Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thể thao nam(đồ án_thể thao nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.66 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã được sự giúp đỡ rất nhiều của cô
giào hướng dẫn: Vũ Thị Oanh và các bạn đồng nghiệp đến nay đề tài của
em đã hoàn thành theo đúng kế hoạch xong do thời gian và kinh nghiệm
còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kỹ Thuật May
và Thời Trang để đề tài của em đươc nhoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng yên tháng 11năm 2007
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Hương
1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





























Giáo viên hướng dẫn: VŨ THỊ OANH
2
MỤC LỤC
3
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng hoà nhịp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới,
nền kinh tế việt nam đã và đang cố gắng hết sức mình để có thể hoà nhập
được với dòng chảy của kinh tế toàn cầu . Điều đó đòi hỏi nhà nước ta
phải có những chính sách và hướng đi đúng đắn đúng đắn để thúc đẩy
nền kinh tế phát triển trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp
- dịch vụ trong đó công nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu
kinh tế của việt nam. Hiện nay chúng ta đang đặc biệt quan tâm đầu tư
phát triển các nghành công nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất để phấn đấu đến 2020 đưa nước ta cơ bản là mộy nước công nghiệp.
Là một bộ phận của nghành công nghiệp, dệt may việt nam cũng đang
được quan tâm đầu tư và phát triển và đã trở thành một nghành xuất khẩu
chính của nước ta góp phần giải quyết cho hàng triệu lao động góp phần
ổn định xã hội và thu ngân sách nhà nước.
Với đường lối mở cửa và hoà nhập vào thị trường thế giới như ngày nay
cùng với sự chuyển giao công nghệ đang diễn ra sôi động, nghành dệt

may việt nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một
bộ phận quan trọng trong nghành công nghiệp của việt nam. Nhiều xí
nghiệp, công ty, các cơ sở may lớn đều đang đổi mới thiết bị, trng bị máy
móc hiện đại và áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nhờ đó mà số lượng cũng như chất lượng sản phẩm may mặc được
cải thiện đáng kể . Thông qua gia công xuất khẩu nghành may mặc nước
ta đã được tiếp cận với nhiều mặt hàng mới, công nghệ mới của các nước
phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, EU… nhiều kiểu mốt, thời trang đã được
vận dụng phổ cập trên thị trường như: áo jacket, sơ mi, comple, hàng thể
thao…Tuy nhiênchúng ta mới chỉ dừng lại ở việc gia công thuê với giá
thành rất thấp,mức thu nhập cho công nhân rất hạn chế. Để đưa nghành
may mặc thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế
thì chúng ta không thể dừng lại ở vị trí này mà phai có bước ngoặt thay
đổi từ gia công thuê sang sản xuất hàng FOB chỉ có như vậy thì mới thực
sự đem lại hiệu quả kinh tế thự sự. Song trong một môi trường cạnh tranh
gay gắt như hiện nay, để làm được điều đó chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ
lưỡng trong tất cả các khâu từ nghiên cứu thị trường đến việc đưa sản
phẩm tới tay khách hàng trong đó khâu quan trọng nhất là xây dựng môt
kế hoạch sản xuất cụ thể, khoa học để quá trình sản xuất diễn ra nhanh
chóng và đạt hiệu quả cao nhất.
Với tầm quan trọng đó của việc lập kế hoạch sản xuất, trong quá trình
học tập tại khoa Kỹ Thuật May và Thiết kế Thời Trang em được giao đề
4
tài xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thể thao nam do cô giáo VŨ
THỊ OANH hướng dẫn và tập chung đi sâu nghiên cứư những vấn đề
chính :
-Nghiên cứu thị trường
-Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu
-Chuẩn bị sản xuất về thiết kế
-Chuẩn bị sản xuất về công nghệ

