Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.31 KB, 121 trang )

1
mở đầu
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho ngành giáo dục và đội
ngũ nhà giáo sự quan tâm lớn lao; Người đã khẳng định vai trò, nhiệm vụ của
nhà giáo: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và rất vẻ vang, và nếu không có
nhà giáo thì không có giáo dục”. “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng
là nhà giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không
được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng
vô danh. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà
xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất
là vẻ vang”. “Muốn cho học sinh có đức thì thầy giáo phải có đức… cho nên
thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. Người đã giao
nhiệm vụ cho đội ngũ nhà giáo Việt Nam: “Nhân dân, Đảng và Chính phủ
giao nhiệm vụ giáo dục thế hệ tương lai cho các cô, các chú”. [34, tr 1].
Những tư tưởng đó chính là kim chỉ nam cho hoạt động của các nhà giáo Việt
Nam.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Nghề giáo viên là nghề
sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Đảng và Nhà nước ta luôn chú
trọng đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Lịch
sử phát triển của xã hội cũng đã chứng minh rằng, một trong những quy luật
phát triển xã hội rất quan trọng không thể thiếu đó là sự nghiệp giáo dục và
đào tạo.
Tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khoá VII (ngày 14/1/1993) thảo
luận và ra Nghị quyết số 04 - NQ/HNTƯ về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-
ĐT. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu: "Để đảm bảo chất lượng của giáo
dục-đào tạo phải giải quyết tốt vấn đề về thầy giáo, kế thừa và phát huy
2
truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Phải đổi mới hệ thống Sư phạm,


đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ giáo viên giỏi, có trách nhiệm, có lương
tâm, có lòng tự hào về nghề nghiệp".
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.[14, tr 108].
Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt "Chiến lược
phát triển giáo dục 2001-2010" đã đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục,
một trong 7 giải pháp lớn thực hiện mục tiêu là "Phát triển đội ngũ nhà giáo,
đổi mới phương pháp giáo dục". [8, tr 27].
Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển
GD-ĐT, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2010 cũng đã nhấn mạnh:
“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD một cách toàn diện”.[13, tr 32].
Để phát triển một cách toàn diện nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH -
HĐH đất nước thì công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là cơ bản
nhất.
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là "bậc học nền tảng",
là nơi vận dụng và triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng chiến
lược phát triển giáo dục của Đảng. Mục tiêu giáo dục Tiểu học cũng nêu rõ:
“Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.[32, Điều 23]. Vì
vậy, đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Tiểu học nói riêng có
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển GD-ĐT thời kỳ CNH-HĐH đất
nước.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
3
Thị xã Thủ Dầu Một là một trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của Bình
Dương. Sự nghiệp GD-ĐT của Bình Dương nói chung và giáo dục Tiểu học

của Thị xã Thủ Dầu Một nói riêng trong những năm gần đây có những bước
chuyển biến mạnh mẽ, mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển với
nhiều hình thức đa dạng, ngành giáo dục của Thị xã Thủ Dầu Một là một
trong bảy huyện đứng đầu của toàn Tỉnh. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát
triển giáo dục đến năm 2010 của đất nước và của Thị xã Thủ Dầu Một , nhất
là việc đang thay sách ở các cấp ; việc tiến tới học 2 buổi mỗi ngày và nâng
dần tỷ lệ giáo viên Tiểu học có trình độ Cao đẳng, Đại học; tiến tới xây dựng
tất cả các trường Tiểu học ở Thị xã phải đạt chuẩn quốc gia, đòi hỏi ngành
giáo dục Tiểu học cần phải phấn đấu vươn tới một tầm cao mới. Điều mà ai
cũng nhận thức được đó là muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết là
phải coi trọng công tác quy hoạch và đào tạo giáo viên, đây là lực lượng nòng
cốt quyết định chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và đòi hỏi thực tiễn của sự phát triển giáo
dục ở Bình Dương, chóng tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp xây dựng và
phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương
giai đoạn 2005 - 2010".
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất một số
biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ
Dầu Một-Bình Dương, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vô sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
3.1.1. Khách thể nghiên cứu:
- Quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã
Thủ Dầu Một-Bình Dương.
3.1.2. Khách thể khảo sát:
4
- 36 CBQL(cấp Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Trường CĐSP, Hiệu
trưởng trường Tiểu học) và 190 giáo viên trường Tiểu học.

