Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo làm quen văn học chương trình 26 tuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.51 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. PLEIKU

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN VĂN HỌC
CHƯƠNG TRÌNH 26 TUẦN

NĂM HỌC 2010 - 2011

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO LÀM QUEN VĂN HỌC

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn làm quen văn học trong trường Mầm non có một ý nghĩa hết sức quan
trọng. Trong những câu chuyện, bài thơ mà trẻ được học sẽ cung cấp thêm những
khái niệm mới, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của trẻ. Những câu hỏi tại sao? Vì
sao? Cũng như mọi ngỡ ngàng trong cuộc sống trẻ được người lớn giải đáp, vì thế
đã phần nào giúp trẻ hiểu rõ hơn về cuộc sống xung quanh trẻ.
Mỗi bài thơ, câu chuyện mà trẻ được học trong trường mầm non đều có tác
dụng giáo dục. Song mỗi bài lại có một nội dung giáo dục khác nhau. Với bài
“Trăng ơi từ đâu đến “ của tác giả Trần Đăng Khoa đã giáo dục trẻ tình cảm yêu
mến rất tự nhiên đối với quê hương đất nước. Ngoài việc giáo dục tình cảm yêu
thiên nhiên thơ, chuyện mẫu giáo đã gợi lên cho trẻ những tình cảm yêu mến và
trân trọng đối với người lao động qua bài “ Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần
Đăng Khoa .
Trong chuyện kể nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ cũng rất rõ. Sau khi trẻ
nghe chuyện thái độ của trẻ bao giờ cũng đứng về phía nhân vật có hành động


dũng cảm cao thượng, những hành động tốt đẹp, những tấm gương sáng như các
nhân vật trong câu chuyện “ Chú dê đen” “ Ai đáng khen nhiều hơn ”, “ Ba cô
gái ”, “Tấm Cám ”,… trẻ đã phân biệt được tốt xấu, ngoan hư, yêu cái thiện và
ghét cái ác. Ngồi ra văn học cịn có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp vốn từ
cho trẻ là con đường giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh nhất và hiệu quả
nhất.
Từ những yêu cầu của mơn học thì nhiệm vụ của cơ giáo Mầm non hết sức
quan trọng. Việc đem văn học đến cho trẻ mẫu giáo khơng chỉ là bằng trách nhiệm
mà cịn bằng tình cảm yêu mến đối với các cháu. Hiệu quả giáo dục của bộ môn
này phụ thuộc rất lớn vào cơ giáo. Vì vậy u cầu đầu tiên địi hỏi là cô giáo phải
nắm vững phương pháp nghệ thuật đọc – kể, áp dụng phù hợp, sáng tạo vào tiết
dạy để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy thơ, chuyện.
2


Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn học này đối với trẻ mẫu giáo, vì thế
nhiều năm qua tơi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu kĩ bộ mơn, cũng đã áp dụng
chuyên đề “ Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học” vào tiết dạy và các
hoạt động trong ngày. Song đối chiếu với yêu cầu của mơn học thì tơi thấy kết quả
đạt được sau mỗi giờ dạy chưa cao vì cịn phải gặp nhiều yếu tố sau:
• Thuận lợi:
- Nhiều năm liên tục được dạy chương trình 26 tuần nên các câu chuyện, bài
thơ hầu như tôi đã thuộc, nên rất thuận lợi cho việc cung cấp nội dung thơ –
chuyện đến với trẻ.
- Đại đa số các cháu thích học mơn này nhất là khi được nghe cô kể chuyện,
đọc thơ , được xem tranh ảnh, các mơ hình, các con rối trẻ rất chăm chú và hứng
thú.
• Khó khăn
Học sinh ghép từ 3 đến 5 tuổi nên nhận thức của các cháu khơng đồng đều.
Nhiều cháu mới vào học nên cịn nhút nhát, chưa mạnh dạn hoà đồng với các bạn,

số học sinh nói ngọng, nói lắp nhiều.
Phụ huynh học sinh chưa hiểu về ngành học nên chưa quan tâm đến con
mình, cịn khốn trắng cho giáo viên.
Đồ dùng, tranh ảnh phục vụ cho mơn học cịn đơn điệu, đa số do tơi tự vẽ,
tự làm nên chưa đẹp, chưa kích thích được sự chú ý của trẻ.
Phương pháp lên lớp của tơi chưa thực sự sáng tạo, cịn cứng nhắc, rập
khn chưa có sự linh hoạt. Giọng đọc, kể chưa biểu cảm, chưa thể hiện sắc thái
của nhân vật, của tác phẩm.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ những khó khăn mà tôi vừa nêu ở trên, bản thân tôi suy nghĩ để từng
bước nâng cao chất lượng giảng dạy tốt môn làm quen văn học cũng như việc làm
3