Hy vọng rằng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của ngành dệt may
việt nam trong những năm tới. Chúng ta sẽ nhận được nhiều đơn hàng
lớn với chủng loại và kiểu dáng phong phú của khách hàng trong nước
cũng như khách hàng nước ngoài để ngành dệt may thực sự là một
nghành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu kinh tế của việt nam, đồng
thời khẳng định được vai trò quan trọng của việc xây dựng kế hoạch sản
xuất trong xu hướng đi lên của mỗi doanh nghiệp.
5
PHẦN I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng nâng cao. Nếu
trước đây nhu cầu của con gười chỉ dừng lại ở mức ăn no măc ấm thì ngày nay
họ đòi hỏi một mức sống cao hơn là ăn ngon, mặc đẹp. Bên cạnh công việc họ
còn rất quan tâm đến các hoạt động văn hoá xã hội, các hoạt động giải trí như
đi du lịch, tham gia các hoạt động thể thao, đi mua sắm cùng gia đình và bạn
bè trong đó thời trang là một lĩnh vực mà con người rất quan tâm đặc biệt là
giới trẻ. Trong một xã hội phát triển, năng động như ngày nay thì thời trang lại
càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống văn hoá và tinh thần của
con người , nó phản ánh sự phát triển của xã hội. Hơn thế nữa thời trang còn
thể hiện phong cách, cá tính, , địa vị xã hội, truyền thống văn hoá của mỗi
người ở mỗi vùng miền khác nhau. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây
chúng ta đặc biệt quan tâm phát triển nghành may mặc xem nó như là một
nghành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Song chúng ta chỉ dừng lại ở sản
xuất hàng gia công với giá thành rât thấp chưa đem lại hiệu quả kinh tế thực
sự theo đúng nghĩa của nó.Trên thực tế Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển nghành dệt may có thể ngang tầm với các nước phát triển
như: Có sự quan tâm ưu đãi của nhà nước, có nguồn nhân lực dồi dào, tiền
thuê nhân công thấp. Mặt khác chúng ta vừa ra nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết nếu các
doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có một hướng đi riêng cho mình. Để có
thể xâm nhập và cạnh tranh được vào các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản,

EU… thì chúng ta không thể dừng lại ở vị trí này mà phải chuyển sang sản
xuất hàng FOB, để làm được điều này đòi hỏi nghành may mặc phải có những
chiến lược và hướng đi đúng đắn để phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào son xuất đồng thời các doanh nghiệp phải có những kế hoạch cụ thể rõ
ràng trong tất cả các khâu từ nghiên cứu thị trường đến việc đưa sản phẩm đến
tay người tiêu dùng, tất cả phải được kết hợp với nhau thật chặt chẽ thì mới có
thể đem lại hiệu quả kinh tế thực sự cho doanh nghiệp.
Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp may
của Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đặc biệt là làm thế nào để
giành được thị trường. Do vậy mà nghiên cứu thị trường là một khâu hết sức
quan trọng, nó là một khâu khởi đầu của quá trình son xuất mà kết quả của nó
có thể đem lại sự thành công hay thất bại cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường để trả lời cho các câu hỏi:
• Sản xuất ra cái gì
• Sản xuất cho ai
• Sản xuất như thế nào
• Sản xuất với số lượng là bao nhiêu
6
Từ việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ xác định được thị trường mục
tiêu và xác định được chủng loại sản phẩm, kiểu dáng màu sắc, chất liệu để
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng .
1.1 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
-Khách hàng mục tiêu: Nam giới
-Lứa tuổi: 18-28 tuổi
-Là học sinh, sinh viên, và những người đã đi làm
-Sở thích : Hầu hết các bạn trẻ rất thích đi mua sắm, quan tâm đến thời
trang và thích đi du lịch và thích chơi những môn thể thao như: bóng đá,
bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông….
-Sở thích trong cách ăn mặc :
+ Về kiểu dáng: Ưa thích những kiểu dáng trẻ trung, khoẻ khoắn, năng

động
+Về màu sắc: Thích những gam màu trẻ trung, năng động như: màu trắng,
màu đỏ, màu da cam…
1.2. Nghiên cứu thị trường
- Thị trường mục tiêu: Hà Nội với dân số khoảng 3802800 triệu người trong
đó nam giới chiếm 2262600 triệu người. Thu nhập bình quân khoảng 1,2 đến
1,5 triệu một người trên một tháng .Ngoài ra còn có rất nhiều người từ các địa
phương khác đến học tập, làm việc và sinh sống tại Hà Nội khiến cho việc
mua sắm tại thị trường này trở nên nhộn nhịp hơn
- Thời điểm nghiên cứu: mùa thu đông năm 2007
1.2.1. Thị trường việt nam mùa thu đông năm 2007
Trong những năm gần đây,khí hậu của miền bắc nước ta ngày càng có sự thay
đổi nhiều. Vào mùa hè thời tiết trở nên nóng hơn, nắng gay gắt hơn, còn vào
mùa đông thì thời tiết ấm áp hơn. Những cái rét đến tê người ngày càng xuất
hiện ít hơn và thay vào đó là những bầu không khí xe lạnh khiến cho chúng ta
cảm thấy dễ chịu và thoả mái. Thời điểm giao mùa giữa mùa thu và mùa đông
là thời điểm hay có những đợt gió mùa đông bắc vì thế mà việc mặc áo ấm là
hết sức cần thiết. Mùa thu đông năm nay, ở miền bắc cũng đã có những đợt
gió đầu mùa kéo dài, khí hậu xe lạnh và thời trang mùa thu đông giành cho
nam giới năm nay thiên về các kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ, khoẻ khoắn với
màu sắc trẻ trung năng động, và theo dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp tục
được ưa chuộng trong những năm tới đây.
1.2.2 Dự đoán xu hướng thời trang mùa thu đông năm 2008
Qua nghiên cứu cho thấy trong những năm tới đây thị trường quần áo giành
cho nam thanh niên vẫn phát triển mạnh. Kinh tế phát triển làm cho đời sống
của con người được cải thiện và họ luôn sẵn sàng giành ra những khoản tiền
để mua sắm quần áo.
-Về kiểu dáng: Ưa chuộng những kiểu dáng khoẻ khoắn, trẻ trung như: kiểu
dáng thể thao …
7

