Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên Đề Chữa lỗi phát âm nguyên âm tiếng pháp cho sinh viên năm thứ 1 khoa ngôn ngữ và văn hoá pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.98 KB, 14 trang )

CHỮA LỖI PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM TIẾNG PHÁP CHO SINH VIÊN
NĂM THỨ 1 KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ PHÁP
Họ và tên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: 071F1
Khoa: Ngôn ngữ và Văn hoá
Pháp
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn
Văn Bích
I- Phần mở đầu:
I.1 Lý do chọn đề tài:
Xét trên phương diện ngữ âm, tiếng Việt và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ
có nhiều điểm khác biệt. Đây là một trong những yếu tố cản trở người Việt học
tập và sử dụng tốt tiếng Pháp. Thực tế những tài liệu giúp luyện phát âm phần
lớn vượt quá trình độ của người học đặc biệt là đối với những sinh viên năm
thứ nhất. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định tiến hành nghiên
cứu này trước hết nhằm tìm ra nguyên nhân của những lỗi phát âm mà sinh
viên năm thứ nhất thường mắc, kế đó là đi tìm một phương pháp đơn giản mà
hiệu quả để các bạn sinh viên có thể áp dụng để sửa lỗi.
I.2 Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng những lỗi phát âm mà sinh viên
năm thứ nhất mắc phải là khá đa dạng, xong trong giới hạn cho phép về thời
gian cũng như năng lực cá nhân chúng tôi chỉ lựa chọn một số nguyên âm tiếng
Pháp mà sinh viên thường phát âm sai làm đối tượng nghiên cứu.
I.3 Nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi không có tham vọng tiến hành nghiên
cứu một cách chi tiết và toàn diện về hệ thống âm vị tiếng Pháp mà chỉ đưa ra
một bảng tóm tắt các nguyên âm tiếng Pháp, sau đó chỉ ra các lỗi cơ bản nhất
mà sinh viên hay mắc liên quan tới nguyên âm, cuối cùng chúng tôi đưa ra một
số kỹ thuật chữa các lỗi cùng một vài tập đơn giản mà các bạn sinh viên có thể
áp dụng.
II. Phần nội dung


A- Hệ thống nguyên âm tiếng Pháp.
Hệ thống nguyên âm tiếng Pháp bao gồm 16 nguyên âm (12 âm miệng và 4 âm
mũi). Trong đó có khoảng 10 âm mà qui tắc phát âm được tuân thủ nghiêm
ngặt bởi tất cả những người nói tiếng Pháp, các âm còn lại có thể được phát âm
khác đi tùy theo từng vùng, từng địa phương thậm chí là tùy theo từng cá nhân.
B- Những lỗi hay gặp liên quan tới nguyên âm và một vài kỹ thuật chữa
lỗi.
1. Các nguyên âm trước tròn môi: [y], [ø] [œ].
1.1 Nguyên âm [y]
Đặc điểm: nhọn, trước, tròn môi
Lỗi thường gặp: sinh viên Việt Nam thường phát âm âm này thành [wi] hoặc
[u].
a. Trường hợp phát âm [u] thay cho [y]
Lý do: ảnh hưởng của hệ thống âm tiếng Việt hoặc do không phân biệt được sự
khác nhau giữa cách viết và cách đọc.
Cách sửa:
-Phân biệt sự khác nhau trong cách phát âm giữa âm [u] và âm [y] mặc dù cả
hai âm này đều là âm tròn môi nhưng vị trí của lưỡi khi phát âm hai âm này là
khác nhau.
-Trong trường hợp nhầm lẫn do cách viết và cách đọc, sinh viên cần biết chữ
“u” được phát âm là [y] còn “ou” được phát âm thành [u].
b. Trường hợp phát âm [wi] thay cho [y]
Lý do: sự nhầm lẫn này là do hiện tượng môi hóa.
Cách sửa: trước hết bỏ âm [w] đi chỉ phát âm riêng âm [i]. Sau đó tròn môi lại
như đang phát âm âm [u]. Lưu ý rằng khi phát âm y thì tròn môi từ đầu đến
cuối quá trình phát âm còn khi phát âm [twi] thì môi có xu hướng giãn ra vào
thời điển cuối của quá trình phát âm.
1.2 Nguyên âm [ø] và [œ]
Đặc điểm: Cả 2 nguyên âm này đều là những âm tròn môi nhưng khi phát âm
[ø] thì môi có xu hướng căng lên còn đối với [œ] thì môi có xu hướng dãn ra.

