Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.04 KB, 92 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế đã chứng minh sự giàu có, thịnh vương của một quốc gia, dân
tộc không phải được tạo ra nhờ đặc ân của Thượng đế ban tặng với rừng vàng,
biển bạc mà chính là nhờ đôi bàn tay, khối óc của con người. Đúng như nhà
văn người Nga, M.Gorki đã nói: “Sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc
không phải ở chỗ có nhiều đất đai, rừng, gia súc và các loại quặng quý mà ở
số lượng và chất lượng những con người có học thức, ở lòng yêu tri thức, ở sự
nhạy bén và năng động của trí tuệ - sức mạnh của một dân tộc không nằm
trong vật chất mà nằm trong năng lượng (trí tuệ)”.[3;tr.2]. Như vậy trí tuệ của
con người là tiềm năng quan trọng nhất cần được khai thác và sử dụng để
phục vụ cho sự phát triển của quốc gia và cả nhân loại.
Năm 1967, mô hình lý thuyết về cấu trúc trí tuệ của Guilford ra đời đã
kết luận trí tuệ của con người bao gồm hai thành phần cơ bản là thông minh
và sáng tạo. Đồng thời sáng tạo có vai trò quan trọng hơn trí thông minh đối
với sự thành bại của hoạt động [28;tr.3]. Các nhà khoa học Mỹ cũng khẳng
định: “Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ của
khoa học mà còn đến toàn bộ xã hội nói chung, và dân tộc nào biết nhận ra
được những nhân cách sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết
tạo ra được một cách tốt nhất cho họ những điều kiện thuận lợi nhất, thì dân
tộc đó sẽ có được những ưu thế lớn lao” [23;tr.2,45]. Sự kiện này một lần nữa
tạo động lực to lớn cho việc nghiên cứu về trí tuệ, đặc biệt là tính sáng tạo.
Ý thức được tầm quan trọng của sáng tạo đối với sự phát triển của đất
nước, Mỹ đã nghiên cứu và vận dụng thành quả trong nghiên cứu sáng tạo vào
giáo dục nhằm phát triển trí sáng tạo của học sinh. Ở châu Á, Hàn Quốc chủ
trương giáo dục cho thế hệ trẻ sáng tạo hơn là bắt chước. Tư tưởng giáo dục
của Nhật là hướng tới cuộc sống sáng tạo. Tuy nhiên, trong nhà trường Việt
Nam, việc đào tạo, bồi dưỡng, phát huy tính sáng tạo của học sinh chưa thực
sự thực hiện đúng theo tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước thể hiện
1
trong nghị quyết TW2 (khoá VIII) “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy


học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực tự học, năng lực
sáng tạo…” và điều 5 trong luật giáo dục ban hành năm 1998: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh…”[13;tr.9].
Ngoài ra, trong vấn đề nghiên cứu sáng tạo thì đề tài nghiên cứu sáng
tạo của sinh viên đặc biệt là sáng tạo của sinh viên sư phạm chưa được quan
tâm nghiên cứu nhiều, mặc dù sinh viên sư phạm sẽ là những người thầy cô
giáo tương lai trực tiếp góp phần đào tạo ra những nhân cách sáng tạo. Trong
nhà trường, giáo viên bộ môn Họa, Nhạc giữ vai trò rất quan trọng trong việc
bồi dưỡng, kích thích, phát huy tính sáng tạo, năng lực sáng tạo của học sinh.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu sáng tạo của sinh viên Họa - Nhạc vẫn chưa nhiều.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình
Thuận”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng mức độ sáng tạo của sinh viên Họa - Nhạc
trường CĐSP Bình Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm phát
triển tính sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP Bình Thuận.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu : Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa - Nhạc
trường CĐSP Bình Thuận.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: 75 sinh viên Họa
Nhạc năm thứ hai và thứ ba trường CĐSP Bình Thuận, 80 sinh viên Toán-Tin
và GDCD-Sử trường CĐSP Bình Thuận.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Đề tài nghiên cứu mức độ sáng tạo của sinh viên Họa - Nhạc
trường CĐSP Bình Thuận.
4.2. Địa bàn nghiên cứu: trường CĐSP Bình Thuận.
2
5. Giả thuyết khoa học

5.1. Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa - Nhạc ở trường CĐSP Bình
Thuận chỉ ở mức trung bình.
5.2. Có sự khác biệt về mức độ sáng tạo của sinh viên của trường CĐSP
Bình Thuận ở các ngành học.
5.3. Không có sự khác biệt giới tính về mức độ sáng tạo của sinh viên
trường CĐSP Bình Thuận.
5.4. Có sự không đồng đều về mức độ biểu hiện của các thành phần
trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề sáng tạo làm cơ sở cho đề tài
nghiên cứu.
6.2. Khảo sát thực trạng mức độ sáng tạo của sinh viên trường CĐSP
Bình Thuận nói chung và của sinh viên Họa-Nhạc nói riêng.
6.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ sáng tạo của sinh
viên Họa - Nhạc trường CĐSP Bình Thuận.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng phối
hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
7.2. Phương pháp trắc nghiệm.
7.3. Phương pháp điều tra.
7.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.5. Phương pháp nghiên cứu chân dung điển hình.
7.6. Phương pháp thống kê toán học.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sáng tạo không phải là một khái niệm hoàn toàn mới mà ngược lại có
bề dày lịch sử lâu đời. Cuối thế kỷ thứ III, khoa học về sáng tạo (Heuristics) ra

đời. Theo quan niệm bấy giờ Heuristics là một khoa học nghiên cứu về các
phương pháp và quy tắc sáng chế, phát minh trong tất cả các lĩnh vực khoa
học. Khoa học này tồn tại suốt 16 thế kỉ nhưng rất ít người biết đến và hầu
như bị lãng quên.
Giữa thế kỉ XIX, các nhà xã hội học là những người đầu tiên có đóng
góp to lớn trong việc giải quyết các vấn đề về sáng tạo. Họ cho rằng bản chất
của hoạt động sáng tạo là trí tưởng tượng và trí tưởng tượng được coi là cơ sở
của bất cứ hoạt động sáng tạo nào.
Nước Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu về
sáng tạo, là cường quốc về sáng tạo. Năm 1920, Lewis Terman tiến hành
nghiên cứu về sáng tạo đối với những học sinh có chỉ số thông minh trên 140.
Dựa trên công trình nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra những kết luận về
vấn đề nghiên cứu sáng tạo, phương pháp nghiên cứu sáng tạo. Cuốn sách đầu
tiên viết về sáng tạo là của tác giả A.Osborn, được xuất bản ở Mỹ năm 1934,
trong đó có bàn đến các phương pháp sáng tạo. Năm 1944, William Gardon
trong quá trình nghiên cứu về tư duy sáng tạo đã đưa ra những luận điểm
chung về kích thích tư duy sáng tạo. Ông là người đề xuất ra phương pháp
sáng tạo có tên là Xinetic.
Giữa thế kỷ XX, nghiên cứu sáng tạo ở Mỹ mới thực sự được chú ý
nghiên cứu do nhu cầu phát triển kinh tế thời hậu chiến và tham vọng muốn
làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Đặc biệt, sự kiện Nga phóng thành công tàu vũ
trụ đầu tiên vào không gian đã tạo động lực cho việc nghiên cứu sáng tạo của
Mỹ. Những năm 60, 70 của thế kỷ XX được đánh giá là thời kỳ hoàng kim
4
của việc nghiên cứu sáng tạo. Đúng như J.P.Guilford nói: “Không có một hiện
tượng tâm lý nào đã bị coi thường trong suốt một thời gian dài và đồng thời
lại được quan tâm trở lại một cách bất ngờ như là hiện tượng sáng tạo”. Người
có công lao rất lớn trong việc nghiên cứu sáng tạo ở Mỹ phải kể đến là J.P
Guilford (1897 – 1987). Ông đã gợi mở các vấn đề có ý nghĩa quan trọng định
hướng cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo. Ngoài ra, ông cũng khẳng định