-Về màu sắc: các màu sáng vẫn được ưa chuộng như màu: Trắng, Đỏ, Da
cam…
Về chất liệu: các chất liệu như cotton, sợi tổng hợp, polieste là những chất liệu
rất thích hợp để may các sản phẩm giành cho mùa thu đông, vừa nhẹ nhàng
vừa đảm bảo sự ấm cúng cho người mặc.
Trên thực tế thời trang nam giới ít hơn thời trang giành cho nữ giới vế kiểu
dáng cũng như chủng loại phái nam có vẻ dễ tính hơn trong việc lựa chọn
trang phục cho mình. Các phong cách thường được các bạn trẻ lựa chon là:
phong cách thể thao, phong cách hiphop. Đối với lứa tuổi nam thanh niên từ
18 – 28 tuổi là lứa tuổi rất trẻ trung năng động, thích chơi thể thao và đi du
lịch từ đó chúng tôi đưa ra thị trường một sản phẩm mới là bộ thể thao n giành
cho nam giới mùa thu đông kiểu dáng trẻ trung thích hợp với các bạn nam
thanh niên khi chơi thể thao, đi dạo phố hoặc đi du lịch.

8
PHẦN II: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU
2.1.Lựa chọn nguyên phụ liệu cho mã hàng TT08.
Trong tất cả các nghành công nghiệp thì nguyên liệu có một vai trò hết sức
quan trọng, nó là một trong các yếu tố tạo lên chất lượng của sản phẩm. Đối
với nghành công nghiệp may, nguồn nguyên phụ liệu hiện nay rất đa dạng và
phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Nguyên phụ liệu cùng các yếu tố khác trong quá trình sản xuất sẽ tạo lên chất
lượng của sản phẩm may. Với tầm quan trọng đó của nguyên phụ liệu mà
khâu kiểm tra nguyên phụ liệu giữ một vị trí quan trọng trong quá trình sản
xuất. Nếu khâu này được thực hiện tốt thì không những tạo lên được một sản
phẩm có chất lượng mà còn tiết kiệm đựoc nguyên phụ liệu góp phần vào viẹc
giảm chi phí sản xuất, đồng thời không làm gián đoạn quá trình sản xuất giúp
doanh nghiệp có thể giao hàng đúng tiến độ.
Căn cứ vào sở thích của đông đảo khách hàng chúng tôi lựa chon nguyên phụ
liệu cho mã hàng TT08 như sau:

+Vải chính:
-Màu sắc: vải màu trắng.
-Thành phần:100% polyeste
-Loai vải: dệt thoi
-Co dọc:
-Co ngang:
-Xơ vải:
+ Vải lót
-Màu sắc: màu trắng
-Thành phần:100% polyeste
-Loai vải: dệt thoi
-Co dọc:
-Co ngang:
-Xơ vải:
+Chỉ may
-Màu sắc: chỉ trắng
-Loại chỉ: polyeste có độ bền cơ học và độ bền nhiệt cao.
+Khoá
+Chun
+Dây dệt
+Mác: mác chính, mác cỡ, mác sử dụng.
+Túi poly
+Giấy chống ẩm
+Thùng giấy
2.2. Quá trịnh bắt đầu đi tìm nguyên phụ liệu.
9
- Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng sản phẩm, chúng tôi bắt đầu quá trình đi tìm
nguyên phụ liệu cho mã hàng của mình.
+ Nhà cung cấp nguyên liệu mà chúng tôi quyết định đặt hàng là: Công ty
HANOSIMEX.

