Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

NGHIÊN cứu xây DỰNG môn học PHÁT âm CHO SINH VIÊN năm THỨ 1, KHOA ANH, ĐHNN ĐHQG hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 42 trang )

I HC QUC GIA
TRNG I HC NGOI NG
=========
TI NGHIấN CU KHOA HC
CP I HC QUC GIA
NM HC 2008 - 2009
Mó s: QN.08.12
Chuyờn ngnh: Phng Phỏp Ging Dy
NGHIấN CU KHO ST MễN HC PHT
M CHO SINH VIấN NM TH 1, KHOA S
PHM TING ANH, HNN-HQG H Ni
Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Khoa Anh Việt
Cộng sự: Cấn Thị Chang Duyên, Nguyễn Hồng Diệu,
Nguyễn Thị Diệu Hà, Lu Ngọc Ly, Nguyễn Trần Ngọc
Liên, Trần Thu Hà, Nguyễn Phơng Trà, Hoàng Thị
Huyền Ngọc
H Ni 2010
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Để có thể giao tiếp nói bằng một ngôn ngữ nước ngoài theo cách giống như một người bản
ngữ, người học thứ tiếng ấy phải đạt được một mức nhất định về độ chính xác (accuracy) và
độ trôi chảy (fluency). Một số yếu tố khác như sự linh hoạt, âm vực và kích cỡ (âm lượng và
độ dài) của lời nói cũng được cho là có ảnh hưởng đến khả năng nói của người học (Hedge,
2000), tuy nhiên độ chính xác và độ trôi chảy vẫn được quan tâm hơn cả vì dường như hai yếu
tố này nổi lên bề mặt phía trên dễ nhận thấy nhất đối với người tham gia giao tiếp. Nhưng
trong suốt quá trình nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và việc dạy và học ngôn ngữ nói
riêng, một vấn đề vẫn gây nhiều tranh cãi là yếu tố nào trong số hai yếu tố trên nên quan trọng
hơn và được ưu tiên hơn. Xu hướng thiên lệch thay đổi theo thời gian, tuy nhiên tại thời điểm
hiện tại trào lưu chú trọng về truyền đạt thông điệp (message-oriented) quan tâm đến độ trôi


chảy hơn là độ chính xác. Khái niệm độ chính xác, vì vậy, đang bị phần nào "bỏ quên".
Dù trào lưu hiện tại không dành nhiều giấy mức cho 'độ chính xác trong ngôn ngữ' như nó
đáng được nhận, khái niệm này, biểu hiện rõ ràng trong khả năng ngữ âm (cách phát âm) của
người giao tiếp, vẫn đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình dạy, học và nắm vững
một ngôn ngữ. Điều này càng đúng hơn trong trường hợp của tiếng Anh: người ta có thể đánh
giá trình độ học vấn và địa vị xã hội của một người thông qua ngữ âm của anh ta (McDowall,
2002). Điều này đồng nghĩa với việc nếu một người học tiếng Anh muốn có được khả năng sử
dụng thứ tiếng này như một người bản ngữ, và muốn được đánh giá cao về mặt học thuật, thì
phải trau dồi ngữ âm của mình.
Tuy nhiên, đối với người học tiếng Anh như một ngoại ngữ, việc học và nắm vững phát âm là
một trở ngại lớn vì hệ thống chính tả của tiếng Anh (orthography) "khét tiếng là vô ích" nếu ai
đó muốn suy ra cách phát âm của một từ từ cách viết của từ đó (Lecumberri & Maidment,
2000). Khác với các ngôn ngữ mà hệ thống chữ viết có thể gợi ý cả cách phát âm các từ ở một
mức độ nào đó như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nga, hay tiếng Pháp, sự liên
hệ giữa chính tả và ngữ âm trong tiếng Anh rất lỏng lẻo, gây khó khăn cho những người mới
học tiếng Anh. Với đối tượng là các sinh viên năm thứ nhất trường ĐHNN - ĐHQGHN, điều
2
này lại càng là một cản trở lớn, vì hầu hết các sinh viên đều không được tiếp cận với ngữ âm
một cách hệ thống và thấu đáo trong chương trình học tại trường phổ thông.
Trên thế giới, các nghiên cứu về việc dạy và học ngữ âm cũng cho thấy các vấn đề tương tự.
Fraser (2001) chỉ ra rằng việc phát âm tốt đem lại rất nhiều lợi ích cho người nhập cư ở
Australia (trong việc kiếm việc làm, đạt được các mục đích giáo dục, hoặc trong các khía
cạnh khác của cuộc sống). Ngữ âm tốt có phần còn quan trọng hơn cả ngữ pháp tốt, vì dù ngữ
pháp có hoàn hảo đến mức nào đi chăng nữa, cũng sẽ có thể hoàn toàn bị che khuất bởi khả
năng phát âm tồi. Tuy nhiên, theo Silveira (2002), việc dạy phát âm lại đã thiếu vắng tại các
lớp học tiếng Anh như một ngoại ngữ trong một thời gian dài bởi một lý thuyết cổ điển cho
rằng ngữ âm không quan trọng trong quá trình dạy và học ngôn ngữ, và người học có thể tự
"thu nhặt" được nó trong quá trình giao tiếp. Rất may là niềm tin ấy đã không còn phổ biến
như trước, và việc dạy và học ngữ âm đã trải qua một bước thay đổi lớn, để hiện nay trở thành
một yếu tố làm hoàn thiện không chỉ khả năng giao tiếp mà cả khả năng xây dựng diễn ngôn

(discourse), ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics) và chiến lược ngôn ngữ (strategic
competence) (Morley, 1994).
Dựa vào thực trạng như trên, nhóm nghiên cứu xét thấy việc đưa môn phát âm vào chương
trình học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ là rất cần thiết. Hiện tại có hai
nhóm đối tượng chính đang được đào tạo tại khoa: nhóm sinh viên học ngành sư phạm, và
nhóm sinh viên học ngành phiên dịch. Đối với nhóm thứ nhất, vai trò của việc học phát âm là
vô cùng quan trọng, vì những sinh viên này sau khi ra trường sẽ là người truyền đạt các kỹ
năng cũng như kiến thức về tiếng Anh cho rất nhiều người học khác. Nếu sinh viên không
nắm được ngôn ngữ này một cách chuẩn mực sẽ dẫn đến những thông tin sai lệch cho nhiều
người. Còn đối với sinh viên ngành phiên dịch, phát âm lại đóng vai trò là một công cụ chủ
chốt trong quá trình lao động: nếu có khả năng phát âm tốt, họ sẽ có thể làm cho các bên tham
gia giao tiếp hiểu nhau dễ dàng hơn.
Việc học phát âm lại càng quan trọng hơn nữa đối với các sinh viên năm thứ nhất, vì phần lớn
họ đang ở độ tuổi trẻ nhất trong trường đại học (khoảng 18-19 tuổi). Rất nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng người học càng lớn tuổi thì khả năng có được phát chuẩn như người bản ngữ càng ít
đi, cho dù các yếu tố khác của ngôn ngữ như ngữ pháp hoặc từ vựng có thể không khác gì so
với người bản ngữ. Có thể kể đến ở đây các tác giả tiêu biểu ủng hộ quan điểm này như
Oyama (1976), Snow & Hoefnagel-Hohle (1977), Werker et al. (1981) hay Kenworthy
(1988). Vì vậy, giới thiệu môn học phát âm cho sinh viên ngay tại thời điểm đầu tiên của bậc
học đại học là một việc cần thiết để nâng cao khả năng ngôn ngữ cho sinh viên cũng như hoàn
3
thiện chương trình dạy và học tại trường đại học. Hơn thế nữa, môn phát âm còn phải được
tách ra thành một môn học riêng chứ không tích hợp với các môn kỹ năng khác để nâng cao ý
thức của sinh viên với môn học cũng như có nhiều điều kiện thử nghiệm và hoàn thiện môn
phát âm nói riêng và giao tiếp nói nói chung hơn. Nghiên cứu này ra đời với mong muốn
mang lại một cái nhìn toàn diện hơn về môn học phát âm, cũng như nhằm tạo ra được một
chương trình học chất lượng và hiệu quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xét đến sự cần thiết của môn học như đã được trình bày trên đây, nghiên cứu này tập trung
vào nhiệm vụ đánh giá lại quá trình dạy và học môn phát âm trong học kỳ I, năm học 2008-

