Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

báo cáo kết quả ứng dụng giải pháp nổ mìn khai thác mới nhằm nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá giảm chấn động và ô nhiễm môi trường tại một số mỏ đá trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.29 KB, 20 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN
UBND TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ






BÁO CÁO KẾT QUẢ
MỞ RỘNG MÔ HÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NĂM 2009




Tên mô hình nhân rộng: Ứng dụng giải pháp nổ mìn khai thác mới nhằm nâng
cao hiệu quả phá vỡ đất đá, giảm chấn động và ô nhiễm môi trường tại một số mỏ đá
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Mã số: 14/MHNRVP-2009

Người chủ trì Cơ quan chủ tr
ì

HIỆU TRƯỞNG



TS. LÊ NGỌC NINH VŨ VĂN DŨNG













Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2009


2

BÁO CÁO KẾT QUẢ
MỞ RỘNG MÔ HÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2009

Phần thứ nhất: Giới thiệu chung

1. Tên mô hình: Ứng dụng giải pháp nổ mìn khai thác mới nhằm nâng cao
hiệu quả phá vỡ đất đá, giảm chấn động và ô nhiễm môi
trường tại một số mỏ đá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Mã số: 14/MHNRVP-2009
2. Người chủ trì: TS. Lê Ngọc Ninh
3. Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên
4. Người thực hiện (các chủ hộ): Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Phát và
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bảo Quân – Chi nhánh Vĩnh Phúc
5. Quy mô, địa điểm: Mỏ đá Minh Quang và Mỏ đá Bảo Quân, xã Minh

Quang, huyện Tam đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Phương pháp thực hiện: Nổ mìn thực nghiệm chứng minh
7. Kinh phí:
- Tổng: 120 triệu đồng Trong đó:
- Kinh phí khoa học: 120 triệu
- Kinh phí khác: không
8. Tiến độ thực hiện mô hình: 1 năm
9. Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình:
9.1. Quá trình nghiên cứu
Mô hình: Ứng dụng giải pháp nổ mìn khai thác mới nhằm nâng cao
hiệu quả phá vỡ đất đá, giảm chấn động và ô nhiễm môi trường tại một số mỏ
đá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là mô hình khoa học dựa trên kết quả nghiên
cứu của đề tài thuộc chuyên đề 2 cấp tiến sĩ của TS. Lê Ngọc Ninh với tiêu
đề:“Nghiên cứu các thông số của lượng thuốc nổ có đường kính khác nhau
trong lỗ khoan nhằm nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá và giảm thiểu tác động
môi trường khi nổ mìn ở một số mỏ lộ thiên Việt Nam”, chuyên ngành Kỹ
thuật khai thác mỏ lộ thiên, mã số: 62.53.05.01
Đề tài của chuyên đề được Hội đồng KH trường Đại học Mỏ - Địa chất
đánh giá có chất lượng tốt với điểm bình quân đạt 9,8 điểm.

3

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được ứng dụng đầu tiên tại một số mỏ đá
lộ thiên, điển hình như mỏ đá Ao Ngươm (thuộc nhà máy xi măng 78, Hữu
Lũng, Lạng sơn, mỏ đá vôi Hố Dùng, Hữu Lũng, Lạng Sơn…)
9.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là phương pháp nổ mìn với lượng thuốc
nổ dài liên tục (hoặc phân đoạn khi cần thiết) nhưng có đường kính khác nhau
nạp trong lỗ khoan, bao gồm có nhiều bài toán, cụ thể như sau:
9.2.1. Bài toán 1. Đất đá cứng đồng nhất

Trong bài toán này điều kiện cho trước như sau:
- Đất đá trong tầng cứng đồng nhất (tuy nhiên trong thực tế, phần đất đá phía
trên thường bị nứt nẻ do ảnh hưởng của những đợt nổ trước). Các thông số của
tầng đã được thiết kế cố định với chiều cao tầng là h và góc nghiêng sườn tầng
là  (hình 1).
- Các thông số nổ mìn và những điều kiện được coi là cố định gồm: đường
kháng chân tầng (W); khoảng cách giữa các lỗ và hàng khoan (a, b); đường kính
lỗ khoan (d); chiều dài bua (l
b
); loại thuốc nổ, phụ kiện nổ; phương pháp khởi
nổ; chỉ tiêu thuốc nổ theo cách nổ truyền thống (lượng thuốc nổ dài liên tục) q
t
.
- Các thông số nổ có thể điều chỉnh để thay đổi mức độ đập vỡ đất đá là:
+ Những thông số của cấu trúc lượng thuốc trong lỗ mìn;
+ Vật liệu làm bua mìn.
Với điều kiện nêu trên ta có lượng thuốc nổ tính theo cách truyền thống
là: Q = d
2
. lt/4 ; kg Trong đó:
d - đường kính của lỗ mìn, m
- mật độ nạp thuốc trong lỗ khoan, kg/m
3

lt- chiều dài lượng thuốc nổ tính theo phương pháp truyền thống
Tuy nhiên, theo nguyên tắc tính toán lượng thuốc nổ thì lượng thuốc Q
tính theo công thức Q = d
2
. l
t

/4 phải được kiểm tra theo công thức sau đây:
Q = W.a.h.qt ; kg
Như vậy, muốn nâng cao được hiệu quả nổ mìn thì nhiệm vụ của chúng ta là
cần phải thay đổi cấu trúc của thuốc nổ trong lỗ mìn và thay đổi vật liệu làm
bua. Điều này sẽ liên quan đến tính chất đất đá trong tầng mỏ, chỉ tiêu thuốc nổ
tính toán (qt), khối lượng thuốc nổ (Q).
Ta biết rằng: dọc theo chiều cao của tầng, đất đá phần phía trên bao giờ cũng
bị ảnh hưởng của những đợt nổ trước, thường chúng bị nứt nẻ và bị phân chia
thành các khối khác nhau. Nghĩa là lực liên kết giữa các khối bị yếu đi, năng
lượng dùng để phá vỡ và làm văng xa chúng là nhỏ hơn so với đá nguyên khối.
Mặt khác, đất đá phần phía trên bao giờ cũng gần bề mặt tự do hơn và đường
kháng cũng nhỏ hơn nên năng lượng của thuốc nổ dùng để phá vỡ chúng nhỏ
hơn các phần đất đá phía dưới. Dạng này thường thấy ở các tầng mỏ đá vôi và

