Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

“Tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự vào quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.6 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH MIỀN TRUNG

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC:
HÀNH CHÍNH PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ VÀO
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Giảng viên hướng dẫn Học viên thực hiện:
TS. Hoàng Mai Phạm Thành Long
Lớp: Cao học quản lý công 17D
Thành phố Huế, tháng 6 năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời và phát triển của xã hội dân sự hay tổ chức xã hội bắt nguồn từ bản
chất của phương thức tổ chức xã hội và từ đặc tính nhà nước không thể quản lý và
thực hiện thay cho công dân của mình tất cả mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Tổ
chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay tồn tại dưới hai hình thức tổ chức, đó là
các tổ chức có thành viên và các tổ chức không có thành viên. Các tổ chức có
thành viên bao gồm: các đoàn thể quần chúng, các tổ chức hội, liên hiệp hội, liên
đoàn, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức nhóm tại cộng đồng. Các tổ chức
không thành viên bao gồm: các tổ chức nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo, xóa
đói giảm nghèo, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ phát triển, các tổ chức tín
ngưỡng, các nhóm tổ chức không đăng ký tư cách pháp nhân và các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài.
Nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế và chính trị, người ta thấy vai trò và trách
nhiệm của xã hội dân sự ngày càng tăng. Những nước tạo ra sự ổn định và phát
triển thời gian lâu dài đều có chung một bài học là xử lý tốt mối quan hệ giữa các
tổ chức chính trị - xã hội và xã hội dân sự trong quản lý nhà nước và hoạch định
các chính sách. Những nước không coi trọng mối quan hệ ấy hoặc có giải quyết


nhưng chỉ là hình thức kiểu làm phong trào thì đều gặp nhiều khó khăn hoặc thất
bại. Để làm rõ hơn nữa vai trò của Xã hội dân sự Việt Nam hiện nay tôi chọn đề tài
“Tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự vào quản lý hành chính nhà nước”
để nghiên cứu.
Nội dung của đề tài gồm 2 phần:
Phần 1: Một số vấn đề chung về xã hội dân sự Việt Nam hiện nay.
Phân 2: Một số kiến nghị đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia của xã hội
dân sự vào quản lý nhà nước
PHẦN 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Khái niệm xã hội dân sự(XHDS)
XHDS là một mạng lưới rộng lớn gồm những tổ chức xã hội, đoàn thể, hiệp
hội, phong trào…, nằm ngoài nhà nước, liên kết với nhau bằng hệ thống các qui tắc
thoả thuận giữa các thành viên, do các cá nhân tự do lập ra, hoạt động dựa trên
nguyên tắc tự chủ, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm.
XHDS xuất hiện với một số đặc trưng cơ bản:
- Sự xuất hiện và phát triển XHDS liên quan đến việc khắc phục khuôn khổ
chật hẹp của chế độ đẳng cấp phong kiến, đến sự xuất hiện của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
- Thứ hai, XHDS xuất hiện trong thời kì nhất định của sự phát triển xã hội và
liên hệ chặt chẽ với sự thay đổi lịch sử các hình thức của nhà nước trong sự thống
nhất mâu thuẫn biện chứng.
- Trong lòng XHDS đó, ý nghĩa cá nhân của con người được phát triển, họ
chuyển từ thân phận thần dân thành các công dân.
- Chỉ ra những danh giới rõ rệt, một bên là những hoạt động kinh tế tư nhân
hướng theo lợi nhuận, bên kia là những hoạt động chính trị hướng vào việc chiếm
lãnh và thực thi quyền lực nhà nước;
- Định ra một khu vực đa dạng gồm những hội nhóm và tổ chức khác nhau.
Những thành tố này có thể sẽ trở thành những đảm bảo quan trọng cho một chính
sách phát triển bền vững và trong khuôn khổ hợp tác của các cơ quan nước ngoài,