- Cán bộ đảng, chính quyền và ban ngành của Thị xã Thủ Dầu Một -
Bình Dương.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ giảng dạy lâu năm có uy tín và cán
bộ trẻ Trường CĐSP Bình Dương.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở
Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Hiện nay đội ngũ giáo viên TiÓu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình
Dương tuy đã đáp ứng được yêu cầu trong công tác giảng dạy và giáo dục;
nhưng đứng trước yêu cầu phát triển giáo dục đến năm 2010 của đất nước,
nhất là tiến tới học 2 buổi mỗi ngày, dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn,
nâng dần tỷ lệ giáo viên Tiểu học có trình độ Cao đẳng, Đại học thì còn nhiều
bất cập. Công tác xây dựng, dự báo và phát triển ĐNGV Tiểu học ở Thị xã
Thủ Dầu Một-Bình Dương còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Nếu chỉ ra được những biện pháp quản lý đồng bộ, tích
cực, có tính khả thi, thì sẽ góp phần xây dựng và phát triển được ĐNGV Tiểu
học toàn diện, đáp ứng yêu cầu về ĐNGV phục vô cho giáo dục Tiểu học của
Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương từ năm 2005 đến năm 2010.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực,
quản lý đội ngũ giáo viên; về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và biện pháp xây
dựng, phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình
Dương.
5.3. Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển ĐNGV Tiểu học
ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005-2010.
5
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

Phân tích và hệ thống hoá các tài liệu lý luận, văn bản, nghị quyết; các
công trình đã nghiên cứu có liên quan. Các phương pháp này dùng để xây
dựng cơ sở lý luận, phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của đề
tài.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
6.2.1. Phương pháp điều tra các loại khách thể bằng Anket thông
qua phiếu trưng cầu ý kiến:
Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra:
Chúng tôi xây dựng 3 phiếu điều tra dùng để trưng cầu ý kiến của
CBQL cấp Sở, Phòng GD-ĐT, Trường CĐSP, Hiệu trưởng trường Tiểu học
và trưng cầu ý kiến của giáo viên trường Tiểu học với 12 loại câu hái.
Hệ thống câu hỏi ở mỗi loại phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở
khoa học quản lý và trong thực tiễn công tác của chúng tôi. Các câu hỏi đựơc
xây dựng mang tính lôgic từ khái quát cho đến cụ thể, phù hợp với mục đích
nghiên cứu nhằm khai thác những thông tin cần thiết về đối tượng nghiên
cứu.
Những câu hỏi điều tra gồm có câu hỏi đóng và các câu hỏi mở được
trình bày tương đối rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho khách thể trả lời;
Số lượng phiếu điều tra dành cho CBQL gồm: 36 phiếu
- Phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL cấp Sở GD-ĐT: 09 phiếu; cấp
Phòng GD-ĐT: 05 phiếu; Trường CĐSP: 04 phiếu
- Phiếu trưng cầu ý kiến của Hiệu trưởng 18 trường Tiểu học bao gồm
18 phiếu;
Số lượng phiếu điều tra giáo viên gồm: 190 phiếu( mỗi trường từ 07
đến 15 phiếu tuỳ thuộc vào số lượng giáo viên ). Trong đó có 7 trường loại tốt
và 11 trường loại khá;
Bước 2: Điều tra:
6
Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến các CBQL Sở GD-ĐT, phòng
GD-ĐT, trường CĐSP và 18 trường Tiểu học của Thị xã nhưng vẫn đảm bảo

được tính độc lập, đồng thời cũng đảm bảo được tính khách quan khi trả lời
các câu hỏi điều tra.
Thời gian điều tra từ tháng 3/2005 đến tháng 5/2005
Bước 3: Thu thập phiếu điều tra và xử lý số liệu:
- Số phiếu gửi cho khách thể điều tra và số phiếu thu về đạt tỷ lệ 100%.
- Phiếu trả lời của CBQL và của giáo viên được tách ra riêng lẻ để
thuận lợi cho việc phân tích, so sánh và đánh giá. Sau đó xử lý số liệu điều tra
bằng phần mềm SPSS 10.0 for Windows.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn:
- Người nghiên cứu trực tiếp trao đổi, quan sát, trò chuyện, lấy ý kiến
trực tiếp của các nhà khoa học, chuyên gia, CBQL có kinh nghiệm, cán bộ
giảng dạy lâu năm có uy tín xung quanh vấn đề về công tác xây dựng và phát
triển đội ngũ giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương.
- Thu thập các số liệu, tổng kết kinh nghiệm giáo dục và khảo sát các
báo cáo thực tiễn.
- Phương pháp kiểm chứng nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đã đề ra.
6.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ khác:
Phương pháp thống kê toán học và xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS
10.0 for Windows (Statistical Package for Social Sciences) và sử dụng một số
biện pháp kiểm định thống kê.
7. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do những điều kiện hạn chế về khách quan và chủ quan, đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương từ 2005 đến 2010.
7
CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên Tiểu học.

- Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo
viên Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-tỉnh Bình Dương hiện nay.
- Chương 3: Mét sè biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
Tiểu học ở Thị xã Thủ Dầu Một-Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010.
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1.VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :
1.1.1. Ở nước ngoài:
Trong bất kỳ một lĩnh vực nào của xã hội thì giáo dục còng là lĩnh vực
liên quan mật thiết nhất tới sự phát triển toàn diện con người cũng nh sự phát
triển bền vững của một quốc gia. Vì vậy, ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã
phát biểu: “Phải tìm mọi cách để giải quyết tốt vấn đề giáo dục, cho dù ở các
mặt khác phải nhẫn nại một chút, thậm chí hy sinh một chút về tốc độ”, “Kế
hoạch lớn trăm năm phải lấy giáo dục làm gốc”,và “Giáo dục phải phục vụ
xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa vào giáo
dục”.[37, tr 8].
Nhật Bản đã nhiều lần cải cách giáo dục theo hướng hiện đại hoá và
nhân văn hoá nên luôn xếp vào số những nước hàng đầu về chất lượng và
hiệu quả giáo dục. [44, 31].
Gần đây, trong “Thông điệp liên bang” (4/2/1997), Tổng thống Mỹ Bill
Clinton đã nhấn mạnh: “Nước Mỹ cũng đang thực thi một chiến lược giáo dục
mới nhằm khắc phục những mặt yếu kém của mình, nâng cao trình độ học
vấn (giáo dục phổ cập 13 và 14 năm) để mở rộng cửa các trường đại học cho
9
tất cả người Mỹ, đào tạo đội ngũ giáo viên tốt nhất, coi giáo dục là vấn đề an

ninh quốc gia tối quan trọng”.
Qua những tư tưởng trên phần nào nói lên tầm quan trọng của thể chế
xã hội đối với giáo dục trong mọi thời đại, đặc biệt là vai trò của giáo dục nói
chung và của đội ngũ nhà giáo nói riêng.
1.1.2. Ở Việt Nam:
Mét trong những quan điểm về xây dựng và phát triển giáo dục có giá
trị cao đó là tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lóc sinh thời,
Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sự
nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Cách mạng tháng Tám thành công,
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đêi, mét trong các chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta là xoá bỏ mọi tệ hại của chính sách ngu dân và nâng cao
dân trí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với đồng bào rằng, giặc dốt cũng
nguy hại nh giặc đói. Người xếp thứ tự ưu tiên: đầu tiên là giặc đói, thứ đến là
giặc dốt, rồi cuối cùng mới đến giặc ngoại xâm. “Dốt” nghĩa hẹp là mù chữ,
nghĩa rộng là dốt nát, không có tri thức, không hiểu biết, ngu muội, không
nắm được quy luật khách quan. “Dốt” đối nghĩa với thông thái, am hiểu, tư
duy khoa học. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Phải làm
cho dân tộc ta thành một dân tộc thông thái”, “làm sao ai cũng được học
hành”. Đó là tư tưởng chiến lược để xây dựng và phát triển nền quốc học Việt
Nam, sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Ngày 4-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chèng
nạn thất học: người biết chữ phải coi học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của
mình, người biết chữ dạy người chưa biết chữ, nhất là phụ nữ lại càng phải
học tập, thanh niên phải đi đầu trong công tác này. Lời kêu gọi “Chống nạn
thất học” viết:
“Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi
người Việt Nam phải biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức
10
mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nhà nước, và trước hết phải biết
đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. [19, tr 25].

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là
đội ngũ thầy cô giáo, Người còng đã chỉ rõ: “Vấn đề then chốt, quyết định
chất lượng giáo dục là phải xây dựng được đội ngũ đông đảo những người
làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc,
giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay
nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Người luôn luôn
đánh giá cao vai trò của cô giáo, thầy giáo trong xã hội mới, coi họ là lớp
người vẻ vang của đất nước, vì nếu không có cô giáo, thầy giáo hết lòng dạy
dỗ con em nhân dân lao động ngày hôm nay thì không thể xây dựng được một
xã hội tốt đẹp trong tương lai, như mọi người mong muốn. [19, tr 183].
Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn
đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thông
qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đối với Người, nhân tố con người, với
những tinh hoa, như hiểu biết, năng lực, đạo đức là yếu tố then chốt, có tính
quyết định đối với thành công của cách mạng, tiến bộ của xã hội, tiền đồ của
dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Người từng nói: “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, và “Vì lợi
Ých mười năm thì phải trồng cây, vì lợi Ých trăm năm thì phải trồng người”.
Tư tưởng giáo dục của Người có một vị trí vô cùng quan trọng. Đó là
nguồn ánh sáng soi đường cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam hơn
nửa thế kỷ qua và cả về sau này.
Ngoài ra, trong những năm gần đây có một số đề tài nghiên cứu về
chuyên ngành QLGD; các đề tài này chủ yếu nghiên cứu về vấn đề quản lý
hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học; xây dựng và phát triển
ĐNGV ở các trường CĐSP, THCS:
11
- Luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thắng (năm 2003): “Một số biện pháp
quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học Quận Hoàn
Kiếm-Hà Nội”.
- Luận văn thạc sỹ của Bùi Đình Phúc (năm 2003): “Một số biện pháp

xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Thanh Hoá đến năm
2010”.
- Luận văn thạc sỹ của Trần Viết Thạch (năm 2003): “Một số biện pháp
xây dùng, phát triển đội ngũ giáo viện THPT ở Thành phố Hải Phòng trong
giai đoạn hiện nay.
- Luận văn thạc sỹ của Lê Quốc Băng(năm 2003): “Một số biện pháp
xây dùng, phát triển đội ngũ CBQL ở trường ĐHSP Hải Phòng từ 2003-2010.
Nhìn chung, các tác giả của những luận văn trên đã góp phần bổ sung
nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giáo
viên ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào đề cập và đi
sâu vào nghiên cứu vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học
đến năm 2010.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC:
1.2.1. Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục:
1.2.1.1. Khái niệm quản lý:
Lịch sử đã chứng minh rằng, để tồn tại và phát triển ngay từ khi loài
người xuất hiện trên trái đất, con người đã liên kết nhau thành các nhóm nhằm
chống lại sự tiêu diệt của thú dữ và thiên nhiên. Trong quá trình đó đã xuất
hiện một số người có năng lực chi phối được người khác, đồng thời cũng có
khả năng điều khiển mọi hoạt động của nhóm sao cho phù hợp với mục tiêu
chung. Những người đó đã đóng vai trò thủ lĩnh để quản lý các nhóm. Nh vậy,
quản lý xuất hiện từ rất sớm và tồn tại và phát triển đến ngày nay. Hoạt động
của con người ngày càng đa dạng, phức tạp nên quản lý cũng đa dạng và
phong phú. Chính sự đa dạng và phong phú đó nên khi nói về quản lý, các
12
nhà lý luận về quản lý đã có nhiều khái niệm khác nhau và tư tưởng quản lý
cũng khác nhau.
Khái niệm về quản lý của các tác giả ở nước ngoài:
1. Afanaxev: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao

cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã
hội, tập thể, để những cái đó có lợi cho cả tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến
bộ của cả xã hội lẫn cá nhân”. [1, tr 27].
2. Frederich Wiliam Taylor (1856-1915), Mỹ: “ Quản lý là nghệ thuật
biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp
tốt nhất và rẻ tiền nhất ”.
3. Harold Koontz (người Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu
nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được mục đích của
nhóm, mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường, trong đó con người
có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất
mãn cá nhân Ýt nhất”. [27, tr 32].
4. Paul Hersey và Ken Blanc Hard: “Quản lý nh quá trình cùng làm
việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng nh các nguồn lực khác để hình
thành các mục đích tổ chức”. [23, tr 12].
Khái niệm về quản lý của các tác giả ở Việt Nam:
“Quản lý” là từ Hán Việt được ghép giữa từ “Quản” và từ “Lý”.
“Quản” là sự trong coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định. “Lý” là
sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển. Nh vậy, “Quản lý” là trông coi,
chăm sóc, sửa sang làm cho nó ổn định và phát triển.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu
cầu nhất định”. Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định. [44, tr 800].
Các tác giả Việt Nam khái niệm về quản lý nh sau:
13
1. GS. Đặng Vũ Hoạt và GS. Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một
quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định”. [24, tr 17].
2. GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn: “Quản lý là quá trình tác động có mục
đích của chủ thể quản lý với tư cách là hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản lý”.
[39].

3. PGS. TS. Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành những
thành tựu của xã hội”. [25, tr 15].
4. Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt
tới mục đích đã đề ra”. [16, tr 9].
5. GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định
hướng, có kÕ hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ
chức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục đích nhất định”. [31, 130].
6. PGS.TS. Nguyễn Bá Dương cho rằng: “Hoạt động quản lý là sự tác
động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý qua
con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động
của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những mục
tiêu nhất định của tập thể và xã hội”. [12, tr 55].
7. PGS.TS. Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt
động của con người nhằm đạt được mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù
hợp với quy luật khách quan”. [35, tr 1].
Từ các khái niệm về quản lý nh trên, chúng ta thấy thống nhất một số
điểm sau:
- Trong quản lý có người chỉ huy, điều khiển. Có người, đồ vật hoặc sự
việc bị chỉ huy, bị điều khiển. Hai đối tượng này tác động qua lại và quy định
lẫn nhau.
14
- Trong quản lý phải có mục đích, nhiệm vụ hoạt động chung.
Do đó, theo chóng tôi: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có
kế hoạch, có hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (đối tượng
quản lý) nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Nh vậy, khái niệm quản lý bao hàm các khía cạnh:
Hệ thống quản lý gồm 2 hệ liên kết nhau, đó là sự liên kết giữa chủ thể