2009 dành cho sinh viên năm thứ nhất của khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ, trường
ĐHNN - ĐHQGHN. Qua việc tìm hiểu ý kiến đành giá của sinh viên về khóa học và tự đánh
giá các khó khăn cũng như kết quả giáo dục trong khóa học, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các
giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện hơn cho các kỳ học sau.
Nhìn chung, nghiên cứu này mong muốn trả lời được các câu hỏi sau đây:
• Điểm mạnh và điểm yếu của môn học phát âm đã được triển khai là gì?
• Sinh viên có mong muốn gì đối với nội dung cũng như hình thức dạy và học của môn học
phát âm?
• Đánh giá chung của sinh viên đối với môn học phát âm đã được triển khai là gì?
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Do những hạn chế về thời gian, đối tượng, nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất và những
hạn chế khách quan của bản thân đề tài nên việc triển khai môn học này chỉ tập trung cho sinh
viên năm thứ nhất của khoa Anh.
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận thức về tầm quan trọng của phát âm. Phân tích và đánh giá thực
trạng của sinh viên năm thứ nhất trong việc phát âm, khảo sát đánh giá tình hình triển khai
môn học từ đó đề ra một số phương pháp và kiến nghị nhằm cải tiến chất lượng dạy và học
ngữ âm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu trường
hợp dựa vào đối tượng của hoạt động dạy phát âm.
4
Khách thể nghiên cứu là toàn bộ sinh viên năm thứ nhất khóa QHF.E.1.08 khoa Anh. Bảng
câu hỏi khảo sát được đưa ra vào buổi học cuối của môn phát âm trong kì I năm học 2008-
2009.
Công cụ thu thập số liệu Nghiên cứu khảo sát hiệu quả của việc ứng dụng thông qua phản hồi
của sinh viên nên phương pháp khảo sát sử dụng công cụ là bảng câu hỏi khảo sát được áp
dụng.
Quy trình thu thập số liệu: Bảng câu hỏi sau khi đã được phát cho sinh viên đánh giá sẽ được
thu lại và gửi tới đội ngũ trợ giảng là các giáo viên đề thống kê và thu thập. Sau đó, giáo viên
chính sẽ tập hợp và phân tích các số liệu.

Cách thức phân tích số liệu Kết quả số liệu thu được được định lượng hoá theo tỉ lệ phần trăm
từ 0 đến 100 và lấy đến 1 số sau dấu phẩy.
Phần câu hỏi mở để sinh viên nêu lên những nhận xét và đóng góp nhằm cải thiện chất lượng
dạy và học sẽ được tổng hợp từ những điểm chung nổi bật.
Từ các kết luận thu được từ kết quả khảo sát và phân tích các dữ liệu, tác giả thông qua đó có
thể đánh giá một cách chính xác mức độ khả thi và hiệu quả của việc triển khai giảng dạy
môn phát âm thông qua nhu cầu của người học và rút ra những nhận xét mang tính ứng dụng
trực tiếp và đóng góp những đề nghị nhằm cải tiến chất lượng dạy và học Phát âm.
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Quan niệm về phát âm (pronunciation)
Nghiên cứu về phát âm bao gồm hai lĩnh vực đó là ngữ âm học (phonetics) và âm vị học
(phonology).
Trong đó, ngữ âm học (phonetics) nghiên cứu về âm thanh lời nói (speech sounds). Một nhà
ngữ âm học thường nghiên cứu về một trong những vấn đề sau:
 Ảnh hưởng của kết cấu (anatomical), tâm lí (neurological) và thần kinh
(physiological) đến lời nói (thường được biết đến là các chức năng tâm lí của ngữ âm
học (physiological phonetics) )
 Sự hoạt động (actions) và chuyển động (movements) của các cơ quan cấu âm trong
quá trình phát ra âm, thường được biết đến là cách phát âm ngữ âm học (articulatory
phonetics)
 Bản chất (nature) và độ vang (acoutics) của song âm trong quá trình phát ra âm
(acoustic phonetics)
 Làm thế nào âm được nhận diện bởi cơ quan thính giác (auditory phonetics)
 Làm thế nào não lĩnh hội được âm (perceptual phonetics)
Ngữ âm học là một lĩnh vực rộng lớn và không cần thiết phải có sự liên quan trực tiếp với
việc nghiên cứu ngôn ngữ. Mặc dù những ngành nghiên cứu ngữ âm học được nêu trên có thể
được nghiên cứu một cách độc lập với những ngành khác nhưng chúng hoàn toàn có liên quan
đến nhau. Ví dụ như các cơ quan cấu âm tạo ra âm thanh, âm thanh được truyền đi dưới dạng
song âm, sóng âm được truyền tới cơ quan thính giác và được xử lí thong tin bởi bộ não.

