Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hải phòng - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.01 KB, 24 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
"Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay"
Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm
cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh
phía Bắc, một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc,
một động lực phát triển kinh tế biển, một trong những trung tâm công nghiệp,
thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục, y
tế của vùng duyên hải Bắc Bộ
Trong những năm đổi mới Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
thành phố được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương
mại, du lịch, dịch vụ, giáo dục, thông tin, văn hóa thể thao diễn ra sôi động,
thu hót đông đảo các tầng líp dân cư thành phố
Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, có khu du lịch
biển, đảo (Đồ Sơn, Cát Bà ) là những địa điểm rất thuận lợi cho việc khai
thác, tổ chức các hoạt động văn hóa giải trí cho nhân dân. Bên cạnh đó, sự
phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, sự đa dạng của hệ thống thiết
chế văn hóa: Bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, cung văn hoá, nhà thi đấu
TDTT, sự sôi động trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã đáp ứng nhu
cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng của các tầng líp nhân dân. Tuy
nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phát triển văn hoá thành phố
Hải Phòng cũng còn có những tồn tại, yếu kém trong hoạt động này:
- Mét số cấp, ngành thành phố chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò
của văn hoá, văn hoá giải trí, còn quá coi trọng khía cạnh kinh tế trong lĩnh
vực giải trí, coi nhẹ yếu tố văn hóa, cảnh quan, môi trường.
- Quá trình đô thị hoá nhanh khiến diện tích đất dành cho các hoạt động giải
trí công cộng (nhất là dành cho trẻ em) ngày càng bị thu hẹp lại. Tình trạng thiếu
điểm vui chơi giải trí và các nội dung hoạt động phù hợp, còn khá phổ biến.
- Vấn đề văn hóa giải trí cho số công nhân lao động ở nhiều doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước


ngoài còn rất được quan tâm, chú ý.
- Thành phố chưa phát huy hết các tiềm năng hiện có để phát triển lĩnh
vực vui chơi giải trí như các tiềm năng trong: Du lịch, dịch vụ văn hoá công
cộng, văn hoá nghệ thuật, phương tiện thông tin đại chúng Chưa huy động
được tốt các nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực vui
chơi giải trí.
Những tồn tại nêu trên cần sớm được khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát
triển văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Việc lùa chọn
và nghiên cứu đề tài, "Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ
đổi mới hiện nay" sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, từ
đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đưa văn hoá giải trí ở Hải Phòng
trong thời gian tới tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, góp phần đáp
ứng nhu cầu văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú của các tầng líp nhân dân
thành phố.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn hóa giải trí và các hoạt
động văn hoá vui chơi giải trí đã được một số nhà nghiên cứu, lý luận văn
hóa, quản lý văn hóa quan tâm, đã có một số đề tài, công trình của các tác giả
đi trước đề cập đến những vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
- Đề tài "Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở
Hà Nội - thực trạng và giải pháp" do PGS.TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm,
Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội là cơ quan chủ trì, thực hiện năm 2003 và công
trình "Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và
thực tiễn"do PGS.TS Phạm Duy Đức (chủ biên)
- Luận án tiến sĩ xã hội học của Đinh Thị Vân Chi, "Nhu cầu giải trí của
thanh niên. Nghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu
cầu giải trí tại Hà Nội" (9) hoàn thành năm 2001
- Công trình, Vai trò của văn hóa dân gian trong các sân chơi trên truyền
hình của PGS,TS. Trần Thị Trâm .

- Luận văn thạc sỹ Văn hoá học " Phương pháp và tổ chức hoạt động
Cung văn hoá, Nhà văn hoá lao động trong thời kỳ đổi mới hiện nay" (7)
hoàn thành năm 1998 và Luận án tiến sỹ Lịch sử " Giao tiếp và ứng xử với tư
cách là thành tố văn hoá trong hoạt động doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước" (8) của tác giả Nguyễn Văn Bính, hoàn thành năm
2003
- Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh
(khoá 2000 - 2004) của tác giả Hoàng Đình Thi đã nghiên cứu " Báo chí Hải
Phòng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân téc"
- Công trình, " Lễ hội truyền thống văn hoá tiêu biểu Hải Phòng" do tác
giả Trịnh Minh Hiên (chủ biên) (24)
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh về văn
hóa và văn hoá giải trí của thành phố Hải Phòng.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích bản chất, chức năng của văn hóa giải trí và vai trò
của văn hoá giải trí, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động văn hóa giải trí
ở Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất
phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn
hóa giải trí ở thành phố Cảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích bản chất của văn hóa giải trí, vai trò của văn hóa giải trí trong
đời sống xã hội và sự phát triển, hoàn thiện con người
- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
của văn hóa giải trí hướng tới xây dựng con người Hải Phòng năng động, sáng
tạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng

- Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa giải trí là một vấn đề rộng lớn. Vì vậy đề
tài chỉ tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về văn hóa giải trí và phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động của văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng
trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Các phương hướng và giải pháp
được đề xuất hướng tới năm 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
Phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê và điều
tra xã hội học, phương pháp liên ngành (đô thị học, văn hoá học, xã hội học )
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Làm sáng tỏ hơn khái niệm, đặc trưng, bản chất của văn hóa giải trí và
vai trò của văn hoá giải trí đối với việc xây dựng, hoàn thiện con người và
phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời
gian qua
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa giải
trí ở Thành phố Hải Phòng trong những năm tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Về phương diện lý luận
- Nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của văn hóa giải trí trong việc nâng cao
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, phát triển KT - XH, xây dựng và
hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
* Về phương diện thực tiễn
Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho việc tìm hiểu hoạt động văn hoá giải trí và công tác lãnh đạo và
quản lý văn hóa hiện nay ở Thành phố Hải Phòng.
8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết:
Chương 1
VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ GIẢI TRÍ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
HIỆN ĐẠI
trong ®êi sèng x· héi hiÖn ®¹i
1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ GIẢI TRÍ
1.1.1. Quan niệm về giải trí
Giải trí là một từ Hán - Việt. "Từ điển Hán - Việt" của cụ Đào Duy Anh
giải thích: Giải trí là khi làm việc rỗi, làm cho trí não được khoan khoái, gần
nghĩa với giải trí là tiêu khiển, tiêu khiển là giải muộn, khuây sầu. Giải trí còn
đồng nghĩa với vui chơi cho nên người ta thường nói vui chơi, giải trí.
- Hoạt động giải trí của con người bắt nguồn từ nhu cầu(giải trí) thể hiện
ở 2 khía cạnh:
+ Ở khía cạnh sinh học: Sự thoả mãn nhu cầugiải trí là điều kiên để cơ sở
phục hồi sức khoẻ sau quá trình lao động, lấy lại thăng bằng tâm - sinh lý để
cơ thể tiếp tục làm việc.
+ Ở khía cạnh xã hội: Con người giải trí không phải chỉ để giải trí. Mọi
hoạt động của con người đều có mục đích và bởi vậy, giải trí cũng mang lại
cho họ sự phát triển về trí tuệ và nhân cách, sự thư thái, sảng khoái và những
khoái cảm thẩm mỹ.
- Hoạt động giải trí của con người thường được diễn ra trong thời gian
rỗi - đó là khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi
nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào, nó
được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thoả
mãn nhu cầu tinh thần của con người.
Như vậy, giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng những
nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ. Giải
trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân mà còn là nhu cầu của đời sống
cộng đồng, xã hội.

1.1.2. Quan niệm văn hoá giải trí
Khái niệm văn hoá xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại. Theo người
Trung hoa cổ đại thì “Văn hoá” là sự kết hợp giữa “vẻ đẹp” và “giáo
hoá”được dùng để chỉ một triều đại thống trị dùa trên sự giáo dục, thuyết phục
con người.
Ở Hy Lạp cổ đại thì thuật ngữ “Cultus” ban đầu có nghĩa là gỉo trồng ngoài
đồng ruộng (Cultus- agree), sau được dùng với ý nghĩa là gieo trồng tinh thần
(Cultus –animi – tức là văn hoá), chỉ sự nâng niu, nuôi dưỡng bản chất, phẩm giá
của con người theo những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ, cái văn minh
Đến nay trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa về văn hoá
Ở Việt Nam,ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đưa ra quan niệm về văn hoá: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn "
Chóng ta biết rằng, giải trí là một nhu cầu hoạt động văn hoá của con
người. Giải trí mang ý nghĩa bao trùm là các hình thức vui chơi, thưởng thức.
Giải trí là dạng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh và bổ
Ých của con người. Nói “Văn hoá giải trí” cũg tức là “văn hoá vui chơi””văn
hoá vui chơi giải trí” cũng cóthể hiểu là hoạt động vui chơi giải trí có văn hoá,
bằng các hoạt động và sản phẩm văn hoá và thông qua các hoạt động ăn hoá
giải trí nhằm xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người.
Đến đây có thể nêu lên một định nghĩa về văn hoá giải trí như sau: Văn
hoá giải trí là một bộ phận của đời sống văn hoá xã hội, bao gồm toàn bộ
những hoạt động giải trí của các cá nhân, các cộng đồng xã hội diễn ra một
cách tích cực, chủ động, lành mạnh và tiến bộ. Thông qua những trò chơi và
những hoạt động giải trí tạo nên cho các cá nhân và cộng đồng xã hội một đời

sống tinh thần phong phú và lành mạnh, hoàn thiện và phát triển.
1.1.3. Các loại hình văn hoá giải trí
1.1.3.1. Loại hình văn hoá giải trí gắn với các trò chơi:
Các loại trò chơi là những hoạt động vừa mang tính thể lực, vừa mang
tính tinh thần nhằm rèn luyện sức khoẻ, năng lực tinh thần cho những người
tham gia chơi và cả những người cổ vũ cuộc chơi, như:
1.1.3.2. Loại hình văn hoá giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ
thuật
Giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật giúp con người phát
triển các năng lực cảm thụ, thể nghiệm chủ quan của con người. Nó làm cho
đầu óc con người nhạy bén, linh hoạt, sắc cạnh trước các biểu hiện sinh động
và phức tạp của đời sống.
1.1.3.3. Loại hình văn hoá giải trí gắn với thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao là hoạt động văn hoá thể chất, rèn luyện thể
chất làm con người trở nên khoẻ đẹp. Thể thao là thao diễn thân thể phô bày
vẻ đẹp và sức mạnh thể lực của con người.
1.1.3.4. Loại hình văn hoá giải trí gắn với thông tin đại chúng
Thông tin đại chúng vừa là một loại hình tác phẩm văn hoá vừa là một
phương thức chuyển tải văn hoá. Vì vậy nó là một hoạt động giải trí cơ bản
của con người và xã hội.
1.1.3.5. Loại hình văn hoá giải trí gắn với du lịch, dịch vụ
Du lịch dịch vụ là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp, nguyên
hợp nhưng cũng mang tính chuyên biệt. Con người tham gia các hoạt động du
lịch, dịch vụ vừa để đáp ứng nhu cầu thực dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi
giải trí.
1.1.3.6. Loại hình văn hoá giải trí gắn với lao động sản xuÊt
Có thể chia loại hình này thành các hoạt động chính là:
+ Giải trí trong khi lao động cần thiết: Đó là loại hình diễn ra đồng thời
với quá trình sản xuất như nghe nhạc, chuyện trò (kể chuyện tiếu lâm )
+ Vui chơi giải trí sau lao động cần thiết: Đây là sự chuyển trạng thái từ