quản lý với đối tượng quản lý. Khi chỉ ra chủ thể quản lý thì phải chỉ ra đối
tượng quản lý và ngược lại.
- Để trả lời được câu hỏi: Ai quản lý? Thì đó là chủ thể quản lý. Do đó,
chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức do người cụ
thể lập nên. cá nhân làm chủ thể quản lý được gọi chung là CBQL.
- Để trả lời được câu hỏi: quản lý ai?, quản lý cái gì?, quản lý sự việc
gì? thì đó là đối tượng quản lý. Do đó, đối tượng quản lý có thể là một cá
nhân, một nhóm hay một tổ chức hoặc có thể là một vật thể (cỗ máy, kho
tàng) hoặc có thể là sự việc (luật lệ, quy chế). Khi đối tượng quản lý là một cá
nhân, một nhóm hay một tổ chức được con người đại diện có thể trở thành
chủ thể quản lý cấp dưới thấp hơn theo hệ thống cấp bậc. Điều đó có nghĩa là
khi nói chủ thể hay đối tượng quản lý là người hoặc tổ chức được con người
đại diện phải đặt trong mối quan hệ tổ chức cụ thể.
Giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua
lại tương hỗ nhau. Chủ thể quản lý nẩy sinh các động lực quản lý, còn khách
thể quản lý thì làm nẩy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu
của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý.
Công cụ quản lý là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tác
động đến đối tượng quản lý nh các văn bản luật, quyết định, chỉ thị, chương
trình, kế hoạch
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý. Phương pháp quản lý rất phong phú và đa dạng: Phương pháp
thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính-tổ chức, phương
15
pháp tâm lý-giáo dục ; tùy theo từng tình huống cụ thể mà sử dụng các
phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Mục tiêu
quản lý là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi Ých của con người.
Hoạt động quản lý có thể, thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ trong quản lý
Như vậy, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của

chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng một hệ thống luật lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi
trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.
Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành, tập hợp con người, công cụ,
phương tiện, tài chính , để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêu
định trước. Chủ thể muốn kết hợp được các hoạt động của đối tượng theo một
định hướng của quản lý thì phải tạo ra được “Quyền uy” buộc đối tượng phải
tuân thủ. Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể khẳng định rằng quản lý không chỉ
là khoa học, nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội mà còn đòi hỏi sự khôn
khéo, linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, nhạy cảm và tinh tế rất cao; phải biết
“Cương” và “Nhu”; phải có “Tài”, “Tầm” và “Tâm”. Với tư cách là yếu tố
quan trọng không thể thiếu được trong việc duy trì và phát triển một tổ chức;
Do đó người quản lý cần phải thực hiện 4 nhóm chức năng:
Chñ thÓ
qu¶n lý
C«ng cô
qu¶n lý
Ph¬ng ph¸p
qu¶n lý
Kh¸ch thÓ
qu¶n lý
Môc tiªu
qu¶n lý
M«i trêng
qu¶n lý
16
Chức năng kế hoạch hóa: là khởi điểm của một quá trình quản lý. Kế
hoạch hóa là quá trình vạch ra các mục tiêu và quy định phương thức đạt
được mục tiêu (đó là con đường, cách thức, biện pháp hoạt động trong tương
lai)

Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch: Tổ chức là một quá trình
phân công và phối hợp các nhiệm vụ, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức
nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã được vạch ra.
Để thực hiện vấn đề phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực, chức năng
tổ chức thực hiện những nội dung sau:
- Xác định cấu trúc của tổ chức
- Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực (gồm quy hoạch đội ngũ,
tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, thẩm định, thuyên chuyển, đề bạt, sa thải )
- Xác định cơ chế hoạt động, các mối quan hệ của tổ chức
- Tổ chức lao động một cách khoa học của người quản lý.
Chức năng chỉ đạo điều hành kế hoạch: Chỉ đạo là phương thức tác
động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm điều khiển tổ chức vận
hành theo đúng kế hoạch để đạt được mục đích, mục tiêu đề ra.
Chức năng kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch: Hoạt
động kiểm tra bao gồm việc kiểm tra, giám sát, theo dõi, phát hiện tình huống
và kết quả hoạt động kiểm tra cũng là một quá trình tự điều khiển.
Các chức năng này liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trình
quản lý. Trong 4 chức năng trên, kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng
nhất của quản lý. Theo thuyết hệ thống thì kiểm tra là quá trình thiết lập mối
liên hệ ngược trong quản lý, không có kiểm tra cũng đồng nghĩa với không có
quản lý.
Ngoài 4 chức năng cơ bản nêu trên, trong quá trình quản lý còn có 2
vấn đề quan trọng là: thông tin quản lý và quyết định quản lý.
Các chức năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo thành một
chu trình quản lý
17
Quỏ trỡnh qun lý c th hin qua s sau:
S 1.2: Mi liờn h ca cỏc chc nng qun lý ( theo Paul Hersy v
Ken Blane Hard )
1.2.1.2. Khỏi nim qun lý giỏo dc:

QLGD l mt loi hỡnh qun lý xó hi, tc l qun lý mi hot ng
giỏo dc trong xó hi. Da vo khỏi nim Qun lý mt s nh nghiờn cu
giỏo dc a ra nhiu nh ngha v QLGD , mt s nh ngha in hỡnh:
Khỏi nim v qun lý giỏo dc ca cỏc tỏc gi nc ngoi:
1. P.V.Khu ụ Minx Ky cho rng: Qun lý giỏo dc l tỏc ng cú h
thng, cú k hoch, cú mc ớch ca ch th qun lý cỏc cp khỏc nhau n
tt c cỏc khõu ca h thng giỏo dc nhm mc ớch m bo vic giỏo dc
cng sn ch ngha cho th h tr, m bo s phỏt trin ton din v hi hũa
ca h. [28, tr 50].
2. M.I.Kụn a Kụp: Qun lý giỏo dc l tp hp nhng bin phỏp t
chc cỏn b, giỏo dc, k hoch hoỏ, ti chớnh, cung tiờu nhm m bo s
vn hnh bỡnh thng ca cỏc c quan trong h thng giỏo dc, bo m s
tip tc phỏt trin v m rng h thng c v mt s lng cng nh cht
lng. [26, tr 17].
Khỏi nim v qun lý giỏo dc ca cỏc tỏc gi Vit Nam:
Lập kế hoạch
hóa
Kiểm tra
Tổ chức
Chỉ đạo
Thông tin quản lý
Quyết định quản lý
18
1. GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ
thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể
quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý
giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ,
đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [31, 7].
2. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục (QLGD) theo nghĩa

tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát
triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ
mà cho mọi người. Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo
dục quốc dân”. [2, tr 31].
3. GS. VS. Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học,
thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,
tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu
giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng
học sinh”. [18, tr 26].
Mặc dù quan niệm về QLGD có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng
đều nêu lên bản chất của QLGD là hệ thống những tác động có tính định
hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động
giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trong một môi trường
luôn luôn biến động.
Các thành tố đó là:
- Mục tiêu giáo dục
- Nội dung giáo dục
- Phương pháp giáo dục
- Lực lượng giáo dục (Người dạy)
- Đối tượng giáo dục (Người học)
- Phương tiện giáo dục (điều kiện)
19
Trong quá trình QLGD nhà quản lý phải biết gắn kết các nhân tố vô
hình (MTGD, NDGD, PPGD) với các nhân tố hữu hình (thầy-trò-điều kiện)
để hướng tới mục đích giáo dục là hình thành nhân cách cho người học, thực
hiện nhiệm vụ GD-ĐT “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”.
Khái niệm QLGD trên đây đồng nghĩa với quản lý hệ thống giáo dục có
thể là hệ thống các trường học đóng ở một địa phương xác định hoặc hệ thống

trường học trong phạm vi cả nước. Với mục tiêu của nền giáo dục cách mạng
thì QLGD phải tuân thủ các nguyên tắc:
- Quán triệt các đường lối giáo dục của Đảng
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc khoa học
- Nguyên tắc tính hiệu quả
1.2.1.3. Khái niệm nhà trường:
Theo TS. Hoàng Minh Thao và TS. Hà Thế Truyền: “Nhà trường là
một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh
nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Nhà
trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội nói trên đạt
được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào
sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội”. [36, tr 62].
Vì vậy, quản lý nhà trường tiểu học là phải quản lý toàn diện. Đó là:
- Quản lý đội ngũ nhà giáo
- Quản lý học sinh
- Quản lý quá trình dạy học-giáo dục
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường
- Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng
1.2.2. Lý luận về quản lý nguồn nhân lực:
1.2.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực:
20
Ngày nay, khi đề cập đến nguồn lực quyết định nhất đến sự phát triển
kinh tế-xã hội, người ta thường chỉ ra đó là “vốn con người” là nguồn nhân
lực chứ không phải là nguồn tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, tiền bạc.
Nguồn nhân lực là một khái niệm cơ bản, là đối tượng nghiên cứu của
môn khoa học quản lý tổ chức: Môn quản trị học. Từ góc độ của quản trị học,
NNL được hiểu là nguồn tài nguyên nhân sự và các vấn đề nhân sự trong tổ
chức cụ thể. Nguồn nhân lực chính là vấn đề nguồn lực con người, nhân tố
con người trong một tổ chức cụ thể nào đó. Điều này có nghĩa là “Nguồn

