Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

luận văn đại học sư phạm hà nội Xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.08 KB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ quan trọng vào
bậc nhất là trau dồi ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những tri
thức Việt ngữ học và quy tắc sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp.
Chính tả là một trong sáu phân môn của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
Đây là phân môn có nhiệm vụ hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng
viết. Nắm vững chính tả, học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay,
viết hay – góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt – thứ
của cải vô cùng quý báu của dân tộc.
Là một trong số các môn học ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt đã và
đang thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăng
cường dạy các kĩ năng lời nói ( đọc, viết, nghe, nói ) trên cơ sở dạy những
hiểu biết cơ bản, hiện đại về tiếng Việt nhằm đổi mới và nâng cao chất
lượng dạy môn tiếng mẹ đẻ trong nhà trường tiểu học.
Dạy chính tả trong trường tiểu học có ý nghĩa lớn trong việc phát triển
trí thông minh, khả năng tư duy (vì phải sử dụng các thao tác như phân tích,
so sánh, đối chiếu, khái quát hóa và trừu tượng hóa để rút ra quy tắc chính
tả) và khả năng ghi nhớ máy móc (các trường hợp chính tả bất quy tắc) cho
các em, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như tính kỉ luật, tính
cẩn thận, cần cù, nhẫn nại, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng
yêu quý tiếng mẹ đẻ, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp.
Theo tờ trình Quốc hội về chủ trương đổi mới chương trình sách giáo
khoa của giáo dục phổ thông số 1004/CP-QHQH ngày 3/11/2000, một trong
năm định hướng đổi mới giáo dục phổ thông là “Chương trình tạo cơ hội và
điều kiện học tập cho mọi trẻ em, bồi dưỡng những học sinh có năng lực đặc
biệt”. Đây là một định hướng phù hợp với xu thế giáo dục trên thế giới và
phù hợp với thực tiễn dạy học. Một số công trình nghiên cứu về sự phát triển
của học sinh trong quá trình giáo dục đã cho thấy: mỗi học sinh là một cá
1
nhân , có nhu cầu và năng lực phát triển, khả năng nhận thức không hoàn


toàn giống nhau, do đó có sự phân hóa về trình độ và hứng thú học tập ở các
em. Năng lực của các em sẽ được phát triển nếu môi trường, phương pháp
giáo dục thích hợp. Ngược lại, nếu năng lực không kịp thời bồi dưỡng, nâng
cao thì khả năng nhận thức của học sinh cũng sẽ không phát triển được. Các
kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số học sinh được xem là phát triển(có
năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống … nổi trội hơn các em khác) chiếm từ
5%- 10% trong tổng số học sinh đến trường.
Thực tế trước đây chúng ta vẫn áp dụng một chương trình chuẩn cho
tất cả các đối tượng học sinh, cho mọi vùng miền trong giờ học chính khóa.
Việc làm này xuất hiện nhiều bất cập. Có những nội dung với học sinh này
là rất dễ nhưng với học sinh khác lại không hề đơn giản. Có những nội dung
rất quen thuộc với học sinh thành phố nhưng khi dạy cho học sinh miền núi
lại gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và những định hướng đổi mới như
trên, từ năm 2000- 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa dạy học tự chọn thành
một bộ phận của chương trình giáo dục. Ở Tiểu học, dạy học tự chọn được
đưa vào buổi học thứ hai trong ngày. Tại Hội nghị giao ban Giáo dục Tiểu
học trong 2 ngày 16 và 17/10/2006 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, lãnh
đạo Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương đều đề nghị Bộ tiếp tục triển
khai đại trà chương trình học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục, giúp học sinh phát triển toàn diện, phát triển năng lực của từng cá nhân
đồng thời giải quyết được vấn đề dạy thêm, học thêm. Năm học 2008-2009 ,
trong Văn bản “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 đối với
Giáo dục Tiểu học số 7720/BGDĐT - GDTH, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ
đạo như sau:
Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày:
- Buổi học thứ nhất: dạy theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình
và sách theo quy định cho mỗi lớp.
2
- Buổi học thứ hai: tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức đã học và

tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ
cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu
học tập hoặc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán, môn Tiếng Việt,
có năng khiếu về Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục; dạy học các môn học tự chọn
Ngoại ngữ, Tin học, tiếng Dân tộc; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Đối với những trường ở vùng khó khăn, việc tổ chức dạy học 2
buổi/ngày có thể chỉ nhằm tăng thêm thời lượng học tập, tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương
trình không thêm nội dung dạy học.
Mặc dù đã có nhiều quy định rõ ràng về dạy học 2 buổi/ngày nhưng
trong quá trình thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn về cách thức thực
hiện, nguồn tài liệu dạy học… Một số giáo viên, thậm chí ở cả cấp lãnh đạo
trường quan niệm giờ học tự chọn là giờ học thêm, làm cho chương trình
quá tải lại càng quá tải hơn, gây áp lực cho học sinh. Các em học hai buổi
trên lớp, buổi tối về còn phải làm bài tập khiến cho việc học đối với các em
thật nặng nề. Mặt khác, nguồn tài liệu dạy học trong giờ học tự chọn hiện
nay chưa có nhiều, nhiều giáo viên vừa dạy vừa phải tìm tài liệu, mất nhiều
thời gian. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên tự lựa chọn tài liệu vào dạy học tự
chọn một cách tùy tiện, nhiều khi không đúng với mục tiêu dạy học đề ra…
Do đó, việc đầu tư để tiếp tục bổ sung các nội dung, các chủ đề tự chọn và tổ
chức biên soạn tài liệu sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn triển khai dạy học
tự chọn giúp học sinh, giáo viên có thêm nguồn tài liệu dạy học phong phú
để lựa chọn là một nhu cầu cấp thiết.
Thực tiễn dạy học chính tả trong giờ học tự chọn hiện nay có nhiều
điểm chưa tốt. Trong các giờ học tự chọn phân môn Chính tả, một số giáo
viên chưa linh hoạt, trong các giờ tự chọn vẫn lặp lại y nguyên các bài tập
trong sách giáo khoa vì thế không gây được hứng thú cho học sinh. Còn một
số giáo viên có quan điểm rằng phân môn chính tả không quan trọng như
3
phân môn Tập đọc, Tập làm văn… nên trong giờ tự chọn giáo viên lại chỉ