thế nào để gây hứng thú cho cháu trong tiết dạy thì việc đầu tiên của cơ giáo mầm
non là phải yêu ngành, yêu nghề, yêu các cháu và phải có một trình độ nghiệp vụ
chun mơn tốt. Muốn được như vậy thì bản thân phải nhiệt tình khơng ngừng học
hỏi, chuyên sâu vào môn học.
Bước đầu tiên tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu kĩ mơn học, để nắm chắc các
phương pháp giảng dạy của từng loại tiết, thiết kế giờ dạy một cách có hệ thống
phù hợp với lứa tuổi của trẻ, phù hợp với tình hình của lớp để giờ dạy đạt kết quả
cao hơn.
Để có giọng đọc, kể truyền cảm tôi đã dành một thời gian khá dài để rèn
luyện giọng đọc, kể của mình cho thật diễn cảm.
Nghiên cứu thiết kế nhiều loại đồ dùng trực quan như tranh ảnh động, rối …
để phục vụ cho mơn học, mạnh dạn đăng kí các tiết dạy mẫu môn làm quen văn
học để Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp góp ý tạo cho tơi sự mạnh dạn, tự tin
và có kinh nghiệm trong giảng dạy nhiều hơn, vận dụng phương pháp linh hoạt
hơn. Ngoài những việc làm trên để có một giờ học tốt bản thân tôi đã mạnh dạn áp
dụng một số biện pháp sau để nâng cao chất lượng giờ dạy. Trong bài viết này tôi

mạnh dạn đưa ra để các bạn tham khảo:
Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, nếu chỉ đơn thuần kể
một câu chuyện, đọc một bài thơ mà khơngốc phần giới thiệu, có thể có nhiều từ
trẻ sẽ khơng hiểu hoặc khơng hiểu nội dung. Bới vậy trước khi vào bài tôi thường
chú ý cho trẻ làm quen với bối cảnh câu chuyện, bài thơ, các nhân vật và những từ
chính. Tơi dành thời gian để dựng cảnh và tạo một khơng khí học tập vui vẻ, thoải
mái cho trẻ để trẻ có thể tham gia vào câu chuyện, bài thơ một cách có ý nghĩa.
Để có giờ dạy tốt ngồi việc chuẩn bị giáo cụ trực quan đầy đủ ra thì việc
giới thiệu bài là hết sức quan trọng. Tôi nghĩ rằng giới thiệu bài tốt là yếu tố quan
trọng thu hút sự chú ý của trẻ và kích thích sự hào hứng nghe kể chuyện của trẻ.
Để thu hút được sự chú ý của trẻ thì mỗi nội dung câu chuyện, bài thơ cần phải
4


phù hợp với từng thể loại. Vì vậy trước mỗi bài dạy tôi chú ý kĩ nội dung của từng
bài để tìm cách giới thiệu độc đáo nhằm kích thích sự hứng thú nghe kể chuyện,
đọc thơ của trẻ. Tôi có thể mở đầu bằng cách cho trẻ xem một bức tranh, một mơ
hình,… đẹp, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ, hát cho nghe một bản nhạc có nội
dung phù hợp với bài dạy.
Ví dụ: Với câu chuyện “ Ai đáng khen nhiều hơn ” tôi chuẩn bị các con
rối tay gồm thỏ mẹ, thỏ anh và thỏ em. Vào bài tôi cho trẻ chơi “ Trời tối, trời
sáng ” khi trẻ nhắm mắt tôi đưa rối ra, sau đó trẻ dậy, và nói bằng giọng của thỏ
mẹ “ Xin chào các cháu ” cô là thỏ mẹ. Cịn đây là thỏ anh và các thỏ em. Hơm
nay cơ đưa gia đình tới thăm các cháu. Cơ đố các cháu trong hai anh em nhà thỏ ai
ngoan hơn nào? ( Để trẻ suy nghĩ đoán và trả lời ) Để biết rõ thỏ nào ngoan hơn cô
nhờ cô giáo các cháu kể về gia đình thỏ cho các cháu nghe. Các cháu hãy chú ý
theo dõi nhé! Với hình thức giới thiệu này cháu sẽ rất thích và tò mò được biết,
được giải đáp thắc mắc nên trẻ rất chăm chú lắng nghe cơ kể.
Ví dụ: Với bài thơ “Hoa kết trái”
Tơi chuẩn bị một mơ hình có nhiều loại hoa, cây trái trang trí thật đẹp như

