Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.32 KB, 30 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược được Đảng và Nhà nước ta xác định ngay từ
khi hình thành nền giáo dục cách mạng. Quan điểm đó được Đảng chỉ đạo xuyên suốt qua đường
lối phát triển giáo dục và được khẳng định là xây dựng một nền giáo dục “Của dân, do dân, vì
dân, được xây dựng trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng”. Từ sau các mạng tháng 8
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh 146/SL ngày 10/8/1946, trong đó khẳng
định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt theo
phương châm: Người biết dạy cho người chưa biết … ai cũng phải học”. Người xác định ba
nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà là “Đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa và
tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chò”.
Quan điểm này được thể hiện trong nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Điều
này đã được ghi trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng CSVN " Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, xã hội, nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu". [Tr 11; 29]
Trong chiến lược phát triển giáo dục từ 2001-2010 Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh vai
trò then chốt của giáo dục - đào tạo, của vai trò nguồn nhân lực. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX đã chỉ rõ: cần phải quan tâm giáo dục - đào tạo học sinh bậc trung học, thực hiện " chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". [Tr12; 102]
Như vậy, công tác quản lý, chỉ đạo, phát triển giáo dục đào tạo cần phải gắn công tác vận
động xã hội, sao cho mọi người đều quan tâm và tham gia vào sự nghiệp giáo dục nói chung và
quan tâm đến giáo dục đào tạo học sinh bậc học phổ thông, trong đó có cấp học THCS nói riêng.

Trường THCS đạt chuẩn quốc gia là trường THCS đạt chuẩn hóa về chất lượng của bộ máy tổ
chức nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, chất lượng giáo dục, cơ sở vật
chất, thiết bị và thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Mục tiêu của công tác xây dựng trường THCS
đạt chuẩn quốc gia là huy động toàn xã hội tạo mọi điều kiện để nhà trường giảng dạy cho học
sinh, con em nhân dân đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng toàn diện.
Ở tỉnh Quảng Nam, chủ trương tác xã hội đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực sự
đi vào cuộc sống. Quy mô phá triển giáo dục tăng, ngân sách đầu tư cho giáo dục không ngừng


phát triển. Tuy nhiên việc đầu tư các nguồn lực để hổ trợ cho công tác xây dựng trường THCS đạt
chuẩn quố gia còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc tìm ra "Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường
THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam" là một việc làm hết sưc cần thiết và quan trọng.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt
chuẩn quốc gia.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác Xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường học đạt
chuẩn quốc gia.
3.2 Đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục trong xây dựng
trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở Quảng Nam thời gian vừa qua (từ khi có quy định về trường
THCS đạt chuẩn cho đến nay).
3.3 Xây dựng hệ biện pháp quản lý công tác Xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS
đạt chuẩn quốc gia.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Quảng nam.
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng
trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam.
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở Quảng
Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập. Nếu
đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp hơn thì sẽ đẩy mạnh và phát huy tốt hơn hiệu quả
công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở Quảng
Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu khía cạnh quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng
trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Quảng Nam
6.2. Giới hạn khách thể điều tra

- Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục.
- Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đại diện các ban, ngành, đoàn thể ở một số huyện,
thị xã và các xã, phường.
- Hiệu trưởng các trường THCS đạt chuẩn và chư đạt chuẩn quốc gia.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích nghiên cứu các tài liệu có liên quan
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra viết, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp
chuyên gia…
8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu; Nội dung; Kiến nghị và Kết luận.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng :"Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Thực
tiễn cách mạng nước ta hơn bảy mươi năm qua đã minh chứng cho điều đó là hoàn toàn đúng
đắn. Quan điểm Êy được thể hiện khá rõ trong thư gửi cán bộ, thầy giáo, cô giáo, công nhân
viên, học sinh nhân dịp bắt đầu năm học mới, (ngày 16. 10. 1968) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người nói: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng".
Thực chất đây là chủ trương xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, mãi đến Hội nghị Trung ương
lần thứ 4 (Khóa VII, 1993) thì tinh thần đó mới chính thức trở thành một trong những quan điểm
để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Và
xã hội hóa giáo dục đã trở thành một cuộc vận động rộng lớn toàn xã hội, toàn dân tham gia xây
dựng giáo dục. Nếu như trước đây vì quá nhấn mạnh đến chức năng tư tưởng và văn hóa của giáo
dục, nên giáo dục chỉ được quan niệm là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng và văn
hóa, thì nay giáo dục được xem là "quốc sách hàng đầu", đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển. Do đó, "Giáo dục là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn
lực to lớn của nhân dân".
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCH TW khóa VIII tiếp tục nêu rõ vấn đề trên, khẳng
định: “ Giáo dục-đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”. Văn kiện Đại hội IX (2001) yêu
cầu “ Tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục-
đào tạo” [12; 204].

Nh vậy, xã hội hóa giáo dục là một hệ thống định hướng hoạt động của mọi người, mọi hoạt
động xã hội nhằm trả lại bản chất xã hội cho chính giáo dục, nhằm xây dựng một xã hội học tập.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là hệ thống những tác động có chủ định, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của
đối tượng quản lý để đạt đến mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động.

1.2.2. Bản chất và chức năng của quản lý
Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua các chức năng quản lý.
Quá trình quản lý có 4 chức năng cơ bản có liên quan mật thiết với nhau bao gồm: Lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
1.2.3. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có chủ định của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng
quản lý trong hệ thống giáo dục nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội
để đạt được mục tiêu giáo dục trong một môi trường luôn biến động.
1.3. Xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục
1.3.1. Khái niệm về xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình học tập suốt đời của cá nhân. Trong đó, cá nhân với tư cách là chủ thể
hành động không chỉ tiếp thu mà còn làm phong phó them các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất
và tinh thần dưới hình thức cá nhân.
1.3.2. Khái niệm xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là mọi người, mọi nhà cùng học tập và chăm lo cho giáo dục " Huy động
toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực
vào nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước". [11; 61]

1.3.3. Xã hội hóa giáo dục là một nhân tố để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia
Tại Đại hội IX của Đảng, xã hội hóa được coi là một trong ba phương hướng để đẩy mạnh sự
phát triển Giáo dục- Đào tạo đi vào thế kỷ XXI: "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới
nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện

chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa".
Như vậy, xã hội hóa để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia cũng phát xuất từ nội
dung của một trong ba phương hướng của Đảng ta. Vì vậy, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng dạy - học trên cơ sở xây dựng trường, lớp đạt chuẩn, đội ngũ cán bộ quản lý ,
giáo viên, công nhân viên có trình độ chuẩn hóa, áp dụng phương pháp giảng dạy và trang thiết
bị giảng dạy hiện đại để đẩy mạnh phát triển giáo dục .

