SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI GIẢNG
DẠY CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN
TRONG TRƯỜNG THPT
- 1 -
MỤC LỤC Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
1. Cơ sở lý luận 4
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 4
a. Những ƣu điểm trong giảng dạy CNTT đối với môn ngữ văn 4
a1. Những ƣu điểm xét từ phía giáo viên giảng dạy 4
a2. Những ƣu điểm xét từ phía học sinh học tập 8
b. Những hạn chế trong giảng dạy CNTT đối với môn ngữ văn 9
b1. Những hạn chế xét từ phía giáo viên giảng dạy 9
b2. Những hạn chế xét từ phía học sinh học tập 13
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 14
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 16
V. PHỤ LỤC 18
- 2 -
NHỮNG ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƢỜNG THPT
VI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỉ XXI là thế kỉ của Công Nghệ Thông Tin (CNTT), phải thực sự khẳng
định rằng nền văn minh tin học đã đi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như
khoa học kĩ thuật, quốc phòng, an ninh, y tế, văn hóa…tất cả đều xem CNTT
như một phần không thể thiếu của đời sống khoa học của ngành mình. Đối với
ngành giáo dục cũng vậy, CNTT trở thành nhiệm vụ của người giáo viên trong
thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục và học tập. Chính bộ GD&ĐT cũng đã
xác định được những tác động không nhỏ của CNTT đối với giáo dục nên đã
triển khai không ít công văn chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở
trường học. Công văn số: 4960/BGDĐT-CNTT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ CNTT năm học 2011 – 2012 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo cụ thể:
“Các sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự
triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá
trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các
phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường
khả năng tự học, tự tìm tòi của người học… Các giáo viên cần tích cực, chủ
động tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học
trên website để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học
tập…Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo án, bài giảng và tài liệu
giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học” [ ]
Giảng dạy CNTT trong trường THPT hiện nay là một công việc bình thường
đối với tất cả giáo viên nói chung và đối với môn Ngữ Văn nói riêng. Nó như
một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm
vụ của người giáo viên. Trong sự bình thường hóa của nhiệm vụ ấy, khi thực
hiện việc giảng dạy CNTT, chúng tôi rút ra được những ưu điểm và hạn chế đối
với việc giảng dạy CNTT đối với bộ môn Ngữ văn trong trường THPT
BM03-TMSKKN
- 3 -
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Trong hơn mười năm trở lại đây CNTT trở thành một phần quan trọng tham
dự vào mọi hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị, giáo dục của xã hội Việt
Nam. Xét thấy sự ảnh hưởng rộng lớn và tác dụng của nó trong thời hiện đại, bộ
GD&ĐT đã ban hành không ít những công văn hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện
việc áp dụng, giảng dạy CNTT trong trường học. Chỉ thị số: 55/2008/CT-
BGDĐT ra ngày 30 tháng 9 năm 2008; Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 nêu
rõ: “Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng
dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu
quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng
CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát
triển CNTT của đất nước. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục và đào tạo, tăng cường giảng dạy và đào tạo về CNTT, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục trong toàn
ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây trong giai đoạn
2008-2012. Chỉ thị nêu rõ: 1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT và
triển khai có kết quả cao yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong năm học
2008-2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính
và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2. Xây dựng hệ thống đơn
vị công tác chuyên trách về CNTT trong ngành. 3. Phát triển mạng giáo dục
(EduNet) và các dịch vụ công về thông tin giáo dục trên Internet. 4. Đẩy mạnh
một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới
phương pháp dạy và học ở từng cấp học. 5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
điều hành và quản lý giáo dục. 6. Tăng cường giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu
ứng dụng về CNTT. 7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xã hội hoá. 8. Công tác thi
đua, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT” [ ]. Trong công văn 4960/BGDĐT-
CNTT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012 có
- 4 -
đoạn: “Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực
CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát
huy các kết quả đạt được trong các năm qua. Các sở GDĐT tổ chức quán triệt
và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong ngành
ở địa phương, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo
về tinh thần và nội dung của các văn bản quan trọng sau: a) Quyết định số
698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020; b) Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008
của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; c) Nghị định số
102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư
ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; d) Thông tư số
08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục” [
]. Đặc biệt công văn số: 12966/BGDĐT-CNTT V/v đẩy mạnh triển khai một số
hoạt động về CNTT - ngày 10 tháng 12 năm 2007 chỉ đạo cụ thể đến việc biên
soạn, giảng dạy CNTT đến cấp học THCS và THPT: “Công tác biên soạn bài
giảng điện tử: Khuyến khích mỗi trường THPT, THCS tạo mới nhiều thêm bài
giảng điện tử của các môn học, đặc biệt cho cả các môn khoa học xã hội như
Văn, Sử, Địa, Nhạc, Họa. Khuyến khích giáo viên tham khảo các tài liệu, bài
giảng điện tử của đồng nghiệp trong công tác giảng dạy song cần phát huy tính
tích cực học tập thông qua thảo luận nhóm, tổ chức cho học sinh tập tự giải
quyết vấn đề, khuyến khích cách suy nghĩ độc lập và suy xét, phản biện lại vấn
đề. Tránh lạm dụng thái quá CNTT trong giờ giảng như dùng nhiều hiệu ứng
chữ chuyển động, mầu lòe loẹt, phông chữ khó đọc, tham ghi nhiều chữ và cỡ
chữ nhỏ, không có thời gian cho học sinh thảo luận ” []. công văn này bộ cũng
chỉ rõ bộ môn văn học với những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng CNTT trong
giảng dạy. Đó cũng chính là nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm này
- 5 -
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a. Những ƣu điểm trong giảng dạy CNTT đối với môn ngữ văn
a1. Những ƣu điểm xét từ phía giáo viên giảng dạy
Không gian giảng dạy thay đổi, tạo cảm hứng mới lạ, tránh sự nhàm chán
quen thuộc trên lớp.