rằng các test IQ truyền thống không đo được tính sáng tạo của con người và
ông cũng đã tiến hành soạn thảo một bộ tổng nghiệm (Battery test) để đo hành
vi sáng tạo. Năm 1967, ông đưa ra mô hình ba chiều của cấu trúc trí tuệ người
bao gồm 120 nhân tố, trong đó có đến 59 nhân tố thuộc về tính sáng tạo.
J.P.Guilford khẳng định sáng tạo là một thành phần của trí tuệ người và có vai
trò quan trọng hơn trí thông minh đối với sự thành bại của cuộc đời.
Trong những năm 60, 70 của thể kỷ XX, chính phủ Mỹ đã trích từ ngân
sách Nhà nước khoảng 3 tỉ USD đầu tư cho việc nghiên cứu, phát hiện và bồi
dưỡng năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ Mỹ. Nhiều mô hình cấu trúc tâm lý của
sáng tạo cũng được ra đời trong thời gian này. Đồng thời xuất hiện nhiều nhà
tâm lý học chuyên nghiên cứu về lĩnh vực sáng tạo như Holland (1959), May
(1961), Mac Kinnon (1962), Yamamoto (1963), Torrance (1962)…Ngoài ra
trong phạm vi tâm lý – giáo dục cũng xuất hiện nhiều nhóm nghiên cứu về
sáng tạo, tiêu biểu như nhóm Rippe và May (1962), nhóm Klausmeier và
Wiersma (1965), nhóm Getzels và Jackson (1962), nhóm Klaumeier, Harris
và Ethnathos (1962)…Các công trình nghiên cứu này tập trung vào việc giải
quyết các vấn đề như : tiêu chuẩn cơ bản của sáng tạo, các thuộc tính nhân
cách của sáng tạo, sự khác biệt giữa sáng tạo và không sáng tạo, bản chất, quy
luật, các giai đoạn của quá trình sáng tạo, vấn đề phát triển năng lực và kích
thích khả năng sáng tạo của con người.
Ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Tây Âu việc quan tâm nghiên cứu về
sáng tạo diễn ra tương đối muộn hơn so với Mỹ và chỉ thực sự bắt đầu từ cuối
những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Các quốc gia ở khu vực
5
này đầu tư ngân sách khá lớn cho việc nghiên cứu sáng tạo do nhận thấy tầm
quan trọng của hoạt động sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Đồng
thời các nhà nghiên cứu cũng phân định được bản chất của trí thông minh và
sáng tạo trong cấu trúc tâm lý người. Các công trình nghiên cứu về sáng tạo
cũng chỉ ra sai lầm nghiêm trọng của tâm lý, giáo dục thời đó là quá chú trọng
vai trò của trí tuệ logich mà bỏ qua việc nghiên cứu, bồi dưỡng trí tuệ sáng

tạo, phẩm chất sáng tạo.
Trong các nước thuộc hệ thống XHCN lúc đó, Liên Xô nổi lên như là
một cường quốc về nghiên cứu sáng tạo. Có nhiều tác giả lớn nghiên cứu về
sáng tạo là người Liên Xô cũng như có nhiều công trình nghiên cứu về sáng
tạo quan trọng được ra đời tại Liên Xô. Có thể kể tên một vài tác giả tiêu biểu
cùng những công trình nghiên cứu của họ có giá trị rất lớn đối với hoạt động
nghiên cứu sáng tạo trên thế giới. Đầu tiên là A.N.Luk nghiên cứu những vấn
đề chung của hoạt động sáng tạo. V.N.Puskin nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn của tư duy sáng tạo, mối quan hệ giữa tư duy sáng tạo và
hoạt động vô thức. G.S.Kostul, N.A.Mensinxkaia phân tích tầm quan trọng
của hoạt động sáng tạo và mối quan hệ của hoạt động sáng tạo đối với quá
trình tiếp thu tri thức. Bàn về ảnh hưởng của trí tưởng tượng đối với hoạt động
sáng tạo, có hai tác giả nghiên cứu rất kỹ là X.L.Rubinstein và L.X.Vưgotxki.
Hai ông đã nhấn mạnh sự ảnh hưởng qua lại của tư duy và tưởng tượng trong
hoạt động sáng tạo và khẳng định rằng tưởng tượng có vai trò rất lớn đối với
hoạt động sáng tạo và là một thành phần không thể thiếu của tư duy sáng tạo.
Ngoài ra, P.A.Rudich, khi nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của quá trình
tưởng tượng sáng tạo cũng đưa ra nhận định rằng không phải bất cứ loại tưởng
tượng nào cũng tham gia vào quá trình sáng tạo mà chỉ có loại tưởng tượng
sáng tạo mới tham gia vào quá trình sáng tạo.
Ngoài các tác giả Liên Xô tiêu biểu kể trên, tác giả thuộc các nước
Đông Âu, Tây Âu như là Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bungari…cũng quan tâm
và có khá nhiều các công trình nghiên cứu về sáng tạo. Ở Tiệp Khắc, hai tác
6
giả là J.Hlavsa và Lanđa nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái stress và hoảng
sợ đến khả năng sáng tạo của học sinh, mối quan hệ giữa cảm hứng và hoạt
động sáng tạo. M.Popperôva, Jurcôva nghiên cứu về năng lực sáng tạo, ảnh
hưởng của môi trường và giáo dục đến hoạt động sáng tạo, mối quan hệ giữa
tư duy sáng tạo và trí thông minh, thuộc tính của nhân cách sáng tạo. Trong
nhà trường, Đurich và tập thể các nhà khoa học của bộ môn Tâm lý học thuộc

khoa Triết học, trường ĐH tổng hợp Cômenxki nghiên cứu ảnh hưởng của
môi trường và dạy học đến sự phát triển khả năng sáng tạo của học sinh.
Tác giả M.Arnaudôp, viện sĩ viện hàn lâm khoa học Bungari có những
công trình nghiên cứu chuyên sâu về bản chất sáng tạo của văn học. Trong
quyển sách “Tâm lý học sáng tạo văn học”, ông đề cập đến các vấn đề thuộc
lĩnh vực sáng tạo như quá trình sáng tạo, các yếu tố vô thức, ý thức của sáng
tạo, tưởng tượng và sáng tạo, cảm xúc và sáng tạo…
Ở Đức, Erika Landau đã tổng hợp và sắp xếp các năng lực sáng tạo liên
quan đến yếu tố trí tuệ dựa theo quan điểm của J.P.Guilforld về cấu trúc tâm
lý của sáng tạo. Năm 1978, K.J.Schoppe đã soạn thảo bộ trắc nghiệm VKT
(trắc nghiệm sáng tạo - ngôn ngữ) dựa trên quan niệm của J.P.Guilford. Bộ
test này có xu hướng đồng nhất tính sáng tạo với tư duy phân kì, quan tâm đến
số lượng các ý tưởng phát ra trong một thời gian nhất định. Sau này có test tư
duy sáng tạo vẽ hình TSD – Z do hai tác giả Hans G.Jellen và Klaus K.Urban
được xây dựng từ những năm 1984, 1985, đo một cách khá trọn vẹn, chi tiết
về tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo và các phẩm chất tâm lý của sáng tạo.
Ở Việt Nam, việc tiếp cận vấn đề sáng tạo diễn ra tương đối muộn hơn
so với các nước trên thế giới và bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy
nhiên, trong những năm qua Đảng và Nhà nước cũng có những chủ trương,
chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, bồi dưỡng khả
năng sáng tạo. Đã có nhiều trung tâm sáng tạo được hình thành như trung tâm
sáng tạo khoa học kĩ thuật thuộc trường Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
Nhiều cuộc thi về sáng tạo từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia được tổ chức hàng
7
năm như cuộc thi sáng chế kĩ thuật VIFOTEK do Bộ Khoa học – công nghệ tổ
chức, thi sáng kiến kinh nghiệm.
Trong tâm lý học và giáo dục học cũng đã tổ chức các hội nghị, hội
thảo về chuyên đề sáng tạo. Có nhiều công trình nghiên cứu cấp Bộ về sáng
tạo. Đặc biệt tác giả Nguyễn Huy Tú có nhiều bài viết về sáng tạo đăng trên
các tạp chí Tâm lý-Giáo dục và thực hiện một số đề tài khoa học cấp Bộ về

