Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận Sự sáng tạo của sinh viên đại học kinh tế hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.3 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
Đề tài:
SỰ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH
TẾ HỒ CHÍ MINH
GVHD : Th. Trang Thành Lập.
SVTH: Hà Thị Khánh Linh.
Lớp: KDQT 01_K32
MSSV: 106200223
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
Nhận xét của giảng viên
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………….
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 : Giới thiệu bản thân 4
Chương 2 : Thực trạng sự sáng tạo của sinh viên Đại Học Kinh Tế
Hồ Chí Minh
1. Lý do chọn học tại trường Đại Học Kinh Tế 8
2. Quá trình học tập từ đầu năm tới hiện nay 8
3. Thực trạng dạy và học, phát huy sáng tạo của sinh viên tại trường 9
a. Ưu điểm
b. Nhược điểm
4. Sáng tạo 10
a. Định nghĩa 10
b. Sinh viên Kinh tế thiếu sáng tạo những gì và thiếu như thế nào? 12
c. Tại sao sinh viên thiếu? 12
Chương 3: Giải pháp nâng cao tính sáng tạo của sinh viên 13
Chương 1:
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
Tôi rất thích một câu nói của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết trong truyện ngắn
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Để sống tốt hơn , đôi khi bạn cần phải học cách làm trẻ
con trước khi làm người lớn”.
Thật vậy, đôi khi con người ta vội vã sống gấp gáp , bận rộn với cuộc sống bon chen

nơi đô thị mà vô tình sống nhạt nhẽo và thờ ơ với cuộc sống của chính mình hay xã hội. Và
đôi khi hai từ “Sống tốt” nghe có vẻ như lạ tai với cuộc sống người lớn toan tính. Còn rất
nhiều rất nhiều những cái đôi khi nữa ….cần nói, cần chia sẻ . Nhưng trước khi “người lớn
“ tôi xin mạn phép quay về thời”trẻ con “ để giới thiệu vài thứ linh tinh cũng cần để huyên
thuyên:
 Họ và tên: Hà Thị Khánh Linh

 Tuổi: 21 (1988)
Dừng chân ngay cái tên tôi xin chia sẻ một câu chuyện vui thế này . Hồi năm 2006
tôi có đi làm thêm cho một cửa hang tranh thư pháp nổi tiếng ( xin được giấu tên vì lý do tế
nhị) nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa , tôi có duyên được gặp nhà văn cùng quê tên
Hà Khánh Linh ( thiếu chữ Thị nữa là tên tôi giống tên bà ấy). Cơ duyên này đã mang lại
cho tôi niềm vui khôn tả vì hiểu được ý nghĩa cái tên của mình. Phân tích từng từ mà nhà
văn giải nghĩa ch tôi thì tên này có nghĩa là ngàn năm một lần loài hoa Linh Thoại ( chữ
Linh) trên trời ra đời cùng lúc đó cũng xuất hiện một vị Bồ Tát dưới trần gian( chữ Hà ) ,
do đó mà cả trời và đất cùng có chung niềm vui khánh hỷ (chữ Khánh ). Đọc đến đoạn này
tôi dám chắc là người đọc cũng sẽ có suy nghĩ là khi ba mẹ tôi đặt tên thì sẽ không thể nghĩ
đến cái ý nghĩa rất là to lớn như vậy, đơn giản là ba mẹ tôi không phải nhà văn , cũng
không phải là những người đọc sách vở nhiều. Tuy nhiên , cho dù ý nghĩa gì đi nữa thì cái
tên Hà Thị Khánh Linh vẫn là những gì hạnh phúc nhất mà ba mẹ gửi gắm.
Tạm gác câu chuyện về tên , tôi xin tiếp tục huyên thuyên thêm vài thứ linh tinh về
mình
 Quê quán : Thành phố Huế , tỉnh Thừa Thiên Huế .
Về cội nguồn của tôi , xin phép không phân tích nhiều , đơn giản tự bản thân nó đã
diễn tả những gì cần nói cố đô mơ mộng . Cũng xin được mượn bài thơ trong “ Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ “ để gửi gắm tình cảm của tôi về Huế :
“Ở một nơi nào đó xa xôi ,
Có thành phố như giấc mơ im ắng
Đầy bụi bám ,
Một dòng sống lẳng lặng