1.3. Nguyên âm mũi [ã] [õ] [ɛ]
Nguyên âm mũi là một khái niệm không tồn tại trong hệ thống nguyên âm
tiếng Việt vì thế người Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc phát âm các
âm này. Dưới đây là 3 lỗi cơ bản mà sinh viên thường mắc:
a. Không phân biệt được nguyên âm mũi và nguyên âm miệng.
Định nghĩa:
Một nguyên âm được coi là nguyên âm miệng khi nó chỉ
Một nguyên âm được coi là nguyên âm mũi khi được phát âm ra từ miệng và
một phần từ mũi.
Khi nào một nguyên âm là nguyên âm mũi?
- Nguyên âm + “n” hoặc “m” + phụ âm (“n”, “m” không được phát âm).
- Nguyên âm + “n” hoặc “m”+ phụ âm cuối không được phát âm( “n” hoặc
“m” không được phát âm)
- Nguyên âm +âm cuối là ”n” hoặc “m” (“n”, “m” không được phát âm)
Nhưng nếu một nguyên âm +”n” hoặc “m’’ ( hoặc “nn”, “mm” được phát âm )
+ nguyên âm thì trường hợp này âm mũi không xuất hiện , “n’’ , “m” được
phát âm bình thường.
b. Phát âm [aŋ] [oŋ] [εŋ] thay vì [ã] [õ] [ɛ]
Sinh viên Việt Nam thường có xu hướng phát âm các âm mũi [ã] [õ] [ε] âm
cuối giọng mũi duy nhất của tiếng sửa lỗi Việt.
Để sửa lỗi này ta có thể tiến hành theo các bước sau đây:
1) Kéo dài các nguyên âm [a] [o] [ε]
2 )Bỏ đi phụ âm cuối giọng mũi [ŋ]
3)Để cho một phần hơi đi qua khoang mũi
4 )Phát âm liền một hơi các âm mũi
c. Nhầm lẫm giữa các nguyên âm mũi với nhau .
Để tránh lỗi nhầm lẫn giữa các nguyên âm mũi cần nắm rõ bản chất của từng
âm:
- [ã] Trầm, căng vừa, không môi hóa .
- [õ] Nhọn, căng vừa, không môi hóa.

- [ε]Trầm, căng vừa, không môi hóa.
Cũng có thể hình dung cách phát âm của 3 âm này như sau:
-[ã] nguyên âm mũi tương đương của âm [a]
-[õ] nguyên âm mũi tương đương cuả âm [o]
-[ɛ] nguyên âm mũi tương đương của âm [ε]
C- Một vài bài tập áp dụng:
Phần này chúng tôi đưa ra một số bài tập cụ thể áp dụng cho từng âm để các
bạn sinh viên có thể tự luyện tập.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Bích, 1985, Interférences phonétiques chez les Vietnamiens qui
apprennent à parler le français, Paris III.
2. Trịnh Cát et Nguyễn Văn Bích, Cours de phonétique française, Hanoi 2001.
3. Plaisir des sons. Hatier, Paris 1989.
4. Nguyễn Thị Ổn, Tình hình dạy ngữ âm và những lỗi phát âm của sinh viên
giai đoạn nâng cao ở khoa ngôn ngữ và văn hóa Pháp, Hanoi 2005.
5. Tong Van Quan, Octobre 1989, Difficulté des phonétiques des Vietnamiens
apprenant le français, Besançon.
Lỗi phát âm tiếng Anh thường gặp của sinh viên không chuyên,
nguyên nhân và biện pháp khắc phục
13.7.2014
(ĐHVH) - Phát âm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp nói chung và trong việc học
ngoại ngữ nói riêng. Rất hiển nhiên rằng dù vốn từ vựng của người học tiếng Anh có phong phú đến
đâu chăng nữa nhưng cũng sẽ là vô ích nếu người khác không hiểu họ nói gì. Thực tế cho thấy rất
nhiều sinh viên không chuyên mắc lỗi phát âm tiếng Anh trong khi giao tiếp, mặc dù họ có thể rất giỏi
về phương diện ngữ pháp và từ vựng. Vậy những lỗi phát âm đó là gì và làm sao để khắc phục chúng?
Bài viết mang đến cho sinh viên cái nhìn sơ lược về phát âm và các khía cạnh của phát âm trong tiếng
Anh. Quan trọng hơn, bài viết chỉ ra một số lỗi mà sinh viên không chuyên thường mắc phải khi phát
âm tiếng Anh để từ đó đề xuất các giải pháp giúp họ tránh mắc lỗi phát âm trong khi giao tiếp bằng
tiếng Anh.
1.Phát âm

