Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Báo cáo thực tập Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.98 KB, 57 trang )

LỜI NÓI ĐẦU.
Công ty cơ khí Ngô Gia tự là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty cơ
khí Giao Thông Vận Tải, nay là Tổng công ty công nghiệp ễtụ Việt Nam với
chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất phụ tùng cơ khí ụtụ, cỏc phụ kiện kết
cấu giao thông. Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư phát triển đã
được công ty tập trung chú trọng nhất là đầu tư mở rộng, nhiều nhà xưởng
mới được xây dựng, công ty đã đổi mới lại hệ thống dây chuyền máy móc
trang thiết bị…Hoạt động đầu tư phát triển làm tăng sản lượng, doanh thu,
năng lực cạnh tranh của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự
chỉ bảo và hướng dẫn của các cán bộ hướng dẫn thực tập tại công ty cơ khí
Ngô Gia Tự đó giỳp em hoàn thành bản báo cáo này. Nội dung của bản báo
cáo này gồm hai phần:
Phần I: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty
Phần II: Đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát
triển.
Trong quá trình thực hiện bản báo cáo này, do thời gian và khả năng
còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự hướng dẫn chỉ bảo để sửa chữa của các thầy cô trong bộ môn Kinh tế
đầu tư và đặc biệt là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn thầy Vũ Kim Toản.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG
TY CƠ KHÍ NGễ GIA TỰ
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
1.Đặc điểm của công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là thành viên của Tổng công ty cơ khí Giao
thông vận tải, nay là Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam thuộc Bộ Giao
Thông vận tải. Ngày 13 tháng 07 năm 1968, nhà máy ô tô Ngô Gia Tự được
thành lập theo quyết định số 2081/CB-QĐ của Bộ Giao Thông vận tải. Ngày
15/06/1996 theo quyết định số 1465/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao Thông Vận
Tải, nhà máy đổi tên thành Công ty cơ khí Ngô Gia Tự


Trong những năm đầu mới thành lập, nhiệm vụ chính và trọng tâm của
công ty là sản xuất phụ tùng ụtụ, phụ tùng đường thuỷ, phụ tùng đường sắt để
phục vụ cho ngành Giao Thông vận tải, ngành vận tải đường thuỷ và ngành
vận tải đường sắt, sản xuất phụ tùng và phụ kiện cho hoạt động sản xuất lắp
ráp phương tiện Giao thông vận tải. Công ty đã sản xuất thành công và có
kinh nghiệm trong sản xuất các sản phẩm như: Bánh răng cam, cơ, vít vô tận
tay lái, thanh giăng dọc, ngang tay lái; đầu nối thành giăng ngang, chốt, trục
chữ thập, trục ngang đầu xe, bánh răng hình trụ dùng cho hộp số của một vài
loại xe nhất định…Trong thời gian này công ty luôn tiến hành đẩy mạnh công
tác nghiên cứu khoa học, chế thử thành công nhiều sản phẩm mới có độ chính
xác cao, kết cấu phức tạp như chế thử thành công nhiều sản phẩm mới có độ
chính xác cao, kết cấu phức tạp như chế thử thành công van tam thông phục
vụ ngành đường sắt, nghiên cứu và áp dụng thành công vật liệu thay thế trong
sản xuất hợp kim ACM thay thế cho hợp kim đồng chì, hợp kim COC-66 thay
thế cho hợp kim 683 để sản xuất sản phẩm máng đệm và bạc cam các loại.
Trong những năm đầu thập niên 90, mặc dù gặp khó khăn nhưng Công
ty vấn luôn thúc đẩy sản xuất đưa sản phẩm ra thị trường với các chương trình
sản xuất lớn nhưu chương trình sản phẩm bu lông cường độ cao (hàng trăm
ngàn bu lông các loại được lắp đặt trờn cỏc cầu: cầu Tân Thượng Hoà Bình,
cầu Âu Lõu Yờn Bỏi, cầu Long Biên Hà Nội, cầu Ba Chẽ Quảng Ninh, cầu
Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng, cầu Đức Huệ- Long An); chương trình sản xuất
bu lông cột điện và gia công cột điện phục vụ cho đường dây 500KV Bắc
Nam; chương trình sản xuất bán dây chuyền và dây chuyền lắp ráp xe gắn
máy dạng CKD và IKD; chương trình lắp ráp xe gắn máy, chương trình mở
rộng hoạt động dịch vụ và xúc tiến việc liên doanh liên kết
Hiện nay, hoà nhập cùng với sự phát triển của đất nước và khu vực
cùng như trên thế giới, công ty đã có nhiều chương trình phát triển, mở rộng
sản xuất kinh doanh theo ba hướng chính đó là cơ khí, dịch vụ thương mại và
xây dựng. Định hướng phát triển của công ty hiện nay là tiếp tục hoạt động
trong điều kiện vừa phải đảm bảo sản xuất với mức tăng trưởng cao, vừa phải