1.3.4. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: "Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo nhu cầu phát triển xã hội".
Xét từ phương diện quản lý giáo dục theo hướng xã hội hóa thì có thể hiểu đây chính là quản
lý công tác xã hội hóa giáo dục.
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động xã
hội hóa, tạo hành lang để hoạt động xã hội hóa đi đúng quỹ đạo, theo mục tiêu mà Đảng và Nhà
nước đặt ra. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạo
được phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cường
nguồn lực của xã hội và cộng đồng cho Giáo dục - Đào tạo.
1.4. Những vấn đề lý luận về xã hội hóa giáo dục
1.4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác xã hội hóa giáo dục
Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã xác định 4 nội dung chủ yếu:
- Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân và của toàn xã hội.
- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các tổ chức
kinh tế, xã mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân được tham gia một cách chủ động và bình
đẳng vào các hoạt động xã hội.
- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư, khai thác các nguồn nhân lực và vật lực đang tiềm Èn trong
xã hội.
Đến Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định "Nhà nước dành tỷ lệ thích đáng,
kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa phát triển Giáo dục - Đào tạo. Huy động và sử dụng có hiệu quả

mọi nguồn lực cho Giáo dục - Đào tạo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển Giáo dục - Đào
tạo".
Hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về xã hội hóa giáo dục
thực chất là khẳng định tư tưởng chiến lược của Đảng trong quá trình phát triển Giáo dục - Đào
tạo. Quá trình đó đã chứng minh rằng, xã hội hóa giáo dục không phải là giải pháp tình thế khi
nền kinh tế đất nước còn khó khăn, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, mà là một chủ
trương chiến lược lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển giáo dục, ngay cả đến khi nước
ta phát triển thành một nước công nghiệp, có thu nhập quốc dân cao gấp nhiều lần so với hiện
nay.

1.4.2. Bản chất của xã hội hóa giáo dục
Bản chất của xã hội hóa giáo dục thể hiện ở tính xã hội của giáo dục, bởi lẽ giáo dục xuất
hiện cùng với đời sống xã hội của loài người. Triết học Mác - Lênin đã khẳng định: "Trong quá
trình tồn tại, con người bao giờ cũng cải tạo tự nhiên, chinh phục tự nhiên để tự nhiên phục vụ
cho mình, đồng thời con người cũng nhận thức chính mình, cải tạo chính mình và chinh phục
chính mình để phục vụ cho mình. Con người luôn luôn sống trong các hoàn cảnh xã hội nhất định
và khi nói đến con người, tức là phải xem đó là con người - xã hội."
Trong quá trình phát triển của xã hội, giáo dục là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, là hạt nhân
của mọi sự phát triển. Điều này có nghĩa là không thể tách rời giáo dục ra khỏi xã hội, hay nói
cách khác, không có giáo dục đứng ngoài xã hội, không có xã hội nào phát triển không gắn liền
với vai trò lịch sử của một nền giáo dục. Sự tồn tại của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Điều này phản ánh tính chất xã hội của giáo dục. Giáo dục
mang bản chất xã hội. Xã hội càng phát triển thì vai trò của giáo dục càng lớn.

1.4.3. Nội dung của xã hội hóa công tác giáo dục

Xã hội hóa công tác giáo dục có nội dung phong phú mà cốt yếu là huy động các lực lượng xã
hội tham gia cùng làm giáo dục dựa trên đặc điểm và thế mạnh của mình để thực hiện ở các mức
độ và hình thức khác nhau.
Nói tới xã hội hóa giáo dục không nên chỉ nghĩ đến việc khai thác sự đóng góp của các lực

lượng xã hội đối với giáo dục, cần phải thấy cả nghĩa vụ tham gia đồng thời cũng cần thấy được
cả quyền lợi được thụ hưởng từ thành quả của giáo dục mang lại.
Nội dung của công tác xã hội giáo dục bao gồm:
+ Thường xuyên nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vai trò của giáo dục
đối với sự phát triển của đất nước và của bản thân:
+ Có sự liên kết giữa các lực lượng xã hội trong giáo dục, xây dựng cộng đồng trách nhiệm
của từng người dân, từng gia đình và các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể.
+ Xã hội hóa công tác giáo dục là sự huy động các nguồn vốn cho giáo dục:
+ Xã hội hóa công tác giáo dục cần có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước mà vai trò nòng cốt là ngành giáo dục:

1.4.4. Các điều kiện thực hiện xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục thực chất là nhằm xóa bỏ mọi hình thức áp đặt của cơ chế tập trung,
quan liêu bao cấp, khơi dậy tính năng động, sáng tạo, khơi dậy nguồn nội lực to lớn tiềm tàng
trong mọi tầng lớp nhân dân để đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ mới.
Vì vậy xã hội hóa giáo dục là con đường rộng mở, linh hoạt và sáng tạo. Các điều kiện để thực
hiện xã hội hóa:
+ Dân chủ hóa quá trình tổ chức và quản lý
+ Đa dạng hóa Giáo dục - Đào tạo
+ Xây dựng và phát triển các tổ chức khuyến học
+ Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của 3 môi trường giáo dục
+ Tổ chức Đại hội giáo dục các cấp
+ Củng cố hoạt động của Hội cha mẹ học sinh trong trường học

1.4.5. Xã hội hóa giáo dục với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia
Xã hội hóa giáo dục là quá trình góp phần nâng cao nhận thức đồng thời với việc nâng cao
trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục. Muốn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả
ngành giáo dục phải huy động được toàn xã hội cùng tham gia cộng tác với nhà trường trong việc
đầu tư xây dựng các điều kiện thiết yếu cho trường chuẩn quốc gia. Để huy động được toàn xã
hội cùng cộng tác với nhà trường trong việc đầu tư xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia,

phải thực hiện tốt khâu tuyên truyền, vận động để xã hội nhận thức đúng đắn về công tác xã hội
hóa giáo dục, huy động được mọi nguồn lực tập trung xây dựng nhà trường và xây dựng được
mối quan hệ phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội.

1.5. Tình hình thế giới và khu vực về việc huy động xã hội cùng tham gia làm giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là một xu hướng xuất hiện trong mấy chục năm gần đây ở các nước phát
triển và đang phát triển. Đây chính là hình thức để tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục cho mọi
người, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho giáo dục và thúc đẩy tiến trình tiến tới
một xã hội học tập.
Các nước công nghiệp phát triển trong khu vực và trên thế giới đều đặc biệt coi trọng chính
sách xã hội giáo dục. Tuy hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động của xã hội tham gia vào phát
triển giáo dục có khác nhau, nhưng về bản chất, cơ bản các nhà nước đều thực hiện chính sách
mở cửa cho giáo dục, tạo nhiều cơ hội để giáo dục phát triển và dành cho người học những điều
kiện tốt nhất, hiệu quả cao nhất.
1.6. Trường THCS:
THCS là cấp học nằm trong bậc trung học của hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu của giáo dục THCS là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo
dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc
sống lao động.
Giáo dục THCS hết sức quan trọng. Nó thể hiện ở chỗ: Dựa trên cơ sở kế thừa những kết quả
đã lĩnh hội ở bậc cấp tiểu học mà tạo cho các em có cơ hội hình thành cơ sở học vấn phổ thông,
chuẩn bị những điều kiện để tiếp tục học THPT hay học nghề, hoặc bước vào cuộc sống.
1.7. Trường THCS đạt chuẩn quốc gia
Mét trong những nhiệm vụ cụ thể của mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 của Đảng và
Nhà nước ta là: Xây dựng nền giáo dục theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Nền
giáo dục đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nền giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa.
Trường THCS đạt chuẩn quốc gia xuất phát từ mục tiêu này. Chuẩn hóa có thể hiểu bao gồm
chuẩn hóa chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình và quy trình kiểm tra

đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo. Đặc biệt nhấn mạnh chuẩn hóa tiêu chí đánh giá sản phẩm
cuối cùng của giáo dục là con người và nguồn nhân lực; chuẩn hóa đội ngũ quản lý, giáo viên;
chuẩn hóa về cơ sở vật chất, trường lớp, các trang thiết bị dạy và học cho tất cả các cấp học, bậc
học.
1.8. Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia
Theo quy chế "Công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010" của Bộ
GD&ĐT, Chương II, quy định các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia gồm 5 tiêu
chuẩn:
- Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức nhà trường.
- Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục
- Tiêu chuẩn 4 - Cơ sở vật chất và thiết bị:
- Tiêu chuẩn 5 - Công tác xã hội hóa giáo dục
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘIHÓA GIÁO DỤC
ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠTCHUẨN QUỐC GIA
Ở TỈNH QUẢNG Nam
2.1. Khái lược về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Quảng Nam.
2.1.1 Tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Nam.
Tỉnh Quảng Nam được thành lập từ tháng 01 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Quảng
Nam-Đà Nẵng, là một tỉnh ven biển thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam, nằm về phía Nam
thành phố Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên là 10.406,83 km2., có bờ biển dài hơn 100km. Dân số cả
tỉnh là 1.390.000 người, chiếm 1,8% dân số cả nước (diện tích chiếm 3,1 diện tích cả nước).
Nền kinh tế Quảng Nam có xuất phát điểm kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, sản
xuất nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thuần nông, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi chưa rõ nét, thu nhập của nông dân thấp, thiếu ổn định. Sản xuất công nghiệp còn nhỏ
lẻ, cơ sở sản xuất chủ yếu là thủ công, công nghệ lạc hậu, phần lớn là chế biến nguyên liệu thô,
khả năng cạnh tranh kém và rủi ro lớn.
Trên Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc. Nhân dân Quảng Nam có truyền
thống hiếu học lâu đời, từ thành thị đến nông thôn, nơi đâu cũng có phong trào học tập sôi nổi và

rộng khắp.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế của nhân dân và những biến đổi của thực tiễn thì ngành
giáo dục-đào tạo Quảng Nam vẫn còn nhiều bất cập, trong đó, có sự mất cân đối giữa yêu cầu
phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo với khả năng vốn có của kinh tế địa phương, điều này
đang đặt ra cho chóng ta nhiều điều phải suy nghĩ.
2. 1.2. Khái quát về giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Nam
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự cố gắng chung của
cán bộ, giáo viên, học sinh và sự hổ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, ngành giáo dục - đào tạo
tỉnh nhà ngay từ khi được chia tách thành hai đợn vị do sự phân chia địa giới hành chính từ Sở
Giáo dục - Đào tạo Quang Nam - Đà Năng, đã từng bước khắc phục những khó khăn ban đầu và
đến nay đã không ngừng phát triển đi lên.
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đã có những bước
phát triển đáng kể, việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo được các cấp ủy Đảng và chính
quyền quan tâm hơn trước. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được các ban, ngành, đoàn thể xã hội
và nhân dân nhận thức và hưởng ứng tích cực. Do vậy, sự nghiệp giáo dục của tỉnh có những
bước chuyển biến toàn diện và đúng hướng, chất lượng ở tất cả các mặt giáo dục từng bước được
nâng lên, mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trên tất cả các vùng, miền từ thành thị
đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi.
Đến nay, mỗi xã phường có Ýt nhất một trường tiểu học, các xã phường đồng bằng đều có
trường trung học cơ sở (THCS), mỗi huyện đều có Ýt nhất một trường trung học phổ thông
(THPT). Cụ thể:
- Mầm non có 199 trường ( tăng thêm 07 trường so với năm học trước), trong đó công lập: 67
trường, bán công: 125 trường và tư thục 07 trường. Tiểu học có 263 trường (tăng thêm 06 trường
so với năm học trước). Phổ thông cơ sở có 24 trường ( giảm 05 trường so với năm học trước).
THCS có 184 trường ( tăng thêm 08 trường so với năm học trước).Trung học phổ thông có 43
trường (trong đó có 01 trường chuyên của tỉnh, 01 trường phổ thông DTNT tỉnh, 30 trường THPT
công lập, 01 trường phổ thông cáp 2,3; 08 trường THPT bán công và 02 trường THPT dân lập).
Năm học 2005-2006 quy mô giáo dục được tiếp tục mở rộng ở tất cả các bậc học, ngành
học, nhất là ở THCS và THPT. Toàn tỉnh có 724 trường với 11.827 lớp và 376.557 học sinh, số
liệu cụ thể:

Bảng 2.1: Thống kê tình hình trường lớp, học sinh nành giáo dục & đào tạo Quảng
Nam
Tiêu chí
Đầu năm học 2005-2006 Tăng(+),giảm(-) so đầu
năm học 2004-2005
Trường Líp H.sinh Trường Líp H.sinh
724 11.827 376.557 17 181 -3.710
- Nhà trẻ x 90 1.411 x 32 375
- Mầm non 199 1.531 36.023 -9 74 1.754
- Tiểu học 263 5.441 137.310 7 -110 -10.278
Trong đó: tuyển mới
lớp 1
x x 26.379 x x -5.436
- Phổ thông cơ sở 24 x x 3 x x
- Trung học cơ sở 184 3.471 137.731 8 90 -1.010
Trong đó: tuyển mới
lớp 6
x x 33.851 x x -1.288
- Phổ thông cấp 2-3 2 x x 0 x x
- Trung học phổ thông 43 1.294 64.082 1 95 5.449
Trong đó: tuyển mới
lớp 10
x x 25.299 x x 433

2.1.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của các trường THCS của tỉnh
Quảng Nam.
Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục trên cả nước, quy mô phát triển của các trường
THCS của tỉnh Quảng Nam không ngừng gia tăng. Sau khi tách tỉnh (tháng 01/1997) tổng số
trường THCS toàn tỉnh có 130 trường, với tổng số học sinh 111.280. Đến năm học 2005-2006
tổng số trường THCS toàn tỉnh lên tới 184 trường với 137.731 học sinh.

* Về phổ cập giáo dục tiểu học, CMC và PCGD THCS :
+ PCGD TH tiểu học: Toàn tỉnh được công nhận hòant hành PCGD TH năm 1997. Đối với
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Kết quả cụ thể nh sau:
- Tỉ lệ học sinh 6 tuổi học lớp 1 đạt 99,7%
- Tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành cấp tiểu học 91,1%
- Số xã đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi: 207/233 xã (tỉ lệ 89%)
- Số huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi 13/17 huyện.
+ Phổ cậo giáo dục THCS: Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2007 hoàn thành PCGD THCS. Đến
nay số xã, phường đạt chuẩn quốc gia PCGS THCS: 168/233. Tỉ lệ 72,1%, so với năm học 1004-
2005 tăng 23 xã. Số huyện, thị hoàn thành PCGD THCS là 09/17.
* Về trường THCS đạt chuẩn quốc gia: Xác định xây dựng trường chuẩn quốc gia là trục
xuyên suốt nhằm chuyển đổi cơ cấu chất lượng các mặt giáo dục, Sở GD&ĐT đã phối hợp với
các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện kế hoạch phát triển
trường THCS đạt chuẩn quốc gia . Đến nay toàn tỉnh có 31/184 trừờng THCS đạt chuẩn quốc gia.
2.2. Khái quát về công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Quảng Nam.
Ngày 8/3/2001, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 21/2001/NQ-HĐND
về một số giải pháp tăng cường xã hội hóa đầu tư giáo dục, phát triển giáo dục miền núi,
chấn chỉnh dạy thêm, học thêm và ngày 25/6/2002, và Nghị quyết 50/2002/NQ-HĐND
về phổ cập giáo dục trung học cở sở. Thực hiện các nghị quyết trên của tỉnh, UBND tỉnh
ban hành chương trình hành động của tỉnh, tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai
thực hiện và nâng cao nhận thức trong toàn xã hội quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp
giáo dục.
Về tăng cường xã hội hóa giáo dục, phát triển giáo dục miền núi, quy mô được mở
rộng, từ 658 trường năm học 2000-2001, lên 707 trường trong năm học 2004-2005 (tăng
49 trường), huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục tăng nhanh, hằng năm thu
hút các khoản đóng góp (ngoài ngân sách) cho giáo dục gần 30 tỷ đồng thông qua sự vận
động của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, phong tào khuyến học, khuyến tài phát triển
mạnh trong các cơ quan, trường học, gia đình, tộc họ, thôn, bản ; giáo dục miền núi
được đẩy mạnh, tăng cường cơ sở vật chất, ưu tiên tuyển chọn đội ngũ giáo viên, ban
hành cơ chế ưu đãi, hổ trợ học sinh dân tộc thiểu số, chú trọng công tác cử tuyển