Nếu như ngữ âm học liên quan đến bản chất về mặt vật lí của âm thanh lời nói thì âm vị học
(phonology) lại quan tâm đến vấn đề làm thế nào để hiểu và hệ thống âm thanh. Âm vị học
nghiên cứu hệ thống âm (system of sounds) và thành phần âm (pattern of sounds) tồn tại trong
một ngôn ngữ cụ thể nào đó. Nghiên cứu về âm vị học bao gồm có các âm vị của Tiếng Anh
như các đặc điểm của nguyên âm (vowels), phụ âm (consonants) và siêu đoạn
(superasegmental). Trong lĩnh vực âm vi học, khi nói đến nguyên âm và phụ âm là nói đến
những âm khác nhau chúng ta tạo ra khi phát ra lời nói chứ không phải là những nguyên âm
và phụ âm mà chúng ta viết. Sẽ là sai lầm nếu như chúng ta cho rằng âm vị học luôn luôn là
đơn ngữ (monolingual). Rất nhiều nghiên cứu âm vị học đã khái quát hóa những quy tắc về
6
cách tổ chức và thể hiện âm thanh (organization and interpretation of sounds) có thể áp dụng
cho nhiều ngôn ngữ khác nhau.
2.2. Một vài quan niệm về phương pháp dạy phát âm (teaching pronunciation
approaches)
Trong lịch sử của việc giảng dạy ngôn ngữ, Kelly (1969) đã gọi phát âm là “Cinderella” của
việc dạy ngoại ngữ. Ông đã chỉ ra rằng những nhà tâm lí học và ngôn ngữ học Phương Tây đã
nghiên cứu về ngữ pháp, từ vựng lâu hơn việc nghiên cứu về phát âm rất nhiều. Việc giảng
dạy phát âm mới chỉ được nghiên cứu một cách có hệ thống từ đầu thế kỉ 20. Vì thế, ngữ pháp
và từ vựng được hầu hết những giáo viên dạy ngoại ngữ tìm hiểu một cách kĩ càng hơn so với
phát âm.
Lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ học hiện đại được phát triển theo hai đường hướng chính để dạy
phát âm. Đó là đường hướng bắt chược theo trực giác ( intuitive-imitative approach) và đường
hướng phân tích ngôn ngữ học (analytic-linguistic approach). Trước cuối thế kỉ 19, chỉ có
phương pháp đầu tiên được áp dụng và thỉnh thoảng được bổ sung bằng những kinh nghiệm
của giáo viên và những cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm, quan sát chủ quan của các nhà nghiên
(tập trung vào những lỗi thuộc về ngữ âm) (Kelly, 1969).
2.2.1. Phương pháp bắt chước theo trực giác ( intuitive-imitative approach) phụ thuộc vào
khả năng của người học có thể nghe và bắt chước âm điệu và âm thanh của ngôn ngữ đích
(target language) mà ko cần sự can thiệp của bất cứ một giải thích nào về thông tin. Phương
pháp này cũng bao hàm sự sẵn có của những mô hình lí tưởng để áp dụng, sự trợ giúp của

những chiếc máy ghi đĩa đầu tiên, sau đó là bằng cassette, những phòng thí nghiệm cho ngôn
ngữ vào giữa thế kỉ 20 và ngày nay là những phương tiện nghe nhìn như băng video và đĩa
CD.
2.2.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ học (analytic-linguistic approach) lại sử dụng
thông tin và phương tiện như bảng chữ cái ngữ âm, sự miêu tả phát âm, mô tả hệ thống phát
âm, các thông tin đối chiếu so sánh, các phương tiện hỗ trợ để bổ sung kĩ năng nghe, bắt
chước, phát âm. Phương pháp này cung cấp những thông tin một cách trực tiếp cho người học
và hướng sự tập trung vào âm thanh, ngữ điệu của ngôn ngữ đích (target language). Phương
pháp này đã được phát triển đến giai đoạn hoàn thiện chứ không đơn thuần là sự thế chỗ cho
phương pháp bắt chược theo trực giác (intuitive-imitative approach).
7
2.3. Vấn để kiểm tra đánh giá trong việc dạy phát âm:
Theo các tác giả Cele-Murcia, Brinton, Goodwin (1996) hiện nay vấn đề kiểm tra đánh giá
trong việc dạy phát âm không nhận được nhiều sự quan tâm như các lĩnh vực khác. Một phần
là vì cách đánh giá trong phát âm cũng được tiến hành như các kĩ năng khác như nghe, đọc,
viết. Nhưng không giống như các lĩnh vực khác, việc kiểm tra đánh giá trong phát âm có
những khía cạnh riêng biệt ảnh hưởng tới việc đánh giá được thực hiện như thế nào, phản hồi
được đưa ra ra sao, và khi nào thì đưa ra hướng dẫn… Một đặc điểm nỗi bật trong các yếu tố
riêng biệt đó là phát âm không chỉ là sự áp dụng các qui luật đơn thuần mà liên quan tới sự
nhận thức và sản phẩm phát âm của người học. Các tác giả Cele-Murcia, Brinton, Goodwin
(1996) đã trình bày 3 loại hình kiểm tra đánh giá trong môn học phát âm đó là kiểm tra chẩn
đoán (Diagnostic evaluation), đánh giá và phản hồi thường xuyên (ongoing evaluation with
feedback), và kiểm tra trong lớp học (Classroom testing).
2.3.1. Đánh giá chẩn đoán: (Diagnostic evaluation)
Đây là kiểu đánh giá để xác định trình độ của người học. Kiểu đánh giá này thường nhằm
mục đích xác định xem người học có thể thực hiện được một nhiệm vụ nhất định hay không,
hoặc để xếp người học vào lớp tương xứng với trình độ ngôn ngữ của họ. Trong những trường
hợp cụ thể, đây cũng là phương pháp ban đầu người thầy dùng để lập ra hay điều chỉnh mục
đích của khóa học cho phù hợp với một bộ phận người học cụ thể và xác định được nhu cầu
của mỗi cá nhân. Tóm lại, đây chính là một đánh giá tổng thể về sự nhận thức (perception) và

sản phẩm (production) của cả lớp học và của từng người học.
2.3.1.1.Chẩn đoán nhận thức: (Diagnosing perception)
Những bài kiểm tra chẩn đoán về phân biệt âm khi nghe phải kiểm tra được khả năng của
người học trong việc phân biệt những yếu tố đoạn tính (segmental) và các yếu tố siêu đoạn
tính (suprasegmental). Điều này có thể thực hiện được bằng nhiều cách.
a. Phân biệt nguyên âm – phụ âm: Phương pháp tốt nhất là sử dụng những bài tập phân biệt
cặp âm tối thiểu (minimal pairs)
Ví dụ: Đánh dấu từ nghe được:
a. Don’t slip/ sleep on the floor.
b. He’s gone to back up/ pack up the car.
8
b. Trọng âm từ: Nhận diện trọng âm từ có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu học sinh chọn từ
hoặc câu có đánh dấu trọng âm đúng trong một đoạn hội thoại hay đoạn văn được ghi âm
hoặc do giáo viên đọc.
Ví dụ: Đánh dấu lựa chọn thể hiện trọng âm chính của từ (từ in hoa = trọng âm chính)
Photography is one of my favourite activities.
A. PHOtography D. ACtivities
B. phoTOgraphy E. acTIVities
C. photoGRAPHy F. activities
c. Trọng âm câu: Nhận diện từ được nhấn mạnh trong câu có thể làm giống như với trọng âm
từ.
Ví dụ: Nghe những phát ngôn sau và đánh dấu lựa chọn thể hiện trọng âm phù hợp:
Hi, I’m Joe Miller. What’s your name?
a. HI, I’m JOE Miller. WHAT’S your name?
b. HI, I’M Joe LILLer. What’s YOUR name?
c. Hi, I’m Joe Miller. What’s your name?
d. Ngữ điệu: Có hai cách để kiểm tra sự phân biệt ngữ điệu của người học. Cách thứ nhất là
phân biệt phát ngôn có ngữ điệu lên hay lên xuống.
Ví dụ: Nghe các phát ngôn và đánh dấu vào ô thể hiện ngữ điệu của phát ngôn.
Phát ngôn Câu hỏi Câu tường thuật