cần phải được ưu tiên trợ giúp tùy theo thực chất của từng tổ chức;
- Cần phải tiến tới tầm cỡ độc lập về mặt chính trị xã hội, và qua đó, các tổ
chức có một tiềm năng quan trọng phục vụ cho tiến trình phát triển dân chủ;
- Miêu tả vai trò các thành tố "dân chủ tham gia" như là một bổ khuyết cho
các cơ quan "dân chủ đại diện";
- Có khả năng tiến tới tầm cỡ toàn cầu thông qua việc kết nối với những tổ
chức XHDS khác trên thế giới.
2. Đặc điểm xã hội dân sự Việt Nam
Tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam thường được gọi với nhiều tên gọi khác
nhau, nhưng tên gọi được thừa nhận rộng rãi và thường xuyên sử dụng đó là đoàn
thể nhân dân, tổ chức nhân dân hay các tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội dân sự ở
việt Nam ra đời rất sớm, bởi lẽ: Do Việt Nam ở góc tận cùng phía Đông nam nên
thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình (không thuộc văn hóa gốc du mục),
là một quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Á đông và phương thức sản xuất
châu Á, nơi mà nền sản xuất nông nghiệp lúa nước đã cố kết cộng đồng giữa các
thành viên trong xã hội cùng hành động vì mục tiêu chung xuất hiện trước khi nhà
nước Phong kiến ra đời. hình thức tổ chức xã hội của cộng đồng người Việt Nam
dựa trên mối liên kết dòng họ, đồng hương, đồng môn, đồng phường, đồng hội,
đồng sở thích…hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tự quản lý, phi lợi nhuận xuất hiện
phổ biến và trở thành đặc trưng của xã hội Việt Nam truyền thống.
Lịch sử xã hội Việt Nam cũng cho thấy sự tồn tại và phát triển của xã hội dân
sự luôn song hành, bổ sung và hỗ trợ cho nhà nước, là bộ phận quan trọng không
thể thiếu được của thiết chế xã hội nói chung. Pháp luật của chính quyền nói riêng
và thể chế chính trị nói chung không phải lúc nào cũng điều chỉnh được các hành
vi của cá nhân và của cộng đồng địa phương, mà đó là các chuẩn mực do chính
người dân, cộng đồng dân cư xây dựng và xác lập nên. “Lệ làng” chính là những
quy tắc ứng xử được xác lập không phải bởi chính quyền mà bởi các tổ chức của
cộng đồng hay xã hội dân sự.
2. Nguyên tắc hình thành
Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, ngày càng có nhiều tổ chức xã hội dân sự được thành lập và hoạt
động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có một số tổ chức là
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các tổ chức xã hội đã có nhiều đóng
góp trong việc phát huy dân chủ, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và thực
hiện giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước; chủ động tham gia cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ cho hoạt động của
Chính phủ trong việc phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ, giải quyết việc
làm, xoá đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng đa dạng,
phức tạp thì số lượng các tổ chức xã hội ngày càng được hình thành và mở rộng
không ngừng. Cho đến nay có đến hàng chục nghìn những tổ chức hay liên kết xã
hội được xem như là các thành tố của xã hội dân sự ở Việt Nam. Theo đó các tổ
chức xã hội dân sự có các tính chất sau:
- Thứ nhất, tính cộng đồng tự nguyện
- Thứ hai, tính tự chủ
- Thứ ba, tính tự quản, tự trị
- Thứ tư, tính công khai, dân chủ, minh bạch
- Thứ năm, tính độc lập so với nhà nước
Xã hội dân sự ở nước ta bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức
cộng đồng theo dòng tộc, sở thích, câu lạc bộ, ; các tổ chức dịch vụ công và các
quỹ không phải do Nhà nước lập ra, hoạt động phi lợi nhuận, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật và tích cực phối
hợp hoạt động với Nhà nước nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thể hiện dưới một số chức năng như:
- Thứ nhất, chức năng đại diện.
- Thứ hai, chức năng bảo vệ.
- Thứ ba, chức năng hỗ trợ, chia sẻ.
- Thứ tư, chức năng phản biện xã hội.