Tuy kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/2001/NQ-
HĐND và Nghị quyết số 50/2002/NQ-HĐND của HĐND tỉnh các năm qua là rất quan
trọng, nhưng so với yêu cầu phát triển hiện nay, thì còn nhiều bất cập, công tác xã hội
hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh và phát huy đầy đủ trong các cấp, các ngành cũng như
toàn xã hội; giáo dục miền núi chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng còn thấp; công tác
phổ cập giáo dục trung học cơ sở còn nhiều khó khăn.
2.3. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Quảng Nam.
2.3.1. Quá trình tổ chức thực hiện - những kết quả đạt được và nguyên nhân của nó:
Kể từ khi tách tỉnh (tháng 01/1997) đến nay, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam mặc dù còn gặp
nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, thiếu cả giáo viên, ngân sách Nhà nước cấp
còn thấp, nhưng quy mô phát triển giáo dục của tỉnh tăng nhanh, điều đó càng làm cho tình trạng
thiếu hụt ngân sách ngày càng lớn, phòng học tạm chưa xóa hết được.
Trước tình hình trên, ngày 01/9/1998 UBND tỉnh có Quyết định số 1671/QĐ-UB quy định
mức thu học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg và đến năm 2001, Hội đồng nhân dân tỉnh
có Nghị quyết số21/2001/NQ-HĐND "Về một số giải pháp tăng cường xã hội hóa đầu tư giáo
dục, phát triển giáo dục miền núi ". Nhờ vậy, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển đáng kể, việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục-
đào tạo được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm hơn trước. Chủ trương xã hội hóa giáo
dục được các ban, ngành, đoàn thể xã hội và nhân dân nhận thức và hưởng ứng tích cực. Do vậy,
sự nghiệp giáo dục của tỉnh có những bước chuyển biến đáng kể, chất lượng ở tất cả các mặt giáo
dục từng bước được nâng lên, mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trên tất cả các
vùng, miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi.
3.2.1. Nguyên nhân thành công:
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đã quán triệt các Nghị quyết, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục
- Truyền thống hiếu học của nhân dân đất Quảng
- Sù tham gia của các ban, ngành, đoàn thể xã hội ở một số địa phương. Đặc biệt, có sự
tham gia tích cực của ngành giáo dục-đào tạo, Hội khuyến học, bộ đội biên phòng, Hội chữ thập
đỏ tỉnh ngày càng chặt chẽ.
3.2.2. Những khó khăn, tồn tại cơ bản và nguyên nhân của nó:

- Một số cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa có nhận thức đầy đủ về công tác
xã hội hóa giáo dục, nên chưa quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục-đào tạo, do đó chưa đề
ra được các biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địa
phương còn lúng túng, hiệu quả thấp; các cấp ủy, chính quyền, Hội, đoàn thể và sự phối hợp giữa
các ban, ngành, các lực lượng xã hội ở các huyện, thị xã; xã, phường còn thiếu tập trung, sâu sát
và đồng bộ, nhiều nơi còn có suy nghĩ, xã hội hóa giáo dục là "Nhà nước và nhân dân cùng làm"
hoặc "đa dạng hóa giáo dục", xã hội hóa ở tất cả các vùng, miền đều như nhau, từ đó đã làm hạn
chế đến thành quả của xã hội hóa công tác giáo dục.
- Chất lượng hiệu quả giáo dục tuy có tiến bộ, song vẫn còn thấp chưa đáp ứng được mục
tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trước yêu cầu mới của đất nước, thành tích học sinh giỏi
chưa tương xứng với truyền thống và tiềm năng của tỉnh.
- Đời sống của một bộ phận giáo viên, học sinh nội trú, các dân tộc miền núi còn gặp
nhiều khó khăn. Trình độ và chất lượng dạy - học giữa miền núi và đồng bằng, giữa thành phố và
nông thôn vẫn còn chênh lệch. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường tiểu học ở các huyện miền núi
vẫn còn thấp.
- Việc phối hợp giữa các ban, ngành, các lực lượng xã hội ở địa phương, đơn vị, còn
thiếu tập trung, sâu sát và thiếu đồng bộ.
- Trình độ và năng lực của dội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn hạn chế chưa
vận động được toàn xã hội tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa giáo dục tỉnh nhà.
2.4. Thực trạng công tác quản lý xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn
quốc gia ở tỉnh Quảng Nam.
Trong hơn ba năm triển khai thực hiện công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia,
lãnh đạo ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cũng đã áp dụng một số biện pháp biện pháp nhằm đẩy
mạnh các hoạt động quản lý chuyên môn, xây dựng cơ sở vật, trang thiết bị, huy động các nguồn
lực giúp các trường xây dựng các điều kiện thiết yếu để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhờ
đó đã gặt hái được một số thành quả ban đầu rất đáng kể; đặc biệt là nhận thức của cộng đồng xã
hội về tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Từ năm 2003
đến nay toàn tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được 31/184 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (Có
kèm theo danh sách các trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở phần phụ lục). Một số biện pháp mà
lãnh đạo ngành giáo dục đã áp dụng có hiệu quả là:

2.4.1. Huy động các nguồn kinh phí XHHGD để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp,
trang thiết bị dạy học, cảnh quang, môi trường sư phạm:
2.4.2 Tăng cường phối kết hợp giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội:
2.6. Đánh giá chung
a) Ưu điểm: Qua những việc phân tích các biện pháp mà lãnh đạo ngành giáo dục - đào tạo
tỉnh Quảng Nam đã áp dụng trong công tác quản lý xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường
THCS đạt chuẩn quốc gia trong những năm qua cho thấy lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo tỉnh
nhà đã thể hiện được sự cố gắng lớn của ngành trong việc huy động sự hổ trợ của toàn xã hội
đóng góp xây trường chuẩn quốc gia.
b) Tồn tại: Tuy nhiên, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn, với
những yêu cầu về chất lượng giáo dục cao cho nên đòi hỏi lãnh đạo ngành cần phải có những biện
pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục toàn diện hơn, triệt để hơn và đúng hướng hơn mới đáp
ứng được tình hình thực tế hiện nay của từng địa phương trong tỉnh. Một số tồn tại nh:
- Các biện pháp chưa bám sát được mục tiêu của trường xhuẩn quốc gia.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viênchưa đồng đều, năng lực còn hạn
chế nhưng chưa được quan tâm bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ giáo
viên vừa thừa vừa thiếu.
- Các tổ chức trong nhà trường không đồng đều về năng lực, chất lượng công tác chưa cao.
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn còn nghèo nàn, còn mang tính đối phó.
- Chất lượng học tập của học sinh còn thấp.
- Chưa có biện pháp bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập, tự học, tự rèn.
- Cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Nhiều trương học xuống cấp nhưng chưa
sửa chữa, xây mới kịp thời.
- Về công tác xã hội hóa, chưa huy động hết các lực lượng xã hội tham gia, sự phối kết
hợp giữa các lực lượng xã hội chưa chặt chẽ, không đồng bộ.
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓAGIÁO DỤC ĐỂ
XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở TỈNH QUẢNG NAM.
3.1. Những định hướng về xã hội hóa giáo dục ở Quảng Nam từ nay đến năm 2010:
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam về công tác xã hội hóa
giáo dục:

+ Đại hội lần thứ 19 của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã khẳng định:
- Củng cố, mở rộng hệ thống các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạy
nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, xóa mù chữ,
chống tái mù chữ, tiếp tục đẩy mạnh phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất kỹ thuật ngành giáo dục, nhất là ở miền núi và vùng bị lũ lụt, thực hiện tiêu chuẩn hóa
giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về giáo dục-đào
tạo của Tỉnh ủy Quảng Nam đã nêu:
- Giáo dục-đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, các cấp ủy và
tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia
đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường học của Chính phủ và của UBND
Tỉnh, không để lãng phí, tham ô, sử dụng kinh phí sai mục đích trong quá trình thực hiện chương
trình. Tăng cường kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng nhà trường, lớp học.
- Tiếp tục tham mưu với các Đảng bộ, chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất xây dựng
trường chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn, có chất lượng. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học: mỗi
huyện, thị tăng thêm Ýt nhất 1-2 trường mâm non, tăng thêm Ýt nhất 1-2 trường tiểu học, tăng 1
trường THCS; và cả tỉnh có Ýt nhất 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
3. 1.2. Những định hướng chung:
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các tổ chức và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tổ chức Đại hội giáo dục theo định kỳ, thành lập và thúc đẩy hoạt động thường xuyên
của Hội đồng giáo dục các cấp. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, các hội với
ngành giáo dục-đào tạo trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến chủ trương xã hội hóa giáo dục
và đào tạo, như: Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp; Điều lệ các loại
hình trường ngoài công lập thuộc các bậc học, cấp học, chính sách về học phí, học bổng, đặc biệt
là đối với các trường ngoài công lập, quy định về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp

cho giáo dục-đào tạo
3.1.3. Những nhiệm vụ chủ yếu để tăng cường xã hội hóa đầu tư cho giáo dục ở giai đoạn
2002-2007:
- Sắp xếp mạng lưới trường, lớp theo hướng đa dạng hóa các loại hình, có chính sách
khuyến khích mở rộng trường dân lập.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học. Đến năm
2010 toàn tỉnh phấn đấu có 50% trường tiểu học, 50% trường THCS và 5% số trường THPT đạt
chuẩn quốc gia, toàn tỉnh hoàn thành PCGD trung học phổ thông.
- Tăng mức thu học phí và mức đóng góp tiền xây dựng trường theo quyết định 248-
TTg, ngày 22/11/1973, của Thủ tướng Chính phủ.

3. 1.4. Phương hướng nhiệm vụ cụ thể về tăng cường xã hội hóa công tác giáo
dục ở tỉnh Quảng Nam:
a. Mở rộng mạng lưới và loại hình
b. Tăng mức thu học phí
. c. Tăng mức thu xây dựng trường
3.2. Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn
quốc gia ở tỉnh Quảng Nam.
3.2.1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò quốc sách
hàng đầu của giáo dục và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục
- Xây dựng nhận thức đúng đắn cho các lực lượng xã hội về giáo dục, làm cho mọi người
hiểu được vai trò to lớn hàng đầu, có ý nghĩa quyết định của giáo dục đối với sự phát triển của xã
hội, tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng, hiểu đầy đủ và toàn diện về công tác xã hội hóa giáo
dục là một phương hướng có tính chiến lược lâu dài của Đảng ta.
- Giúp mọi cán bộ quần chúng điều chỉnh những nhận thức lệch lạc, phiến diện và sai lầm
về giáo dục và xã hội hóa công tác giáo dục
- Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh nhà cần tham mưu với lãnh đạo Đảng và UBND tỉnh
phát động các đợt tuyên truyền rộng khắp để tuyên truyền vận động trước hết là các cấp ủy Đảng
và chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các lực lượng xã hội
cùng xây dựng một môi trường nhà trường từ cảnh quang, cơ sở hạ tầng đến nền nếp kỷ cương,

tạo dựng quan hệ trong sáng giữa thầy với thầy, giữa trò với trò, giữa thầy với trò, giữa thầy trò
với địa phương. Góp ý về môi trường , gia đình, xã hội, góp ý kiến nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, xây dựng phương pháp học tập cho học sinh
- TÝch cực tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương tổ chức các buổi
học tập, thảo luận triển khai Nghị quyết, các buổi họp chuyên đề về giáo dục, thông qua diễn đàn.
Đại hội giáo dục cấp huyện, cấp xã; thông qua đại hội khuyến học, tận dụng điều kiện các hội
nghị khác để lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động công tác xã hội hóa giáo dục để xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Để thực hiện tốt biện pháp này, một mặt lãnh đạo ngành giáo dục phải vào cuộc và là
những hạt nhân trong công tác tuyên truyền, một mặt cần tạo điều kiện nhân lực, phương tiện và
kinh phí cho việc tuyên truyền vận động. Phương án tốt nhất vẫn là công tác tham mưu cho lãnh
đạo Đảng và chính quyền các cấp để họ nói lên tiếng nói chung trong các hội nghị có đầy đủ các
ban ngành, đoàn thể. Một mặt ngành giáo dục phải hòan thành tốt nhiệm vụ của nhà trường, phải
có những đề án có tính thuyết phục cao.
3.2.2. Tập trung xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên và các tổ chức hổ trợ
dạy và học để tăng cường hiệu quả giáo dục toàn diện
- Làm cho mọi người hiểu được vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ quản lý, giáo viên,
công nhân viên ngành giáo dục là những người quyết định chất lượng giáo dục.
- Tham mưu, tác động cho Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể và toàn
xã hội hiểu được những yêu cầu về chất lượng giáo dục của trường đạt chuẩn quốc gia so với chất
lượng thực tế ở địa phương hiện nay. Từ đó phân tích những ưu điểm, những tồn tại cơ bản và
nguyên nhân chủ yếu của công tác giáo dục- đào tạo, cụ thể là công tác dạy và học. Làm cho họ
hiểu rõ hơn sự bất cập về chất lượng trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục hiện nay
đối với yêu cầu đổi mới của của giáo dục, nhất là việc thiếu, thừa giáo viên có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng đào tạo, chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Tham mưu với Đảng và Chính quyền các cấp làm tốt công tác tổ chức cán bộ. Có kế
hoạch lâu dài về đào tạo cán bộ quản lý giáo dục để đề bạt, kế cận, đảm nhiệm tốt công việc được
giao. Tập trung giải quyết tình trạng thiếu, thừa về đội ngũ giáo viên, làm tốt công tác đào tạo bồi
dưỡng chính trị, chuyên môn dài hạn để cập nhật kiến thức cho cán bộ giáo viên, chống tụt hậu
và lão hóa kiến thức, tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới và sử dụng tốt trang thiết bị dạy