Địa chỉ: Số 1 Mai Động - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
* Điện thoại: (84-4) 8621492 - 8622335 Fax: (84-4) 8622334
* Địa chỉ web site:
* Địa chỉ email:
+Nhà cung cấp phụ liệu là công ty dệt Phong Phú
Địa chỉ: 378 Minh Khai – Hà Nội
* Điện thoại: (08 8963533) – Fax: (08) 8966088
* Địa chỉ website: ngphucorp
* Địa chỉ email:
- Sau khi đặt hàng, khách hàng vận chuyển nguyên phụ liệu đến tận nơi sản
xuất của chúng tôi và chúng tôi tiến hành quá trình kiểm tra đo đếm nguyên
phụ liệu.
* Qui trình đi của nguyên phụ liệu
Nguyên phụ liệu nhập vào Dỡ kiện Kiểm tra
• Đạt chất lượng Đưa vào sản xuất
• Không đạt chất lượng Trả lại nhà cung cấp
2.2.1. Nguyên tắc kiểm tra đo đếm ngưên phụ liệu
-Để đảm bảo tiến độ sản xuất, chất lượng mã hàng, khâu chế biến sản xuất
nguyên phụ liệu đặc biệt là khâu kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu phải được
thực hiện tốt nhanh chóng. Do đặc điểm mã hàng TT08, khi kiểm tra đo đếm
nguyên phụ liệu phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1. Tất cả các hàng nhập và xuất kho phải có phiếu giao nhập về số lượng và
ghi nhập vào sổ sách có chữ ký nhận rõ ràng.
2.Tất cả các nguyên phụ liệu phải được tiến hành đo đếm, phân loại màu sắc,
phân loại khổ, phân loại chất lượng… rồi mới nhập vào kho chính thức.
3.Để ổn định độ co giãn, tất cả các nguyên phụ liệu phải được phá kiện trước 3
ngày và không được xếp cao quá 1m.
4. Khi đo đếm xong phải ghi đầy đủ ký hiệu theo quy định, chịu trách nhiện
báo khổ cho phòng kỹ thuật trước 3 ngày để làm mẫu sơ đồ, đồng thời phải
chuẩn bị cho cắt trước một ngày.

5. Khi giao cho phân xưởng cắt phải thực hiện theo bàn cắt theo mẫu sơ đồ
của phòng kỹ thuật, phải sử dụng hợp lý tránh phát sinh đầu tấm.
6. Đối với vải đầu tấm phải phân theo từng laọi khổ, chiều dài và màu sắc để
thuận tiện cho việc tái sản xuất được dễ dàng.
7. Đối với các phụ liệu phải được kiểm tra theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất
lượng mới được nhập kho.
10
8.Trong khi kiểm tra nếu gặp loại hàng không đảm bảo chất lượng như: sai
hỏng màu, lỗi sợi, lem hụt…cần phải đổi đều phải lập biên bản ghi rõ nguyên
nhân sai hỏng, số lượng cụ thể.
9. Tất cả các nguyên phụ liệu do phá kiện( Bao bì,giấy gói…)đều phải xếp gọn
gàng và thống kê vào sổ sách.
10. Tất cả các nguyên phụ liệu đều phải có phiếu giao nhập hàng của kho và
phải ghi rõ ràng chính xác, đầy đủ không được tẩy xoá và phải lưu giữ để tiện
theo dõi.
2.2.2 Kiểm tra nguyên liệu.
a. Kiển tra số lượng vải
- Có 2 phương pháp kiểm tra số lượng vải
• Phương pháp thủ công
• Phương pháp kiểm tra bằng máy
* Đối với cây vải cuộn tròn ta có thể áp dụng hai cách sau
+Dùng thước đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài, phương pháp này
không được chính xác vì ta phải đo nhiều lần trên cugn floại nguyên liệu với
cây vải có chiều dài khác nhau để rút ra thông số bình quân.
+Dùng trọng lượng để xác định chiều dài (với điều kiện cây vải có trọng
lượng riêng sai biệt không đáng kể). Dùng cân có độ chính xác cao, xác định
trọng lượng của từng cây vải có cùng chủng loại sau đó so sánh để xác định
chiều dài.
b. Kiểm tra khổ vải:
- Dùng thước có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo, thước đặt thẳng góc với

chiều dài vải, cứ 5m đo một lần. Tuỳ theo từng loại vải có mép biên trơn, xùi
lỗ kim lớn hay nhỏ mà ta xác định cụ thể theo qui định kỹ thuật
- Trong quá trình đo nếu thấy khổ thực tế nhỏ hơn khổ ghi trên phiếu 2 cm
phải báo cáo với phòng kỹ thuật, KCS hoặc phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
để xác minh và có hướng giải quyết.
Đối với cây vải cuộn tròn ta tiến hành đo 3 lần, lần một ở đầu cây, lần hai lùi
vào trong 3 cm, lần ba lùi vào trong 5 cm nữa.
c. Kiểm tra chất lượng vải
- Loại 1: Có sai số bình quân 2m/1 lỗi, lại vải này thường dùng để sản xuất
hàng xuất khẩu
- Loại 2: Có sai số bình quân từ 1-2m/1 lỗi, chuyên dùng để sản xuất hàng nội
địa
- Loại 3: Có sai số bình quân dưới 1m/lỗi, dùng để sản xuất hàng nội địa
* Lỗi được phân ra theo các nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các laọi lỗi do quá trình dệt gây ra.
- Sợi không săn, không đều màu.
- Khổ vải không đều trên toàn bộ tấm vải.
- Mép vải bị rách.
11
- Sợi bị bẩn.
- Đường dọc thưa sợi trên toàn bộ tấm vải.
- Lỗ thủng, vết bẩn.
- Dấu vết sợi, nhảy sợi, mất sợi ngang, sợi dọc, chập sợi.
+ Nhóm 2: Lỗi do quá trình in hoa và nhuộm màu.
- Lỗi lệch hoa, sai màu.
- Lệch trụ hoa.
- Màu không đều.
2.2.3.Kiểm tra phụ liệu
* Chỉ:
+ Kiểm tra số lượng: Kiểm tra bằng cách đo chiều dài

