Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

tài liệu tập huấn chăn nuôi bò thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 205 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƢ QUỐC GIA
HOÀNG KIM GIAO - PHÙNG QUỐC QUẢNG - PHẠM SỸ LĂNG
ĐỖ KIM TUYÊN - HOÀNG THỊ THIÊN HƢƠNG





Tài liệu tập huấn
CHĂN NUÔI BÒ THỊT















NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
Phần 1 NỘI DUNG BÀI GIẢNG 9
Chuyên đề 1. KHÁI QUÁT VỀ CHĂN NUÔI BÕ THỊT 9
1. Vai trò và ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi bò thịt 9
1.1. Vai trò 9
1.2. Ý nghĩa kinh tế xã hội 10
2. Những lợi thế và hạn chế của chăn nuôi bò thịt ở nước ta 10
2.1. Lợi thế 10
2.2. Hạn chế 11
3. Tình hình và xu hướng chăn nuôi bò thịt, tiêu thụ thịt bò trên thế giới 12
4. Tình hình và định hướng chăn nuôi bò thịt, tiêu thụ thịt bò trong nước 13
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 1 16
Chuyên đề 2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BÕ THỊT 17
I. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA BÕ THỊT 17
1. Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn 17
1.1. Giai đoạn trong tử cung 18
1.2. Giai đoạn phát triển sau khi sinh 18
2. Quy luật sinh trưởng không đồng đều 20
3. Quy luật sinh trưởng bù 21
II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN 21
1. Đặc điểm sinh sản của bò cái 21
1.1. Sự thành thục sinh dục và tuổi sử dụng 21
1.2. Động dục và chu kỳ động dục ở bò cái 22
1.3. Sinh lý mang thai 26
1.4. Sinh lý đẻ 27
1.5. Sinh lý tiết sữa và tập tính nuôi con 28

1.6. Quá trình hồi phục sinh dục sau đẻ 29
2. Đặc điểm sinh sản của bò đực 30
2.1. Sự thành thục về tính và tuổi sử dụng bò đực giống 30
2.2. Phản xạ sinh dục và điều tiết hormon ở bò đực 30
2.3. Tinh dịch 31
III. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ THỨC ĂN 32
1. Chức năng của một số bộ phận chính trong đường tiêu hoá 32
1.1. Miệng 32
1.2. Sự nhai lại 32
1.3. Dạ dầy kép 33
1.4. Ruột 35
2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ và vai trò của vi sinh vật với vật chủ 35
3. Những điều kiện cần thiết và tác động tương hỗ giữa các loài vi sinh vật dạ cỏ 37
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 2 39
Chuyên đề 3. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG BÕ THỊT 40
I. CÁC GIỐNG BÕ THỊT PHỔ BIẾN 40
1. Một số giống bò chuyên thịt gốc ôn đới 40
2. Một số giống bò chuyên thịt gốc nhiệt đới 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
3. Một số giống bò kiêm dụng hiện có ở nước ta 44
4. Một số kết quả nghiên cứu về công tác lai tạo bò thịt ở Việt Nam 46
II. CÔNG TÁC GIỐNG BÕ THỊT 46
1. Các tính trạng chọn lọc bò làm giống 46
1.1. Đánh giá và chọn lọc bò đực giống 47
1.2. Đánh giá và chọn lọc bò cái giống 50
2. Quản lý phối giống 52
2.1. Ghép đôi giao phối 52
2.2. Theo dõi phối giống và sinh sản 54
2.3. Các phương thức phối giống (tự nhiên, TTNT) 55

3. Các phương pháp nhân giống 56
3.1. Nhân giống thuần chủng 56
3.2. Lai giống 57
4. Hệ thống quản lý giống bò thịt 59
4.1. Hiện trạng công tác quản lý giống 59
4.2. Công tác quản lý giống trong thời gian tới 60
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 3 62
Chuyên đề 4. DINH DƢỠNG VÀ THỨC ĂN 63
I. NHU CẦU DINH DƯỠNG 63
1. Nhu cầu về nước 63
2. Nhu cầu về vật chất khô 63
3. Nhu cầu về năng lượng 63
4. Nhu cầu về protein 64
5. Nhu cầu về khoáng và vitamin 65
II. CÁC NGUỒN THỨC ĂN CHÍNH 66
1. Thức ăn thô xanh 66
2. Thức ăn thô khô 66
3. Phụ phẩm nông, công nghiệp 67
4. Thức ăn ủ chua 69
5. Thức ăn củ quả 69
6. Thức ăn tinh 70
7. Thức ăn bổ sung 71
III. PHỐI HỢP KHẨU PHẦN 72
1. Yêu cầu (nguyên tắc) chung của khẩu phần 72
2. Các phương pháp xây dựng khẩu phần 73
3. Nguyên tắc chung trong chế độ ăn 73
IV. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT THỨC ĂN NUÔI BÕ THỊT 74
1. Kỹ thuật trồng một số loại cây thức ăn 74
1.1. Kỹ thuật trồng cỏ voi 74
1.2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghinê 75

1.3. Kỹ thuật trồng cỏ Stylo 77
1.4. Kỹ thuật trồng cỏ Ruzi 79
1.5. Kỹ thuật trồng cây keo dậu 80
1.6. Kỹ thuật trồng cây ngô 82
2. Các phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn 83
2.1. Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa khô 83
2.2. Dự trữ và bảo quản dưới hình thức phơi khô 85
2.3. Dự trữ và bảo quản dưới hình thức ủ chua 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
3. Phương pháp phối trộn thức ăn tinh 93
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 4 96
Chuyên đề 5. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÕ THỊT 97
I. KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG BÊ 97
1. Kỹ thuật nuôi bê sơ sinh đến 7 ngày tuổi 97
2. Kỹ thuật nuôi bê theo mẹ (sau sơ sinh đến cai sữa) 98
II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÊ SAU CAI SỮA 101
1. Kỹ thuật chăn nuôi bê sau cai sữa đến 12 tháng tuổi (7-12 tháng tuổi) 101
2. Kỹ thuật chăn nuôi bò hậu bị từ 13 - 24 tháng tuổi 101
III. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÕ ĐỰC GIỐNG 104
1. Nuôi dưỡng, chăm sóc 104
2. Tuổi sử dụng bò đực giống 107
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh và hoạt động sinh dục 108
IV. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÕ CÁI GIỐNG 109
1. Phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp 109
1.1. Các phương pháp phát hiện động dục 109
1.2. Xác định thời điểm phối giống thích hợp 110
2. Nuôi dưỡng, chăm sóc bò cái mang thai 110
2.1. Nuôi dưỡng 110
2.2. Chăm sóc 111