học hiện đại.
- Có kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động có tính chuyên môn cao như tổ chức các buổi hội
thảo chuyên đề về quản lý, chuyên đề nghiên cứu khoa học có tác dụng thực tiễn, bồi dưỡng
phương pháp giảng dạy, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi giáo viên giỏi, ngoại khóa, v.v Bên
cạnh việc củng cố bộ máy tổ chức nhà trường, có kế hoạch bổ sung lực lượng giáo viên giảng
dạy các môn học mới, thay thế lực lượng giáo viên đang giảng dạy trái tay như: Âm nhạc, Mỹ
thuật, Công nghệ, Hoạt động ngoài giờ, Công nghiệp, v.v và đặc biệt là bộ môn Tin học.
- Tổ chức các hoạt động thi đua, đánh giá, tổng kết, kinh nghiệm để phát huy những cá
nhân tập thể tiến bộ. Phải đặc biệt chú trọng việc khen thưởng kịp thời và xứng đáng.
- Ngoài việc đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng, lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh nhà
cần tham mưu với lãnh đạo tỉnh có chính sách đãi ngộ, khuyến tài để thu nhận những thành viên
ưu tú về với ngành.
3. 2.3. Chỉ đạo các trường THCS phải làm tốt vai trò nòng cốt, chủ động sáng tạo nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục để xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Xác định lại mục tiêu của trường THCS đạt chuẩn quốc gia để có hướng chỉ đạo đúng
trọng tâm hơn trong công tác quản lý xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Trong 5 tiểu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục là
tiêu chuẩn hàng đầu, mang tính chất quyết định trong sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà bởi vì
mục đích cuối cùng của công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đào tạo con người, nguồn
lực cho dịa phương, cho nước và trường THCS đạt chuẩn quốc gia là trường chuẩn hóa về chất
lượng của bộ máy tổ chức nhà trường, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động giảng dạy và chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ thiết yếu trong các
trường THCS. Bằng mọi cách phát huy vai trò trung tâm nòng cốt và chủ động sáng tạo của các
nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục vì nhà trường là lực lượng trực tiếp làm công tác
giáo dục đào tạo.
- Trong Hội đồng sư phạm nhà trường, bộ máy quản lý cần căn cứ vào từng đối tượng
giáo viên để phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đoàn thể trong tập thể sư phạm nhằm
phát huy nội lực và tiềm năng sẵn có ở từng đối tượng để làm tốt công tác giáo dục, nâng cao chất
lượng dạy và học, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của đơn vị.
- Với các tổ bộ môn: Ngữ văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Gíao dục công dân, Ngoại

ngữ phải lấy nhiệm vụ giảng dạy là hàng đầu.
- Bên cạnh việc cải tiến phương pháp giảng dạy người giáo viên phải trau dồi kiến thức,
tiếp thu những thành tựu của khoa học công nghệ để áp dụng vào bài dạy; biết sử dụng và phát
huy hết tác dụng của trang thiết bị dạy học hiện đại để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.
- Quyết định nội dung hoạt động của xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia phải là nhà trường. Nhà trường THCS phải là chủ vì không ai hiểu giáo dục bằng nhà
trường, hiểu đường lối chính sách giáo dục, nhiệm vụ năm học, hiểu thực tế giảng dạy, hiểu công
việc giáo dục, nắm được chất lượng và hiệu quả giáo dục bằng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà
trường.
- Lãnh đạo ngành giáo dục cần phát huy vai trò người hiệu trưởng, làm cho họ hiểu đúng
đắn và toàn diện chủ trương công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường chuẩn quốc gia,
định hướng toàn bộ hoạt động của nhà trường và các lực lượng xã hội vào mục tiêu này.
- Bên cạnh người lãnh đạo, đội ngũ giáo viên trong các trường THCS phải là "nhân vật
chính", là lực lượng chủ công. Những người thầy giáo, cô giáo phải làm tốt chức trách của mình.
Tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia đòi hỏi người người giáo viên phải năng động,
sáng tạo, đảm đương về nhiều mặt: chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà, mũi nhọn,
hoàn thành công tác phổ cập giáo dục, v.v Để nhà trường phát huy hết vai trò nồng cốt của
mình lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà cần phải tập trung đầu tư cho công tác xây
dựng đội ngũ như bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị, kiểm tra, thanh tra,
động viên, đôn đốc, tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật nghiêm minh. Có nh thế mới
nâng cao ý thức tự chủ của họ.
Để đảm bảo hiệu quả giáo dục, lãnh đạo ngành cần phải kiên quyết chỉ đạo chống bệnh chạy
theo thành tích, chạy theo hình thức bề ngoài, quan liêu, tiêu cực để trong quá trình công tác,
người cán bộ quản lý, giáo viên cần có phương pháp công tác tốt, trung thực, gắn bó với cộng
đồng, có quan hệ tốt với địa phương, có đạo đức phẩm chất tốt để học sinh, phô huynh và quần
chúng tin yêu.
3.2.4. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác xã
hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Xã hội hóa giáo dục để xây dựng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở Quảng Nam là huy
động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời

tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia đóng góp, xây dựng một nhà trường THCS có quy
mô đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia nhằm mục đích đào tạo con em nhân dân đạt hiệu quả cao về
chất lượng giáo dục toàn diện. Từ đó tạo ra cho được phong trào mọi người, mọi tầng lớp xã hội
cùng tham gia công tác giáo dục, xây dựng môi trường học tập , nếp sống văn minh, lành mạnh ,
xây dựng cơ sở vật đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho trường THCS đạt cguẩn quốc gia.
Thực chất xã hội hóa giáo dục là tổ chức một hệ thống các hoạt động của một quá trình phối
hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục với mặt trận tổ quốc,
các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp để vận động các tầng lớp nhân dân tham
gia đắc lực và có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục ở các trường THCS.
Nói đến tổ chức sự phối hợp là nói đến vai trò quản lý để tạo nên cơ chế phối kết hợp
trong mối quan hệ giữa các bộ phận trong sự vận hành của cả hệ thống nhằm đạt tới hiệu quả của
hoạt động xã hội hóa giáo dục.
Phối hợp chặt chẽ là cơ chế được vận hành hợp lý, thống nhất trong một cấu trúc hoạt
động của công tác xã hội hóa giáo dục, dưới sự điều hành của Hội đồng giáo dục.
Tham gia nói theo nghĩa hẹp, đó là sự đóng góp công sức, tiền của, gia tăng kinh phí, hay
chủ trương giải pháp, biện pháp
Cộng tác là cùng góp sức làm chung một công việc nhưng không thực hiện chung một
trách nhiệm. Sự cộng tác có khi còn mang tính thời vụ theo từng công việc.
Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh nhà cần làm cho các cán bộ quản lý giáo dục các cấp và
các trường THCS ý thức rõ được yêu cầu phù hợp để điều hành các hoạt động ở đơn vị mình, có
sự kết hợp thỏa thuận, hợp đồng trách nhiệm để cụ thể hóa từng công việc sao cho đạt được hiệu
quả cao.
Các quan hệ trên có nhiều tầng bậc, do vai trò của từng lực lượng trong quá trình phối kết
hợp. Song ở phương diện nào, nhà trường luôn phải giữ vai trò nòng cốt. Lãnh đạo ngành cần
phải chỉ đạo các trường THCS phải biết tự thân vận động các lực lượng xã hội tham gia hổ trợ
nhà trường bằng cách thông qua chính quyền địa phương để họ nói lên tiếng nói chung của họ,
thuyết phục các ban ngành, đoàn thể cùng tham gia hợp tác với nhà trường đóng góp xây dựng
trường chuẩn quốc gia.
Ở tỉnh Quảng Nam hiện nay, về công tác phối kết hợp giữa các lực lượng quần chúng xã
hội, các cơ quan hành chính với giáo dục còn nhiều mặt hạn chế. Cụ thể là công tác xây dựng cơ