một khu vườn nhỏ. Vào bài tôi cho trẻ vừa đi vừa hát bài “màu hoa”, đến khu vườn
nhỏ tôi cho trẻ dừng lại và nói: Các cháu ạ! Trong khu vườn này có rất nhiều lồi
hoa, mỗi lồi hoa có một màu sắc khác nhau, chúng mình cùng nói xem có những
lo cây, hoa gì nhé! Tơi cho trẻ trao đổi và nêu suy nghĩ của mình sau đó tơi nói:
Các cháu nói rất đúng! đây là cây mướp có hoa màu vàng, đây là cây cà có hoa
màu tím, đây là hoa bưởi, hoa mận màu trắng. Các loại hoa đua nhau nở trông rất
đẹp phải không nào. Nhưng có một điều có thể các cháu cịn chưa biết vì các lồi
cây này ngồi việc khoe sắc hoa làm cho thiên nhiên thêm tươi đẹp thì hoa cịn kết
thành quả ngon, ngọt cho chúng ta ăn đấy! Nhà thơ Thu Hà rất u q các lồi hoa
và rất u q các cháu nên đã viết một bài thơ nói về các loài hoa để tặng các cháu
đấy! các cháu hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Hoa kết trái ”thì sẽ rõ nhé!
5


Việc kể chuyện có đạt được kết quả tốt hay không đều phù thuộc vào giọng
đọc, kể của cô. Giọng kể của cô phải thật diễn cảm, xác định đúng thanh điệu, ngữ
điệu… của câu chuyện. Xác định rõ vai trị trung gian của mình giữa tác phẩm và
trẻ cho nên công việc của cô giáo không phải là học thuộc lịng chuyện rồi nhắc lại
nội dung đó một cách vụng về, mà tôi luôn chú ý đọc, kể bằng sự thay đổi của
giọng nói , của nét mặt, cử chỉ để thể hiện từng nhân vật. Nhằm mang lại cho cháu
niềm vui thích và qua đó phát triển trí tuệ tình cảm, ngơn ngữ cho trẻ. Khi miêu tả
những sự kiện hành vi, cảm xúc của nhân vật tôi đã chú ý tránh những thủ pháp tự
nhiên như vui cười quá mức, hoặc vung tay bừa bãi. Bởi vì, tôi nghĩ nếu làm như
vậy sẽ quên chú ý đến nội dung chuyện, giảm chất lượng giờ dạy.
Ví dụ : Với chuyện “ Tấm Cám ” thì giọng của Cám là giả dối, hơi cao hơn
bình thường, giọng của Tấm thì dịu dàng, giọng của mẹ Cám thì đay nghiến, mỉa
mai… Hoặc khi kể chuyện “ Chú dê đen “ tơi sử dụng các mơ hình con vật dùng
nghệ thuật dật dây để đưa từng con vật ra theo câu chuyện. Khi kể chuyện tôi luôn
chú ý thể hiện giọng điệu của từng nhân vật.
Ví dụ:

Giọng Dê Trắng nhỏ nhẹ,ï nhút nhát
Giọng Dê Đen dũng cảm, đanh thép
Giọng chó Sói quát nạt khi gặp Dê Trắng và hạ giọng khi gặp Dê Đen.
Trong khi đọc, kể tôi chú ý không hỏi trẻ vì làm như thế sẽ phân tán tư
tưởng của trẻ. Trong q trình kể nếu có cháu mất trật tự tôi không quát mắng trẻ
mà dùng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài nhằm nhắc nhở.
Ví dụ ï: Ngọc Anh ơi ! Con hãy lắng nghe xem Dê Đen trả lời chó Sói như
thế nào nhé ?
Sau mỗi lần kể chuyện cho trẻ nghe, để giúp trẻ nhớ tên truyện, củng cố
thêm sự hiểu biết về nội dung câu chuyện và luyện cách phát âm, cung cấp thêm
vốn từ cho trẻ thì ở phần cuối giờ dạy tôi thường tự sáng tác bài thơ phù hợp với
6


nội dung câu chuyện để cho trẻ đọc nhằm tạo khơng khí vui tươi phấn khởi sau
một giờ học và lồng ghép để giáo dục trẻ giúp trẻ hiểu sâu hơn bài vừa học .
Ví dụ: Sau khi dạy bài “ Sự tích bánh chưng bánh dày ”Tơi cho trẻ đọc bài
thơ “ Chiếc bánh chưng xanh ”do tôi tự sáng tác
Chiếc bánh chưng xanh

Tự mình nghĩ ra

Do tay mẹ gói

Cả hai thứ bánh

Gạo nếp dẻo thơm

Tượng trưng đất trời


Và nhân đậu xanh

Đem dâng vua cha

Đón chào xuân mới!