lĩnh vực sáng tạo. Đồng thời cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về sáng tạo như
Phạm Minh Hạc,Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn, Đức Uy, Phan Trọng
Ngọ,Vũ Kim Thanh, Nguyễn Kim Quý… và có rất nhiều luận án, luận văn
nghiên cứu về sáng tạo.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về sáng tạo chỉ tập trung mô tả về chỉ
số sáng tạo và đưa ra những kết luận chung về thực trạng mức độ sáng tạo trên
một số lượng mẫu khá lớn, còn việc phân tích các yếu tố, các thành phần nằm
trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo chưa được nghiên cứu một cách cụ thể.
Đồng thời, các đề tài nghiên cứu sáng tạo thường gặp là sáng tạo của lứa tuổi
thiếu nhi, của sinh viên của các trường ĐH, còn sáng tạo của sinh viên các
trường CĐ đặc biệt là CĐSP chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Vì vậy,
việc nghiên cứu vấn đề sáng tạo của sinh viên CĐSP là việc làm cần thiết
nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề sáng tạo của sinh viên sư phạm.
1.2. Khái niệm về sáng tạo
1.2.1. Sáng tạo theo quan điểm triết học
Sáng tạo là thuật ngữ có nguồn gốc từ chữ “Creare” trong tiếng Latinh
có nghĩa là “sản sinh ra, tạo ra…” . Trong tiếng Anh, danh từ sáng tạo tương
ứng với từ “Creation” dùng để chỉ một hành động hay một quá trình tạo ra cái
mới mà trước đây chưa hề tồn tại. Như vậy, thuật ngữ sáng tạo không phải là
một thuật ngữ mới lạ mà đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, cho đến nay có rất
nhiều quan niệm khác nhau về sáng tạo.
Các nhà triết học cổ đại Hy Lạp cho rằng đó sáng tạo là lĩnh vực siêu
nhiên do sức mạnh thần thánh ban cho. Tiêu biểu là Platon, ông cho rằng
8
Thượng đế là đấng tối cao sáng tạo ra thế giới, năng lực sáng tạo là hoạt động
ý chí từ cõi hư không và sáng tạo của con người được xem như là một trạng
thái tâm linh quyến rũ do thần thánh ban cho con người. Đây là quan điểm
duy tâm về sáng tạo, không thừa nhận khả năng sáng tạo của con người.
Đối lập với quan niệm trên là quan niệm Thần hóa, Ngô diệu của Đạo
gia thừa nhận sáng tạo không phải là hoạt động của thế giới thần linh mà là

của con người. Đạo gia quan niệm hoạt động sáng tạo tạo ra cái đẹp không thể
là một hoạt động trí tuệ thông thường mà là một hoạt động siêu cảm quan và
phi lý tính. Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là quá trình chủ thể phát huy trực
giác và tưởng tượng để kiến tạo hình tượng nghệ thuật. Quan điểm này mặc
dù có nhiều tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế nhất định như tách rời hoạt
động sáng tạo của con người với thực tại xung quanh, với thực tiễn của cuộc
sống, loại bỏ hoàn toàn yếu tố lý tính mà chỉ thừa nhận duy nhất yếu tố phi lý,
trực giác trong quá trình sáng tạo [21].
Thời kỳ Phục hưng, quan niệm sáng tạo được thể hiện như một nghệ
thuật mà đặc trưng ở tính trực quan. Tiêu biểu là nhà triết học người Đức
I.Cantơ. Theo ông kết quả của hoạt động sáng tạo dựa trên cơ sở của trực
quan, của hoạt động nhận thức lý tính và cuối cùng cho ra đời một sản phẩm
cụ thể. I.Cantơ quan niệm rằng chỉ có sáng tạo nghệ thuật khi ở đó có sự toàn
quyền của hoạt động lý tính. Thực ra, yếu tố trực quan, lý tính có tham gia vào
quá trình sáng tạo nhưng không phải mọi hoạt động sáng tạo nào đều hoàn
toàn chỉ dựa trên cơ sở của yếu tố trực quan, cảm tính mà còn có sự tham gia
của yếu tố trực giác, phi lý tính.
Thế kỷ XX, các nhà triết học thực dụng lại quan niệm sáng tạo chẳng
qua là những phát minh nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhất định và là hành
động tạo ra cái mới một cách có kế hoạch. Như vậy, quan điểm của trường
phái triết học này chỉ xem xét, nhìn nhận sáng tạo dưới khía cạnh sản phẩm,
đến tính có ích của hoạt động sáng tạo.
9
Quan điểm macxit về sáng tạo đã khắc phục tính thần bí, máy móc, siêu
hình, phiến diện của các quan điểm trên về sáng tạo và khẳng định sáng tạo
chỉ có ở con người vì chỉ có con người mới có khả năng cải tiến cái cũ và tạo
ra cái mới. Hoạt động sáng tạo dựa trên cơ sở của hoạt động và tuân theo các
quy luật khách quan, vừa mang bản chất cá nhân, vừa mang bản chất lịch sử
xã hội. Sáng tạo không phải là một chương trình, kế hoạch vạch sẵn hay là
những hành động, thao tác lặp lại một cách máy móc mà một quá trình tạo ra

cái mới cần thiết cho cá nhân, cho xã hội loài người [6].
Sáng tạo không tách rời với thực tại, không phải là những gì viển vông,
xa rời thực tế. Sáng tạo bắt nguồn từ những điều kiện lịch sử cụ thể, nằm trong
mối liên hệ, gắn bó, ràng buộc với thực tại xung quanh và trở về với thực tiễn,
phục vụ cuộc sống của con người. Các nhà macxit cũng chỉ ra rằng sáng tạo
còn gắn liền với năng lực bẩm sinh và khả năng tự rèn luyện nâng cao năng
lực sáng tạo của mỗi người.
Có thể nói quan niệm của triết học macxit về sáng tạo cung cấp cho con
người một cái nhìn toàn diện, khái quát, khoa học về vấn đề sáng tạo. Điều
này có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng quá trình nghiên cứu sáng tạo.
1.2.2. Sáng tạo theo học thuyết của các trường phái tâm lý học
Trong tâm lý học có nhiều trường phái khác nhau cũng bàn đến vấn đề
sáng tạo như thuyết phân tâm học của S.Freud, thuyết tâm lý học liên tưởng,
thuyết tâm lý học Ghetalt…
Phân tâm học cho rằng sáng tạo là lĩnh vực thuộc về vô thức, thuộc về
bản năng của con người và là biểu hiện của sự thăng hoa. S.Freud cho rằng
khi nhu cầu tính dục bị bồn nén con người luôn tìm kiếm cách thể hiện khác
và một trong những cách đó là sáng tạo nghệ thuật, thăng hoa là một biểu hiện
thứ hai của sự lựa chọn còn nhiễu tâm là biểu hiện thứ nhất. Như vậy quan
niệm sáng tạo của phân tâm học chẳng qua là sự thăng hoa của bản năng tính
dục bằng cơ chế chuyển di đối tượng tính dục sang một đối tượng khác.
10
Tâm lý học Gestalt cho rằng mỗi quá trình tư duy sáng tạo xảy ra được
thúc đẩy bởi lòng ham muốn nhận ra mối quan hệ giữa cấu trúc bên trong của
mỗi tình huống và phạm vi của nó. Họ nhìn nhận “Sáng tạo là một hành động
mà nhờ nó một ý tưởng mới hay một sáng kiến mới được hình thành. Cái mới
này xuất hiện đột ngột vì nó là sản phẩm của tưởng tượng và không phải của
logic” [12;tr.221].
Các giả thuộc trường phái tâm lý học liên tưởng quan niệm “Sáng tạo là
sự cải tổ các yếu tố liên tưởng thành những tổ hợp phù hợp với những yêu cầu