lao động sản xuất cần thiết sang một hình thức khác mang tính giải trí
+ Vui chơi giải trí bằng lao động sản xuất trong thời gian rỗi
1.1.3.7. Loại hình văn hoá giải trí gắn với Èm thực
Ăn uống cũng là một hoạt động văn hoá. Ăn uống trở thành hoạt động
văn hoá Èm thực khi ăn uống gắn với một nhu cầu tinh thần nào đó, thể hiện
một trình độ văn hoá thẩm mỹ của con người.
1.2. CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA VĂN HOÁ GIẢI TRÍ
Hoạt động văn hoá giải trí là một hoạt động thiết yếu của xã hội nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển về tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ và thể chất của
con người. Văn hoá giải trí của con người bắt nguồn từ lao động sản xuất và
có tác động trở lại thúc đẩy quá trình sản xuất của xã hội phát triển. Ở đây
chúng tôi nhận thấy văn hoá giải trí có một số chức năng cơ bản sau đây:
1.2.1. Chức năng nhận thức của các hoạt động văn hoá giải trí
Các hoạt động văn hoá giải trí cung cấp cho con người những hiểu biết
nhất định về thế giới xung quanh và bản thân mình.
1.2.2. Chức năng giáo dục
Hoạt động văn hoá giải trí chân chính bao giê cũng mang ý nghĩa giáo
dục, góp phần xây dựng và phát triển toàn diện co người cả về thể chất và tinh
thần, đánh thức khát vọng vươn tới tự do, công bằng, dân chủ và khát vọng
vươn tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp.
1.2.3. Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội
Các quan hệ xã hội không phải bao giê cũng diễn ra chỉ trong các quan
hệ kinh tế, quan hệ công quyền mà còn diễn ra các quan hệ dân sự phức tạp.
Nhu cầu được thoả mãn khát vọng dân chủ, bình đẳng, công khai trên cơ sở
bình đẳng trước "luật chơi "chung luôn cuốn hót sự quan tâm của cộng đồng.
1.2.4. Chức năng kinh tế của các hoạt động văn hoá giải trí
Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh CNH –HĐH,
nhu cầu văn hoá giải trí của xã hội ngày càng gia tăng và các ngành công
nghiệp, các ngành dịch vụ hướng vào sản xuất các sản phẩm văn hoá, đáp ứng
nhu cầu văn hoá giải trí ngày càng tăng. Như vậy, các hoạt động văn hoá giải trí

không chỉ hướng tới thoả mãn nhu cầu về tinh thần mà còn thực hiện chức năng
kinh tế, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã
hội.
1.3. VĂN HOÁ GIẢI TRÍ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
1.3.1. Văn hoá giải trí trong xã hội tiền công nghiệp và công nghiệp
Ở các chế độ xã hội trước thời kỳ chủ nghĩa tư bản, năng suất lao động
và mức thu nhập lao động xã hội thấp nên thời gian rỗi Ýt và tập trung vào
những thời điểm “nông nhàn”, sau vô thu hoạch hoặc chờ vụ thu hoạch. Các
hoạt động vui chơi giải trí tập trung xung quanh các sinh hoạt nghi lễ mang tính
chất tôn giáo tín ngưỡng là chủ yếu.
Trong xã hội công nghiệp, thời gian nhàn rỗi của các tầng líp dân cư xuất
hiện nhiều hơn do năng suất lao động công nghiệp tăng lên việc sử dụng thời
gian nhàn rỗi đã kéo theo quá trình hình thành một nền văn hoá đại chúng.
Thời gian nhàn rỗi lúc này đã trở thành một bộ phận trong cuộc sống của
những người dân.
1.3.2. Văn hoá giải trí trong xã hội hiện đại
Quan niệm mới về giải trí được coi là sản phẩm của xã hội công nghiệp hiện
đại.
Đây là thời kỳ có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Năng
suất lao động, đời sống vật chất cao. Nhu cầu giải trí, tiêu khiển, tìm kiếm cơ
hội trong thông tin, thể thao, nghệ thuật, giao tiếp cộng đồng của công chúng
ngày càng phát triển. Các quan hệ trong hoạt động vui chơi giải trí chuyển đổi
mạnh sang sản xuất hàng hoá, biến các hoạt động giải trí có thể lưu thông trên
thị trường và đem lại lợi nhuận cho các chủ thể của nó trong tổ chức hoạt
động giải trí.
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ Ở
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY

2.1.1. Sự phát triền kinh tế, văn hoá - xã hội của thành phố Hải
Phòng trong thời kỳ đổi mới
Thành phố Hải Phòng có diện tích là 1.507,6km
2
, dân số 1.723.500 người.
Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đã phát huy tốt tiềm năng,
lợi thế và nội lực, kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, năm
sau cao hơn năm trước và luôn tăng gấp 1,5 lần so với mức tăng chung của cả
nước, đặc biệt là năm 2005 là 12,25%, đây là năm GDP của thành phố đạt mức
cao nhất từ trước tới nay.
Kết quả tăng trưởng kinh tế đã làm cho thu nhập bình quân đầu người
tăng khá. Năm 2000 mới đạt 641,5 USD/người thì đến năm 2004 đã đạt 927,0
USD/người và năm 2005 đạt 1.070 USD/người - vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm
2001 - 2005 do Đại hội Đảng bộ thành phố XII đề ra (950 - 1.000
USD/người)
Về văn hoá: Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá
VIII), kết luận Hội nghị TW10 (khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc, thực hiện Nghị quyết 9 của
Thành uỷ (khoá XI), Hải Phòng đã đạt được nhiều kết quả về xây dựng văn
hoá con người. Đến năm 2005, toàn thành phố đã có 672/761 làng và 100%
khu dân cư tổ chức lễ phát động xây dựng làng, khu dân cư văn hoá, 71% cơ
quan doanh nghiệp đăng ký và đạt tiêu chuẩn xây dựng cơ quan văn hoá các
cấp. Hàng trăm nghìn gia đình được công nhận gia đình văn hoá từ cơ sở đến
cấp thành phố, toàn thành phố có149 điểm bưu điện văn hoá xã,197 đội văn
nghệ cơ sở, 281 câu lạc bộ gia đình văn hoá, 13 đội thông tin lưu động, 19 cụm
văn hoá thể thao công nhân lao động với sự tham gia của trên 300 đơn vị thành
viên và hàng chục nghìn công nhân, viên chức, lao động tham gia vào các hoạt
động văn hoá văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao,
Toàn thành phố hiện nay có 179 di tích lịch sử đã được xếp hạng, trong
đó có 96 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 83 di tích cấp thành phố, 137 di tích

được tu bổ, tôn tạo.
Văn học nghệ thuật Hải Phòng đã phản ánh được nhịp sống sôi động
của thành phố, tôn vinh các giá trị tốt đẹp, phê phán thãi hư tật xấu, góp phần
làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần vui chơi, giải trí của nhân dân.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Hải Phòng có bước phát triển tốt.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ GIẢI TRÍ Ở HẢI PHÒNG
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới vừa
qua đã tác động mạnh mẽ tới nhu cầu văn hoá vui chơi giải trí của nhân dân
thành phố Hải Phòng. Để đáp ứng nhu cầu đó của nhân dân, các ngành hữu
quan ở thành phố Hải Phòng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí ở nhiều loại hình văn
hoá giải trí, gồm:
2.2.1. Hoạt động văn hoá giải trí qua các thiết chế văn hoá công cộng
2.2.1.1.Bảo tồn, bảo tàng:
2.2.1.2. Thư viện:
2.2.1.3. Các thiết chế văn hoá cơ sở:
Thành phố đã xây dựng một Trung tâm văn hoá cấp thành phố, 13 Trung
tâm văn hoá thông tin quận, huyện, thị xã, 169 nhà văn hoá xã, phường, thị
trấn (đạt 78% tổng số xã phường trên địa bàn thành phố), 669 trung tâm văn
hoá làng, 1203 làng văn hoá, khu dân cư văn hoá cùng hàng nghìn CLB, đội
văn nghệ. Hệ thống thiết chế này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt giải trí,
sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
2.2.1.4. Hoạt động TDTT:
2.2.2. Hoạt động văn hoá giải trí qua các phương tiện thông tin đại chúng
2.2.2.1. Về báo in
Thành phố Hải phòng có 5 cơ quan báo in do địa phương quản lý, gồm: Báo
Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Tạp chí Sinh hoạt Chi bộ, Tạp chí Cửa Biển,
Tạp chí Khoa học và Kinh tế. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn có cơ quan
thường trú của các báo chí trung ương như: Báo Nhân dân, Phân xã TTXVN, Báo
Lao động, Thanh niên, Tiền Phong, Thời báo Kinh tế ; có các văn phòng đại diện

hoặc địa chỉ liên lạc của báo: Công an nhân dân, Diễn đàn Doanh nghiệp, Nhà báo
và Công luận, Lao động - xã hội, Đại đoàn kết Hải Phòng còn có các tờ báo của
lực lượng vũ trang, như: Báo Hải quân Việt Nam, Tạp chí Hải quân, Báo Quân
khu Ba Ngoài ra còn có nhiều tờ Đặc san, Bản tin nội bộ, Thông tin chuyên
ngành của các cơ quan, đơn vị như Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Sở Y tế,
Sở Văn hoá Thông tin, Sở Khoa học Công nghệ xuất bản theo giấy phép định
kỳ hoặc nhất thời do Bộ Văn hoá Thông tin hoặc Sở Văn hoá Thông tin cấp với
lượng phát hành khoảng 10 triệu bản/năm.
2.2.2.2. Về phát thanh - truyền hình:
Hệ thống Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng gồm Đài Phát thanh -
Truyền hình thành phố và 07 trạm chuyển tiếp truyền hình, hệ thống truyền
hình cáp, 11 đài phát thanh huyện và 216 đài truyền thanh xã, phường.
13h/ngày, thời lượng phát sóng truyền hình 13h/ngày, riêng thứ 7 và chủ nhật
là 18h/ngày và tiếp sóng các chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài
Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV3) trên kênh 10 VHF và UHF.
Các sân chơi trên truyền hình cũng ngày càng trở thành một hoạt động
giải trí hấp dẫn của công chúng. Có thể nói, một mục tiêu quan trọng của các
"trò chơi truyền hình" là tính giải trí - thư giãn. Mục đích này được thể hiện
rất cao. Nó làm người ta quên đi những mệt nhọc của công việc vất vả hàng
ngày, góp phần tái tạo sức lao động.
2.2.3. Hoạt động văn hoá giải trí qua các dịch vụ văn hoá nghệ thuật
(Biểu diễn nghệ thuật, Điện ảnh, Băng, đĩa hình, Karaoke )
2.2.3.1. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Hải Phòng hiện có 5 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thụ hưởng ngân
sách nhà nước gồm: đoàn Ca múa, đoàn Kịch nói, đoàn Cải lương, đoàn Chèo
và đoàn Múa rối.
2.2.3.2. Hoạt động điện ảnh
2.2.3.1. Hoạt động dịch vụ băng đĩa hình
2.2.3.2. Các hoạt động dịch vụ văn hoá khác: Quán bar,vũ trường,
quán karaoke