Việc giáo viên giảng dạy trên lớp là một công việc bình thường và quen
thuộc, vì thế khi giảng dạy CNTT tại phòng máy cũng là điều kiện để thầy và
trò thay đổi không khí. Chính sự đầu tư của giáo viên cho một tiết dạy CNTT đã
là một hứng thú trong tâm thế giảng dạy của người thầy. Từ đặc trưng của môn
ngữ văn, người giáo viên có điều kiện tìm kiếm âm thanh, hình ảnh làm tư liệu
minh họa, tác động. Ví dụ: Khi giảng dạy đoạn trích : “Hồi trống cổ thành” của
La Quán Trung – Trích “Tam quốc diễn nghĩa” ở chương trình văn học 10, giáo
viên dễ dàng downloat video clip từ mạng, cắt phim từ đĩa CD hay lấy hình ảnh
minh họa từ clip. Vì thế, khi giảng dạy giáo viên nhập hồn vào không gian câu
chuyện. Chính không gian này tạo cho thầy và trò niềm hứng khởi trong quá
trình day và học.
Các điều kiện hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh minh họa thuận lợi
Một trong những thuận lợi không nhỏ cho giáo viên trong quá trình tìm kiếm
hình ảnh, video clip, âm thanh minh họa chính là sự phong phú của các dụng
cụ điện tử, các phần mềm ân thanh, hình ảnh. Ví dụ , khi cần tìm kiếm âm
thanh, clip chúng ta có thể sử dụng các phần mềm tiện ích như: Mp3 Sound
- 6 -
Cutter , Cut MP3 Online , Ainsoft MP3 Cutter for Mac 1.0.1
, X-Wave MP3 Cutter Joiner , Koyote Easy Mp3 Ogg
Wma Cutter, Free Audio Cutter, hay các phần mềm âm thanh
nhƣ: Windows Media Player , KMPlayer , JetAudio ,
GomPlayer , VLC Media player , Realplayer ,
WinAMP , JetAudio , 3GP Player v.v…Chính sự tiện lợi của
thời đại tin học đóng góp không nhỏ cho giáo viên soạn giảng CNTT nhanh
hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ: Để tái hiện không khí hùng hồn của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh khi đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình lịch sử
vào ngày 2/9/1945, giáo viên dạy văn có thể dễ dàng cắt chọn âm thanh từ
phần mềm.
Internet và lợi ích tham khảo kiến thức
Qua tiết dạy ấy, học sinh như được sống lại không khí hùng hồn, hào
sảng, trọng đại của ngày quốc khánh 2/9/1945. Chính sự hỗ trợ về hình ảnh,
âm thanh, video ấy đã đóng góp không nhỏ làm cho tiết dạy văn chính luận
“Tuyên ngôn độc lập” sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
- 7 -
Một điều mà bất cứ giáo viên nào biết sử dụng CNTT, biết sử dung
Internet cũng đều thừa nhận rằng Internet là một kho bách khoa toàn thư đồ
sộ nhất, có thể cung cấp mọi thông tin cho người tìm kiếm. Chính sự vô hạn
về kiến thức ấy, giúp ích không nhỏ cho người giáo viên tìm kiếm những
thông ti cần thiết, những thông tin bổ sung vào nguồn kiến thức giảng dạy
của mình. Ví dụ, nếu gíao viên ngữ văn muốn giảng dạy tác phẩm “Chí
phèo” của Nam Cao (sách văn học 11, tập 1) chúng ta có thể tham khảo
không ít những bài soạn Powerpoint từ nguồn với
các địa chỉ cụ thể:
(
(
(
(
- 8 -
Từ ví dụ nhỏ trên đây chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy Internet là nột nguồn
thông tin quý giá cho giáo viên nói chung và cho giáo viên dạy văn nói riêng
tìm kiếm tri thức hỗ trợ cho việc tham khảo, soạn dạy một tiết dạy CNTT
Khi giảng dạy một tiết CNTT cụ thể đối với môn ngữ văn, người giáo
viên chỉ cần gõ vào tên bài dạy thì các địa chỉ trên Internet có thể cung cấp
một số lượng giáo án phong phú. Mặt khác, nếu muốn tìm hiểu thêm về tác
giả, về bài viết tham khảo đối với tác phẩm thì Internet cũng cung cấp cho
người giáo viên một số lượng bài viết đa dạng về nhiều cách nhìn nhận, đánh
giá về tác phẩm. Chính từ nguồn kiến thức tham khảo phong phú đó, giáo
viên có điều kiện sàng lọc, soạn ra được một giáo án hoàn hảo, phù hợp với
- 9 -
đối tượng học sinh mình giảng dạy. Như vậy, lợi ích tham khảo kiến thức
của giáo viên văn từ Internet là rất lớn. Sự thành công ở mức độ nào còn phụ
thuộc vào ý thức, lương tâm và trách nhiệm của người giáo viên trước bài
soạn CNTT. Giáo viên càng dành thời gian tham khảo, sàng lọc kiến thức từ
Internet càng nhiều bao nhiêu thì sự thâm nhập vào bài dạy càng cao bấy
nhiêu, và tất yếu hiệu quả giảng dạy sẽ cao lên. Ngược lại, nếu giáo viên ỉ lại
vào bài soạn Internet, không tìm tòi, khám phá, tự giác soạn giảng thì tiết
dạy sẽ hời hợt, nhạt nhẽo, ít tác dụng đối với học sinh.