nhân lực phải được thừa nhận là nguồn vốn và là tài sản quan trọng nhất của
mọi loại hình quy mô tổ chức”.[11, tr 35].
Nguồn nhân lực là chỉ những người đang và sẽ bổ sung vào lực lượng
lao động xã hội đa dạng và phong phó, bao gồm các thế hệ trẻ đang được nuôi
dưỡng, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và cao
đẳng, đại học. Nói đến NNL, mới chỉ đề cập tới tiềm lực; còn khi tiến hành
đào tạo, sử dụng phát huy phát triển NNL nó mới trở thành lực tác động tới
phát triển kinh tế - xã hội. [45, tr 243].
Theo PGS. TS Đặng Quốc Bảo: “Nguồn nhân lực được quan niệm là
tổng thể tiềm năng lao động của một đất nước, một cộng đồng cả trong “độ
tuổi lao động” và ngoài “độ tuổi lao động”; nó được quản lý chăm sóc và phát
triển đối với cá nhân con người từ tuổi Êu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi lao
động và cả sau thời kỳ tuổi lao động”. [4, tr 69].
Nguồn nhân lực (Human resources) hay còn gọi là “vốn con người”
(Human capital) chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một
tổ chức, một tập hợp cụ thể.
Theo UNESCO: “Con người vừa là mục đích, vừa là tác nhân của sự
phát triển” và “Con người được xem như là một tài nguyên, một nguồn lực
hết sức cần thiết”. Ngân hàng thế giới quan niệm có 2 loại vốn: “Vốn con
người và vốn vật chất, trong đó sự phát triển vốn con người quyết định sự
phát triển của mọi vốn khác”.
21
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực (NNL) được hiểu là toàn bộ lực lượng
lao động có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm. Xét
trong phạm vi một đơn vị, một cơ quan Nhà nước hay một địa phương.
Nguồn nhân lực chính là toàn bộ lực lượng lao động của đơn vị, cơ quan hay
một địa phương nào đó.
1.2.2.2. Quản lý nguồn nhân lực:
Theo GS.TS Nguyễn Quang Uẩn: “Quản lý nguồn nhân lực là quá trình
hoạch định nguồn nhân lực: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn

nhân lực; sử dụng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế chính sách, tạo động lực
thúc đÈy sự phát triển nguồn nhân lực nhằm làm cho đội ngũ nhân lực vững
vàng để đáp ứng yêu cầu của tổ chức”. [38].
Quản lý nguồn nhân lực (NNL) là một chức năng của nhà quản lý, thể
hiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổ
chức do mình phụ trách.
Hoạt động này bao gồm việc dự báo và kế hoạch hóa NNL , tuyển
chọn, đào tạo và phát triển, thẩm định kết quả hoạt động, đề bạt, thuyên
chuyển hoặc sa thải trong đó cốt lõi là đào tạo, phát triển và sử dụng đạt hiệu
quả cao nhất. Quản lý NNL được hiểu đầy đủ gồm 3 mặt quản lý:
- Phát triển nguồn nhân lực (Human Resources Development)
- Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực (Human Resources Utilization)
- Nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực phát triển (Human
Resources Development Environment).
1.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực:
Quản lý phát triển NNL không chỉ nhấn mạnh phát triển thể lực(theo
quan điểm về sức người), phát triển trí tuệ (theo quan điểm vốn người) mà
nhấn mạnh phát triển toàn diện con người: Thể lực, trí lực, tâm lực, thái độ
sống và lao động, hiệu quả lao động.
22
Quản lý phát triển nguồn nhân lực(Human Resources Development
Management) được xem xét tổng hợp dưới các góc độ: góc độ kinh tế, góc độ
văn hoá giáo dục, góc độ chính trị-xã hội.
- Dưới góc độ kinh tế, việc quản lý phát triển nguồn nhân lực tập trung
vào công tác qui hoạch, kế hoạch cơ cấu lao động, cơ cấu nhân lực trong
tương quan với cơ cấu kinh tế.
- Dưới góc độ văn hoá giáo dục, quản lý phát triển NNL tập trung vào
công tác GD-ĐT, bồi dưỡng, gắn cơ cấu nhân lực với cơ cấu giáo dục.
- Dưới góc độ chính trị-xã hội, là các chính sách đảm bảo quyền tự do
dân chủ, sự an ninh đối với đời sống con người, sức khoẻ của con người, giữ