4

một số mỏ lộ thiên khác ở Việt Nam.
Chúng ta cũng biết rằng, theo cơ cấu phá vỡ đất đá cứng đồng nhất bằng mìn
khi nổ, xung quanh lỗ mìn bao giờ cũng hình thành 3 vùng khác nhau: vùng
nghiền nát (đất đá bị nghiện nát mạnh khi nổ) nằm kề sát với lượng thuốc, vùng
tạo thành nứt nẻ (vùng biến dạng mạnh với nhiều hệ thống nứt nẻ cắt nhau, làm
cho đất đá phá vỡ với nhiều kích thước khác nhau), vùng chuyển dịch dao động
(các phần tử đá chỉ chuyển dịch dao động mà không bị phá vỡ).
Như vậy, để nâng cao được mức độ đập vỡ đất đá, cần phải giảm bớt bán
kính vùng nghiền nát, tăng bán kính vùng tạo thành nứt nẻ và giảm bán kính
vùng chuyển dịch dao động. Điều này chỉ thực hiện được khi nổ mìn vi sai giữa
các lượng thuốc, nổ mìn phân đoạn bằng lưu cột không khí và nổ mìn với lượng
thuốc có đường kính khác nhau trong lỗ khoan.
Trong thực tế, chúng ta đã sử dụng nổ vi sai và nổ phân đoạn lượng thuốc
bằng lưu cột không khí và đã nâng cao được mức độ đập vỡ đất đá. Tuy nhiên,

khi tiến hành nổ phân đoạn các lượng thuốc bằng lưu cột không khí, thường mất
nhiều thời gian thi công do phải làm làm ống chống hay chạc phân cách…
Phương pháp nổ mìn với lượng thuốc nổ có đường kính khác nhau trong lỗ
khoan khắc phục được nhược điểm này như nội dung trình bày dưới đây:
Trên hình 1, để dễ tính toán và thi công nạp nổ, ta chia tầng thành 2 phần
theo chiều cao. Đối với phần đất đá phía trên, ta chỉ cần nạp lượng thuốc nổ vừa
đủ sức công phá và khả năng công nổ để phá vỡ hết thể tích đất đá này. Muốn
vậy, đường kính lượng thuốc để phá vỡ phần đất đá phía trên phải lấy nhỏ hơn
đường kính lượng thuốc để nổ phần đất đá phía dưới.
Khi chiều cao bua và vật liệu làm bua bảo đảm, trên suốt chiều cao của
cột thuốc nổ sẽ tồn tại một lượng thuốc có chiều dài là l
1
và đường kính d
1
vừa
đủ để phá vỡ phần đất đá phía trên. Đất đá phần trên được phá vỡ trong trong
phạm vi phễu nổ có bán kính là r =ka (k - hệ số kể đến khả năng hình thành phễu
nổ của lượng thuốc nổ có chiều dài l
1
). Trong bài toán này, ứng với nổ mìn trên
mỏ lộ thiên, ta có r = ka ≤ (l
b
+ 0,5 l
1
hay ta có:
(với a>l
b
) (1)
Trong đó, bán kính của phễu nổ r = k.a ( k > 1 thì phễu nổ mạnh, k < 1 phễu nổ
yếu, k = 1 phễu nổ chuẩn. Khi k > 1 thì r > a và vùng không đập vỡ giữa các lỗ

khoan bị chồng chéo nhiều, còn khi k < 1 thì r < a và vùng không bị đập vỡ giữa
các lỗ khoan có thể tích lớn).
Tuỳ thuộc vào tình trạng của đất đá phần trên và năng lượng của cột thuốc
nổ có chiều dài l
1
mà ta có phễu nổ yếu, phễu nổ mạnh hay phễu nổ chuẩn.
Thể tích của đất đá nằm trong phễu nổ (V) có bán kính r = ka sẽ là:
(2)

3
1
22
1
2
),5,0(
3
1
)5,0(
3
1
mllakllrV
bb


)(2
1 b
lkal




5












Hình 1. Sơ đồ tính toán thông số của lượng thuốc nổ có đường kính khác nhau
trong lỗ khoan khi đất đá cứng đồng nhất và nứt nẻ phía trên
W- đường cản chân tầng, m; C = 2  3 m - khoảng cách an toàn từ trục lỗ khoan hàng
ngoài đến mép trên sườn tầng, m; b - khoảng cách giữa 2 hàng lỗ khoan, m; l
1
= chiều
cao cột thuốc nổ phía trên, m; l
2
– chiều cao cột thuốc nổ phía đáy, m; h – chiều cao
tầng, m;  - góc nghiêng sườn tầng, m.


Vậy bài toán đặt ra cho chúng ta là tìm giá trị của d
1
của lượng thuốc nổ
phần trên cần nạp trong lỗ mìn để đảm bảo hiệu quả phá vỡ và hiệu quả về
kinh tế. Bài toán được giải quyết như sau:

+ Đường kính lượng thuốc phía trên (d
1
) được tính như sau:
Gọi p là sức chứa thuốc nổ của một mét đoạn lỗ khoan có chiều cao l
1
thì
khối lượng thuốc nổ có chiều cao l
1
sẽ là:

(3)
Với:  - là mật độ của thuốc nổ khi đóng gói (dạng thỏi), kg/m
3

d
1
- là đường kính lượng thuốc phía trên, m
Khi hình thành phễu nổ, lượng thuốc nổ cần phá hết phễu nổ là:
(4
)

Từ (3) và (4) ta suy ra:





(5)
Trong đó:
W


C
0,5l
1
l
b
l
1
l
2
h

b



m
l
qll
kad
l
qllak
d
qllakl
d
b
b
b
;
3

)5,0(
2
3
)5,0(4
)5,0(
3
1
4
1
11
1
1
1
22
2
1
11
22
1
2
1
1










kgl
d
Q ;
4
1
2
1
1


11
22
1
)5,0(
3
1
qllakQ
b



6

q
1
- là chỉ tiêu thuốc nổ tính cho phần đất đá phía trên, kg/m
3
.
Như vậy công thức (5) biểu diễn mối quan hệ mật thiết giữa đường kính

lượng thuốc phía trên với mật độ dạng thỏi của nó cũng như thông số l
1
. Để đảm
bảo được cách tính này, ta cần phải lựa chọn loại thuốc dạng thỏi có đường kính
d = 42  150 mm và mật độ nạp  ≥ 1g/cm
3
.
Trên bảng 1 giới thiệu sự phụ thuộc giữa chiều cao (l
1
) và đường kính (d
1
)
của lượng thuốc nổ phần trên với các thông số nổ mìn khi sử dụng lượng thuốc
nổ có đường kính khác nhau trong lỗ khoan.
Sau khi xác định được l
1
và d
1
, ta sẽ có chiều cao còn lại của cột thuốc
phía dưới là: l
2
= L
k
– (l
b
+ l
1
) ; m (6)
Và khối lượng thuốc nổ phía dưới (Q
2

) là:
Q
2
= .d
2
l
2
/4 ; kg (7)

Các thông số của tầng và các thông số nổ mìn


T
T


d
(mm)


a
(m)

w
(m)


h
(m)