Nhìn chung, xu hướng "thương mại hoá" các dịch vụ văn hoá đã gây ra
những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động văn hoá vui
chơi giải trí ở thành phố Hải Phòng. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, những
chủ thể tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này thường quá xem trọng hiệu
Ých kinh tế, Ýt quan tâm đến hiệu Ých xã hội. Bởi vậy, các tiêu cực xã hội
len lái trong các dịch vụ văn hoá. Đây là một vấn đề cần được sớm xử lý thoả
đáng.
2.2.4. Hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống
Thành phố Hải Phòng hiện nay có 123 nơi tổ chức lễ hội truyền thống.
Trong đó: có 109 lễ hội mang tính tưởng nhớ; 12 lễ hội nghề nghiệp phong
tục; 2 lễ hội du xuân ngoạn cảnh.
Nhìn chung các lễ hội trên địa bàn thành phố đã diễn ra lành mạnh và
thu hót được động đảo người dân tham gia. Các giá trị đích thực của lễ hội
được phát huy, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân, bảo đảm cho nhân
dân quyền tự do tín ngưỡng, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hoá.
Những di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể cũng được quan tâm bảo
tồn thông qua các lễ hội truyền thống.
2.2.5. Hoạt động du lịch
Nói đến Hải Phòng, người ta nghĩ ngay đến 2 địa danh nổi tiếng là Đồ
Sơn và Cát Bà. Trong đó Đồ Sơn là một quần thể du lịch với các điểm du lịch
đẹp với bãi tắm I, II, III, đảo Hòn Dáu, biệt thự Bảo Đại, đền Bà Đế, tháp
Tường Long, suối Rồng; các di tích lịch sử như Bến Nghiêng, Bến tàu không
số, các lễ hội nổi tiếng như: Hội xuống nước đầu năm, Lễ hội chọi Trâu
Tại Đồ Sơn, việc khôi phục Lễ hội chọi trâu vào ngày 9/8 âm lịch hàng
năm (hiện Lễ hội này đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam chọn là một trong
15 lễ hội quốc gia) đã thu hót hàng vạn du khách trong mỗi mùa Lễ hội. Thời
gian qua du lịch Hải Phòng đã có bước phát triển nhanh chóng. Chỉ tính từ
năm 2001 - 2005 tổng số lượt khách tăng bình quân hàng năm là 18,15%,
trong đó khách quốc tế tăng 18,75%. Năm 2005 lượng khách du lịch đạt 2
triệu 429 nghìn, trong đó khách quốc tế đạt 512 nghìn lượt người. Tổng doanh

thu hàng năm tăng 17,15% trong đó năm 2004 đạt 464 tỷ đồng, năm 2005 đạt
552 tỷ đồng. Tổng GDP của ngành đạt 3,5% tổng GDP của thành phố và giải
quyết việc làm cho khoảng 27.000 lao động. (20, tr 124)
2.2.6. Hoạt động văn hoá giải trí ở cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài
Trong những năm qua thành phố Hải Phòng đã có nhiều chính sách, biện
pháp phù hợp và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ trong việc thu
hót đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, như:
- Casino Đồ Sơn, Khu đô thị OLIMPIA (huyện Kiến thuỵ)
Hải Phòng trong lĩnh vực văn hoá giải trí còn ở mức khiêm tốn, song
cũng đã có những bước đi đúng hướng đầy tiềm năng, nhằm khai thác các lợi
thế của thành phố Cảng biển lớn nhất phía Bắc, lại có các khu du lịch nổi
tiếng nằm không xa thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của
cả nước. Chắc chắn trong một tương lai gần, cùng với những chính sách thông
thoáng thu hót đầu tư cả trong và ngoài nước thành phố sẽ hấp dẫn nhiều hơn
nữa các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực vui chơi giải trí
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HOÁ GIẢI TRÍ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VĂN HÓA GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.3.1. Những ưu điểm và yếu kém trong hoạt động văn hoá giải trí ở
thành phố Hải Phòng
Điều kiện phát triển kinh tế và đặc điểm dân cư ở thành phố Hải Phòng
gắn liền với truyền thống văn hoá lâu đời là cơ sở để phát triển văn hoá vui
chơi giải trí. Các loại hình văn hoá vui chơi giải trí trong gia đình, trong cộng
đồng dân cư, ở các trung tâm vui chơi giải trí công cộng, ở các trung tâm văn
hoá thể thao, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và các loại hình vui chơi giải
trí trên sóng phát thanh, truyền hình, báo chí đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn
hoá tinh thần của các tầng líp nhân dân thành phố.
Tuy nhiên, việc tổ chức, triển khai các hoạt động văn hoá giải trí trên địa
bàn thành phố trong nhiều năm qua cũng còn không Ýt những yếu kém, bất cập:
- Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí cho các