chuyên biệt hoặc là cần thiết trên một phương diện nào đó”[12;tr.208]. Đồng thời
họ cũng khẳng định rằng tổ hợp các liên tưởng cách xa nhau thì quá trình giải
quyết vấn đề càng sáng tạo. Số lượng các liên tưởng nói lên trình độ trí sáng tạo.
Tuy nhiên, sự tập trung cao độ và nhiều tri thức và thông tin về một vấn đề nào
đó sẽ làm hạn chế sự liên tưởng và do đó hạn chế tính sáng tạo của cá nhân.
Các nhà tâm lý học thuộc trường phái tâm lý học hoạt động lại nhìn
nhận sáng tạo như là một dạng hoạt động đặt biệt, chỉ có ở con người. Theo
L.X.Vưgotxki “Hoạt động sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người
tạo ra được cái gì mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật nào đó
của thế giới bên ngoài hay một cấu trúc nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ
sống và biểu lộ trong bản thân con người” [33;tr.5]. X.L.Rubinstein cho rằng:
“Hoạt động sáng tạo là hoạt động tạo ra những cái mới, cái độc đáo. Cái
mới, cái độc đáo này không chỉ đi vào lịch sử của các nhân người sáng tạo
mà còn đi vào lịch sử khoa học nghệ thuật” [14; tr.15].
Tóm lại, mỗi trường phái tâm lý đều tiếp cận vấn đề sáng tạo dưới
những góc độ khác nhau. Vì vậy khi nghiên cứu sáng tạo cần phải xem xét ở
nhiều quan niệm khác nhau để có cái nhìn tổng thể làm cơ sở định hướng cho
quá trình nghiên cứu.
1.2.3. Định nghĩa về sáng tạo trong tâm lý học
Theo định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt” (do Hoàng Phê chủ biên) thì sáng
tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không phụ thuộc vào cái đã có [19].
11
Trong “Từ điển triết học” định nghĩa “Sáng tạo là quá trình hoạt động
của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại
hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kĩ thuật,
văn học nghệ thuật, quân sự…Có thể nói rằng, sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh
vực của thế giới vật chất và tinh thần” [3;tr.7].
Trong tâm lý học, sáng tạo được xem như là một phẩm chất tâm lý,
năng lực của cá nhân, là một dạng hoạt động thể hiện ở quá trình tư duy, sản
phẩm của hoạt động cũng như toàn bộ nhân cách của cá nhân. Xuất phát từ

quan niệm này, trong tâm lý học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sáng
tạo. Mỗi tác giả đều tiếp cận vấn đề sáng tạo dưới những góc độ khác nhau và
có những định nghĩa khác nhau về sáng tạo
1.2.3.1. Tiếp cận sáng tạo dưới góc độ quá trình
Tiếp cận dưới góc này, theo E.P.Torrance (1962) thì “Sáng tạo được
hiểu là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này
đi đến kết quả…Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó trước đây
con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó” [12;tr.167]. Cùng
cách tiếp cận này, M.Willson định nghĩa: “Sáng tạo là quá trình mà kết quả
là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, các dạng năng lượng,
các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp các yếu tố khác nhau”
[32;tr.44].
Như vậy, nếu tiếp cận vấn đề sáng tạo dưới góc độ quá trình thì sáng tạo
được nhìn nhận như là một quá trình có nảy sinh, diễn biến và kết thúc cùng với
việc con người tạo ra sản phẩm mang tính mới mẻ và độc đáo. Bản chất của quá
trình sáng tạo là quá trình con người xây dựng giả thuyết, kiểm nghiệm giả thuyết
để cho ra sản phẩm. Theo quan niệm của J.Hlavsa thì Sáng tạo là quá trình lựa
chọn và sử dụng những phương tiện mới, cách giải quyết mới”[5].
1.2.3.2. Tiếp cận sáng tạo dưới góc độ sản phẩm
Sáng tạo được tiếp cận dưới góc độ này có định nghĩa của Ghiselin
được nhiều người tán thành hơn cả. Theo Ghiselin “Sản phẩm sáng tạo là cấu
12
dạng mới nhất của thế giới kinh nghiệm, được tạo nên bằng sự cấu trúc lại
thế giới kinh nghiệm đã có trước đó, thể hiện rõ nhất sự nhận thức của chủ
thể sáng tạo về thế giới và bản thân cũng như quan hệ giữa anh ta và thế giới
ấy” [12;tr.168].
Có thể nói tính sáng tạo cũng được bộc lộ khá rõ nét thông qua sản
phẩm của sáng tạo. Sản phẩm sáng tạo là sản phẩm mới, độc đáo và có giá trị.
Đó là tiêu chí để phân biệt giữa sản phẩm sáng tạo và sản phẩm không sáng
tạo. Tính sáng tạo được đánh giá qua sản phẩm bằng các tiêu chí như mức độ