Trình chiếu và mối quan hệ liền mạch với kiến thức bài dạy
Xét từ đặc thù của một tiết dạy CNTT, tiết dạy powerpoint, chúng ta
nhận thấy; Mỗi tiết dạy là một sự liền mạch về kiến thức, bởi lẽ, giáo viên bộ
môn trong quá trình soạn giảng đã chú tâm đến tính logic, tính liên kết kiến
thức của chính bài dạy đó. Ví dụ: một slides trình chiếu là một tiểu mục cụ
thể, và khi hết tiểu mục đó thì slides kế tiếp mới tiếp tục. Và cứ thế, mọi ứng
dụng khác đều tập trung vào chính slides đó. Vì lẽ ấy, mỗi bài dạy CNTT
thực sự là một văn bản khoa học, một liên kết logic của kiến thức.
a2. Những ƣu điểm xét từ phía học sinh học tập
Học sinh hứng thú khi thay đổi môi trường học quen thuộc ở lớp cố
định
Đối với học sinh, việc học trên phòng cố định dành cho lớp mình là
một công việc quen thuộc, quen thuộc đến thành bình thường hóa. Song, đối
với tiết dạy CNTT, và đặc biệt là đối với môn văn, với học sinh thực sự là
một niềm hứng thú, nó gợi lên sự tò mò trước bài học sắp sửa. Nhìn chung,
trong các tiết dạy CNTT tất cả các em đều tập trung lắng nghe giáo viên
giảng bài, tập trung cao độ quan sát những thông tin từ màn hình trình chiếu.
Đó thực sự là một lợi thế không nhỏ đối với một tiết dạy. Ở độ tập trung vào
một tiết dạy cụ thể thì tiết dạy truyền thống, tiết dạy bình thường không có
được lợi thế này.
- 10 -
Học sinh được tiếp cận hình ảnh, video clip minh họa, sinh động tạo
hứng thú trong tiếp nhận tri thức
Một trong những lợi thế cơ bản nhất – xét về tâm lí tiếp nhận của học
sinh đối với tiết dạy CNTT chính là sự thu hút của hình ảnh, âm thanh, màu
sắc…của bài dạy khi giáo viên trình chiếu. Những hình ảnh minh họa tác
động trực tiếp vào thị giác và nó giúp ích không nhỏ cho việc nhớ nội dung
tác phẩm. Những âm thanh như ngâm thơ, đọc truyện, lời thoại của nhân vật
thông qua các diễn viên điện ảnh, các nghệ sỹ sẽ dễ đi vào trí nhớ học sinh
hơn. Độ rung động của bài thơ sẽ sâu hơn, hút hồn hơn. Ví dụ: Ngân thơ:
Vội vàng – Xuân Diệu, Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử, Việt Bắc – Tố Hữu,
Tây Tiến – Quang Dũng, Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Đất nước –
Nguyễn Khoa Điềm…
Trong thực tế tiết dạy văn, mỗi khi nghe nghệ sỹ đọc thơ, ngân thơ –
Độ rung động của nó tác động rất lớn vào cảm xúc của học sinh, điều đó
kích thích sự cảm thụ của học sinh đối với văn bản tác phẩm thơ.
b. Những hạn chế trong giảng dạy CNTT đối với môn ngữ văn
b2. Những hạn chế xét từ phía giáo viên giảng dạy
Ý thức đầu tư, sáng tạo, soạn giảng bài dạy mới hạn chế do sự có sẵn
giáo án CNTT từ Internet
Bên cạnh những ưu điểm giáo viên được hưởng lợi từ Internet, thì
chính Internet cũng mang đến cho người giáo viên sự ỉ lại trong quá trình
soạn giảng một tiết CNTT. Như trên đã chứng minh, chỉ một tiết “Chí phèo”
(chương trình văn học 11) thì đã có rất nhiều bài giảng Powerpoint được đẩy
lên trang web Bạch Kim. Chính sự thuận lợi trong việc tìm kiếm bài giảng
này đã tạo cho không ít giáo viên sự chây lười trong quá trình nghiên cứu
chi tiết bài giảng, tự thân tìm kiếm tài liệu hay tự mình dốc sức soạn giảng
một tiết dạy phù hợp với kiến thức học sinh. Chính việc “ăn sẵn” giáo án
CNTT ấy, làm cho người giáo viên mất đi sự thâm nhập sâu sắc vào bài dạy,
vào tiết dạy. Mất đi ý tưởng sáng tạo của một tiết dạy. Trong quá trình dự
- 11 -
giờ giáo viên trong tổ, chúng tôi nhận thấy; hầu hết các tư liệu, hình
ảnh…của tiết dạy đều được copy từ các trang mạng trên Internet. Vấn đề
này, ngày càng nguy hại hơn cho không ít những giáo viên mới ra trường,
nếu họ thiếu tinh thần tự lập soạn giảng giáo án CNTT. Càng về lâu về dài,
người giáo viên sẽ mất đi tinh thần làm việc độc lập, tự giác. Và tất yếu ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả tiết dạy.