tầng líp nhân dân ở các địa bàn thành phố nói chung còn ở mức thấp, chưa
đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.
- Nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân ở các lứa tuổi rất lớn và đa
dạng, nhưng điều kiện phục vụ như sân bãi, cơ sở vật chất, trang thiết bị…tại các
khu dân cư ở nội thành gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu điểm vui chơi, thiếu các loại
hình trò chơi, một bộ phận người dân tự tìm đến các loại hình trò chơi không lành
mạnh gây tổn hại tới sức khoẻ, tới kinh tế, tới việc hoàn thiện nhân cách.
- Thành phố còn chậm trong việc quy hoạch và đầu tư xây dựng những
công trình vui chơi giải trí công cộng lớn, trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu
văn hoá tinh thần ngày càng tăng của nhân dân thành phố trong lĩnh vực vui
chơi giải trí; chưa tạo được nhiều điểm hấp dẫn du khách trong nước và quốc
tế đến thăm thành phố.
- Thành phố chưa thu hót được các nhà đầu tư có khả năng đầu tư, xây
dựng và khai thác hiệu quả kinh tế từ những khu vui chơi giải trí lớn mang
tầm cỡ vùng, miền, như khu vui chơi giải trí Tuần Châu (Quảng Ninh), Khu
vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh)
- Việc sử dụng đất cho hoạt động TDTT còn thấp. Theo điều tra quy
hoạch của ngành TDTT năm 1997 đất bình quân cho TDTT ở Hải Phòng có
0,8m2/người. Khu vực nội thành chỉ đạt 0,34 m2/người. Sau 5 năm thực hiện
chủ trương xã hội hoá tỉ lệ đất giành cho hoạt động TDTT đã được nâng lên,
đến cuối năm 2003 đạt 1,6 m2/ người.
- Kinh phí dành cho hoạt động của ngành Văn hoá - Thông tin thành phố còn
ở mức thấp do vậy hoạt động văn hoá giải trí ở thành phố gặp nhiều khó khăn.
2.3.2. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt
động văn hoá vui chơi giải trí ở Hải Phòng thời gian qua
2.3.2.1. Các chủ thể quản lý hoạt động văn hóa giải trí ở thành phố
Hải Phòng
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 3 chủ thể quản lý như:
Loại 1: Do nhà nước quản lý thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoạt
động công Ých, phóc lợi.

Loại 2: Do các cơ quan đoàn thể quản lý điều hành.
Loại 3: Do các công ty nhà nước, tập thể, tư nhân trong nước và nước
ngoài đầu tư.
2.3.2.2. Hoạt động kiểm tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa giải trí
Hải Phòng là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao so với các
tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, trong đời sống văn hoá xã hội,
thành phố cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém. Các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại
dâm, HIV/AIDS chưa được ngăn chặn mà có nguy cơ mở rộng từ các quận
nội thành ra ngoại thành, khu vực ven đô, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
du lịch. Một số cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, massage, nhà nghỉ,
khách sạn đã lợi dụng loại hình kinh doanh này, tìm cách hoạt động biến
tướng, trá hình gây hậu quả xấu.
Thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT - TTg, ngày 25/5/2005 của Thủ tướng
chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong các quán bar, nhà
hàng karaoke, vũ trường Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có kế
hoạch chỉ đạo Ban phòng chống các tệ nạn ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS
thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, bàn
biện pháp tổ chức thanh tra, kiểm tra, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này.
Nhìn chung, vấn đề phát triển văn hoá nói chung và văn hoá giải trí nói
riêng ở thành phố Hải Phòng đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn
thể và các tầng líp nhân dân thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Hoạt động
của các loại hình văn hoá giải trí ở Hải Phòng đã góp phần nâng cao đời sống
văn hoá tinh thần, thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh của các tầng
líp nhân dân, đồng thời đem lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần tích
cực vào sự phát triển chung của thành phố
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THỜI KỲ 2006 – 2010
3.1. DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HOÁ
VÀ NHU CẦU VĂN HOÁ GIẢI TRÍ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI

GIAN TỚI
3.1.1. Về sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng thời
kỳ 2005 - 2010
Đến đầu năm 2005 dân số của Hải Phòng có trên 1,7 triệu người, dự báo
đến năm 2010 dân số Hải Phòng sẽ là 1,96 triệu người và đến năm 2020 sẽ là
2,1 triệu người.
Đại hội XIII Đảng bộ thành phố Hải Phòng xác định một số chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội Hải Phòng từ nay đến năm 2010 là:
- Phấn đấu đưa tỷ trọng GDP Hải Phòng đạt khoảng 4 - 4,5% trong GDP
cả nước vào năm 2010; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12 - 13%/năm,
gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước, Đến năm 2010 GDP bình
quân /người đạt 1.800 USD/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18 - 19%/năm; giá trị sản xuất nông -
lâm - thuỷ sản tăng 6 - 6,5%/năm trong đó nông nghiệp tăng 3,5 - 4%/năm,
thuỷ sản tăng 14 - 15%.
-Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2005 - 2010 đạt trên
90.000 tỷ đồng, bình quân trên 18.000 tỷ đồng/năm, tăng 14%/năm, trong đó
vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) chiếm 30%.
- Thu hót trên 5,6 triệu lượt khách du lịch vào năm 2010.
- Cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề trên địa bàn
thành phố vào năm 2008.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1%/năm
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đến năm 2010 giảm còn 5 - 6%
- Giải quyết việc làm cho 225.000 lao động, bình quân đạt 45.000 lao
động/năm.
- Tỷ lệ dân số đô thị đạt 55 - 60% vào năm 2010
3.1.2. Dự báo về xu thế phát triển nhu cầu văn hoá giải trí trong thời
gian tới
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong thập niên đầu thế kỷ XXI, văn hoá
giải trí sẽ có nhiều biến đổi, theo một số xu hướng chính là:

Thứ nhất, văn hoá giải trí sẽ gắn bó chặt chẽ hơn với sự phát triển mạnh
mẽ của du lịch toàn cầu.
Thứ hai, văn hoá giải trí sẽ gắn liền với việc giữ gìn và nâng cao sức
khoẻ. Cùng với sự phát triển về kinh tế, các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí
gắn với các hoạt động thể dục thể thao sẽ trở thành trào lưu chung của xã hội
ngày nay.
Thứ ba, các loại hình văn hoá vui chơi giải trí gắn liền với sự bùng nổ
các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền
hình, mạng Internet ). Các phương tiện thông tin đại chúng sẽ là một hình
thức chủ yếu đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho con người trong thời gian
rỗi.
Các loại hình nghệ thuật và các chương trình vui chơi giải trí được phát
đi với thời lượng lớn trên sóng phát thanh truyền hình, báo chí sẽ đáp ứng nhu
cầu giải trí và cuốn hót đông đảo công chúng tham gia.
Thứ tư, các hoạt động văn hoá giải trí gắn với sinh hoạt cộng đồng ở các
khu vực tập trung đông dân cư như: công viên, khu vui chơi giải trí, tụ điểm
giải trí, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, sân thể thao sẽ ngày càng gia tăng.
Thứ năm, văn hoá giải trí gắn với các thành tựu khoa học công nghệ hiện
đại. Các trò chơi điện tử, các trò chơi trên mạng Internet, trên điện thoại, trên
vô tuyến truyền hình, trên đài phát thanh cũng đang đổi mới mạnh mẽ để thu
hót công chúng
Thứ sáu, văn hoá giải trí gắn với môi trường tự nhiên và cảnh quan văn
hoá gia tăng. Xu thế đô thị hoá và phát triển đô thị nước ta sẽ phát triển mạnh
trong thời kỳ từ nay cho đến năm 2010 và 2020
Thứ bẩy, văn hoá giải trí gắn liền với bảo vệ, giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hoá truyền thống. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân
téc là vấn đề sống còn liên quan đến vận mệnh mỗi quốc gia, dân téc trong xu
thế toàn cầu hoá hiện nay.
Thứ tám, xu hướng đa dạng hoá các nhu cầu văn hoá vui chơi giải trí của
các nhóm xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các lứa tuổi và giới tính. Nhu cầu

văn hoá giải trí sẽ rất đa dạng, có nhu cầu đại chúng, nhu cầu nhóm, nhu cầu
của các cá nhân.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ GIẢI TRÍ Ở
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THỜI KỲ 2006 - 2010, 2020
Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá", xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hoá, tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT và các loại
hình văn hoá giải trí. Phấn đấu xây dựng con người Hải Phòng thời kỳ đổi
mới phát triển toàn diện cả thể lực, trí lực, năng động, sáng tạo có tác phong
công nghiệp, có trình độ văn hoá và tay nghề cao để tiếp thu nhanh các tiến bộ
khoa học công nghệ, quản lý, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010:
- Phấn đấu đến năm 2010 có 80-85 % sè làng, khu dân cư đạt tiêu chuẩn
làng văn hoá cấp quận, huyện, trong đó 30% đạt tiêu chuẩn văn hoá cấp thành
phố, 85-90 % sè hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
- Sè lượt người đến đọc sách báo tại thư viện tăng bình quân 10-
15%.Tăng số sách báo phát hành đạt bình quân 8 bản người vào năm 2010,
tăng gấp 2 lần so năm 2000.
- 100% số hộ gia đình được nghe đài phát thanh và xem vô tuyến truyền
hình có chất lượng cao.
- Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu đến năm 2010 nâng mức hưởng thụ và
tham gia sáng tạo văn hoá của người dân Hải Phòng lên gấp 2,7 lần - 2,8 lần
so với năm 2000.
- Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá-thông tin từ thành phố đến cơ
sở: 100% các quận, huyện, xã có trung tâm văn hoá-thể thao; 100% xây dựng
trung tâm văn hoá làng.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIẢI TRÍ HẢI PHÒNG
THỜI KỲ 2006 – 2010
3.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hoá

Hải Phòng đang trong quá trình đô thị hoá nhanh nhằm phát triển đô thị
trung tâm và các đô thị vệ tinh. Diện tích đô thị hiện nay khoảng 7 nghìn ha,
dân số gần 600 nghìn người, dự kiến sẽ diện tích tăng lên 16 nghìn ha và dân
số sẽ tăng lên 970 nghìn dân vào năm 2010.
3.3.2. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng
Đầu tư phát triển, hiện đại hoá về thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất lượng
hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng Duy trì và nâng cao chất
lượng hệ thống truyền thanh các xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng
các chương trình phát thanh, truyền hình. Đầu tư ứng dụng công nghệ kỹ
thuật số trong truyền dẫn phát sóng, công nghệ sản xuất chương trình phát
thanh truyền hình. Đến năm 2010, phấn đấu 100% hộ được nghe đài phát
thanh và xem truyền hình
3.3.3. Phát triển hệ thống các thiết chế văn hoá-nghệ thuật
- Tập trung đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật mà thành phố có
thế mạnh (cải lương, chèo, múa rối, kịch nói, ca múa nhạc), nâng cao hiệu quả
hoạt động các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp theo hướng nghệ thuật đỉnh
cao.
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp rạp hát, rạp chiếu phim hiện có (quy mô vừa và
nhỏ) bằng nhiều nguồn lực để nâng cao chất lượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, cải tạo cơ sở
vật chất kỹ thuật hệ thống các cơ sở biểu diễn nghệ thuật và các chương trình
biểu diễn văn nghệ-nghệ thuật.
- Ngành văn hoá phối hợp với các ngành du lịch - dịch vụ, TDTT và các
tổ chức xã hội sử dụng cơ sở vật chất-kỹ thuật để tổ chức biểu diễn nghệ thuật
và các hoạt động văn hoá giải trí khác.
- Phát triển thị trường dịch vụ văn hoá - văn nghệ với tăng cường quản lý
- Phát triển mạng lưới thiết chế văn hoá-thông tin cơ sở:
3,3.4. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động du lịch
Phấn đấu thu hót trên 5,6 triệu lượt khách du lịch vào năm 2010 (tăng
bình quân 15%/năm). Ưu tiên đầu tư cho khu du lịch trọng điểm Cát Bà và

