BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
XÁC ðỊNH ðIỀU KIỆN BẢO QUẢN HIỆU QUẢ NHỆN
BẮT MỒI LASIOSEIUS CHAUDHRII (ACARINA: ASCIDAE)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
XÁC ðỊNH ðIỀU KIỆN BẢO QUẢN HIỆU QUẢ NHỆN
BẮT MỒI LASIOSEIUS CHAUDHRII (ACARINA: ASCIDAE)
CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN VĂN ðĨNH
HÀ NỘI, 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng,
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Để bài báo cáo được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên
cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Giáo viên hướng
dẫn, của các tập thể, cá nhân, sự động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS.
Nguyễn Văn Đĩnh – Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã dành cho tôi sự
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn
thành đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng
– Khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ths. Lê Đắc Thủy người đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Qua đó cũng đã truyền
đạt cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và những kiến thức bổ ích.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân và gia
đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài báo cáo
này.
Cuối cùng tôi xin cam đoan luận văn là của chình mình và mọi nguồn
thông tin trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Vân Anh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC VIÊT TẮT viii
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.1. Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley 3
1.1.2. Những nghiên cứu về thành phần thiên địch nhện hại cây trồng 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 10
1.2.1. Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley 10
1.2.2. Những nghiên cứu về thiên địch bắt mồi của nhện hại cây trồng 12
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 15
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15
2.2. NỘI DUNG 15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 15
2.3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 15
2.3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Kết quả nghiên cứu vật liệu thích hợp bảo quản nhện bắt mồi L.
chauhdrii 31
3.1.1.Khả năng bảo quản nhện bắt mồi L. chauhdrii với các vật liệu khô 31
3.1.2. Khả năng bảo quản nhện bắt mồi L. chauhdrii với các vật liệu ẩm 75% -
80% 32
3.1.3. Khả năng bảo quản nhện bắt mồi L. chauhdrii với các hỗn hợp trộn hai
vật liệu 35
3.1.4.Tỷ lệ trộn trấu với mùn cưa thích hợp cho bảo quản nhện bắt mồi L.
chauhdrii 36
3.1.5.Khả năng bảo quản nhện bắt mồi L. chauhdrii với rơm không hấp vô trùng
và với rơm hấp vô trùng 38
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv
3.1.6. Khả năng bảo quản nhện bắt mồi L. chauhdrii với trấu + mùn cưa không
hấp và với trấu + mùn cưa hấp vô trùng 40
3.2.Kết quả nghiên cứu ẩm ñộ thích hợp ñể bảo quản NBM L. Chauhdrii
hiệu quả 42
3.2.1. Ẩm độ thích hợp trong bảo quản NBM L. Chauhdrii với vật liệu bảo quản
là rơm khô 43
3.2.2. Ẩm độ thích hợp cưa trong bảo quản nhện bắt mồi L. Chauhdrii với vật
liệu bảo quản là hỗn hợp trấu trộn mùn. 46
3.3. Xác ñịnh nhiệt ñộ bảo quản nhện bắt mồi L. chauhdrii hiệu quả 48
3.3.1.Nhiệt độ bảo quản nhện bắt mồi L. chauhdrii thích hợp với vật liệu bảo
quản rơm khô 48
3.3.2.Nhiệt độ bảo quản nhện bắt mồi L. chauhdrii thích hợp với vật liệu bảo
quản là hỗn hợp trấu trộn mùn cưa. 51
3.4.Khả năng bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii khi có thêm thức
ăn nhện cám 52
3.4.1. Khả năng bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii trong môi trường
rơm khô có thêm thức ăn nhện cám Tyrophagus sp 52
3.4.2. Khả năng bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii trong môi trường
trấu trộn mùn cưa có thêm thức ăn nhện cám Tyrophagus sp 54
3.5. Kết quả nghiên cứu dụng cụ thích hợp bảo quản nhện bắt mồi
Lasioseius chaudhrii 56
3.5.1. Kết quả nghiên cứu dụng cụ thích hợp bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius
chaudhrii với chất độn rơm khô 56
3.5.2. Kết quả nghiên cứu dụng cụ thích hợp bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius
chaudhrii với chất độn hỗn hợp trấu trộn mùn cưa 58
3.6. Khả năng ăn mồi của NBM Lasioseius chaudhrii sau bảo quản 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng.1.1. Tổng hợp diện tích nhiễm nhện gié 2010 10
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu sinh học của một số loài nhện bắt mồi ở 25
o
C 14
Bảng 3.1: Số lượng nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 7 ngày bảo quản trên các vật
liệu khô. 31
Bảng 3.2: Số cá thể nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 7 ngày bảo quản với các vật
liệu ẩm 75% - 80% 32
Bảng 3.3: Số cá thể nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 7 ngày bảo quản với các hỗn
hợp hai vật liệu trộn theo tỷ lệ thể tích 3:1 35