+ Chất lượng: Kiểm tra tính chất, màu sắc của vải.
* Cúc:
+Số lượng: Kiểm tra bằng cách đếm
+ Chất lượng: Kiểm tra màu sắc, tính chất, chất liệu của cúc.
* Khoá
+ Số lượng: Kiểm tra bằng cách đếm.
+ Chất lượng: Màu sắc, chủng loại của khoá.
* Nhãn mác:
+ Số lượng: Kiểm tra bằng cách đếm
+ Kiểm tra chất lượng, đặc tính bằng cách quan sát.
* Túi nylon, hòm hộp:
+ Số lượng: Kiểm tra bằng cách đếm.
+ Kiểm tra chất lượng: Quan sát.
+Kiểm tra kích thước bằng cách đo.
12
Khi quá trình kiểm tra kết thúc người kiểm tra sẽ lập biên bản kiểm tra để lưu
giữ và giao cho nhà cung cấp. Biên bản có dạng:
TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY MAY… ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
PHIẾU GIAO NHẬN HÀNG
Số………………………
Loại………………………
Số lượng………………….
Đơn vị giao hàng…………
Đơn ghi nhận…………….
Ngày …tháng…năm…
Người lập
(Ký và ghi rõ họ tên)
TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY MAY… ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN KIỂM TRA NGUYÊN PHỤ LIỆU
Tên nguyên phụ liệu………………
Số kiện………………………
Ngày nhập………………….
Nguyên nhân sai lỗi…………
Số lượng……….
Ngày …tháng…năm…
Người lập
(Ký và ghi rõ họ tên)
13
2.2.4. Phương pháp đánh dấu lỗi vải:
-Dùng kim khâu chỉ trực tiếp vào lỗi và cắt chỉ thừa 1cm để làm dấu.
-Có những loại vải thường được ghi ở mép biên ngang vị trí có lỗi.
-Dùng băng dính cắt vuông 1cm dính trực tiếp vào lỗi vải.
-Dùng phấn màu để đánh dấu.
2.3. Các phương tiện kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu.
- Dùng thứoc đo trực tiếp.
- Dùng máy đo bán tự động.
- Dùng máy đo tự động.
- Dùng cân.
Trong mã hàng này ta dùng máy đo bán tự động để kiểm tra số lượng vaỉ,
dùng thứơc đo chiều dài để xác định khổ vải. Dùng mắt quan sát để xác
định lỗi sau đó lấy băng dính dính vào vị trí lỗi .
2.4. Bảo quản nguyên phụ liệu:
- Khi nhập kho nguyên phụ liệu phải được đặt ở nơi thoáng mát, cao ráo,
tránh ẩm thấp, để xa nguồn hoá chất gây cháy nổ. Nguyên phụ liệu phải
được che đậy cẩn thận, trnáh bụi bẩn. Quá trình vận chuyển nguyên phụ
liệu phải nhẹ nhàng không được quăng đập mạnh gây nhàu nát và rách
nguyên phụ liệu.
14

PHẦN III: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT THIẾT KẾ
3.1 Phác thảo mẫu.
- Phác thảo mẫu là công việc của các nhà thiết kế. Họ chuyển những phân tích về
xu hướng thời trang thành những sản phẩm thực tế dựa trên những cảm hứng nhất
định: Cảm hứng màu sắc, dân tộc, lịch sử…để ntừ đó tạo lên những bộ trang
phục có tiếng nói riêng.
- Qua quá trình ngiên cứu thị trường, nhà thiết kế chúng tôi đã đưa ra 2 mẫu sản
phẩm theo phong cách thể thao giành cho nam thanh niên lứa tuổi từ 18-28.
+Mẫu 1: là bộ gió hai lớp với kiểu dáng trẻ trung, năng đông rất thích hợp cho
các bạn nam khi đi dạo phố hoặc đi du lịch vào mùa thu đông.
+ Mẫu 2: là một bộ trang phục cũng với phong cách thể thao được làm trên chất
liệu nỉ thích hợp khi đi dạo vào tiết trời xe lạnh của mùa thu đông.
3.2. Chọn mẫu.
-Việc chọn mẫu là một việc hết sức quan trọng. Mẫu được chọn phải đảm bảo các
yếu tố:
+Phù hợp với xu hướng thời trang
+phù hợp với sản xuất hàng loạt(tức không quá phức tạp)
+Đảm bảo các lợi ích kinh tế
+Nguyên liệu dễ kiếm.
Từ những mẫu phác thảo trên, thông qua đặc điểm hình dáng và điều kiện sản
xuất chúng tôi quyết định chọn mẫu một để đưa vào sản xuất và tung vào thị
trường vào mùa thu đông năm 2008.
- Tên mã hàng: TT08
- Số lượng
Màu
sắc
Cỡ số
S M L XL XXL
Màu 1
200 250 150 150 250