cấu trúc lại thế giới kinh nghiệm, phạm vi ứng dụng của sản phẩm. Tuy nhiên
tiếp cận sản phẩm sáng tạo theo Ghiselin lại quá hẹp vì chỉ bàn tới sản phẩm
sáng tạo ở dạng vật chất. Theo Guilford thì sản phẩm sáng tạo bao gồm sản
phẩm sáng tạo cụ thể có thể cảm nhận được và sản phẩm sáng tạo tồn tại dưới
dạng sản phẩm của tư duy – ý tưởng.
Như vậy sản phẩm sáng tạo không chỉ là những phát minh, sáng chế vĩ
đại của các nhà khoa học, các bậc thiên tài mà sản phẩm sáng tạo có mặt ở
mọi nơi, là những sản phẩm thuộc về những con người bình thường miễn sao
đó là sản phẩm của quá trình tạo ra cái mới có giá trị, có ích. Vưgotxki: “Sự
sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ
đại, mà nó có ở khắp nơi nào, khi con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi
và tạo ra một cái gì mới, dù cho cái mới ấy nhỏ bé đến đâu chăng nữa so với
những sáng tạo của các bậc thiên tài”[33;tr.10]. Sản phẩm sáng tạo là mục
đích cuối cùng mà con người hướng tới trong quá trình sáng tạo và có tác
dụng định hướng cho quá trình sáng tạo của cá nhân.
1.2.3.3.Tiếp cận sáng tạo dưới góc độ nhân cách
Tiếp cận sáng tạo dưới góc độ nhân cách nhà tâm lý người Đức,
Pippig, định nghĩa: “Tính sáng tạo là thuộc tính nhân cách đặc biệt, thể hiện
khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Thuộc tính nhân cách này là
tổ hợp các phẩm chất tâm lý, mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm
của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý
13
trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải
pháp truyền thống và đưa ra được các giải pháp mới, độc đáo, thích hợp với
vấn đề đặt ra”.[12,166].
Như vậy, sáng tạo là sự kết hợp của những thuộc tính tâm lý bao gồm
các phẩm chất và năng lực đặc trưng của nhân cách cho quá trình sáng tạo
nhằm đưa ra các giải pháp mới, tối lợi để giải quyết vấn đề trên cơ sở của kinh
nghiệm và tư duy độc lập của cá nhân.
Tóm lại, vấn đề sáng tạo cần phải tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Tuỳ theo góc độ tiếp cận mà ta có một định nghĩa hoàn chỉnh về sáng tạo. Tuy
nhiên trong tâm lý học thì định nghĩa sáng tạo dưới góc độ nhân cách được sử
dụng nhiều hơn cả bởi lẽ nó phản ánh được bản chất của sáng tạo. Ở đó sáng
tạo được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau và sáng tạo được khẳng định
như là một tiềm năng vốn tồn tại ở mọi người, mọi lứa tuổi. Sáng tạo là một
thuộc tính của nhân cách bao gồm các năng lực và phẩm chất giúp con người
tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo và tối lợi.
Trong nghiên cứu về sáng tạo tuỳ theo cách tiếp cận có thể xác định
được định nghĩa về sáng tạo phù hợp đối với đề tài nghiên cứu. Trong đề tài
này, chúng tôi tiếp cận vấn đề sáng tạo dưới góc độ sản phẩm.
1.2.4. Bản chất của sáng tạo
Sáng tạo dù được tiếp cận ở dưới góc độ nhân cách, quá trình hay sản
phẩm thì sáng tạo bao giờ cũng chứa đựng ba yếu tố thể hiện tính đặc trưng
cũng như bản chất của sáng tạo là tính mới mẻ, tính độc lập, tính tối lợi.
1.2.4.1. Tính mới mẻ
Tính mới mẻ của sáng tạo chính là sự phản ánh hiện thực khách quan
một cách mới lạ, có phần khác biệt so với kinh nghiệm vốn có của cá nhân.
Tính mới mẻ của sáng tạo có được là dựa trên việc tổng hợp, liên tưởng, xâu
chuỗi, chọn lọc các ý tưởng, các tri thức có trong kinh nghiệm của cá nhân tạo
ra những ý tưởng, những sản phẩm mới.
14
Tính mới mẻ là thuộc tính đầu tiên và quan trọng thể hiện rõ nhất bản
chất của sáng tạo. Nói như K.Roger thì “Cái chính yếu của sáng tạo là sự mới
mẻ của nó” [32;tr.28]. L.X.Vưgotxki cũng quan niệm rằng: “Tất cả cái gì
vượt ra ngoài những khuôn khổ cũ và chứa đựng dù chỉ một nét của cái mới
thì nguồn gốc phát minh của nó đều do quá trình sáng tạo của con người”
[33;tr.10]. Tuy nhiên, tính mới mẻ của sáng tạo có thể biểu hiện trên nhiều
bình diện khác nhau và do đó nó cũng có một ý nghĩa nhất định trong một
phạm vi nào đó. Như vậy tính mới mẻ của sáng tạo chỉ mang tính tương đối.
1.2.4.2. Tính độc lập

Tính độc lập trong sáng tạo chính là sự tự chủ, độc lập trong hoạt động
sáng tạo của cá nhân, mang đậm bản sắc cái tôi của chủ thể sáng tạo.
Tính độc lập trong sáng tạo thể hiện ở việc đề ra mục đích và tìm được
những giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục đích. Tính độc lập
trong sáng tạo là yếu tố rất quan trọng tạo tiền đề cho việc tạo ra tính mới mẻ
trong sáng tạo. Bởi vì chủ thể hoàn toàn độc lập nên không theo những giải
pháp mang tính lối mòn, đã được người khác sử dụng.
Tính độc lập trong sáng tạo hình thành một kiểu tư duy đặt trưng cho
sáng tạo, đó là tư duy Creative. Tư duy Creative hay tư duy sáng tạo là tư duy
mang tính độc lập cao, tạo ra những giải pháp mới lạ không có trong những
cách giải pháp thông thường, không có trong một công thức định sẵn hay một
một hướng đi cho tư duy đã được vạch ra từ đầu.
Tâm lý học đã chỉ ra rằng để phát triển tính độc lập của tư duy là tiền đề
quan trọng để tạo nên tính sáng tạo thì phải đặt con người vào những tình
huống có vấn đề và buộc họ phải tự mình tìm ra những giải pháp cho riêng
mình. Giải pháp đó có thể không khả thi cho lắm nhưng điều cốt lõi là nó phải
mới lạ, có thể chỉ mới lạ trên bình diện cá nhân.
1.2.4.3.Tính tối lợi
Tính tối lợi của sáng tạo chính là sự tối ưu của việc đem lại ích lợi từ
phía sản phẩm sáng tạo. Như vậy tính tối lợi của sáng tạo thể hiện ở tính có
15
ích, hữu dụng của sản phẩm sáng tạo đối với chủ thể sáng tạo và rộng hơn là
nó ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của xã hội, của nhân loại. Mọi sự
sáng tạo chân chính đều hướng tới tính có ích, hữu dụng, đáp ứng nhu cầu
phát triển của cá nhân và xã hội.
Sáng tạo không có nghĩa là sự viển vông, là thoát ly khỏi hoàn toàn
cuộc sống mà ngược lại sáng tạo được nảy sinh trên nền của hiện thực và quay
trở về phục vụ cho cuộc sống, cho sự phát triển của xã hội. Sáng tạo bao giờ
cũng lấy chất liệu từ thực tế muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống và trên cơ sở
đó bằng cách phối hợp, chắp ghép, tổng hợp các ý tưởng …có nguồn gốc từ

hiện thực để tạo ra những sản phẩm sáng tạo phục vụ cho đời sống sinh hoạt
của con người. Do vậy sản phẩm của sáng tạo không chỉ là độc đáo, mới lạ mà
còn chứa đựng tính tối lợi, hữu dụng. Như vậy sáng tạo phải mang tính tối lợi
và chỉ như thế sáng tạo của con người mới thực sự có hữu ích và đem lại sự
phát triển cho cộng đồng, cho xã hội và toàn thể nhân loại.
1.2.5. Cấu trúc tâm lý của sáng tạo
Cấu trúc tâm lý của sáng tạo là một trong những nội dung quan trọng
khi nghiên cứu sáng tạo. Những năm 50 của thế kỷ XX, ở Mỹ vấn đề cấu trúc
tâm lý của sáng tạo được triển khai nghiên cứu một cách khá hệ thống…Trong
tâm lý học có hai xu hướng tiếp cận trong nghiên cứu sáng tạo gồm quan niệm
hệ thống và quan niệm cấu trúc. Xuất phát từ quan niệm này, có nhiều mô
hình tâm lý sáng tạo ra đời.
Theo Torrance, sáng tạo bao gồm bốn thuộc tính như: sự nhanh nhạy,
linh hoạt, độc đáo và chi tiết, tỉ mỉ. Sự nhanh nhạy thể hiện trong việc nhanh
chóng tạo ra sản phẩm. Sự chi tiết, tỉ mỉ thể hiện ở tính công phu của sản
phẩm. Sự độc đáo thể hiện ở việc đưa ra những phương án giải quyết khác lạ.
Guilford (1967) đã xây dựng mô hình cấu trúc trí tuệ gọi là mô hình trí
tuệ ba chiều gồm ba nhóm: các thao tác, nội dung và sản phẩm. Sản phẩm
được tạo bởi tư duy phân kỳ, đặc trưng cho sáng tạo thì thường đi kèm với các
năng lực như tính linh hoạt, mềm dẻo (Flexibility); tính lưu loát, trôi trảy
16
(Fluence); tính độc đáo (Originality); tính nhạy cảm (Sensibility); định nghĩa
lại sự vật hiện tượng (Redefinition), tính cấu trúc, kế hoạch (Elaboration).
Tán thành với quan điểm của Guilford, Lowenfeld cho rằng sáng tạo
bao gồm tám phẩm chất và năng lực. Bốn phẩm chất đó là tính nhạy cảm, tính
lưu loát, tính mềm dẻo và tính độc đáo. Bốn năng lực của sáng tạo gồm năng
lực định nghĩa mới, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực cố kết các
tổ chức [12;tr.194].
Cấu trúc tâm lý sáng tạo của Guilford mặc được sự tán thành của giới
chuyên môn và được ứng dụng trong một thời gian khá dài. Sau này, Klau

