Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.09 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NGHE NHÌN VÀO DẠY HỌC MÔN
NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT"
I- MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý
đến những ứng dụng của công nghệ thông tin trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn
- Phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất hiện nay của một số trường,
nhất là các trường huyện, vùng sâu, vùng xa.
- Nâng cao năng lực tiếp nhận văn học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
II- BẢN CHẤT CỦA GIẢI PHÁP
1- Thực trạng
Ứng dụng phương pháp trực quan sinh động vào dạy học môn ngữ văn là một
phương pháp dạy học đã có từ rất lâu. Song trước đây, chỉ dừng lại ở một số tranh ảnh
đơn thuần mà Bộ đã cung cấp cho chúng ta như chân dung nhà văn, tranh ảnh về một
số các nhà văn, nhà thơ trung đại, các nhà thơ Đường Trung Quốc, một vài băng đĩa
nhưng không có phương tiện để sử dụng cho phù hợp, hoặc không có độ bền sử dụng.
Thực tế hiện nay, việc trang thiết bị cho dạy học ứng dụng CNTT ở các trường
còn rất mỏng. Đối với các trường huyện, toàn trường chỉ có khoảng từ 01 đến 02
phòng học có trang bị đèn chiếu, máy chiếu để phục vụ cho các tiết dạy ứng dụng
CNTT. Do đó, số tiết dạy này chỉ có thể áp dụng cho các tiết thao giảng, hội giảng với
định lượng từ 01 đến 02 tiết/ giáo viên/ năm học.
2- Tính mới của giải pháp
- Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn này giúp tăng cường
khả năng, kỹ năng vận dụng CNTT vào thực tế, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật
chất, tối ưu các điều kiện hiện có, sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học
được trang bị, bổ sung thiết bị, ĐDDH cho bộ môn do các giáo viên tự làm lấy, góp
phần thúc đẩy việc Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
điều kiện không có máy chiếu.
- Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn là một công nghệ đa


phương tiện, được thực hiện trong toàn bộ các khâu của qúa trình dạy học. Có thể tiến
hành ứng dụng trong dạy và học, trong kiểm tra đánh giá, trong việc nâng cao kỹ năng
cảm thụ văn bản văn học và trong các hoạt động ngoại khóa bộ môn ngữ văn.
III- NỘI DUNG GIẢI PHÁP
* Giải pháp 1: Sử dụng công nghệ nghe nhìn trong dạy học và trong kiểm tra,
đánh giá:
- Tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc dạy học dưới hai dạng: tranh và băng
đĩa. Tiếp đó, tiến hành thiết kế một số bài học theo đề tài này như: tạo lập một số tranh
ảnh, chọn trích đoạn phim, tư liệu về tác giả, ghi âm vào USP các bài đọc diễn cảm,
hát, ngâm thơ một số văn bản…
- Trong dạy học: Minh hoạ, bổ sung kiến thức, khắc sâu kiến thức
- Trong kiểm tra: Nâng cao khả năng liên tưởng, nhận biết (Nghe đọc một đoạn
văn nghị luận và xác định cách lập luận của đoạn văn?)
* Giải pháp 2: Sử dụng công nghệ nghe nhìn trong việc cảm thụ tác phẩm văn
chương:
- Từ các phương tiện nghe nhìn, giáo viên, học sinh có thể tự trình diễn các hoạt
động: đọc diễn cảm đoạn văn, ngâm thơ, hátbài thơ.
-Nghe đoạn văn, đoạn thơ sau và bình giảng đoạn văn, đoạn thơ đó.
- Từ một bức tranh, một cảnh trong phim, giáo viên cho học sinh bình luận, phát
biểu cảm nhận của mình.
* Giải pháp 3: Sử dụng công nghệ nghe nhìn trong việc tự học:
Soạn giáo án điện tử lồng tiếng, giới thiệu trên trang Website của nhà trường
giúp học sinh tìm hiểu bài kỹ hơn, giúp ôn tập kiến thức môn ngữ văn cho các kỳ thi.
Đặc biệt với một số bài đọc thêm, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn giúp học sinh tự
học, tự ôn bài, giáo viên có thể rút ngắn khoảng cách thời gian khi thời gian tìm hiểu
bài trên lớp quá eo hẹp (có khi trong một tiết học phải tìm hiểu 03 văn bản văn học).

