Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KẾ HOẠCH GIAO LƯU TIẾNG VIỆT CHO HSDT( 10-11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.43 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN HỚN QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 18 /KH-PGDĐT-GDTH Hớn Quản, ngày 17 tháng 02 năm 2011
KẾ HOẠCH
Tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”
cho học sinh dân tộc thiểu số, cấp huyện
Năm học 2010-2011.
Căn cứ kế hoạch số 31 /SGDĐT-GDDT ngày 06/01/2011 về việc tổ chức giao lưu
“Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
Hớn Quản xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân
tộc thiểu số năm học 2010 – 2011 của huyện như sau:
I. MỤC TIÊU:
Phát triển các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học
nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt của học sinh.
- Đồng thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng những học sinh xuất sắc của cấp học,
tiếp tục bồi dưỡng để các em tham gia giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân
tộc thiểu số năm học 2010 – 2011 cấp tỉnh, năm học 2010-2011.
II. YÊU CẦU:
- Tổ chức giao lưu đảm bảo thiết thực, có chất lượng, phù hợp với điều kiện các địa
phương;
- Động viên được học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tiếng Việt.
III. NỘI DUNG:
1. Căn cứ vào chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học, soạn thảo các nội dung giao
lưu để học sinh các lớp 1, 2, 3, 4, 5 thể hiện được các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết phù hợp với
trình độ học sinh ở mỗi khối lớp và các cấp giao lưu;
2. Học sinh thể hiện 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết thông qua các nội dung giao lưu sau:
- Phần 1 :Giao lưu tập thể:
Mỗi trường sẽ giao lưu tập thể bằng hình thức chào hỏi, giới thiệu về nét văn hóa cơ
bản đặc trưng của dân tộc đội mình (trang phục, lễ hội …) và tham gia 01 tiết mục văn nghệ
thể hiện nội dung mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số với các hình thức như:
vè, đóng kịch, tiểu phẩm, múa, hát Thời gian gian giao lưu mỗi đội không quá 10 phút và thời


gian chuẩn bị giữa các đội không quá 2 phút.
- Phần 2: Giao lưu cá nhân.
a. Kiến thức tiếng Việt: gồm các nội dung như viết chính tả ( chấm chính tả và chữ đẹp),
đọc thầm 1 đoạn văn và trả lời câu hỏi.
b. Ứng xử và năng khiếu: gồm các nội dung như chào hỏi, học sinh giới thiệu về nét
văn hóa cơ bản đặc trưng của dân tộc mình (trang phục, lễ hội …), đọc thơ, kể chuyện, hát…
trong thời gian không quá 03 phút/mỗi học sinh.
1
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Thành lập các đội tham gia giao lưu ở các cấp (cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh)
- Tiến hành giao lưu giữa học sinh các lớp trong khối, giữa các trường trong huyện;
chọn đội tuyển tham gia giao lưu giữa các huyện, thị xã trong tỉnh.
- Tổ chức chấm điểm cho mỗi nội dung giao lưu để tạo không khí thi đua giữa các lớp,
các trường.
V. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
Học sinh dân tộc thiểu số đang học tại các trường tiểu học trong huyện.
VI. THỜI GIAN VÀ SỐ LƯỢNG:
1. Thời gian:
- Thời gian tổ chức giao lưu cấp trường : trước ngày 14/ 3 /2011
- Thời gian tổ chức giao lưu cấp huyện: ngày 01/04/2011( Thứ sáu).
+ Buổi sáng: 7 giờ 30 phút khai mạc;
8 giờ 00 tổ chức giao lưu giữa các trường.
+ Buổi chiều: 13 giờ 30 phút, tổ chức giao lưu cá nhân.
2. Số lượng:
Mỗi trường cử 1 đội tham gia giao lưu tập thể và cá nhân.
Mỗi trường tham gia giao lưu cá nhân: 05 em; phải đầy đủ học sinh dân tộc thiểu số từ
khối 1 đến khối 5, mỗi khối 01 học sinh.
Số lượng tham gia giao lưu tập thể có thể nhiều hơn 05 em; Lưu ý phải chọn các em là
học sinh dân tộc thiểu số tham gia ( Nếu không phải học sinh dân tộc thiểu số sẽ không được
chấm điểm). Những học sinh tham gia giao lưu cấp huyện là những học sinh xuất sắc được lựa