chú ý đến các phân môn kia mà bỏ qua Chính tả hoặc cho làm bài tập qua
quýt, chiếu lệ. Chính vì vậy mà hiện nay, ở cả 3 miền tình trạng học sinh
viết sai chính tả là quá phổ biến. Tác giả Hoàng Trọng Canh cho biết: Theo
điều tra sơ bộ của chúng tôi tại 10 trường tiểu học ở địa bàn 2 tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh thì sai chính tả đang là một chứng bệnh phổ biến trong học
sinh…Qua 3446 bài Tiếng Việt của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 thì có tới
3171 bài phạm sai chính tả ( chiếm 92%). Trung bình từ 21,3 âm tiết thì có 1
âm tiết viết sai chính tả ( chiếm 4,7%)( Theo “Chữ quốc ngữ với vấn đề
luyện chính tả ở trường phổ thông hiện nay”, Ngữ học trẻ,1996. Học sinh
miền Bắc thường dễ lẫn các phụ âm đầu như l/n, (d/gi)/r, s/x, ch/tr, c/k/q…
và các vần như ươu/iêu, ưu/iu, uơ/ua… Học sinh miền Trung dễ lẫn hai
thanh điệu hỏi/ngã. Học sinh miền Nam dễ lẫn các phụ âm đầu như
(d,gi)/nh, v/d… và một số vần như ưc/ưt, ên/ênh, in/inh,êt/êch,
it/ich,ong/ông, ươn/ương, at/ac, ăt/ăc, ât/âc, et/ec, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc,
uc/ut, an/ang, ăn/ăng… Nhưng thực tế hiện nay, học sinh miền Nam còn
mắc thêm các lỗi phụ âm đầu như tr/ch, s/x, l/n… như các bạn học sinh miền
Bắc. Như vậy, học sinh miền Nam phải luyện tập các bài tập để chữa các lỗi
vốn mắc của mình và phải làm thêm các bài tập để chữa lỗi như các bạn học
sinh miền Bắc.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng
bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn” với mong muốn
đề tài có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần
cải tiến nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề dạy học Chính tả nói chung và dạy học Chính tả lớp 2 nói
riêng đã được nhiều chuyên gia như PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh, TS Trần
Thị Minh Phương, tác giả Vũ Khắc Tuân công bố nhiều báo cáo, cuốn sách
có giá trị cao cả về lí luận và thực tiễn.
4
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ của nhiều tác

giả đã bàn tới vấn đề xây dựng bài tập chính tả cho học sinh nhưng chủ yếu
là để sửa các lỗi chính tả do phương ngữ ở các vùng miền nhất định.
Vấn đề xây dựng bài tập Chính tả cho các lớp đã được các tác giả
nghiên cứu và xây dựng. Có các cuốn như: Tự đánh giá và kiểm tra môn
Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học ( PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh ); Tiếng Việt 3
nâng cao ( GS.TS Lê Phương Nga (chủ biên) – TS Trần Thị Minh Phương
– TS. Lê Hữu Tỉnh ); Tiếng Việt 4 nâng cao ( Đặng Thị Lanh (chủ biên) -
Lê Phương Nga- Trần Thị Minh Phương ); Tiếng Việt 5 nâng cao ( Đặng
Thị Lanh (chủ biên) - Nguyễn Thị Lương - Lê Phương Nga - Trần Thị Minh
Phương); Bài tập thực hành Tiếng Việt 2,3,4,5 ( Lê Hữu Tỉnh – Lê Phương
Nga – Trần Mạnh Hưởng)và một số các công trình, cuốn sách của một số
tác giả khác.
Tuy nhiên, các công trình, cuốn sách này chưa đưa ra bài tập chính tả
cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn một cách đầy đủ. Các bài tập chính
tả trong các cuốn sách, công trình trên hoặc chỉ theo hình thức tự luận hoặc
trò chơi hoặc trắc nghiệm khách quan chưa có công trình nghiên cứu nào
xây dựng hệ thống bài tập theo cả 3 hình thức trên để đảm bảo các nguyên
tắc của dạy học tự chọn.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở xây dựng bài tập
chính tả cho học sinh lớp 2.
Tìm hiểu những nội dung dạy học chính tả trong chương trình SGK
Tiếng Việt 2.
Tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả của học sinh tiểu học.
Xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 để dạy trong giờ học,
ngoài giờ chính khóa.
5
Tổ chức thực nghiệm các bài tập chính tả đề xuất nhằm kiểm tra tính