3. Nuôi dưỡng, chăm sóc bò trước và sau khi đẻ 111
3.1. Hộ lý bò đẻ (đỡ đẻ) 111
3.2. Chăm sóc bò sau khi đẻ 112
3.3. Giai đoạn bò mẹ nuôi con 113
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản của bò cái 113
V. MỘT SỐ KỸ THUẬT SINH SẢN 114
1. Gây động dục đồng loạt 114
2. Cấy truyền phôi 115
VI. KỸ THUẬT VỖ BÉO BÕ THỊT 116
1. Kỹ thuật nuôi bê sinh trưởng trước vỗ béo 116
2. Vỗ béo 118
3. Các dạng thức ăn - khẩu phần vỗ béo 119
4. Quản lý bò vỗ béo 121
4.1. Quản lý bò mới đưa vào vỗ béo 121
4.2. Quản lý bò trong thời gian vỗ béo 121
5. Mùa vụ và thời gian vỗ béo 122
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả vỗ béo 122
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 5 125
Chuyên đề 6. CÔNG TÁC THÖ Y TRONG CHĂN NUÔI BÕ THỊT 126
1. Vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm 126
1.1. Mục tiêu 126
1.2. Các biện pháp kỹ thuật 126
1.3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 128
2. Quy trình phòng bệnh 128
3. Một số bệnh thường gặp 129
3.1. Hội chứng ngộ độc hoá chất 129
3.2. Bệnh toan huyết dạ cỏ (Rumen acidosis) 132
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
3.3. Bệnh cước chân 133

3.4. Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò 135
3.5. Bệnh buồng trứng bị teo và giảm cơ năng 137
3.6. Hội chứng sát nhau 139
3.7. Lở mồm long móng 141
3.8. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò 143
3.9. Bệnh nhiệt thán trâu bò 146
3.10. Bệnh viêm phổi nhiễm khuẩn của bê non 150
3.11. Bệnh viêm tử cung và âm đạo (Metritis - Vaginitis) 152
3.12. Bệnh tiên mao trùng trâu, bò 154
3.13. Bệnh lê dạng trùng ở bò 156
3.14. Bệnh sán lá gan trâu bò (Buffalo - bovine Fascioliasis) 158
3.15. Bệnh giun đũa bê nghé 160
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 6 163
Chuyên đề 7. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN KINH TẾ 164
I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ 164
1. Các hình thức tổ chức cơ sở chăn nuôi bò thịt 164
1.1. Hình thức chăn nuôi bò sinh sản 164
1.2. Hình thức chăn nuôi bê sinh trưởng 164
1.3. Hình thức chăn nuôi bò vỗ béo 165
1.4. Hình thức chăn nuôi tổng hợp 165
2. Tổ chức đàn và quản lý đàn 165
3. Kế hoạch thức ăn 166
II. HẠCH TOÁN KINH TẾ 167
1. Tính toán hiệu quả kinh tế 167
2. Những yếu tố chính tạo giá thành chăn nuôi bò thịt 168
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 7 170
Chuyên đề 8. CHUỒNG TRẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 171
I. CHUỒNG TRẠI 171
1. Nguyên tắc chung trong xây dựng chuồng trại 171
2. Yêu cầu kỹ thuật về chuồng trại 171

3. Một số kiểu chuồng nuôi bò thịt 174
II. XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 176
1. Nguyên lý xử lý chất thải chăn nuôi 176
2. Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 177
2.1. Phương pháp vi sinh vật 177
2.2. Phương pháp hóa học 177
2.3. Công trình khí sinh học (Biogas) 178
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 8 181
Phần 2. ĐỀ CƢƠNG GIẢNG DẠY 182
1. Kế hoạch đào tạo 182
2. Kế hoạch bài giảng 185
PHỤ LỤC Quy đổi thể trọng 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO 203
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
LỜI GIỚI THIỆU
Nhu cầu lương thực cho tiêu dùng của thế giới ngày càng tăng, tuy nhiên
chăn nuôi heo và gia cầm phát triển cần lượng ngũ cốc sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi ngày càng nhiều đã ảnh hưởng đến an ninh lương thực của toàn cầu.
Bò và gia súc ăn cỏ nói chung không cạnh tranh lương thực với con người và
thức ăn với gia súc và gia cầm khác. Vì thế, trên thế giới phát triển chăn nuôi
gia súc ăn cỏ nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng là xu hướng của các
nước đang phát triển để đảm bảo an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu thực
phẩm tiêu dùng xã hội. Ở Việt Nam, phát triển chăn nuôi bò là một trong những
định hướng ưu tiên trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã
được Chính phủ phê duyệt ngày 16/1/2008. Do vậy, tài liệu phổ biến kiến thức
và kỹ thuật chăn nuôi bò thịt trở thành nhu cầu cần thiết cho mọi miền đất nước.
”Tài liệu tập huấn Chăn nuôi bò thịt” do các chuyên gia đầu ngành biên
soạn. Đây là tài liệu tập huấn chuyên môn cho các khuyến nông viên - những
người trực tiếp hướng dẫn người chăn nuôi khai thác tối đa tiềm năng của chăn

nuôi bò thịt để đảm bảo phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tài liệu tập huấn có 2 phần chính: nội dung bài giảng và đề cương giảng
dạy. Phần nội dung bài giảng gồm 8 chuyên đề tập trung vào các nội dung: khái
quát về chăn nuôi bò thịt, đặc điểm sinh học, giống và công tác giống, dinh
dưỡng và thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi bò thịt theo giai đoạn phát triển, công tác
thú y, tổ chức quản lý và hạch toán kinh tế, chuồng trại và xử lý chất thải chăn
nuôi. Phần đề cương bài giảng là những gợi ý để các khuyến nông viên sử
dụng trong quá trình xây dựng, phổ biến tài liệu tập huấn của mình.
Cuốn ”Tài liệu tập huấn Chăn nuôi bò thịt” đã được viết đơn giản phù
hợp cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, chắc chắn còn có thiếu sót. Chúng
tôi mong muốn được bạn đọc tham gia, đóng góp các ý kiến bổ sung để tài liệu
được hoàn chỉnh hơn.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ Quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
CÁC TỪ VIẾT TẮT
NPN: Nitơ phi protein
USD: Đô la Mỹ
FAO: Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc
EBV: Giá trị giống ước tính
TTNT: Thụ tinh nhân tạo
MoET: Gây rụng trứng nhiều và cấy truyền phôi
VCK: Vật chất khô
ĐVTA: Đơn vị thức ăn
NLTĐ: Năng lượng trao đổi
ĐTH: Protein tiêu hóa


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Phần 1
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Chuyên đề 1
KHÁI QUÁT VỀ CHĂN NUÔI BÕ THỊT
1. Vai trò và ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi bò thịt
1.1. Vai trò
 Cung cấp thịt
Sản phẩm chính của chăn nuôi bò thịt là thịt bò - một loại thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao đối với con người. Thịt bò có giá trị hàng hoá cao, thị trường
tiêu thụ rộng lớn. Thịt bò ngày càng trở thành nhu cầu cần thiết của xã hội khi
tăng trưởng kinh tế hàng năm cao. Trong 1kg thịt bò có hơn 200g protein, mà
lượng chất béo và lượng cholesterol lại thấp so với các loại thịt khác.
Bảng 1. Thành phần hoá học của thịt bò thiến
Khối lƣợng bò
(kg)
Nƣớc
(%)
Chất khô
(%)
Trong đó
Protein (%)
Mỡ (%)
Khoáng (%)
45
71,84
28,16
19,89
4,00
4,26