Bảng 3.4: Số cá thể nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 4, 7, 14 ngày bảo quản với
hỗn hợp trấu trộn mùn cưa theo các tỷ lệ khối lượng (đơn vị: con /hộp, quả/hộp,
cá thể/hộp) 37
Bảng 3.5: Số cá thể nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 4, 7, 14 ngày bảo quản với
rơm không hấp vô trùng và rơm hấp vô trùng (đơn vị: con /hộp, quả/hộp, cá
thể/hộp) 39
Bảng 3.6 : Số cá thể nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 4, 7, 14 ngày bảo quản trong
hỗn hợp trấu + mùn cưa không hoặc có xử lý hấp vô trùng (con/hộp, quả/hộp, cá
thể/hộp) 41
Bảng 3.7 : Số lượng nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 4, 7, 14 ngày bảo quản với
rơm khô cắt nhỏ để ẩm với các mức nước thêm khác nhau ( đơn vị: con/hộp,
quả/hộp, cá thể/hộp) 44
Bảng 3.8 : Số lượng nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 4, 7, 14 ngày bảo quản với
hỗn hợp trấu trộn mùn cưa để ẩm với các mức nước thêm khác nhau ( đơn vị:
con/hộp, quả/hộp, cá thể/hộp) 47
Bảng 3.9 : Số lượng cá thể nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 4,7,14 ngày bảo quản
với rơm khô ở các mức nhiệt độ khác nhau (đơn vị: con /hộp, quả/hộp, cá
thể/hộp) 49
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi
Bảng 3.10 : Số cá thể nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 4, 7, 14 ngày bảo quản với
trấu trộn mùn cưa ở các mức nhiệt độ khác nhau (đơn vị: con /hộp, quả/hộp, cá
thể/hộp) 51
Bảng 3.11 : Số lượng cá thể nhện bắt mồi L. chauhdrii sau 4, 7, 14 ngày bảo
quản với rơm khô khi có thêm thức ăn nhện cám Tyrophagus sp.(đơn vị: con
/hộp, quả/hộp, cá thể/hộp) 53
Bảng 3.12 : Số cá thể nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii sau 4, 7, 14 ngày bảo
quản với trấu trộn mùn cưa khi có thêm thức ăn nhện cám Tyrophagus sp.(đơn
vị: con /hộp, quả/hộp, cá thể/hộp) 55
Bảng 3.13 : Số cá thể nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii sau 4, 7, 14 ngày bảo
quản với rơm khô trong các dụng cụ bảo quản khác nhau (đơn vị: con /hộp,
quả/hộp, cá thể/hộp) 57
Bảng 3.14 : Số lượng cá thể nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii sau 4, 7, 14 ngày
bảo quản với trấu trộn mùn cưa trong các dụng cụ khác nhau (đơn vị: con /hộp,
quả/hộp, cá thể/hộp) 59
Bảng 3.15: Sức ăn trứng nhện gié của NBM Lasioseius chaudhrii sau bảo quản
4, 7, 14 ngày ( đơn vị : quả/ngày) 61
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Ống thân nhân nguồn nhện gié. 17
Hình 2.2: Hộp nhân nguồn nhện cám Tyrophagus sp. 18
Hình 2.3: Nhân nuôi NBM trên đảo bằng ống thân và nhện cám 19
Hình 2.4: Hộp caramen. 20
Hình 2.5: Máy đo độ ẩm đất AQUATER – T300 26
Hình 2.6 : Các dụng cụ bảo quản nhện bắt mồi Lasiosieus chaudhrii 28
Hình 2.7. Lồng nuôi Munger cell (Munger F, 1942) 29
Hình 3.1: Vật liệu ẩm sau 7 ngày bảo quản. 34
Hình 3.2: Đo độ ẩm của vật liệu 46
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii
DANH MỤC VIÊT TẮT
BVTV
Bảo vệ thực vật
CT
Công thức
ctv
cs
TB
NBM
NN
TT
Tr
cộng tác viên
cộng sự
Trung bình
Nhện bắt mồi
Nhện non
Trưởng thành
Trứng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1
MỞ ðẦU
Cây lúa (tên khoa học Oryza sativa L.) là một trong những cây cung
cấp lương thực chính cho con người. Cây lúa được trồng ở hơn 100 quốc
gia trên thế giới. Chúng được trồng và tiêu thụ chủ yếu ở các nước châu Á.
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong
nền kinh tế và xã hội ở nước ta. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lúa
gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Xuất khẩu lúa gạo góp phần
quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, khẳng định vị thế tiềm
năng, ưu thế to lớn của nông nghiệp nước ta.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu nhiệt đới ở nước ta rất thuận lợi cho cây lúa
sinh trưởng và phát triển nhưng đồng thời cũng tạo điệu kiện cho sâu bệnh hại
phát triển. Bên cạnh đó, việc thâm canh cao, lạm dụng thuốc hóa học của bà
con nông dân hiện nay đã làm cho một số sinh vật hại lúa trước kia là thứ yếu
nay trở thành chủ yếu, điển hình là loài nhện nhỏ hại lúa. Trong đó nhện gié
Steneotarsonemus spinki Smiley thuộc họ Tarsonemidea, bộ Ve bét Acarina, lớp
Nhện Arachnidae là loài gây hại nguy hiểm trên lúa.
Nhện gié,
Steneotarsonemus spinki Smiley, là loài dịch hại nguy hiểm ở các vùng trồng lúa
châu Á từ những năm 1930 (Lo and Ho, 1979). Trong thập kỷ 1970, tại Trung
Quốc và Đài Loan, nhện gié gây hại và làm giảm năng suất lúa trung bình 5-
20%, một số nơi bị hại nặng lên đến 70-90%. Trong vòng hơn 10 năm qua, nhện
gié phát sinh gây hại khá nặng ở một số nước thuộc châu Mỹ (Hummel et al.,
2009). Ở nước ta, nhện gié được ghi nhận gây hại trên lúa ở Thừa Thiên Huế
(Ngô Đình Hòa, 1992) và ở vùng Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Diện tích
và mức độ gây hại của nhện gié ngày một tăng. Năm 2010, theo số liệu thống kê
của Cục Bảo vệ thực vật, cả nước có trên 64.800 ha bị nhiễm nhện gié, tăng 25
lần so với năm 2009 (Dương Tiến Viện và cs., 2012).