khả thi của đề tài.
5. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung dạy học phân môn Chính tả lớp 2, các dạng bài tập nhằm
khắc phục các lỗi cho học sinh lớp 2.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung dạy học chính tả lớp 2,
các bài tập chính tả cho học sinh lớp 2.
7. Giả thuyết khoa học
Lỗi chính tả sẽ giảm, chất lượng học chính tả của học sinh lớp 2 sẽ
được cải thiện nếu các em được học tập bằng các bài tập chính tả phù hợp
với đặc điểm mắc lỗi, khả năng của mình và với một phương pháp dạy học
tích cực.
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra
Phương pháp phân tích, thống kê
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
9. Đóng góp của khóa luận
Xác lập nội dung dạy học chính tả ở lớp 2, các dạng bài tập chính tả
cho giờ học tự chọn.
Xây dựng các bài tập chính tả cho giờ học tự chọn và bước đầu thực
nghiệm thực hiện các bài tập đó.
10. Bố cục của khóa luận
- Mở đầu: Lí do chọn đề tài, Lịch sử nghiên cứu vấn đề, Mục đích nghiên
cứu, Nhiệm vụ nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Giả thuyết khoa học,
Phương pháp nghiên cứu, Đóng góp của khóa luận và Bố cục của khóa luận.
- Nội dung gồm 3 chương:
6
• Chương I: Cơ sở khoa học của việc xây dựng bài tập chính tả cho học

sinh lớp 2 để dạy học trong giờ học tự chọn.
• Chương II: Tổ hợp bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 để dạy học
trong giờ học tự chọn.
• Chương III: Thực nghiệm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
7
NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG BÀI TẬP
CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2
TRONG GIỜ HỌC TỰ CHỌN
1. Nhiệm vụ, vai trò của phân môn Chính tả ở tiểu học
Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có các phân môn như: Tập đọc,
Luyện từ và câu, Tập viết, Kể chuyện, Chính tả. Phân môn Chính tả có
nhiệm vụ: “Cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các
em có kĩ năng và thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện cho học sinh một số
phẩm chất: tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn,
đẹp đẽ) đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt, cách biểu
thị tình cảm tốt đẹp trong đó có việc viết đúng chính tả”.
Chất lượng học tập của các phân môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ,
chi phối nhau, phân môn này có ảnh hưởng, hỗ trợ cho phân môn kia. Nếu
học tập tốt phân môn Chính tả, học sinh có một công cụ hết sức đắc lực và
hữu ích để ghi chép bài chính xác, nhanh đẹp. Nếu các em học yếu phân
môn Chính tả, các em sẽ gặp nhiều khó khăn, sai sót trong việc ghi chép bài
học, làm bài tập…
2. Các nguyên tắc xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong
giờ học tự chọn
2.1. Bám sát mục tiêu, chương trình chính tả âm vần lớp 2
Việc xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 để dạy học trong

giờ học tự chọn trước hết phải dựa vào mục tiêu dạy học Tiếng Việt nói
chung và phân môn Chính tả nói riêng.
Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn
Chính tả nói riêng là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp bằng tiếng
Việt, hình thành và phát triển các kĩ năng tiếng Việt cho học sinh trong đó
8
chú ý tới kĩ năng viết (có kết hợp với kĩ năng nghe). Bên cạnh đó, Chính tả
còn cung cấp cho học sinh một số kiến thức về chữ viết như: cấu tạo chữ, vị
trí dấu thanh, quy tắc chính tả… Do đó, đòi hỏi việc xây dựng các bài tập
chính tả rất thiết thực nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng các kĩ năng sử
dụng tiếng Việt của học sinh.
Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi xây dựng hệ thống các bài tập
chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ học tự chọn theo nội dung của từng
tuần. Chương trình chính tả lớp 2 được dạy trong 35 tuần. Mỗi tuần có 2 tiết
chính tả.Ngoài ra, trong mỗi một kì còn có một tuần giữa kì và một tuần
cuối kì dành cho ôn tập và kiểm tra. Nội dung chương trình chính tả âm vần
lớp 2 cụ thể như sau:
Tuần Tiết Nội dung chính tả âm vần Trang
1 1 Phân biệt c/k. Bảng chữ cái 6
2 Phân biệt l/n, an/ang. Bảng chữ cái 11
2 1 Phân biệt s/x, ăn/ăng. Bảng chữ cái 15
2 Phân biệt g/gh. Ôn bảng chữ cái 19
3 1 Phân biệt ng/ngh, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 24
2 Phân biệt ng/ngh, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 29
4 1 Phân biệt iê/yê, r/d/gi, ân/âng 33
2 Phân biệt iê/yê, r/d/gi, ân/âng 37
5 1 Phân biệt ia/ya, l/n, en/eng 42
2 Phân biệt i/iê, en/eng, l/n 46
6 1 Phân biệt ai/ay, s/x, dấu hỏi/dấu ngã 50
2 Phân biệt ai/ay, s/x, dấu hỏi/dấu ngã 54

7 1 Phân biệt ui/uy, tr/ch, iên/iêng 57
2 Phân biệt ui/uy, tr/ch, iên/iêng 61
8 1 Phân biệt ao/au, r/d/gi, uôn/uông 65
2 Phân biệt ao/au, r/d/gi, uôn/uông 69
9 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 70
10 1 Phân biệt c/k, l/n, dấu hỏi/dấu ngã 79
2 Phân biệt c/k, l/n, dấu hỏi/dấu ngã 84
11 1 Phân biệt g/gh, s/x, ươn/ương 88
2 Phân biệt g/gh, s/x, ươn/ương 93
12 1 Phân biệt ng/ngh, tr/ch, at/ac 97
2 Phân biệt iê/yê/ya, r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã 102
13 1 Phân biệt iê/yê, r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã 106
2 Phân biệt iê/yê, r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã 110
9
14 1 Phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc 114
2 Phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc 118
15 1 Phân biệt ai/ay, s/x, ât/âc 120
2 Phân biệt ai/ay, s/x, ât/âc 125
16 1 Phân biệt ui/uy, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 131
2 Phân biệt ao/au, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 136
17 1 Phân biệt ui/uy, r/d/gi, et/ec 140
2 Phân biệt ao/au, r/d/gi, et/ec 145
18 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 147
19 1 Phân biệt l/n, dấu hỏi/dấu ngã 7
2 Phân biệt l/n, dấu hỏi/dấu ngã 11
20 1 Phân biệt s/x, iêt/iêc 16
2 Phân biệt s/x, iêt/iêc 20
21 1 Phân biệt tr/ch, uôt/uôc 25
2 Phân biệt tr/ch, uôt/uôc 29
22 1 Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dẫu ngã 33