135
65,72
34,28
18,87
11,19
4,30
171
61,20
38,80
19,40
15,04
4,36
362
58,44
41,56
18,80
18,52
4,24
453
52,03
47,97
17,11
26,91
3,95
 Cung cấp sức kéo và phân bón
Việt Nam là nước nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt là hai bộ phận hữu cơ
không thể tách rời. Chăn nuôi bò có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức
kéo, phân bón cho trồng trọt, đặc biệt ở nông thôn và miền núi. Hầu hết các hộ
nông dân đều có chăn nuôi bò để cày kéo và phục vụ các hoạt động trồng trọt.
Phân bò là loại phân hữu cơ có giá trị với trồng trọt và phù hợp cho tất cả

các loại cây trồng: ngô, khoai, lúa, lạc, các cây công nghiệp Một bò trưởng
thành thải ra 10-15kg phân/ngày, mỗi năm cung cấp 3-3,5 tấn phân chuồng.
Phân bò chứa khoảng 70-75% nước, 20-25% vật chất khô trong đó có 5%
khoáng, 10% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi và một số chất khác.
 Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho
nông nghiệp, một số phụ phẩm từ chăn nuôi bò thịt có thể là nguyên liệu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
ngành công nghiệp chế biến. Da bò là nguyên liệu của ngành thuộc da và dùng
để may áo da cao cấp, ghế đệm salon, ôtô và làm găng tay, giày, dép Mỗi
năm chăn nuôi bò cung cấp hàng trăm tấn sừng, móng cho ngành thủ công mỹ
nghệ đem lại giá trị kinh tế cao.
1.2. Ý nghĩa kinh tế xã hội
Chăn nuôi bò thịt không cạnh tranh với nguồn lương thực của con người do
bò thịt có thể ăn cỏ, tận dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp
sẵn có tại địa phương làm thức ăn và cho sản phẩm là thịt đỏ có giá trị dinh
dưỡng cao cùng với các sản phẩm khác như: sức kéo, phân bón, da. Đồng thời
chăn nuôi bò thịt góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, giúp nông dân xóa
đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Chăn nuôi bò là nghề truyền thống, bò dễ nuôi, dễ quản lý và sử dụng lao
động phụ trong gia đình. Ở nước ta bò nuôi được khắp các vùng sinh thái.
Chăn nuôi bò còn góp phần vào các hoạt động văn hóa và lễ hội. Hội đua bò
hàng năm là hoạt động văn hóa không thể thiếu của đồng bào Khơ me ở Sóc
Trăng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
2. Những lợi thế và hạn chế của chăn nuôi bò thịt ở nƣớc ta
2.1. Lợi thế
 Ưu thế sinh học
Nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ nên gia súc nhai lại nói chung
và bò thịt nói riêng có khả năng phân giải thức ăn xơ và sử dụng nguồn nitơ phi

protein (NPN) để tổng hợp protein vi sinh vật dạ cỏ và khi thức ăn xuống dạ múi
khế protein vi sinh vật được tiêu hóa và hấp thu.
- Phân giải thức ăn nhiều xơ
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải cellulose, hemicellulose trong vách
tế bào thực vật. Do đó, bò thịt có khả năng sử dụng các thức ăn xơ, loại thức
ăn mà động vật dạ dày đơn không sử dụng được. Chính vì vậy, chăn nuôi bò
thịt không những không cạnh tranh lương thực với con người, với lợn, gia cầm
mà còn sử dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp.
- Tổng hợp protein từ nitơ phi protein
Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ nitơ phi
protein (NPN). Protein của vi sinh vật dạ cỏ là nguồn cung cấp protein quan
trọng cho vật chủ. Nhờ vậy, bò thịt không phụ thuộc vào các nguồn thức ăn
cung cấp protein chất lượng cao. Người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn
NPN công nghiệp như urê để đáp ứng một phần nhu cầu protein của bò thịt.
Điều này góp phần giảm giá thành chăn nuôi bò và sự cạnh tranh về thức ăn
trong chăn nuôi.
 Nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng
Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của nước ta đang và sẽ tăng nhanh do thu nhập
tăng cao, mức sống được cải thiện và lối sống công nghiệp của các thành phố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
lớn, đô thị và khu công nghiệp. Hiện nay, ở nước ta sản lượng thịt bò chỉ chiếm
3,1% tổng sản lượng thịt xẻ với giá khoảng 90.000 - 100.000đ/kg (5USD/kg),
cao hơn các loại thịt khác. Mặt khác, hàng năm nước ta phải nhập các loại thịt
(trong đó chủ yếu là thịt bò) chất lượng cao từ nước ngoài về đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước và du lịch với khoản tiền 6,7 triệu USD. Hầu hết các nhà
hàng khách sạn cao cấp phải sử dụng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New
Zealand với giá cao từ 150.000 - 350.000đ/kg
 Chăn nuôi bò thịt phù hợp với các điều kiện kinh tế, sinh thái khác nhau
Bò thịt là một trong những con vật dễ nuôi, tất cả các gia đình nông dân đều

nuôi được bò thịt, sử dụng hợp lý nguồn lao động phụ và nhàn rỗi trong nông
thôn.
Chăn nuôi bò thịt nông hộ yêu cầu chuồng trại đơn giản, dễ quản lý, chăm
sóc và nuôi dưỡng. Với nông dân nuôi bò thịt không chỉ để cung cấp sức kéo,
phân bón mà còn là nguồn thu quan trọng khi bán giống và bán thịt.
Chăn nuôi bò thịt thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế ở một số vùng có
đặc điểm khí hậu và sinh thái khắc nghiệt, không phù hợp với các cây lương
thực, rau màu như Ninh Thuận và Bình Thuận.
2.2. Hạn chế
 Thiếu bò giống
Thiếu bò giống, giá bò biến động thất thường làm mất tính ổn định trong
chăn nuôi bò thịt. Các cơ sở nuôi dưỡng, nhân giống cung cấp bò thịt không đủ
giống để bán.
 Thiếu dịch vụ kỹ thuật
Hệ thống dịch vụ công trong chăn nuôi bò thịt còn thiếu và yếu, dịch vụ kỹ
thuật còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất.
Thiếu cán bộ kỹ thuật làm dịch vụ điều trị bệnh sinh sản, tiêm phòng và dịch vụ
phối giống, thụ tinh nhân tạo cho bò và gia súc lớn nói chung.
 Thiếu thức ăn thô xanh về mùa khô
Nguồn thức ăn chính của bò thịt là thức ăn thô xanh nên muốn nuôi bò thịt
phải có đất trồng cỏ hoặc bãi chăn thả tự nhiên. Đây là một trở ngại lớn đối với
những nơi có diện tích đất trồng cỏ hạn chế.
Mặc dù Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng mùa đông ở phía Bắc, mùa khô
ở các tỉnh phía Nam và mùa nước ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn xảy ra tình
trạng thiếu thức ăn thô xanh cho bò. Bên cạnh đó, một số nơi chưa coi trọng
việc trồng cỏ và sử dụng hợp lý các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như rơm rạ
và các loại cây màu. Thiếu thức ăn vào mùa đông, mùa khô làm ảnh hưởng
đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi, thậm chí có thể dẫn đến bò bị chết do đói
và rét ở miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung. Vì vậy, việc trồng các cây
chịu hạn cho vùng khô, cây ôn đới cho vùng lạnh, thức ăn củ, dự trữ thức ăn