Các nhà khoa học đưa ra định nghĩa về phát âm theo các cách khác nhau.
Theo Ur (1996) thì phát âm bao gồm các âm thanh có trong ngôn ngữ và âm vị học; trọng âm và nhịp
điệu; ngữ điệu; sự kết hợp âm; sự nối âm.
Trong cuốn ‘Dictionary of Contemporary English-Longman’ (1978), phát âm được định nghĩa đơn giản
là ‘cách mà một từ thường được nói ra.’
Dalton (1994) lại miêu tả phát âm là ‘sự tạo ra một âm thanh theo 2 nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, phát
âm được nói tới như là sụ sản sinh và tiếp nhận của âm thanh. Theo nghĩa thứ hai, âm thanh được sử
dụng để đạt được hiệu quả giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau.’
Nói tóm lại, dù được hiểu theo cách nào thì vai trò của phát âm là không thể phủ nhận được trong quá
trình giao tiếp, đặc biệt là trong việc học ngoại ngữ.
* Các khía cạnh của phát âm
‘Ngữ âm và Âm vị học’ là một đề tài khá rộng lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập
tới một vài khái niệm cơ bản về phát âm và các khía cạnh của phát âm trong tiếng Anh.
- Nguyên âm và phụ âm
Theo Gimson (1962), âm trong tiếng Anh gồm 2 loại: nguyên âm và phụ âm. Chúng có chức năng khác
nhau trong 1 âm tiết. Mỗi âm tiết có 1 nguyên âm ở giữa và các phụ âm ở đằng trước hoặc sau nó.
- Trọng âm của từ
Trong cuốn ‘Teaching English Pronunciation’, Kenworthy (1987) cho rằng khi 1 từ tiếng Anh có nhiều
hơn 1 âm tiết thì bao giờ một trong số các âm tiết đó cũng nổi trội hơn so với các âm tiết còn lại (được
phát âm to hơn, giữ nguyên âm lâu hơn, phụ âm được phát âm rõ ràng hơn). Những đặc điểm này làm
cho âm tiết đó mang trọng âm.
- Ngữ điệu
Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc (2001) miêu tả lời nói cũng giống như âm nhạc, trong đó có sự thay
đổi về cường độ hay mức độ giọng nói: người nói có thể thay đổi cường độ giọng nói khi họ phát ngôn,
làm cho nó cao hơn hoặc thấp hơn tùy ý. Do vậy có thể nói lời nói cũng có giai điệu, gọi là ngữ điệu.
* Sự khác nhau cơ bản giữa phát âm tiếng Anh và tiếng Việt
Trong phần này, một vài điểm khác biệt cơ bản giữa phát âm tiếng Anh và phát âm tiếng Việt sẽ được
đề cập tới như một minh chứng cho thấy một số âm tố trong tiếng Anh không có trong tiếng Việt và
chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên không chuyên trong quá trình phát âm tiếng
Anh.