Màu 2
180 280 190 190 280
Màu 3
360 430 250 250 430
Màu 4
200 250 150 150 250
Màu5
180 280 190 190 280
*Đặc điểm của mẫu:
+ Áo:
- Là kiểu áo thể thao hai lớp thân trước có bổ túi. Thân sau, sống tay, thân trước
có trang trí dây dệt.
+ Quần:
15
-Là kiểu quần thể thao hai lớp, hai bên dọc quần có trang trí dây dệt. Thân trước
có dán túi, lượng cử động thoả mái thích hợp cho các bạn nam khi chơi thể thao .
HÌNH VẼ MÔ TẢ SẢN PHẨM(mẫu mỹ thuật)
• Yêu cầu kỹ thuật chung cho sản phẩm
- Do đặc điểm của sản phẩm là quần áo thể thao nên phải có lượng cử
động rộng rãi tạo cảm giác thoả mái cho người mặc.
- Sản phẩm may song phải đảm bảo đúng kiểu dáng và các yêu cầu kỹ
thuật
- Các đường may phải đảm bảo chắc chắn để đảm bảo độ an toàn cho
người mặc
3.3.Thiết kế bộ mẫu hoàn chỉnh.
3.3.1. Hệ thống cỡ số.
Đối với mã hàng TT08 chúng tôi tiến hành đo khảo sát đối tượng khách hàng là
nam thanh niên ở lứa tuổi từ 18-28 ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, sau đó
tiến hành thống kê để đưa ra hệ thống cỡ số và bảng thông số kích thước như sau
• ÁO

STT Vị Trí Đo Ký Hiệu
Giá Trị
S M L XL XXL
1 Dài áo Da 66 68 70 72 74
2 Dài eo sau Des 43 43.5 44 44.5 45
3 Dài tay Dt 60 61 62 63 64
4 Xuôi Vai Xv 5 5 5 5 5
5 Rộng Vai Rv 43 44 45 46 47
6 Vòng cổ Vc 35 36 37 38 39
7 Vòng ngực Vn 78 82 86 90 94
• QUẦN
STT Vị Trí Đo Ký Hiệu
Giá Trị
S M L XL XXL
1 Dài quần Dq 92 94 96 98 100
2 Dài gối Dg 50 51 52 53 54
3 Vòng bụng Vb 70 72 74 76 78
4 Vòng mông Vm 80 84 88 92 96
5 Vòng ống Rv 40 42 44 46 48
16
3.3.2.Thiết kế mẫu cỡ L
3.3.2.1.Thiết kế áo
32.2.1.1. Số đo mẫu cỡ trung bình (Cỡ L)
STT Vị trí đo Ký hiệu
Giá trị
(cm)
1 Dài áo Da 70
2 Dài eo De 44
3 Dài tay Dt 62
4 Rộng vai Rv 45

5 Vòng ngực Vn 86
6 Vòng cổ Vc 37
7 Xuôi vai Xv 5
A. Thân Sau.
1. Xác định các đường kẻ ngang.
-Da = số đo = 70 cm
-Hxv =số đo - mẹo cổ(3) = 2 cm
-Hạ ngực =
4
Vn
+
10
Vn
= 30 cm
2. Vòng cổ, vai con.
-Ngang cổ sau =
5
Vc
+ 1= 8.4 cm
-Mẹo cổ = 3 cm
-Rv =
2
Rv
+
10
Rv
= 27 cm
-Giảm đầu vai = 1 cm
3. Vòng nách, vòng gấu.
-Rộng ngực thân sau =

