Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài dự thi tìm hiểu truyền thống của Đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.34 KB, 8 trang )

C âu 1: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào? Từ khi thành lập
đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã mấy lần đổi tên? Bạn hãy cho biết các phong trào tiêu
biểu của Đoàn được các kì Đại hội phát động trong ĐVTN?
Trả lời: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lấy ngày 26/3/1931 làm ngày kỉ niệm ngày thành
lập Đoàn
- Từ ngày thành lập đến nay Đoàn đã có 6 lần đổi tên:
+ Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931-1936)
+ Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương (1936-1939)
+ Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương (1939-1941)
+ Đoàn thanh niên Cứu quốc Viêt Nam (1941-1956)
+ Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam (1956-1970)
+ Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970-1976)
+ Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (1976-nay)
> Các phong trào tiêu biểu
* Đại hội I (1950-1956):
- Phong trào tòng quân, giết giặc lập công, tham gia dân quân du kích
- Phong trào chống địch bắt lính
- Phong trào thi đua sản xuất trong nông nghiệp và ngành công nghiệp
- Phong trào thi đua lập công trong các lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong
* Đại hội II (1956-1961):
- Phong trào đoàn tham gia công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xây
dựng CNXH ở miền bắc; chi viện cho miền nam thống nhất tổ quốc
- Phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang của thanh niên miền nam chống mĩ, nguỵ và
bè lũ tay sai
* Đại hội III (1961-1980)
- Phong trào “ Thi đua tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (1961-
1965)
- Phong trào “ Ba sẵn sàng” trong thanh niên miền Bắc (1965-1975)
- Phong trào “ Năm xung phong” trong thanh niên miền Nam (1965-1975)
- Phong trào quyết thắng trong lực lưọng vũ trang ( 1965-1975) và (1975-1980)
- Phong trào lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc và lao động tình nguyện vượt mức


kế hoạch trong khu vực sản xuất (1975-1980)
- Phong trào học tập trong các tầng lớp thanh niên. Riêng trong các trường học là xây
dựng “ Tập thể học sinh XHCN” (1975-1980)
- Phong trào “ Ba xung kích làm tập thể” (01/1978-1980)
- Cuộc vận động “ Ba mũi tiến công chống tiêu cực” và “ Toàn Đoàn tham gia xây
dựng Đảng” (1978-1980)
- Phong trào “ Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (1979-1980)
* Đại hội IV(1980-1987)
- Ba chương trình hành động cách mạng của Đoàn (5/1982-12/1983)
+ Chương trình tuổi trẻ đảy mạnh sản xuất lương thực
+ Chương trình tuổi trẻ thực hiện tiêt kiệm
+ Chương trình tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên
5 chương trình hành động của cách mạng tuổi trẻ (01/1984-11/1987)
+ Chương trình học tập – rèn luyện xây dựng con người mới XHCN
+ Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông
nghiệp toàn diện
+ Chương trình tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh
niên
+ Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh bảo vệ tổ quốc
+ Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo XHCN và phân phối lưu thông
* Đại hội V (1987-1992)
Tiếp tục phát triển phong trào “ Tuổi trẻ xung kích , sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, tập
trung thực hiện 4 chương trình:
+ Tuổi trẻ xung kích , sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi chương trình và mục
tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
+ Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã hội
+ Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh,bảo vệ Tổ quốc
+ Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học kĩ thuật
* Đại hội VI (1992-1997):
- Thực hiện 4 chương trình hành động:

+ Chương trình thanh niên làm kinh tế, tham gia giải quyết việc làm.
+ Chương trình thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội.
+ Chương trình học tập sáng tạo, tích cực tham gia hoạt động văn hóa - xã hội.
+ Chương trình xây dựng Đội TNTP Hồ Chí minh và chăm sóc, giáo dục thiế niên, nhi
đồng.
- Phát động 2 phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” (tháng
2/1993).
* Đại hội VII (1997-2002):
Tiếp tục duy trì và phát triển nâng cao 2 phong trào:“Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi
trẻ giữ nước”.
* Đại hội VIII (2002-2007):
Phát động phong trào thi đua “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với
các nội dung:
+ Thi đua học tập, tiến quân vào khoa hoc – công nghệ
+ Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo.
+ Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
+ Xung kích bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
* Đại hội IX (2007 đến nay):
Phát động 2 phong trào lớn “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”
và “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp"
- 5 xung kích:
+ Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội.
+ Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
+ Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
+ Xung kích thực hiện cảu cách hành chính
+ Xung kích trong hội nhập quốc tế
- 4 đồng hành:
+ Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ.

+ Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm.
+ Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh
thần.
+ Đồng hành với thanh niên trong phát triển kĩ năng xã hội.
Câu 2: Bạn hãy cho biết Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi đã trải qua mấy
kỳ Đại hội? Các phong trào và hoạt động tiêu biểu nhất của Tuổi trẻ Quảng Ngãi trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tổ chức thực hiện từ Đại hội lần thứ I đến Đại hội lần
thứ XII?
Trả lời: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi đã trải qua 12 kỳ Đại hội.
* Đại hội I (1965 – 1967):
- Phát động phong trào 5 xung phong:
+ Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
+ Xung phong tòng quân giết giặc
+ Xung phong trong các cuộc đấu tranh chính trị.
+ Xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên xung phong công tác, phục vụ
chiến trường.
+ Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông thôn.
- Phát động phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”, thi đua đạt danh hiệu
“Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ diệt ngụy” (Hội nghị mở rộng vào tháng 8/1965).
- Phát động phong trào “Tuổi xuân đi cứu nước”, “Sống chiến đấu như anh hùng
Nguyễn Văn Trỗi’.
* Đại hội II (1967 – 1969):
- Phát động phong trào 3 xây, 2 quyết:
+ Xây dựng mục tiêu lí tưởng vì độc lâp tư do, vì CNXH.
+ Xây dựng Đoàn, Hội, Đội lớn mạnh toàn diện, đều khắp 3 vùng.
+ Xây dựng lực lượng vũ trang.
+ Quyết đánh.
+ Quyết thắng.
- Sau vụ thảm sát Sơn Mỹ, phát động căm thu giặc Mỹ trong toàn Đoàn và thanh thiếu
nhi tỉnh với khẩu hiệu “nợ máu phải trả bằng máu”.

* Đại hội III (1969 - 1973):
- Đại hội kêu gọi đoàn viên, thanh thiếu nhi toàn tỉnh “quyết tâm trụ bám, thà chết
không lùi”, “một tấc không đi, một ly không rời”, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “năm xung
phong”, cùng toàn dân đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch.
- Mở đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt cho toàn thanh thiếu nhi trong tỉnh “học tập và làm
theo Di chúc Bác Hồ” và sau đó phát động phong trào thi đua “lập công đền ơn Bác”.
- Huy động đoàn viên và thanh thiếu nhi tham gia cuộc tổng tiến công chiến lược 1972
trên địa bàn toàn tỉnh với khẩu hiệu “toàn đoàn ra quân”, “Tất cả cho chiến dịch 1972 thắng
lợi”.
* Đại hội IV (1973-1977):
- Động viên ĐVTN toàn tỉnh “ Tiếp tục nêu cao lý tưởng của thế hệ thanh niên Hồ
Chú Minh, dám xả thân để giành thắng lợi cho sự nghiệp độc lập – tự do – chủ nghĩa xã hội.
Từ đó đẩy mạnh phong trào năm xung phong lên thành cao trào để góp phần đánh cho ngụy
nhào như Bác Hồ đã dạy”
- Phát động ĐVTN đăng ký nhận nhiệm vụ chồng bình định lấn chiếm; tòng quân đi
thanh niên xung phong, tham gia du kích bảo vệ trật tự trị an ninh ở xã, thôn, tăng gia sản
xuất, đóng góp cho kháng chiến… Phát động chi đoàn ký quyết tâm thư “thề quyết tử giành
quê hương”. Đoàn viên và thanh niên học sinh trong vùng địch nêu cao khẩu hiệu “đi lính
ngụy làm bịa đỡ đạn cho địch, tự làm nhục tuổi thanh niên và gia đình”, “quân sự hóa học
đường là mồ chôn thanh thiếu niên”… để cổ vũ phong trào chống địch bắt lính.
- Từ tháng 12 – 1974 đã mở đợt động viên đoàn viên và thanh niên trong tỉnh tòng
quân, đi thanh niên xung phong và tham gia du kích. Trong đoàn viên và thanh thiếu nhi toàn
tỉnh dấy lên khí thế thi đua sôi nổi với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”,
“tất cả để giải phóng quê hương”, “không có giá quý hơn độc lập tự do”,…
Năm 1975, triển khai thực hiện 5 mũi công tác do Ban Bí thu TW Đoàn Thanh niên Lao động
Hồ Chí Minh đề ra: Tổ chức mở đợt tuyên truyền rầm rộ phát huy thắng lợi,; mở phong trào
múa hát mừng Việt Nam toàn thắng, nhớ ơn Bác Hồ; xây dựng nếp sống mới; vân động quyên
góp hai triệu quyển sách tặng thanh thiếu nhi Việt Nam anh hùng; đẩy mạnh phong trào thi
đua trên tất cả các lĩnh vực hoạt dộng của Đoàn.
- Phong trào “Tiến quân vào đồng cỏ, xóa bỏ hoang hóa, tấc đất, tấc vàng” (1975-