- Phụ âm
Tiếng Anh có 24 phụ âm nhưng trong tiếng Việt chỉ có 21 phụ âm. Một vài phụ âm tồn tại trong tiếng
Anh nhưng trong tiếng Việt thì lại không có và ngược lại.
Trong tiếng Việt, 1 chữ cái thường đại diện cho cùng 1 âm vị. Tuy nhiên, vài âm vị trong tiếng Anh có
thể thể hiện bằng cùng một chữ cái nhưng phát âm khác nhau.
Ví dụ: ‘k’ trong các từ sau biểu thị các âm vị khác nhau và phát âm cũng khác nhau:
kite /kaɪt/
knee /ni/
Trong tiếng Việt, âm tiết và từ không được nối với nhau mà phân biệt riêng rẽ. Tiếng Anh xuất hiện
hiện tượng nối âm.
Ví dụ: Tiếng Việt: Không có gì
Tiếng Anh: Not at all > No ta tall
Tiếng Anh có hiện tượng chuỗi các phụ âm (sequences of consonants) ở vị trí đầu như street /strit/ và
vị trí cuối như sixth /sɪksθ/. Tiếng Việt không có hiện tượng này.
- Nguyên âm
Có 2 trong 7 nguyên âm ngắn trong tiếng Anh không có trong tiếng Việt là: /ʌ/ và /æ/. Hơn nữa, tiếng
Việt không có sự phân biệt giữa nguyên âm ngắn và nguyên âm dài, ví dụ: /ʌ/ và /a:/
Đây thực sự là một trở ngại cho các sinh viên không chuyên. Họ không thể phát âm chính xác một số
từ mà không nhìn vào phần phiên âm trong từ điển.
- Chính tả và âm thanh
Trong tiếng Việt, một chữ cái thường được biểu thị bằng cùng một âm vị, trừ /ŋ/ (ng,ngh); /k/ (c,k).
Trong tiếng Anh, cùng 1 chữ cái có thể biểu thị các âm khác nhau. Ví dụ:
‘a’ trong các từ sau có cách đọc khác nhau:
arm /ɑ :m/; hat /hæt/; may /meɪ/
Bên cạnh đó, 1 số chữ cái không được phát âm (silent letters)
Ví dụ: hour /aʊər/ listen /lɪsn/
knee /ni/ comb /kəʊm/
- Trọng âm
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết (monosyllabic language) trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm
tiết (polysyllabic language). Hầu hết các từ trong tiếng Việt chỉ có 1 âm tiết nên hiện tượng âm tiết

không mang trọng âm không tồn tại trong tiếng Việt.
- Ngữ điệu
Trong ‘Ngữ Âm tiếng Việt’ của Đoàn Thiện Thuật, tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu được thể hiện
trong từng từ. Tiếng Việt có 6 thanh:
Thanh sắc (acute tone), ví dụ: bé Thanh ngã (tilde tone), ví dụ: bẽ
Thanh bằng (grave tone), ví dụ: bè Thanh hỏi (drop tone), ví dụ: bẻ
Thanh nặng (falling tone), ví dụ: bẹ Thanh không (zero tone), ví dụ: be
2.Lỗi phát âm và nguyên nhân
Trong mục này, một vài lỗi mà sinh viên không chuyên thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh cùng
với nguyên nhân của chúng sẽ được xem xét cụ thể.
* Lỗi phát âm thường gặp
Hầu hết sinh viên không chuyên có xu hướng sử dụng những thói quen trong phát âm tiếng Việt vào
việc phát âm tiếng Anh. Có một lỗi dễ nhận thấy nhất là họ thường không bật hoặc ‘nuốt’ gọn phụ âm
cuối của các từ tiếng Anh. Điều này cũng dễ hiểu vì các phụ âm cuối trong tiếng Việt đều không bật
hơi. Việc ‘phớt lờ’ hay ‘nuốt’ các phụ âm cuối sẽ gây ra rất nhiều sự hiểu lầm tai hại.
Ví dụ: Những người nói tiếng Anh có thể bị hiểu nhầm khi một sinh viên Việt Namphát âm từ ‘six’ mà
không bật phụ âm cuối. Họ có thể tưởng là người nói ám chỉ từ‘sick’.
Trên thực tế, có rất nhiều từ tiếng Anh chỉ có thể phân biệt được chính xác nhờ các phụ âm cuối bật
như: nice, nine, night, ninth, knight,
Bởi vậy, điều rất quan trọng giúp người nghe hiểu đúng các từ tiếng Anh là người nói phải bật âm cuối
một cách gãy gọn và chuẩn xác. Nếu không phát âm chuẩn phụ âm cuối, người nói có thể rơi vào
những tình huống khó xử trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, có khá nhiều lỗi mà sinh viên không chuyên thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh như:
nhầm lẫn giữa âm vị và âm thanh; không thể phát âm được một số âm vị trong tiếng Anh; sai trọng âm;
ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong phát âm; bỏ 1 hoặc 1 vài phụ âm trong nhóm 3 phụ âm; không nối các
âm; sai ngữ điệu; không phân biệt dạng phát âm mạnh và yếu các từ chức năng,
Với tư cách là những người trực tiếp giảng dạy, chúng tôi đã thống kê được một vài lỗi phát âm tiếng
Anh thường gặp của sinh viên không chuyên.
STT Lỗi phát âm Ví dụ
1 /ð/ thường phát âm thành /z/ hay /d/