Một dòng sông nước như gương lững lờ trôi,
Có thành phố, ngày xưa có thành phố ,
Nơi rất ấm , tuổi thơ ta ở đó ,…”
Quá trình học tập : từ hồi tôi học lớp 1 cho đến đại học bây giờ . trường tôi học đều
là những trường điểm và chất lượng của tỉnh , của thành phố , của đất nước . Thật ra mà nói
đó đều là một quá trình mà tôi luôn nỗ lực để ngẩng cao đầu vào học các trường đó mà
không hề chạy chọt hay hối lộ. Kể ra thì ở mỗi cấp học đều mang lại những môi trường học
càng ngày càng chất lượng hơn để từ đó tôi luôn có những cảm xúc mới mẻ và hứng khởi
khi bước vào . Một trường Nguyễn Tri Phương nội quy cực kỳ khắt khe. một Quốc Học
Huế cực kỳ cởi mở , và một Đại học Kinh Tế Hồ Chí Minh năng động . Và tất nhiên bước
ngoặt lớn nhất trong đời tính đến thời điểm hiện tại đó là tôi đang học trường Đại Học Kinh
Tế Hồ Chí Minh vì chính nơi đây đã làm cho tôi sống có hoài bão hơn , sống vì xã hội
nhiều hơn và tự hào nhất là sống Tự Lập “ Tự lập trong suy nghĩ và cả trong hành động “.
Đại học đã dạy cho tôi biết rằng bạn phải tự cứu bạn , bạn phải tự nghiên cứu , ban phải tự
giải bài tập mà không có thầy cô nào dạy them hay trò nào tốn tiền đi học thêm , đại học
dạy tôi ứng xử bạn bè vì đã đến lúc hai chữ “ Trách nhiệm “ đã bắt đầu hình thành trong
bản thân ,… Đại học dạy tôi nhiều lắm …. Nhiều nhưng vẫn chưa đủ để tự tin sống ở đời vì
tất cả cũng là lý thuyết , cho dù có thực hành thì đó cũng là môi trường trong lành luôn bao
che cho bản thân . Đơn giản đó là Đại Học .
Để đủ hơn cho kỹ năng sống Tự Lập mà tôi luôn khao khát khám phá nó nên tôi đã
mạnh dạn chọn cho mình thêm một môi trường năng động khác : Làm Thêm và Làm Thêm
. Không phải khao khát tiền , không phải khao khát vật chất mà là khao khát Tự Lập . Khao
khát được mua những thứ mà do tiền mình mua , khao khát sống không dựa dẫm , khao
khát tự lực cánh sinh , khao khát những kinh nghiệm,… khao khát lắm, khao khát đến nỗi
mà Tôi đã đốt cháy giai đoạn và mắc từ sai lầm này đến sai lầm khác khi Làm Thêm- bởi
làm thêm là vào đời !!. …. Tuy nhiên, trên những thất bại mà tôi vấp phải thì cái thành
công và tự hào lớn nhất mà tôi đạt được đó là Tôi Đã Tự Lập và Tôi Đang Tự Lập. Có
những niềm hạnh phúc bé nhỏ đủ làm ta mãn nguyện , có những giá trị mà suốt một đời đôi
khi con người ta khao khát mà vẫn chưa làm được, có và còn nhiều lắm những thứ như
vậy . Và giá trị Tự Lập là thứ mà tôi đã có và đang có , thậm chí là lấy đó làm phương