Đối với giáo viên lớn tuổi, trình độ và kỉ thuật tin học hạn chế, thị lực
và sức khỏe không tốt, không ngồi lâu trước màn hình vi tính được, thì việc
lấy sẵn giáo án CNTT từ mạng càng nhiều, sự đầu tư cho giáo án CNTT
càng ít. Thực tế, nếu nhà trường có quy định bắt buộc mỗi năm có bao nhiêu
tiết dạy CNTT đối với môn văn, thì họ cũng chỉ làm sơ sài cho qua theo quy
định mà thôi, chứ việc tập trung công sức soạn giảng cho tiết dạy CNTT
thực sự chưa cao. Đây cũng là một thực tế trong trường THPT hiện nay.
Hình ảnh và video clip minh họa thiếu tính điển hình hóa
Chúng ta đều biết, bản chất của văn chương chính là tính hình tượng,
cái hay của hình tượng trong văn học có khi chỉ nằm ở suy tưởng, tưởng
tượng của người đọc. Tuy nhiên, việc sử dụng video clip hay hình ảnh minh
họa của bài dạy văn lại có điểm hạn chế là “đông cứng” hình tượng văn học.
Vấn đề này làm mất suy tưởng phong phú trong tâm hồn học sinh.
Bên cạnh những hạn chế trên, chúng ta còn biết rằng, những video
clip hay hình ảnh dù hoàn mỹ đến đâu cũng không thể nào đáp ứng được
hình tượng văn học. Bởi lẽ, mỗi người đọc sẽ có một hình tượng văn học
trong một văn bản. Và như thế sẽ có n hình tượng văn học cho một nhân vật
mà nhà văn xây dựng nên. Ví dụ, khi đưa hình minh họa hình ảnh nàng Kiều
trong truyện Kiều của Nguyễn Du, thì dù hình ảnh đó có hoàn thiện đến đâu
cũng không thể sánh bằng hình tượng nàng kiều được cụ Nguyễn miêu tả
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Sau dây là một vài hình ảnh minh họa từ giáo án CNTT được đăng tải
trên trang web Bạch Kim
- 12 -
7120507. Hình ảnh minh họa Thúy Kiều, Từ Hải “Truyện Kiều” – Nguyễn
Du
Thúy Kiều Thúy Kiều Từ Hải
Hình ảnh minh họa
bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền” “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”
Hình ảnh minh họa
bài thơ “Tràng Giang” – Huy Cận
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”
- 13 -
“Lớp lớp may cao đùn núi bạc” “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
Từ những hình ảnh minh họa trên, là những giáo viên dạy văn, chúng
ta thực sự nhận thấy, việc lựa chọn hình ảnh minh họa của người giáo viên
khi soạn tiết CNTT còn sơ sài, thiếu đầu tư, thiếu điển hình. Những hình ảnh
trên, không chỉ không có tác dụng mở rộng trí tưởng tượng của hình tượng
thơ cho học sinh, mà còn là cho hình ảnh thơ méo mó, xấu đi so với thực tế
văn bản của tác giả. Điều này thật nguy hại đối với học sinh, khi hình ảnh ấy
thay thế hình tượng từ văn bản tác phẩm giảng dạy.
Sự thăng hoa trong tiết dạy văn bị giảm sút
So với một tiết dạy văn truyền thống, thì tiết dạy CNTT có ưu thế là
chủ động về thời gian và kiến thức lên lớp. Tuy nhiên, đó cũng chính là hạn
chế trong việc tạo cảm xúc của một tiết dạy văn học. Bởi lẽ, mọi chi tiết đều
được mặc định sẵn, giáo viên chỉ việc bấm enter để trình chiếu nội dung tiết
dạy. Chính sự thúc bách phải hoàn thành nội dung và thời lượng tiết dạy đã
triệt tiêu cảm xúc của giáo viên dạy văn. Vì thế, tiết dạy CNTT mặc dù độ
tin cậy về kiến thức cao hơn, mức độ khoa học cao hơn nhưng sẽ giảm sút sự
thăng hoa của người giảng dạy. Xét về bản chất của một tiết ngữ văn – đây
cũng là một sự cần thiết trong giảng dạy văn học ở trường THPT.
Sức ép của thời gian và thời lượng của bài dạy
Nhìn chung, một tiết dạy CNTT môn văn, đa số giáo viên đều chuẩn
bị kỹ bài dạy, nội dung đầy đủ, phong phú. Chính điều này cũng là áp lực
không nhỏ về thời lượng cho giáo viên dạy văn. Họ không đủ thời gian để
- 14 -
dừng lại giảng giải sâu vấn đề đang giải quyết, đang đề cập đến, những vấn
đề nằm ngoài tác phẩm cũng bị loại bỏ, sự so sánh tương phản hay tương
đồng đều bị hạn chế giảng giải, phân tích, mà nếu có đi chăng nữa thì cũng
chỉ nêu lên sơ lược, khái quát mà thôi. Chính vì lẽ ấy, sự khắc sâu kiến thức
của tiết dạy CNTT thường không cao bằng tiết dạy truyền thống.