this /ðɪs/
2 /θ/ phát âm thành /t/ hoặc /th/ trong tiếng Việt thank /θæŋk/
3 /j/ thường phát âm giống như /z/ yet /jet/
4 /æ/ bị nhầm lẫn với /e/ hat /hæt/
5
/əʊ/ bị thay thế bởi /ô/ trong tiếng Việt home /həʊm/
6
/ʃ/ bị nhầm lẫn với /s/ show /ʃəʊ/
7
Nhầm lẫn giữa /tʃ/ với /tr/ trong tiếng Việt chicken /’tʃɪkɪn/
8
/ʒ/ và /dʒ/ bị thay thế bởi /z/ television /‘telɪvɪʒn/
9 /p/, /t/, /k/ thường phát âm theo lối tiếng Việt
pen /pen/, ten /ten/, book /bʊk/
10 Không phát âm phụ âm cuối
file /faɪl/
11 Bỏ 1 hoặc 1 vài phụ âm trong nhóm 3 phụ âm
sixth /sɪksθ/
12 Không phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài
/ʌ/ và /a:/
13
/eɪ/ phát âm như /ê/ trong tiếng Việt late /leɪt/
14
/aʊ/ phát âm thành /ao/ how /haʊ/
15 Không phân biệt dạng phát âm mạnh và yếu and /ənd/
16 Không nối các âm (phụ âm cuối của từ trước với nguyên âm đầu
của từ sau)
Not at all
17 Không nhấn trọng âm với từ có 2 âm tiết trở lên
teacher /’titʃər/

18 Xuống giọng ở câu hỏi Có/Không (Yes/No questions)
Are you?
19 Lên giọng ở câu hỏi có từ để hỏi (Wh-questions) Why are you here?
20 Không có ngữ điệu
* Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra một số lỗi thường gặp trong khi phát âm tiếng Anh của sinh viên không chuyên sẽ
được trình bày trong bảng sau.
STT Lỗi phát âm Nguyên nhân
1 /ð/ thường phát âm thành /z/ hay /d/ /ð/ không có trong tiếng Việt
2 /θ/ phát âm thành /t/ hoặc /th/ trong tiếng Việt /θ/ không có trong tiếng Việt
3 /j/ thường phát âm giống như /z/ /j/ không có trong tiếng Việt
4 /æ/ bị nhầm lẫn với /e/ /æ/ không có trong tiếng Việt
5
/əʊ/ bị thay thế bởi /ô/ trong tiếng Việt
Nhầm lẫn
6
/ʃ/ bị nhầm lẫn với /s/ /ʃ/ không có trong tiếng Việt
7
Nhầm lẫn giữa /tʃ/ với /tr/ trong tiếng Việt
Nhầm lẫn
8
/ʒ/ và /dʒ/ bị thay thế bởi /z/ /ʒ/ và /dʒ/ không có trong tiếng Việt
9 /p/, /t/, /k/ thường phát âm theo lối tiếng Việt Không bật hơi
10 Không phát âm phụ âm cuối Ảnh hưởng của tiếng Việt
11 Bỏ 1 hoặc 1 vài phụ âm trong nhóm 3 phụ âm Ảnh hưởng của tiếng Việt
12 Không phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài Không có sự phân biệt nguyên âm ngắn và
nguyên âm dài trong tiếng Việt
13
/eɪ/ phát âm như /ê/ trong tiếng Việt
Ảnh hưởng của tiếng Việt