- Thứ năm, XHDS đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chính đáng của các thành
viên, đồng thời củng cố, bảo vệ và phát triển lợi ích cộng đồng.
3. Vai trò của xã hội dân sự
Với bản chất của nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân
thì vai trò của xã hội dân sự đóng vai trò hết sức quan trọng, nó được thể hiện ở
một số khía cạnh như:
- Là cầu nối, kênh truyền tải tiếng nói của các tầng lớp nhân dân đến Nhà
nước;
- Có khả năng và điều kiện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp và chính
đáng của các tầng lớp nhân dân;
- Tham gia trực tiếp vào các quá trình xây dựng đường lối, chính sách, pháp
luật, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhà nước, hệ thống kinh tế;
- Tổ chức phản biện xã hội đối với những chủ trương, đường lối, chính sách,
góp phần làm minh bạch hóa đời sống xã hội và hệ thống nhà nước;
- Các tiềm năng và nguồn lực tự nhiên và xã hội được phát huy nhằm huy
động tối đa đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
4. Hoạt động của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay
Ở nước ta các tổ chức xã hội dân sự đã phát triển khá mạnh mẽ kể từ những
năm 1990 sau khi Đảng ta thực hiện chính sách đổi đổi mới với trọng tâm là dân
chủ hoá mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và xã hội hoá hoạt động cung cấp
dịch vụ công. Các hành động tập thể mà các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam
hướng tới bao gồm: bảo thọ, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, khuyến học,
đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, ngày vì người nghèo, người tốt việc tốt,
thanh niên lập nghiệp, toàn dân xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc…
Hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam được đánh giá là có nhiều
đóng góp tích cực trong việc cố kết và động viên các thành viên trong xã hội cùng
với Nhà nước thực hiện có hiệu quả một số định hướng lớn của đất nước trong một
số lĩnh vực quan trọng như xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, phòng chống HIV
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, xã hội dân sự tại Việt Nam có cấu trúc rộng
nhưng không sâu, người dân thường là thành viên một tổ chức nào đó của xã hội

dân sự (phụ nữ, thanh niên, đoàn viên…) nhưng tính tự nguyện còn thấp. Môi
trường để xã hội dân sự hoạt động đã được thúc đẩy nhưng còn chưa thực sự khích
lệ, phát huy sự tham gia của xã hội dân sự. Ngoài ra, do truyền thống nhiều năm
chống giặc ngoại xâm, nên tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam còn mang màu sắc
đoàn thể cách mạng, được hỗ trợ một cách đặc biệt từ phía chính quyền và có xu
hướng bị hành chính hoá, vì vậy tính độc lập chưa cao. Năng lực và tính khách
quan trong phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách và giám sát hoạt động
của các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức hành chính chưa cao. Định hướng
đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi việc xây dựng và phát
triển xã hội dân sự Việt Nam cần phải vượt qua những rào cản về nhận thức, có sự
phân biệt rạch ròi giữa các tổ chức xã hội dân sự hiện đại với các tổ chức đoàn thể
cách mạng truyền thống, loại bỏ tư duy coi các tổ chức xã hội dân sự là “cánh tay
nối dài” của chính quyền, tiếp tục khắc phục tàn dư của tâm lý bao cấp, hành chính
hoá còn khá nặng nề đối với các tổ chức xã hội dân sự hiện nay.
Ngoài ra, một số tổ chức xã hội hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả, chưa
đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn viên, hội viên, có tư tưởng ỷ lại,
trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước; có xu hướng “hành chính hoá” về mặt tổ
chức và hoạt động, do đó khả năng thu hút, tập hợp hội viên bị hạn chế. Việc tham
gia cung ứng dịch vụ công trong một số trường hợp chưa được triển khai đúng với
tôn chỉ và mục đích đã đăng ký, thậm chí có trường hợp chạy theo lợi nhuận đơn
thuần, hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức phi lợi nhuận để trốn thuế, gây tổn hại đối
với lợi ích xã hội.
Vì vậy, cần nhận thức khách quan, toàn diện về vai trò, tác dụng cũng như
những hạn chế, thách thức của các tổ chức xã hội dân sự đối với phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội; từ đó bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức xã hội phù hợp với
điều kiện thực tế của đất nước.
Qua việc đánh giá về XHDS Việt Nam cho thấy:
- Về cơ cấu XHDS, các tổ chức chính trị - xã hội được ghi nhận trong Hiến
pháp những thiết chế gắn liền với Đảng và Nhà nước, được coi là các tổ chức