Sự bao quát lớp học và nắm bắt tâm lí tiếp nhận học sinh hạn chế
Do áp lực về tiết dạy phải hoàn thành (không thể bù sang tiết dạy khác
hay tiết dạy truyền thống được) nên người giáo viên chủ yếu chú tâm vào
giáo án CNTT là chính mà lơ là hơn ở phần nắm bắt tình hình nắm bài của
học sinh. Các câu hỏi phát vấn về kiểm tra sự tiếp nhận kiến thức của giáo
viên dành cho học sinh cũng hạn chế. Vì lẽ ấy, người giáo viên không thể
hoàn toàn nắm rõ được sự tiếp nhận kiến thức mới của các em tốt hơn một
tiết giảng dạy truyền thống
b2. Những hạn chế xét từ phía học sinh học tập
Sự mâu thuẫn giữa hình tượng văn học và hình ảnh, clip minh họa
Mỗi cá thể học sinh là một thế giới tâm lí độc lập, nên việc tiếp thu
hình tượng văn học từ một văn bản cũng khác nhau. Theo lí thuyết mới, thì
một văn bản văn học có n tác phẩm và là một văn bản không đông cứng.
Tuy nhiên, với hình ảnh video clip, hình ảnh minh họa, vô hình dung người
giáo viên đã “đông cứng” hình tượng văn học. Nó như mặc định cho học
sinh suy nghĩ rằng đó là nhân vật, đó là hình ảnh chính của câu thơ, câu văn,
đoạn thơ, đoạn văn. Mà cho dù không như thế nữa thì hình ảnh đó vẫn là
một tác động khắc sâu vào tâm trí các em
Ghi chép không kịp nội dung
Một trong những hạn chế nổi bật nhất của giảng dạy CNTT xét từ
phía học sinh chính là học sinh không ghi chép kịp nội dung bài dạy. Vấn đề
ở đây chính là phía giáo viên soạn giảng, họ không căn được thời gian giữa
trình chiếu và thời gian học sinh ghi hết nội dung trình chiếu đó. Thứ hai, là
thông tin trình chiếu nhiều và dài. Thứ ba, là học sinh khi quan sát ở bảng
- 15 -
động này bị lóa mắt nên học sinh ghi bài chậm hơn so với dạy bảng phấn
truyền thống. Thứ tư, là khi dạy bảng truyền thống giáo viên vừa ghi lên
bảng vừa căn được thời lượng học sinh chép bài. Vì thế, giữa giáo viên và
học sinh có một sự liên hệ ăn ý. Nên trong quá trình giảng – ghi – và học
sinh ghi liền mạch. Còn trong tiết dạy CNTT giữa giáo viên văn và học sinh
thường chưa ăn khớp giữa trình chiếu – giảng – và học sinh ghi. Điểm hạn
chế này cũng chính là trở ngại lớn cho học sinh trong quá trình học tập, tiếp
thu bài giảng của môn ngữ văn.
Sự lắng đọng, khắc sâu bài dạy hạn chế
Từ những hạn chế từ ghi chép, từ hình ảnh trực quan thiếu điển hình,
từ sự tưởng tượng về hình tượng văn học bị hạn chế…tất cả những hạn chế
đó đã tạo nên sự trở ngại không nhỏ cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài
giảng của mình. Nếu xét ở tiết dạy truyền thống – ghi bảng thì việc khắc sâu
kiến thức của học sinh có điều kiện hơn hẳn việc giảng dạy CNTT. Sự trình
bày ở bảng động ghi bằng phấn, giáo viên có điều kiện nhấn mạnh những từ
ngữ giàu ý nghĩa nội dung, nghệ thuật bằng cách ghi phấn màu hoặc bằng
cách ghạch dưới những từ đó, hoặc có thể giảng rộng ra những vấn đề liên
quan tương phản hoặc tương đồng để học sinh khắc sâu kiến thức của mình
hơn.
VIII. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Những kinh nghiệm Khi thiết kế bài giảng Power Point, một giáo án
CNTT cần bảo đảm được tính hệ thống, tính mạch lạc, tính chính xác và
hướng đến các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh, nên làm cho
học sinh được bộc lộ suy nghĩ của mình qua giờ học… Sự trình diễn đừng
quá cầu kì phô diễn mà phải chú ý mục tiêu đặt ra từ bài học.
Tuy nhiên, không phải bài nào ta cũng dạy qua máy, cần có sự chọn ,
không nên chạy theo phong trào mà không nghĩ đến tính hiệu quả. Khâu
chuẩn bị bài cũng phải chu đáo và luôn tìm tòi sáng tạo, phương pháp có
- 16 -
thay đổi ,có phong phú bài dạy mới có kết quả tốt, và luôn tâm niệm một
điều: “Máy móc chỉ là phương tiện, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao
đạt hiệu quả mới là cần thiết”.