khô, ủ chua trong mùa khô, mùa đông phù hợp với vùng sinh thái phải được
người chăn nuôi quan tâm đầu tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
 Tốc độ sinh sản chậm
Bò thịt là động vật đơn thai và thời gian mang thai dài (trung bình 280
ngày). Trung bình 30-36 tháng bò mới đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
dài từ 14-18 tháng. Vì vậy, công tác nhân giống bò thịt gặp nhiều khó khăn và
tốn nhiều thời gian hơn so với các vật nuôi khác.
3. Tình hình và xu hƣớng chăn nuôi bò thịt, tiêu thụ thịt bò trên thế giới
Chăn nuôi bò thịt chuyên dụng đã phát triển từ đầu thế kỷ 18 và thịt bò
được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, ở các nước phát triển
chăn nuôi bò thịt chủ yếu là chăn nuôi thâm canh bò từ 6-30 tháng tuổi và vỗ
béo bằng các khẩu phần cao năng lượng.
Bảng 2. Số lượng bò các châu lục trên thế giới
Đơn vị: 1000 con
Châu lục
2003
2004
2005
2006
2007
Châu Phi
237.843
238.881
246.870
249.025
250.978
Châu Mỹ
492.467

501.482
503.154
504.199
506.689
Châu Á
444.041
449.111
453.881
461.267
465.803
Châu Âu
138.491
134.508
130.593
127.993
127.306
Châu Đại Dương
37.117
37.791
38.009
39.243
38.796
Thế giới
1.349.961
1.361.775
1.372.508
1.381.729
1.389.574
Nghề chăn nuôi bò phát triển tương đối ổn định và phân bố khắp thế giới.
Những nước có số lượng đàn bò nhiều nhất năm 2007 gồm: Braxin (207,17

triệu con), Ấn Độ (177,84 triệu con), Trung Quốc (116,8 triệu con), Mỹ (97 triệu
con), Arhentina (50,7 triệu con), Ethiopia (43 triệu con), Australia (28,4 triệu
con), Pháp (19,36 triệu con).
Bảng 3. Tổng số đàn bò của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Đơn vị: 1000 Con
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Campuchia
2.985
3039
3184
3.344
3.500
Lào
1.244
1.281
1.272
1.321
1.337
Thái lan
5.048
5.296
5.609
6.042
6.480
Việt Nam

4.394
4.907
5.540
6.510
6.724
Mặc dù số lượng bò của châu Á giảm nhưng tại một số nước ở khu vực
Đông Nam Á đàn bò có xu hướng tăng. Trong khu vực Đông Nam Á thì Việt
Nam là nước có số lượng đàn bò nhiều nhất, sau đó đến Thái Lan.
Chăn nuôi bò thịt có xu hướng chuyển dần từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, chuyển từ các nước phát triển (Mỹ, châu Âu) sang các
nước đang phát triển (Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Sản lượng thịt bò thế giới năm 2007 đạt 67 triệu tấn. Một số nước có sản
lượng thịt bò cao nhất là: Mỹ (12 triệu tấn), Braxin (9,2 triệu tấn), Trung Quốc
(8,17 triệu tấn), Ấn Độ (3,5 triệu tấn), Arhentina (3,2 triệu tấn), Öc (2,2 triệu tấn),
Nga (1,6 triệu tấn), Canada (1,3 triệu tấn).
Theo Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), tổng sản lượng thịt
bò của thế giới trên 60 triệu tấn/năm, tiêu thụ thịt bò bình quân của thế giới trên
9,0kg/người/năm. Ở các nước phát triển tỷ lệ thị bò thường chiếm 25-30%
trong tổng số thịt tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm. Thịt bò luôn được
người dân trên thế giới ưa chuộng và nhu cầu ngày càng tăng cao.
Trên tất cả các châu lục, châu Đại Dương có số lượng thịt bò tiêu thụ bình
quân hàng năm cao nhất, đạt 48-52kg/người/năm. Tiêu thụ thịt bò của những
nước trong khu vực Đông Nam Á thấp nhất, dưới 3kg/người/năm. Tiêu thụ thịt
bò ở Trung Quốc 9,8kg/người/năm, Nhật 9,6kg, Singapore 18kg và Malaysia
33,7 kg/người/năm.
Bảng 4. Tiêu thụ thịt bò bình quân đầu người trên thế giới
( Đơn vị: Kg)
Năm

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Châu Phi
5,00
5,25
4,92
4,98
4,62
4,99
4,95
4,89
Châu Mỹ
19,65
19,625
20,04
19,555
19,77
19,57
17,43
18,605
Châu Á
8,27
8,18
8,47

8,20
8,27
8,42
8,27
8,43
Châu Âu
20,11
20,68
20,64
20,31
20,97
20,71
20,75
20,33
Châu Đại Dương
52,73
52,23
52,68
52,63
49,62
49,03
49,92
48
Đông Nam Á
2,93
2,78
2,68
2,58
2,7
2,83

2,88
2,95
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò của thế giới tăng nhanh hơn khả năng sản xuất nên
giá thịt bò tăng cao. Thị hiếu tiêu thụ thịt bò tùy theo từng nước, do vậy người
chăn nuôi chọn giống và nuôi dưỡng định hướng theo yêu cầu về chất lượng
thịt của từng vùng cụ thể. Châu Âu và Australia ưa dùng thịt bò mềm, màu đỏ
nhạt, ít mùi đặc trưng của thịt bò nên thường sử dụng thịt bò giết thịt vào 15-18
tháng tuổi và đạt khối lượng 250-350kg. Người châu Á lại thích thịt bò có mỡ
giắt và có mùi đặc trưng nên thường sử dụng thịt của bò giết thịt lúc 2-4 năm
tuổi và đạt khối lượng 500kg.
4. Tình hình và định hƣớng chăn nuôi bò thịt, tiêu thụ thịt bò trong nƣớc
* Tình hình chăn nuôi bò thịt
Từ năm 2001, chăn nuôi của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất
lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Chăn nuôi bò
đã có nhiều cơ hội tốt để phát triển, tăng trưởng về số lượng và cải tiến về chất
lượng giống. Số lượng đàn bò của nước ta giai đoạn 2001-2007 đã tăng từ 3,89
triệu con lên 6,72 triệu con, đạt tốc độ tăng trưởng 9,51% năm.
Tỷ lệ đàn bò lai Zêbu đạt 32% tổng đàn bò, đàn bò lai có thể sử dụng làm
đàn bò nền để tiếp tục lai tạo với bò chuyên dụng hướng thịt tạo bò thịt chất
lượng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Tổng sản lượng thịt bò tăng từ 97,7 ngàn tấn năm 2001 lên 206 ngàn tấn
năm 2007 với tốc độ tăng trưởng 13,24% năm. Thịt bò hơi chiếm tỷ lệ thấp nhất
trong các loại thịt 5,03% năm 2001 và 6,57% năm 2007.
Tiêu thụ thịt bò bình quân ở mức thấp 2,42kg/người/năm. Tiêu thụ thịt bò của
Trung Quốc gấp 4 lần nước ta. Malaysia gấp 13 lần và Singapore gấp 8 lần.
Khi thu nhập tăng, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện thì
nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng và đó là cơ hội tốt cho phát triển chăn
nuôi bò thịt.