Hai thứ bánh q

Hơm nay cơ kể

Vua cha đắc ý

Sự tích bánh chưng

Ra lệnh truyền ngơi

Hồng tử Lang Liêu

Từ đó đến nay

Hiền lành chăm chỉ

Nhà nào cũng có

Lao động sáng tạo

Bánh chưng, bánh dày
Vào ngày lễ tết

Đối với thơ, ý nghĩa giáo dục không chỉ phụ thuộc vào nội dung bài thơ

mà cịn phụ thuộc vào việc đọc diễn cảm của cơ giáo. Vì vậy khi trình bày bài thơ
cũng như khi dạy trẻ học thuộc lịng bài thơ. Tơi đã chú ý đến đọc diễn cảm của
mình và yêu cầu trẻ đọc diễn cảm, thể hiện đúng sắc thái, ngữ điệu của bài thơ.
Trong q trình đọc diễn cảm tơi ln chú ý đến cách ngắt giọng thi ca.
Ví dụ : khi dạy bài thơ: “ Em vẽ ” của tác giả Hồng Thanh Hà, tơi đọc với
âm điệu vui, vừa phải và chú ý ngắt giọng sau mỗi đoạn văn ngắn, nhấn vào các
từ : mào đỏ tươi, con mèo lười, tung tăng, toả sáng, ngát, tươi … sau mỗi câu tôi
ngắt giọng thi ca như sau:
“ Em vẽ/
7


Con gà trống/
Mào đỏ tươi/
……………………….”
Tôi đọc ngắt sau từ “Em vẽ” nếu đọc liền không ngắt, người nghe cảm
thấy đứt hơi.
Trong thơ chuyện, phương pháp đàm thoại là rất quan trọng vì nó là cơng
cụ để giáo viên có thể kiểm tra những gì trẻ đã biết và hiểu và đây chính là một
trong những biện pháp có giá trị để phát triển ngôn ngữ và giúp trẻ nắm vững nội
dung câu chuyện, bài thơ. Song việc sử dụng phương pháp đàm thoại đối với trẻ
mẫu giáo phải có mức độ và nghệ thuật, nếu không giờ dạy trở nên nhạt nhẽo,
thiếu hấp dẫn. Vì vậy trong các giờ cho trẻ làm quen văn học tôi đã chú ý tôi đã
chú ý đặt những câu hỏi đơn giản và câu hỏi mở để khuyến khích trẻ tư duy và sử
dựng lời nói một cách sáng tạo. Nhiệm vụ của cơ giáo là chủ động hỏi, chủ động
giải thích nếu trẻ khơng trả lời được, cịn nhiệm vụ chủ yếu của trẻ là tri giác, rồi
suy nghĩ trả lời. Vì thế các câu hỏi của từng bài tôi đều chuẩn bị kĩ phù hợp với
từng loại tiết, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Tôi đã chú ý tránh những câu
hỏi dài, hạn chế sử dụng những câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời “ có hoặc khơng ”.
Ví dụ : Trong câu chuyện “ Ba cô gái “ ở tiết 1 tôi đặt câu hỏi:

- Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Bà mẹ nhờ ai mang thư đi?
Nếu là đàm thoại giúp trẻ thể hiện thái độ nhận thức của mình thì nội dung câu
hỏi yêu cầu trẻ phải phán đoán, so sánh mới trả lời được. Vì thế tơi cũng chú ý đặt
câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu.
Ví dụ: Trong chuyện “ Ba cơ gái “ cháu u cơ nào?
Vì sao cháu lại u cơ út mà không yêu những cô khác ?
8


Trong thơ chuyện phương pháp trực quan là một phần khơng thể thiếu được
và rất quan trọng, nó có tác dụng khắc sâu thêm ấn tượng nghệ thuật cho trẻ, giúp
trẻ củng cố những điều được nghe, được thấy. Khi nghe cô kể chuyện, đọc thơ kết
hợp với đồ dùng minh hoạ sẽ giúp trẻ hiểu truyện hơn; có thể khuyến khích trẻ sử
dụng đồ dùng minh hoạ để kể lại câu chuyện; hoặc khi trẻ đã thuộc truyện trẻ có
thể sử dụng đồ dùng minh hoạ để kể lại câu chuyện theo cách riêng của mình và nó
sẽ hỗ trợ trẻ sử dụng chính xác các từ khó có liên quan đến truyện. Chính từ ý
nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong môn làm quen văn học như thế nên
tuỳ từng bài mà tôi chuẩn bị tranh ảnh, tranh động, rối tay, mơ hình,… Qua q
trình giảng dạy tơi thấy hình thức dùng tranh động và rối tay là tạo được hứng thú
cho trẻ nhất, tuy làm hơi cơng phu một chút. Khi đã có đồ dùng rồi thì việc phải
biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ hết sức cần thiết, tránh tình trạng sử dụng tuỳ
tiện. Có thể dùng giới thiệu bài, giải thích từ mới.
Ví dụ:Khi dạy trẻ bài thơ : “Hoa kết trái” của tác giả Thu Hà
Tơi chuẩn bị mơ hình một vườn hoa có các loại hoa, quả có ở trong bài thơ.
Khi đọc đến câu thơ nào thì tơi đưa loại hoa tương ứng đó ra để trẻ tri giác và hiểu
rõ hơn về nội dung bài thơ. Ngoài ra tơi cịn sử dụng mơ hình các loại hoa để giải
thích từ “Hoa kết trái” tức là hoa nở rồi đến một lúc nào đó hoa sẽ kết thành quả,
tơi chỉ và giới thiệu cho trẻ biết : Hoa vừng là bơng mè; hoa đỗ là bơng đậu,…