đầu tư mở rộng, đầu tư mới nhiều dự án trọng điểm nhằm đa dạng và tăng sức
cạnh tranh của các sản phẩm, tương xứng với vị trí và vai trò của một tập
đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy trong nước và khu
vực. Theo định hướng phát triến đó nhiều dự án đã hoàn chỉnh xong và một
số dự án đã đi vào khai thác như dự án sản xuất bạc bimetal, dự án thành lập
xớ nghiờp tắc xi sử dụng nhiên liệu LPG trong thành phố thay xăng, dự án
cọc khoan nhụỡ… Để đáp ứng nhu cõự phát triển đó, công ty đã tiến hành xây
dựng nhà máy sản xuất mới tại khu công nghiệp Liên Ninh thuộc huyện
Thanh Trì, Hà Nội và hoàn tất các thủ tục để triển khai Nhà máy sản xuất, lắp
ráp ụtụ tại Hưng Yên.
Riêng trong lĩnh vực ô tô, công ty cơ khí Ngô Gia tự là một doanh
nghiệp Nhà nước đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi nhiên liệu khớ hoỏ lỏng
thay xăng trong các phương tiện giao thông vận tải, là đơn vị thực hiện
chương trình khoa học công nghệ trọng điểm của Nhà nước KC-06 về lĩnh
vực này. Công ty đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu như trường
đại học Bách Khoa, Hội kỹ sư ễtụ việt Nam trong các lĩnh vực hoán cải thiết
kế và sửa chữa phụ tùng, cụm chi tiết máy trong ụtụ và máy thi công
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hiện tại cũng
như trong thời gian tới, công ty cơ khí Ngô Gia Tự không ngừng tiếp thu các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến và chú trọng tới khâu đào
tạo con người để có thể đảm đương các công trình lớn, tiếp tục phát huy
truyền thống công ty.
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho thiết bị phương tiện, công trình giao
thông vận tải.
- Kinh doanh dịch vụ thương mại
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp phương tiện, thiết bị, vật tư, phụ
tùng thuộc lĩnh vực cơ khí, ụtụ xe máy giao thông vận tải
- Sửa chữa, hoán cải, lắp ráp và đóng mới xe ụtụ, xe có động cơ, rơ-
mooc và xe máy công trình

- Sản xuất, gia công lỏp rỏp cỏc sản phẩm kim loại, máy móc thiết bị
chuyên dụng, thiết bị gia đình, thiết bị văn phòng, máy vi tính
- Kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng bằng ụtụ, lữ hành nôi địa
- Kinh doanh khí đốt hoá lỏng
- Dịch vụ bán vé máy bay
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp dân dụng đến nhóm
C.
Danh mục các dự án đã thực hiện của dự án.
TT Tên hợp đồng Tên cơ quan ký Hợp đồng
1
Sản xuất chế tạo lắp đặt dây truyền
lắp ráp xe ô tô DAIHATSU
Công ty liên doanh VIDACO
2
Sản xuất chế tạo lắp đặt dây chuyền
lắp ráp xe máy dạng IKD
3
Sản xuất chế tạo lắp đặt hệ kết cấu
chịu lực lan can cầu Phả Lại
PMU 18
4
Sản xuất chế tạo lắp đặt hệ kết cấu
chịu lực lan can cầu Trà Khúc
PMU 18
5
Thiết kế chế tạo hệ puly căng đai
máy điều hoà xe Bus 50 chỗ
6
Chế tạo neo cáp dự ứng lực cầu Lào
Cai, Bến Nghé, Quỳnh Thắng…

7
Chế tạo thiết bị kết cấu tầng trên
đường bộ ADB3-QL1
PMU 1
8
Chế tạo thiết bị kết cấu tầng trên
đường bộ Xuyên Á
Ban Quản lý dự án Bắc Mỹ Thuận
9
Chế tạo thiết bị kết cấu tầng trên
đường bộ đường Hồ Chí Minh
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí
Minh
Nguồn: Ban Xây dựng và Quản lý dự án
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí Ngô Gia tự
một phần dựa trên yếu tố khoa học- công nghệ của sản phẩm, trong khi yếu tố
này có thể được coi là yếu tố “ nhạy cảm” luôn thay đổi cùng chiều hướng
phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì thế, để tồn tại và phát triển cho đến ngày
nay thì công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới luôn được công ty
quan tâm và đầu tư. Nhiều sản phẩm đã được Công ty nghiên cứu và chế thử
thành công đưa vào sản xuất như: bánh răng cam, cơ; thanh giăng dọc, ngang
tay lái, đầu nối thanh giăng ngang, máy mài đá hoa, van tam thông, bu lông
cường độ cao…Cụng tỏc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới không
những làm cho sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh trên thị trường mà còn
giải phóng sức lao động của người lao động, nâng cao hiệu suất lao động .
Qua bảng biểu trên có thể thấy, trong thời gian qua công ty đã tham gia
thực hiện nhiều dự án có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải như neo dự ứng lực, kết cấu tầng…
Các sản phẩm/dịch vụ chủ yếu và thị trường tiêu thụ chính.
TT Tên sản phẩm/dịch vụ