Việt Nam là nước có hơn 85 triệu dân, là một thị trường tiêu thụ thịt bò
nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, người Việt Nam có khẩu vị và thị hiếu riêng nên khi
phát triển ngành chăn nuôi bò thịt không nên áp đặt các tiêu chuẩn chất lượng
thịt bò của các thị trường khác cho thị trường trong nước.
Bảng 5. Số lượng đàn bò qua các năm

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Cả nước
3899102
4062966
4394468
4907910
5540700
6510794
6724703
Tăng trưởng (%)

4,20
8,16
11,68
12,89
17,51
3,29
Miền Bắc

2029909
2083811
2212680
2423551
2696412
3096120
3192677
Tăng trưởng (%)

2,66
6,18
9,53
11,26
14,82
3,12
ĐB sông Hồng
482963
502211
542323
604689
685820
793057
792744
Tăng trưởng (%)

3,99
7,99
11,50
13,42
15,64

-0,04
Đông Bắc
523886
543778
577775
618812
675479
782937
832789
Tăng trưởng (%)

3,80
6,25
7,10
9,16
15,91
6,37
Tây Bắc
173631
181960
193558
209758
224226
272071
286222
Tăng trưởng (%)

4,80
6,37
8,37

6,90
21,34
5,20
Bắc Trung Bộ
849429
855862
899024
990292
1110887
1248055
1280922
Tăng trưởng (%)

0,76
5,04
10,15
12,18
12,35
2,63
Miền Nam
1869193
1979155
2181788
2484359
2844288
3414674
3532026
Tăng trưởng (%)

5,88

10,24
13,87
14,49
20,05
3,44
DH miền Trung
772430
793590
842133
917863
1007370
1199648
1218916
Tăng trưởng (%)

2,74
6,12
8,99
9,75
19,09
1,61
Tây Nguyên
439456
432581
475995
547148
616910
747891
756317
Tăng trưởng (%)


-1,56
10,04
14,95
12,75
21,23
1,13
Đông Nam Bộ
437911
474731
534582
599601
682165
787327
867329
Tăng trưởng (%)

8,41
12,61
12,16
13,77
15,42
10,16
ĐB sông Cửu Long
219396
278253
329078
419747
537843
679808

689464
Tăng trưởng (%)

26,83
18,27
27,55
28,14
26,40
1,42
Bảng 6. Sản lượng thịt bò và tốc độ tăng trưởng 2001-2007

ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng sản lượng thịt
tấn
1984911
2245165
2328764
2505676
2812168
3073291
3185274
Thịt bò
tấn

97780
104454
107540
119788,6
142162,9
159463,2
206144,5
Tỷ lệ
(%)
4,93
4,65
4,62
4,78
5,06
5,19
23,35
Bình quân đầu người (kg/người/năm)
Thịt bò

1,24
1,31
1,33
1,46
1,71
1,89
2,42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
* Chăn nuôi bò thịt quy mô trang trại
Hiện nay cả nước có trên 6405 trang trại chăn nuôi bò, trong đó miền Bắc

có 1547 trang trại chiếm 24,1%, miền Nam có 4858 trang trại chiếm 73,9% tổng
số trang trại. Miền Đông Nam Bộ có số lượng trang trại bò nhiều nhất, 2683
trang trại chiếm tỷ lệ 41,9%.
Quy mô trang trại chăn nuôi bò phổ biến của các vùng là 50-100 con. Một
số trang trại chăn nuôi bò thịt địa phương quy mô trên 100 con đã được hình
thành ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông
Nam Bộ. Một số tỉnh đã có các trang trại bò tư nhân quy mô lớn hàng 100 con
như các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương và Lâm Đồng.
Các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi
dưỡng được áp dụng trong chăn nuôi trang trại bò thịt, vì vậy năng suất, chất
lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện.
Chăn nuôi trang trại bò thịt đã góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, thúc
đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời với việc mở rộng
về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi trang trại đã góp phần
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất, thu hút nhiều thành
phần kinh tế tham gia đầu tư.
* Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt
Ngày 16/01/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
10/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
Trong Chiến lược, mục tiêu về số lượng bò và sản lượng thịt bò đến năm 2010,
2015 và 2020 như sau:
Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó
bò lai đạt trên 50% vào năm 2020. Tổng sản lượng thịt bò năm 2010 đạt 222,4
ngàn tấn, năm 2015 đạt 310 ngàn tấn, chiếm 3% tổng sản lượng thịt xẻ các
loại, bình quân 3,3kg thịt bò/người/năm.
Về quan điểm của Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg: Phát triển chăn nuôi bò
thành ngành sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thịt bò cho tiêu dùng trong
nước. Chăn nuôi bò gắn với thị trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú
y, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chăn nuôi bò là một trong
nhiều ngành có lợi thế phát triển. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển

chăn nuôi bò trang trại, công nghiệp và sản xuất hàng hóa.
Đến năm 2020 chăn nuôi của nước ta phù hợp với một nước nông nghiệp
có tỷ trọng GDP của ngành chăn nuôi đạt trên 42% trong nông nghiệp. Ngành
chăn nuôi cơ bản khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ 1
1. Chăn nuôi bò thịt là nghề truyền thống ở Việt Nam.
2. Chăn nuôi bò thịt cung cấp thịt bò - một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao đối với con người.
3. Bò thịt dễ nuôi, có khả năng tận dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông
nghiệp, công nghiệp sẵn có tại địa phương làm thức ăn.
4. Trên thế giới, chăn nuôi bò thịt chuyên dụng đã phát triển từ đầu thế kỷ 18.
Hiện nay có xu hướng phát triển ở các nước đang phát triển như: Braxin,
Trung Quốc, Ấn Độ.
5. Khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt nhằm đáp ứng nhu cầu thịt bò
phục vụ tiêu dùng trong nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Chuyên đề 2
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BÕ THỊT
I. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA BÕ THỊT
1. Quy luật sinh trƣởng theo giai đoạn
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng sản xuất và những giá
trị kinh tế của vật nuôi do các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc
và nuôi dưỡng quyết định. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và bò
thịt nói riêng người ta hay dùng khái niệm sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng

tương đối để đánh giá sự thay đổi khối lượng.
Sinh trưởng tuyệt đối thể hiện sự tăng khối lượng cơ thể theo đơn vị thời
gian và được tính bằng công thức:



21
w
21
WW
G
tt

Trong đó:
G
w
- Sinh trưởng tuyệt đối (kg/tháng)
W
1
, W
2
- Khối lượng ban đầu và lúc kết thúc (kg)
t
1
, t
2
- Thời gian ban đầu và lúc kết thúc (tháng)
Sinh trưởng tương đối tính bằng %, biểu thị mức độ tăng khối lượng cơ thể
so với khối lượng ban đầu và được tính theo công thức:
21

w
1
WW
R 100
W



Bò ngừng sinh trưởng lúc 5 tuổi. Khối lượng tuyệt đối của bò tăng từ sơ
sinh đến tuổi trưởng thành. Nhưng sinh trưởng tương đối của bò theo quy luật
ngược lại, cao ở thời gian đầu, từ khi sinh cho đến khi thành thục tính dục, sau
đó giảm dần theo lứa tuổi (biểu đồ 1). Tuy nhiên, sự tăng giảm này thường
không ổn định và đồng đều do phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nuôi dưỡng
và chăm sóc. Nếu cho bò, bê ăn kém cả về lượng và chất so với kỳ trước,
cường độ sinh trưởng sẽ giảm nhanh, trái lại nếu cho ăn tốt hơn, cường độ này
sẽ giảm từ từ theo quy luật, đôi khi còn có thể tăng lên. Do đó, cho bê, bò ăn
uống đầy đủ và chăm sóc, nuôi dưỡng chúng một cách khoa học, đúng kỹ thuật
vào giai đoạn phát triển có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng.
Sinh trưởng và phát triển cơ thể của bò được chia thành hai giai đoạn
chính: giai đoạn trong tử cung (giai đoạn phát triển bào thai) và giai đoạn ngoài
tử cung (giai đoạn sau khi sinh).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
1.1. Giai đoạn trong tử cung
Giai đoạn này được tính từ khi trứng thụ tinh và hình thành hợp tử cho đến
khi con vật được sinh ra. Giai đoạn này lại được chia thành 3 kỳ:
- Kỳ phôi thai:
Kỳ phôi thai tính từ ngày đầu tiên hình thành hợp tử đến ngày thứ 34. Sau
khi hình thành, trong hợp tử diễn ra sự phân bào và hợp tử chuyển thành phôi.
Ở giai đoạn đầu, phôi không lớn lên về kích thước vì chúng còn nằm trong

màng trong suốt. Dinh dưỡng của phôi dựa vào dịch tử cung hay còn gọi là
"sữa tử cung". Phôi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung mất 5 - 7 ngày.
Cho đến ngày thứ 8 hoặc thứ 9 phôi vẫn còn ở trạng thái tự do và chưa bám
vào thành tử cung. Bắt đầu từ ngày thứ 10, phôi cố định vào thành tử cung.
Khoảng ngày thứ 20-22 hệ thống tuần hoàn bắt đầu hình thành, sau đó là các
cơ quan khác như tim, gan, thận, phổi
- Kỳ tiền thai:
Thời kỳ tiền thai kéo dài từ ngày thứ 35 đến ngày thứ 60. Trong thời kỳ này
có sự chuyển hóa tế bào, biệt hóa các cơ quan và bắt đầu hình thành vóc dáng
của cơ thể. Các cơ quan nội tạng khác như cơ quan sinh dục, tuyến sữa, tổ
chức thần kinh, các mô hình thành và mang đặc trưng của giống.
Như vậy,chỉ trong vòng 60 ngày tất cả các cơ quan và các đặc trưng của
một cá thể mới đã được hình thành. Cũng trong thời gian này có sự gia tăng rất
mạnh khối lượng, từ một hợp tử chỉ nặng khoảng 3 µg, sau 60 ngày nặng 8-
15g (tăng 3-5 triệu lần)
- Kỳ thai:
Kỳ thai được tính từ ngày chửa thứ 61 cho đến khi đẻ (ngày thứ 280). Đặc
trưng của thời kỳ này là cường độ sinh trưởng (sinh trưởng tương đối) so với
kỳ tiền thai giảm đi nhiều nhưng khối lượng tuyệt đối lại tăng lên rất mạnh và
phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh.
Khối lượng thai nhi tăng rất nhanh, đặc biệt là vào hai tháng chửa cuối,
trước khi đẻ. Mức tăng trọng có thể đạt 300 - 400g/ngày và 2/3 - 3/4 khối lượng
bê sơ sinh phát triển ở giai đoạn này. Khối lượng dịch thể của thai, màng thai
và tử cung bò mẹ cũng tăng lên theo thời gian có chửa.
Vì vậy trong nuôi dưỡng bò cái có chửa, cần lưu ý cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai, đảm bảo không ảnh
hưởng xấu đến giai đoạn phát triển ngoài tử cung
1.2. Giai đoạn phát triển sau khi sinh
Giai đoạn này lại được chia ra thành 4 thời kỳ:
- Thời kỳ bú sữa (từ sơ sinh đến khi cai sữa, lúc được 6 tháng tuổi)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
- Thời kỳ sinh trưởng với cường độ cao và bắt đầu xuất hiện tính dục (từ khi
cai sữa đến 9 - 12 tháng tuổi)
- Thời kỳ hình thành năng suất (từ khi thành thục tính dục đến 8 - 10 năm tuổi)
- Thời kỳ già cỗi và chết
Ở bò, hai thời kỳ sinh trưởng và phát triển đầu tiên quan trọng nhất. Chăm
sóc và nuôi dưỡng tốt bò sẽ tăng trọng nhanh, sinh sản sớm, cho năng suất thịt
cao ở giai đoạn nuôi thịt và vỗ béo.
Ở thời kỳ bú sữa có sự hoàn thiện cấu trúc và chức năng của hệ thống tiêu
hóa. Ở thời kỳ này sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu, có giá trị dinh dưỡng cao,
bê tăng trọng nhanh. Nhưng sau cai sữa bê rất dễ bị khủng khoảng sinh trưởng
và nếu không chú ý đến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng bê sẽ bị còi cọc, chậm
phát triển, ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Từ sơ sinh đến khi xuất hiện tính dục các mô cơ, mô xương phát triển
mạnh, bê phát triển chiều dài, chiều cao. Từ sau khi xuất hiện thành thục tính
dục, bò phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, kích thước cơ thể đạt mức tối
đa và hình thành lượng mỡ dự trữ. Sau đó là thời kỳ già cỗi và chết với đặc
trưng là các chức năng của cơ thể bị rối loạn và mất thăng bằng, chức năng
sinh sản bị tê liệt.