Lk
(m)


độ


l
b
(m)


f

C
(m)
Khi thuốc
nổ có mật
độ nạp
trong lỗ 
(kg/m
3
)

q
1

kg/m
3


d
1

(mm)


l
1

(m)
1 150 5 5,5 10 11 70

3 9 -10

2 1050- 1150 0,38 120110

4
2 115 4,5 5 10 11 70

2,7 8-9 1,5 1050- 1150 0,34 10090 3,5
3 105 4 4 10 11 80

2,5 7 - 8 2 1050- 1150 0,32 8070 3
4 42 1,5 1,5 2,5 3 75

0,8 7- 8 0,8 1050- 1150 0,32 3025 1,4

Tuy nhiên, trong thực tế đất đá rất đa dạng và thay đổi liên tục trên suốt
chiều cao tầng. Vì vậy, tùy theo từng điều kiện đất đá mà ta có thể áp dụng theo
những bài toán được đưa ra như sau:

9.2.2. Bài toán 2: Đất đá cứng đồng nhất, phân lớp với hướng cắm khác nhau
Cũng tương tự như bài toán 1, trong bài toán này ta xét 2 trường hợp:
- Trường hợp a: các mặt phân lớp có độ dốc từ nghiêng đến đứng và
hướng cắm của các lớp đá từ phía trong ra phía ngoài sườn tầng (hình 2.a
1
).
Trong trường hợp này, năng lượng dùng để phá vỡ đất đá phần trên cũng
như phần dưới không lớn (dễ nổ mìn) do các khối đá có xu hướng trượt ra phía
sườn tầng. Bài toán này là hệ quả của bài toán 1
2
và thường gặp trong thực tế.
Do vậy, ta áp dụng công thức (1) để tính chiều cao cột thuốc phía trên l
1
và áp
dụng công thức (2) để tính đường kính của cột thuốc nổ phía trên (d
1
). Mặt khác,
do phần đất đá phía dưới cũng dễ nổ nên để tiết kiệm thuốc nổ, ta có thể nổ phân
đoạn lượng thuốc đáy (hình 2.a
2
).


7













Hình 2.a
1
. Sơ đồ tính toán các thông số của lượng thuốc nổ có đường kính
khác nhau trong lỗ khoan, khi đất đá cứng đồng nhất, phân lớp từ dốc
nghiêng đến dốc đứng và hướng cắm từ trong ra ngoài
Riêng chiều cao cột không khí được tính theo kinh nghiệm khi nổ thực
nghiệm: l
kk
= (0,15  0,3)l
t
, m (8)
Trong đó: l
t
- chiều dài lượng thuốc phía dưới.
















Hình 2.a
2
. Sơ đồ tính toán các thông số của lượng thuốc nổ có đường kính khác
nhau trong lỗ khoan, khi nổ phân đoạn lượng thuốc nổ đáy, trong đất đá cứng
đồng nhất, phân lớp từ dốc nghiêng đến dốc đứng, hướng cắm từ trong ra ngoài
Bài toán 2 thường áp dụng nhiều ở Việt Nam, cụ thể tại các mỏ đá vôi,
mỏ đá Riôlit phục vụ xây dựng.
- Trường hợp b: các mặt phân chia lớp có độ dốc từ nghiêng đến đứng và hướng
cắm của các lớp đá từ phía ngoài vào trong tầng (hình 2.b).
C

b = a

W

b

l
1

l
2

l
b

0,5l
1
C

b

W

l
1

l
2

l
b
0,5l
1

8













Hình 2.b. Sơ đồ tính toán các thông số của lượng thuốc nổ có đường kính
khác nhau trong lỗ khoan, khi đất đá cứng đồng nhất, phân lớp từ dốc
nghiêng đến dốc đứng và hướng cắm từ phía ngoài vào trong
Đối với trường hợp này, năng lượng dùng để phá vỡ phần đất đá phía trên
rất lớn (khó nổ mìn) do các khối đá có xu hướng trượt vào trong và làm tăng sức
kháng, chống lại khả năng phá vỡ của chất nổ. Đây là bài toán cũng thường gặp
ở thực tế. Vì vậy, nếu áp dụng theo cách tính bài toán 1 sẽ dẫn đến không hiệu
quả khi nổ. Để giải bài toán này ta phải chọn loại thuốc nổ có sức công phá và
khả năng công nổ lớn và áp dụng phương pháp nổ truyền thống (lượng thuốc nổ
dài liên tục một loại thuốc nổ), hoặc sử dụng phương pháp nổ phân đoạn lượng
thuốc, đồng thời lựa chọn vật liệu bua làm từ Kabenlis kết hợp với phoi khoan
và đá dăm để ngăn cản sự phụt bua sớm.
9.2.3. Bài toán 3: Đất đá phân thành nhiều lớp có hệ số kiên cố khác nhau
Giả sử các lỗ khoan được khoan qua n lớp đất đá của tầng (hình 3). Trong
bài toán này, về mặt lý thuyết, ta có thể sử dụng nhiều loại thuốc nổ có đường
kính khác nhau nổ cho mỗi lớp, nhưng điều này rất khó thực hiện trong thực tế.
Do vậy ta vẫn áp dụng như bài toán 1
2
để tính. Chỉ khác là giá trị hệ số kiên cố
của đất đá và tỷ trọng đất đá lấy theo giá trị bình quân gia quyền (ftb, 
tb
):


Trong đó:
f
1
, f

2
…, fn là hệ số kiên cố của đất đá trong tầng thứ nhất, thứ 2…., thứ n
l
1
, l
2
,… l
i
là chiều cao các lớp đất đá trong tầng nhất, thứ 2…., thứ n





n
i
nn
tb
l
lflflf
f
1
2211






n

i
nn
tb
l
lll
1
2211





C

W

b

b

l
1

l
2

l
b
0,5l
1




9












Hình 3. Sơ đồ tính toán các thông số của lượng thuốc nổ có đường kính khác
nhau trong lỗ khoan khi đất đá không đồng nhất phân thành nhiều lớp
Tuy nhiên, trong bài toán này cần chú ý loại trừ lớp đất sét khi tính giá trị
hệ số độ độ cứng f
tb
và tỷ trọng 
tb
cũng như thế nằm của các lớp đất đá và điều
kiện địa chất thuỷ văn, sau đó mới tính chọn chỉ tiêu thuốc nổ cho phù hợp.
Trong trường hợp đất đá vừa phân lớp vừa nứt nẻ, ta có thể áp dụng bài
toán 2
a
để tiết kiệm thuốc nổ trong lỗ khoan.
9.2.4. Bài toán 4: Khi đất đá phần trên mềm yếu hơn đất đá phần dưới

Trong trường hợp này, đất đá phần phía trên thường là lớp quặng mềm
hay đất đá mềm yếu. Trong khi đó lớp đất đá phía dưới thuộc dạng cứng và khó
nổ mìn (hình 4).