1. Mary’s gone home  
2. The VCR doesn’t work  
3. Jim and Jessica had triplets  
Loại hình bài tập này có thể được biến đổi gắn với các dạng ngữ pháp mà nghĩa của phát ngôn
có sự khác nhau bởi sự lên hay xuống của ngữ điệu.
Ví dụ: Đánh dấu ô tương ứng với ngữ điệu của phát ngôn: (Trong câu hỏi đuôi, người phát
ngôn dùng ngữ điệu lên xuống khi chắc chắn và ngữ điệu lên nếu không chắc chắn)
Phát ngôn Chắc chắn Không chắc chắn
1. He hasn’t finished fixing the car, has he?
2. The situation’s getting worse, isn’t it?
3. The stores will be really crowded this time of
year, won’t they?
9
d. Nuốt âm: (reduced speech) giáo viên có thể đưa ra một đoạn ngắn có ô trống là những từ
bị nuốt và không được nhấn mạnh. Người học sẽ điền vào các từ đó khi nghe đoạn băng.
Ví dụ: Nghe đoạn thông tin dự báo thời tiết sau và điền vào ô trống:
This is WPRO weather update. The weather on Friday is expected (1) _______ be cool
(2)_______ cloudy. There will be fifty percent chance (3) _______ showers in the morning,
but is (4) ______ clear up by late afternoon. Temperatures will range (5) _______ a low of
forty-five degrees to a high of sixty-two.
Answers:
1. to
2. and
3. of
4. should
5. from
2.3.1.2. Chẩn đoán sản phẩm trong lớp học:
Có hai loại mẫu sản phẩm phát ngôn của người học đó là:
- một mẫu người học đọc to (reading aloud)
- một mẫu người học nói tự do (free speech)

Hai loại mẫu này bổ sung cho nhau giúp giáo viên xác định rõ được người học nhận thức
được bài học ở mức độ nào.
Ở loại hình thứ nhất, giáo viên thường sử dụng một văn bản viết được gọi là đoạn văn chẩn
đoán (diagnostic passage). Thực tế, đoạn văn này được thiết kế sao cho có đầy đủ tất cả hoặc
là hầu hết các yếu tố đoạn tính và siêu đoạn tính của tiếng Anh. Giáo viên nên cho học sinh
nghe trước đoạn văn đó do người bản ngữ đọc hoặc do chính giáo viên đọc. Sau đó giáo viên
nên cho người học có thời gian luyện tập trước khi ghi âm. Việc luyện tập đọc trước giúp
người học tránh được các lỗi đọc không tự nhiên, làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi đọc,
và cũng giúp giáo viên đánh giá được chính xác các lỗi rất tiêu biểu của cá nhân mỗi người
học. Người học không nhất thiết phải đọc và ghi âm ngay tại lớp hay phòng máy mà có thể
ghi âm ở nhà sau đó nộp cho giáo viên để đánh giá và gửi phản hồi dưới dạng viết (written
feedback). Giáo viên nên sử dụng thống nhất một đoạn văn như nhau cho cả hai lần kiểm tra,
10
trước khi bắt đầu khóa học (để xác định nhu cầu của người học) và khi kết thúc khóa học (để
đánh giá sự tiến bộ của người học).
Vì đọc to một đoạn văn không cho thấy được khả năng phát âm của người học trong những
tình huống tự nhiên vì thế việc lấy mẫu phát âm tự nhiên (spontaneous sample) là rất cần
thiết. Để thu thập được mẫu này, giáo viên có thể cho người học nói tự do trong vòng một
hoặc hai phút về một chủ đề quen thuộc như quê hương, gia đình, kỉ niệm thơ ấu đáng nhớ
nhất, sở thích, công việc hiện tại, … Một điều quan trọng khi chọn chủ đề nói là làm sao cho
người học cảm thấy thoải mái nhất nói về chủ đề đó. Giáo viên có thể cho người học chọn
một trong nhiều chủ đề để nói.
2.3.2. Đánh giá thường xuyên: (ongoing evaluation with feedback)
Đánh giá thường xuyên trong giờ học có hai mục đích. Thứ nhất, giáo viên cần xác định
người học đang tiến bộ như thế nào để có thể điều chỉnh giáo trình cũng như cách giảng dạy
phù hợp nhất đối với họ. Hơn nữa, để giúp người học tiến bộ trong suốt quá trình học, giáo
viên nên thường xuyên đưa ra những phản hồi liên tục (continuous informal feedback) về sự
tiến bộ của từng cá nhân người học. Đánh giá thường xuyên có thể thực hiện dưới dạng tự
điều khiển và đánh giá (self-monitoring and correction), feedback, hoặc là chữa lỗi của giáo
viên.

2.3.2.1. Tự điều khiển và đánh giá: (self-monitoring and correction)
Cùng với xu hướng dạy học lấy người học làm trung tâm như hiện nay, thì tính tự giác cùng
với khả năng tự điều khiển quá trình học của người học càng có tầm quan trọng hơn trong dạy
học ngoại ngữ. Việc tự điều khiển một phần cho thấy người học có trách nhiệm với việc học
của chính họ và là điều không thể thiếu được giúp họ thấy được sự tiến bộ của mình. Điều này
đặc biệt đúng với học phát âm.
Tác giả Acton (1984) được trích trong Cele-Murcia, Brinton, Goodwin (1996) nhấn mạnh vai
trò của học hợp tác (contract learning). Ông cho rằng những thay đổi quan trọng nhất trong
phát âm sẽ diễn ra ngoài lớp học. Dickerson (1984, 1987a) trích trong Cele-Murcia, Brinton,
Goodwin (1996) đề cập đến covert rehearsal. Với phương pháp này, người học sẽ tự luyện tập
như: chuẩn bị đối thoại, tạo ra các trao đổi, nghĩ ra các phát ngôn đúng, rồi so sánh chúng với
11
những mẫu của người bản địa và với các quy luật phát âm mà họ biết. Có một số phương pháp
được gợi ý như sau:
a. nâng cao nhận thức của người học về tầm quan trọng của việc dùng ngôn ngữ đích
(target language) để tự nói to với chính họ.
b. yêu cầu người học đoán trọng âm của từ, vowel quality, sentence prominence,… ở
những bài tập họ làm ở nhà, và sau đó là đọc to.
c. yêu cầu người học ghi âm lai bài ở trên lớp để ôn luyện ở nhà
d. cung cấp cho người học bản checklist trong đó ghi những đặc điểm phát âm mà giáo
viên sẽ kiểm tra.
Mặc dù có những điểm khác nhau nhỏ, các chương trình dạy phát âm lấy người học làm trung
tâm có chung một số nền tảng. Nổi bật nhất đó là sự nhấn mạnh trách nhiệm của người học
trong việc tạo ra những thay đổi trong phát âm. Hơn nữa, chúng nhấn mạnh việc đạt được
những mục đích cụ thể, đó là dạy phát âm để phát triển learners’ intelligibility chứ không phải
để đạt đến sự chính xác hoàn toàn.
2.3.2.2. Peer feedback:
Để giúp cho tất cả người học có thể có được ích lợi từ việc giao tiếp với nhau trên lớp, giáo
viên có thể tổ chức các đôi như là người điều khiển và người đưa ra phản hồi (monitors and
givers of feedback). Điều này giúp người học tăng khả năng nghe và sử dụng được ngay kiến