Thị trường
chính
Giải thưởng đạt
được.
1 Xe ụtụ 29 chỗ ngồi Cả nước
2
Bạc ống kim loại kép
Bimetal (phụ tùng ụtụ)
Cả nước Huy chương vàng
Hội chợ Công
nghiệp 2004
3
Lắp đặt bộ chuyển đổi nhiên
liệu xăng sang nhiên liệu
LPG trên xe ụtụ
Cả nước, chủ
yếu ở các đô thị
“Hà Nội vàng” năm
2003
4 Dịch vụ taxi Hà Nội
5
Kết cấu thép, thiết bị tầng
trên đường bộ
Cả nước
6 Neo dự ứng lực Cả nước
7 Xây dựng Cả nước
8
Kinh doanh thương mại,
xuất nhập khẩu
Cả nước

9
Dịch vụ sửa chữa ụtụ, xe
máy công trình
Hà nội và các
vùng phụ cận
10 Sản phầm cơ khí khác Cả nước
Nguồn: Ban Xây dựng và Quản lý dự án.
2.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đặc điểm của ngành sản xuất cơ khí Giao Thông Vận Tải hiện nay.
Ngành cơ khí Giao Thông Vận Tải là một ngành sản xuất phục vụ cho
hoạt động Giao Thông Vận Tải, với các chức năng chủ yếu như sau: sản xuất
các sản phẩm cơ khí cho hoạt động đi lại, góp phần tạo ra các cơ sở hạ tầng
Giao Thông vận tải… Với chức năng như vậy, trong những năm qua, ngành
cơ khí GTVT đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong chiến lược Công
nghiệp hoá và Hiện đại hóa đất nước. Mức tăng trưởng bình quân của ngành
đạt 13%. Hàng loạt sản phẩm cơ khí đã thay thế hàng nhập ngoại và bước đầu
xuất khẩu. Hoạt động sản xuất của ngành đó cú những đóng góp vào sự hình
thành và phát triển những ngành Công nghiệp mới như ngành công nghiệp
chế tạo và lắp ráp xe ụtụ và xe máy. Sản phẩm của ngành đa dạng và phong
phú nhưng chỉ tập trụng chủ yếu vào phương tiện vận tải đường bộ, phương
tiện vận tải cho đường sắt, đường thuỷ, thiết bị xây dựng, bốc xếp, phụ tùng,
phụ kiện cơ khớ…Những hạn chế còn tồn tại của ngành gồm:
- Các sản phẩm của ngành vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn
- Vẫn còn thiếu những sản phẩm đòi hỏi có trình độ công nghệ cao
- Tuy đã ra đời những ngành sản xuất mới như: sản xuất và lắp ráp xe
ụtụ, xe gắn mỏy…nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức lắp ráp và nhập linh kiện để
lắp ráp. Thực tế trong nước vẫn chưa sản xuất được các phụ tùng thiết bị cơ
khí.
Vì vậy mục tiêu đặt ra cho ngành cơ khí Giao Thông Vận Tải trong thời
gian tới như sau:

- Mở rộng và xây dựng các cơ sở sản xuất lắp ráp ụtụ, xe gắn máy phù hợp
với thị trường trong nước. Đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài
sản xuất trong nước
- Thoả món cỏc nhu cầu thiết yếu về một số thiết bị xây dựng Giao
Thông Vận Tải được sản xuất trong nước.
- Đảm bảo đến năm 2010 có bu lông cường độ cao, bộ đôi bơm cao áp
xuất khẩu và cung cấp 60% phụ tùng nội địa hoá cho sản xuất ụtụ, xe máy,
máy xây dựng.
Chiến lược đặt ra cho ngành cơ khí Giao Thông Vận tải đến năm 2020 là:
- Đến năm 2020, trừ công nghiệp hàng không, công nghiệp cơ khí Giao
thông Vận tải đều phải có khả năng đóng mới được các phương tiện vận tải
đáp ứng cơ bản nhu cầu cơ khí phục vụ Giao thông vận tải đạt tỷ lệ nội địa
hóa hơn 70%, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và có sản phẩm để xuất
khẩu
- Dự kiến tổng sản phẩm công nghiệp cơ khí Giao thông vận tải (không
kể sản phẩm đóng tàu và đường sắt) đến 2010 đạt 60-80 triệu USD/năm.
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
Về sản phẩm của công ty.
Sản phẩm của công ty khá đa dạng và phong phú, luôn đáp ứng cho mọi
khách hàng có nhu cầu. Các sản phẩm cơ khí không phải là sản phẩm theo
mùa vụ nên sản lượng sản xuất ra luôn ổn định. Trong sản xuất công ty luôn
đề cao thực hiện tiết kiệm chi phí, chất lượng của sản phẩm đảm bảo đúng
yêu cầu kỹ thuật, vì vậy giá bán sản phẩm của công ty là cạnh tranh so với các
đối thủ cạnh tranh.
Sản lượng sản phẩm của công ty.
TT Sản phẩm ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 Chế tạo dải phân cách m 70853 24720 -
2
Kết cấu thép và thiết bị
tầng trên đường bộ

1000đ 3122158 5993288 537
3 Chế tạo đĩa xích xe máy Bộ 43000 10471 -
4
Neo dự ứng lực 24 sợi φ5
bộ 1000 400 -
5 Neo dự ứng lực cáp xoắn 1000đ 399000 94240 -
6
Sửa chữa ụtụ và máy thi
công
1000đ 2373426 2615986 1970994
7
Chế tạo thiết bị công
trình
1000đ 350000 - -
8
Khoan cọc nhồi và xây
lắp công trình
1000đ 3391181 5008420 6079127
9
Kinh doanh thương mại
và xuất nhập khẩu
1000đ 821778 17433602 -
10 Kinh doanh dịch vụ khác 1000đ 3224000 - -
11 Bạc đệm các loại 1000đ - 480073 2955036
12 Taxi G 1000đ - 687373 1490780
13 Xe khách xe - 06 -
14 Sản lượng cơ khí khác 1000đ 2422481 -
15
Sản lượng công nghiệp
khác

1000đ - 3252158 1453242
Nguồn: Phòng Xây dựng và Quản lý dự án.
Dựa vào bảng trên có thể thấy nhóm sản phẩm chính của công ty bao gồm
4 nhóm sản phẩm chính như sau: nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ ngành xây
dựng GTVT; nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và
sửa chữa thiết bị ụtụ; nhúm sản phẩm cơ khí phi tiêu chuẩn; nhóm sản phẩm
dịch vụ.
Về nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ ngành xây dựng GTVT: bao gồm các
sản phẩm hộ lan như lan can cầu, lan can đường, biển báo, giải phân cách
đường…và nhiều sản phẩm tầng trên đường bộ khác. Sản phẩm hộ lan của
công ty có tại nhiều tuyến đường chạy dọc đất nước như Quốc lộ 1A, Quốc lộ
1B, Quốc lộ 51, Quốc lộ 5, đường trên công trình thuỷ điện Hàm Thuận, thuỷ
điện Đa Mi…Hiện nay công ty đang có chiến lược đưa sản phẩm hộ lan đến
với thị trường các nước bạn như Lào, Camphuchia và các nước trong khu vực.
Về nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và sửa
chữa thiết bị ụtụ bao gồm các sản phẩm như bulụng, đai ốc cường độ cao, đĩa
xích xe máy, Bạc Bimetal. Rotuyn, chốt cầu tay lái, láp, trục chữ thập, xéc
măng, thanh truyền, pittụng, ống lót xi lanh, quanh nhíp, bộ căng đai, chốt bản
lề…Thị trường của nhóm sản phẩm nay là thị trường lớn nhưng cũng là thị
trường đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật, về chất lượng. Để có thể thâm nhập,
tồn tại và phát triển thị trường này công ty đã không ngừng đầu tư để đổi mới
thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Hiện nay theo chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích sản xuất các
sản phẩm cơ khí chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu trong việc lắp ráp và
chế tạo thiết bị công nghiệp và thiết bị Giao thông vận tải. Đây là một trong
các điều kiện thuận lợi để công ty phát triển thị trường cho nhóm sản phẩm
này đồng thời cũng đặt ra cho công ty những thách thức mới.
Về nhóm sản phẩm cơ khí phi tiêu chuẩn: bao gồm các sản phẩm được làm
theo đơn đặt hàng. Thị trường của nhóm sản phẩm này nhỏ, mang tính đặc thù
nhưng cũng khá quan trọng đem lại lợi nhuận nhiều cho công ty.