Hình 4. Sơ đồ tính toán các thông số của lượng thuốc nổ có đường kính khác
nhau trong lỗ khoan khi đất đá phần trên mềm yếu hơn phần dưới
Líp 1

Líp 2

Líp n

W

C

b

0,5l
1


l
b


l
1

l
2
h

b



f
1,
h
1
f
2,
h
2
f
n,
h
n
W

C


b

0,5l
1
l
b
l
1
l
2
b




f
1
; h
1

f
2
; h
2
H
1
h



10

Điều kiện đặt ra cho bài toán này là:
f
1
< f
2
và H
1
 0,5h Trong đó:
H
1
- chiều dày nhỏ nhất của lớp quặng hay đất đá mềm phần trên, m
h - chiều cao tầng, m
Như vậy, để giải bài toán này ta áp nội dung bài toán 1
2
. Tuy nhiên, để
đơn giản trong tính toán, ta tính chỉ tiêu thuốc nổ riêng cho từng phần đất đá,
dựa theo bảng phân loại đất đá theo độ nổ hoặc lấy theo thực tế.
9.2.5. Bài toán 5: Khi đất đá phần dưới mềm yếu hơn đất đá phần trên
Trong trường hợp này, đất đá phía trên thuộc dạng cứng khó nổ mìn, đất đá
phần dưới thường là lớp quặng mềm hay đất đá mềm yếu (hình 5). Điều kiện
đặt ra cho bài toán này tương tự như bài toán 4

là:
f
1
> f
2
và H

1
 0,5h (H
1
- chiều dày nhỏ nhất của lớp đất đá cứng phần trên).
Đối với bài toán 5, nếu áp dụng nội dung như bài toán 1 sẽ dẫn đến sai
lầm vì khi khối lượng thuốc nhỏ đi, năng lượng của nó sẽ không đủ để phá vỡ
phần đất đá cứng phía trên. Phương án giải cho bài toán 5 như sau:
- Lựa chọn chủng loại và chỉ tiêu thuốc nổ của tầng theo phần đất đá phía trên
và tiến hành xác định thông số của phần trên theo phương pháp nổ truyền thống.
Nghĩa là, đường kính lượng thuốc phía trên bằng đường kính lỗ khoan.
- Chọn đường kính lượng thuốc của phần dưới (d
2
) nhỏ hơn đường kính lỗ
khoan (d). Chọn chỉ tiêu thuốc nổ cho phần đất đá phía dưới (q
2
) dựa theo các
bảng phân loại đất đá hoặc lấy theo thực tế.











Hình 5. Sơ đồ tính toán các thông số của lượng thuốc nổ có đường kính khác
nhau trong lỗ khoan khi đất đá phần dưới mềm yếu hơn phần trên.

W

C

0,5l
1
l
b


l
1

l
2
b




f
1
, h
1

f
2
; h
2
H

1
h

b


11

Cỏc thụng s n mỡn xỏc nh theo ni dung ca bi toỏn 1 trờn hỡnh 5
nh sau:
- Chiu cao ct thuc phớa trờn ly l: l
1
2(ka - lb); m
- ng kớnh lng thuc (d
1
) ly bng ng kớnh l khoan (d)
- Khi lng thuc n tớnh cho phn trờn l:
- Chiu cao ct thuc phớa di: l
2
= L
k
- (l
b
+ l
1
)
Khi lng thuc n tớnh cho phn di cú th c xỏc nh nh sau:
Gi d
2
l ng kớnh ca lng thuc phớa di, ta cú:


(5.1)

Khi t ỏ ca tng phõn thnh hai lp riờng bit v tho món nh iu
kin u bi thỡ ta coi phn t ỏ phớa di nh mt phõn tng cú chiu cao l
l
2
. Khi ú lng thuc phớa di m bo phỏ n ht lp t ỏ mm thỡ
lng thuc n Q
2
phi tho món iu kin sau: Q
2
= W a l
2
q
2
, kg (5.2)

T (5.1) v (5.2) ta cú: (9)

T cụng thc (9) nờu trờn, ta cú th lp bng xỏc nh ng kớnh (d
2
) cho
mt s l khoan s dng trờn m l thiờn (bng 1).
Bng 1. Bng tớnh ng kớnh lng thuc phớa di (d
2
) v chiu di (l
2
) ca
cỏc l mỡn

Các thông số của tầng và các thông số nổ mìn
T
T

d
(mm)

a
(m)

w
(m)

h
(m)

L
k
(m)




l
b
(m)

f

C

(m)
Khi thuốc
nổ có mật độ
ở dạng thỏi
(kg/m
3
)

q
2

kg/m
3

d
2

(mm)

l
2

(m)
1 150 5 5,5 10 11 70 3 8 -9 2 1050- 1150 0,38
115105
4
2 115 4,5 5 10 11 70 2,7 7-8 1,5 1050- 1150 0,34
9590
4,7
3 105 4 4 10 11 80 2,5 6 - 7 2 1050- 1150 0,32

8075
5,5
4 42 1,5 1,5 2,5 3 75 0,8 6- 7 0,8 1050- 1150 0,32
3025
0,8

Cụng thc (9) ch ỏp dng khi t ỏ cú mt phõn lp nm ngang n
nghiờng. Khi mt phõn lp t ỏ dc ng, thỡ kt qu tớnh toỏn theo cụng thc
trờn s khụng chớnh xỏc.
m
awq
d ,2
2
2





kg
ld
Q ,
4
2
2
2
2

kg
ld

Q ,
4
1
2
1



kg
llhd
Q
b
,
4
)(
1
2
2
2




12

9.2.6. Biện pháp nạp thuốc khi đường kính lượng thuốc nhỏ hơn đường kính
lỗ khoan
- Đối với cột thuốc có đường kính bằng lỗ khoan: Ta nạp cả thỏi với đường
kính gần bằng đường kính lỗ khoan hoặc nạp chặt bằng lượng thuốc rời.
- Đối với cột thuốc có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ khoan: Ta chọn

thỏi thuốc đúng theo thiết kế rồi tạo vành đai ở hai đầu hoặc giữa thỏi thuốc
bằng cách cuốn giấy nylon hoặc băng keo (hình 6a) rồi thả xuống lỗ khoan.
- Để tránh vật liệu bua rơi vào lớp vỏ bọc không khí của lượng thuốc có
đường kính nhỏ, phía đỉnh của lượng thuốc này cần nạp nữa thỏi thuốc có đường
kính bằng đường kính lỗ khoan, dài 15 – 20 cm (hình 6b )
- Các thỏi thuốc cần được đặt sẵn ở nhà máy ở tâm của thỏi thuốc cần có lỗ để
luồn được dây điện, dây nổ hay dây dẫn tín hiệu của ngòi nổ phi điện.
