K.Urban tìm ra những hạn chế trong quan niệm của Guilford về sáng tạo như
chỉ đề cập sáng tạo ở phương diện nhận thức, đồng nhất tính sáng tạo với tư
duy phân kỳ, một kiểu tư duy đặc trưng của sáng tạo. Thực tế nghiên cứu đã
chứng minh rằng sáng tạo cần cả tư duy hội tụ lẫn tư duy phân kỳ mặc dù tư
duy phân kỳ có thể vượt trội hơn tư duy hội tụ.
Đồng thời, Urban cũng đi đến kết luận rằng tính sáng tạo không chỉ
xem xét riêng rẽ dưới quan điểm nhận thức hay quan điểm nhân cách mà phải
được nhìn nhận trong sự kết hợp của hai quan điểm ấy. Xuất phát từ quan
điểm này, Urban đã xây dựng mô hình cấu trúc tâm lý sáng tạo.
MÔ HÌNH CẤU TRÚC THÀNH TỐ CỦA SÁNG TẠO (THEO KLAUS K.UBAN)




17
Cơ sở tri
thức chung
và cơ sở
năng lực
tư duy Cơ sở
Tư duy tri thức chuyên
phân kỳ và hành 2 biệt và những năng
động phân kỳ 1 3 lực chuyên
biệt
C B A
6 4
Tính cởi mở Tính tập trung
và thông thoáng 5 cao độ
Động cơ
và động

cơ hoá
A: Bình diện cá nhân
B: Bình diện nhóm hoặc môi trường gần
C: Bình diện xã hội, lịch sử hoặc toàn cầu
So với cấu trúc tâm lý sáng tạo theo mô hình của Guilford thì mô hình
cấu trúc tâm lý sáng tạo của Urban được bổ sung, mở rộng bao gồm cả về mặt
nhận thức và các thuộc tính khác của nhân cách như nhu cầu, động cơ, chú ý,
giao tiếp, xúc cảm và các phẩm chất của ý chí…Đồng thời các thành tố này lại
được tiếp cận trên một bình diện và không gian rộng lớn. Cho đến nay cấu
trúc tâm lý sáng tạo của Urban được đánh giá là rất chi tiết và hoàn chỉnh. Tuy
nhiên, mô hình này cũng được thừa nhận là quá phức tạp trong việc lồng ghép
những thành tố đó vào một công cụ để đo lường tính sáng tạo.
Cấu trúc tâm lý sáng tạo của Guilford khá đơn điệu, chỉ xét sáng tạo
dưới góc độ quá trình, không đặt sáng tạo trong mối tương quan với các năng
lực, phẩm chất của nhân cách, đồng nhất sáng tạo với tư duy phân kỳ, nhấn
mạnh số lượng ý tưởng, ít chú ý đến chất lượng của ý tưởng. Tuy nhiên, nếu
nghiên cứu sáng tạo ở cấp độ tư duy sáng tạo thì cấu trúc tâm lý sáng tạo của
Guilforld vẫn có thể sử dụng được vì các thành tố trong cấu trúc tâm lý của
sáng tạo được phân tách khá hợp lý, chi tiết và dễ đo lường. Chúng tôi chọn
mô hình cấu trúc tâm lý sáng tạo của Guilford để nghiên cứu các thành phần
tâm lý của sáng tạo và tập trung phân tích kĩ các thành phần này dưới đây.
1.2.5.1. Tính linh hoạt (Flexibility)
Tính linh hoạt trong sáng tạo là khả năng biến đổi, lưu chuyển thông tin
đã tiếp nhận, tồn tại dưới dạng trí nhớ như là các biểu tượng, kinh nghiệm,
vốn tri thức…Nhờ khả năng này mà các thông tin có thể được thay đổi trật tự
vốn có của nó. Ở cấp độ cao hơn thì các thông tin này có thể dễ dàng thay đổi
từ góc độ quan điểm này sang tiếp cận dưới một quan điểm khác, được định
nghĩa lại và nằm trong một mối quan hệ mới…
18
Tính linh hoạt trong sáng tạo được chia làm hai loại là linh hoạt bột

phát và linh hoạt thích ứng. Linh hoạt bột phát là khả năng tìm ra những chức
năng công dụng mới khác xa so với chức năng, công dụng vốn có, quen thuộc
của sự vật. Linh hoạt thích ứng thể hiện khả năng linh hoạt trong việc tiếp cận
phù hợp với vấn đề.
1.2.5.2. Tính lưu loát, trôi chảy (Fluence)
Tính lưu loát, trôi chảy là năng lực tổ hợp, phát ra các ý tưởng một cách
nhanh chóng trên nền tảng phối hợp các yếu tố mang tính riêng rẽ, rời rạc của
những tình huống, hoàn cảnh hay sự vật hiện tượng.
Tính lưu loát, trôi chảy biểu hiện cụ thể bằng việc nhớ lại, hồi tưởng lại
một cách nhanh chóng để tạo ra ý tưởng, lưu loát trong ý tưởng, trong diễn
đạt. Tính lưu loát, trôi chảy là một năng lực được tạo thành bởi các yếu tố như
lưu loát trong ý tưởng, lưu loát trong từ ngữ, lưu loát trong liên tưởng, lưu loát
trong biểu đạt.
1.2.5.3. Tính độc đáo (Orginalyti)
Tính độc đáo của sáng tạo là sự khác biệt trong việc thực hiện, lựa chọn
các giải pháp, các ý tưởng so với các cách giải quyết khác mang tính phổ biến,
thông dụng hằng ngày, có sẵn trong vốn kinh nghiệm của cá nhân, của một
nhóm người, của xã hội.
Tính độc đáo của sáng tạo gọi là yếu tố di chuyển trong sáng tạo, thể
hiện tính độc lập của chủ thể trong quá trình giải quyết vấn đề. Tính độc lập
của tư duy sáng tạo góp phần rất lớn trong việc hình thành tính độc đáo của
sáng tạo. Vì tính độc lập trong tư duy giúp con người nhìn nhận sự vật hiện
tượng ở một góc độ mới lạ hơn so với cách nhìn nhận vốn quen thuộc. Tính
độc đáo trong sáng tạo thể hiện sự hiếm lạ duy nhất và sự liên tưởng xa, được
đánh giá đi kèm với yếu tố hợp lý, tối lợi, tính khả thi của giải pháp.
1.2.5.4. Tính cấu trúc, kế hoạch ( Elaboration)
19
Tính cấu trúc, kế hoạch là năng lực tạo nên cấu trúc mới từ những thông
tin, tri thức đã biết. Đồng thời đây cũng là năng lực xây dựng kế hoạch nhằm
thực hiện các giải pháp mới.