1976).
- Thực hiện 4 phong trào lớn do TW Đoàn đề ra:
+ Phong trào lao động tình nguyện Xây dụng Tổ quốc vào lao động tình nguyện vượt
mức kế hoạch trong khu vực sản xuất
+ Phong trào quyết thắng trong các lực lượng vũ trang
+ Phong trào học tập trong tầng lớp thanh thiếu niên và phong trào thi đua xây dựng
tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa trong các trường học.
+ Phong trào rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống mới.
* Đại hội V, Đại hội I tỉnh Đoàn Nghĩa Bình (1977-1980):
- Phát động phong trào 3 xung kích làm chủ tập thể
+ Xung kích trên mặt trân lao động sản xuất
+ Xung kích thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc
+ Xung kích trong nhiệm vụ học tập, rèn luyện thân thể và xây dựng trong cuộc sống
mới.
- Phong trào “Tuổi trẻ sáng tao”, “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “Thi đua
hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước”.
- Phong trào “Ra quân làm kế hoach nhỏ”.
- Phong trào “Mỗi thanh niêm là một chiến sỹ, mỗi tập thể là một đơn vị chiến đấu,
quyết chiến, quyết thắng trong bao vệ quê hương đất nước”.
- Cuộc vận động “Tập thể học sinh XHCN”, “Tổ giáo viên XHCN”
*Đại hội VI, Đại hội II tỉnh Đoàn Bình Nghĩa (1983-1987):
- Thực hiên 5 Chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ:
+ Chương trình học tập - rèn luyện xây dựng con người mới XHCN
+ Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực và phát triển nông
nghiệp toàn diện.
+ Chương trình tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh
niên.
+ Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận an ninh bảo vệ Tổ quốc.
+ Chương trình tuổi trẻ xung kích trên mặt trận cải tạo XHCN và phân phối lưu thông.
Hưởng ứng Cuộc vân động “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”.