Hình 6. Sơ đồ cấu trúc lượng thuốc có đường kính khác nhau trong lỗ khoan
nhằm nổ mìn giảm chấn động

a/ Cấu trúc lượng thuốc trong lỗ khoan b/ cách tạo khoảng không khí
xung quanh thỏi thuốc
-Các lỗ khoan nhỏ cũng áp dụng tương tự như các lỗ khoan lớn. Riêng cột
thuốc có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ khoan phải được nạp bởi các thỏi

thuốc đúc sẵn để dễ dàng khi nạp mìn.
9.2.7. Bua mìn và tác dụng của bua mìn làm từ sét hoặc Kabenlis kết hợp với
phoi khoan và đá dăm.
Có thể hiểu bua mìn trên mỏ lộ thiên là những vật liệu trơ với thuốc nổ
(đất đá hạt nhỏ, cát, đất sét, chất dính kết, nước, không khí .v.v hoặc hỗn hợp
W

C

b

l
b


l
1
l
2
h



Thỏi
thuốc

Cuèn

®ai bằng
băng keo

hoặc giấy
niylon
khoảng
không
khí
xung
quanh
thỏi
thuốc

13

giữa chúng) được nạp vào một phần hay nhiều phần của lỗ khoan hoặc đắp lên
khối thuốc nổ trên đối tượng cần nổ nhằm nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá và
bảo vệ môi trường xung quanh.
Theo các kết luận của nhiều tác giả và kết quả nghiên cứu, thực nghiệm
tại thực tế sản xuất, tác giả khẳng định rằng: khi vật liệu bua và thông số kỹ
thuật của nó hợp lý sẽ mang lại những tác dụng có lợi như sau:
- Khi nổ, đất đá không bị văng về phía miệng lỗ khoan, chống được tổn thất
năng lượng trong quá trình kích nổ chất nổ, thúc đẩy kích nổ hoàn toàn và giải
phóng năng lượng tối đa.
- Tạo điều kiện hoàn thành phản ứng phân huỷ lần thứ hai trong sản phẩm kích
nổ và tăng được năng lượng nổ.
- Tăng thời hạn tác dụng của sản phẩm kích nổ và kéo dài trạng thái căng của
đất đá nhất là khi sử dụng lỗ mìn phân đoạn không khí.
- Ngăn cản, giảm sự tạo thành sóng va đập trong không khí.
- Giảm số lượng khí độc, bụi trong sản phẩm kích nổ và ngăn cản sự bay xa của
các cục đá và bụi mỏ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo vệ môi
trường.
Như ta đã biết, nổ mìn là phương pháp phá vỡ đất đá tiên tiến và khẳng

định được vị trí quan trọng hàng đầu trong dây chuyền sản xuất mỏ. Tuy nhiên,
nổ mìn cũng mang đến những mối hiểm nguy cho con người, động vật, các sinh
vật xung quanh và huỷ hoại môi trường, do những nguyên nhân của các cục đá
bay, bụi khí độc hại, chấn động và sóng va đập không khí, xuất phát từ việc sử
dụng vật liệu bua không đảm bảo chất lượng và không đảm bảo chiều dài.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu hoàn thiện các thông số nổ mìn
trong đó có thông số bua ở nước ta còn rất ít. Cần phải nghiên cứu và tìm ra các
giải pháp để khắc phục những tác động có hại khi tiến hành nạp nổ. Đây là một
yêu cầu cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn trong thời kỳ phát triển kinh
tế - kỹ thuật theo chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và chiến
lược bảo vệ môi trường đang diễn ra trên toàn thế giới.
Mặt khác, Khi tiến hành nổ mìn trên mỏ lộ thiên, nếu vật liệu bua chỉ làm
từ phoi khoan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của vụ nổ, bao gồm:
- Tạo sóng chấn động mạnh hơn: Thực nghiệm chứng minh rằng, khi tiến hành
nổ mìn tại một số mỏ lộ thiên. Ví dụ, tại mỏ đá Hồng Sơn (Bút Sơn, Hà Nam),
nếu chỉ nạp bua bằng phoi khoan, kết quả đo chấn động ở vị trí cách bãi nổ 300
m đạt tới trị số 15,8 mm/s, nhưng khi nổ mìn nạp bua bằng sét Kabenlis kết hợp
với phoi khoan và đá dăm đã giảm chấn động xuống và đạt ở trị số 10,7 mm/s.
- Gây phụt bua sớm, làm giảm khả năng tác dụng nổ của lượng thuốc nổ trong
lỗ khoan và tạo ra nhiều đấ quá cỡ: Ta biết rằng, khi cùng điều kiện áp lực khí
nổ, tốc độ phụt bua phụ thuộc vào độ chặt, vật liệu và chiều dài của bua. Nếu vật
liệu bua có trọng lượng thể tích nhỏ thì thời gian bịt kín buồng nổ tồn tại ngắn
hơn, do đó dễ gây phụt bua sớm và làm giảm hiệu quả phá vỡ đất đá. Theo số

14

liệu thông kê cho thấy, tỷ lệ đá quá cỡ tại các mỏ lộ thiên Việt Nam thường đạt
từ 3  20 %.
Từ những vấn đề bức xúc trên, tác giả đã nghiên cứu và tính toán lại chiều
cao cột bua theo mối quan hệ giữa các thông số nổ mìn (hình 7) và tìm ra vật

liệu bua làm từ sét Kabenlis kết hợp với phoi khoan và đá dăm, cụ thể như sau:
- Công thức xác định chiều cao cột bua và vật liệu bua mìn:














Hình 7. Sơ đồ xác định chiều dài cột bua hợp lý của lỗ mìn
trên tầng mỏ lộ thiên theo phương pháp của tác
Trong đó:
q
t
- chỉ tiêu thuốc nổ tính toán, kg/m
3

d - đường kính lỗ khoan, m
 - là mật độ của thuốc nổ trong lỗ khoan, kg/m
3

- Vật liệu làm bua: để tăng sức kháng và hệ số ma sát của vật liệu bua với thành
lỗ khoan, thực nghiệm đã chứng minh rằng: vật liệu làm bua từ đất sét hoặc sét

Kabenlis kết hợp với phoi khoan và đá dăm trên mặt tầng có hiệu quả nhất (kết
quả nghiên cứu và thực nghiệm được mô tả trên hình 8 và bảng 2).
Bảng 2. Xác định số lần nhồi bua theo đường kính lỗ khoan (với bua hỗn hợp
Kabenlis, phoi khoan và đá dăm dạng khô)
Số lần nhồi bua ở chiều cao 30cm khi đường kính lỗ khoan bằng
40mm 50mm 80mm 105mm 160mm
Mức độ chặt

0 0 0 0 0 Trung bình
2 3 3 4 6 7 20 25 50 55
Cao
4 5 5  6 10 12 35 40 70 80
Rất cao
10 15 15  20 25 30 50 70 80 90
Cực cao
20 30 25  30 40 50 60 70 90 100
Cực kỳ cao
m
d
qa
al
t
b
,
3
2
2
3



W

C

b

l
1

l
2

l
b
0,5l
1
W
0

15









Hình 8. Sơ đồ thí nghiệm xác định số lần nhồi bua cát và mức độ chặt của nó

trong lỗ khoan có đường kính d = 40 mm
1- ống 100; 2 - bua cát ẩm; 3 - que gỗ 5; 4- gậy nhồi bua
5, 6, 7 - những vật có trọng lượng lần lượt là 8kg, 15kg và 24kg.