thức về các qui luật phát âm vừa được học.
Cho người học làm việc theo nhóm là một cách. Nhóm từ 3 đến 4 người sẽ tốt hơn cặp đôi vì
khi đó có 2 hoặc 3 người nghe và đánh giá xem người còn lại phát âm có đúng hay không.
Một ví dụ đơn giản là dùng một tờ phiếu bài tập để kiểm tra minimal pairs như sau:
Listen and mark the words you hear:
1. only two seats / seeds are left
2. I found ten bucks / bugs
3. they’re going to lunch / lunge
4. she wasn’t able to face / faze him
12
Mỗi người trong nhóm sẽ chịu trách nhiệm đọc một câu. Trước đó, người đọc sẽ bí mật gạch
chân từ muốn đọc, sau đó đọc to, những người còn lại trong nhóm sẽ đánh dấu từ mà họ nghe
được. Nếu có sự bất đồng quan điểm, giáo viên có thể yêu cầu đọc lại câu đó và can thiệp.
2.3.2.3. Phản hồi và chữa lỗi của giáo viên (teacher feedback and correction)
Trong các hoạt động trên lớp, giáo viên sẽ không muốn ngắt lời người học để chữa mọi lỗi sai
mà họ mắc phải, thay vào đó giáo viên nên ghi lại các lỗi đó để chữa sau. Nói chung, một
nguyên tắc cơ bản là giáo viên phải hướng người học nhận biết được các lỗi ngay lập tức hoặc
sau đó để người học có thể áp dụng được các qui luật phát âm được học và điều chỉnh lời nói
của mình hiệu quả. Tuy nhiên, người học thường không thể giữ lại những phản hồi và mẫu
phát âm ở trên lớp. Chính vì vậy, giáo viên nên sử dụng máy ghi âm.
Một lợi ích từ việc này là có được phản hồi của peer và giáo viên, nó cho phép người nói nhận
được phản hồi ngay lập tức và cho những người khác cơ hội được phát triển khả năng nghe.
Một hoạt động bổ ích khác là yêu cầu người học viết phiên âm của một phần hay toàn bộ phần
đã được ghi âm lại, và sau đó cố gắng xác định lỗi phát âm trước khi nhận được ý kiến của
giáo viên. Hình thức phản hồi hiệu quả nhất là giáo viên và người học cùng nghe băng và xem
xét các lỗi.
2.3.3. Kiểm tra trên lớp: (Classroom testing)
Trong khi kiểm tra chẩn đoán (diagnostic tests) kiểm tra một cách tổng thể về nhận thức
(perception)và sản phẩm (production) phát âm của người học thì kiểm tra đánh giá trên lớp
chú trọng vào các phần được dạy để kiểm tra sự tiến bộ của người học trong khuôn khổ khóa

học và chương trình cụ thể. Vì kiểm tra chẩn đoán và kiểm tra trên lớp có thể giống nhau về
thiết kế (design) nên một số ví dụ trình bày ở phần kiểm tra chẩn đoán trước có thể được dùng
cho kiểm tra trên lớp.
Điều quan trọng cần phải chú ý đó là phạm vi của kiểm tra trên lớp thường hẹp hơn kiểm tra
chẩn đoán. Thêm vào đó, kiểm tra chẩn đoán diễn ra vào đầu khóa học, trong khi đó kiểm tra
trên lớp có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt khóa học để kiểm tra
những phần nhất định đã dạy.
Loại hình kiểm tra này cũng được chia thành kiểm tra nhận thức và kiểm tra sản phẩm phát
âm.
13
Kiểm tra nhận thức của người học cũng có các dạnh như đã trình bày ở phần kiểm tra chẩn
đoán như phân biệt nguyên âm, phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu, nuốt âm.
Cũng như với kiểm tra nhận thức, kiểm tra sản phẩm phát âm của người học nên tập trung vào
các yếu tố đã được dạy trên lớp. Để kiểm tra, người học sẽ đọc to một hoặc nhiều đoạn văn
ngắn sau đó thu âm vào băng. Việc chấm điểm những bài đọc này cần rõ ràng, chấm điểm
từng yếu tố riêng lẻ cần được đánh giá. Người học cần thiết phải được luyện tập trước khi thu
băng với hai mục đích chính. Một là, việc luyện tập giúp người học làm quen với đoạn văn.
Hai là, việc luyện tập giúp cho người học có thời gian để suy nghĩ một cách có chủ ý những
đặc điểm phát âm và quy luật phát âm đã được học để áp dụng. Người học được khuyến khích
ghi âm, sau đó nghe lại, và có thể thu âm lại nếu họ nhận ra một lỗi mà họ muốn sửa. Ngoài
việc đọc một đoạn văn, giáo viên có thể cho người học đọc một đoạn hội thoại.
2.4. Các hoạt động dạy ngữ âm:
Để dạy phát âm trước hết giáo viên cần xác định việc dạy phát âm là một phần quan trọng
trong việc dạy ngoại ngữ và quyết định mô hình dạy học nào phù hợp để áp dụng. Các hình
thức dạy ngữ âm cũng rất đa dạng và phong phú, từ các hoạt động mang tính chuyên sâu cao
như luyện tập (drilling) cho đến các hoạt động dàn trải hơn như giao cho người học tìm ra các
đặc trưng phát âm trong bài nghe. Các hoạt động luyện tập chuyên sâu như drilling giúp
người học củng cố chung các kĩ năng tiếp nhận và sản xuất (receptive and productive skills)
trong khi các hoạt động cao hơn giúp người học củng cố các kĩ năng tiếp nhận (receptive
skill) (theo Kelly, 2000)

2.4.1. Các hoạt động luyện tập
2.4.1.1. Hoạt động drilling:
Đây là một trong những hoạt động cơ bản và chủ đạo được dùng để luyện phát âm trong lớp
học. Một cách cơ bản, hoạt động drilling nghĩa là giáo viên sẽ nói một từ hoặc cụm từ và lớp
học sẽ lặp lại từ hoặc cụm từ đó. Đây là một trong những kĩ năng dạy học cơ bản của người
giáo viên. Hoạt động drilling có nguồn gốc từ các nhà tâm lí học hành vi và các quan điểm
dạy học “nghe – nhìn”; và mặc dù các quan điểm này đã lỗi thời, hoạt động drilling vẫn được
ưa chuộng sau khi được thử nghiệm và đánh giá. Hoạt động luyện tập này giúp người học
nắm vững được cách phát âm của từ ngữ, và nhớ các từ mới. Đây là một phần quan trọng
14
trong lớp học phát âm, và là thời gian khi người học phụ thuộc nhiều nhất vào giáo viên.
Trước khi luyện tập, giáo viên thường phải gợi lại cho người học các từ hoặc cụm từ đã biết
dùng các gợi ý, tranh ảnh v.v. Sau đó, giáo viên giúp người học luyện tập từ hoặc cụm từ đó
bằng cách đọc mẫu và học viên phải lặp lại. Việc luyện tập trước hết có thể bắt đầu với cả
lớp, việc này giúp tăng sự tự tin cho học viên, và giúp học viên luyện phát âm mà không bị
gọi tên. Sau đó, thường học viên sẽ được gọi để luyện phát âm từng người một. Nhờ đó giáo
viên có thể đánh giá khả năng phát âm của từng học viên. Giáo viên nên gọi ngẫu nhiên để tất
cả các học viên đều phải chuẩn bị.
2.4.1.2. Hoạt động luyện tập chuỗi (chaining):
Hoạt động này phù hợp để luyện tập những câu dài và khó cho học viên. Những ví dụ dưới
đây chỉ ra giáo viên đã tách biệt các phần của câu ra sao, đọc mẫu riêng biệt các phần để học
viên lặp lại và dần dần đọc thành câu hoàn chỉnh.
a. Luyện tập theo chuỗi ngược (back chaining)
Câu được luyện tập và dừng từ phần cuối câu. Các phần riêng biệt được luyện tập. Mỗi phần
của câu được đọc mẫu bởi giáo viên, và học viên lặp lại.
Ví dụ:
…told him.
…would’ve…
…would’ve told…
I would’ve told him