Để có một nền nông nghiệp bền vững Việt Nam cần sử dụng biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM) như là chiến lược trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2
biện pháp phòng trừ sinh học được coi là mấu chốt của chương trình IPM.Chính vì
thế đối với công tác phòng chống nhện gié việc sử dụng kẻ thù tự nhiên cần phải
được đẩy mạnh và quan tâm không chỉ việc tìm hiểu mà còn phải nhân rộng, bảo
quản tốt chúng để đáp ứng kịp thời diễn biến phức tạp của loài dịch hại này.
Để góp phần thúc đẩy việc sử dụng nhện bắt mồi (NBM) – một loài thiên
địch nhện gié trong sản xuất, dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn Văn ðĩnh,
chúng tôi thực hiện đề tài "Xác ñịnh ñiều kiện bảo quản hiệu quả nhện bắt
mồi Lasioseius chaudhrii (Acarina: Ascidae)".
Với đề tài trên chúng tôi đề ra Mục tiêu nghiên cứu sau :Xác định các
điều kiện bảo quản, dụng cụ bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii có
hiệu quả, từ đó đề xuất quy trình bảo quản nhện bắt mồi hiệu quả.
Yêu cầu của ñề tài: Xác định được vật liệu bảo quản, ẩm độ, nhiệt độ và
dụng cụ bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii thích hợp.
.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
Giới thiệu chung
Trên thế giới nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley là loài nhện hại phổ
biến và gây hại nguy hiểm ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Thái Lan, Philippin, Srilanca (Xu G. L. et al., 2001) vì thế trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu về loài nhện hại này.
Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley là loài nhện hại tấn công quan
trọng nhất và phá hoại cây lúa trên toàn thế giới (Tseng Y. H., 1984) . Ký chủ
chính của nhện gié là lúa Oryza sativa nhện gié có mặt trên 19 loài cây, trong đó
có lúa dại O. latifolia D. và cỏ lồng vực Echinochloa sp.
Vị trí phân loại
Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley thuộc ngành chân đốt
(Arthroppoda), lớp nhện (Arrachnidae), bộ ve bét (Acarina), tổng họ
Tarsonemoidae (Santos, 2004), giống Steneotarsonemus Beer, loài
Steneotarsonemus spinki Smiley (Smiley, 1967).
Vùng phân bố
Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley xuất hiện đầu tiên ở vùng Đông
Nam Á theo Ochoa et al. (2004). Ở Trung Quốc, Phillippin, Đài Loan đã ghi
nhận sự xuất hiện của nhện gié từ những năm 1993 (Smiley, 1993). Trên thế giới
nhện gié đã được báo cáo gây hại lúa ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Triệu chứng, mức độ gây hại
Triệu chứng gây hại của nhện gié thể hiện rõ và đặc trưng nhất sau 35 ngày
lây nhiễm (Almaguel, 2003). Nhện gié Steneotarsonemus spinki gây hại trên bẹ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4
lá bị biến màu nâu, trên bông làm bông lúa không trỗ thoát, hạt lúa bị đen lép
hoặc biến dạng méo mó.
Trên thế giới, nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley được coi là một
loài dịch hại khá nguy hiểm trên lúa. Ngay từ những năm 1930 nhện gié
Steneotarsonemus spinki đã là loài dịch hại nguy hiểm trên lúa ở châu Á (Xu
G. L. et al., 2001). Thông báo về thiệt hại do nhện gié gây ra được công bố
ở Trung Quốc và Đài Loan cho thấy nhện gié làm giảm năng suất trung bình
5-20%, một số nơi bị hại nặng lên đến 70-90% (Embrapa, 2004). Ở Đài
Loan, nhện gié gây hại trên diện tích 17.000 ha năm 1976 và 19.000 ha năm
1977, thiệt hại do chúng gây ra ước tính là 9,2 triệu đô la Mỹ (Xu G. L. et
al., 2001). Tại Vùng Giang Tây, Trung Quốc nhện gié xuất hiện gây hại từ
những năm 70 (Xu G. L. et al., 2001). Trung Quốc là nước chịu thiệt hại rất
lớn do nhện gié gây ra, thiệt hại này có thể làm giảm 30-40 % năng suất (Xu
G. L. et al., 2001). Ở Ấn Độ thiệt hại do nhện gié gây ra biến động từ 01-20
% diện tích (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Tại Cu Ba nhện gié gây hại làm giảm năng suất lúa từ 30-60% diện tích
(Ramos and Rodríguez, 2001). Sau đó lần lượt được phát hiện ở cộng hoà
Đôminica, Haiti, Nicaragua, Costa Rica và Panama làm thiệt hại khoảng 30%
năng suất lúa (Embrapa, 2004). Tại các vùng có khí hậu ôn đới của Mỹ thì sự
gây hại của nhện gié là không lớn vì chúng không thể qua đông ở những vùng
trồng lúa này. Năm 2003-2004 nhện gié làm giảm năng suất lúa ở Trung Mỹ,
Costa Rica, Panama, Nicaragua lên đến 40-60 %. Ở Brazil, nước đứng đầu về
sản xuất lúa ở Nam Mỹ, thu hoạch trung bình mỗi năm 12,7 triệu tấn lúa. Nhưng
thiệt hại do nhện gié gây ra làm giảm 30% đến 70% (tương đương 3.8 đến 8.9
triệu tấn/năm), và nước này còn phải chi một số tiền lớn để tiến hành các biện
pháp phòng trừ nhện gié. Tháng 7 năm 2007, nhện gié đã được phát hiện ở bang
Taxes - Mỹ và gần đây đã có những báo cáo chính thức về sự gây hại của nhện
gié ở Mexico (Fenando, 2007).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5
Ngoài tác động trực tiếp đến cây lúa nhện gié còn gây ra tác động gián tiếp là
môi giới truyền bệnh cho một số bệnh hại trên lúa. Ở Châu Á và vùng Caribê
cho thấy thiệt hại còn do loài nhện gié kết hợp với bệnh nấm S. oryzae (Cho et
al., 1999; Ramos và Rodríguez, 2001). Năm 1997, vùng sản xuất lúa ở Cu Ba bị
thiệt hại nặng, mật độ lên đến 200 con/m
2
, làm thiệt hại 15-20% do cả nhện và
nấm gây ra.