Tóm lại, bằng những kết quả nghiên cứu lý thuyết và nổ thực nghiệm, đề
tài: “Nghiên cứu các thông số của lượng thuốc nổ có đường kính khác nhau
trong lỗ khoan nhằm nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá và giảm thiểu tác động
môi trường khi nổ mìn ở một số mỏ lộ thiên Việt Nam”, chuyên ngành Kỹ thuật
khai thác mỏ lộ thiên, mã số: 62.53.05.01 đã:
- Xây dựng được mối quan hệ giữa các thông số của lượng thuốc nổ có
đường kính khác nhau nạp trong lỗ khoan với các thông số nổ mìn và tính chất
của đất đá, làm cơ sở để thiết kế hộ chiếu nổ mìn hợp lý, nâng cao được hiệu quả
nổ mìn và giảm thiểu được những tác động có hại đến môi trường.
- Đưa ra được công thức xác định chiều cao cột bua và tìm ra loại bua làm
từ Kabenlis kết hợp với phoi khoan và đá dăm, vừa nâng cao được hiệu quả phá
vỡ đất đá vừa bảo vệ được môi trường khai thác mỏ.
- Kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định được tính ưu việt của chúng khi
tiến hành nổ mìn. Tuy nhiên, để áp dụng có hiệu quả, ta cần phải xem xét kỹ
tình trạng đất đá của tầng trước khi tiến hành thiết kế hộ chiếu nổ mìn.
9.2.8. Quy trình công nghệ nổ mìn theo phương pháp của Mô hình nhân rộng
Tuỳ theo từng phương pháp làm nổ lượng thuốc mà ta có quy trình công
nghệ khác nhau. Dưới đây sẽ trình bày chi tiết quy trình công nghệ nổ mìn điện
vi sai với cấu trúc lượng thuốc áp dụng theo mô hình:
1. Chuẩn bị làm vật liệu bua: Vật liệu bua được chuẩn bị trước ít nhất 1 ngày.
- Đối với Vụ nổ có quy mô từ 500 kg - 1500 kg, có thể điều 2 - 3 người
thợ (3 công) vận chuyển đất sét và đá dăm xung quanh khu vực nổ mìn đến vị trí
nổ mìn. đất sét được làm ẩm bằng cách phun nước hoặc nước thường hoặc nước
Khung treo

1


3

2

4

5

6

7


16

vôi nồng độ 3% pha dung dịch muối ăn nồng độ 3% (cứ 1m
3
sét tơi pha với 100
lít nước). Nếu đất sét đã ẩm sẵn thì không cần tới nước.
- Đối với Vụ nổ có quy mô từ 1500 kg - 2000 kg, có thể điều xe nhỏ có
sức chở 2-3 tấn để vận chuyển đất sét và đá dăm xung quanh khu vực nổ mìn
đến vị trí nổ mìn.
- Đối với Vụ nổ có quy mô lớn 3000 - 5000 kg, có thể điều xe tải lớn có sức
chở 10 tấn để vận chuyển đất sét và đá dăm xung quanh khu vực nổ mìn đến vị
trí nổ mìn.
Tuy nhiên, phương pháp nổ mìn với lượng thuốc nổ có đường kính khác
nhau nạp trong lỗ khoan chỉ nên áp dụng cho các vụ nổ có quy mô nổ <5000 kg
2. Nhận hộ chiếu nổ mìn, vận chuyển và chuẩn bị vật liệu nổ ở hiện trường:
- Kiểm tra, đo và lựa chọn kíp theo điện trở quy định trong hộ chiếu

- Sử dụng băng keo tạo đai xung quanh thỏi thuốc có đường kính nhỏ. Công việc
này cần bố trí 1- 2 thợ mìn thực hiện (2 công)
- Làm mồi nổ bằng cách tra 2 kíp đấu song song vào lỗ trung tâm thỏi thuôc mồi
và buộc chặt (mỗi lỗ khoan lớn làm ít nhất 2 mồi, các mồi đấu nối tiếp)
2. Bố trí trạm gác phù hợp với hộ chiếu (mục an toàn). Phát tín hiệu báo rồi
tiến hành nạp mìn.
- Phân công người gác, bắn tín hiệu nạp, toàn đội mìn tháo nút mìn, vệ sinh
miệng lỗ khoan, kiểm tra chiều sâu lỗ khoan.
- Nạp mìn (nạp thuốc, nạp mồi và nạp bua). Vị trí của mồi nổ có thể ở đáy, ở
trung tâm lượng thuốc hoặc ở đỉnh cột thuốc.
- Khi nạp bua, chú ý tỉ lệ thể tích pha trộn: 1 sét ẩm + 2 phoi khoan + 1 đá dăm
3. Nối mạng nổ điện (khi nối cần chú ý: các mối phải chặt và bọc kín bằng
băng keo để trách dòng điện lạc nhiễm vào mạng)
4. Kiểm tra tình trạng của mạng và xác định điện trở của mạng. Nếu thấy sai
số quá 10% so với tổng điện trở mạng theo thiết kế thì phải kiểm tra và đấu lại
mạng
5. Nối dây dẫn chính với nguồn điện (Máy nổ mìn hay Cầu dao nổ mìn)
6. Phát hiệu lệnh nổ rồi cho nổ (tín hiệu báo trong vụ nổ phải được đăng ký
với sở Công Thương và thông báo với địa phương xung quanh mỏ)
7. Thông gió, kiểm tra bãi nổ, (khi có mìn câm phải xử lý ngay).
8. Phát tín hiệu báo an toàn và cho phép máy móc, thiết bị, công nhân quay
lại vị trí làm việc.