XHDS. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo và các NGO nước ngoài không thuộc cơ
cấu của XHDS.
- Mặc dù phải thừa nhận rằng, XHDS cần đến Nhà nước, đến hỗ trợ và bảo
trợ của Nhà nước và pháp luật, song ở Việt Nam, sự hỗ trợ và bảo trợ này khá lớn.
- Về phương diện pháp lý, đến nay vẫn chưa có những quy chế pháp lý mạnh
mẽ, thống nhất và cụ thể để “triển khai” nguyên tắc hiến định về quyền tự do lập
hội trên thực tế.
- Hoạt động của XHDS vẫn có biểu hiện chưa thực chất so với bản chất và
chức năng sẵn có.
PHẦN 2
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA
CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ VÀO QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Với đặc điểm, vị trí, vai trò quan trọng của xã hội dân sự như đã nêu ở trên,
để quản lý đồng thời phát huy được vài trò tích cực của xã hội dân sự vào quản lý
hành chính nhà nước tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
- Cần khẩn trương nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, toàn diện các vấn
đề lý luận và thực tiễn của XHDS.
- Về tư tưởng, cần nhận thức rõ và có quan điểm đúng về sự tồn tại khách
quan và vai trò, chức năng to lớn của XHDS ở Việt Nam trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường, xây dựng NNPQ và dân chủ hóa đời sống xã hội.
- Các hình thức tổ chức xã hội dân sự là đa dạng và vô tận nên, cần mở rộng
và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân.
- Nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý đồng bộ, hợp lý,
cần thiết để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, đúng hướng và thuận lợi của các tổ
chức XHDS.
1. Phương hướng thực hiện trong thời gian tới:
a. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân
Cần tập trung hoàn thiện các chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội của
Nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập

quốc tế; không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trong đó tập
trung:
- Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa Nhà nước và thị trường;
- Hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh mẽ về cải cách hành
chính;
- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; 4) tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, pháp huy quyền làm chủ của nhân dân, của XHDS trong
xây dựng NNPQ XHCN.
b. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển xã hội dân sự
- Xây dựng, phát triển XHDS phải gắn liền với cải cách HTCT.
- Xây dựng, phát triển XHDS gắn liền với việc mở rộng dân chủ; giữ vững ổn
định chính trị - xã hội.
- Xây dựng, phát triển XHDS gắn liền với xây dựng NNPQ, hoàn thiện thể
chế KTTT.
- Xây dựng, phát triển XHDS phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý
của Nhà nước.
c. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ xã
hội, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân
Các tổ chức đảng phải thật sự tôn trọng hoạt động của Nhà nước, đề cao vị trí
và uy tín của Nhà nước không chỉ trong quan hệ công tác mà cả trong đời sống xã
hội.
XHDS (hạt nhân là Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT-XH) có vai trò rất quan
trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Yêu
cầu đổi mới HTCT, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân đã và
đang đặt ra những đòi hỏi cấp bách trong đổi mới chức năng, nhiệm vụ, phương
thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức XHDS, theo hướng: “Tiếp tục tăng
cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động… thực hiện dân chủ,
giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững
mạnh;…”.