Ngồi việc được đọc, được xem trực tiếp các loại hoa trẻ sẽ rất thích thú tham gia
vào tiết học và hiểu bài sâu hơn.
Đối với những tiết kể chuyện khi trẻ đã thuộc truyện, tơi khuyến khích trẻ
sử dụng đồ dùng minh hoạ để kể lại câu chuyện theo cách riêng của trẻ. Với cách
làm này trẻ có thể sử dụng các từ có liên quan đến truyện giúp cho ngơn ngữ của
trẻ ngày càng phát triển.
Để phát triển tư duy của trẻ, trong mỗi tiết học tôi đều dành một phần thời
gian ở cuối giờ học mời một vài trẻ kể lại chuyện một cách sáng tạo. Trẻ có thể kể
9


lại, thay đổi câu chuyện thành câu chuyện mới hoặc thể hiện bằng động tác đóng
vai các nhân vật. Tuỳ vào từng bài tôi cho trẻ kể lại chuyện kèm theo hành động
minh hoạ; Một vài trẻ khác thực hiện các hành động minh hoạ một cách sáng tạo;
Hoặc tôi sẽ là người dẫn chuyện trẻ là người kể những đoạn đối thoại.
Như trên tơi đã trình bày, học sinh lớp tơi có rất nhiều cháu nhút nhát nên
việc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi đến lớp là một điều rất khó. Để cho trẻ hồ nhập
với các bạn tôi tận dụng những thời điểm rảnh trong ngày gần gũi, hỏi han trẻ tạo
cho trẻ niềm tin ở cô giáo. Tơi dùng hình thức đọc thơ hoặc kể chuyện cho trẻ
nghe, chủ yếu là những câu chuyện vừa học để giúp trẻ củng cố và ghi nhớ sâu
hơn, giúp trẻ mạnh dạn hơn bằng cách tôi đọc một câu cịn câu tiếp theo tơi hỏi trẻ
“ Câu tiếp theo là gì nhỉ? Cơ đố Hà kể được đấy! Nếu kể được cô sẽ thưởng
một cờ bé ngoan để Hà đem về tặng mẹ”.Tôi luôn tạo cho trẻ tham gia vào các vai
đóng kịch, hoặc biểu diễn văn nghệ cuối tuần. Tôi cho trẻ tham dự một vai như
đánh đàn, đánh trống, gõ phách … để tạo cho trẻ hoà nhập với các bạn một cách
thoải mái và hứng thú. Trong giờ học tôi đã chú ý gọi cháu đứng lên trả lời với sự
giúp đỡ của tơi. Sau đó động viên khen ngợi cháu trước các bạn. Nhiều lần như vậy
cháu sẽ mạnh dạn hơn, tôi không quên nhắc trẻ: “ Tối nay con về đọc lại bài thơ
hoặc kể lại câu chuyện này cho bố mẹ nghe, chắc bố mẹ con mừng lắm đấy”
Trong quá trình theo dõi trẻ đọc, trả lời tôi thấy nhiều cháu trong lớp cịn

nói ngọng, nói lắp nhiều. Việc nói ngọng, nói lắp nếu khơng được sửa từ nhỏ thì sẽ
gây tai hại cho trẻ sau này. Các cháu hay nhầm chữ “ r ” với “l”.Ví dụ: bài thơ “
Hoa kết trái” ( Của nhà thơ Thu Hà) có câu “ Rung rinh trước gió ” cháu hay đọc
“ lung linh “ … Vì thế tơi đã tìm một số trị chơi luyện phát âm cho trẻ ở ngồi giờ
học.
Ví dụ: Khi cần luyện cho trẻ phát âm một âm nào đó thì tơi sẽ kể cho trẻ
nghe câu chuyện “ Chú lưỡi vui tính ”.