17

Phần thứ hai: Kết quả thực hiện mô hình
I- Đánh giá về quy mô thực hiện
1. Kế hoạch giao:

- Mô hình được triển khai với quy mô nổ mìn thực nghiệm đối chứng giữa
phương pháp của mỏ đang sử dụng và phương pháp đề xuất của mô hình. Qua
đó, đánh giá được lợi kinh tế và ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường trong
khai thác mỏ.
- Phạm vi thực hiện của Mô hình được thực hiện tại 02 Mỏ đá Minh Quang
và Bảo Quân, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. căn cứ vào nguồn
kinh phí được cấp là rất nhỏ, nên Nhóm triển khai mô hình chỉ thực hiện được
04 vụ nổ thực nghiệm. Trong đó có sự hỗ trợ kinh phí và nhân lực của Công ty
Cổ phần đầu tư Tân Phát và Công ty Cổ phând đầu tư & xây dựng Bảo Quân –
Chi nhánh Vĩnh Phúc.
2. Thực hiện: Việc thực hiện Mô hình đúng theo kế hoạch đề ra. Kết quả
nổ mìn không xảy ra mất an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh
hưởng đến đời sống của nhân dân sống xung quanh mỏ. Trong quá trình thực
hiện, các tài liệu kỹ thuật liên quan đến 04 vụ nổ đã được thiết lập và lưu trữ để
báo cáo, bao gồm: 04 chiếu nổ mìn (phụ lục1), 04 biên bản xác nhận nổ mìn
(phụ lục 2), 04 bản xác nhận kết quả đo chấn động (phụ lục 3), 01 bản xác nhận
tổng hợp số liệu đo chấn động, khí và bụi của công ty cổ phần P&Q (phụ lục 4),
02 bản xác nhận đã và đang ứng dung phương pháp nổ mìn theo mô hình của 02
đơn vị tham gia (phụ lục 5) và một số hình ảnh nổ thực nghiệm tại 2 mỏ (phụ 6)
3. So sánh, đánh giá: Đánh giá được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và xã hội
mà mô hình mang lại.
Để làm sáng tỏ hiệu quả kinh tế mà Mô hình mang lại, chúng ta có thể tham
khảo các thông số để so sánh qua 04 vụ nổ tại 02 mỏ đá Minh Quang và Bảo
Quân trên bảng 3.
Trên cơ sở dữ liệu của bảng 3, ta có thể tính toán hiệu quả kinh tế mà mô
hình mang lại tại mỏ đá Minh Quang (vụ nổ 1 = 1091 kg thuốc nổ, vụ nổ 2
= 998 kg thuốc nổ như sau:
- Lượng thuốc nổ tiết kiệm được theo phương pháp của MHNR so với
phương pháp nổ của mỏ trước đây là: 1091 – 998 = 93 kg
Số lượng thuốc nổ trên tương đương với kinh phí mà mỏ tiết kiệm được là:

93 kg  33 000 đ/kg = 3 069 000 đồng
- Chi phí lương do phải bố trí nhân công làm bua mìn là:
3 công  100 000 đ/công = 300 000 đồng
- Chi phí tăng lương quản lý do phải theo dõi, chỉ đạo làm bua mìn là:
1công  100 000 đ/công = 100 000 đồng
- Chi phí vận chuyển đất sét (1m
3
)
1m
3
 50 000 đồng/ m
3
= 50 000 đồng

18

- Chi phí vận chuyển đá dăm (d <9 mm)
1m
3
 100 000 đồng/ m
3
= 100 000 đồng
- Chi phí vận chuyển nước
1m
3
 100 000 đồng/ m
3
= 100 000 đồng
- Chi phí tạo đai cho thỏi thuốc có đường kính nhỏ là:
2 công  100 000 đ/công = 200 000 đồng

- Các chi phí khác (băng keo =5 cuộn, vôi =5kg, muối ăn = 2kg)
510 000 đồng/cuộn + 51000đồng/kg +3kg  3000 đồng/kg = 70000 đồng
- Tổng chi phí phát sinh khi nổ theo phương pháp mới là: 920 000 đồng
- Kinh phí mà mỏ tiết kiệm khi nổ 998 kg thuốc nổ theo phương pháp mới:
3 069 000 đồng – 920 000 đồng = 2 149 000 đồng.
Tóm lại, khi nổ mìn với quy mô nổ 1000 kg thuốc nổ cho các lỗ khoan có
đường kính 105 mm theo phương pháp mới, không những mang lại hiệu quả
kinh tế, mà còn giảm thiểu được chấn động, khí độc hại và bụi mỏ sau khi nổ
mìn.đây chính là những ưu việt của Mô hình nhân rộng.
Bảng 3. Kết quả nổ mìn và các thông số liên quan đến chấn động, khí độc hại và bụi khi
tiến hành nổ mìn thực nghiệm tại 02 mỏ đá Minh Quang và Bảo Quân
Mỏ đá
Minh Quang
Mỏ đá
Bảo Quân
TCVN về
chấn động
khí, bụi mỏ TT

Các thông số nổ mìn và
kết quả đo được
khi nổ mìn.
Của mỏ
(cũ)
Đề xuất
(mới)
Của mỏ
(cũ)
Đề xuất
(mới)


1 Tổng lượng thuốc nổ (kg) 1091 998 792 712 -
2 Chiều sâu lỗ mìn(m) 12 m 12 m 11,5 11,5 -
3 Chiều dài bua(m) 3,5 3,2 3,5 3,3 -
4 Thuốc nổ trong lỗ khoan AĐ-31 AĐ-31 AĐ -1 AĐ-1 -
5 Chiều dài cột thuốc nổ nạp
phía trên (l
1
), có đường
kính d = 70 - 80 mm
0,0 2,8 0,0 2,2 -
6 Chiều dài cột thuốc nổ nạp
phía đáy lỗ (l
2
)
8,5 6,0 8,0 6,0 -
7 Vật liệu làm bua mìn Phoi khoan Kabenlis +
phoi khoan
và đá dăm
Phoi khoan Kabenlis +
phoi khoan
và đá dăm
-
8 Khoảng cách hàng mìn, m 3,4 m 3,4 m 3,4 m 3,4 m 3,4 m
9 Khoảng cách giữa các lỗ 4 m 4m 4m 4m 4m
10 Sóng chấn động (mm/s) 7,23
(giới hạn
trên của
thang động
đất cấp III)

6,55
(giới hạn
T.bình của
thang động
đất cấp III)
6,08
(giới hạn
T.bình của
thang động
đất cấp III)
3,15
(giới hạn
dưới của
thang động
đất cấp III)

Tối đa
25,4mm/s
với khoảng
cách đo t

92-524 m
11 Tỷ lệ đá quá cỡ ( %) 3,0 2,0 2,5 1,5
 5 %
12 Nồng độ khí CO ( %) 0,0009 0,00045 0,0008 0,0004
 0,0017
13 Nộng độ khí CO
2
( %) 0,35 0,25 0,25 0,15
 0,5