If I’d seen him…
If I’d seen him, I would’ve told him.
b. Luyện tập theo ngữ cảnh là một biến thể rất hữu ích của hoạt động này. Hoạt động này gồm
việc luyện tập một cấu trúc, nhưng thay thế các từ vựng vào câu như sau:
Teacher: It’s in the corner
Student 1: It’s in the corner
Teacher: It’s on the table
Student 2: It’s on the table
Teacher: It’s under the chair, v.v.
15
Các hoạt động luyện tập drilling này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dạy trọng âm từ,
trọng âm câu và ngữ điệu. Giáo viên nên có mục đích đọc mẫu các từ và cụm từ một cách tự
nhiên phụ thuộc vào ngữ cảnh của từ đó. Giáo viên có thể gõ theo nhịp của trọng âm khi
luyện tập.
Drilling là một công cụ quan trọng trong việc luyện phát âm. Nhiều giáo viên bỏ qua việc
luyện tập drilling vì họ cho rằng hoạt động này chỉ thích hợp với các học viên trình độ thấp,
nhưng thực ra cả các học viên trình độ cao cũng cần luyện tập để nắm vững cách phát âm của
những từ và cụm từ mà họ mới học được.
2.4.1.3. Những cặp phát âm tối thiểu minimal pairs
Những cặp phát âm tối thiểu là những cặp từ chỉ khác nhau một âm vị. Giáo viên có thể sừ
dụng minimal pairs cho những lớp có trình độ trung bình khá như là một cách tập trung vào
những âm gây ra nhiều khó khăn cho học viên.
a. Học viên có thể được đưa cho một danh sách các từ và làm việc với một bạn học để quyết
định những từ nào có một âm riêng biệt:
b. Học viên có thể được cho nghe một chuỗi từ và phải tìm ra xem một âm nào đó được phát
âm bao nhiêu lần:
c. Giáo viên có thể luyện tập những câu sau theo cả lớp và luyện tập từng cá nhân:
Pass me the pepper and the paper.
I’ll post the letter later.
They won’t let us in if we’re late.

d. Ngoài ra giáo viên có thể hỏi sinh viên nghe và tìm ra từ được phát âm khác biệt trong
một chuỗi từ:
How many times do you hear /eɪ/:
Underline each one you hear:
Pepper paper letter later pen pain
Wet wait get gate late let
16
Tick the words which have the sound /ʌ/:
Cap hat bug cup hut bag
e. Giáo viên có thể cho học viên chơi trò chơi để luyện tai như sau:
The same or different?
- Prepare a list of minimal pairs, e.g. hit /heat bit/beat sit/seat grin/green/ tin/teen.
- Read out one pair and get students to say which word is each, writing them on board.
- Read one of the words twice. ‘Are they the same or different?’ (The same.)
- Read the contrasting words. ‘Are they the same or different?’ (Different.)
- Continue with all the pairs, mixing same and different. Students write S or D in their
notebooks.
- Pairs can confer and then read the list of pairs again for checking.
2.4.2. Những hoạt động luyện phát âm và đánh vần:
Những từ cùng chữ (homograph) và những từ đồng âm khác nghĩa (homophone) có thể tạo ra
các cơ hội để học viên luyện tập phát âm. Những từ cùng chữ (homograph) là những từ được
đánh vần giống nhau nhưng phát âm khác nhau.
Ví dụ: Why don’t you read this book? và I’ve already read it; wind /wɪnd/ nghĩa là gió và
wind /waɪnd/ có nghĩa là lên dây đồng hồ). Homophone là những từ có cùng cách đọc nhưng
ý nghĩa khác nhau (write và right; there, their và they’re; fair và fare).
2.4.3. Ghi âm học viên
Học viên có thể đọc một bài tập được giao và ghi âm lại phần đọc đó. Phần ghi âm có thể
dùng để so sánh với một lớp học có những học viên khá hơn cùng làm bài tập đó. Hoặc có thể
so sánh giữa lần thứ nhất và lần thứ hai ghi âm (khá hơn) của học viên và tìm ra những khác
biệt. Những âm, trọng âm và ngữ điệu mà học viên đọc có thể được so sánh tương phản với

cách phát âm của người bản xứ. Qua việc so sánh, học viên và giáo viên có thể nhận ra các lỗi
trong cách phát âm của học viên cũng như sự khác biệt trong cách phát âm của học viên với
cách phát âm của người bản xứ.
Cart class heart learn smart part
17
2. 4.4. Hoạt động đọc
Hoạt động đọc là hoạt động học viên nhận được nhiều ngôn ngữ mới, nên giáo viên có thể kết
hợp luyện tập phát âm cho học viên, đặc biệt khi một đoạn văn hoặc một phần đoạn văn được
đọc to trước lớp. Tuy nhiên để tránh việc học viên quá chú trọng đến phát âm mà quên đi việc
hiểu nghĩa của đoạn văn, trước hết giáo viên cần thảo luận về ý nghĩa của đoạn văn với học
viên, hoặc yêu cầu học viên đọc theo cụm từ có nghĩa (thought group):
Susan got up late that morning./ Nothing could have prepared her for the events of the day to
come./ It was snowing lightly/ and she could see that the path was already completely
covered./ “How will we get to London in this? She thought.
Read this text for your partner. Listen to the example on the tape and read again.
Điều quan trọng trong việc luyện phát âm đó là giữ cho việc luyện tập có không khí vui vẻ và
nhẹ nhàng. Giáo viên có thể dùng tư liệu đọc là những câu nói líu lưỡi (tongue twister). Ví dụ:
She sells seashell on the seashore.
Giáo viên cũng có thể cho học viên luyện tập đọc các câu như “Thank you” hay “Hello” theo
các ngữ điệu khác nhau như bực bội, vui mừng, ngạc nhiên…
2.4.5. Hoạt động nghe:
Các bài tập nghe hiểu thường dùng các đoạn băng được đọc bởi người bản xứ. Các đoạn nghe
này có thể được khai thác để giới thiệu cách phát âm của những từ mới cho học viên. Ví dụ,
trước khi làm bài tập nghe, học viên có thể được giới thiệu ý nghĩa và cách phát âm của một
số từ và cụm từ cần chú ý. Bài tập nghe theo sau có thể yêu cầu học viên nghe xem từ đó được
phát âm bởi người bản ngữ trong đoạn hội thoại như thế nào.
Việc sử dụng các bài hát nhạc jazz đã tỏ ra tính hiệu quả của nó trong việc giảng dạy tiếng
Anh nói chung. Để việc học phát âm nhẹ nhàng và dễ nhớ, giáo viên có thể dùng các bài hát
nhạc jazz đơn giản trình độ sơ cấp trở lên (jazz chants) để cho học viên hát theo cùng lời bài
hát, các bài hát cổ truyền như “Ten green bottles”, “there was an old woman who swallowed a