10


Tơi nói: “Hơm nay cơ sẽ giới thiệu cho các con một người bạn mới, người
bạn mà ai cũng có. Các con có biết ai khơng ? Đó là chú lưỡi vui tính của các con
đấy! Nào các con hãy cho cơ xem các chú lưỡi vui tính của các con nào?” (Trẻ thè
lưỡi ra cho cô và các bạn xem).
Cơ : “ Chào các bạn lưỡi vui tính”, chú lưỡi vui tính biết hát rất nhiều bài
hát. Chú lưỡi vui tính muốn dạy các con hát, các con có thích khơng?
Trẻ “ Thưa cơ thích ” hơm nay chú lưỡi vui tính sẽ dạy các con bài hát .
Ví dụ : r – r – r ( cô phát âm mẫu )
Nào các con hãy hát bài này cùng chú lưỡi vui tính nhé: Trẻ r- r- r( tơi cho
hát tập thể rồi đến cá nhân, chú ý những cháu hay phát âm sai).
Sau sự phát âm thành thạo, tơi nâng u cầu bằng cách: Chú lưỡi vui tính
cịn sáng tác nhiều bài hát như: rì – rà – rì – rà…
Khi chơi xong tơi cho trẻ đọc lại bài thơ mà trẻ hay đọc sai để kiểm tra
xem cách phát âm của trẻ đã tốt chưa. Việc rèn luyện cho trẻ đọc thơ, kể chuyện
nếu chỉ được thực hiện ở trên lớp khơng thì chưa đu,û mà phải rèn luyện cho trẻ
đọc, kể ở mọi lúc, mọi nơi. Ở nhàø bằng cách phối hợp với các bậc phụ huynh,
trao đổi về những câu chuyện, bài thơ có trong chương trình để phụ huynh nắm
được và kể đọc lại cho con mình nghe vào thời gian rảnh rỗi như khi đi ngủ … Có
như thế trẻ mới nhanh thuộc và nhớ lâu hơn.

Sau khi tiếp thu chuyên đề “ Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn
học”, đối với những bài thơ, câu chuyện ngắn tôi đều phôto hoặc viết chữ lớn bằng
chữ viết thường để hướng dẫn cách đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới để trẻ
được làm quen với cách đọc chữ giúp cho việc học ở trường phổ thông sau này
được thuận lợi. Sau mỗi giờ học tơi treo tại góc văn học vừa tầm để trẻ có thể tới
đọc, chỉ dễ dàng hình thức này mặc dù trẻ khơng biết chữ nhưng do đã thuộc thơ
nên các cháu cứ chỉ và đọc giống như mình đã biết chữ, với hình thức này trẻ rất
thích và hứng thú. Lúc đầu thì chưa quen các cháu đọc chưa hết câu đã chỉ xuống
11


hàng thứ hai rồi, sau nhiều lần làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ là khi đọc các con phải
chú ý đọc và chỉ từng chữ một, cho đến nay hầu hết các cháu lớp tôi đều biết đọc
thơ bằng chữ viết thường.
Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến ” của nhà thơ Trần Đăng
Khoa, thì khi đọc chữ “Trăng ” các con chỉ vào chữ đầu tiên, đến chữ “ơi” các
con chỉ vào chữ thứ hai … với hướng dẫn như vậy nhiều lần các cháu sẽ thành
quen và đến nay chỉ, đọc thành thạo.
Nếu cứ đến giờ thơ, truyện mới dạy trẻ đọc thơ thì chưa đủ mà phải biết
cách lồng ghép tích hợp vào các mơn học khác, thì hiệu quả các giờ học mới đạt
kết quả cao.
Ví dụ : Khi dạy giáo dục âm nhạc bài “Bơng hoa mừng cơ” thì phần ổn
định lớp học tôi cho trẻ đọc bài thơ “Quà mùng tám tháng ba” bài “Cháu vẽ ông
mặt trời” đọc bài thơ “Ơâng mặt trời óng ánh”; hoặc bài thơ “ Bó hoa tặng cơ”,...
Hoặc khi dạy bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” thì phần ổn định tơi cho trẻ hát bài
“Bông hoa mừng cô”.
Vào những giờ vui chơi nhất là những trị chơi dân gian tơi chú ý lựa chọn
những bài đồng dao, ca dao gần gũi với sinh hoạt hằng ngày của trẻ để trẻ đọc
nhằm luyện giọng đọc và phát triển ngơn ngữ của trẻ.
Ví dụ :

Bài “Lộn cầu vồng”
Nước sông đang chảy
Cậu bé lên bảy
Cô bé lên ba
Hai ta cùng lộn
Ngoài ra để giáo dục lễ giáo cho trẻ, tôi cho trẻ đọc và ghi nhớ một số câu
tục ngữ gần gũi với trẻ như “Yêu thương mọi người” “Chị ngã em nâng”, “Ở
hiền gặp lành”.
12