Sơ sinh Thành thục sinh dục Thành thục thể xác
Biểu đồ 1. Đường cong sinh trưởng của bò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Trong thực tiễn chăn nuôi bò thịt, người ta chỉ nuôi đến thời kỳ thành thục
sinh dục, tức là khoảng 18 -20 tháng tuổi, khi bò đạt tuổi giết thịt.
2. Quy luật sinh trƣởng không đồng đều
Cũng như các loài gia súc khác, các mô và các cơ quan của bê, bò phát
triển không đồng đều. Đường cong sinh trưởng bao gồm hai phần (pha) rõ rệt:

pha thứ nhất là pha tăng trọng nhanh, xảy ra trước khi thành thục sinh dục,
trong pha này con vật có mức tăng trọng tương đối tăng dần. Pha thứ hai là
pha tăng trọng thấp dần, bắt đầu từ khi con vật thành thục sinh dục cho đến khi
con vật thành thục về thể xác (lúc con vật đạt tới khối lượng ổn định)
- Đối với tầm vóc, thông thường, lúc 15 – 18 tháng tuổi, tầm vóc của bò đạt
khoảng 70-80% so với bò trưởng thành. Các chiều đo của cơ thể (chiều dài,
rộng, sâu) có sự phát triển không đều. Sau khi sinh, chiều cao của bê sinh
trưởng chậm còn chiều dài sinh trưởng mạnh
- Đối với cơ quan tiêu hoá, sự phát triển của các cơ quan tiêu hoá phụ
thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong điều kiện bình
thường, khối lượng dạ dày của bò theo giai đoạn phát triển được trình bày ở
bảng 7.
Bảng 7. Khối lượng dạ dày của bò theo giai đoạn phát triển
Cơ quan tiêu hóa
Sơ sinh
6 tháng tuổi
Trƣởng thành
Dạ cỏ (% KL cơ thể)
37,4
62,6
59,06
Dạ tổ ong (% KL cơ thể)
7,55
9,2
6,82
Dạ múi khế (% KL cơ thể)
40,85
12,8
22,52
Dạ lá sách (% KL cơ thể)

14,2
15,1
11,6
- Đối với các tổ chức lớn của cơ thể như xương, cơ và mỡ tăng với cường
độ khác nhau. Xương phát triển sớm nhất, chiếm tới 30% khối lượng thịt xẻ ở
bê sơ sinh. Sau đó nhịp độ tăng của xương giảm dần và đến khi bò đực đạt
khối lượng 400kg thì khối lượng xương chỉ còn chiếm 13%. Các cơ và tổ chức
cơ tăng khối lượng tương đối nhanh và ổn định. Còn đối với mô mỡ, sự tích luỹ
ở mức độ chậm khi con vật còn non và sau đó tăng lên rõ rệt khi gần đạt tới
thành thục thể xác. Ở lúc mới sinh, tỷ lệ mỡ chỉ chiếm 9% khối lượng nhưng khi
bò đực đạt 500kg thì tỷ lệ mỡ đạt tới 30%
Người ta đã chứng minh rằng, quy luật chung trong cơ thể các sinh vật
sống, bộ phận nào sinh trưởng, phát dục càng nhanh thì càng chịu ảnh hưởng
nhiều của thức ăn và các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, trong chăn nuôi bò thịt
cần thúc đẩy sự sinh trưởng các bộ phận bán được nhiều tiền trong khối lượng
giết mổ. Cũng cần lưu ý rằng, hiệu quả chuyển hoá thức ăn là cao nhất trước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
khi sự tích luỹ mỡ gia tăng. Vì vậy không nên cố nuôi bò thật béo, làm gia tăng
lượng mỡ mà không được giá.
3. Quy luật sinh trƣởng bù
Ở vật nuôi còn có quy luật sinh trưởng bù, đó là hiện tượng ở một giai đoạn
nào đó sự sinh trưởng bị kìm hãm do bị hạn chế thức ăn, nhưng đến giai đoạn
sau nhờ nhận được dinh dưỡng tốt hơn cường độ sinh trưởng của nó sẽ mạnh
hơn so với những con không bị ức chế để cuối cùng cũng đạt được khối lượng
như những con khác
Nắm được quy luật này, khi khan hiếm thức ăn và thức ăn đắt đỏ người
chăn nuôi có thể chỉ nên nuôi giữ xác và chấp nhận một cường độ sinh trưởng
thấp. Đợi đến khi nguồn thức ăn dồi dào, rẻ thì tập trung nuôi dưỡng, con vật
lại sinh trưởng tốt lên

II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN
Sinh sản là một quá trình sinh học phức tạp, là chức năng quan trọng của
vật nuôi. Trong sinh sản, muốn có được vật nuôi mới phải có sự tham gia của
hai yếu tố: tinh trùng của con đực và trứng của con cái, mỗi yếu tố đóng góp
50% gen thành phần của cá thể thế hệ con.
1. Đặc điểm sinh sản của bò cái
1.1. Sự thành thục sinh dục và tuổi sử dụng
Thành thục sinh dục là thời điểm bò cái có các biểu hiện hoạt động sinh
dục, có thể bắt đầu đưa vào sinh sản. Trong thực tế, ở bò, sự thành thục sinh
dục xuất hiện sớm hơn rất nhiều, trước khi kết thúc phát triển cơ thể
Tuổi xuất hiện thành thục sinh dục ở bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó quan trọng nhất là: giống, mức dinh dưỡng, khí hậu và mùa mà bê sinh ra,
phương thức quản lý hệ thống chăn nuôi Các giống bò hướng thịt thường
thành thục sinh dục muộn hơn so với các giống bò hướng sữa. Bò được nuôi
dưỡng tốt sẽ thành thục sinh dục sớm hơn những con được nuôi dưỡng kém.
Nhiệt độ môi trường cao làm cho bò chậm thành thục sinh dục. Những bê cái
được nuôi ở nhiệt độ 10
0
C, thành thục sinh dục lúc 10,5 tháng tuổi, nhưng nếu
nuôi ở 27
0
C thì phải 13 tháng tuổi mới thành thục sinh dục. Khi nuôi các bê đực
và bê cái chung trong đàn với bò trưởng thành thì chúng sẽ thành thục tính dục
sớm hơn so với trường hợp chỉ nuôi riêng lẻ.
Ở bò cái tơ, để không làm tổn hại đến cơ thể, tuổi phối giống lần đầu có
chửa nên để khoảng 18-20 tháng. Như vậy, dưới 30 tháng tuổi bò đã đẻ lứa
đầu. Thực tế, việc xác định thời điểm tối ưu để phối giống cho bò cái tơ mà chỉ
dựa vào tuổi của chúng là không phù hợp. Cần phải chú ý đến mức độ phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22