Về nhóm sản phẩm dịch vụ: bao gồm các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ
sửa chữa xe ụtụ, dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách trờn ụtụ chạy bằng
nhiên liệu gas lỏng (LPG). Ngoài ra, hưởng ứng chủ trương của Tổng công ty
công nghiệp ụtụ Việt nam là khuyến khích các thành viên của tổng công ty
tham gia vào chương trình sản xuất lắp ráp để tạo thương hiệu ụtụ Việt Nam
trên thị trường trong nước cũng như thị trưũng quốc tế, Công ty đã đầu tư dây
chuyền lắp ráp ụtụ 29 chỗ ngồi trở lên. Dây chuyền đã đi vào hoạt động và đó
cú sản phẩm sản xuất ra.
Về doanh thu của công ty.
Doanh thu của công ty luôn ổn định và đạt tốc độ cao. Ngay từ những năm
thành lập tốc độ phát triển trung bình hàng năm của công ty đạt khoảng 26%.
Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh nhiều biến động, công ty vẫn đạt hiệu
quả trong kinh doanh, nộp Ngân sách đầy đủ theo pháp luật hiện hành. Doanh
thu năm 2001 của công ty đạt 14769 triệu đồng, 17895 triệu đồng vào năm
2002, 30482 triệu đồng vào năm 2003, và 37702 triệu đồng vào năm 2004, và
73262 triệu đồng vào năm 2005. Như vậy, trong giai đoạn 2002 đến 2005 tốc
độ tăng trưởng bình quân doanh thu của công ty là 33.39%.
Những nhận xét về hoạt động sản xuất của công ty.
2.1.Về những kết quả đạt được.
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất của công ty đã có nhiều đóng
góp to lớn cho qỳa trỡnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phù hợp
với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như cuả Tổng
công ty. Nhiều sản phẩm của công ty đã góp phần thay thế hàng nhập ngoại.
Hàng loạt sản phẩm cơ khí đó cú những đóng góp vào sự hình thành và phát
triển những ngành công nghiệp mới như ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo
xe ụtụ, xe máy ở nước ta.
2.2.Những hạn chế còn tồn tại.
Một là: Sản phẩm của công ty tuy đa dạng và phong phú nhưng vẫn chưa
có sản phẩm mũi nhọn, các sản phẩm vẫn chỉ tập trung vào các sản phẩm
phương tiện vận tải đường bộ, thiết bị phụ tùng phụ kiện cơ khí.

Hai là: Các sản phẩm của công ty không theo kịp nhu cầu thị trường và
chưa tương xứng với năng lực sản xuất của công ty.
Về nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ ngành xây dựng GTVT:
+ Đối với sản phẩm Kết cấu thép và các sản phẩm tầng trên đường bộ.
Các sản phẩm kết cấu thép và các sản phẩm tầng trên đường bộ rất đa
dạng, bao gồm dải phân cách, lan can cầu, biển báo, kết cấu thép được sử
dụng phổ biến trờn cỏc loại
đường giao thông và trong các công trình xây dựng, sản xuất công nghiệp.
Nhu cầu của sản phẩm này, cũng như nhu cầu về bu lông, cột đèn cũng được
sử dụng nhiều và phổ biến trong các dự án giao thông và sản xuất công
nghiệp. Về nguồn cung ứng sản phẩm này, chủ yếu được sản xuất chủ yếu tại
các cơ sở trong nước. Các cơ sở này được phân bố đều trên cả nước với số
lượng nhiều. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất thường là quy mô nhỏ và chưa đáp
ứng nhu cầu trong nước.
+ Đối với sản phẩm Neo dự ứng lực
Neo dự ứng lực là sản phẩm được sử dụng hầu hết trong các công trình
xây dựng, công trình Giao thông vận tải nhất là các cầu Bê tong cốt thép. Có
thể thấy nhu cầu này qua số liệu như sau:
- Theo kế hoặch của ngành Giao thông vận tải, mỗi năm Việt Nam sẽ cải
tạo, nâng cấp 1700 Km đường và 4200 cầu bằng vốn trong nước.
- Từ các nguồn vốn ODA và vốn ngoài nước khác, Việt Nam sẽ xây
dựng xa lộ Bắc Nam giai đoạn II dài 1800 Km (trong đó có hơn 26000
m cầu).
- TP Hồ Chí Minh ngoài việc cải tạo các đường vành đai 1,2,3 sẽ tiến
hàng xây dựng cỏc nỳt giao thông hoa thị. Riờng trờn đường cao tốc
Biên Hoà- Vũng Tàu có 32 nút giao thông cầu vượt (khoảng 125000 m
2
cầu Bê tông dự ứng lực ).
- Tại Hà Nội có dự kiến xây dựng 5 cầu qua sông Hồng, 8 nút giao thông
nội đô và nhiều cầu vượt.