14
/aʊ/ phát âm thành /ao/
Ảnh hưởng của tiếng Việt
15 Không phân biệt dạng phát âm mạnh và yếu Ảnh hưởng của tiếng Việt
16 Không nối các âm (phụ âm cuối của từ trước với
nguyên âm đầu của từ sau)
Không có sự nối âm trong tiếng Việt
17 Không nhấn trọng âm với từ có 2 âm tiết trở lên Ảnh hưởng của tiếng Việt
18 Xuống giọng ở câu hỏi Có/Không (Yes/No questions) Ảnh hưởng của tiếng Việt
19 Lên giọng ở câu hỏi có từ để hỏi (Wh-questions) Ảnh hưởng của tiếng Việt
20 Không có ngữ điệu Ảnh hưởng của tiếng Việt
Như đã chỉ ra ở trên, rõ ràng rằng sự ảnh hưởng lớn của tiếng Việt tới việc phát âm tiếng Anh là
nguyên nhân chủ yếu gây ra các lỗi trong khi phát âm của sinh viên không chuyên. Ngoài ra, theo kết
quả khảo sát được từ khoảng 100 sinh viên không chuyên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà
Nội thì họ cũng gặp phải khá nhiều khó khăn trong khi phát âm các từ tiếng Anh. Vì vậy, cũng có thể
xem xét những nguyên nhân sau đây dẫn tới việc sinh viên không chuyên thường xuyên mắc lỗi phát
âm trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Trước hết, kết quả khảo sát cho thấy phần nhiều sinh viên không chuyên không biết đọc phần phiên
âm (phonetic transcription) trong từ điển. Đây có thể coi là một trở ngại lớn cho sinh viên trong việc
học phát âm vì nếu không thể đọc được phần phiên âm thì họ sẽ phát âm sai và quan trọng là không tự
sửa lỗi được.
Hơn nữa, hầu hết sinh viên không có hoặc có rất ít cơ hội giao tiếp với những người đến từ các nước
nói tiếng Anh. Rõ ràng rằng họ thiếu môi trường tự nhiên để học phát âm tiếng Anh. Do đó, họ khó có
thể phát âm các từ tiếng Anh một cách chuẩn xác.
Bên cạnh đó, thời gian phân bổ cho việc học phát âm trên lớp cũng không nhiều nên sinh viên thiếu cả
môi trường tự nhiên và môi trường tự tạo để thực hành và cải thiện phần phát âm.
Ngoài ra, khi được hỏi về cách thức để luyện phần phát âm tiếng Anh, những sinh viên chưa phát âm
tốt thì thường đọc to từ mới vài lần cho nhớ. Trong khi đó, một số sinh viên phát âm tiếng Anh tương
đối tốt nói rằng họ thường nhắc lại từ theo giáo viên hoặc theo băng đĩa, xem phim không có phụ đề
hoặc giao tiếp với những người giỏi tiếng Anh để cải thiện phần phát âm của mình. Điều này cho thấy

sinh viên đã có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc luyện phát âm nhưng có điều họ
thường luyện cá nhân chứ không theo cặp hay theo nhóm. Chính vì vậy sinh viên khó có thể tự mình
sửa lỗi.
Khi đề cập tới việc sửa lỗi của giáo viên, phần đông sinh viên cho rằng giáo viên không thường xuyên
sửa lỗi phát âm. Thực tế cho thấy giáo viên không thể dành quá nhiều thời gian trên lớp cho phần ngữ
âm nhưng việc sửa lỗi phát âm phải được thực hiện trong suốt giờ học, vào bất cứ lúc nào sinh viên
mắc lỗi, nhất là với những lỗi thường gặp.
3.Biện pháp khắc phục
Việc thường xuyên mắc lỗi khi phát âm tiếng Anh sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả giao tiếp của
sinh viên không chuyên. Do vậy cần phải có các biện pháp giúp họ cải thiện phần phát âm của mình.
Những giải pháp mà chúng tôi xin đưa ra ở đây xuất phát từ cả hai phía: người dạy và người học.
Về phía người dạy
Trước hết, giáo viên nên ý thức hơn nữa về tầm quan trọng của phát âm để từ đó đầu tư
thêm thời gian giúp sinh viên nắm kiến thức cơ bản về phát âm cũng như thực hành phát âm
chính xác các âm vị trong tiếng Anh, đặc biệt là những âm vị không có trong tiếng Việt.
Chúng tôi cho rằng trong 1 hoặc 2 tuần đầu trước khi bắt đầu năm thứ nhất, sinh viên nên
được làm quen với môn Ngữ âm để có thể thực hành phát âm tiếng Anh một cách rõ ràng và
chuẩn xác.
Hiện nay, cuốn Lifelines Elementary của Tom Hutchinson đang được sử dụng trong trường. Giáo trình
có hệ thống bài tập về ngữ âm đa dạng từ dễ đến khó sẽ giúp sinh viên cải thiện đáng kể phần phát âm
nếu được chú trọng và khai thác tốt. Ngoài ra, cuốn English File 1 có hệ thống câu hỏi, bài tập ngữ âm
được trình bày, diễn đạt dưới dạng những bài tập vui, hấp dẫn, tiêu biểu là những bài tập ghép tranh với
âm vị, từ, cụm từ sẽ làm sinh viên hào hứng hơn với môn ngữ âm, tránh những căng thẳng, nặng nề
trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó, cùng với việc cung cấp các kiến thức sơ lược về các âm tố trong tiếng Anh, giáo viên nên
hướng dẫn sinh viên thực hành phát âm các âm tố này trong chuỗi lời nói, kết hợp với một vài khía
cạnh khác của phát âm như cường độ hay ngữ điệu.
Thêm vào đó, giáo viên nên thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành phát âm có hiệu quả cao,
đặc biệt với những lỗi phát âm mà sinh viên hay mắc phải. Dưới đây là một vài gợi ý về các hoạt động
thực hành phát âm có hiệu quả.