4
Vn
+
10
Vn
= 30 cm
-Rộng gấu TS = Rộng ngực TS – 1 = 29 cm
B- Thân Trước.
17
- Kẻ đường gập nẹp cách mé vải 1.5 cm
- Sang dấu các đường ngang cổ, ngang nách, ngang eo, ngang gấu.
1. Vòng cổ - Vai con.
-Rộng ngang cổ trước =
5
Vc
= 7.4 cm
-Sâu cổ trước =
5
Vc
+ 1 = 8.4 cm
-Hạ xuôi vai = Số đo = 5 cm
-Vai con TT = Vai con TS – 0.3 cm
-Giảm đầu vai = 1.5 cm
2. Vòng nách, vòng gấu.
-Rộng ngang ngực TT = Rộng ngang ngực TS = 30 cm
-Rộng ngang gấu TT = Rộng ngang ngực TT – 1 =19 cm
-Xa gấu = 2 cm
3. Túi áo.
-Tâm miệng túi cách eo =
10

Vn
- 1 =7.6 cm
-Rộng miệng túi = 15 cm
-Miệng túi phía trên cách sườn 12 cm
-Miệng túi phía dưới cách sườn 7 cm
4. Nẹp áo
-Cách họng cổ 4 cm
-Cách ngang ngực và ngang gấu 10 cm
5. Tay áo
-Dt = số đo = 62 cm
-Hạ mang tay =
10
Vn
+ 2.5 = 11cm
-Rộng bắp tay =
10
Vn
+
20
Vn
= 26 cm
-Rộng cửa tay = 16 cm
6. Cổ áo
-Dài cổ = VCTT + VCTS
-Bản cổ = 9 cm
C-Gia đường may.
* Lần chính
- Vòng cổ, vòng nách, vai con, sườn áo thân trước và thân sau cắt dư:1 cm
- Gấu áo thân trước và thân sau cắt dư: 2.5 cm
* Lần lót.

-Vòng nách, vòng cổ, vai con, sườn áo cắt dư so với chính 0.5 cm
18
- Gấu cắt hụt hơn so với chính 1 cm
3.3.2.2. Thiết kế quần
3.3.2.2.1. Số đo cỡ trung bình(cỡ L)
STT Vị trí đo Ký hiệu
Giá trị
(cm)
1 Dài quần Dq 96
2 Dài gối Dg 52
3 Vòng bụng Vb 74
4 Rộng vai Rv 45
5 Vòng mông Vm 88
6 Vòng ống Vô 44
3.3.2.2.2 Thiết kế
A – Thân Trước.
1. Xác định các đương kẻ ngang.
-Dq = Sđo = 96 cm.
-Dg = Sđo = 52 cm
-Hạ đũng TT =
4
Vm
+ 3 = 25 cm
2. Thiết kế cửa quần.
-Rộng TT =
4
Vm
+ 2.5 cm = 24.5 cm
-Ra đũng TT = 3.5 cm
-Rộng cạp =

4
Vm
= 22 cm
3. Vòng ống
-Rộng ống TT =
4
Vo
- 1 = 10 cm
B. Thân sau
-Sang dấu các đường ngang cạp,ngang gối, ngang gấu. Riêng đưòng ngang
đũng sang dấu thấp hơn thân trước 1 cm
1. Thiết kế gác quần
-Rộng TS =
4
Vm
+ 3.5cm = 25.5 cm
19
-Ra đũng TS =
10
Vm
+ 1.5 cm = 10.3 cm
- Rộng cạp TS =
4
Vm
+ 1 cm = 23 cm
2. Vòng gối, Vòng ống.
-Rộng gối TS = Rộng gối TT + 4 cm
- Rộng ống TS = Rộng ống TT + 4 cm
C-Gia đường may.
* Lần chính

- Dọc, giàng, gác quần: 1cm
- Cạp quần: 4 cm
- Gấu quần: 2.5 cm
* Lần lót.
- Dọc, giàng, gác quần cắt dư so với lần chính 0.5 cm
- Cạp cắt hụt hơn so với lần chính 3 cm
-Gấu cắt hụt hơn so với lần chính 1 cm
20
3.3.3. Mẫu thành phẩm
(hình vẽ)BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH PHẨM
• Lần chính
A-Áo
STT Vị trí đo
Kích
thước(cm)
Số lượng Ghi chú
Thân Trước 2 Dọc vải
1 Dài áo TT(từ họng cổ đến gấu 72
2 Rộng TT 30
3 Rộng ngang gấu 29
4 Dài vai con TT 19
5
Khoảng cách từ đầu vai đến
sợi viền (phía nách)
11
6
Khoảng cách từ họng cổ
đến sợi viền(phía nẹp)
27.8
7