Sáng tạo không phải là những gì diễn ra đột ngột, bất ngờ lại càng
không phải là những hành động diễn ra một cách máy móc, rập khuôn. Sáng
tạo là kết quả của một quá trình ấp ủ ý tưởng trong một thời gian dài, ở khả
năng tổ chức của bản thân trong việc xây dựng kế hoạch làm việc và sự nỗ lực
của bản thân trong việc thực hiện kế hoạch đó. Như vậy tính cấu trúc, kế
hoạch thể hiện trong việc cấu trúc thông tin cũ tạo ra thông tin mới diễn ra
trong đầu cũng như năng lực xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể
của cá nhân.
1.2.5.5. Tính nhạy cảm (Sensibility)
Tính nhạy cảm trong sáng tạo chính là sự nhanh chóng phát hiện sai
lầm, mâu thuẫn, yếu tố bất cập, không hợp lý, thiếu khả thi của vấn đề, tình
huống hay một sự vật hiện tượng cụ thể. Trên cơ sở đó, đề ra những ý tưởng,
giải pháp nhằm bổ sung, khắc phục những thiếu sót, chưa hợp lý của vấn đề,
cải tạo và làm cho hoàn thiện, hợp lý hơn.
Tính nhạy cảm trong sáng tạo được xem như là một động lực thúc đẩy
việc tìm kiếm cái mới xuất phát từ tâm lý chưa hài lòng với thực tế hiện tại.
Ngoài ra, tính nhạy cảm còn là một thành phần quan trọng hỗ trợ cho tính linh
hoạt và tính lưu loát trong sáng tạo. Bởi vì tính nhạy cảm giúp chủ thể sáng
tạo nhanh chóng nắm bắt được vấn đề cần giải quyết.
1.2.5.6. Định nghĩa lại sự vật hiện tượng
Đây là khả năng nhìn nhận, tiếp cận một vấn đề, một sự vật hiện tượng
cụ thể trong một hoàn cảnh, một tình huống, một điều kiện mới với một tư
duy mới.
Thành phần định nghĩa lại sự vật hiện tượng được đo bằng khả năng áp
dụng mới lạ một đồ vật hay một bộ phận của nó so với chức năng, công dụng
mang tính đặc trưng của nó thường được sử dụng, thể hiện thông qua việc tiếp
20
cận một vấn đề cũ dưới quan điểm mới hay lý giải nó dưới nhiều tình huống,
hoàn cảnh khác nhau. Thành phần định nghĩa lại sự vật cũng góp phần làm
tăng cường thành phần độc đáo trong cấu trúc tâm lý sáng tạo.

Như vậy cấu trúc tâm lý của sáng tạo do Guilford đề xướng không phải
là sự cộng lại đơn giản của các yếu tố rời rạc mà đó là một chỉnh thể thống
nhất từ sự thống hợp của sáu thành phần nêu trên. Các thành tố này nằm trong
mối tương quan mật thiết, bổ sung, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau, hoà
quyện vào nhau. Vì thế có thể trong một chừng mực nào đó khó có thể phân
định, tách rời độc lập từng yếu tố riêng biệt để phân tích cũng như đo lường.
1.2.6. Cơ chế tâm lý của hoạt động sáng tạo
Quan niệm duy tâm cho rằng sáng tạo là lĩnh vực thuộc về tâm linh, vô
thức, phi lý tính. Trái lại, quan niệm duy vật siêu hình lại cho rằng sáng tạo là
phạm trù của ý thức, là lĩnh vực thuộc về lý tính. Trên cơ sở tiếp thu có chọn
lọc các quan niệm trên, các nhà tâm lý học hiện đại đã khẳng định rằng hoạt
động sáng tạo diễn ra theo hai cơ chế, đó là cơ chế lôgich và cơ chế trực cảm.
Có thể trong một hoạt động sáng tạo nào đó, cơ chế logích chiếm ưu
thế, người ta gọi quá trình này là sáng tạo có tổ chức. Cơ chế sáng tạo này
thường thấy ở hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học và con đường nhận
thức của học sinh. Cơ chế này đòi hỏi khả năng của trí nhớ, khả năng tổng hợp
rất nhiều của tri thức, kinh nghiệm. Hoạt động sáng tạo diễn ra theo cơ chế
này bao gồm 6 bước [26;tr.27].
- Nhận ra vấn đề
- Phân tích vấn đề thành các tiểu vấn đề
- Gắn vấn đề vào những quan hệ với những lĩnh vực tri thức chuyên biệt
nhất định, nhận thức tái tạo
- Xây dựng giả thuyết, giải pháp dự kiến
- Kiểm chứng giả thuyết
- Xác định giải pháp, nhận thức mới, đạt được cái mới
21
Bên cạnh đó, Arnord cũng xác định được ba bước của quá trình sáng
tạo theo cơ chế logich, gọi là các pha của quá trình sáng tạo có tổ chức bao
gồm ba pha [12;tr.218].
- Pha chuẩn bị: diễn ra sự phân tích để giới hạn, lựa chọn vấn đề. Kinh

nghiệm được xem như là một nguồn chất liệu thô làm cho các vấn đề trở nên
phong phú hơn nhưng đồng thời nếu bị chi phối nhiều quá bởi kinh nghiệm thì
cũng góp phần hạn chế việc sản sinh ra các ý tưởng, các vấn đề mới.
- Pha đề xuất: Đây là pha tổ hợp các ý tưởng tìm ra các mối quan hệ mới
giữa các ý tưởng thông qua thao tác tư duy tổng hợp, tìm ra những phương
hướng, cách thức giải quyết. Đây được xem là giai đoạn đỉnh cao của quá
trình sáng tạo. Kết thúc quá trình này, trạng thái căng thẳng, lo âu của chủ thể
sáng tạo dần biến mất.
- Pha kết thúc: các giải pháp được đánh giá, kiểm định. Trên cơ sở đó tìm
ra giải pháp tốt nhất, thích hợp nhất.
Ngoài ra, hoạt động sáng tạo còn có thể diễn ra theo cơ chế trực cảm.
Tâm lý học gọi đây là quá trình sáng tạo vô thức. Quá trình sáng tạo này diễn
ra khi gặp những vấn đề khó khăn mà với kinh nghiệm, vốn tri thức thông
thường không thể giải quyết được thì nó chuyển sang lĩnh vực vô thức và thể
hiện ở sự bất chợt “loé sáng” của giải pháp hay giải pháp được tìm thấy trong
những giấc mơ. Thực tế chứng minh, có rất nhiều phát minh vĩ đại thường lại
diễn ra trong trạng thái vô thức. Tuy nhiên, sáng tạo vô thức không đoạn tuyệt
với hiện thực, với kinh nghiệm, tri thức của con người mà trái lại dựa trên tri
thức, kinh nghiệm của con người. Quá trình sáng tạo vô thức diễn ra theo ba
pha, bao gồm pha chuẩn bị, pha ấp ủ, pha bừng sáng và pha chứng thực.
Cơ chế logic và trực cảm thống nhất với nhau và sự phân chia quá trình
sáng tạo diễn ra theo hai cơ chế đó chỉ mang tính tương đối. Thông thường thì
cơ chế trực cảm chỉ diễn ra ở một giai đoạn, một mắt xích nào đó trong quá
trình sáng tạo còn bản thân trực cảm không thôi thì chưa thể mang lại sáng
tạo. Vì vậy việc tìm ra cái mới trong một giai đoạn nào đó có thể diễn ra theo
22
cơ chế trực giác nhưng hoạt động sáng tạo không hoàn toàn không phải là do
tự thân yếu tố trực giác mang lại cũng như hoạt động sáng tạo không phải là
hoạt động hoàn toàn của ý thức, của lý tính.
1.2.7. Các cấp độ sáng tạo

