụy phân thành 5 nhánh. Ô quả từ 2 đến nhiều hạt, hạt
ngang hay treo.
15A. Đài dạng mo, sau khi hoa nở 1 bên xẻ ra, ở đỉnh có 5 thùy răng rất nhỏ
hoặc không có rang và rụng sớm. Quả nhọn hay hình thoi. Hạt nhẵn không
lông. 13. Abelmoschus.
15B. Đài hình chuông hay chén, 5 thùy đều hay 5 răng lớn. Quả hình tròn hay
thon dài hay hình cầu tròn. Hạt có lông hay có nốt sần sùi dạng tuyến. 14.
Hibiscus.
14B. Bầu 6-10 ô, đầu nhụy phân thành 6-10 nhánh. Ô quả 1 hạt, hạt đứng. 15.
Decaschistia.

13B. Đài phụ 3-5, hạt hình trứng hay trứng ngược hay có góc (cạnh), hiếm khi
hình thận.
16A. Đài phụ 3 hay 5; bầu 3-5 ô; đầu nhụy gần như nguyên, hơi phân thuỳ và
có rãnh. Hạt hình trứng ngược hay có cạnh thường có lông nhung hay lông
sợi, một số ít không có lông.
17A. Cây gỗ nhỏ, lá nguyên hay 3 thùy. Đài phụ 3-5 thường nhỏ hẹp, hình
dải, sớm rụng. Hạt thường không lông. 16. Thespesia.
17B. Cây thân cỏ hay thân bụi. Lá xẻ thuỳ, gân lá chân vịt 3-9 gân chính,
phần lớn dạng lá rộng. Đài phụ 3, thường tồn tại, hạt thường có lông. 17.
Gossypium.
16B. Đài phụ thường 4, bầu 10 ô. Đầu nhụy phân nhánh thành 10. Hạt hình
thận, không có lông, có điểm mờ kiểu tuyến. 18. Cenocentrum. [13]
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật thuộc họ Bông (Malvaceae) tại Vườn quốc gia Yok
Đôn - huyện Buôn Đôn - tỉnh Đắk Lắk.
17
3.2. Giới hạn và phạm vi của nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong thời gian từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 5
năm 2014 ở 3 tiểu khu 485, 499 và 507 của Vườn quốc gia Yok Đôn - huyện
Buôn Đôn - tỉnh Đắk Lắk.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Điều tra thu thập mẫu các loài của họ Bông ở Vườn quốc gia Yok Đôn
tại 3 tiểu khu 485, 499 và 507.
Khảo sát đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của họ
Bông (Malvaceae).
Làm tiêu bản khô các mẫu thu thập được.
Định danh và lập danh lục các mẫu thu thập được theo tài liệu “Cây cỏ
Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ.

Đánh giá mức độ đa dạng loài của họ Bông ở Vườn quốc gia Yok Đôn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu mẫu
Việc thu thập mẫu các loài của họ Bông được thực hiện bằng phương
pháp điều tra theo tuyến. Đó là các tuyến dọc theo đường đi và ven theo các
con sông, các hồ.
Khi thấy mẫu, tiến hành thu thập ngay. Mẫu được thu thập phải có các
đặc điểm đặc trưng về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của loài tức là
mẫu phải có thân, lá, có thể cả hoa và quả. Sau khi xác định mẫu để thu, dùng
kéo cắt cành cắt những đoạn mẫu phù hợp về kích thước, đối với cây thân
thảo thì thu cả cây. Mỗi loài thu nhiều hơn 2-3 mẫu. Với những mẫu có củ, sử
dụng cuốc đào xung quanh, đảm bảo củ được thu thập nguyên vẹn. Tiếp theo,
gắn nhãn cho mẫu thu được. Nhãn phải có tên phổ thông, số hiệu mẫu, nơi lấy
mẫu và ngày lấy mẫu. Những mẫu của các loài khác nhau có số hiệu khác
nhau, mẫu của cùng một loài có cùng một số hiệu. Dùng túi nilông để đựng
mẫu, dùng dây thun buộc túi lại và cho vào bao tải lớn.
3.4.2. Phương pháp làm tiêu bản khô
18
Mẫu sau khi thu thập phải được mô tả các hình thái đặc trưng và đo các
kích thước. Sau đó tiến hành làm tiêu bản khô bằng cách ép và phơi khô mẫu.
Đặt mẫu lên tờ giấy báo, đeo nhãn cho mẫu thu được. Cố định mẫu
bằng băng dính trong. Đảm bảo mẫu được cố định trên một mặt phẳng, có 1 lá
úp, hoa và quả cũng được cố định tương tự. Trường hợp quả to có thể phơi
khô riêng. Đặt tất cả các mẫu thu được vào kẹp gỗ, buộc chặt và phơi khô.
Sau khi mẫu khô, tiến hành chuyển mẫu sang nền giấy A4 để làm tiêu bản.
Đeo nhãn cho mẫu như sau:
Tên Latinh:…………………………………………………………….
Tên thông thường:……………………………………………………
Địa điểm thu mẫu:……………………………………………………
Ngày thu mẫu:…………………………………………………………