châm sống suốt đời , dẫu biết là khó , dẫu biết là gian nan nhưng “ Tôi ơi , xin đừng tuyệt
vọng’’.
Dừng chuyện quá trình học và khao khát Tự Lập tại đây , tôi cũng xin chia sẻ thêm
những ước mơ hoài bão mà tôi đang đấu tranh tư tưởng và nỗ lực hết mình để đạt được .
Tôi mơ :
 Năm 22t : Tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế bằng Khá .
 Năm 23t: Mong muốn đạt được bằng IELTS 6.0 và tìm cơ hội học MBA
 Năm 25t : Hoàn tất việc học MBA và các bằng cấp liên quan.
 Năm 27t : Có một cuộc sống ổn định về tài chính
 Năm 30t : Đạt được vị trí manager đối với nghề nghiệp yêu thích.
Kế hoạch hiện tại tôi chỉ có chừng đó , thất bại thì dừng lại sửa rồi lại đi tiếp . Cứ
thế từ từ rồi đến đích . Và đôi khi đến được những mục tiêu đó bản thân cũng phải đánh
mất nhiều thứ để đạt được , nhưng làm thế nào đi nữa điều cốt lõi tôi sẽ gắng không phải
đánh đổi đó là “ Đừng để cái bản ngã trở thành tha nhân “ ( Trích trong truyện ngắn “ Cho
tôi xin một vé đi tuổi thơ “ của Nguyễn Nhật Ánh ).
Chương 2:
THỰC TRẠNG TÍNH SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH
TẾ HỒ CHÍ MINH
1. Lý do chọn trường Đại Học Kinh Tế
Hồi đăng ký thi đại học , tôi chưa biết nhiều về các đại học trên toàn quốc , lúc đó tôi
chỉ khát khao vào Sài Gòn thi để lập nghiệp , để có cơ hội phát triển hơn . Nhưng đúng là
cơ duyên đem tôi đến trường Đại Học Kinh Tế , tình cờ đọc báo Thanh Niên giới thiệu các
trường tôi thấy trường có ngành Ngoại Thương lấy điểm vừa phải hơn Đại học Ngoại
Thương nên nhanh chóng đăng ký thi vào trường . Mặc dù trong đầu không biết chất lượng
dạy và học ra sao , mà chỉ biết đó là trường ở Hồ Chí Minh và là trường có ngành Ngoại
Thương điểm vừa phải, nhưng tôi cũng rất háo hức chờ ngày thi đỗ đại học này bởi tôi rất
đam mê kinh doanh.
2. Quá trình học tập ở trường Đại Học Kinh Tế
Bao nhiêu nhiệt huyết và hứng khởi lúc nhận giấy báo đậu đại học Kinh Tế lớn bao
nhiêu thì tôi lại hụt hẫng và ngỡ ngàng biết bao nhiêu khi vào học . Thật sự là có quá nhiều

khó khăn bao quanh : nào là nhà trọ Sài Gòn , nào là văn hóa sống ở đây , cách học , cách
dạy , …. Tất cả mọi thứ vây quanh lấy tôi khi ba tôi lên tàu về Huế để tôi tự lập thực sự ở
nơi mà tôi đã ước mơ lập nghiệp , giờ đã thành hiện thực . Những năm đầu đại học thật sự
rất khó khăn nên tôi hầu như không học được gì và liên tục thi lại trong nhiều kỳ ( mặc dù
sau đó đã trả nợ hết ngay trong kỳ nhưng thực sự đó là một kết quả quá tồi tệ , không thể
bào chữa cho những lý do khó khăn ở đây được ). Xin liệt kê quá trình học tập tính đến thời
điểm này :
Học kỳ 1 : Đạt 6.6 , thi lại 2 môn Toán cao cấp.
Học kỳ 2: Đạt 7.3 thi lại 1 môn Kinh tế vi mô.
Học Kỳ 3 : Đạt 6.3 thi lại 1 môn : Quy hoạch tuyến tính.
Học kỳ 4 : Đạt 6.9
Học kỳ 5 : Đạt 7.1
3. Thực trạng dạy và học ở trường đại học Kinh Tế
Việc học và dạy trong trường Kinh Tế vừa có ưu điểm và nhược điểm , vừa linh động
vừa quy tắc , vừa thiếu mà cũng vừa đủ .
Thầy cô hầu như là các giáo viên có bằng cấp cao ( hầu như từ bậc Thạc sĩ trở lên ), kiến
thức uyên thâm ( theo nhận định cá nhân ) . Có khá nhiều thầy cô dạy rất nhiệt tình và
truyền thụ kiến thức khá là sâu săc như cô Đoàn Thị Hồng Vân , thầy Trần Hiệp
Thiện,v.v…
Chất lượng đầu vào sinh viên không phải thấp cũng không quá cao , đủ năng lực để
xứng đáng học tập ở trường Đại Học Kinh Tế .
a. Ưu điểm việc dạy và học ở trường
 Cơ sở vật chất cơ bản tốt , bàn ghế phù hợp với sinh viên , giảng viên
 Môi trường học phong phú về kiến thức và hoạt động ngoại khóa ( các câu lạc bộ
học thuật lớn ,…)
 Thường xuyên có các buổi hội thảo hay các hoạt động xã hội nâng cao kỹ năng mềm
cho sinh viên cũng như nơi thực hành cơ bản nhất một vài kiến thức đã học ở lớp .
 Môi trường tương tác với vài doanh nghiệp và các cố vấn cho một vài công ty nổi
tiếng như thầy Hà Nam Khánh Giao ,….giúp cho sinh viên có cơ hội được chia sẻ những
điều thú vị thực tế ở các công ty .