môi trường sống tự nhiên của con người được trong lành, đảm bảo sự bình
đẳng giới, bình đẳng dân tộc vvv…
Theo viện nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục: “Phát triển nguồn
nhân lực được hiểu về cơ bản là làm gia tăng giá trị của con người về mặt trí
tuệ, đạo đức, thể lực và thÉm mỹ; làm cho con người trở thành những người
lao động có năng lực và phẩm chất mới, cao hơn”. [45, 243].
Phát triển nguồn nhân lực (NNL) là tạo ra sự tăng trưởng bền vững về
hiệu suất của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức gắn liền với việc
tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ, cũng nh chất lượng sống
của nhân lực.
Theo chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) trong cuốn
“Đầu tư vào tương lai” (Investing the future) năm 1990 thì có 5 nhân tố của
sự phát triển nguồn nhân lực gồm các yếu tố: Giáo dục-Đào tạo, sức khoẻ và
dinh dưỡng, môi trường, việc làm, tù do chính trị và kinh tế. Trong đó yếu tố
giáo dục và đào tạo là quan trọng nhất.
Trên bình diện quản lý vĩ mô, phát triển NNL (tài nguyên nhân sự)
chính là “Việc thực hiện tốt các chức năng và công cụ quản lý nhằm có được
một đội ngũ cán bộ công nhân viên của tổ chức phù hợp về mặt số lượng và
có chất lượng cao”. [11, tr 24].
23
- S dng hp lý NNL: Tuyn dụng, s dụng, sng lc, b trớ, ỏnh giỏ,
ói ng.
- Nuụi dng mụi trng cho NNL phỏt trin: M rng chng loi, quy
mụ vic lm, phỏt trin t chc.
Theo Leonard Nadle (M) nm 1980, qun lý ngun nhõn lc th hin
qua s sau:
S 1.3: Qun lý ngun nhõn lc: [11, tr 26].
( Human Resources Management )
i hi ng VIII ó nờu: Phng hng chung ca lnh vc GD-T
l phỏt trin NNL ỏp ng yờu cu CNH-HH, phỏt huy ngun lc con ngi

l iu kin cho s phỏt trin nhanh v bn vng ca cụng cuc CNH-HH
t nc. õy l quan im phự hp vi xu th chung:
Con ngi ng trung tõm ca s phỏt trin. gi vai trũ ca con
ngi thỡ GD-T c coi l ch o. Phỏt huy ngun lc con ngi Vit
Nam hng vo mc tiờu CNH-HH th hin vo vic bi dng v phỏt huy
sc mnh ca i ng nhõn lc, ca b phn nhõn ti trờn nn tng ca sc
mnh dõn trớ.
Qun lý ngun nhõn lc (NNL) trong h thng GD-T xột theo phm
vi rng l qun lý i ng CBQL, giỏo viờn, cụng nhõn viờn thuc ngnh.
Nu ch cp n c im s phm thỡ qun lý NNL trong GD-T chớnh l
qun lý i ng giỏo viờn v CBQL.
Quản lý nguồn nhân lực
Phát triển
nguồn nhân lực
Sử dụng
nguồn nhân lực
Môi trờng
nguồn nhân lực
- Giáo dục
- Đào tạo
- Bồi dỡng
- Phát triển
-Tự học,tự nghiên cứu
- Tuyển dụng
- Sàng lọc
- Bố trí
- Sử dụng
- Đánh giá
- Đãi ngộ
- Mở rộng chủng

loại việc làm
- Mở rộng quy
mô việc làm
- Phát triển tổ chức
24
1.2.3. Lý luận về ĐNGV Tiểu học.
1.2.3.1. Khái niệm đội ngò:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người,
cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng”. [44, tr 339].
Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá
rộng rãi nh: Đội ngũ tri thức, đội ngũ những người viết văn, đội ngũ nhà giáo.
Tuy nhiên ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số
đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng,
có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định;
họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi Ých vật chất và tinh thần
cụ thể.
Nh vậy, khái niệm về đội ngũ có thể diễn đạt một cách khác nhau,
nhưng đều thống nhất: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành
một lực lượng để thực hiện mục đích nhất định. Do đó, dù khái niệm đội ngũ
có thể diễn đạt một cách khác nhau thì người quản lý nhà trường đều phải xây
dựng gắn kết các thành viên tạo ra đội ngũ, trong đó mỗi người có thể có
phong cách riêng, song khi đã được gắn kết thành một khối thì mỗi cá nhân
phải có sự thống nhất cao về mục tiêu cần đạt tới và có cùng một nhiệm vụ.
1.2.3.2. Khái niệm ĐNGV: Điều 61 Luật giáo dục viết:
Nhà giáo: là người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong nhà trường
hoặc các cơ sở giáo dục khác.
Nhà giáo có những tiêu chuẩn sau đây:
- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp. Lý lịch bản thân rõ ràng.

Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp gọi là giáo viên.
Nhiệm vụ của nhà giáo: Điều 63 Luật giáo dục:
- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý,chương trình giáo dục;
25
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật
và Điều lệ nhà trường;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách
của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi Ých
chính đáng của người học;
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của nhà giáo: Điều 64 Luật giáo dục:
- Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ
sở giáo dục và nghiên cứu khác với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ
chương trình, kế hoạch do nhà trường giao cho;
- Được nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật. [32, tr 43].
Đội ngũ giáo viên: là những nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục Mầm
non, giáo dục Phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc
dân.
Đội ngò giáo viên Tiểu học: là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo
dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên dạy
các môn học, giáo viên tổng phụ trách Đội. [6, tr 23].
1.2.4. Lý luận về biện pháp xây dựng và phát triển ĐNGV :
1.2.4.1. Khái niệm về biện pháp:

Để xây dựng và phát triển ĐNGV cần có những tác động của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý, sự tác đó chính là những cách thức, con
đường, điều kiện và biện pháp để thực hiện.

×