Nhà nước cần chủ động tạo ra những cơ chế cho việc thúc đẩy dân chủ trực
tiếp.
Nâng cao văn hoá dân chủ cho cả người dân và cán bộ, công chức nhà nước là
việc làm cần thiết trong bối cảnh xây dựng NNPQ XHCN hiện nay.
2. Những giải pháp chủ yếu
a. Nhóm giải pháp về nhận thức
- Một là, nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và người dân về vai trò của
NNPQ đối với XHDS.
- Hai là, nâng cao nhận thức về vai trò của XHDS đối với NNPQ XHCN.
- Ba là, nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền các cấp về dân chủ,
về vai trò, vị trí của của các đoàn thể nhân dân, các hội, tổ chức phi chính phủ, các
cộng đồng công dân…
- Bốn là, giáo dục, nâng cao nhận thức về các quyền cá nhân và trách nhiệm
cộng đồng để người dân, cho các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội…
- Năm là, nâng cao nhận thức của người dân về năng lực và tiềm năng của
mình trong việc thực thi dân chủ và tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước
và xã hội.
- Sáu là, việc nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và người dân về mối
quan hệ giữa NNPQ XHCN và XHDS có thể được thực hiện thông qua nhiều
kênh.
b. Nhóm giải pháp về thể chế
- Một là, xây dựng và hoàn thiện thể chế NNPQ XHCN.
- Hai là, xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động
của XHDS.
- Ba là, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về chức năng giám sát, phản
biện xã hội của các tổ chức XHDS.
c. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
- Thứ nhất, mở rộng quyền tự do dân chủ của người dân.
- Thứ hai, hoàn thiện các qui định pháp luật về quyền tự do, dân chủ.
- Thứ ba, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế thực thi dân chủ.

- Thứ tư, đổi mới cơ chế thảo luận và ra quyết định.
- Thứ năm, tăng cường quyền tham gia của người dân vào các quá trình kinh
tế -xã hội.
- Thứ sáu, xây dựng cơ chế phản biện và giám sát xã hội.
- Thứ bảy, xây dựng cơ chế hợp tác giữa NNPQ và XHDS.
d. Nhóm giải pháp về nguồn lực (tài chính và con người)
- Thứ nhất, thúc đẩy và hoàn thiện các thể chế, quan hệ thị trường chính là để
xác lập cơ sở kinh tế cho NNPQ và XHDS.
- Thứ hai, cần có cơ chế, chính sách tạo cơ sở vật chất và các nguồn lực tài
chính cho XHDS.
- Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho XHDS.
- Thứ tư, hợp tác với các tổ chức XHDS nước ngoài để kết hợp, chia sẻ các
nguồn lực, hỗ trợ về tài chính, kinh nghiệm hoạt động.
KẾT LUẬN
Như vậy có thể nói xã hội dân sự rất cần cho xã hội: đó là lực lượng cùng
tham gia các hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực
thi pháp luật, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng của bộ máy nhà nước, là lực
lượng khỏa lấp những khiếm khuyết của thị trường, nhằm đạt tới mục tiêu cuối
cùng là xây dựng một xã hội tốt đẹp, phồn vinh, hạnh phúc. Thực tiễn cho thấy xã
hội dân sự có thuộc tính là đấu tranh cho dân chủ, bình đẳng trong quản lý và đấu
tranh cho quyền lợi của cộng đồng, bảo đảm sự công bằng giữa lợi ích của các
nhóm xã hội khác nhau, nhất là nhóm những người “yếu thế”. Dưới áp lực và sự hỗ
trợ của xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền sẽ trở thành một nhà nước trong sạch,
vững mạnh, đủ sức thực hiện được hững chủ trương, chính sách đúng đắn phát
triển đất nước.
Trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở Việt Nam, vai trò
năng động của các tổ chức chính thức và phi chính thức, các đoàn thể tự nguyện,
các phong trào xã hội ngày càng thể hiện rõ nét. Các tổ chức này đã và đang đóng
góp, tham gia tích cực vào việc xoá đói, giảm nghèo, vào việc hình thành mạng
lưới “an sinh xã hội” cũng như nhiều hoạt động khác tại các địa phương, đã và

đang góp phần vào việc thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Dương Xuân Ngọc: Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị - Hành chính, năm 2009.
2. PGS.TS. Lê Minh Thông: Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb.
Chính trị quốc gia, năm 2011.
3. PGS.TS. Lưu Văn An: Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội
dân sự ở Việt Nam hiện nay, năm 2012
4. Nguồn internet.

×