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện gié Steneotarsonemus spinki
Smiley.
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài nhện gié Steneotarsonemus
spinki Smiley cho thấy, vòng đời của nhện gié trải qua các pha phát triển: trứng
(egg), nhện non di động (larva), nhện non không di động (nymph) và nhện
trưởng thành (adult) (Ramos and Rodríguez, 2000; Xu et al., 2001). Trứng có
màu trắng sáng, hình ô van dài, kích thước của trứng 110 x 74 µm, được đẻ rải
rác từng quả, chúng thường dính lại với nhau. Nhện non có 3 đôi chân, cơ thể
màu trắng sáng, kích thước (147-186) x (73-110) µm. Nhện trưởng thành hình ô
van dài màu vàng nhạt, có 4 đôi chân, đôi chân thứ tư của con cái thoái hoá dạng
vuốt dài, con đực biến thành dạng kẹp (Smiley, 1967). Trưởng thành cái có kích
thước thân dài hơn trưởng thành đực. Kích thước của trưởng thành cái 274 x 108
µm, trưởng thành đực có kích thước 217 x 121 µm (Ramos and Rodríguez,
2000). Hình thái của nhện trưởng thành có sự thay đổi khác biệt kể từ khi hóa
trưởng thành đến khi giao phối xong và đẻ trứng. Tại Trung Quốc nghiên cứu cho
thấy sau khi giao phối xong bụng nhện cái phình to, lồi lõm không bằng phẳng và
có màu trắng vàng (Xu et al., 2001).
Biện pháp phòng trừ
Trên thế giới, hầu hết tất cả các biện pháp bảo vệ thực vật đã được áp dụng để
phòng chống nhện gié như: Biện pháp sinh học, hóa học, canh tác, sử dụng giống
chống chịu, kiểm dịch thực vật, .v.v Tuy nhiên việc phòng trừ nhện gié hiện
nay gặp nhiều khó khăn và khác nhau ở từng nơi.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6
Việc nghiên cứu biện pháp sinh học như sử dụng thiên địch, nhện bắt mồi cho
thấy ở các vùng nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện bắt
mồi thuộc họ Phytoseiidae, đây sẽ là biện pháp sinh học hiệu quả nếu tỷ lệ nhện
bắt mồi/ mật độ nhện hại thích hợp. Các loài nhện hại trong họ Phytoseiidae, bộ
ve bét Acarina có khả năng khống chế được nhện gié S. spinki (Lo and Ho, 1979).
1.1.2. Những nghiên cứu về thành phần thiên ñịch nhện hại cây trồng
Một số nghiên cứu về thành phần thiên địch bắt mồi nhện gié
Các nghiên cứu về thành phần thiên địch bắt mồi nhện gié cho thấy ở các vùng
nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện bắt mồi thuộc họ
Phytoseiidae, đây sẽ là biện pháp sinh học hiệu quả trong phòng chống nhện gié
nếu tỷ lệ nhện bắt mồi/mật độ nhện hại thích hợp. Các loài nhện trong họ
Phytoseiidae, bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế được nhện gié S. spinki (Lo
and Ho, 1979). Ở Châu Á đã xác định mối quan hệ của loài Amblyseius asetus,
Galendromus sp, Typhlodromus sp. so với nhện gié. Qua nghiên cứu quần thể
nhện ở Cu Ba, Almaguel et al. (2003) đưa ra kết luận với mật độ 3.3 con bắt
mồi/cây là có khả năng khống chế nhện hại.
Theo Santos M. (2004) có 7 loài nhện bắt mồi nhện gié hại lúa là
Galenromimus alveolaris (De Leon); Proprioseiopsis asetus (Chants),
Neoseiulus paraibensis (Moraes and Mc Murtry); N. Baraki (Athias-Henriot); N.
Paspalivorus; Ascapineta (De Leon) và Aceodrous asternalis (Lindquist and
Chants). Ngoài ra, các nghiên cứu về ký sinh cũng được tiến hành. Cabrera
(2003) cho biết nấm Hirsutela nodunosa có khả năng ký sinh gây chết nhện
gié đến 71%. Năm 2006, theo Navita và cs. bổ sung thêm các loài nhện bắt
mồi là thiên địch của nhện gié bao gồm: Amblyseus taiwannicus, Lasioeius
parberlesei, Aceodromus asternalis, Asca pineta, Hypoaspis sp.,
Proctolaelaps bickleyi, Galendrminus alveolaris, Galendromus longipilus,
Galendromus sp., Neoseiulus parabensis, N. baraki, N. paspalivorus,
P.roprioseiopsis asetus, Typholodromus sp.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7
Thiên địch bắt mồi đã được sử dụng như là thành phần của chương trình
quản lý dịch hại tổng hợp để quản lý S. spinki. Ở châu Á, có 4 loài nhện ăn thịt
quan trọng đã được xác định trong các đợt dịch 1977-1978 của S.spinki, bao
gồm cả Amblyseius taiwanicus Ehara (Acari: Phytoseiidae) và Lasioseius
parberlesei Bhattacharyya (Acari: Ascidae) (Lo and Ho, 1979).