Đồ Sơn. Đẩy mạnh công tác thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch. Phát triển,
đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Phát triển các loại hình du lịch ở Hải Phòng
gắn với các tour du lịch của cả nước và đa dạng hoá các hình thức du lịch. Đa
dạng hoá sản phẩm dịch vụ-du lịch gắn với nội dung văn hoá giải trí, phát
triển cân đối các loại hình du lịch với cơ sở hạ tầng kinh tế - văn hoá.
3.3.5. Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của thành phố
Thành phố Hải Phòng hiện nay có 179 di tích lịch sử đã được xếp hạng,
trong đó có 96 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 83 di tích cấp thành phè
3.3.6. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí
nhằm khai thác các tiềm năng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội vào xây
dựng môi trường văn hoá giải trí lành mạnh ở Hải Phòng.
3.3.7. Tăng cường đầu tư cho phát triển văn hoá giải trí
Việc phát triển văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới
đòi hỏi phải gia tăng các nguồn lực đầu tư của nhà nước và xã hội.
3.3.8. Tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá giải trí
Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và
toàn xã hội về vai trò của văn hoá và văn hoá giải trí, không ngừng nâng cao
đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng nhân cách, phẩm chất của con người
Hải Phòng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH
Phân cấp quản lý tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, đảm bảo hiệu
lực và hiệu quả.
3.3.9. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngò những người hoạt động chuyên sâu
trong lĩnh vực văn hoá giải trí
3.4. NHỮNG KIẾN NGHỊ
1. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố cần xây dựng và
hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển các hoạt động văn hoá vui chơi giải
trí trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2010 - 2020 ở các địa bàn khác
nhau, các loại hình hoạt động khác nhau.
2. Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng các chính sách
khuyến khích phát triển văn hoá giải trí và các loại hình văn hoá vui chơi giải

trí lành mạnh ở thành phè.
3. Hải Phòng là thành phố công nghiệp lớn có đội ngò công nhân lao
động đông đảo. Vì vậy, đề nghị thành phố quan tâm:
+ Tạo điều kiện về quỹ đất để doanh nghiệp xây dựng các khu nhà ở,
khu vui chơi giải trí, công viên, cây xanh dành cho công nhân lao động của
các doanh nghiệp có đông CNLĐ.
+ Thành phố có cơ chế, chính sách, quy định cụ thể yêu cầu các doanh
nghiệp tuân thủ nghiêm túc Bộ luật lao động và các quy định quan tâm hơn về
đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người lao động.
4. Uỷ ban nhân dân thành phố cần quan tâm:
+ Đầu tư vào các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với việc giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là
trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, sáng tạo các loại hình vui chơi giải trí độc
đáo của Hải Phòng.
+ Đầu tư vào ngành công nghiệp giải trí như sản xuất các chương trình
giải trí trên phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Video
5. Sở Văn hoá Thông tin, Sở Du lịch, Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh
-Truyền hình Hải Phòng và các cơ quan thông tin đại chúng khác cần đẩy
mạnh tuyên truyền về văn hoá vui chơi giải trí lành mạnh cho nhân dân thành
phố, đồng thời phê phán xu hướng giải trí tiêu cực, chống các phản giá trị
trong lĩnh vực văn hoá vui chơi giải trí.
KẾT LUẬN
1- Từ việc nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, chức
năng xã hội của các hoạt động vui chơi giải trí, coi các hoạt động vui chơi giải
trí như một bộ phận trọng yếu của văn hoá, có tác động to lớn đến việc xây
dựng môi trường văn hoá, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống xã hội, nhất là
trong tình hình hiện nay, luận văn " Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng
trong thời kỳ đổi mới hiện nay" đã đánh giá thực trạng và đề xuất các phương
hướng và giải pháp phát triển văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong
thời gian tới, làm cho văn hoá giải trí trở thành một động lực thúc đẩy kinh tế

xã hội phát triển, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu tinh thần ngày
càng cao của nhân dân thành phố Hải Phòng.
2- Việc khảo sát, phân tích, đánh giá văn hoá giải trí trên địa bàn thành
phố Hải Phòng là một công việc gặp nhiều khó khăn, phức tạp, vì vậy luận
văn mới chỉ tập trung vào khảo sát một số lĩnh vực cơ bản là: Văn hoá giải trí
qua các thiết chế văn hoá công cộng; Văn hoá giải trí qua các phương tiện
thông tin đại chúng; Văn hoá giải trí qua các dịch vụ văn hoá nghệ thuật; Văn
hoá giải trí qua các sinh hoạt văn hoá truyền thống; Văn hoá giải trí qua các
hoạt động du lịch; Hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hoá giải
trí
Luận văn cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong lĩnh vực văn hoá giải
trí cả trên phương diện lãnh đạo quản lý và cả về tổ chức các hoạt động vui
chơi giải trí. Đó là những bất cập về nhận thức, quản lý, điều hành và giám
sát, kiểm tra của các cơ quan có trách nhiệm đối với lĩnh vực này.
3- Trên cơ sở dự báo về nhu cầu văn hoá giải trí cuả nhân dân thành
phố Hải Phòng trong thời gian tới, đề tài đã đề xuất một số phương hướng
và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển văn hoá giải trí trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luận văn còn kiến nghị thành phố cần
quan tâm hơn về việc ban hành, bổ sung hoàn thiện các chính sách về lĩnh
vực này để các lĩnh vực của văn hoá giải trí thành phố Hải Phòng phát triển
đúng hướng, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và sự phát
triển toàn diện con người Hải Phòng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH,
hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ
quý báu của Liên đoàn Lao động thành phố, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Du
lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Hải Phòng, Viện Văn hoá và
Phát triển - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, các thầy, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

×