 Sự hỗ trợ làm đề tài nghiên cứu khoa học từ các thầy cô uy tín trong trường ,cũng
giúp cho sinh viên tự tin đề tài mà mình đã lên ý tưởng .
 Có nhiều thầy cô có cách dạy và truyền thụ kiến thức lạ và không nhàm giúp cho
sinh viên có cách tư duy Mở . tư duy sáng tạo vượt ra khỏi chiếc hộp “ think out of box “ .
b. Nhược điểm
 Lớp học thiếu tranh luận , trao đổi một vấn đề cần thiết , bên cạnh đó , thầy cô đôi
khi cũng còn giữ nếp dạy đọc và chép.
 Máy chiếu có lúc mờ , màn hình không lớn để mở rộng độ nhìn của các sinh viên .
 Lớp học chỉ có 1 micro gây hạn chế việc trao đổi giữa sinh viên và giảng viên .
 Sinh viên hầu như không nghiên cứu bài vở ở nhà mà lên lớp rất thụ động.
 Sinh viên ỳ ạch và thụ động với kiến thức trên lớp, một phần thì học kiểu máy móc ,
một phần bỏ bê học hành ,….
 Phòng học đôi khi hạn chế, gây trở ngại trong việc học thêm hay học bù của các sinh
viên.
 Chưa có đường truyền wifi miễn phí và đủ mạnh để phục vụ nhu cầu học tập và tra
tài liệu online của sinh viên.
 Phòng học tự quản còn ít , khiên sinh viên họp nhóm hay ở lại trường nghiên cứu
bài vởi hạn chế.
3. Sáng tạo
Qua thực trạng dạy và học ở trường Kinh Tế , nhận thấy vẫn còn nhiêu bất cập nhưng
điều đáng chú ý nhất là tính sáng tạo của sinh viên . Họ thụ động tiếp thu , thụ động học ,
thụ động suy nghĩ , thụ động tư duy , gần như là ngồi chờ sự truyền thụ kiến thức tưởng
như có sẵn từ giảng viên .
a. Định nghĩa
Xét cho cùng thì SÁNG TẠO là gì ? và như thế nào mà thiếu cái đó sinh viên lại thụ
động như vậy?.
Theo Wikipedia thì được định nghĩa : Sáng tạo là sự phát hiện, sáng kiến hoặc phát
minh ra một cái gì đó mới mà đem lại hiệu quả và hữu ích cho nhu cầu tồn tại và phát triển
của con người trong xã hội. Khái niệm sáng tạo được sử dụng trong mọi lĩnh vực của thế
giới vật chất và tinh thần.

Theo khía cạnh xã hội thì : Sáng tạo là Là dám nghĩ khác và dám làm khác .
“ Điều kiện cần và đủ để được thừa nhận là sáng tạo
Về thuộc tính MỚI của sự vật. Một vật lần đầu tiên xuất hiện (ghi nhận) đều
có thuộc tính (và được gọi là) MỚI. Người tìm ra vật mới này có thể được cấp bằng
phát minh hay sáng chế.
Về thuộc tính HỮU ÍCH của sự vật. Hữu ích (có ích) là quá trình một vật đáp
ứng được nhu cầu bảo vệ hoặc phát triển của các chuẩn mực trong đời sống vật
chất, tinh thần, đạo đức, văn hóa, văn minh của xã hội loài người.
Theo giáo sư - tiến sĩ khoa học Phan Dũng
.
Khái niệm sáng tạo được dùng để
chỉ những sự vật mới và có ích cho đời sống con người. Do đó, mọi sự vật hoặc hiện
tượng mới phát sinh phải thỏa mãn điều kiện thứ hai mới được thừa nhận là sáng
tạo, đó là tính hữu ích cho đời sống con người hoặc văn minh nhân loại. Có những
sự vật hoặc hiện tượng mới, nhưng không thỏa mãn điều kiện này (về tính hữu ích)
thì cũng không được gọi là sáng tạo, mà chỉ dùng từ "mới" để nói về chúng mà thôi.
Như vậy, không phải phát kiến nào cũng được xem là sáng tạo."
( Trích Wikipedia Tiếng Việt ).
Kết lại , sáng tạo có nghĩa là suy nghĩ , hành động , tư duy , … đều có hướng đi mới
và lạ một cách hiệu quả . Bản thân muốn năng động , muốn không ngừng phát triển thì phải
không ngừng sáng tạo . Cho dù đó là sự sáng tạo dựa trên cái cũ hay sáng tạo hoàn toàn ra
cái mới thì đó đều là lối Tư Duy riêng của mỗi người . Đó là điều đáng phải thúc đẩy .
Có thể nói sáng tạo là tiền để để phát triển trí tuệ của con người . Nếu như J. Rowling
không tưởng tượng , sáng tạo ra nhân vật Harry Porter thì sẽ không có một tác phẩm đặc
sắc và ấn tượng như vậy , nếu như các nhà bác học không sáng tạo ra các phát minh như
máy điện thoại , máy vi tính hay bất cứ máy móc gì thì sẽ không giúp con người ngày càng
phát triển như hôm nay …. Trí tuệ của loài người cũng từ đó mà ngày càng phát triển vượt
bậc hơn .
b. Sinh viên Kinh Tế thiếu sáng tạo những gì và như thế nào ?
 Sinh viên thiếu tính tìm tòi nghiên cứu bài vở trc khi lên lớp