14 Nồng độ khí NO
2
(%) 0,00004 0,00003 0,000035 0,000025
 0,025
15 Nồng độ khí SO
2
( %) 0,00005 0,000015 0,000045 0,00001
 0,00038
16 Nồng độ bụi đá mg/ m
3
1,85 0,58 1,95 0,54
 2

19

II. Đánh giá về năng suất
1. Năng suất theo dự kiến ban đầu
Theo dự kiên ban đầu mỗi đơn vị ứng dụng sẻ nổ thí nghiệm mỗi vụ 4 lỗ
mìn với lượng thuốc mỗi vụ từ 40 – 50 kg, tuy nhiên do quy mô sản xuất cần
phải kịp tiến độ cho máy xúc hoạt động đảm bảo năng suất tối thiểu và để phù
hợp với Hộ chiếu nổ mìn, nên mỗi vụ nổ phải thực hiện tối thiểu 500 kg thuốc
nổ. Vì vậy được sự hỗ trợi của Công ty, mỗi mỏ đã thực hiện 02 vụ với quy mô
nổ từ 700 – 1000 kg. Do đó, lượng thuốc nổ phục vụ cho thực nghiệm đã tăng
gấp nhiều lần so với dự kiến ban đầu nên kết quả phản ánh chát lượng đập vỡ
đất đá càng phản ánh rõ nét hơn.
2. Thực hiện
Việc thực hiện các vụ nổ được tiến hành theo đúng thời gian dự kiến trong
đề cương, không gây cản trở hay ách tắc đến các khâu trong dây chuyền sản xuất
khác của mỏ.
3. So sánh, đánh giá: Sự tăng, giảm năng suất so với dự kiến và năng

suất thông thường tại nơi triển khai mô hình.
Thông qua 04 vụ nổ mìn thực nghiệm cho thấy: khi áp dụng nổ mìn theo
phương pháp mới (với cùng mạng nổ, vật liệu nổ, phụ kiện nổ và phương pháp
làm nổ) đã tiết kiệm được số lượng thuốc nổ như sau:
a. Tại mỏ đá Minh Quang, tiết kiệm được 93 kg thuốc nổ (tương đương
với 3 069 000 đồng) nhưng phải tăng chi phí nhân công phục vụ và
công vận chuyển để làm bua mìn từ 900 000 – 950 000 đồng
b. Tại mỏ đá bảo Quân, tiết kiệm được 80 kg thuốc nổ (tương đương với
2 640 000 đồng) nhưng phải tăng chi phí nhân công phục vụ và công
vận chuyển để làm bua mìn từ 800 000 – 850 000 đồng
III. Đánh giá về chất lượng
1.1. Theo kế hoạch ban đầu
Khi áp dụng phương pháp nổ mìn mới mức độ đập vỡ đất đá đồng đều hơn
và giảm được số lượng hòn đá quá cỡ, cũng như các tiêu chuẩn về chấn động và
môi trường (xem bảng 3 - trang 18)
3.2. Thực hiện
Việc thực hiện các vụ nổ được tiến hành theo các Quy chuẩn Việt Nam
QCVN – 02/BCT và dưới sự giám sát của sở KH &CN, Công ty Cổ phần P&Q,
Ban triển khai Mô hình và Đội kỹ thuật khoan bắn mìn của từng đơn vị.
Trước và sau mỗi vụ nổ đều đảm bảo an toàn và đảm bảo vệ sinh môi
trường.
3.3. So sánh, đánh giá: Bằng, vượt, thấp hơn giao.
Khi áp dụng phương pháp nổ mìn mới, các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế sau

20

đây sẽ thay đỏi như sau:
- Chỉ tiêu thuốc nổ (q
t
) sẽ giảm từ mức 0,4 ÷ 0,42 xuống mức 0,36 ÷ 38

kg/m
3

- Mức độ chấn động sẽ giảm từ giới hạn trên của động đất cấp IIII xuống
giới hạn dưới của động động đất cấp III hoặc từ cấp IV xuống cấp III (xem
bảng 3) với quy mổ nổ từ 700 – 1200 kg thuốc nổ trong vòng bán kính đo
từ 250 – 400 m.
- Các chỉ tiêu về khí, bụi mỏ sẽ giảm 2 – 3 lần so với phương pháp nổ cũ
- Tỉ lệ đá quá cỡ giảm từ 1,2 – 1,5 lần so với phương pháp nổ cũ
- Chi phi nhân công phục vụ cho 1 vụ nổ tăng lên từ 4 -5 công nhưng
không làm ảnh hưởng đến tiến độ khai thác.
- Thời gian nạp mìn tăng 20 – 30 phút nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến
dây chuyền sản xuất cử mỏ vì khoảng thời gian này vẵn nằm trong khoảng
thời gian quy phạm nổ mìn cho phép.
IV. Nguyên nhân kết quả:
- Nguyên nhân đạt được và vượt các chỉ tiêu:
+ UBND tỉnh và sở KHCN đã thường xuyên quan tâm giúp đỡ cơ quan chủ
trì và Chủ nhiẹm mô hình thực hiện đề tài, đồng thời cấp kinh phí kịp thời, đầy
đủ để đơn vị chủ trì và chủ nhiệm mô hình thực hiện đúng theo tiến độ.
+ Các đơn vị ứng dụng mô hình đã giúp đỡ tận tình về điều kiện ăn ở cũng
như vật liệu nổ và công tác an toàn, nên việc thực hiện 04 vụ nổ thành công và
không xảy ra mất an toàn trong quá trình thực hiện.
- Nguyên nhân chưa đạt các chỉ tiêu: (không)
V. Xây dựng quy trình
Quy trình công nghệ nổ mìn theo phương pháp giới thiệu trên mục 9.2.8.
VI. Kiến nghị và kết luận:
Kết luận
Mô hình nhân rộng ứng dụng giải pháp nổ mìn khai thác mới không
những mang lại hiệu quả nổ mìn cho 02 doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa rất lớn
trong vấn đề giảm thiểu những tác động có hại đên môi trường xung quanh của

người dân sông gần 02 mỏ đá. Vì vậy, đơn vị chủ quản và Chủ nhiệm mô hình
đề nghị Hội đồng KHCN tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục theo dõi, quan tâm gíúp đỡ để
hoàn thiện báo cáo và tiến hành nghiệm thu và đánh giá Mô hình đạt kết quả tốt.
Kiến nghị
Đề nghị Hội đồng KHCN tỉnh Vĩnh Phúc xem xét, và cho phép Mô nình nhân
rộng này được tiếp tục triển khai cho hầu hết các mỏ đá thuộc địa bàn của tỉnh
Vĩnh Phúc .

×