Từ các kế hoạch xây dựng cầu và nhu cầu về neo dự ứng lực, theo tính
toán trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm nước ta cần khoảng 150000 bộ
neo Dự ứng lực.
Về nguồn cung sản phẩm. Trước kia các neo dự ứng lực đều được nhập
khẩu toàn bộ từ các nước: Thuỵ Sĩ, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc…vv.
Những năm gần đây, neo dự ứng lực đã được sản xuất tại một vài cơ sở trong
nước như Công ty Dụng cụ số 1 và một vài công ty Quân đội ở miền Trung
nhưng số lượng cũn ớt, chất lượng chưa cao, chủng loại cũn ớt và mới chỉ đáp
ứng khoảng 10% nhu cầu thị trường. Với khả năng sản xuất và cung ứng thấp,
các sản phẩm trong nước hiện nay không thể cạnh tranh với các sản phẩm
nhập ngoại.
Về nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và sửa chữa
thiết bị ôtô:
Cũng giống như các công ty cơ khí khác thuộc Tổng Công ty công nghiệp
ụtụ, sản
phẩm cơ khí phục vụ ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và sửa chữa thiết bị ụtụ
của công ty chưa sản xuất được động cơ, thiết bị ụtụ, mà chỉ dừng lại ở sản
xuất vỏ xe, lốp xe bu lông đai ốc phụ tùng ụtụ.
+ Đối với nhóm sản phẩm Bu lông đai ốc.
Bu lông, đai ốc là sản phẩm cơ khí được sử dụng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp, dân dụng như xây lắp điện, xây dựng, kết cấu xây lắp, đóng tàu,
GTVT, cầu đường. Nhu cầu về bu lông cường độ cao, bu lông có kích cỡ lớn
đáp ứng các yêu cầu đặc biệt, tiên tiến hiện đại trong công nghiệp cơ khí
GTVT là rất lớn. Theo số liệu thống kê và khảo sát, nhu cầu bu lông đai ốc
cường độ cao của các ngành như sau: ngành Điện lực 1220 Tấn/năm; ngành
Xây dựng 1110 Tấn/năm; ngành Đường bộ 100 Tấn/năm; ngành Cầu đường
700 tấn/năm; ngành Đường sắt, toa xe 450 tấn/năm; ngành Đóng tàu 335
tấn/năm; ngành Lắp máy 500 tấn/năm; ngành Dầu khí 150 tấn/năm; ngành Xi
măng 200 tấn/năm; ngành Thiết bị chiếu sáng 150 tấn/năm; ngành Chế tạo
máy 140 tấn/năm; ngành sản xuất ụtụ, xe máy 4000 tấn/năm; các ngành khác

3050 tấn/năm.
Về nguồn cung cho loại sản phẩm này. Hiện nay, trên thị trường cung cấp
nhiều loại bu lông kích cỡ nhỏ, được gia công hoặc được sản xuất từ công
nghệ, thiết bị lạc hậu nên có chất lượng rất thấp, chỉ đáp ứng nhu cầu dân
dụng thông thường. Phần lớn các bu lông cường độ cao hoặc bu lông có yêu
cầu cao về chất lượng, phục vụ cho các công trình GTVT, điện, công nghiệp
xây dựng lại đang phải nhập từ nước ngoài (chủ yếu từ Đài Loan, Nhật Bản,
Trung Quốc). Cụ thể đối với loại bu lông thường, trong cả nước hiện có các
cơ sở sản xuất với quy mô lớn như:
- Công ty TNHH công nghiệp CO WIN FASTERNERS-VN.
- Công ty TNHH Thương mại sản xuất Hiệp Đạt, Đồng Nai
- Nhà máy quy chế số 2
- Công ty TNHH SXTM Hoàng Hưng.
- Công ty TNHH ốc vít Lâm Viễn.
- Công ty TNHH Nguyễn Khiêm.
- HTX Công nghiệp Hợp lực
- Công ty quy chế Từ Sơn.
- Công ty cổ phần Vít Hà Nội.
Đối với loại bu lông có cường độ cao, trong nước vẫn chưa sản xuất được
nhiều mà chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
Như vậy, nhu cầu về bu lông đai ốc của thị trường Việt Nam là rất lớn
và đặc biệt là loại bu lông đai ốc có cường độ cao, trong khi đó tình hình sản
xuất lại còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu thị trường.
+ Đối với sản phẩm Bạc ễtụ.
Bạc ễtụ là phụ tùng được sử dụng phổ biến và cần thiết cho tất cả các loại xe
ụtụ và có nhu cầu thay thế thường xuyên, ngày càng lớn. Trong khi đó, các
sản phẩm này chủ yếu đang được nhập ngoại, gây lãng phí và không chủ động
trong việc sữa chữa và thay thế ụtụ.
Theo thống kê, năm 2001 tổng số xe ụtụ trong cả nước là 345.667 xe, trong
đó xe có nhu cầu thay thế bạc lớn là 189246 xe (các loại xe vận tải trọng