2 Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dẫu ngã 38
23 1 Phân biệt l/n, ươc/ươt 43
2 Phân biệt l/n, ươc/ươt 48
24 1 Phân biệt s/x, uc/ut 53
2 Phân biệt s/x, uc/ut 57
25 1 Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 62
2 Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 66
26 1 Phân biệt r/d, ưc/ưt 71
2 Phân biệt r/d/gi, ưc/ưt 76
27 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 77
28 1 Phân biệt ua/uơ, l/n, ên/ênh 85
2 Phân biệt s/x, in/inh 89
29 1 Phân biệt s/x, in/inh 93
2 Phân biệt s/x, in/inh 97
30 1 Phân biệt tr/ch, êt/êch 102
2 Phân biệt tr/ch, êt/êch 106
31 1 Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã 109
2 Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã 114
32 1 Phân biệt l/n, v/d 118
2 Phân biệt l/n, it/ich 122
33 1 Phân biệt s/x, i/iê 127
2 Phân biệt s/x, i/iê 131
10
34 1 Phân biệt tr/ch, o/ô, dấu hỏi/dấu ngã 135
2 Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã 140
35 ÔN TẬP HỌC KÌ II 141
2.2. Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm
Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế , muốn
viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của các từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của
các từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Có thể

hiểu rằng chính tả tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa. Do đó, các bài
tập chính tả đưa các từ vào các trường hợp sử dụng tức là mỗi từ gắn với
một nghĩa xác định giúp học sinh ghi nhớ tốt, nhanh hơn.
Mục đích dạy học chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết
thành thạo, thuần thục chữ viết tiếng Việt theo các chuẩn chính tả, nghĩa là
giúp học sinh hình thành các kĩ xảo chính tả. Hình thành cho học sinh kĩ xảo
chính tả nghĩa là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hóa, không
cần phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả, không cần đến sự tham gia của ý
chí. Để đạt được điều này, có thể tiến hành theo hai cách: có ý thức và không
có ý thức. Cách không có ý thức tốn nhiều thời gian, công sức và không thúc
đẩy sự phát triển tư duy chỉ củng cố máy móc ở một mức độ nhất định. Cách
có ý thức là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao. Đối với học sinh tiểu học
cần vận dụng cả hai cách nói trên. Do hoạt động của hệ thông tín hiệu thứ
nhất tương đối chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát
triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những biểu
tượng về sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa,
những lời giải thích dài. Ghi nhớ máy móc của các em thường chiếm ưu thế.
Do đó, cách không có ý thức chủ yếu được vận dụng ở các lớp đầu cấp Tiểu
11
học. Các bài tập chính tả trong khóa luận không đưa ra các quy tắc viết đúng
chính tả mà cho học sinh thực hành luyện tập làm các bài chính tả. Từ đó
hình thành ở các em kĩ năng viết thành thạo, thuần thục chữ viết tiếng Việt
theo chuẩn chính tả, nghĩa là hình thành kĩ xảo chính tả. Khi các em làm bài
tập chính tả một cách tích cực, chủ động thì các em sẽ tự nhận biết được viết
như thế nào là viết đúng và viết khác đi thì sai, từ đó các em ghi nhớ cách
viết đúng sâu sắc hơn, bền vững hơn.
Lệnh bài tập ngắn gọn, rõ ràng, tránh dài dòng, rườm rà dẫn đến gây
rối cho học sinh. Ngữ liệu bài tập phải cụ thể, không nên gây ra những từ
ngữ khó hiểu, quá sức đối với các em. Từ ngữ sử dụng trong bài tập phải rõ
ràng, không nên đưa ra quá nhiều từ Hán Việt hoặc những từ ngữ mà vốn từ