Với khoảng thời gian 11 năm trên bục giảng, có thể đó là một thời gian
dài của một đời người, thời gian cũng dài cho sự trải nghiệm từ chương trình
cũ, đến chương trình cải cách, đến bây giờ là chương trình phân ban, có
nhiều bài nặng nề những cũng có rất nhiều bài hay, mới mẻ nhất là những
tác phẩm viết sau năm 1975 các nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề gai góc phức
tạp trong cuộc sống, tôi đã nghiên cứu tìm tòi bằng tất cả cái tâm và sự say
mê nghề nghiệp, nếu không tận tụy với nghề thì sẽ không cập nhật được kiến
thức với thời cuộc. Tôi rất thích câu nói nhà viết kịch Lưu Quang Vũ: “Có
cái hôm qua nó đúng nhưng hôm nay nó đã lỗi thời vì sự vật không đứng
yên” cho nên mỗi giáo viên cũng phải luôn luôn làm mới kiến thức của
mình
Để có một giờ dạy tốt dù bằng cách nào, phương pháp nào cũng rất
cần cái tâm và tài của người thầy
Trong quá trình giảng dạy, áp dụng CNTT vào lớp được phân công
giảng dạy, tôi nhận thấy hiệu quả giảng dạy môn văn được nâng lên rõ rệt,
cụ thể kết quả thu được trong những năm qua như sau:
Stt
Lớp
Năm học
Kết quả
tốt nghiệp
Ghi chú
1
12a1
2004 - 2005
80 %
Lớp bình thường
2
12a2
2005 - 2006
100 %
Lớp chọn ban A
3
12a12
2006 - 2007
75 %
Lớp bình thường
4
12a8
2007 - 2008
84 %
Lóp bình thường
- 17 -
5
12c
2008 - 2009
100 %
Lóp chọn ban C
6
2009 – 2010
2010 – 2011
Đi học sau đại học, không
phân công giảng dạy
7
11cb7
2011 – 2012
86.1 %
Lớp bình thường ban cơ bản
IX. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Từ vấn đề chính, những ưu điểm và hạn chế khi giảng dạy CNTT đối
với môn văn, thực sự là đề tài tôi tâm đắc từ lâu, chính từ thực tế giảng dạy
tôi đã rút ra được những kinh nghiệm như đã trình bày trong phần nội dung.
Thiết nghĩ, những ưu điểm và hạn chế ấy, giáo viên dạy văn cần lưu tâm
trong quá trình giảng dạy của mình để phát huy tối đa những ưu điểm mà
CNTT đưa đến cho người dạy lẫn người học.
Điều mong muốn cao nhất của đề tài là chất lượng giảng dạy môn ngữ
văn trong thời đại hiện nay được nâng lên cao hơn, xứng đáng là môn học
trọng trâm nhất mà bộ giáo dục và đào tạo đề ra.
Từ đề tài này, tôi mong muốn được ngành giáo dục quan tâm đến việc
soạn giảng CNTT đối với môn văn trong trường THPT hiện nay. Vì thực tế,
các văn bản chỉ đạo từ trước đến giờ chưa đi sâu vào những ưu điểm và hạn
chế của việc giảng dạy CNTT đối với môn văn. Nếu có nêu lên đi chăng nữa
thì chỉ nêu lên những vấn đề khái quát chung cho tất cả các môn, thiếu tính
chỉ đạo sâu sát cụ thể đối với môn văn – Môn có tính chất đặc thù riêng.
Từ kinh nghiệm giảng dạy cá nhân, theo tôi, các tiết dạy CNTT đối
với môn ngữ văn nếu sử dụng hình ảnh, video thì chỉ nên sử dụng với kiểu
bài văn học sử, hoặc văn học hiện thực, vì nó mang tính chất tái hiện hoàn
cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử…Còn đối với văn học lãng mạn, siêu thực,
tượng trưng thì nên sử sụng phần ngân thơ, đọc thơ của các nghệ sỹ diễn đạt,
- 18 -
tránh dùng hình ảnh minh họa áp đạt một chiều, thiếu tính điển hình và mang
tính chất đông cứng hình tượng…
Tất nhiên, với giáo viên giảng dạy, mỗi tác phẩm có những phương
pháp tương tác thích hợp, và việc sử dụng CNTT như thế nào cho phù hợp là
một việc làm cần được xem xét, suy nghĩ cho thấu đáo, phù hợp với đặc
trưng bộ môn và khoa học giáo dục.
Xác định đề tài có phạm vi áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả tại đơn vị
hoặc đã phổ biến áp dụng trong ngành Giáo dục hoặc có khả năng áp
dụng trong phạm vi rộng đạt hiệu quả. Trên cơ sở đó, đề xuất:
- Các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách
của đơn vị hoặc của ngành Giáo dục.
- Đƣa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực
tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào hoạt động giáo dục.
- 19 -
X. PHỤ LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 12966/BGDĐT-CNTT
V/v đẩy mạnh triển khai một số
hoạt động về CNTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2007
Kính gửi:
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Các trƣờng đại học, cao đẳng sƣ phạm, khoa sƣ phạm
Ngày 07/9/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có Công văn số
9584/BGDĐT-CNTT gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao
đẳng sư phạm, các khoa sư phạm hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-
2008 về CNTT.
Để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về CNTT đã đề ra tại Công
văn 9584 nêu ở trên, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là chuẩn bị cho năm học
2008-2009 là “Năm học Công nghệ thông tin”, cũng như triển khai Chỉ thị
27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ kí ngày 29/11/2007 về Chấn chỉnh việc
thực hiện chế độ thông tin báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT hướng dẫn và yêu cầu các Sở GD&ĐT triển khai
thực hiện ngay một số hoạt động sau:
1. Tổ chức triển khai việc cung cấp e mail với tên miền @moet.edu.vn cho tất
cả các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại
ngữ tin học, các trường trung cấp chuyên nghiệp Bộ GD&ĐT hoan nghênh các
Sở, các trường ĐH, CĐ đã tích cực tham gia để hệ thống hoạt động thường xuyên,
hiệu quả phục vụ trực tiếp cho công tác thông tin, liên lạc, báo cáo, chỉ đạo, điều
hành của Bộ, của ngành.