Các loài nhện bắt mồi đã được tìm thấy gắn với S. spinki bao gồm
Cheiroseius serratus (Halbert) và Cheiroseius napalensis (Evans and Hyatt)
(Acari: Ascidae) (Tseng, 1984). Đã quan sát thấy nhện thuộc họ Phytoseiidae và
bọ trĩ bắt mồi (Thysanoptera) ăn S. spinki ở Cộng hoà Dominica (Ramos, M. Et
al., 2001).
Trưởng thành Phytoseiulus macropilis có khả năng thiết lập quần thể nhanh
để ngăn chặn quần thể nhện nhỏ hại. Đã thiết lập chỉ số gây hại và mật độ của
nhện đỏ theo ngưỡng gây hại lý thuyết và xác định qua thực nghiệm để đánh giá
mức độ gây hại của nhện đỏ. Khi mật độ nhện đỏ là 38 nhện/ lá thì thả 10 nhện
Phytoseiulus macropilis sẽ làm giảm một cách có ý nghĩa mật độ nhện đỏ
(Hamlen, 1978).
Một số loài NBM tấn công nhiều loài nhện nhỏ hại thuộc họ nhện đỏ
Tetranychidae và có khả năng được thương mại hoá. Đó là các loài
Galendromus occidentalis (Nesbitt), G. helveolus, G. annectens, Phytoseiulus
longipes, Amblyseius californicus, A. fallacies, Hypoaspis aculeifer,
Macrolophus caliginosus, …(Hoddle, 1999). Loài Galendromus occidentalis có
khả năng điều chỉnh quần thể nhện nhỏ hại ở mật độ thấp hơn và trong thời gian
lâu hơn P. permilis (Hoy, 1981). Loài G. helveolus và G. annectens giữ vai trò
quan trọng trong ngăn chặn quần thể nhện Oligonychus punicae và
Eotetranychus sexmaculatus hại cây ăn quả ở Florida (Hoddle, 1999).
Các loài Amblyseius fallacies Garman, A. mckenziei và A. cucumeris tấn công
nhiều loài nhện nhỏ hại như Panonychus ulmi, Tetranychus urticae, Tarsonemus
paplliduse, Polyphagotarsonemus latus, … Chúng được sử dụng tốt nhất trên
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8
cây trồng vào giai đoạn đầu khi quần thể nhện hại vẫn còn thấp (Argov, 2002).
Các loài bọ rùa bắt mồi như Stethorus picipes và S. punctillum ăn nhiều loài
nhện hại và có khả năng thiết lập quần thể nhanh trong các quần thể nhện hại
(Aponte, 1997).
Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và vai trò của một số loài bắt mồi ăn
thịt nhện hại chủ yếu
Force (1967) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến mối quan hệ giữa
NBM và nhện hại cho thấy, ở 20
o
C thì P. persimilis sẽ cho hiệu quả cao trong
phòng chống nhện nhỏ hại. Mật độ khuyến cáo cho sử dụng P. persimilis là 20 -
30 NBM phụ thuộc vào mật độ nhện hại, giai đoạn phát triển và tính nhạy cảm
của cây trồng.
Châu Phi là nguồn gốc của NBM Phytoseiulus longiper thiên địch của nhện
hai chấm. Loài NBM này có khả năng chịu được nhiệt độ cao tới 38
o
C nếu ẩm
độ cao. Ở Nam Phi, loài Amblyseius newsami Evan là loài thiên địch quan trọng
nhất của nhện hại Panonychus citri. Qua điều tra cho thấy mật độ nhện hại phát
triển theo mùa, mùa hè khi nhiệt độ cao, thành phần nhện hại rất phong phú
nhưng do sự có mặt của NBM này mà loài P. citri chỉ gây hại dưới ngưỡng gây
hại kinh tế (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994).
Loài A. fallacis có sức đề kháng với các loại thuốc hoá học nhóm Pyrethroid,
đã được nhân nuôi và sử dụng như một tác nhân sinh học trong phòng chống nhện
hại thuộc họ Tetranychidae trên một số cây trồng ở Canada (Lester, 2002). Tỷ lệ giữa
A. fallacis và nhện hại tối thiểu là 1:10 sẽ cho hiệu quả tốt, với các tỷ lệ cao hơn sẽ
tăng khả năng thành công (Lester, 2002).
Loài Amblyseius californicus có sức đề kháng tốt với thuốc hoá học, có thể
tồn tại trong thời gian dài mà không có con mồi nên chúng được sử dụng tốt trên
đồng ruộng. A. californicus có khả năng tiêu thụ 5 trưởng thành nhện hại/ngày,
ngoài ra còn ăn một ít trứng và nhện non (Hoddle, 1999).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9
Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và vai trò của
loài NBM nhện gié Amblyseius taiwanicus Ehara và Lasioseius youcefi
Trong các loài thiên địch bắt mồi nhện gié, Lo và Ho (1979) cho biết nhện
bắt mồi Amblyseius taiwanicus Ehara đã được sử dụng để phòng trừ nhện gié.
Cũng theo 2 tác giả Lo và Ho thì Amblyseius taiwanicus Ehara (Acarina:
Phytoseiidae) là một loài thiên địch tự nhiên quan trọng của nhện gié
Steneotarsonemus spinki Smiley. Lo và Ho cho biết dưới các nhiệt độ 20
o
C,
25
o
C, 30
o
C và 35
o
C, tổng thời gian phát triển của nhện bắt mồi cái A.