fly” hay các bài hát nhạc pop phù hợp với lứa tuổi và nền văn hóa của học viên.
18
Cả lớp có thể cùng chơi trò chơi để luyện phát âm. Học viên đầu tiên bắt đầu như sau: ‘I’d
like a cup of coffee please.’ Học viên kế tiếp nói ‘I’d like a cup of coffee and a sandwich
please.’ Học viên tiếp theo nói thêm: ‘I’d like a cup of coffee, a sandwich and a glass of
water please.’ Trò chơi này có thể được chơi với những ngữ cảnh khác nhau: ‘What did John
take on holiday to theSahara?” hoặc “What did Peter give his ten girlfriends on Valentine’s
Day?’
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔN PHÁT ÂM TRONG TỔ TIẾNG ANH 1
Dạy phát âm luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc giảng dạy sinh viên năm thứ nhất bởi
đặc thù của sinh viên là họ sẽ trở thành những giáo viên và phiên dịch tương lai. Trước đây,
giáo viên đã sử dụng những quyển sách Ship or sheep (phiên bản cũ) để luyện phát âm cho
các em. Tuy nhiên sau một thời gian triển khai đã không thật sự hiệu quả bởi rất nhiều nguyên
nhân. Nguyên nhân chủ yếu giáo viên và học sinh không cảm thấy hứng thú khi dạy và học
quyển sách này một phần vì nó cũ và băng đài không được tốt. Sau đó quyển sách không
được sử dụng nữa và môn phát âm được dạy lồng vào trong các kỹ năng khác. Tuy nhiên, khi
phát âm được lồng vào trong các kỹ năng khác thì việc học phát âm bị phân tán và không có
hệ thống. Sinh viên hay quên những kiến thức đã học và hơn nữa thời gian cũng không có
nhiều để dạy chi tiết. Và bản thân giáo viên cũng không tự tin khi dạy phát âm. Tuy nhiên có
một thực tế tổ luôn ở trong thế loay hoay để tìm biện pháp tối ưu để dạy sinh viên phát âm.
Chính vì vậy học kỳ 1, năm học 2008-2009, tổ đã dạy thử nghiệm chương trình phát âm mới
với một hy vọng khắc phục được những khó khăn khi dạy môn phát âm này.
3.1. Mục tiêu môn học
- Nắm rõ cách phát âm của nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh.
- Có khả năng phát âm tương đối chính xác một số âm như: nguyên âm, phụ âm khó và âm
cuối, khiến người nghe có thể hiểu được.
- Xây dựng nền tảng kiến thức để các em sinh viên có thể học tiếp hơn môn học ngữ âm của
năm học sau.
3.2. Chương trình môn học
Chương trình này chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 được triển khai ở học kỳ 1 và giai

đoạn 2 ở học kỳ 2. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới giai đoạn 1 của môn
học phát âm này.
19
Môn học Nghe-Nói gồm có 3 tiết chỉ. Một tín chỉ ở đây được tính là 2 tiết lên lớp và 1 tiết học
ở nhà. Tức là môn Nghe-Nói sẽ có 6 tiết. Nghe chiếm 2 tiết và Nói Phát âm chiếm 4 tiết. Tuy
nhiên, môn phát âm được tách riêng. Tức là mỗi lớp sẽ có 14 tiết học phát âm (trừ một tiết
kiểm tra giữa kỳ của các kỹ năng). Sinh viên học chính thức trong 7 tuần và những tuần còn
lại làm bài tập lớn. Mỗi tuần sinh viên có 2 tiết học phát âm trên lớp. Nội dung cụ thể như
sau:
TT. Nội dung Chú ý
1. Giới thiệu (Cơ quan phát âm và kí tự phiên âm) Lớp chia thành các nhóm
nhỏ. Mỗi nhóm chuẩn bị
một bài đọc với độ dài
khoảng 150 từ. Sinh viên
lần lượt ghi âm giọng đọc
của mình.
2. Nguyên âm # 1
Phân loại nguyên âm
/i:/, /ɪ/, /e/, /æ/, /ə/, /ɜː/
Sinh viên làm thêm bài tập
ở nhà theo những đầu sách
tham khảo.
3. Nguyên âm # 2
/ʌ/, /uː/, /ʊ/, /ɔː/, /ɒ/, /ɑː/
Sinh viên làm thêm bài tập
ở nhà theo những đầu sách
tham khảo.
4. Nguyên âm # 3
/eə/, /ɪə/, /ʊə/, /eɪ/, /aɪ/, /ɔɪ/, /əʊ/, /aʊ/
Sinh viên làm thêm bài tập

ở nhà theo những đầu sách
tham khảo.
5. Phụ âm # 1
Phân loại phụ âm
/p/, /b/, /d/, /t/, /g/, /k/, /f/, /v/
Sinh viên làm thêm bài tập
ở nhà theo những đầu sách
tham khảo.
6. Phụ âm # 2
/θ/, /ð/, /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /h/
Sinh viên làm thêm bài tập
ở nhà theo những đầu sách
tham khảo.
7. Phụ âm # 3
/tʃ/, /dʒ/, /m/, /n/, /ŋ/, /l/, /r/, /w/, /j/
Reviewing
Sinh viên làm thêm bài tập
ở nhà theo những đầu sách
tham khảo.
8. Tổng kết và hướng dẫn làm bài tập lớp. Sinh viên bắt đầu làm việc
theo nhóm
9. Sinh viên làm bài tập lớn
Sinh viên chuẩn bị ngữ liệu.
10. Sinh viên làm bài tập lớn
Sinh viên đánh máy bài tập và luyện âm
20
11. Sinh viên làm bài tập lớn
Sinh viên luyện âm và thu âm
12. Sinh viên làm bài tập lớn
Sinh viên luyện âm, thu âm, hoàn chỉnh và nộp bài tập cho giáo viên.

13. Giáo viên kiểm tra lại toàn bộ bài tập của sinh viên. Xem có sinh viên nào không
nộp và lên kế hoạch chấm
14. Giáo viên chấm bài tập
15. Trả bài và thông báo điểm.
3.3. Cách thức tiến hành dạy môn phát âm
Vì giai đoạn 1 tập trung chủ yếu dạy 44 âm nên bài viết này chỉ đề cập cách dạy cho một âm
điểm hình đó là âm /i:/
Bước 1: Sinh viên sẽ được xem một đoạn video giới thiệu về âm /i:/. Đoạn video này được tải
về từ trang www.bbclearning.com.

