Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ 2012 - 2014 VÀ NHỮNG CƠ HỘI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.53 KB, 9 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 146

KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ 2012 - 2014 VÀ NHỮNG CƠ
HỘI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
PGS. TS. Đồng Xuân Ninh
Khoa Kinh tế - Quản lý
Tóm tắt: Từ khóa: Kinh tế Việt Nam, cơ hội mới, điểm sáng kinh tế, phát triển bền
vững. Đề tài: "Kinh tế Việt Nam thời kỳ 2012 - 2014 và những cơ hội mới để phát triển bền
vững" gồm có 3 phần. Phần 1, phân tích và đánh giá những diễn biến và tác động của kinh tế
thế giới và Việt Nam. Những tác động này vừa là cơ hội và điểm tựa tạo ra động lực mới, vừa
là những thách thức và trở ngại cần phải vượt qua trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt
Nam. Phần 2, vận hội và triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam đã đến. Cần phát huy các
kết quả và "các điểm sáng", đã đạt được của 2012 - 2013 để tạo đà và làm điểm tựa cho phát
triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Phần 3, là 5 nhóm giải pháp chính sách kinh tế vĩ
mô và vi mô, nhằm tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức trong bối cảnh của kinh tế
toàn cầu, nhằm tăng cường thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.
Từ khóa: Kinh tế Việt Nam, cơ hội mới, điểm sáng kinh tế, phát triển bền vững.
Đặt vấn đề: Kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008 - 2009) đã
bộc lộ ra những điểm yếu nội tại và sức đề kháng rất hạn chế của nền kinh tế do tác động từ
bên ngoài. Kể từ giữa năm 2013 và nửa đầu năm 2014, kinh tế Việt Nam đã hồi phục dần, lạm
phát được kiềm chế, cán cân thanh toán có thặng dư… Kết quả này là nhờ các giải pháp ổn
định kinh tế vĩ mô đã được Chính phủ kiên trì thực hiện từ những năm 2011, cùng với những
điều chỉnh chính sách thận trọng và hợp lý trong những năm 2012, 2013 và 2014. Tuy nhiên,
kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn. Ngoài sự kiện biển Đông, Việt Nam còn
ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế và những
chuẩn mực của nền kinh tế thị trường hiện đại, tự do cạnh tranh v.v… Bối cảnh này vừa tạo ra
những cơ hội và thuận lợi, vừa phải đối mặt với những thách thức mới cần phải vượt qua để


tạo ra những đột phá và động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Bài viết gồm các phần:
 Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam 2012 - 2014. Những thách thức và cơ hội
mới.
 Triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm tới.
 Kiến nghị các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô.
1. Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam 2012 - 2014. Những thách thức và cơ
hội mới
Kinh tế thế giới 2012 - 2013 và những tác động đến kinh tế Việt Nam
Kinh tế thế giới thời kỳ này trải qua nhiều khó khăn và biến động. Điều này được phản
ánh thông qua việc Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và các tổ chức đánh giá tín nhiệm đều đồng loạt
hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 4%, của Hoa Kỳ là 1,3%, Nhật Bản là
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 147

2,2%, Trung Quốc là 8,2%, Ấn Độ là 7,8% và Braxin là 3,5%.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước này đều được dự báo thấp hơn so với
trước. Ngoài ra, kinh tế thế giới còn phải đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn, như cuộc
khủng hoảng nợ công ở Mỹ và Châu Âu; tình trạng thâm hụt ngân sách xảy ra ở nhiều quốc
gia; tỷ lệ thất nghiệp khá cao (ở Mỹ: 9-10%; các nước Châu Âu: 10-20% v.v )
Từ bối cảnh trên của kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục gây khó khăn và ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam trên các mặt: xuất nhập khẩu, chứng khoán và đầu tư.
Thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức độ cao, sức mua
giảm, nợ xấu có chiều hướng tăng và ở mức đáng lo ngại. Nền kinh tế và các doanh nghiệp
trong nước phải đương đầu với cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn ở cả 4 cấp độ: quốc tế,
quốc gia, sản phẩm và doanh nghiệp v.v…Trước những khó khăn đó, Chính phủ đã ban hành
và triển khai thực hiện các Nghị quyết 01,02/NQ-CP (2013) để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, kiềm chế lạm phát, tạo môi trường và động
lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững. Bên cạnh những