Taiwanicus tương ứng là 14.00; 7.18; 4.24 và 4.04 ngày, nhện bắt mồi đực là
14.79; 7.14; 4.9; 4.20 ngày. Số trứng đẻ trung bình tương ứng trên một con cái
là 21.3; 25.5; 31.0 và 12.0 quả, tỷ lệ giới tính tương ứng của là 6:1; 7.2:1; 6.5:1
và 5:1, tỷ lệ chết tương ứng là 16; 12.4; 8.7 và 30%. Như vậy nhiệt độ ảnh
hưởng chặt chẽ tới nhện bắt mồi Amblyseius taiwanicus.
Theo Lo và Ho (1984), loài nhện Lasioseius youcefi (Ascidae) cũng là một
trong những loài nhện bắt mồi quan trọng trong việc phòng trừ nhện gié. Trong
điều kiện nuôi sinh học ở nhiệt độ 20
o
C, 25
o
C, 30
o
C, Lo và Ho đã nghiên cứu
được một số chỉ tiêu của nhện bắt mồi Lasioseius youcefi với hai loại thức ăn là
loài nhện gié Steneotarsonemus spinki và loài nhện Tarsonemus sp., ở nhiệt độ
35
0
C nhện bị chết.
Với loại thức ăn là nhện gié S. spinki, vòng đời của nhện bắt mồi cái L. youcefi
tương ứng ở nhiệt độ 20
o
C, 25
o
C, 30
o
C là 10.69; 8.55; 6.40 ngày; nhện bắt mồi đực
là 8.93; 5.90; 5.56 ngày. Số lượng trứng đẻ trung bình tương ứng trên một con cái là
12.0; 0.1; 7.5 quả. Số lượng trứng nhện S. spinki được tiêu thụ ở các pha phát triển
của nhện bắt mồi cái tương ứng với các nhiệt độ 20
o
C, 25
o
C, 30
o
C ở các pha là: nhện
non tiêu thụ 12.4; 15.7; 21.2 quả; tiền trưởng thành tiêu thụ 17.3; 20.0; 23.8 quả;
trưởng thành tiêu thụ 37.4; 25.7; 29.0 quả. Số lượng này ở các pha của nhện đực là:
nhện non tiêu thụ 8.4; 8.4; 23.9 quả; tiền trưởng thành tiêu thụ 16.3; 12.0; 15.6 quả;
nhện trưởng thành tiêu thụ 15.1; 13.6; 14.5 quả.
Với loại thức ăn là Tarsonemus sp. vòng đời của nhện bắt mồi cái L. youcefi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10
tương ứng ở nhiệt độ 20
o
C, 25
o
C, 30
o
C là 8.5; 6.3; 6.3 ngày; nhện bắt mồi đực là
8.0; 5.6; 5.8 ngày. Số lượng trứng đẻ trung bình tương ứng trên một con cái là 36.8;
43.5; 28.0 quả. Số lượng trứng nhện Tarsonemus sp. được tiêu thụ ở các pha phát
triển của nhện bắt mồi cái tương ứng với các nhiệt độ 20
o
C, 25
o
C, 30
o
C ở các pha
là: nhện non tiêu thụ 21.5; 18.8; 7.0 quả; tiền trưởng thành tiêu thụ 42.0; 38.5; 37.0
quả; trưởng thành tiêu thụ 42.0; 38.5; 37.0 quả. Số lượng này ở các pha của nhện
đực là: nhện non tiêu thụ 14.5; 15.8; 15.8 quả; tiền trưởng thành tiêu thụ 29.5; 18.0;
32.6 quả; nhện trưởng thành tiêu thụ 27.5; 11.0; 30.8 quả (Lo and Ho, 1984).
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
Loài này được ghi nhận gây hại trên lúa tại Thừa Thiên – Huế (Ngô Đình
Hòa, 1992), 40 ha lúa bị hại và có đến 15% hạt bị lép. Ở vùng Đồng bằng Sông
Hồng (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Theo Phạm Văn Kim (2003), bệnh nám nhẹ do
nhện gié gây ra là một trong những bệnh hại quan trọng trên lúa và mới xuất hiện
trong các năm 1997-1998 được phát hiện đầu tiên ở An Giang, sao đó lan dần sang
Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang , Bạc Liêu. Từ năm 2005 trở lại đây, chúng
bùng phát số lượng gây hại ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh trung du
miền núi (Đỗ Thị Đào và cs., 2008) tại một số diện tích hẹp ở Hải Dương, trên lúa
mùa sớm nhện gié đã làm thiệt hại năng suất tới gần 60%. Diện tích bị hại năm
2010 do nhện gié là trên 64000 ha (Theo Phòng BVTV, Cục BVTV, 2010).
Bảng.1.1. Tổng hợp diện tích nhiễm nhện gié 2010
Tổng diện tích (T) nhiễ
m
(ha) Địa phương
Tổng Nặng
T cùng kỳ năm
2009 (ha)
T phòng trừ
(ha)
Phía Bắc 8817 1016 2094 261
Bắc Trung Bộ 5610 797 472 2295
Phía Nam 50421 320 8804
Tổng cộng 64848 2113 2566 11360
(Nguồn: Phòng BVTV, Cục BVTV, 2010)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
Nhện gié Steneotarsonemus spinki cũng giống như nhiều loài côn trùng hại
khác, mật độ tăng dần và đạt đỉnh cao xung quanh thời điểm lúa trỗ sau đó lại
giảm. Nhện gié xuất hiện trên đồng ruộng vào 35 ngày sau sạ với mật độ 0.28
con/dảnh. Từ sau khi sạ 49 ngày tới 70 ngày, mật độ nhện gié tăng đều và
nhanh. Mật độ cao nhất vào thời điểm sau sạ 70 ngày (giai đoạn chín sữa) với
mật độ là 43.88 con/dảnh. Ngoài các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, thuận lợi, điều kiện
dinh dưỡng cây lúa 49 - 70 ngày sau sạ phong phú thì một nguyên nhân làm cho
mật độ nhện gié tăng cao đó là mật độ bắt mồi quá thấp chỉ đạt 0.02 – 0.19
con/dảnh (Lê Đắc Thủy và cs., 2011).