 Thiếu kỹ năng tự phản biện , xử lý tình huống nhạy bén.
 Thiếu kinh nghiệm thực tế , thiếu kỹ năng mềm như thuyết trình lưu loát , kỹ năng
viết email thương mại , kỹ năng quản lý thời gian , kỹ năng phân tích vấn đề ,….
 Thiếu năng động trong suy nghĩ và hành động
 Thiếu kiến thức chuyên môn vì bản thân sinh viên lười và không đào sâu vào vấn đề
cần nghiên cứu
 Thiếu vốn ngoại ngữ trong khi đó gần như là chìa khóa thành công sống còn trong
môi trường hội nhập hiện nay.
 Thiếu tác phong công nghiệp : đúng giờ , nhạy bén và chuyên nghiệp trong học và
làm thêm .
 Thiếu tư duy sáng tạo và thiếu tính độc lập .
c. Tại sao họ thiếu?
Nguyên nhân sinh viên thiếu tính sáng tạo trong các vấn đề nêu trên hay thiếu cái gọi
là “ Mở lối đi riêng “ bởi vì họ không DÁM LÀM và DÁM NGHĨ .
Thứ hai là do môi trường bên ngoài cũng ít nhiều tác động đến việc sáng tạo của sinh
viên như điều kiện học , điều kiện nghiên cứu , điều kiện trao đổi với thầy cô ngoài giờ còn
hạn chế. Đặc biệt là đề thi hay có dạng đóng làm hạn chế sư tư duy mở của sinh viên.
Thứ ba là do tư tưởng và môi trường ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung còn
chưa táo bạo , chấp nhận cách làm mới , phá vỡ lối mòn đáng kể .
Chương 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN
Giải pháp, đề xuất kiến nghị :
 Trong lớp học nên có 2 micro để thuận tiện việc trao đổi và tranh luận.
 Đề thi học kỳ và tốt nghiệp nên ra đề mở tạo điều kiện sức sáng tạo của sinh viên
phát huy.
 Lịch học nên khoa học hơn và đều hơn . ví dụ học toàn sáng hay toàn chiều hết .
Không nên để học xen kẽ sáng chiều . Yếu tố này hạn chế việc làm thêm của sinh viên
trong khi nhu cầu này trong sinh viên rất lớn.
 Tăng cường đội ngũ giáo viên , giảng viên đáp ứng được nhu cầu mong muốn cần
giảng viên hỗ trợ bài vở khi cần thiết do hiện nay tình trạng chung là cứ 1 giảng viên / 100

sinh viên.
 Đối với các môn xã hội như Hành vi tổ chức . Marketing ,…. Có thể tăng cường giờ
thảo luận và xử lý tình huống mà giảng viên đưa ra hoặc các tình huống mà sinh viên gặp
phải khi đi làm thêm. Có lẽ không cần nhiều tình huống , mà chỉ cần có những tình huống
thực sự cần thiết cho sinh viên sáng tạo ra các cách xử lý riêng.
 Khuyến khích các ý tưởng lạ và táo bạo của sinh viên cho dù đó là ý tưởng không
khả thi. Bởi vì như vậy mới thúc đẩy quá trình DÁM NGHĨ trước khi DÁM LÀM của sinh
viên. Hạn chế tư tưởng sợ Sai trong sinh viên.
 Luôn cập nhật cũng như thông báo cho sinh viên các cuộc thi liên quan đến sáng tạo
trong nước và ngoài nước và khuyến khích hỗ trợ những sinh viên có năng lực thực sự
tham gia.

×