sở vật chất, trường học còn nhiều ách tắt nhất là công tác giải tỏa mặt bằng để xây dựng trường,
quy hoạch đất đại để xây dựng trường mới; nguyên nhân chủ yếu là do sự phối kết hợp không
đồng bộ, ở một số địa phương , cán bộ nhà nước và nhân dân chưa có nhận thức đúng đắn về chủ
trương xã hội hóa giáo dục nên quá trình phối kết hợp với giáo dục còn nhiều trở nại, khó khăn.
Công tác xã hội hóa giáo dục thực chất là huy động toàn xã hội tham gia cùng làm giáo dục.
Song sù huy động này nếu "thả nổi" không có sự chỉ đạo xuyên suốt từ lãnh đạo cấp trên xuống
thì sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên sẽ không đem lại kết quả mà có khi còn làm mất đi sự ổn
định, cân bằng của quá trình quản lý. Bởi vậy, cần phải có những nguyên tắc khi tổ chức các hoạt
động đó tuỳ theo mức độ khác nhau.
Nguyên tắc đảm bảo lợi Ých là từng hoạt dộng hợp tác làm giáo dục phải xuất phát từ nhu
cầu của mỗi bên. Mỗi gia đình học sinh, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi nhà trường THCS đều có
những lợi Ých riêng.
Một nguyên tắc quan trọng nữa cần chú ý trong quá trình tổ chức các hoạt động xã hội hóa
giáo dục là đảm bảo tính hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý.
Tính hiệu quả của việc thực hiện huy động các lực lượng xã hội vào công tác xã hội hóa giáo
dục là phải xuất phát từ mục tiêu của giáo dục đào tạo trong các nhà trường THCS đang phấn đấu
xây dựng trường chuẩn quốc gia, của việc nâng cao chất lượng dạy và học của cấp học này. Vì
vậy các phong trào hoạt động của công tác xã hội hóa phải đem lại kết quả thiết thực, tránh phô
trương hình thức.
Tính pháp lý được đặt trong yêu cầu của sự quản lý. Không thể tùy tiện, ngẫu hứng trong
việc huy động và tổ chức các nguồn lực cho công tác xã hội hóa giáo dục
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao
động, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp thanh niên, các đơn vị
kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các cá nhân nhà tài trợ, gia đình và
dòng họ là lực lượng quan trọng trong việc triển khai công tác xã hội hóa giáo dục trong các
trường THCS ở Quảng Nam trong nhiều năm qua. Luật giáo dục cũng đã nêu: "Mặt trận Tổ quốc
có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động xã hội hóa giáo dục: xây
dựng môi trường lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, huy động đóng góp nhân lực, tài lực, vật
lực toàn xã hội để phát triển giáo dục".
Sự đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cá nhân trong các doanh nghiệp đối

với các phong trào, các cuộc vận động xã hội - từ thiện nói chung và lĩnh vực công tác xã hội hóa
giáo dục tỉnh nhà nói riêng có nhiều chuyển biến đáng kể. Song việc đóng góp đối với các trường
THCS thì còn hạn chế. Nhiều tổ chức kinh doanh, nhiều nhà doanh nghiệp còn đứng ngoài, chưa
tích cực tham gia hổ trợ ngành giáo dục nhất là công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc
gia.
Vì vậy, muốn huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia cùng với ngành giáo dục góp
công, góp của, trí tuệ để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh
nhà phải có biện pháp và kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu với lãnh Đảng và Chính
quyền cấp tỉnh, người đại diện của toàn dân, tổ chức các cuộc vận động triệt để, sâu rộng trong
mọi tầng lớp xã hội về chủ trương xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc
gia. Trên cở sở đó mới chỉ đạo các trường THCS thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại
địa phương mình được.
3.2.5. Tích cực huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất và các phương tiện
phục vụ dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục đang phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống và
đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân. Mấu chốt của
công tác xã hội hóa giáo dục là huy động được các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục,
huy động được các nguồn lực giáo dục. Đây là một phạm trù rộng bao gồm cả các yếu tố nhân
lực, vật lực, tài lực tăng cường cho giáo duc.
Huy động nguồn nhân lực, là đầu tư trí tuệ, là huy động sức người cho giáo dục, vận động
các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục theo các nội dung, chương trình của bậc
THCS, đóng góp cả trí và lực cho giáo dục. Để công cuộc đổi mới giáo dục này thành công, cần
tới sự đóng góp trí tuệ, sức lực của toàn xã hội, cả những người làm trong và ngoài ngành giáo
dục. Qua nội dung chương trình và sách giáo khoa mới này của con em, các bậc cha mẹ học sinh,
các nhà giáo, các tầng lớp nhân dân có ý kiến nhận xét, đánh giá những chỗ hay và chưa hay, hiến
kế, đóng góp ý kiến về mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học sao cho phù hợp để ngành
giáo dục có sự chỉnh lý kịp thời.
Huy động vật lực là ủng hộ và đào tạo các điều kiện vật chất hỗ trợ cho các trường THCS về
nguồn vật lực đó là: đất đai dành để xây dựng trường, lớp, sân chơi, bãi tập cho học sinh. Đó có
thể là ruộng, vườn cho các trường làm thí nghiệm, thực hành với các môn Sinh học, Kỹ thuật

nông nghiệp. Ngoài ra "vật lực" còn là những hỗ trợ về thiết bị dạy và học: máy tính, nhạc cụ,
phương tiện loa đài, tăng âm, máy vô tuyến
Tài lực, là huy động tài chính cho giáo dục là vận động những khoản đóng góp có tính chất tự
nguyện cho các đơn vị giáo dục để chi vào việc cải thiện cơ sở vật chất cho nhà trường, trợ giúp
cho học sinh nhất là học sinh nghèo vượt khó, tặng thưởng cho các học sinh giỏi, tăng cường các
hoạt động ngoại khóa, góp phần khuyến học và tài trợ cho các hoạt động giáo dục trong các
trường THCS, đặc biệt là đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Huy động nguồn lực từ các cá nhân hảo tâm: Các thành viên của một tổ chức kinh tế, xã hội,
đoàn thể nào đó. Cá nhân có thể tham mưu về chương trình, kế hoạch giáo dục ở địa phương, có
phương thức xử lý đúng trước các tình huống và đối tượng giáo dục cụ thể. Các cá nhân cũng có
thể tham gia là thành viên trong các tổ chức: Ban thường trực Hội cha mẹ học sinh, Ban chấp
hành Hội khuyến học
Huy động nguồn lực từ địa phương sở tại, các ban ngành cơ quan, đơn vị: các tổ chức này có
thể đóng góp cho giáo dục những nguồn lực về nhiều mặt: chăm lo cơ sở vật chất đất đai, khuôn
viên trường lớp cho nhà trường, có thể trang bị cho nhà trường cơ sở thực tập lao động, sản xuất
cho học sinh. Cơ quan có thể cung cấp cán bộ kỹ thuật, đào tạo học sinh về kỹ thuật, kỹ năng lao
động, về phẩm cách người lao động, v.v
Muốn huy động được các nguồn lực hộ trợ giáo dục trong các nhà trường THCS để xây
dựng trường chuẩn quốc gia, điều kiện thiết yếu trước tiên là lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh nhà
phải làm cho các cá nhân, tổ chức hiểu rõ được mục đích cao cả của việc làm này: " Tất cả vì
tương lai con em chóng ta". Sự đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển, vì vậy, cần làm tốt
công tác tuyên truyền vận động để mọi người hiểu rõ, hiểu đúng và đầy đủ về vai trò của trường
chuẩn quốc gia, về tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh
tế, văn hóa ở địa phương và đất nước cũng như trong mỗi gia đình. Mục tiêu xây trường THCS
đạt chuẩn quốc gia là tạo mọi điều kiện để làm giàu trí tuệ cho con em nhân dân của địa phương
mình.
Vì vậy, muốn thực hiện tốt công tác đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng trường chuẩn quốc
gia, lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh nhà cần tận dụng tối đa các cơ hội để vận động mọi tầng lớp
nhân dân, mọi tổ chức xã hội, các nhà doanh nghiệp, các nhà tài trợ trong và ngoài nước, thu hút
được nhiều nguồn lực cùng tham gia hổ trợ kinh phí để các trường THCS xây dựng trường chuẩn