lượng trên 1 tấn và xe chở khách trên 10 chỗ). Loại bạc kim loại của ụtụ cú
nhu cầu thay thế lớn gồm: bạc nhíp, bạc cân bằng, bạc acpiston, bạc lút cỏc
loại bánh răng, ly hợp…vv
Bạc Nhíp.
Mỗi xe cần sử dụng 1 bộ, 8 cái. Như vậy nhu cầu sử dụng hiện nay là:
189246*8 = 1513968 chiếc
Tuổi thọ bình quân một chiếc từ 6 đến 8 tháng, như vậy số lượng thay thế bạc
nhíp khoảng 2,5 triệu chiếc/ năm.
Bạc Acpiston và bạc cân bằng
Mỗi xe sử dụng cần 4- 8 chiếc Bạc acpiston và 4 chiếc cân bằng, như vậy số
lượng Bạc acpiston và bạc cân bằng hiện đang sử dụng cho các loại xe trên 2
triệu chiếc. Nếu tính tuổi thọ mỗi chiếc từ 1 đến 2 năm (bình quân chung
khoảng 1,5 năm) thì mỗi năm cũng cần đến 1.000.000 chiếc. Với tốc độ tăng
sô slượng xe ụtụ hàng năm trên 10% thì số bạc cần thay thế cũng tăng tương
ứng 10%.
Về nguồn cung ứng bạc ụtụ. Hiện nay chưa có doanh nghiệp trong
nước sản xuất bạc ụtụ, tất cả các loại bạc trên đều được nhập từ nước ngoài.
Các nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước sau:
- Hàn Quốc: chiếm khoảng 60%, chất lượng bạc tốt nhưng giá cao.
- Trung Quốc: chiếm khoảng 25%, nhưng chất lượng không đồng đều do
được sản
xuất ở những cơ sở khác nhau mà giá thành tương đối.
- Các nước khác: chiếm khoảng 15%, số lượng, chủng loại hạn chế, thiếu
đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Như vậy, đối với sản phẩm bạc ụtụ, thị trường trong nước cung cấp sản phẩm
này còn bỏ ngở. Tất cả sản phẩm đều được nhập khẩu từ nước ngoài.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY.
1.Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty
1.1.Khái niệm về đầu tư phát triển .
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực

vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu
trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chỳng trờn nền bệ, bồi dưỡng
đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt
động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang
tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế- xã hội, tạo việc làm và nâng cao
đời sống của mọi thành viên trong xã hội. [Trích Giáo trình Lập và Quản lý
dự án đầu tư của PGS. Nguyễn Bạch Nguyệt trang 12,13].
Hoạt động đầu tư phát triển cú cỏc đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu
tư khác là:
- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số lượng vốn lớn và nằm khê
đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả
của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng
- Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều
năm tháng.
- Các thành quả của hoạt động đẩu tư phát triển có giá trị sử dụng lõu
dài
- Các thành quả của đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạt
động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên.
- Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh
hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý
của không gian.
1.2.Hoạt động đầu tư phát triển tại công ty.
1.2.1.Khái niệm về đầu tư phát triển tại doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động chi dùng vốn cựng cỏc
nguồn lực khác trong hịờn tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài
sản của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của các thành
viên trong đơn vị.
Tác dụng của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.