Người thu mẫu:………………………………………………………
Dùng chỉ cố định mẫu trên giấy A4 cứng. Chụp lại hình tiêu bản khô.
Sau đó đưa tiêu bản khô vào album ảnh.
3.4.3. Phương pháp định danh mẫu
Định danh các mẫu thu thập được bằng phương pháp So sánh hình thái
là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực
vật từ trước đến nay. Nghiên cứu đặc điểm hình thái bao gồm những đặc điểm
của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, trong đó chủ yếu là so sánh
những đặc điểm của cơ quan sinh sản vì chúng có tính bảo thủ, ít biến đổi với
điều kiện môi trường bên ngoài.
Nếu mẫu thu được có tên địa phương, sử dụng tên địa phương để tra tên
Latinh. Trường hợp không có tên địa phương thì sử dụng khóa phân loại để
tìm chi của mẫu, sau đó so sánh đặc điểm hình thái của mẫu với các loài trong
chi tìm được để định danh cho mẫu. Việc định danh cho mẫu dựa vào mô tả
theo tài liệu: “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ. Nếu mẫu đúng với bản
mô tả thì bổ sung thêm thông tin còn thiếu để hoàn thiện.
Sau khi định danh, tiến hành lập danh lục các mẫu thu thập được theo
thứ tự alphabet.
19
Trình bày mẫu: Là quá trình gắn mẫu và nhãn vào tờ bìa. Bìa mẫu sử
dụng là giấy A4. Dùng chỉ để khâu các bộ phận dính chặt lên tờ bìa, khi khâu
chú ý theo các đường thẳng, ngắn nhất từ trên xuống dưới để dán chặt các
đường chỉ ở mặt lưng bìa vào bìa một cách dễ dàng. Các phần dễ rơi thường
đựng vào các túi hoặc dán kết hợp với khâu vào bìa mẫu, dán nhãn ở góc phải
bìa.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả, định danh các loài thu thập được
Sau một thời gian khảo sát tại 3 tiểu khu 485, 499 và 507 của Vườn
quốc gia Yok Đôn, chúng tôi đã thu thập được 7 loài thuộc 7 chi của họ Bông

