Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI LÀM QUEN MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.57 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN LONG HỒ
TRƯỜNG MẪU GIÁO AN BÌNH
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƯNG
CHO TRẺ 4-5 TUỔI
LÀM QUEN MÔN KHÁM PHÁ
KHOA HỌC.
GIÁO VIÊN: PHAN NGỌC TRÚC QUỲNH.
NÂNG CAO CHẤT LƯNG MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
-Trong cuộc sống của chúng ta có muôn vàn điều thú vò mà chúng ta
cần khám phá. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì kiến thức về thế giới xung
quanh trẻ còn rất hẹp, đối với trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi. Độ tuổi trẻ đang
phát triển và rất cần hiểu biết về những gì đang sảy ra xung quanh
mình, để trẻ có thêm vốn sống cho mình. Từ đó, gợi cho tôi ý tưởng sử
dụng các hoạt động trò chuyện, quan sát, đàm thoại để hình thành cho
trẻ về tình cảm xã hội bên cạnh đó phát triển cho trẻ về ngôn ngữ.
- Nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học là một trong những
yêu cầu trọng tâm cần để cho trẻ phát triển. Đối với phương pháp chăm
sóc, giáo dục trẻ làm như thế nào để nâng cao chất lượng của việc
khám phá khoa học để thích ứng với cuộc sống của trẻ và thích ứng với
khả năng nhận thức của trẻ và đáp ứng với nhu cầu của phụ huynh đó
chính là khó khăn của giáo viên mầm non. Đặt biệt là giáo viên mầm
non dạy ở vùng nông thôn.
II/ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Trong quá trình giảng dạy có một số thuận lợi và khó khăn thường gặp
như sau:

Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường luôn


tạo điều kiện cho giáo viện để nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua
các chuyện đề, các buổi thao giảng của trường, cụm, của huyện. Nhất là
các chuyện đề khám phá khoa học. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, lớp
học sạch sẽ, thoáng mát, khung viên sân trường sạch, rộng.
Trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi.
Quang cảnh xung quanh trường rất thích hợp cho trẻ khám phá khoa
học.

Khó khăn:
Phần lớn là con dân lao động , trẻ chơi qua lớp 3-4 tuổi. Kinh nghiệm sống
của trẻ còn ích, trẻ rụt rè, ít giao tiếp với cô và bạn, sử dụng từ chưa phong
phú, chưa có nhiều kiến thức về thế giới xung quanh trẻ.
Ví dụ: Trẻ chưa phận biệt như thế nào là hoa cánh tròn, hoa cánh
dài. Khi lên tiết thì số lượng hoa khơng đầy đủ để cung cấp cho trẻ.
Với những khó khăn trên tôi có những biện pháp sau:
-Hỏi trẻ về những loại hoa mà trẻ đã thấy. Cho trẻ đem những bơng hoa
mà trẻ trồng ở nhà vào lớp và cùng quan sát, phân loại hoa theo cánh của hoa.
Cho trẻ quan sát những loại hoa mà trẻ thấy xung quanh trẻ mọi lúc mọi
nơi.
II/ BIỆN PHÁP:
Kết hợp với phụ huynh: cho trẻ quan sát tất cả các hiện tượng, sự
việc xảy ra xung quanh trẻ và trò chuyện với trẻ, đặt những câu hỏi xoay
quanh những việc xảy ra trước mắt trẻ để trẻ trả lời nhằm cung cấp thêm
cho trẻ kinh nghiệm về cuộc sống.
Ở trường: vào những giờ chơi, giờ hoạt động góc tôi thường gợi ý
cho trẻ nói về những sự việc mà trẻ quan sát được , hướng dẫn cho trẻ
mô tả lại những việc mà trẻ thấy từ người lớn. Cho trẻ chăm sóc cây,
gieo hạt để trẻ biết được để có được một cây như vậy thì người lao
động phải làm việc như thế nào.
Nghiên cứu thêm tài liệu, dự giờ các chuyện đề về khám phá khoa học