STT Lỗi phát âm Hoạt động
1 /ð/ thường phát âm thành /z/ hay /d/ Luyện tập theo cặp từ
2 /θ/ phát âm thành /t/ hoặc /th/ trong tiếng Việt Luyện tập theo cặp từ
3 /j/ thường phát âm giống như /z/ Luyện tập theo cặp từ
4 /æ/ bị nhầm lẫn với /e/ Luyện tập theo cặp từ
5 /əʊ/ bị thay thế bởi /ô/ trong tiếng Việt Luyện cho lưỡi nhanh nhạy âm/əʊ/
6 /ʃ/ bị nhầm lẫn với /s/ Luyện tập theo cặp từ
7 Nhầm lẫn giữa /tʃ/ với /tr/ trong tiếng Việt Luyện tập theo cặp từ
8 /ʒ/ và /dʒ/ bị thay thế bởi /z/ Luyện tập theo cặp từ
9 /p/, /t/, /k/ thường phát âm theo lối tiếng Việt Luyện tập nhiều lần (Repetition)
10 Không phát âm phụ âm cuối Luyện tập nhiều lần (Repetition)
11 Bỏ 1 hoặc 1 vài phụ âm trong nhóm 3 phụ âm Luyện tập nhiều lần (Repetition)
12 Không phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm
dài
Luyện tập theo cặp từ
13 /eɪ/ phát âm như /ê/ trong tiếng Việt Luyện cho lưỡi nhanh nhạy âm/eɪ/
14 /aʊ/ phát âm thành /ao/ Luyện cho lưỡi nhanh nhạy âm/aʊ/
15 Không phân biệt dạng phát âm mạnh và yếu Luyện tập nhiều lần (Repetition)
16 Không nối các âm (phụ âm cuối của từ trước với
nguyên âm đầu của từ sau)
Giải thích; Luyện tập nhiều lần
(Repetition)
17 Không nhấn trọng âm với từ có 2 âm tiết trở lên Luyện tập nhiều lần (Repetition)
18 Xuống giọng ở câu hỏi Có/Không (Yes/No
questions)
Bắt chước theo người bản xứ
(imitation)
19 Lên giọng ở câu hỏi có từ để hỏi (Wh-questions) Bắt chước
20 Không có ngữ điệu Bắt chước
Về phía người học