Đề nghị các Sở tiếp tục gửi danh sách để lập địa chỉ e mail với tên miền
@moet.edu.vn cho tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT về Bộ theo mẫu đã
hướng dẫn của Cục Công nghệ thông tin tại CV 11224/BGDĐT-CNTT. Kế hoạch
này cần hoàn thành trước ngày 15/01/2008.
2. Triển khai việc cung cấp e mail cho mỗi học sinh, mỗi giáo viên của các
trƣờng với tên miền của Sở. Các Sở GD&ĐT cần đăng ký tên miền riêng, ví dụ
như Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình đăng kí tên miền là @hoabinh.edu.vn. Thống nhất
sử dụng kí hiệu C1, C2, C3 trong tên e mail để chỉ các bậc học tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông tương ứng; C12 và C23 cho trường hỗn hợp; C0 để chỉ
bậc mẫu giáo.
- 20 -
Trước hết, ngay trong năm học 2007-2008 này, đề nghị các Sở ưu tiên tạo ngay e
mail của Sở cho học sinh THPT, đặc biệt cho học sinh lớp 12 để phục vụ cho việc
nhận thông tin đăng kí thi tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2008.
3. Triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục: Các Sở cần triển khai thống
nhất hệ thống phần mềm quản lý trường học do Cục CNTT cung cấp miễn phí.
Trên cơ sở phần mềm quản lí trường học này, Cục CNTT sẽ cung cấp các công cụ
quản lý các cấp (Bộ, Sở, Phòng) để thống nhất cơ sở dữ liệu về giáo dục phổ thông
gồm giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, thi Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý nhà
nước về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lí giáo dục về một đầu mối là Cục
CNTT để tránh chồng chéo gây lãng phí và đảm bảo sự phát triển bền vững của
toàn hệ thống thông tin giáo dục. Xin báo để các Sở biết chức năng nhiệm vụ của
Cục CNTT và bản kết luận của Phó Thủ tướng -Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại
buổi làm việc với Cục CNTT (Gửi kèm theo).
Hàng năm, Cục CNTT có trách nhiệm cập nhật phần mềm theo yêu cầu mới, thu
thập và xử lý dữ liệu, cung cấp lại các thông tin cần thiết và hữu ích phục vụ cho
công tác quản lý của các cấp quản lý giáo dục (Bộ, Sở, Phòng).
Cục CNTT đã gửi đĩa CD chứa đầy đủ thông tin dữ liệu phân tích hai kì thi tốt
nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của từng trường, từng hội đồng
thi để các Sở tham khảo và phổ biến đến các trường, các lớp để cùng nghiên cứu
rút kinh nghiệm, phục vụ cho cuộc vận động hai không.
4. Khai thác và sử dụng mã nguồn mở trong quản lý và giảng dạy
Khai thác và sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong các đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước là một chủ trương lớn của Nhà nước. Vì vậy các đơn vị, cơ sở giáo dục
cần triển khai ngay các phần mềm mã nguồn mở trong công tác dạy học chính thức
trong trường phổ thông và trong công tác quản lý:
a) Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice.Org, (gọi tắt là Open Office) có thể tải về
miễn phí tại địa chỉ www.OpenOffice.Org
Trong đó có các modun Soạn thảo văn bản (Writer), Bảng tính điện tử (Calc), Đồ
họa (Draw), Trình chiếu (Impress) và Cơ sở dữ liệu (Base). Các modun này hoàn
toàn đáp ứng các yêu cầu sử dụng trong công tác quản lý và giảng dạy, tương
đương với Microsoft Office.
Các đơn vị có thể dùng bản Star Office, có thể tải về miễn phí tại địa chỉ của
Google
Hiện nay toàn bộ các máy tính của các cơ quan Đảng đã được chuyển sang dùng
bộ phần mềm văn phòng Open Office. Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập
- 21 -
Hội đồng tư vấn và sẽ có hướng dẫn việc dùng Open Office trong các cơ quan nhà
nước và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Các đơn vị cũng có thể sử dụng bộ phần mềm King Office, bản standard, được
công ty King Soft cung cấp miễn phí cho ngành giáo dục. King Office có ưu điểm
gọn nhẹ (28 MB), gài đặt nhanh chóng (3 phút) và có giao diện hoàn toàn giống
Microsoft Office nên thuận tiện trong giảng dạy môn tin học văn phòng trong nhà
trường (trừ phần cơ sở dữ liệu).
b) Việc mua bản quyền các phần mềm như Microsoft Office sẽ do Cục CNTT làm
đầu mối quản lý và triển khai thống nhất trong toàn ngành khi có hướng dẫn cụ thể
của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó các đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nƣớc không tự mua các phần mềm này.
c) Bộ gõ tiếng Việt (mã nguồn mở) Unikey. Các đơn vị cần chuyển hẳn sang dùng
bộ mã unicode theo TCVN 6909, tuyệt đối không tiếp tục sử dụng các bộ mã khác
như ABC, VNI trong giao dịch điện tử.
d) Trình duyệt web Firefox tải về miễn phí.
5. Triển khai hệ thống họp qua mạng điện thoại và video
Đây là hệ thống thông tin đa phương tiện được đề cập đến trong Chỉ thị 27. Trước
mắt, theo điều kiện của địa phương, các Sở có thể trang bị hệ thống họp qua điện
thoại (không có hình) bằng việc mua thiết bị hội nghị thoại (audio station) như của
Polycom, ClearOne, Microtel… Đây là thiết bị điện thoại phục vụ họp nhiều người
từ nhiều điểm qua thoại của Bộ đã được thiết lập bằng cách quay điện thoại về số
máy 19001563 (Sau đó bấm thêm phòng họp số … và mật khẩu). Cục CNTT sẽ
phổ biến chi tiết.