triển cơ thể của chúng và chỉ nên tiến hành phối giống sau khi đã xuất hiện 2-3
chu kỳ động dục đầu tiên và khối lượng cơ thể bò cái tơ bằng 3/4 khối lượng cơ
thể của gia súc trưởng thành.
Đối với bò cái, không nên sử dụng quá 10-12 năm tuổi.
1.2. Động dục và chu kỳ động dục ở bò cái
Khi bò cái thành thục sinh dục, dưới sự điều tiết của hệ thống thần kinh-nội
tiết, cơ quan sinh dục bò cái có các hoạt động chức năng và bò cái có các biểu
hiện động dục. Động dục là tập hợp những biến đổi hình thái cơ quan sinh dục
và hành vi của gia súc cái mang tính chu kỳ. Trong thời gian động dục gia súc
cái tiếp nhận con đực và cho giao phối. Độ dài khoảng cách từ lần xuất hiện
động dục này đến lần động dục tiếp theo được gọi là chu kỳ động dục và ở bò
cái nó có độ dài trung bình 21 ngày, biến động trong khoảng 18-25 ngày và
được chia ra làm bốn pha kế tiếp nhau với những đặc trưng cơ bản sau:
 Pha tiền đồng dục (proestrus)
Pha tiền động dục kéo dài 2 ngày. Trong pha này, trên buồng trứng thể
vàng của chu kỳ trước bị thoái hoá và một noãn bao mới đang phát triển nhanh.
Các bộ phận khác của bộ máy sinh sản cũng có những biến đổi: thành âm đạo
dày lên, sung huyết. Bò cái ăn kém ngon miệng, ngơ ngác, kêu rống (nhất là về
ban đêm), nhảy chồm lên những con khác. Trên bãi chăn có nhiều bò đực bám
theo nhưng chưa chịu đực và không cho nhảy lên
 Pha động dục (oestrus)
Pha động dục là pha có ý nghĩa quan trọng nhất nhưng với độ dài ngắn nhất,
khoảng 15 giờ ở bò cái tơ và 18 giờ ở bò cái trưởng thành, đã đẻ nhiều lứa.
Trong pha này niêm dịch chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng đục, độ keo
dính tăng; âm hộ hồng đỏ sau chuyển sang thẫm đậm; cổ tử cung mở, màu đỏ.
Đây là pha mà bò cái có biểu hiện chịu đực và cho phép gia súc đực phối giống.
Đó cũng là pha duy nhất trong chu kỳ động dục mà con cái có khả năng thụ thai.
Chỉ tiêu duy nhất, chắc chắn 100% bò cái động dục là phản xạ đứng yên
của nó khi bị con gia súc khác nhẩy lên. Một con bò cái nhẩy lên một con bò cái
khác thường là dấu hiệu nó sắp động dục hoặc động dục đã trôi qua một vài

ngày. Điều cũng có thể xảy ra là một số bò cái đang có chửa (khoảng 5-6%)
cũng thể hiện các dấu hiệu động dục, tuy nhiên khi bị những con khác nhẩy lên
thì chúng không có phản xạ đứng yên và dĩ nhiên trong các trường hợp này
không xảy ra rụng trứng
 Pha sau động dục (metoestrus)
Pha này được tính từ khi bò cái thôi chịu đực cho đến khi bộ phận sinh dục
trở lại trạng thái bình thường và trên buồng trứng hình thành một thể vàng mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Độ dài của pha sau động dục là 3-4 ngày. Lúc này bò cái không cho bò đực
giao phối và thờ ơ với bò đực. Có khoảng 50% bò cái trưởng thành và 70% bò
cái tơ bị chảy máu vào thời kỳ này.
Rụng trứng xảy ra trung bình khoảng 12 giờ sau khi kết thúc chịu đực (động
dục) hoặc 30 giờ kể từ khi bắt đầu chịu đực. Khoảng 70% số lần rụng trứng xảy
ra vào ban đêm
 Pha yên tĩnh (dioestrus)
Pha yên tĩnh là pha dài nhất của chu kỳ động dục, kéo dài 15 ngày. Đặc
trưng của pha này là có sự hiện diện của thể vàng trên một trong hai buồng
trứng. Thể vàng được hình thành vào cuối pha sau động dục và bắt đầu tiết
progesteron. Trong trường hợp bò cái không có chửa, thể vàng đạt mức độ
thành thục khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng và tiếp tục hoạt động (tiết
progesteron) trong vòng 7-8 ngày nữa, sau đó thoái hóa. Pha tiền động dục của
một chu kỳ mới lại bắt đầu.
Trong trường hợp trứng được thụ tinh, bò cái có chửa, thể vàng không bị
thoái hóa mà trở thành thể vàng thời kỳ mang thai và tiếp tục tiết progesteron.
Chu kỳ động dục không xuất hiện trở lại cho tới khi bò đẻ được khoảng 30-40
ngày.

Điều tiết hormon quá trình sinh sản ở bò cái:
Hoạt động sinh dục ở bò cái được điều hòa qua sự phối hợp thần kinh-nội

tiết trong trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng. Mọi tác động từ bên ngoài thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
qua các cơ quan cảm nhận như thị giác, thính giác, khứu giác đều được
truyền đến vỏ đại não và trung khu thần kinh sinh dục tại vùng dưới đồi
(hypothalamus). Từ đây thông tin nội tiết được bắt đầu bằng việc tiết các yếu tố
giải phóng (gonadotropin releasing hormone-GnRH).
Ở bò cái không có chửa, hoạt động sinh dục mang tính chu kỳ. Chu kỳ động
dục ở bò cái có liên quan đến những sự kiện kế tiếp nhau trong buồng trứng,
dưới tác động của các hormon.
Trước khi động dục xuất hiện, dưới tác động của FSH do thùy trước tuyến
yên tiết ra, các noãn bao phát triển nhanh chóng. Các noãn bao này tiết ra các
estrogen (chủ yếu là 17β estradiol ) với số lượng tăng dần. Các estrogen kích
thích huyết mạch và tăng trưởng tế bào đường sinh dục để chuẩn bị cho quá
trình giao phối và thụ tinh. Các hormon estrogen cũng kích thích lên hệ thần
kinh, gây ra hiện tượng động dục. Theo đường liên hệ ngược dương tính, các
estrogen tác động lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm cho thùy trước tuyến
yên tăng cường phân tiết LH theo từng đợt. Càng về sau, các đợt phóng tiết LH
càng mau và với lượng càng lớn. LH làm tăng hoạt lực các enzym phân giải
protein vách bao noãn, thúc đẩy các bao noãn phát triển, giúp cho việc chín của
tế bào trứng, sự rụng trứng và sau đó cần thiết cho việc duy trì chức năng của
thể vàng.

Hình 2. Biến đổi hàm lượng một số hormon chính
trong chu kỳ động dục ở bò cái

Hàm lượng hormon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Tại nơi trứng rụng, thể vàng hình thành và phát triển. Thể vàng tiết

progesteron và theo đường liên hệ ngược âm tính, progesteron tác động kìm
hãm vùng dưới đồi tiết các yếu tố giải phóng, ức chế tuyến yên tiết FSH, LH.
Điều đó làm ngừng sự phát triển của các bao nang trên buồng trứng; bò cái trở
nên yên tĩnh.
Vào khoảng ngày thứ 16-18 của chu kỳ, nhờ tác động phối hợp giữa các
estrogen và progesteron, nội mạc tử cung bắt đầu tổng hợp và phân tiết
prostaglandin F2. Hormon này được vận chuyển từ tử cung đến buồng trứng
(đến thể vàng) qua các mạch lâm ba, tĩnh mạch vùng và làm tiêu biến thể vàng.
Thoái hoá hình thái và chức năng của thể vàng là một trong những thời điểm
mấu chốt trong diễn biến chu kỳ động dục. Mức progesteron giảm đột ngột là
nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng ngừng tổng hợp prostaglandin
F2. Progesteron cũng không còn tác động kìm hãm lên vùng dưới đồi và thuỳ
trước tuyến yên. Vùng dưới đồi tăng tiết các yếu tố giải phóng và thuỳ trước
tuyến yên tăng tiết các hormon hướng sinh dục. Dưới tác động của các hormon
này các bao nang phát triển nhanh và một chu kỳ động dục mới lại bắt đầu.

Hình 3. Cơ chế điều tiết hormon chu kỳ động dục ở bò cái

×