Khoảng cách giữa hai mép
trong của sợi viền
2
Thân sau 1 Dọc vải
8 Dài áo TS( từ họng cổ đến gấu) 73
9 Rộng TS 30
10 Dài vai con TS 19.3
11 Rộng vai 27
12
Khoảng cách từ họng cổ thân
sau đến sợi viền
14
13
Khoảng cách giữa hai mép
trong của sợi viền
2
14
Khoảng cách từ mác chính đến
đường tra cổ
0.5
15
Khoảng cách từ mác sử dụng
đến gấu
20
Túi cơi 2
16 Rộng miệng túi 15
21
17 Bản cơi 3
18
Khoảng cách từ họng cổ đến

miệng túi cơi
46.5
19
Khoảng cách từ sườn áo đến
cạnh trên miệng túi
12
20
Khoảng cách từ sườn áo đến
cạnh dưới miệng túi
7.2
Cổ áo 2
Lá chính dọc
vải,lá lót
ngang vải
10 Rộng bản cổ 9
11 Dài bản cổ 44
Tay Áo 2 Dọc vải
12 Dài tay 62
13 Rộng bắp tay 26.5
14 Rộng cửa tay 15
Nẹp áo 2 Dọc vải
15 Dài vai con 4
16 Rộng ngang ngực 10
17 Rộng ngang gấu 10
Túi cơi 2 Dọc vải
18 Sợi viền
DxR=15x8.5
19 Đáp túi
DxR=15x6
22

B - Quần
STT Vị trí đo
Kích
thước(cm)
Số lượng Ghi chú
Thân Trước 2 Dọc vải
1 Dài quần (từ cạp đến gấu) 96
2 Rộng TT 28
3 Rộng ngang gối TT 24
4 Rộng ngang gấu 20
Thân sau 2 Dọc vải
5 Dài quần( từ cạp đến gấu) 96
6 Rộng TS 35.8
7 Rộng ngang gối 28
8 Rộng ngang gấu 24
Túi 2
8 Dài miệng túi 17
9 Dài túi 25
10 Rộng túi( phía trên cạp) 7
11 Rộng đáy túi 17
23
• Lần lót
A- Áo
STT Vị trí đo Kích thước
(cm)
Số lượng Ghi chú
Thân truớc 2 Dọc vải
1 Dài áo thân trước(đo từ họng cổ
đến gấu)
71.5

2 Rộng thân trước 30.5
3 Rộng ngang gầu thân trước 29.5
Thân sau 2 Dọc vải
4 Dài áo thân sau(đo từ họng cổ
đến gấu)
72.5
5 Rộng thân sau 31
6 Rộng ngang gấu thân sau 30
Tay áo 2 dọc vải
7 Dài tay 61.5
8 Rộng bắp tay 27.5
9 Rộng cửa tay 16
Lót túi 2
10 Rộng lót túi 15
11 Dài lót túi 25
B- Quần
STT Vị trí đo
Kích
thước(cm)
Số lượng Ghi chú
Thân Trước 2 Dọc vải
1 Dài quần (từ cạp đến gấu) 95
2 Rộng TT 29
3 Rộng ngang gối TT 25
4 Rộng ngang gấu 21
Thân sau 2 Dọc vải
5 Dài quần( từ cạp đến gấu) 95
6 Rộng TS 36.8
7 Rộng ngang gối 29
8 Rộng ngang gấu 25

24
3.3.4. Tạo mẫu mỏng
-Mẫu mỏng là mẫu xác định hình dáng kích thước chi tiết bán thành phẩm,được
làm từ mẫu giấy mỏng, dai,ít nhàu, đảm bảo độ chính xác. Mẫu được xác định
từ mẫu thiết kế cộng thênm lượng dư công nghệ, dùng để kiểm tra các mẫu
khác
- Từ kích thước thành phẩm cộng thêm lượng dư công nghệ ta sẽ có một bộ
mẫu mỏng.
+ Đối với vải giãn:

CN =

Ra đường may -

giãn dọc -

giãn ngang +

xơ vải
+ Đối với vải co:


CN =

Ra đường may +

co dọc +

co ngang +


xơ vải
+ Công thức tính độ co:


co/giãn

=
lo
lol −1
x 100% Trong đó:l
1
: Chiều dài sau khi giặt, là
L
0
: Chiều dài ban đầu
* Đối với mã hàng TT08 để kiểm tra dộ co ta cắt một miếng vải có diện tích:
Dx R = 10 x10 (cm), sau đó đem giặt, phơi khô và là ở nhiệt độ bình
thường.Thu được kết quả sau:

co dọc =
10
109.9 −
x 100% = 1%

co ngang =
10
1010 −
x 100% = 0% ,

xơ vải: 1%

• Đối với vải lót
Cũng tương tự như vải chính ta cắt một miếng vải có diện tích: D x R = 10x10
Sau đó đem giặt và phơi khô ở nhiệt độ bình thường ta thu được kết quả sau:

co dọc =
10
1010 −
x 100% = 0%

co ngang =
10
1010 −
x 100% = 0% ,

xơ vải: 0%
25

×