Sự phân bố của nhện gié trên từng lá có sự khác biệt nhất định. Từ đầu vụ lúa
tới giai đoạn hết đẻ nhánh, làm đòng (35 - 42 ngày sau sạ), nhện gié tấn công
vào các lá ngoài cùng. Vào giai đoạn sau sạ 49 - 77 ngày, nhện gié có xu hướng
chuyển vào các lá phía trong và mật độ cao nhất ở lá thứ nhất (lá đòng). Ở 70
ngày sau sạ mật độ nhện gié đạt 86.94 con/lá (cao nhất), tăng so với giai đoạn 56
ngày sau sạ là 7.27 lần. Không chỉ xuất hiện trên các bộ phận thân, lá (bẹ, gân
lá), khi lúa trỗ nhện gié tấn công cả vào hạt. Nhện gié xuất hiện trên hạt lúa từ
khi lúa bắt đầu trỗ cho tới khi hạt đã chắc, sắp thu hoạch. Mật độ nhện gié trên
hạt có vết hại cao nhất là 6.14 con/hạt tại thời điểm 70 ngày sau sạ, tăng gần 2
lần so với thời diểm sau 63 ngày sau sạ. Ở thời điểm trước thu hoạch 9 ngày,
trên hạt có vết hại mật độ đạt 2.86 con/hạt (Lê Đắc Thủy và cs., 2011).
Để phòng trừ nhện gié có hiệu quả nên luân canh lúa với một loại cây họ đậu
nhằm cắt đứt nguồn ký chủ đồng thời tăng độ phì cho đất nhất là ở những vùng
trồng 3 vụ lúa, vệ sinh đồng ruộng và chuẩn bị đất trồng: Cày lật gốc rạ ngay sau
khi thu hoạch để nhện không có nơi trú ngụ, cho đất nghỉ từ 15 - 20 ngày, xử lý
đất bằng vôi bột 417 kg/ha khi đã bừa phay lần 1, be bờ, đất ruộng phải được
làm kỹ, nhuyễn, san phẳng mặt ruộng trước khi cấy, hạt giống: sử dụng giống
lúa KD 18 nguyên chủng có bao gói và địa chỉ rõ ràng, lượng giống sử dụng
trung bình: 42 kg/ha, hình thức gieo cấy: Cấy mạ non tuổi mạ 15 - 20 ngày tùy
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12
theo tình hình thời tiết, xử lý hạt giống bằng thuốc Cruier Plus 312.5FS để
phòng trừ chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại vùng (Đỗ Thị Đào và
cs., 2008). Việc áp dụng và thực hiện tốt quy trình IPM, nghiên cứu tại trường
ĐH Nông Nghiệp Hà Nội đã mang lại hiệu quả rất đáng kể và có kế hoạch luân
phiên các loại thuốc để tránh quen thuốc. Thời gian phun trừ nhện gié trước trỗ
14 ngày, 7 ngày và khi lúa thấp thoi trỗ đều đạt hiệu quả. Phun thuốc 2 lần trước
trỗ đạt hiệu quả cao nhất (Trần Thị Nga và cs., 2011).
Các loại thuốc được dùng là Kinalux 25EC, Basudin 20EC khi có trên 10%
chồi có vết nâu. Đối với những vùng lúa năm nào cũng bị nhện gié gây hại, nên
phun vào giai đoạn 40 - 45 ngày sau sạ, có thể phun 2 lần cách nhau khoảng 10
ngày, kết hợp phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân.
1.2.2. Những nghiên cứu về thiên ñịch bắt mồi của nhện hại cây trồng
Nhện gié là một đối tượng gây hại mới nên chưa có nhiều nghiên cứu về
thiên địch bắt mồi ở nước ta. Nguyễn Văn Đĩnh (1994) cho biết thiên địch của
nhện gié là bù lạch đen thuộc họ Phlaeraothrippidae và nhện bắt mồi Amblyseius
sp. Trong đó loài Amblyseius sp. đã được nghiên cứu và khẳng định vai trò của
nó trong việc hạn chế số lượng nhện nhỏ hại cây trồng.
Loài Amblyseius sp. có khả năng kìm hãm số lượng nhện hại dưới ngưỡng gây
hại kinh tế (Nguyễn Văn Đĩnh và Nguyễn Thị Kim Oanh, 2005). Loài Amblyseius
sp. là kẻ thù tự nhiên khá lý tưởng: có sức tấn công con mồi mạnh, sức ăn vật
chủ cao, sống được trong điều kiện bất lợi, có nơi ở và sự ưa thích kí chủ giống
như con mồi… Tác giả còn cho biết mật độ tương quan giữa NBM Amblyseius
sp. với nhện đỏ son Tetranychus sp. theo phương trình sau: Y = 0,198X- 0,326.