* Đại hội VIII, Đại hội IV tỉnh Đoàn Nghĩa Bình (1987-1992):
- Phong trào “Tuổi trẻ xung kích và sáng tao trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi
Chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
+ Tuổi trẻ đi đầu việc thực hiện các chính sách xã hội và đấu tranh cho công bằng xã
hội.
+ Tuổi trẻ xung kích trên mặt trân quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
+ Tuổi trẻ học tập và tiến quân vào khoa học kỹ thuật
Tỉnh Đoàn phát động phong trào:
+ Cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh và phong trào phấn đấu ba mục tiêu dân số
kế hoạch hóa gia đình (02/1988).
+ Phong trào thanh niên nông thôn sản xuất giỏi ở nông thôn; xứng danh anh bộ dội
Cụ Hồ, thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy trong các lực lượng vũ trang và công an nhân dân
(12/1989).
* Đại hội IX (1992-1997):
- Thực hiện 2 phong trào lớn do TW Đoàn phát động “Thanh niên lập nghiệp” và
“Tuổi trẻ giữ nước”.
- Huy động 375.000 lượt ĐVTN tham gia xây dựng công trình thủy lợi Thạch Nham.
Có 7 ĐVTN hy sinh vì nhiệm vụ.
* Đại hội X (1997-2002):
- Tiếp tục duy trì và phát triển nâng cao 2 phong trào: “ Thanh niên lập nghiệp” và “
Tuổi trẻ giữ nước” gắn với thực hiện các chương trình phù hợp với yêu cầu mới: Chương trình
thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội giải quyết việc làm, giúp nhau lập thân, lập
nghiệp; chương trình tham gia phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; chương trình thanh
niên với nhiệm vụ xây dựng Quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh;
chương trình thanh niên tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chương trình
“ Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn”.
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Năm Thanh niên – 2000 “ Chào mừng thế kỷ mới –
thế kỷ XXI” với các nội dung:
+ Đẩy mạnh phong trào thanh niên tình nguyện (lao động sản xuất vượt kế hoạch; học
tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ

việc gì nhân dân yêu cầu).
+ Tích cực tham gia các đội Thanh niên xung phong và các Đội thanh niên tình nguyện,
đảm nhận các công trình thanh niên cộng sản.
+ Tham gia hoạt động giáo giục truyền thống và hoạt động văn thể mỹ…
* Đại hội XI ( 2002-2007):
- Khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Quảng Ngãi tiếp bước cha anh, xung kích, tình
nguyện, lập nghiệp, giữ nước”.
- Thực hiện phong trào “ Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” do TW
Đoàn phát động.
* Đại hội XII ( 2007- nay):
- Khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Quảng Ngãi đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình
nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Thực hiện 2 phong trào lớn “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ
quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” do TW Đoàn phát động.
- Cuộc vận động “Tuổi trẻ Quảng Ngãi học tập và làm theo lời Bác” (2007)
Câu 3: Hiện nay toàn Đoàn đang triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên
trong thời kỳ mới. Bạn hãy nêu nội dung 5 tiêu chí rèn luyện, 10 tiêu chí hành động của
Chương trình rèn luyện Đoàn viên trong thời kỳ mới, đồng thời hãy cho biết ý nghĩa của
Chương trình rèn luyện đoàn viên đó?
Trả lời: Nội dung chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới cần thực hiện
theo 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động sau:
* 5 tiêu chí rèn luyện
- Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
- Sống văn hoá, tuân thủ pháp luật.
- Giàu tri thức, có sức khoẻ, kỹ năng.
- Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.
* 10 tiêu chí hành động
- Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam với
bạn bè trong và ngoài nước.

- Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
- Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện.
- Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thường xuyên chấp hành pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội.
Giới thiệu được thanh niên vào Đoàn.
Câu 4: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra mục tiêu tổng quát và các tiêu
chí chủ yếu trong 5 năm (2010 – 2015) như thế nào? Những giải pháp lớn để thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đề ra?
Trả lời:
* Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây
dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân tộc; huy động và sử dụng có hiệu quả moi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng
cao đời sống của nhân dân; bảo vệ tài nguyên môi trường, tăng cường quốc phòng-an ninh, giữ
vững ổn định chính trị-xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp theo hướng hiện đại.
* Chỉ tiêu chủ yếu:
- Tốc độ tăng tưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14-15%/năm.
- GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2100 - 2200 USD.
- Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015: công nghiệp 61-62%; dịch vụ
25-26%; nông nghiệp 12-13%.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt trên 500 triệu USD.
- Phấn đấu thực hiện vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách Trung ương giao hàng năm.
- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 20% vào năm 2015.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp năm 2015 giảm còn 47% trong tổng số lao động xã
hội.
- Phấn đấu đến năm 2015 có từ 20-22% số xã và 1 huyện đạt chỉ tiêu quốc gia về nông
thôn mới.
- Đến năm 2015 hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tăng thêm 15% số
trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học so với năm 2010.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 45%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,92%/năm. Đến năm 2015, hạ tỷ lệ trẻ em đươi 5 tuổi suy
dinh dưỡng còn 15%; có 70% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Đến năm 2010 có 85% gia đình, 75% nông thôn, tổ dân phố, 95% cơ quan, trường học
và 30% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về văn hoá.
- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,0 - 4,0%/năm (vùng đồng bằng giảm từ 2,0 -
3,0%/năm; vùng miền núi giảm 4,0 - 5,0%/năm).
- Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2015 đạt 50%.
- Đến năm 2015, có 90% hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo qui chuẩn quốc
gia; 100% khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị có hệ thống xử lí rác thải, nước thải tập trung;
thu gom và xử lí chất thải công nghiệp nguy hại đạt 90%, chất thải y tế đạt 100%
- Xây dựng 90% xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu vững mạnh về quốc phòng - an
ninh, trong đó vững mạnh toàn diện đạt 50% vào năm 2015.
- Bình quân hàng năm có 75% số tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững
mạnh và kết nạp 1700 đảng viên.
* Giải pháp chủ yếu:
- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực để thực hiện tốt ba nhiêm vụ đột
phá: phát triển công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đô thị.
- Nâng cao chất lượng xây dựng qui hoạch và quản lí tốt việc triển khai thực hiện qui
hoạch.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư phát triển.
- Chủ động phòng tránh thiên tai, tăng cường bảo vệ môi trường.
- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Câu 5: Công tác Dân vận, Mặt trận, các hội, đoàn thể nhân dân được Đại hội tỉnh Đảng
bộ lần thứ XVIII xác định như thế nào trong mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong
giai đoạn 2010 - 2015?
Trả lời: Trong những năm tới, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hoá, xã hội,
vấn đề phát huy dân chủ và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân càng trở nên bức thiết. Vị
trí, vai trò của dân chủ và đại đoàn kết toàn dân phải được nhận thức và nâng lên một tầm cao
mới. Dân chủ là mục tiêu, đại đoàn kết toàn dân là động lực chủ yếu để xây dựng, phát triển
quê hương giàu mạnh. Vì vậy, nhiệm vụ công tác dân vận, mặt trận, các hội, đoàn thể nhân dân
cần tập trung một số nội dung:
- Phát huy dân chủ XHCN, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao sự đồng
thuận xã hội, giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giứa các thành viên trong cộng đồng.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả qui chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị,qui
chế dân chủ ở cơ sở, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công băng, văn minh. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về công tác dân tộc, công tác tôn giáo. Đẩy mạnh công tác vận động thanh niên,
phụ nữ, nông dân, công nhân và đội ngũ trí thức, phát huy vai trò của cựu chiến binh trong
tham gia xây dựng quê hương, đất nước thời kì CNH,HĐH.
- Xây dựng cơ chế thích hợp để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn
thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền các cấp,
thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho đoàn
viên, hội viên, nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận và các hội, đoàn thể
nhân dân; nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng
bám sát nhiệm vụ chính trị, phù hợp với đặc điểm của từng hội, đoàn thể, động viên được đông
đảo quần chúng tham gia, đáp ứng lợi ích thiết thực của hội, đoàn viên và nhân dân. Chỉ đạo
đẩy mạnh Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" làm cho các cơ
quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân có thói quen tiêu dùng hàng
Việt Nam trong đời sồng hàng ngày.
- Đổi mới hoạt động công tác dân vận, mặt trận, các hội đoàn thể nhân dân theo hướng
sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân để động viên các tầng lớp nhân dân

thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Câu 6: Từ thực tế học tập. lao động, công tác của mình, bạn hãy đề xuất về nội dung,
những mô hình, cách thức hoạt động phù hợp với tổ chức Đoàn và tuổi trẻ, thu hút được đông
đảo ĐVTN tham gia góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh, phát huy vai trò của
tuổi trẻ trong sự nghiệp CNHHĐH quê hương, đất nước

×