Việc thiết lập hệ thống họp qua video conference đối với các Sở sẽ được nghiên
cứu và triển khai trong thời gian tới.
6. Triển khai hội thảo bài giảng điện tử e Learning
Phong trào làm bài giảng sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint những năm
qua đã có nhiều kết quả. Cục CNTT sẽ chủ trì và hướng dẫn công nghệ làm bài
giảng điện tử e Learning và chủ trì hội thảo khai thác thiết bị CNTT, hội thi bài
giảng điện tử, sử dụng CNTT trong đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy
theo hướng tạo bài giảng e Learning, hội thảo và dạy học online, áp dụng kết hợp
với các thiết bị thí nghiệm đo lường điện tử.
7. Định hƣớng hoạt động thi đua về CNTT
- 22 -
Các hoạt động trên cùng với việc triển khai các hoạt động về CNTT khác của các
đơn vị, cơ sở giáo dục nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học về CNTT,
trước mắt phấn đấu nhằm đạt được một số kết quả cụ thể sau:
a) Mỗi Sở GD&ĐT có tên miền riêng của Sở để thiết lập website và hệ thống e
mail quản lý. (Việc tạo e mail theo tên miền của Sở hiện nay là hoàn toàn miễn phí
trên nền gmail, các Sở không cần đầu tư mua máy chủ và không mất nhân lực bảo
dưỡng hệ thống).
b) Mỗi cán bộ của Sở, mỗi học sinh THCS và THPT, mỗi giáo viên có một e mail
theo tên miền của Sở.
c) Các Sở có thể tạo trang web của Sở như là một trang của mạng giáo dục của Bộ.
Các Sở cần cử cán bộ chuyên trách cung cấp và cập nhật thông tin cho trang web
này.
d) Mỗi trường THPT có phòng máy tính (với số lượng ít nhất là 25 máy) có nối
mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng ADSL. Chúng ta tiến tới đạt chỉ
tiêu ít nhất 20 học sinh/máy.
đ) Đến cuối năm 2008, cố gắng phấn đấu tất cả các trường đều được kết nối
Internet băng thông rộng ADSL. Ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, cần
sử dụng kết nối Internet băng thông rộng qua chảo vệ tinh VSAT-IP.
e) Công tác biên soạn bài giảng điện tử: Khuyến khích mỗi trường THPT, THCS
tạo mới nhiều thêm bài giảng điện tử của các môn học, đặc biệt cho cả các môn
khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa, Nhạc, Họa. Khuyến khích giáo viên tham khảo
các tài liệu, bài giảng điện tử của đồng nghiệp trong công tác giảng dạy song cần
phát huy tính tích cực học tập thông qua thảo luận nhóm, tổ chức cho học sinh tập
tự giải quyết vấn đề, khuyến khích cách suy nghĩ độc lập và suy xét, phản biện lại
vấn đề. Tránh lạm dụng thái quá CNTT trong giờ giảng như dùng nhiều hiệu ứng
chữ chuyển động, mầu lòe loẹt, phông chữ khó đọc, tham ghi nhiều chữ và cỡ chữ
nhỏ, không có thời gian cho học sinh thảo luận
f) Bộ GD&ĐT đã giao cho Cục CNTT chủ trì, tổ chức hội thảo và hội thi bài giảng
điện tử, khai thác thiết bị CNTT để đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy
theo hướng công nghệ e Learning. Hội thảo này dự kiến tổ chức vào tháng 3/2008.
Đề nghị các Sở tổ chức cho các trường tham gia tích cực.
g) Sử dụng các phần mềm mã nguồn mở trong công tác quản lý và giảng dạy như
Open Office, Unikey, FireFox.
h) Triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục do Cục CNTT cung cấp.
- 23 -
Việc hoàn thành các công việc trên sẽ là những nội dung của việc đánh giá thi đua,
khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục các địa phương năm học 2007 – 2008 về
công tác CNTT.
Như qui định tại Công văn số 9584/BGDĐT-CNTT ngày 07/9/2007, Bộ yêu cầu
các Sở gửi về Bộ (qua e-mail: ) báo cáo kế hoạch CNTT
năm học 2007 -2008 và danh sách đơn vị đầu mối về CNTT của Sở.
Văn bản này chính thức chỉ được Bộ GD&ĐT gửi qua đường thư điện tử.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTT-Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
(để b/c);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện)
- Website Bộ;
- Lưu: VT,Cục CNTT;
KT. BỘ TRƢỞNG
THỨ TRƢỞNG
(đã ký và đóng dấu)
Trần Văn Nhung
- 24 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 4960/BGDĐT-CNTT
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2011 - 2012
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2011
Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo
Bộ GDĐT hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho
năm học 2011- 2012 như sau:
I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Quán triệt văn bản quy phạm pháp luật về CNTT
Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là
công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả
đạt được trong các năm qua.
Các sở GDĐT tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đến toàn thể
cán bộ, giáo viên trong ngành ở địa phương, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các
cơ sở giáo dục và đào tạo về tinh thần và nội dung của các văn bản quan trọng sau:
a) Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
b) Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo
dục giai đoạn 2008-2012;
c) Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về
quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
d) Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở
giáo dục;
đ) Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn về quản lý game
online;