- Giáo dục cháu thật thà qua câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
- Giáo dục cháu biết ơn người lao động qua câu : “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đối với giờ làm quen với tốn tơi cũng có thể lồng ghép thơ, truyện vào
việc cung cấp kiến thức cho trẻ .
Ví dụ: Khi dạy môn LQVT đề tài số 6 (tiết 1) phần luyện tập tôi chuẩn bị
nhiều tranh vẽ chú thỏ và nói : Các con nghe cơ đọc thơ và chọn cho cô bức tranh
đúng như trong bài thơ nhé.
Cô :

“Chú thỏ trắng

Cháu “Treo 1 chú thỏ”

Mắt hồng hồng
Tai thẳng đứng”
Cô :

“Hai chú thỏ


Cháu “Treo 2 chú thỏ lên”

Ngồi ăn cỏ
Rất nên thơ”
Cô :

Ba chú thỏ

Cháu “Treo 3 chú tho lênû”

Nhảy tung tăng
Trên bãi cỏ”
Cô :

“Bốn chú thỏ

Cháu “Treo tranh 4 chú thỏ lên”

Chơi trốn tìm
Cười chúm chím”
Cơ :

“Năm chú thỏ

Cháu “Treo tranh 5 chú thỏ lên”

Nằm phơi nắng
Cô :


Rất thoả mãn”
Sáu chú thỏ xinh

Cháu “Treo tranh 6 chú thỏ lên”
13


Rất thích múa
Múa vịng trong”
Hoặc khi dạy số 6 ( Tiết 3 ) tôi cho trẻ đọc bài thơ : “Dung dăng dung dẻ”
Dung dăng dung dẻ

Mỗi bên ba bạn

Bạn trẻ đi chơi

Cùng vui múa lượn

Nhóm bạn sáu người

Nhập lại bên nhau

Chia thành hai tổ

Cô hỏi bao nhiêu

Cô giáo liền đố

Lại thành sáu bạn


Mỗi tổ mấy người

Cơ khen cả nhóm

Bé nhoẻn miệng cười

Đồn kết chăm ngoan

Ngồi ra, tơi cịn lồng ghép thơ, truyện vào mơn hoạt độâng tạo hình để tạo
khơng khí cho tiết học cũng như kích thích trí tưởng tượng cho trẻ. Với hình thức
này trẻ vừa được đọc thơ mà lại cịn giúp trẻ phát triển ngơn ngữ và cung cấp thêm
vốn từ cho trẻ, như ở tiết “ Vẽ theo ý thích” kết thúc tơi cho trẻ đọc bài thơ “ Em
vẽ” do tôi sáng tác, bài thơ như sau:
Cô cho bé vẽ

Vẽ biển, vẽ thuyền

Những gì bé thích

Vẽ nhà, vẽ cây

Thành một bức tranh

Trên trời có mây

Trên trang giấy trắng

Xa xa có núi

Bé chọn màu đỏ


Phía trên mặt trời

Bé chọn màu vàng

Bé cùng thi vẽ!

Những màu bé thích

14


Ngoài việc luyện tập, lồng ghép mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết học để đạt kết
quả cao thì việc thay đổi hình thức lớp học cũng rất cần thiết. Trong giờ học ngồi
việc cho trẻ ngồi học trên ghế, tơi cịn cho trẻ ngồi xung quanh tơi sau đó đọc thơ,
kể chuyện cho trẻ nghe để tạo sự gần gũi, thân thiện giữa cô và trẻû, trẻ sẽ thấy
thoải mái hơn.
Với mỗi bài dạy sau khi học xong tôi luôn nhắc trẻ về nhà đọc, kể lại cho
ba mẹ nghe. Với hình thức này giúp cho trẻ ln ơn luyện, củng cố kiến thức của
trẻ ở nhà và là hình thức tốt nhất để phụ huynh thấy được việc học của con mình ở
lớp mà thay đổi cách suy nghĩ về ngành học và quan tâm đến con mình nhiều hơn
nữa. Để Phụ huynh tín nhiệm đưa con đến lớp cũng như để trẻ thích đi học tơi đã
chú ý trang trí góc thư viện phong phú về chủng loại, sưu tầm tranh truyện thật
nhiều để cho trẻ xem, những quyển truyện mà tôi sưu tầm đều phù hợp với lứa tuổi
của trẻ. Tranh ảnh đẹp, chữ to, dễ nhìn nên trẻ rất thích. Ngồi ra tơi cịn vận động
phụ huynh học sinh quyên góp, tặng lớp những quyển truyện phù hợp với trẻ mẫu
giáo làm cho góc văn học ngày càng phong phú thêm.
III. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO
THỰC TIỄN:
Sau một thời gian mạnh dạn áp dụng một số biện pháp để giúp trẻ học tốt

môn làm quen văn học, bản thân tôi rất phấn khởi, năng lực chuyên môn của tôi
được nâng lên . Kết quả sau mỗi giờ dạy của tôi đều được đánh giá cao và được
xếp loại tốt, tôi lên lớp bình tĩnh, tự tin hơn.
Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn làm quen văn học được tôi tự làm đã đẹp
hơn, phong phú về chủng loại. Qua các đợt thi đồ dùng dạy học tại trường tôi được
Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao và được xếp laọi A.