do trường, cụm, phòng giáo dục tổ chức để có thêm kiến thức, kinh nghiệm
để áp dụng cho học sinh của mình.
NÂNG CAO CHẤT LƯNG CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Khi thay đổi từ tên gọi “Tìm hiểu môi trường xung quanh” sang tên
“Khám phá khoa học “đã cho ta thấy được sự mở rộng phạm vi cho trẻ,
từ những sự việc xung quanh trẻ tới việc tìm hiểu và khám phá những
sự việc đó đã cho ta thấy được yêu cầu cao so với nhận thức của trẻ ở
độ tuổi 4-5.Nhưng tôi thấy sự đổi mới nào rất hay vì mình có thể dạy trẻ
tìm hiểu, khám phá các sự việc xung quanh trẻ theo sự hiểu biết của
từng trẻ. Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền, hối hợp với phụ huynh để
dạy cho trẻ có thêm kiến thức về cuộc sống xung quanh trẻ.
Để thực hiện phương pháp cho trẻ khám phá khoa học tôi đã áp dụng
nhiều phương pháp sau:
Nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá koa học:
Kết hợp với việc cho trẻ xem tranh ảnh, quan sát tất cả các hiện xung
quanh trẻ trong khung viên trường và các hiện tượng xảy ra xung quanh
trường mà trẻ có thể quan sát được. Những việc mà trẻ quan sát được ở
nhà .
Ví dụ:
Khi cho trẻ xem tranh, truyện thì hỏi trẻ trong tranh vẽ gì, hình

ảnh đó làm con liên tưởng tới gì?
Quan sát trong sân trường mình có gì? Từ đâu có những cái đó?
Quan sát các sự việc ở nhà, xung quanh trường hỏi trẻ xem theo con
việc như thế là đúng hay sai? Tại sao con biết? Nếu con là bạn thì con sẽ
làm như thế nào?
Quan sát cây cối trong sân trường và cho trẻ tìm những điểm giống và
khác nhau của các cây trong trường và đưa ra nhận xét của cá nhân mình
về các sự việc đó.
Tóm lại:

Tùy theo sự nhận thức của trẻ, tình hình của lớp, của đòa phương mà
mình đưa ra những câu hỏi phù hợp, vừa sức với trẻ để trẻ tư duy. Nâng dần
yêu cầu đối với trẻ để cho trẻ có thêm nhiều kiến thức mới về thế giới
xung quanh.
Lưu ý:
Với những biện pháp và hệ thống câu hỏi như trên thì không thể sử dụng
trong một tiết học mà ta phải dựa vào khả năng nhận thức của từng trẻ, tình
hình của lớp mà chọn ra những câu hỏi thích hợp với hoàn cảnh để hỏi trẻ.
Để cho trẻ trả lời theo khả năng hiểu biết của mình, không áp đặt trẻ trả
lời theo một khuôn mẫu.
Kết quả:
Với những biện pháp nêu trên tôi đã có được kết quả rất tốt, tất cả trẻ
trong lớp đều tham gia học tốt, tích cực tham gia phát biểu ý kiến theo khả
năng của mình.
Ví dụ: khi lên tiết cho trẻ làm quen với một số loại phương tiện giao thơng
đường bộ trẻ đã được quan sát và thấy những phương tiện đó hàng ngày nên khi
lên tiết chỉ cần cho trẻ quan sát sơ qua là trẻ có thể kể lại đặc điểm của các loại
phương tiện đó. Có thể so sánh các loại phương tiện với nhau.
Những trẻ khá sẽ giúp cho những trẻ yếu học hỏi thêm bằng cách
quan sát và làm theo mình.
Qua những câu chuyện, những việc làm của trẻ trong trường giúp
trẻ có thêm những kiến thức sơ đẳng về cuộc sống, về những sự việc
xunh quanh trẻ. Giúp cho trẻ phát triển theo hướng tích cực, biết cái gì
xấu thì tránh xa còn những gì tốt thì nên phát huy.
Bài học kinh nghiệm:
Qua những biện pháp trên, tôi đã rút ra cho bản thân mình bài
học kinh nghiệm sau:
+Trong giờ học cũng như trong giờ chơi, hoạt động ngoài trời tôi
luôn tạo bầu không khí vui tươi, tạo cho trẻ sự thoải mái khi trò
chuyện.

+Khi trẻ quan sát, trả lời câu hỏi tôi cho trẻ diễn đạt bằng
những suy nghó của trẻ, không áp đặt trẻ phải trả lời theo ý của tôi.
+ Nếu trình độ của trẻ không đồng đều thì tôi sẽ đưa ra câu hỏi
phù hợp cho từng trẻ , để tất cả trẻ có thể thể hiện được khả năng của
mình, nói lên những suy nghó, hiểu biết của mình.
+Nếu như trẻ khá thì tôi sẽ đặt ra những câu hỏi nâng cao hơn,
có tính suy luận cao hơn.
Trên đây là những bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi chắt lọc được
trong quá trình dạy, giúp cho các trẻ thích học và tiếp thu được nhiều kiến
thức mới.
Riêng bản thân tôi muốn học hỏi nhiều ở các bạn và sự hướng dẫn của
cấp lãnh đạo để đem lại hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục trẻ./.
Hiệu trưởng Giáo viên
Voừ Thũ Kim Tuyeỏn Phan Ngoùc Truực Quyứnh

×