Chúng tôi cho rằng dù với bất kì lí do gì thì người học luôn là người có vai trò quyết định tới
kết quả học tập của chính bản thân mình. Những đề xuất chúng tôi xin đưa ra ở đây sẽ phát
huy tác dụng nếu được áp dụng một cách nghiêm túc và đúng đắn.
Để khắc phục các lỗi trong phát âm tiếng Anh, sinh viên phải tạo lập được một hệ thống các
thói quen mới tương ứng với các âm tố trong tiếng Anh và quan trọng phải phá vỡ được ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ đã ăn sâu bám rễ. Chúng tôi nhận định rằng chỉ có thể thiết lập được
hệ thống thói quen mới này bằng cách thiết lập cách nghe mới, cách nói mới và cách thực
hành các cơ quan phát âm mới.
Việc nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh chuẩn xác không chỉ là vấn đề của miệt mài
nghiên cứu mà là việc thực hành luyện tập để tạo ra các thói quen phát âm mới. Sau đây là
một vài thủ thuật luyện tập phát âm tiếng Anh.
Luyện phát âm tiếng Anh từ các phương tiện thông tin đại chúng
Hiện nay, tiếng Anh là thứ tiếng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Mọi người đều có cơ hội
nghe tiếng Anh trên phim ảnh, băng đĩa, trên đài, trên tivi Bởi vậy, ta có thể tận dụng các
phương tiện này để học phát âm.Ví dụ như khi bạn nghe một chương trình nào đó trên đài,
bước đầu bạn chỉ nên chú trọng vào việc luyện một âm tố, chẳng hạn như âm /ʃ/. Hãy lắng
nghe cẩn thận mỗi khi âm tố đó xuất hiện trong câu, tập trung cao độ vào nó, phát âm âm tố
đó trong câu mà bạn vừa nghe được, cố gắng phân biệt nó với với các âm tố dễ gây nhầm
lẫn khác.
Dùng băng cassette, đĩa CD
Ngày nay, có rất nhiều băng, đĩa để học phát âm theo mức độ từ dễ đến khó. Nó sẽ giúp
chúng ta nghe và phiên biệt được âm thanh từ nhiều người, từ nhiều vùng miền khác nhau.
Hãy ghi âm một câu hoặc một đoạn mà chúng ta nghe được từ băng, đĩa. Sau đó thận trọng
nghe và kiểm tra lại xem phần phát âm của mình có chỗ nào không giống với bản gốc, đánh
dấu những chỗ ta không thỏa mãn, tiếp tục luyên tập phát âm cho tới khi chắc chắn là đúng.
Đặc biệt, phải đọc kỹ lại phần lý thuyết cách cấu tạo âm thanh đó để xem các bộ phận cấu
âm hoạt động ra sao trong quá trình phát âm. Nên nhớ hãy bắt đầu học phát âm từ các từ
riêng lẻ, không nôn nóng dồn nối các từ thành một chuỗi.
Thực hành phát âm trong ngữ cảnh
Một từ chỉ có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa khi được đặt vào trong ngữ cảnh cụ thể. Bởi vậy,

một khi đã luyện tập phát âm một âm tố chuẩn xác, ta phải đặt âm tố đó vào trong câu và
trong ngữ cảnh.
Luyện cho lưỡi nhanh nhạy và năng động
Để cho lưỡi của bạn hoạt động có hiệu quả, bạn nên luyện tập các từ hoặc cụm từ khó phát
âm đúng và nhanh (tongue twisters).
Ví dụ: She sells sea shells on the sea shore.
Kết luận
Không thể phủ nhận rằng phát âm giữ vai trò quyết định đến sự thành bại của một người
trong giao tiếp. Mặc dù sinh viên không chuyên đã ý thức được tầm quan trọng của phát âm
trong giao tiếp (một số đã tích cực, chủ động cho việc luyện tập) nhưng họ vẫn khó có thể
tránh khỏi việc mắc lỗi khi phát âm tiếng Anh. Bằng việc đưa ra một số khái niệm cơ bản về
phát âm và các khía cạnh của phát âm trong tiếng Anh, kết hợp với những đề xuất cho quá
trình luyện tập, chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ ít nhiều giúp ích cho việc học phát âm của
sinh viên không chuyên, đặc biệt là giúp họ giảm đi những lỗi phát âm sai trong quá trình
giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tài liệu tham khảo
1. Bang, Nguyen & Ngoc, Nguyen Ba. (2001).
A course in TEFL Theory and Practice
.CFL-
VNUH.
2. Dalton,C. (1994).
Pronunciation
. OUP.
3.
Dictionary of Contemporary English
. (1978). Longman.
4. Gimson, A.C. (1962).
The Pronunciation of English
. Arnold. London.
5. Kenworthy, J.(1987).

Teaching English Pronunciation
. Longman.
6. Roach, P. (1983).
English Phonetics and Phonology
.
7. Tam, Ha Cam.
Common Pronunciation Problems of Vietnamese learners of English
, Journal
of Science, T.XXI, No 1-VNU.
8. Thuật, Đoàn Thiện. (1999).
Ngữ Âm tiếng Việt
. Nxb ĐHQGHN, Hanoi.
9. Ur, Penny. (1996).
A Course in Language Teaching: Practice and
Theory
.Cambridge. London.
Bài: Nguyễn Thanh Tâm - GV Khoa Ngôn ngữ & VHQT
Admin2.

×