15


Các giờ dạy của tôi tiến hành thấy nhẹ nhàng, thoải mái khơng cịn gị bó
như trước. Giờ học thấy các cháu hào hứng hẳn lên. Những cháu trước kia nhút
nhát, khơng đọc trước lớp thì nay đã mạnh dạn hơn, hay xung phong phát biểu.
Số lượng trẻ nói ngọng, nói lắp nay đã khơng cịn nữa, thay vào đó là các
cháu biết phát âm chính xác đầy đủ cả câu.
Những cháu nhút nhát nay đã mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động
học tập. Các cháu tích cực tham gia đóng kịch, kể chuyện sáng tạo.
Kết quả có 95% cháu nhớ nội dung truyện đọc, kể diễn cảm, trả lời đúng
các câu hỏi của cô đưa ra, biết kể chuyện sáng tạo. Trong những lần nhà trường tổ
chức ngày hội, ngày lễ cháu lớp tôi tham gia nhiều hơn. Qua những lần khảo sát
trên trẻ đều xếp từ khá trở lên.
Phụ huynh đã có ý thức quan tâm nhiều hơn đến trẻ, giúp tôi phần nào củng
cố kiến thức cho trẻ ở nhà. Nhiều phụ huynh đã mang đến cho tôi những đồ dùng
phế thải để tôi làm đồ dùng dạy học, nhiều tranh truyện mẫu giáo để trưng bày ở
góc thư viện.
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để giờ dạy đạt kết quả cao thì yêu cầu giáo viên phải nắm vững phương
pháp giảng dạy của bộ môn. Trong quá trình đọc, kể phải chú ý giọng đọc, kể phải
rõ ràng, không sử dụng từ địa phương. Thường xuyên tự trau rồi bằng việc dự giờ
đồng nghiệp rèn kỹ năng sư phạm.

Vận dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy, khơng rập khn
máy móc, tiết nào cũng như tiết ấy, các thủ thuật lên lớp cũng phải ln thay đổi
cho phù hợp với thực tế tình hình của lớp. Nghiên cứu tìm hiểu kĩ bài trước khi
soạn, trước khi lên lớp.
Muốn cho trẻ nắm được nội dung truyện cũng như thuộc thơ thì cơ giáo
khơng chỉ cung cấp cho trẻ kiến thức trong giờ học, mà cần phải tận dụng các giờ
16


trong ngày để bồi dưỡng thêm cho trẻ. Cho trẻ làm quen với mọi lúc, mọi nơi. Tích
cực bỗi dưỡng cho trẻ tham gia vào các ngày hội, ngày lễ trong nhà trường.
Đồ dùng, học liệu phục vụ cho trẻ học phải đẹp, có sáng tạo mới gây được
hứng thú cho trẻ. Cần sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương
để làm đồ dùng phục vụ cho môn học và làm phong phú các hoạt động của trẻ.
Trong lớp phải xây dựng môi trường văn học chữ viết nhiều để trẻ được xem, được
trải nghiệm những gì mình đã được học.
Có sự phối hợp giữa cơ giáo và phụ huynh trao đổi những gì mà trẻ được
học tập trên lớp để phụ huynh rèn thêm cho trẻ ở nhà.
Vận động phụ huynh sư tầm tranh ảnh, nguyên vật liệu phục vụ cho môn
học và làm phong phú góc văn học.
Trong q trình luyện tập cần chú trọng đến việc rèn luyện và giáo dục cá
nhân trẻ kết hợp giáo dục trẻ trong nhóm, lớp.
Cuối mỗi giai đoạn, nên tổ chức cho trẻ ôn lại các bài thơ, câu chuyện qua
hình thức biểu diễn văn nghệ hoặc đóng kịch để trẻ nhớ lâu hơn.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong thời gian vừa qua,
để giúp trẻ học tốt môn “ Làm quen văn học ” ở lứa tuổi mẫu giáo. Kính mong
Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp xem xét, góp ý và chỉ ra những vấn
đề cịn thiếu sót trong bài viết, để tơi rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong
năm học tới /.


17



×