khó khăn và thách thức trên kể cả sự kiện biển Đông (5-2014), tình hình kinh tế thế giới 2012
- 2013 đã tạo ra những cơ hội mới cho phát triển kinh tế Việt Nam. Cơ hội trước hết là các
dòng vốn đầu tư rút khỏi từ những nền kinh tế rối loạn, nhiều rủi ro để tìm đến những thị
trường đầu tư ổn định và có lợi như Việt Nam. Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một nơi
có tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, có nhiều tiềm năng và có sức hút rất
lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài (Bảng 1.1 và 1.2). Sau đó, là một loạt các cơ hội xuất
hiện như thị trường có quy mô lớn, với gần 90 triệu dân, có cơ cấu dân số vàng; Thể chế ổn
định; Cơ sở hạ tầng được nâng cấp theo hướng hiện đại; Công nghệ thông tin, đặc biệt là
Internet được phổ cập rộng rãi, tạo điều kiện kết nối với các thị trường và khách hàng; cơ cấu
kinh tế và ngành nghề được chuyển dịch sang mô hình công nghiệp - dịch vụ; nền kinh tế
phục hồi là điểm tựa cho kinh tế phát triển; lãi suất ngân hàng giảm nhiệt; thị trường chứng
khoán và bất động sản ấm dần lên; xuất nhập khẩu phát triển v.v… (Hình 1.1 và Bảng 1.3).
Bảng 1.1. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 2006 - 2012
Năm
Số dự án
Tổng số vốn đăng ký
(Triệu USD)
Tổng số vốn thực hiện
(Triệu USD)
2006
987
12.004,5
4.100,4
2007
1.544
21.348,8
8.034,1
2008
1.171
71.726,8

11.500,2
2009
1.208
23.107,5
10.000,5
2010
1.237
19.886,8
11.000,3
2011
1.191
15.618,7
11.000,1
2012*
1.287
16.348,0
10.046,6
Nguồn: Niên giám thống kê 2012 - trang 173
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 148

Bảng 1.2. Tỷ trọng vốn đầu tư và đóng góp vào GDP phân theo ba khu vực sở hữu
Đơn vị: %

2007
2009
2011
1. Tỷ trọng vốn đầu tư




- Kinh tế nhà nước
37,20
40,50
36,90
- Kinh tế ngoài nhà nước
38,50
33,90
38,50
- Kinh tế FDI
24,30
25,60
24,60
2. Tỷ trọng đóng góp vào GDP



- Kinh tế nhà nước
35,93
35,13
33,03
- Kinh tế ngoài nhà nước
46,11
46,54
48,00
- Kinh tế FDI
17,96
18,33
18,97

Nguồn: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - Sách đã dẫn, trang 202
Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Theo giá 2010, %)
7.13
5.66
5.4
6.42
6.24
5.71
5.98
6.98
5.42
5.25
5
5.5
6
6.5
7
7.5
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - Kinh tế thế giới và Việt Nam…
Chủ biên GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng - NXB KHXH - trang 140,231)

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 149

Bảng 1.3. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 (%)

2012

2013
Tổng số
5,25
5,42
Trong đó:


- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
2,68
2,67
- Công nghiệp và xây dựng
5,75
5,43
- Dịch vụ
5,90
6,56
Nguồn: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - Sách đã dẫn, trang 149
Tóm lại: Việt Nam cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá kịp thời và sâu hơn những
diễn biến, thay đổi của nền kinh tế thế giới để tránh được các ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng
được các cơ hội và lợi thế của mình, đồng thời đẩy mạnh công cuộc đổi mới, cải cách thể chế,
áp dụng công nghệ hiện đại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ
cao để tạo đà cho kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao được năng suất, chất lượng,
hiệu quả và năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.
2. Triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm tới
Kinh tế Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một giai đoạn đổi mới và có ý
nghĩa quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế trong nhiều năm tới. Với sự tăng trưởng có
dấu hiệu hồi phục tích cực và có triển vọng đạt được mục tiêu 5,71% năm 2014 (Hình 1.1),
tạo đà cho tăng trưởng các năm sau. Với việc kinh tế vĩ mô tiếp tục được ổn định và củng cố
vững chắc, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức tương đối thấp (6%). Với sự thực hiện quyết
liệt và có hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế, mà trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu

DNNN và tái cơ cấu NHTM, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hoàn thiện thể chế của
kinh tế thị trường, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước…
Năm 2013, được đánh giá và ghi nhận nhiều điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, như
ổn định kinh tế vĩ mô, năng lực cạnh tranh được cải thiện, khả năng phòng vệ và ngăn ngừa
rủi ro tài chính có nhiều tiến bộ, xuất khẩu được đẩy mạnh và có thặng dư, hoạt động thu hút
đầu tư nước ngoài tăng cao v.v
Chính những sự kiện, kết quả và các điểm sáng đạt được của nền kinh tế thời kỳ 2012
- 2013 ở trên lại là điểm tựa và tạo đà cho kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong 2 - 3 năm
tới. Cụ thể:
(i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6 - 7%. Triển vọng năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh
tế có thể đạt được 5,71%. Khi tổng cầu của nền kinh tế được phục hồi, thu nhập khả dụng của
hộ gia đình được cải thiện và kinh tế vĩ mô được ổn định thì các năm sau này tốc độ tăng
trưởng sẽ cao hơn.
(ii) Kiềm chế lạm phát ở mức thấp (khoảng 6 - 6,5%), vì có sự điều chỉnh mạnh mẽ cơ
cấu phân bổ tín dụng vào khu vực sản xuất và có sự điều tiết ngày càng hiệu quả hơn của
Chính phủ… (Hình 2.1)
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 150