quốc gia nhanh chóng đạt kết quả.
3.2.6. Hoàn thiện cơ chế và tăng cường công tác quản lý tài chính nhằm phát huy hiệu
quả của nguồn lực tài chính huy động từ xã hội hóa.
Do tính đa dạng của hoạt động xã hội hóa giáo dục nên khả năng huy động nguồn lực tài
chính từ xã hội hóa giáo dục cũng rất phong phó.
Toàn bộ các nguồn kinh phí thu từ đóng góp của xã hội phải được quản lý theo quy chế
của do tỉnh, địa phương hay Hội đồng giáo dục quy định, trên cơ sở đảm bảo tính công khai, dân
chủ, minh bạch và đúng pháp luật.
+ Trách nhiệm của Sở GD&ĐT là tham mưu và trực tiếp ban hành các văn bản quy định về
việc thu chi, thường xuyên thanh tra, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm
nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực tài chính từ xã hội hóa giáo dục vào việc nâng cao
chất lượng và đảm bảo sự đầu tư đúng mục đích.
+ Lãnh đạo ngành cần quan tâm đầu tư con người để đảm nhận tốt nhiệm vụ quản lý tài chính,
thực hiện thu chi đúng nguyên tắc. Hiện nay đội ngũ nhân viên, kế toán, nhân viên thủ quỹ ở các
trng THCS trờn a bn tnh ta v nghip chuyờn mụn cũn nhiu lỳng tỳng dn n nhng sai
sút ỏng tic, lm gim uy tớn nh trng v ngnh giỏo dc, nh trng THCS Nguyn Hu,
THCS Lý Thng Kit, th xó Tam K, v cng khụng ít nhng cỏn b qun lý ti cỏc trng
THCS trong tnh cng liờn quan n vic vi phm nguyờn tc thu chi ny.
3 3. Mi quan h gia cỏc bin phỏp nờu trờn
m bo cho ti cú tớnh hp lý v kh thi, chỳng tụi thy rng sỏu bin phỏp ó ra
trờn luụn luụn cú mi quan h bi chng vi nhau. Mi quan h bin chng ú th hin tớnh ch
o v cỏc mi quan h h tng vi nhau trong quỏ trỡnh thc hin vic qun lý ch o.
Nm bin phỏp trờn c túm tt:
(1) Nõng cao nhn thc v vai trũ quc sỏch hng u ca giỏo dc v cụng tỏc XHHGD
( 2 ) Tp trung xõy dng i ng qun lý, giỏo viờn, nhõn viờn v cỏc t chc h tr dy v hc
( 3) Cỏc trng THCS lm tt vi trũ nũng ct, ch ng sỏng to nhm nõng cao cht lng giỏo dc
xõy dng trng chun quc gia
( 4) Huy ng sc mnh tng hp ca cỏc lc lng xó hi tham gia vo cụng tỏc XHHGD xõy dng
cỏc trng THCS.
(5) Tớch cc huy ng cỏc ngun lc, tng cng c s vt cht v cỏc phng tin phc v dy v

hc, nõng cao cht lng giỏo dc ton din
(6) Hon thin c ch v tng cng cụng tỏc qun lý ti chớnh nhm phỏt huy hiu qu ca ngun lc
ti chớnh
S 3.1: S v mi quan h gia cỏc gii phỏp
1. Nâng cao nhận thức về vai trò quốc sách hàng đầu của
giáo dục và công tác XHHGD
2. Tập trung xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân
viên và các tổ chức hổ trợ dạy và học
3. Các tr3ờng THCS làm tốt vài trò nòng cốt, chủ động
sáng tạo nhằm nâng cao chất l3ợng giáo dục để xây dựng
tr3ờng chuẩn quốc gia
4. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực l3ợng xã hội
tham gia vào công tác XHHGD để xây dựng các tr3ờng
THCS.
5. Tích cực huy động các nguồn lực, tăng c3ờng cơ sở vật
chất và các ph3ơng tiện phục vụ dạy và học, nâng cao
chất lựợng giáo dục toàn diện
6. Hoàn thiện cơ chế và tăng c3ờng công tác quản lý tài
chính nhằm phát huy hiệu quả của nguồn lực tài chính
huy động từ ngân sách xã hội hóa
QL
XHH
GD
BP1 BP2
BP3
BP5
BP4
BP6

Trong các biện pháp (1) "Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò quốc

sách hàng đầu của giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục" là biện pháp củ đạo. Nó chi phối
các biện pháp còn lại, vì có nhận thức tốt và đúng thì mới có hành động đúng; biện pháp (2) và
(3) "Tập trung xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên, công nhân viên và các tổ chức hổ trợ dạy và
học để tăng cường hiệu quả giáo dục toàn diện" có tính quyết định đối với mục tiêu của trường
chuẩn, đó là chất lượng giáo dục toàn diện; biện pháp (4), (5) và (6) "Tích cực huy động các
nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học để xây dựng trường THCS đạt
chuẩn quốc gia" hổ trợ cho các biện pháp kháclà quan trọng nhất.
Tóm lại: Cả 6 biện pháp trên cần phải thực hiện đồng bộ, cân đối, hài hòa và hợp lý
với từng điều kiện thực tế của từng trường, từng địa bàn thì từng địa bàn đó mới đem lại
kết quả như mong muốn.
3.4. Kết quả khảo nghiệm:
3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm:
Nhằm khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành
tìm hiểu bằng phiếu trưng cầu ý kiến về các giải pháp của luận văn với 65 đối tượng là những nhà
lãnh đạo, chuyên viên, những nhà quản lý giàu kinh nghiệm trong thực tiễn.
Đối tượng khảo sát điều tra được chia làm 3 nhóm:
Bảng: Các nhóm đối tượng khảo nghiệm
Đối tượng được khảo sát Số lượng người
Nhóm I Lãnh đạo Đảng, chính quyền và một số ban ngành hữu quan
ở huyện và một số xã, phường
56
Nhóm II Một số cán bộ lãnh đạo Sở GD&ĐT, phòng GD Quảng
Nam
28
Nhóm III Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, BT Đoàn
Thanh niên ở các trường THCS thuộc tỉnh Quảng Nam
46
3.4.2. Nội dung phiếu khảo nghiệm: gồm 3 yêu cầu:

×