Người lái đò sông ĐàBìa Nhật ký trong tù Đây là câu thơ nào? Tóm tắt cảnh trên?
Bình giảng qua tranh, cảnh phim GADT- Đọc thêm VHTĐ
- Những thuận lợi khi tiến hành thực hiện giải pháp: Giáo viên chủ động trong

việc chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, ĐDDH, giảm sự lệ thuộc vào việc chuẩn bị
phòng máy chiếu của trường, tránh được những sự cố kỹ thuật. Học sinh học theo
công nghệ nghe nhìn sẽ có một tâm lý chuẩn bị bài cũ linh hoạt và tự do hơn, không bị
gò bó vào ngôn từ bài học.
- Về việc thực hiện, với kỹ thuật in ấn hiện đại, việc làm tranh ảnh không còn
khó khăn (tranh có thể sử dụng nhiều năm, có thể làm tranh màu); hình thức ghi âm
cũng thật phong phú, tiện ích: máy ghi âm nhỏ, có thể sử dụng USP, không cần băng
đĩa…
2- Khả năng áp dụng
- Việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào các tiết học văn rất phù hợp với điều
kiện dạy học của giáo viên và học sinh hiện nay, nhất là đối với các trường huyện. Có
thể thực hiện bình thường ở tại lớp học, thực hiện cho tất cả các tiết đọc văn, một số
tiết làm văn, tiếng Việt trong chương trình toàn cấp: lớp 10,11,12.
- Phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức: kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài
mới, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng cảm thụ văn học, kỹ năng sáng tạo cho
học sinh.
- Về cơ sở vật chất: các trang tiết bị vật chất cũng như làm các đồ dùng dạy học
rất đơn giản, ít tốn kém, nhà trường có thể thực hiện dễ dàng như: làm tranh (ép nhựa
hoặc tranh in lụa), máy ghi âm dùng đĩa hoặc USP.
- Nguồn tư liệu và tích lũy tư liệu: Tư liệu lấy chủ yếu từ thông tin trên mạng
internet, giáo viên lựa chọn và xử lý theo mục tiêu bài học. Việc tích lũy tư liệu cũng
khá dễ dàng: Phát động trong tổ, mỗi giáo viên trong mỗi học kỳ tìm kiếm và xử lý tư
liệu cho 2-3 bài học.
- Giải pháp này là lâu dài. Nếu chúng ta tích lũy trong nhiều năm, chúng ta sẽ
chủ động trang bị cho môn học những phương tiện dạy học hiệu quả, không trông chờ
vào việc trang bị của các cấp trên.
3- Hiệu quả
- Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn không có nghĩa là hạ
thấp vai trò của ngôn từ trong các văn bản, nhất là văn bản văn học mà phải xem đây
là một hình thức kết hợp hiệu quả giữa các loại hình nghệ thuật vốn có quan hệ gần gũi

nhau.
- Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn còn giúp cho học
khắc sâu kiến thức nhờ vào những ấn tượng đập mạnh trực tiếp vào thị giác, thính giác
thông qua các phương tiện nghe nhìn, giúp học sinh có thể đi từ cảm thụ đến sáng tạo.
- Hiệu quả của giải pháp này nâng cao rõ rệt ở các phương diện. Thống kê hiệu
quả (2009 – 2010):Sự hứng thú của học sinh: 100%; Nâng cao khả năng cảm thụ của
học sinh: 50%; Khơi gợi khả năng sáng tạo ở học sinh: 20%; Rèn luyện kỹ năng nói
cho học sinh: 30%; Giúp học sinh nắm vững nội dung văn bản, cao hơn bình thường:
20%; Nâng cao năng lực thẩm mỹ cho học sinh: tăng 15%.
- Không một học sinh nào từ chối việc được “nghe”, “ nhìn” từ ứng dụng CNTT
trong các tiết học môn ngữ văn. Sự thích thú, háo hức của các em chính là lời đánh giá
hiệu lực nhất về hiệu quả của phương pháp dạy học này.
- Kết quả ứng dụng năm học qua của bản thân khi thực hiện đề tài này:
+ Giấy khen của Trường trong cuộc thi Giáo án điện tử lồng tiếng – Tháng
5/2010
+ Giấy khen của Trường trong cuộc thi Đồ dùng dạy học – Tháng 5/2010

×