Trong lúc xem sinh viên nghe và làm theo hướng dẫn. Lời thoại của đoạn video này như sau:
This is a long vowel sound. It’s pronunced ‘i:’. Now you try. Repeat after me. ‘i:’ ‘i:’. Here
are some words which have this sound ‘fleece – sea – machine’. Now you try. Repeat after me
‘fleece – sea – machine’. Good. For speakers of some languages, it can be difficult to tell the
difference between this sound the long vowel ‘i:’ and another sound the short vowel sound ‘I’.
Here are some examples where you can hear the difference. ‘litre – litter’, ‘cheap – chip’,
‘feet – fit’, ‘he’s – his’, ‘peach – pitch’, ‘sheep – ship’. Now you try. Listen carefully and
repeat after me. In each example, the vowel with the long sound is first. ‘litre – litter’, ‘cheap
– chip’, ‘feet – fit’, ‘he’s – his’, ‘peach – pitch’, ‘sheep – ship’
Trong đoạn video này chỉ dừng lại ở việc nghe và nhắc lại từ và so sánh giữa hai âm ‘i:’ và
‘I’.
21
Bước 2: Sinh viên sẽ được xem hình ảnh minh hoạ
Đây là bước khá quan trọng vì giáo viên sẽ phải mô tả cách phát âm của âm /i:/. Chính vì vậy
giáo viên cần phải nắm khá rõ các âm được phát âm như thế nào.
Bước 3: Sinh viên sẽ được xem hình động âm /i:/ được phát âm như thế nào.
Lúc này giáo viên sẽ giải thích thêm cho sinh viên xem hình nhiều lần để sinh viên thấy rõ âm
này được phát âm như thế nào nhé.
Bước bốn: Sinh viên bắt đầu luyện tập. Ở đây sinh viên so sánh âm /i:/ với những âm khác.
Luyện âm /i:/ trong từ cũng như trong câu.

22
Bước năm: Giáo viên cùng với những bạn sinh viên phát âm tốt trong lớp đi từng bạn một để
kiểm tra và luyện cho các bạn trong lớp. Giáo viên có thể cho sinh viên xem lại đoạn video
phát âm.
Giáo viên cần phải căn thời gian chuẩn để còn triển khai các âm tiếp theo như trong lịch trình
đã quy định.
3.4. Hình thức đánh giá môn phát âm và nội dung bài tập lớn
Trong môn Nghe-Nói 1, nghe chiếm 35% và Nói 65%. Trong kỹ năng nói, bài tập âm phát âm
chiếm 15%.
3.4.1. Mục tiêu bài tập: Tăng khả năng nói một cách dễ hiểu về mặt phát âm (nguyên âm và
phụ âm) của sinh viên. Các sinh viên trong mỗi nhóm sẽ phải phát âm các nguyên âm và phụ
âm, và đọc một đoạn văn bằng tiếng Anh (không quá 150 từ) được chọn bởi nhóm rồi ghi âm
giọng đọc của mình.
3.4.2. Lập nhóm: Mỗi lớp sẽ chia thành các nhóm gồm 4 đến 5 sinh viên và danh sách nhóm
phải được lớp trưởng nộp cho giáo viên vào buổi thứ học 2.
23
3.4.3. Nhiệm vụ của sinh viên
Bước 1:
Tìm 3 ví dụ cho tất cả 44 âm trong tiếng Anh. Kiểm tra cách phát âm của từ đó trong từ điển
(Cambridge hoặc Oxford) và viết cách phiên âm ra (khuyến khích dùng KEYMAN và phông
Doulos SIL)
Ví dụ:
1. /i:/: meat /mi:t/
tree /triː/
bee /biː/
2. ……….
Bước 2:
Ghi âm lại giọng đọc dựa vào những từ trong cuốn Practice your speaking skills and
pronunciation. Trước khi ghi âm, nên thêm phần giới thiệu ‘This is group …. from class … .
This is our final home assignment’.

Bước 3:
Khi đã hoàn thành việc ghi 44 âm trong tiếng Anh, tìm một đoạn văn không quá 150 từ. Đọc
to và ghi âm lại giọng đọc.
Bước 4:
Để bài tập của nhóm vào một thư mục trong máy tính theo tên của nhóm (bao gồm tên thành
viên) và tên lớp. Trong thư mục này có chứa 01 file bài tập dưới dạng Word và 01 file audio.
Sau đó nộp cho lớp trưởng thông qua USB. Lớp trưởng có nhiệm vụ thu thập tất cả bài tập lớn
của các nhóm trong lớp và cho tất cả vào một đĩa CD (lưu ý chỉ burn ở dạng DATA chứ
không ở dạng AUDIO vì nếu burn ở dạng AUDIO thì sẽ không lưu trữ được file bài tập dưới
dạng Word. Viết tên lớp trên CD và nộp lại cho giáo viên. Hạn chót nộp bài tập lớn là tuần 12
3.4.4. Bài Tập Mẫu
PHẦN I: 44 âm tiếng Anh
No. Sounds Examples Transcriptions
Vowels
1 /iː/ read /riːd/
sleep /sliːp/
series /'sɪəriːz/
2 /ɪ/ still /stɪl/
city /'sɪti/
quality /'kwɒlɪti/
24
3 /e/ many /'meni/
spend /spend/
education /ˌedju:'keɪ∫ən/
4 /æ/ that /ðæt/
cat /kæt/
pan /pæn/
5 /ə/ arrive /ə'raɪv/
yesterday /'jestədeɪ/
cigarette /ˌsɪgə'ret/

6 /ɜː/ word /wɜ:d/
bird /bɜ:d/
shirt /∫ɜ:t/
7 /ʌ/ much /mʌt∫/
enough /ɪ'nʌf/
trouble /'trʌbl/
8 /uː/ too /tuː/
student /'stjuːdənt/
boot /buːt/
9 /ʊ/
tootsy
/'tʊt∫i/
foot /fʊt/
wood /wʊd/
10 /ɔː/ report /rɪ'pɔːt/
war /wɔː(r)/
floor /flɔː(r)/
11 /ɒ/ want /wɒnt/
quality /'kwɒlɪti/
lock /lɒk/
12 /ɑː/ far /fɑː(r)/
party /'pɑːti/
past /pɑːst/
13 /eə/ everywhere /'evrɪweə(r)/
there /ðeə(r)/
share /∫eə(r)/
14 /ɪə/ here /hɪə(r)/
dear /dɪə(r)/
cheer /t∫ɪə(r)/
15 /ʊə/ sure /∫ʊə/

actually /'æktjuəli/
tour /tʊə(r)/
16 /eɪ/ state /steɪt/
mate /meɪt/
wait /weɪt/
17 /aɪ/ night /naɪt/
provide /prə'vaɪd/
type /taɪp/
18 /ɔɪ/ enjoy /ɪn'dʒɔɪ/
noise /nɔɪz/
boy /bɔɪ/
19 /əʊ/ code /kəʊd/
toe /təʊ/
rose /rəʊz/
20 /aʊ/ now /naʊ/
25

×