chọn trong số học sinh giao lưu cấp trường.
*Các đơn vị cần chú ý trang phục, hình thức cho học sinh dự thi đẹp, phù hợp với
dân tộc của các em.
VII. ĐỊA ĐIỂM:
Buổi sáng: Hội trường UBND xã Thanh Bình- Hớn Quản – Bình Phước.
Buổi chiều: Trường Tiểu học Thanh Bình.
VIII. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG ĐỐI VỚI GIAO LƯU CẤP HUYỆN:
- Giải giao lưu tập thể: Ban tổ chức trao giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải khuyến
khích đối với những tập thể xuất sắc.
- Giải cá nhân theo từng khối lớp: Ban tổ chức trao giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải
khuyến khích đối với những học sinh có thành tích xuất sắc trong quá trình giao lưu.
- Giải toàn đoàn: căn cứ vào các giải thưởng cá nhân và tập thể, Ban tổ chức sẽ trao giải
Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích đối với đội dự thi.
- Trong quá trình tổ chức thực hiên có thể có trường hợp trùng giải hoặc không có giải,
tùy tình hình thực tế, Ban tổ chức sẽ trao giải phù hợp.
- Sau khi tổ chức giao lưu cấp huyện và chấm xong bài thi của học sinh, Phòng GD &
ĐT sẽ có công văn thông báo kết quả.
IX.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
2
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc
thiểu số năm học 2010 – 2011của huyện.
- Dự trù kinh phí tổ chức giao lưu cấp huyện;
- Tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học
2010 – 2011 cấp huyện theo đúng kế hoạch;
2. Các trường tiểu học trong huyện:
Trên cơ sở Kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc
thiểu số năm học 2010 – 2011 của huyện, các trường xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu của
địa phương cho phù hợp;
Căn cứ tình hình thực tế của trường tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho

học sinh dân tộc thiểu số năm học 2010 – 2011 cấp trường theo đúng chỉ đạo của Phòng
GD&ĐT.
Sau khi tổ chức giao lưu cấp trường xong, đề nghị các đơn vị nộp báo cáo tình hình tổ
chức giao lưu cấp trường từ việc chỉ đạo đến việc tổ chức, đánh giá kết quà đạt được. Nộp kèm
theo Kế hoạch tổ chức giao lưu và Quyết định Ban tổ chức, Ban Giám thị, Ban Giám khảo cấp
trường, danh sách học sinh được chọn dự thi cấp huyện ( theo mẫu đính kèm) trước ngày
21/3/2011 bằng văn bản về Bộ phận tiểu học PGD & ĐT. Đề thi cấp trường, danh sách học
sinh dự thi gửi email:
3. Công việc khác:
- Các đội tham gia giao lưu chuẩn bị phương tiện dự thi cho học sinh:
Mỗi học sinh tham gia giao lưu cá nhân mang theo:
+ Thẻ học sinh: thẻ phải dán ảnh học sinh và đóng dấu giáp lai ảnh, có ký tên xác nhận
của Hiệu trưởng và đóng dấu của nhà trường nơi học sinh đang học;
Lưu ý: dấu mộc phải rõ, không chấp nhận những thẻ có dấu mộc đã nhòe không đọc
được tên trường.( Thẻ học sinh theo mẫu, đăng ký tại bộ phận tiểu học Phòng Giáo dục)
+ Bút mực, thước kẻ và các dụng cụ học tập khác dành cho phần viết (giấy thi và giấy
nháp do Ban tổ chức cung cấp).
- Phổ biến đến học sinh, giáo viên, phụ huynh hiểu rõ tinh thần của giao lưu là tạo cơ hội
để học sinh được nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt cho học sinh; tạo
tâm lý thoải mái, tự tin cho học sinh khi tham gia giao lưu.
- Kinh phí đi lại, ăn uống của đoàn giáo viên và học sinh tham dự giao lưu quyết toán tại
địa phương theo quy định hiện hành.

Căn cứ vào kế hoạch này, các trường lập kế hoạch tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của
chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2010 – 2011 cấp trường và tập luyện cho học
sinh tham gia giao lưu cấp huyện tốt để đạt kết quả cao nhất.
Nơi nhân: TRƯỞNG PHÒNG
- Các trường tiểu học ( Đã ký)
- Lưu VT, GDTH, PTTH 2b
-Website: violet.vn/honquan

Nguyễn Trung

3
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN HỚN QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………… , ngày tháng năm 2011
DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA GIAO LƯU
“TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG EM CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ”
CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2010-2011
STT HỌ VÀ TÊN DÂN TỘC LỚP NGÀY
THÁNG
NĂM SINH
NƠI SINH
(THEO
TỈNH,
THÀNH
PHỐ)
GHI CHÚ
01
02
03
04
05
HIỆU TRƯỞNG
4

×