của các em chưa có.
Tính sư phạm thể hiện ở tính vừa sức. Những ngữ liệu đưa ra trong
bài tập phải là những gì học sinh được học hoặc gần gũi với các em để đảm
bảo tính khả thi của bài tập. Tuy nhiên tránh những bài tập quá dễ khiến các
em không thấy hứng thú. Tính sư phạm còn thể hiện ở tính giáo dục. Các bài
tập còn phải hướng đến mục đích giáo dục: giáo dục tình yêu thiên nhiên,
tình yêu quê hương đất nước… Tính giáo dục còn thể hiện ở việc người ra
đề phải biết chọn những từ ngữ mang tính thẩm mĩ, tránh sử dụng những từ
ngữ không hay, mang nghĩa tiêu cực,… gây ảnh hưởng xấu đến học sinh.
2.3. Đảm bảo tính giao tiếp
Cũng giống như chương trình chính khóa, môn Tiếng Việt trong dạy
học tự chọn lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Nguyên tắc đòi
hỏi việc dạy tiếng như một công cụ giao tiếp, hình thành và phát triển ở học
sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong môi trường hoạt động lứa tuổi.
Các bài tập chính tả được xây dựng nhằm hình thành, phát triển ở học
sinh những kĩ năng viết đúng chính tả để học tập các môn khác và để giao
12
tiếp. Ngữ liệu của các bài tập có tần số chính tả cao, chữa được nhiều lỗi
chính tả cho học sinh từ đó đảm bảo được mục tiêu giao tiếp.
2.4. Đảm bảo tính tích hợp
Tích hợp các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau, phân
môn khác nhau trong cùng một nội dung. Cụ thể là, môn Tiếng Việt phải
tích hợp một cách tổng hợp các mạch kiến thức tiếng Việt và các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết, tích hợp được tiếng Việt và các kĩ năng sống, tích hợp
được tiếng Việt và các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác.
Do đó, các bài tập đã sử dụng nhiều ngữ liệu tích hợp các kiến thức về
tự nhiên và xã hội, những kinh nghiệm, quan niệm về đạo đức, cách sống….
Ví dụ
- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên của thế giới.
Hồ Gươm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội.
Qua việc làm các bài tập chính tả có các ngữ liệu trên, học sinh vừa
biết được quy tắc viết hoa tên địa lí Việt Nam, biết được Hạ Long là di sản
văn hóa thế giới, thủ đô của nước Việt Nam là Hà Nội và vị trí địa lí của hồ
Gươm.
Qua việc giải câu đố sau, học sinh biết truyền thuyết về hồ Gươm.
Nước xanh, xanh đến lạ lùng
Rùa thiêng ẩn hiện vẫy vùng đâu đây
Mỗi khi ngắm mặt hồ này
Nhớ Người cứu nước với cây gươm thần.
( Là hồ Gươm )
- Các ngữ liệu sau sẽ cung cấp cho học sinh ngoài cách viết đúng
chính tả còn là những kiến thức về đặc điểm của các loài cây.
Thân tròn nhiều đốt
Phơ phất lá dài
Róc hết vỏ ngoài
13
Bé ăn ngọt lịm (Cây mía)
Hay
Cùng họ hàng với táo
Da vàng quả lại dài
Ăn vào liền hết khát
Đoán được đúng mới tài (Quả lê)
- Các ngữ liệu trong các bài tập chính tả trong khoá luận còn tích hợp
cả các kiến thức về kinh nghiệm, quan niệm về các vấn đề như đạo đức,
cách sống…
Ví dụ như
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Ở hiền gặp lành.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Miệng nói tay làm.
Đó là những quan niệm của xã hội về công lao của cha mẹ, về cách
sống và cách làm việc đúng. Học sinh được học các quan niệm trên thông
qua việc làm bài tập chính tả.
Hay những kinh nghiệm về nông nghiệp của ông cha ta đã đúc rút được.
Ruộng cao trồng mầu.
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
2.5. Đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy không đi vào trình bày các
vấn đề lí thuyết, nhiệm vụ, nội dung dạy học được xây dựng dưới dạng hệ
thống bài tập để học sinh thực hành nhằm tích cực hóa các hoạt động của
14
học sinh để hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, thực
hiện mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
Các bài tập chính tả được xây dựng theo nguyên tắc này, không đi
trình bày lí thuyết mà được xây dựng thành các bài tập thực hành để rèn kĩ
năng viết cho học sinh.
2.6. Đảm bảo tính hấp dẫn, thú vị
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải gây được hứng thú
học tập cho học sinh bằng cách khai thác triệt để tính hấp dẫn của Tiếng
Việt – nội dung dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
linh hoạt, đa dạng, vui và thú vị, thiết lập được những quan hệ tốt đẹp, tích
cực giữa thầy – trò, trò – trò.
Tài liệu dạy học tự chọn phải dựa vào và hỗ trợ cho nội dung dạy học
bắt buộc. Tính mềm dẻo, vừa sức, dễ bổ sung của dạy học tự chọn tạo điều

kiện cập nhật hóa các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn học, khắc phục
sự chậm trễ trong chỉnh lí sách giáo khoa. Dạy học tự chọn môn Tiếng Việt
phải phối hợp với nội dung dạy học bắt buộc để góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện ở tiểu học. Tuân thủ nguyên tắc này nghĩa là phải
triệt để sử dụng những kiến thức, kĩ năng các em đã có khi học chương trình
cơ bản để dạy học chương trình tự chọn.
Các bài tập chính tả trong khóa luận kích thích được hứng thú và gợi
được nhu cầu học tập của học sinh. Ngoài những bài tập dạng tự luận trong
SGK Tiếng Việt 2, khóa luận còn bổ sung thêm một số dạng bài tập mới tiết
kiệm được thời gian, gây được hứng thú học tập như các các bài tập trắc
nghiệm khách quan bài tập được tổ chức dưới dạng trò chơi… Ngữ liệu của
các bài tập có tần số chính tả cao, từ đó học sinh sẽ không phải làm nhiều
bài tập, giảm áp lực học. Chúng tôi sử dụng nhiều câu đố để làm ngữ liệu
cho các bài tập hoặc qua lời giải câu đố để luyện cho học sinh viết đúng
chính tả.
15
2.7.Tính tự nguyện:
Không bắt buộc học sinh học nhiều áp lực như giờ học chính khóa
mà các bài tập chính tả có thể xây dựng dưới hình thức trò chơi học tập để
kích thích sự hứng thú đối với học sinh.
3. Đặc điểm của hệ thống bài tập chính tả cho học sinh lớp 2 trong giờ
học tự chọn
3.1. Các dạng bài tập chính tả
Theo Nguyễn Minh Thuyết( Hỏi-đáp dạy học Tiếng Việt 2, NXB
Giáo dục, 2008), trong chương trình chính tả âm vần trong SGK Tiếng Việt
lớp 2 có 5 dạng bài tập chủ yếu sau:
Dạng 1: Điền 1 kí hiệu (chữ ghi âm đầu , âm chính hoặc vần, dấu thanh dễ
lẫn) để hoàn chỉnh 1 tiếng.
Ví dụ: Bài 2( tr 16, TV T1)
Điền vào chỗ trống:

a. s hay x? hoa …en …en lẫn
hoa …úng …úng xính
b. iêt hay iêc? làm …iệc bữa …iệc
thời …iết thương …iếc
Dạng 2: Điền tiếng vào chỗ trống để hoàn chỉnh 1 từ (hoặc cụm từ)
Ví dụ: Bài tập 3 ( tr11, TV T2)
Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
( nặng, lặng): …. lẽ, … nề
( no, lo ): … lắng, đói …
Dạng 3: Điền thanh, tiếng hay từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh 1 câu văn, câu thơ.
Ví dụ: Bài 2 ( tr 7, TV T2)
Điền vào chỗ trống l hay n?
- ( Trăng) Mồng một …ưỡi trai,
16
Mồng hai …á …úa
- Đêm tháng …ăm chưa …ằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Dạng 4: Thi tìm trong và ngoài bài đọc những tiếng chứa các âm, vần dễ lẫn.
Ví dụ: Bài 2 ( tr 25, T2)
Thi tìm từ ngữ chỉ các loài vật:
- Có tiếng bắt đầu bằng ch. M: chào mào
- Có tiếng bắt đầu bằng tr. M: trâu
Dạng 5: Dựa vào nghĩa đã cho, tìm các tiếng chứa những âm, vần, thanh dễ lẫn.
Ví dụ : Bài 3 ( tr 16, T2)
Tìm các từ:
Chứa tiếng có âm s hay âm x có nghĩa như sau:
- Mùa đầu tiên trong 4 mùa.
- Giọt nước đọng trên lá buổi sớm.
Ngoài ra, trong chương trình chính tả lớp 2 còn có thêm 3 dạng bài tập.
Dạng 6: Tìm lời giải cho câu đố mà lời giải đó là tiếng hay từ chứa âm, vần,

thanh dễ lẫn.
Dạng 7: Tìm những tiếng có thể ghép với tiếng có chứa âm đầu, vần hoặc
âm chính, thanh dễ lẫn.
Ví dụ:Bài 2 ( tr 38, T2)
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- riêng, giêng
- dơi, rơi
- dạ, rạ
Dạng 8: Cho 1 đoạn văn, thơ yêu cầu sửa lỗi viết hoa tên riêng viết sai.
Ví dụ: Bài 3 ( tr 89, T2)
Có bạn chép đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu nhưng quên viết hoa nhiều
tên riêng. Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng.
Ta đi giữa ban ngày
17
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường bắc sơn, đình cả, thái nguyên
Đường qua tây bắc, đường lên điện biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…
Hệ thống các bài tập chính tả trong khóa luận đã sử dụng cả 8 dạng
trên, nhưng có tác động vào các dạng đó là thay ngữ liệu mới. Ngoài ra,
chúng tôi còn bổ sung thêm được một số dạng bài tập chính tả khác.
Dạng 1: Khoanh vào các chữ cái trước từ ngữ viết sai hoặc từ ngữ viết đúng
Ví dụ:
1. Khoanh vào các chữ cái trước từ ngữ viết sai chính tả:
a. nổi loạn c. thuồng nuồng
b. săn lùng d. nẵng hoa
2. Khoanh tròn chữ cái đặt trước từ ngữ ghi đúng chính tả:
a. ghặt lúa c. gà gô e.gửi thư
b. ghi nhớ d. gé thăm g. ghầy yếu

- Đây là một dạng bài tập trắc nghiệm khách quan. Bài tập đưa ra các
từ ngữ bao gồm cả từ viết đúng và viết sai âm, vần, thanh dễ lẫn, sau đó yêu
cầu học sinh khoanh vào chữ cái đặt trước các từ ngữ viết đúng hoặc viết
sai tùy theo yêu cầu của đề bài. Dạng bài tập này có ưu điểm là dễ xây
dựng, có thể đưa ra nhiều câu cùng một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu
Dạng bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn nếu được tổ chức dưới dạng trò chơi
vui học Tiếng Việt.
Dạng 2: Nối tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải để tạo thành từ
viết đúng chính tả
Ví dụ: Nối tiếng ở cột bên trái với tiếng ở cột bên phải để tạo thành từ viết
đúng chính tả.
A B
18
tim thuốc
tiêm điểm
chín tranh
chiến gan
- Đây là dạng trắc nghiệm khách quan nối cặp đôi. Dạng bài tập này
gồm 2 phần: phần thông tin bảng truy và phần thông tin bảng chọn. Hai
phần này thường được thiết kế thành 2 cột. Ưu điểm của dạng bài tập này là
tiết kiệm được thời gian, giảm áp lực bài tập đối với học sinh, từ đó gây
được hứng thú cho học sinh và có thể hạn chế được sự đoán mò bằng cách
làm cho số lượng thông tin ở hai bảng chọn nhiều hơn bảng truy. Để làm
được dạng bài tập này, học sinh sẽ phải đọc từng tiếng ở cột bên trái (bảng
truy) sau đó ghép lần lượt với các tiếng ở cột bên phải nếu tạo thành từ ngữ
thích hợp thì là ghép đúng.
Dạng 3: Cho các từ, yêu cầu tìm các tiếng chứa âm, vần, thanh dễ lẫn.
Ví dụ: Tìm những chữ có chứa ươn hay ương trong các từ sau:
- yêu thương, vườn cây, ngôi trường, bay lượn, sung sướng, hương
thơm, con đường.

- Bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh tìm trong các từ đó tiếng
nào chứa âm, vần, thanh dễ lẫn theo yêu cầu của đề bài. Để làm được, học
sinh phải đọc các tiếng trong từ đó xác định xem tiếng nào chứa âm, vần,
thanh dễ lẫn theo yêu cầu của đề bài, sau đó ghi lại tiếng đó. Việc đó mất
nhiều thời gian hơn nhưng sẽ kích thích tính tích cực chủ động của học sinh.
Dạng 4: Cho 2 từ có tiếng chứa âm, vần, dấu thanh dễ lẫn yêu cầu tìm từ
viết đúng, đánh dấu thanh đúng.
Ví dụ: Gạch chân dưới những từ viết đúng chính tả:
a. dãi lụa/ dải lụa c. giả vờ/giã vờ
b. quả vải/quả vãi d. ngọn lửa/ngọn lửa
19
- Đây cũng là một dạng của trắc nghiệm khách quan. Bài tập đưa ra 2
từ chứa tiếng có âm, vần hay thanh dễ lẫn đặt cạnh nhau. Học sinh sẽ so
sánh xem từ nào viết đúng chính tả và gạch chân.
Dạng 5: Cho 2 tiếng dễ lẫn, yêu cầu ghép một trong hai tiếng đó với một
tiếng khác đề tạo thành từ đúng chính tả.
Ví dụ: Ghép các tiếng thích hợp để tạo thành những từ ngữ mới:
vần (1) dân cân
học(2) …. nhân … nặng …
vầng(3) dâng câng
- Dạng bài tập này cho 2 tiếng chứa âm, vần hoặc thanh mà học sinh
khó phân biệt; yêu cầu học sinh ghép một trong hai tiếng đó với một tiếng
thứ ba cho sẵn để tạo thành từ ngữ đúng chính tả.
+ Trường hợp 1 và 2, học sinh sẽ ghép lần lượt tiếng thứ nhất và tiếng
thứ ba với tiếng thứ hai.Tiếng nào ghép với tiếng thứ hai tạo thành từ ngữ có
nghĩa, viết đúng chính tả thì là đúng. Sau đó, học sinh sẽ viết lại từ ngữ ghép
được vào chỗ chấm bên cạnh. Như vậy, dạng bài tập này khó hơn dạng bài
tập ghép đôi ở chỗ học sinh không chỉ đơn thuần ghép các tiếng mà còn phải
ghi lại từ ngữ viết đúng chính tả.
+ Trường hợp 3, học sinh có thể ghép thành từ cân nặng hoặc nặng

cân đều đúng. Ở dạng bài tập này, tiếng thứ hai có thể đứng trước hoặc đứng
sau trong từ ngữ ghép được.
Dạng 6: Trò chơi học tập.
- Nội dung trò chơi học tập
Trò chơi học tập phải gắn với các tri thức và kĩ năng của một môn học hoặc
một lĩnh vực tri thức, kĩ năng nào đó. Nói cách khác, khi sáng tạo ra các trò
chơi học tập, phải dựa vào các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt.
- Luật trò chơi:
20
Trò chơi học tập cần phải có luật trò chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực
hiện, không dòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. Ngoài ra, trò chơi học
tập nên diễn ra trong thời gian ngắn, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ví dụ: AI ĐÚNG, AI NHANH
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng viết đúng một số từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n ; kết hợp
củng cố, mở rộng vốn từ cho học sinh.
- Luyện phản xạ khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chính tả.
II. Chuẩn bị
- Các thẻ màu xanh, đỏ
- Các thẻ ghi các từ viết đúng hoặc sai chính tả.
III. Cách tiến hành
1. Nêu luật chơi và cách tính điểm
- GV phát cho các nhóm HS các thẻ màu đỏ (Đúng), thẻ màu xanh ( Sai ).
- GV đưa ra các thẻ ghi các từ viết đúng hoặc viết sai chính tả.
- Các nhóm thảo luận và khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” của GV, các nhóm giơ
thẻ: màu đỏ hoặc màu xanh.
- Một nhóm HS có nhiệm vụ quan sát kết quả giơ thẻ của các nhóm. Mỗi
lần giơ thẻ đúng được 1 điểm, giơ thẻ sai không được tính điểm.
- Sau 5 lượt giơ thẻ như vậy, nhóm HS đó sẽ tổng kết lại số điểm và thông
báo nhóm thắng cuộc.

2. Tiến hành chơi
- GV chia lớp thành các nhóm đôi, phổ biến luật chơi và cách tính điểm cho
các nhóm.
- Các nhóm nhận các thẻ từ và lưu ý: màu đỏ là đúng và màu xanh là sai.
- GV gắn thẻ từ có ghi từ viết đúng hoặc viết sai chính tả lên bảng. Các
nhóm quan sát và thảo luận thật nhanh.
- Khi GV hô “Bắt đầu ” thì các nhóm giơ thẻ. Đúng thì giơ thẻ màu đỏ, sai
thì giơ thẻ màu xanh.
21
- Nhóm HS sẽ quan sát các đội giơ thẻ và tính điểm cho các đội, ghi số
điểm của các đội lên bảng.( đánh dấu nhóm nào nhanh nhất trong mỗi lượt
chơi )
- Sau 5 lượt chơi, nhóm HS đó sẽ tổng kết lại số điểm và thông báo nhóm
thắng cuộc.( đúng nhiều nhất và nhanh nhất ).
Dạng 7: Giải đố chữ
- Bài tập yêu cầu học sinh tìm được từ (chữ) phù hợp với câu đố.
Ví dụ: Vốn là bạn của mây bông
Bớt sắc sáng giữa tầng không đêm về
(Là những chữ gì?)
Đây là một kiểu bài tập thú vị tích hợp được cả kiến thức về chữ viết
ghi âm và sự hiểu biết về nghĩa của từ. Những cách gọi đầu (phụ âm đầu);
đuôi (vần hoặc âm cuối); nặng, huyền, sắc … tạo ra những cách hiểu đồng
âm thú vị.
Dạng 8: Trong SGK Tiếng Việt 2 chỉ có một bài tập ở dạng chữa lỗi sai tên
riêng. Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng dạng bài tập này để tìm và sửa lỗi
sai âm, vần hoặc thanh dễ lẫn cho học sinh.
Ví dụ: Gạch chân dưới những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau:
Chên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh châu ra đồng. Các
cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy trú bé tìm trỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
2.2. Ngữ liệu của các bài tập chính tả