Nguyễn Văn Đĩnh (2004) nêu ra yêu cầu về một loài bắt mồi như sau:
1. Có thời gian phát triển (vòng đời) ngắn hơn thời gian phát triển của con mồi;
2. Có sức sinh sản cao;
3. Có khả năng ăn mồi lớn;
4. Có khả năng sống sót cao khi con mồi ít hoặc rất ít;
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13
5. Có nơi ở và sự ưa thích kí chủ giống như con mồi;
6. Có sự ưa thích tiểu khí hậu giống như con mồi;
7. Có khả năng tìm kiếm con mồi ngay cả khi mật độ con mồi thấp;
8. Có sự phát triển vật hậu theo mùa giống như con mồi;
9. Có khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như con mồi;
10. Có khả năng chống chịu với các loại thuốc trừ dịch hại như con mồi.
Nếu đạt được các tiêu chuẩn trên thì đó chính là loài bắt mồi có hiệu quả và
là loài lí tưởng. Cho đến nay chưa có loài nào đạt được được đầy đủ 10 tiêu
chuẩn này. Loài đạt được 7/10 tiêu chuẩn và được nhân nuôi và sử dụng rộng rãi
nhất hiện nay là loài NBM Phytoseiulus persimilis . Loài nhện này phát triển tốt
ở nhiệt độ 21- 27
o
C, ẩm độ 60- 90%. Nhện nhỏ P. persimilis và P. punctum là
các loài được sử dụng hiệu quả trong phòng chống hai loài nhện nhỏ hại
Panonychus ulmi và Tetranychus urticae.
Nhện nhỏ Amblyseius sp. là loài bắt mồi quan trọng và chuyên tính của nhện đỏ
son Tetranychus cinnabarinus. Sức tiêu thụ thức ăn của nhện nhỏ bắt mồi
Amblyseius sp. rất lớn, cả đời của nhện cái ăn khoảng 331 quả trứng của nhện đỏ và
của nhện đực là hơn 156 quả. Tuy nhiên, ở ngoài tự nhiên mật độ của chúng thấp có
thể do ảnh hưởng của thuốc hóa học (Phạm Văn Lầm và cs, 2005). Loài nhện nhỏ
bắt mồi Amblyseius sp. có sức ăn cao, một nhện nhỏ bắt mồi trong cả đời tiêu thụ
289.20 trứng nhện đỏ (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
Tại Hà Nội loài Amblyseius sp. là loài thiên địch thường gặp của nhện đỏ trên
các cây trồng như đậu đỗ, lạc, rau, đay… Loài này có tỷ lệ tăng tự nhiên (r) cao,
tương ứng cho 25
o
C và 30
o
C là 0.246 và 0.291 với khả năng tiêu thụ nhện đỏ
son cao, được coi là loài có triển vọng trong phòng chống sinh sinh học nhện đỏ
son (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Vai trò của nhện bắt mồi Amblyseius sp. đối với nhện trắng
Pluphagotasomemus latus Banks rất cao. Quan kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Văn Đĩnh (1994) cho thấy ở những ô đối chứng (không có nhện bắt mồi) cây có
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14
nhện trắng hại bị khô, lá thâm nâu sau đó chuyển sang thâm đen. Ở lô thí
nghiệm thả nhện bắt mồi thì sau 25 ngày mật độ của trứng, nhện non giảm đi 2
lần và ở pha trưởng thành thì giảm 7 - 8 lần, tỷ lệ của nhện trắng dưới ngưỡng
kinh tế gây hại và cây có thể phục hồi và phát triển được. Năm 2002, Hoàng
Kim Thoa một lần nữa nhấn mạnh vai trò của nhện bắt mồi đối với nhện trắng.
Nguyễn Văn Đĩnh và cs. (2006) trong nghiên cứu về khả năng phát triển
quần thể của nhện bắt mồi Amblyseius victoiensis Womersley, một loài thiên
địch quan trọng của nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Kock và bọ trĩ
Thrips palmy Karny đã đưa ra so sánh về tỷ lệ tăng tự nhiên của các loài nhện
bắt mồi như sau
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu sinh học của một số loài nhện bắt mồi ở 25
o
C
Loài R R
o
T
c
G Nguồn
Amblyseius
victoiensis
0.247 14.90 14.36 1.28 Nguyễn Văn Đĩnh và ctv, 2006
A. anonymus 0.274 40.86 10.94 1.31 Nguyễn Văn Đĩnh và ctv, 1988
A. idaeus 0.279 38.53 10.65 1.32 Nguyễn Văn Đĩnh và ctv, 1988
Amblyseius
sp.
0.247 15.95 12.96 1.28 Nguyễn Thị Kim Oanh và ctv,
2006
(Dẫn theo Nguyễn Văn ðĩnh và cs., 2006)
Có thể thấy rằng 4 loài nhện bắt mồi đều có tỷ lệ tăng tự nhiên cao nên khả
năng khống chế số lượng nhện nhỏ là cao. Do vậy trong xu hướng phòng trừ
nhện gié bằng biện pháp sinh học sử dụng thiên địch bắt mồi thì nhện bắt mồi là
đối tượng được quan tâm và cần nghiên cứu sâu hơn về khả năng khống chế số
lượng nhện gié của nhện bắt mồi.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1 ðối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài nhện bắt nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii .
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 tại phòng
IPM, phòng thực tập côn trùng số 8, khu thí nghiệm đồng ruộng, các nhà lưới - Bộ
môn Côn trùng - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2.2. NỘI DUNG
Các nội dung nghiên cứu được tiến hành :
• Xác định vật liệu thích trong bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii.
• Xác định ẩm độ bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii thích hợp.
• Xác định dụng cụ bảo quản hiệu quả nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii.
• Xác định điều kiện nhiệt độ bảo quản nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
thích hợp với các mức nhiệt độ 10
o
C, 15
o
C, 20
o
C, 25
o
C, 30
o
C.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
ðịa ñiểm nghiên cứu
Phòng IPM, phòng thực tập côn trùng số 8, khu thí nghiệm đồng ruộng, các nhà
lưới - Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng 4 năm 2012 đến tháng
4 năm 2013.
2.3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Dụng cụ làm thí nghiệm
+ Kính lúp soi nổi, kính điện tử soi mẫu.
+ Hộp petri, lam kính, lamen, lam có lỗ kích thước 2 x 4 cm, đường kính