Hình 2.1. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (2002 - 2013) và dự báo 2014 - 2015
3
9.5
6.6
19.89
6.52
6.62
6.07
6.04
4

6.81
18.13
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
2002 2003 2004 2006 2008 2009 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - Sách đã dẫn, trang 235
(iii) Cán cân thanh toán của Việt Nam tiếp tục có thặng dư
Do tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao, nhờ đóng góp ngày càng tăng
của thặng dư hàng hóa từ khu vực FDI và các tập đoàn đa quốc gia. Nhiều khả năng cán cân
thanh toán tổng thể của Việt Nam sẽ thặng dư 1,9 tỷ USD năm 2014 và 1,4 tỷ USD năm 2015.
(iv) Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực đô thị Việt Nam có xu hướng giảm từ 3,34% năm
2014 xuống còn 3,06% năm 2015. Do tăng trưởng kinh tế đang dần được phục hồi và đặc biệt
là cơ cấu phân bổ tín dụng đã được cải thiện cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng.
GDP bình quân đầu người qua các năm (USD) đều tăng (Hình 2.2).
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 151

Hình 2.2. GDP bình quân đầu người (USD) 1991 - 2013
0

1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013

Nguồn: Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam - NXB Thông tin và truyền
thông 2013, trang 39)
3. Kiến nghị các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô
Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm 2012 – 2014 đã có nhiều biến
chuyển theo chiều hướng tích cực, góp phần tạo lập nền tảng và điểm tựa cho sự phục hồi và
phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Muốn vậy và trước hết phải bổ sung và
hoàn thiện hệ thống các chính sách và các nhóm giải pháp trọng tâm sau đây:
3.1. Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và nâng cao mức tăng
trưởng kinh tế
Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô cần hướng tới việc giảm thiểu các rủi ro về chính
sách, đặc biệt là các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối cung - cầu, cân đối các nguồn lực
bên trong như tiết kiệm, đầu tư và cân bằng cán cân thanh toán. Điều hành chính sách tiền tệ
phải theo các công cụ của thị trường, phải thận trọng, linh hoạt và phối hợp hài hòa với chính
sách tài khóa. Kiểm soát lạm phát phải được xem là mục tiêu đặc biệt quan trọng trong điều
hành chính sách tiền tệ. Cần xem xét cắt giảm các mức thuế và chi tiêu Chính phủ ở mức phù
hợp và có lộ trình. Xây dựng chính sách quản lý nợ công và chính sách tiền tệ theo hướng lạm
phát mục tiêu và chính sách “tỷ giá thả nổi có kiểm soát” để thúc đẩy đầu tư và kích thích
xuất khẩu.
3.2. Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả và tổ chức tốt thị trường trong nước
 Tăng cường và nâng cao hiệu quả của hoạt động phân tích, đánh giá và dự báo
những diễn biến của thị trường trong nước và ngoài nước, kịp thời áp dụng các giải pháp điều

tiết cung - cầu và bỉnh ổn thị trường.
 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các quy định về quản lý giá,
Các nước
phát triển tại
Châu Á
Việt Nam
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 152

thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, mặt hàng thực hiện bình
ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống…
 Tăng cường triển khai thực hiện các Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia,
Chương trình thương hiệu quốc gia, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường.
3.3. Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng
nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh
 Đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, hoàn thiện cơ chế thị trường. Đẩy mạnh quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm là thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu DNNN
và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Cần sắp xếp lại thị trường đầu vào với cơ chế điều tiết và
giám sát phù hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch và ổn định trên thị trường. Tận
dụng các cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế.
 Đổi mới tư duy về mô hình tăng trưởng, cải thiện năng lực quản trị nhà nước. Đẩy
nhanh ứng dụng mô hình đối tác “công - tư” (PPP) để tăng cường thu hút các nguồn lực của
khu vực ngoài nhà nước vào lĩnh vực đầu tư công (chủ yếu là hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội…). Cần phải tiếp tục giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản và nợ xấu trong hệ thống
ngân hàng, nếu không, đây là “điểm nghẽn” của kinh tế Việt Nam trong quá trình phát triển
và tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
 Thực hiện chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường để
tránh bị động và phụ thuộc vào một thị trường. Giảm dần và hạn chế xuất khẩu các loại
khoáng sản, nông sản, lâm sản thô chưa qua chế biến… Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu

mang tính chất gia công, lắp ráp với hàm lượng công nghệ thấp. Điều này dẫn đến nguy cơ
nền kinh tế Việt Nam có thể bị kẹt trong “bẫy gia công lắp ráp” với năng suất và giá trị gia
tăng thấp mà hầu như không có khả năng tham gia cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam
Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2013, năng lực
cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 5 bậc so với năm trước (xếp hạng 70 trong tổng số 148 quốc
gia được khảo sát – Bảng 3.1). Nguyên nhân chủ yếu là do ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc
hơn (tăng 19 bậc so với năm trước) và có sự cải thiện của chất lượng hạ tầng giao thông (tăng
13 bậc so với năm trước).
3.5. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội
Tất cả các nội dung và giải pháp chính sách trên đều được thực hiện bằng con người
và vì con người, đòi hỏi phải được thực thi một cách linh hoạt để kích thích đầu tư, tạo việc
làm và cải thiện thu nhập, song cần chú ý ưu tiên duy trì khoảng lạm phát mục tiêu. Chính
sách này nhằm hỗ trợ cao các ngành duy trì việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho các
ngành xuất khẩu và các ngành cạnh tranh với nhập khẩu. Đồng thời chính sách này đòi hỏi
tăng chi cho an sinh xã hội, đặc biệt là cho các lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cho người
nghèo, người có thu nhập thấp. Tăng chi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cần đưa công
nghệ thông tin và việc giám sát thường xuyên về tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm, tiền
lương và thu nhập của thị trường lao động trở thành một cấu phần hữu cơ quan trọng của
hoạch định và thực thi chính sách của Chính phủ.
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 153

Bảng 3.1. Tổng hợp chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam

2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013

2013-2014
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
/133
(1-7)
/139
(1-7)
/142
(1-7)
/142
(1-7)
/148
(1-7)
GCI tổng hợp
75
4
59
4,3
65
4,24
75
4,1

70
-
1. Các yếu yếu
cơ bản. (Thể
chế, hạ tầng,
môi trường vĩ
mô, y tế, giáo
dục)
92
4
74
4,4
76
4,41
91
42
-
-
2. Các yếu tố
tăng cường hiệu
quả (GD và đào
tạo bậc cao,
hiệu quả thị
trường hàng
hóa, lao động,
tài chính, công
nghệ…)
61
4,1
57

4,2
66
4,05
71
4,0
-
-
3. Các yếu tố về
sáng tạo và
trình độ phát
triển (trình độ
kinh doanh,
sáng tạo)
55
3,7
53
3,7
75
3,44
90
3,3
-
-

Nguồn: - Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm VN-NXB TT & TT trang 39,40
- Kinh tế thế giới và Việt Nam – Viện Hàn Lâm KHXHVN – Sách đã dẫn – trang 261
Trên đây là những diễn biến và thay đổi cơ bản của “Kinh tế Việt Nam thời kỳ 2012-
2014”, vừa là cơ hội và điểm tựa tạo ra những động lực mới, vừa là thách thức và trở ngại đối
với tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Chỉ có vượt qua khó khăn và trở ngại này thì
kinh tế Việt Nam mới cải thiện và nâng cao được tốc độ tăng trưởng, mới tạo ra những đột

phá và động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững./.

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 154

4. Tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo thường nhiên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2013 - NXB Thông tin và truyền
thông - Chỉ đạo biên soạn TS Nguyễn Hữu Lục (Nguyên phó chủn hiệm văn phòng chủ tịch
nước) và tập thể tác giả.
[2]. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2011 - VCCI - NXB TT&TT.
[3]. Kinh tế thế giới và Việt Nam (2014), Vượt qua trở ngại để phục hồi tăng trưởng -
Chủ biên GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - NXB
Khoa học xã hội.
[4]. Niên giám thống kê 2012.
[5]. Internet
Abstract: Vietnam Economy Term 2012-2014 and new opportunities for strong
development, including 3 sections, Section 1, analysis and approbate the movement and
affection of global and Vietnam economy. This affection is both opportunity, base to create
the new motivation and challenge and obstacle need to be passed in the processing of
economic development. Section 2, developing opportunity and prospects of Vietnam Economy
has come. It is need to increase the results and “economic highlight” earned in the period of
2012 – 2013 to create momentum and base for the Vietnam economic development for near
future. Section 3, includes 5 groups of resolution for micro-macro economic development ,
with the purpose to take the advantages and pass away all challenges in the global economy
status, to enhance the implementation of re-organization economy and renew the development
structures in direction of increasing quality, efficiency and competition ability, implement the
target of strong development the economy of Vietnam.
Keywords: Vietnamese Economy, new opportunities, economic signal, strong
development.


×