Có nhiều cách phân biệt các cấp độ sáng tạo. Trong tâm lý học thì sáng
tạo được phân thành năm cấp độ bao gồm sáng tạo biểu hiện, sáng tạo chế tạo
(sáng tạo tạo tác), sáng tạo phát kiến, sáng tạo cải biến (sáng tạo cải tiến, đổi
mới), sáng tạo ở cấp độ khai sáng.
1.2.7.1. Sáng tạo biểu hiện
Đây là dạng sáng tạo đơn giản nhất và cơ bản nhất trong các cấp độ
sáng tạo bởi vì nó không đòi hỏi cao ở tính độc đáo và các năng lực hay các
kỹ năng chuyên biệt. Tuy nhiên sáng tạo biểu hiện làm nền tảng quan trọng để
hình thành các dạng sáng tạo khác ở bậc cao hơn và yếu tố thiết yếu để phát
triển năng lực sáng tạo. Đặc trưng của cấp độ sáng tạo này là tính bộc phát, tự
do và hứng khởi chiếm ưu thế. Sáng tạo biểu hiện là dạng sáng tạo đặc trưng
cho lứa tuổi trẻ thơ.
1.2.7.2. Sáng tạo chế tạo
Sáng tạo chế tạo hay còn được gọi là sáng tạo tạo tác. Ở cấp độ sáng tạo
này đã bắt đầu đòi hỏi những năng lực, kĩ năng nhất định. Tuy nhiên đây cũng
không phải là những kĩ năng chuyên biệt mà nó chỉ là những kĩ năng thông
thường trong việc thể hiện một cách chính xác các ý tưởng của cá nhân cũng
như các năng lực thực hiện ý tưởng. Như vậy ở cấp độ này tính bộc phát, tự
do, hứng khởi đã giảm dần và thay vào đó là việc tuân theo những thao tác
nhất định trong việc hiện thực hoá ý tưởng.
1.2.7.3. Sáng tạo phát kiến
Ở dạng sáng tạo này thì cá nhân tìm ra cái mới bằng cách phát hiện ra
các mối quan hệ mới từ những thông tin đã biết. Đặc trưng của cấp độ sáng
tạo này là khả năng tổ hợp, xắp xếp, xâu chuỗi, chế biến các tài liệu cũ để phát
hiện ra những mối quan hệ mới giữa các tài liệu cũ đó.
23
1.2.7.4. Sáng tạo cải biến
Sáng tạo cải biến còn gọi là sáng tạo đổi mới hay cải cách. Đây là cấp
độ cao của sáng tạo. Ở cấp độ sáng tạo này đòi hỏi phải có những kĩ năng,
năng lực chuyên biệt cho một khoa học hay một ngành nghề nào đó. Trên cơ

sở những kĩ năng thành thục, năng lực hoàn thiện, tri thức uyên thâm của một
khoa học hay một ngành nghề cụ thể thì cá nhân mới có thể tạo ra được những
ý tưởng mới, những sản phẩm mới mang tính cải tiến, đổi mới như những cải
cách xã hội, văn hoá, khoa học – kĩ thuật Ở cấp độ này cái mới được tìm ra
có ý nghĩa thực sự lớn lao trên bình diện xã hội trong một thời gian nhất định.
1.2.7.5. Sáng tạo ở cấp độ khai sáng
Đây là cấp độ cao nhất trong sáng tạo. Sản phẩm sáng tạo ở cấp độ này
thuộc về các thiên tài, các bậc vĩ nhân, các nhà khoa học lỗi lạc. Đó cách nhìn,
cách tư duy có tầm cỡ mang tính chiến lược vượt xa so với thời đại. Ngoài ra
đó còn là những phát minh vĩ đại có ý nghĩa làm thay đổi, khai sáng mang lại
sự tiến bộ cho một dân tộc, cho sự phát triển chung của xã hội loài người và vì
thế nó có giá trị trường tồn.
1.3. Nhân cách sáng tạo
Trong quá trình nghiên cứu sáng tạo, giáo dục tính sáng tạo, cần phải
nghiên cứu nhân cách sáng tạo với tư cách là chủ thể của hoạt động sáng tạo
cũng như là mô hình nhân cách - mục đích giáo dục cuối cùng mà giáo dục
hướng tới. Hiện nay xu thế giáo dục tính sáng tạo là một xu thế của toàn cầu.
Theo Erick Landau thì “Sáng tạo là khả năng quan trọng nhất để mỗi người
chuẩn bị cho cuộc sống của mình”[31;tr.9].
Có rất nhiều các nghiên cứu đề cập đến các đặc điểm tâm lý của nhân
cách sáng tạo.Viện Nhân cách của trường Đại học tổng hợp California đã đưa
ra những đặc điểm tâm lý của nhân cách sáng tạo như sau [12;tr.166]:
- Người sáng tạo trội hơn về tính phức hợp trong tư duy
- Người sáng tạo tinh tế hơn và phức hợp hơn trong tâm vận động
- Người sáng tạo có tính độc lập hơn trong đánh giá
24
- Người sáng tạo tự ý thức cao hơn, tự tin cao hơn
- Người sáng tạo luôn chống lại sự áp đặt và sự hạn chế
Ngoài ra, một số tác giả cũng đưa ra các đặc điểm tâm lý của nhân cách
sáng tạo. Họ cho rằng người sáng tạo có tính cởi mở trong tri giác và trong

tiếp thu kinh nghiệm mới (Muhle), có thái độ vui vẻ tham gia cuộc chơi và có
hành vi tò mò( Rogers), yêu cái mới, tính tự phát và sẵn sàng chấp nhận rủi ro,
vui thích với sự phức hợp trong nhận thức, sự khoẻ mạnh về tâm lý, ổn định
về xúc cảm và cái tôi mạnh chắc (Preiser), sẵn sàng tương tác với môi trường
(Carsa), lực thúc đẩy đến cập nhật hoá nhanh chóng, kịp thời (Maslow), lòng
khoan dung cao (Stein), khoan dung đối với sự thất bại, xung đột và những
hậu quả của chúng (Fromm), không có thói quen cố hữu ( Mednick), không
theo chủ nghĩa thích ứng mù quáng giáo điều (Getzels và Jackson) [31;tr.10].
Các nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng chuyên gia sáng tạo có những đặc
điểm tâm lý sau:
- Có tính mục đích và tính kiên trì
- Có năng lực tiến hành công việc từ đầu đến cuối
- Say mê với công việc
- Có thái độ tôn trọng ý kiến của các nhà chuyên môn khác
- Thân trọng trong mọi tình huống, có lập trường rõ ràng trong các nhận
định của mình
- Độc đáo trong cảm xúc và trí tuệ
- Nhạy cảm, dễ xúc động
- Có năng lực tự lập, tự chủ cao
- Có niềm tin mãnh liệt và có khả năng vượt qua các trở ngại
- Sống có nội tâm
Các đặc điểm tâm lý của nhân cách sáng tạo nêu trên thể hiện rõ một
phần nào đó những đặc trưng tâm lý của nhân cách sáng tạo. Tuy nhiên, đó
cũng chỉ là những đặc điểm mang tính rời rạc, không được nghiên cứu một
cách hệ thống và hoàn chỉnh ở nhiều khía cạnh như tư duy, năng lực, các
25

×