2.2.1. Ngữ liệu có tần số chính tả cao
Để cho bài tập trở nên thú vị, hấp dẫn với học sinh hơn, trong phạm vi
khóa luận, chúng tôi đã lựa chọn những ngữ liệu có tần số chính tả cao.
- Ví dụ như bài tập:
Điền vào chỗ trống tr hoặc ch (Tuần 3)
- …ưa đến…ưa mà …ời đã nắng …ang …ang.
22
- …ong …ạn mẹ em để …én ,bát,…ai, lọ , xoong nồi.
Ngữ liệu thứ nhất có 9 chữ nhưng có tới 5 chữ chứa tr và ch. Ngữ liệu
thứ hai có 11 chữ có 4 chữ chứa tr và ch. Những ngữ liệu như trên được gọi
là ngữ liệu có tần số chính tả cao.
- Hay như bài tập sau:
Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những chữ in nghiêng và giải câu đố sau
Cây bò trên đất
Lá ráp qua tròn
Ruột đo như son
Vo ngoài xanh thâm?
Chỉ với 4 câu thơ, ta có tới 4 chữ chứa thanh hỏi và thanh ngã. Bài tập
3 phần b trang 33 – Tiếng Việt 2 cũng có 4 chữ chứa thanh hỏi và thanh
ngã nhưng ngữ liệu lại dài đến 8 câu thơ.
Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Văng từ vườn xa Em đứng ngân ngơ
Chim cành tho the Nghe bầy chim hót
Ríu rít đầu nhà Bầu trời cao vút
Tiếng bầy se sẻ Trong lời chim ca.
Thanh Quế
- Việc sử dụng các ngữ liệu có tần số chính tả cao sẽ tiết kiệm được
thời gian, học sinh sẽ không phải làm nhiều bài tập phân biệt. Do đó, việc
học của học sinh sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
2.2.2. Câu đố, thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2 - đầu cấp tiểu học rất
thích câu đố. Câu đố được sử dụng như một ngữ liệu để điền các âm, vần
hoặc thanh dễ lẫn. Ví dụ như các bài tập sau:
23
Điền s hay x vào chỗ trống và giải câu đố sau:
(Tuần 11)
a. Con gì lách chách b. Cái mỏ …inh …inh
Hay bắt tìm …âu Hai chân tí …íu
Cho cây …anh màu Lông vàng mát dịu
Quản đêm khó nhọc? Chiếp chiếp …uốt ngày?
Là con gì? Là con gì?
Hay lời giải câu đố có tiếng chứa âm, vần hoặc thanh dễ lẫn. Ví dụ như:
Giải các câu đố sau( Tuần 12)
a. Con gì mào đỏ b. Bốn chân mà chỉ ở nhà
Lông mượt như tơ Khi nào khách tới kéo ra mời ngồi?
Sáng sớm tinh mơ Là cái ghế
Gọi người thức dậy?
Là con gà trống
Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi đã sử dụng 52 câu đố. Chương
trình lớp 2 có 35 tuần học, mỗi tuần chúng tôi xây dựng khoảng 5-6 bài
chính tả âm vần , như vậy trung bình mỗi tuần sẽ có ít nhất một bài sử dụng
câu đố. Do đó, học sinh sẽ rất thích thú với việc làm bài tập chính tả. Sách
giáo khoa Tiếng Việt 2 cũng sử dụng câu đố nhưng với số lượng ít. Có một
bài là giải câu đố: Bài 3 (trang 26 – T2)
Giải các câu đố sau:
a. Tiếng có âm ch hoặc tr?
Chân gì ở tít tắp xa
Gọi mà chân đấy nhưng mà không chân?
( Là chân gì?)
b. Tiếng có vần uôc hay uôt?

Có sắc – để uống hoặc tiêm
Thay sắc bằng nặng – là em nhớ bài.
(Là tiếng gì?)
24
Và câu đố được sử dụng làm ngữ liệu cũng chỉ có một bài: Bài 3 (trang 85
– T2)
Điền vào chỗ trống ên hay ênh?
Cái gì cao lớn l…. khênh
Đứng mà không tựa ngã k… ngay ra?
Câu đố
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao được sử dụng nhiều để làm ngữ liệu cho
các bài tập.
Trong Sách giáo khoa:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Tục ngữ
- Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Tục ngữ
- Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Ca dao
Hay trong khóa luận:
- Tấc đất tấc vàng
Tục ngữ
- Tay cầm con dao
Làm sao cho chắc

Để mà đi cắt
Để mà đi chặt
Chặt lấy củi cành
Ca dao
2.2.3. Nguồn ngữ liệu
25

×