(Malvaceae). Các loài sau khi thu thập đã được định danh và lập danh lục
theo thứ tự alphabet của các chi.
20
4.1.1. Abelmoschus crinitus Wall. (Bụp tóc)
Dựa theo Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, quyển I, trang 529.
Cây thân cỏ sống một năm cao đến 1,2m. Thân và cuống lá có lông
màu trắng dài và cứng.
Lá đơn mọc cách, cuống lá dài 10-20cm có nhiều lông cứng khắp cả hai
mặt lá. Phiến lá xẻ thùy nông, có 5-7 thùy, chót các thùy nhọn, dài 10cm, rộng
10-13cm, mép lá có răng cưa nhỏ và đều. Cuống và hai mặt phiến có nhiều
lông dài, thẳng và cứng. Gân lá hình mạng chân vịt, thường có 5 gân chính.
Mặt trên của chỗ cuống lá đính vào phiến có màu đỏ.
Lá kèm dạng sợi chỉ dài 1,5-3cm, có nhiều lông dài màu trắng và cứng.
Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá hay trên ngọn cành, mỗi hoa có cuống dài
2-4cm. Lá đài phụ có 10-16 đơn vị dạng sợi, đài đồng trưởng, bao hoàn toàn
trái. Hoa đều, mẫu 5, tiền khai hoa vặn. Tràng hoa màu vàng nhạt, rời, có 2
phần: phần móng hẹp cứng màu tím đậm, phần phiến hình bầu dục rộng màu
vàng có nhiều gân dọc. Nhị nhiều, không đều, dính nhau ở phần lớn chỉ nhị,
ống chỉ nhị màu trắng, đáy màu tím. Vòi nhụy 5.
Quả hình bầu dục tròn, dài 3-4cm, màu xanh có lông cứng, lá đài phụ
bao xung quanh.
Hạt to 4-5mm, màu nâu hình thận và không lông.
21
22
Ảnh 4.1.1.1. Abelmoschus crinitus Wall.
Ảnh 4.1.1.2. Lá cây Abelmoschus crinitus Wall.
23
Ảnh 4.1.1.3. Cụm hoa và quả cây Abelmoschus crinitus Wall.
Ảnh 4.1.1.3. Lá kèm cây Abelmoschus crinitus Wall.
4.1.2. Abutilon indicum (L.) Sweet. (Cối xay, Đằng xay, Kim hoa thảo,

Nhĩ hương thảo, Ma mảnh)
Dựa theo Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, quyển I, trang 519; [18].
Cây cỏ đứng sống hàng năm, cao 1-2m, có nhiều nhánh, có lông hình
sao trên toàn thân và các bộ phận của cây.
Lá đơn, mọc cách, dài 14-16 cm, rộng 13-15 cm. Lá hình tim mũi nhọn,
gốc lá hình tim, mép lá răng cưa không đều, màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt
hơn ở mặt dưới, có lông nhám ở cả hai mặt. Gân chân vịt từ gốc lá tỏa ra 7-9
gân chính. Cuống lá hình trụ mọc vuông góc với phiến lá, dài 13-19 cm có
lông dày, lông dài hơn ở nơi giáp giữa cuống và phiến lá, dài 3-5 mm. Lá
kèm: 2, có lông, hình chỉ dài 3-5 mm, màu xanh, hơi tím ở gốc. Lá bẹ dài 4-
5mm.
Hoa đơn độc màu vàng nghệ mọc ở nách lá, đều, lưỡng tính, mẫu 5,
rộng 2cm, không có đài phụ. Cuống hoa hình trụ dài bằng cuống lá, có lông
mịn. Đế hoa dài 1,5-2 mm, mặt ngoài có lông mịn. Lá đài 5, đều; tràng hoa 5
cánh hoa màu vàng tươi, đều, rời, hình nêm thuôn nhỏ về phía gốc; tiền khai
hoa vặn cùng hay ngược chiều kim đồng hồ. Bộ nhị nhiều, chỉ nhị dính nhau
ở phần dưới. Bộ nhụy có 16-20 lá noãn rời xếp cạnh nhau tạo thành cụm quả
có 16-20 quả đơn. Bầu trên dài 3-4mm, có lông màu trắng phủ kín mặt ngoài.
Quả bế màu xanh khi non, già có màu nâu đen. Quả đơn hình thận, có
một mỏ xụ ở đỉnh, dài 8-10 mm. Quả gồm tới 20 quả đơn xếp cạnh nhau nom
như cái cối xay lúa.
Hạt màu đen, dài 3-4 mm.
24
25
Ảnh 4.1.2.3. Quả Abutilon
indicum (L.) Sweet.
Ảnh 4.1.2.2. Lá cây Abutilon indicum (L.)
Sweet.
Ảnh 4.1.2.1. Thân, cành cây Abutilon indicum (L.) Sweet.

×