- Đầu tư giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp.
- Hoạt động đầu tư giúp cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và
nâng cao trình độ Khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.
- Hoạt động đầu tư tạo điều kiện để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực
- Hoạt động đầu tư làm nâng cao khả năng cạnh tranh làm tăng thị phần,
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2.2.Vốn và nguồn vốn đầu tư.
Vốn đầu tư: Vốn đầu tư là toàn bộ nguồn lực được huy động để đầu tư, vốn
đầu tư có nhiều hình thái biểu hiện như bằng tiền, bằng máy móc nhà
xưởng, thiết bị, đất đai
Nguồn vốn đầu tư: Nói lên nguồn gốc của các nguồn lực huy động cho đầu
tư, nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn tự có và vốn đi vay. Vốn tự có trong
doanh nghiệp chính là lợi nhuận giữ lại, máy móc trang thiết bị,…Vốn đi
vay đối vơi doanh nghiệp bao gồm vốn đi vay từ ngân hàng, tổ chức tài
chớnh…
1.2.3.Phân loại hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp.
Đối với hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp phụ thuộc vào tiêu thức để
phân loại hoạt động đầu tư mà cú cỏc hoạt động đầu tư khác nhau:
Phân loại theo lĩnh vực đầu tư: Nếu dựa vào tiêu thức này có thể phân loại
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp thành đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, đầu tư vào hoạt động xã hội, hoạt động khác.
Phân loại theo mục đích đầu tư: Dựa vào tiêu thức này, hoạt động đầu tư
được phân
loại thành hoạt động đầu tư chiều rộng và hoạt động đầu tư chiều sâu. Hoạt
động đầu tư chiều rộng cần nhiều lao động, máy móc, vốn nhằm tạo ra sản
phẩm mới, thị trường mới. Hoạt động đầu tư chiều sâu cần nhiều vốn để đổi
mới công nghệ hiện có và nâng
cao trình độ tay nghề cuả người lao động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

hiện có.
Phân loại theo nội dung đầu tư: Dựa vào tiêu thức này, nội dung cơ bản của
hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp bao gồm:
- Đầu tư xây dựng cơ bản.
- Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ trong doanh nghiệp
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
- Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ
- Đầu tư vào thương hiệu.
- Đầu tư vào tài sản vô hình khác
- Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
 Đầu tư xây dựng cơ bản.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ hoạt động chi dùng cho việc
khảo sát quy hoặch công trình, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế xây dựng, chi
phí mua sắm, lắp đặt thiết bị, các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán, và
chi phí dự phòng (=10% tổng dự toán) nhằm tạo ra nhà xưởng máy móc thiết
bị mới cho doanh nghiệp.
Nội dung của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
- Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục
công trình thuộc dự án; Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; Chi
phí san lấp mặt bằng xây dựng; Chi phí xây dựng công trình tạm, công
trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà
xưởng vv); Nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
- Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (bao gồm
cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công), chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ
(nếu có), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí
lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi hiện trường, thuế
và phí bảo hiểm thiết bị công trình; Chi phí lắp đặt thiết bị thí nghiệm, hiệu
chỉnh (nếu có).
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: Chi phí đền

bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất,…; Chi phí thực hiện tái
định cư có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng; Chi phí sử dụng
đất như chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng, chi phí đầu tư hạ tầng
kỹ thuật (nếu có).
- Chi phí khác bao gồm: Chi phí quản lý chung của dự án, chi phí tổ
chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm
của chủ đầu tư; Chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán,
dự toán xây dựng công trình, Chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích
đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu; Chi phí giám sát thi công công
trình, giám sát khảo sát xây dựng và lắp đặt thiết bị, chi phí kiểm định
và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình, chi phí nghiệm thu
quyết toán và quy đổi vốn đầu tư, chi phí lập dự án, chi phí thuê tuyển
kiến trúc , chi phí khảo sát thiết kế xây dựng, lãi vay của chủ đầu tư
trong thời gian xây dựng thông qua hợp đồng tín dụng hoặc hiệp định
vay vốn (đối với dự án sử dụng vốn ODA); Các lệ phí và chi phí thẩm
định; chi phí cho ban Chỉ đạo nhà nước, Hội đồng nghiệm thu nhà
nước, chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế; Vốn lưu động ban đầu cho
sản xuất, chi phí nguyên liệu, năng lượng, nhân lực cho quá trình chạy
thử không tải và có tải (đối với dự án kinh doanh); chi phí bảo hiểm
công trình, chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán và một số
chi phí khác.
- Chi phí dự phòng: Là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng phát sinh,
các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong
quá trình thực hiện dự án. [Trích Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày
01/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng]
 Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ trong doanh nghiệp.
Đầu tư vào hàng tồn trữ là một nội dung không thể thiếu được trong hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp bởi vì luôn tồn tại sự không phù hợp về thời
gian giữa hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Hoạt động
đầu tư mua sắm hàng tồn trữ trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như

đầu tư xây dựng nhà xưởng, chi phí dự phũng…
 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng trong hoạt
động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
nhằm nâng cao khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Nội dung của hoạt động
đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm các nội dung sau:
- Chi phí tuyển dụng, đào tạo lao động mới
- Chi phí tuyển dụng, đào tạo người lao động để họ có trình độ vận dụng
và điều hành thiết bị, công nghệ mới.
- Hao tổn trong quá trình lao động nghỉ việc vì họ được đi đào tạo hoặc
làm việc khác.
 Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ
 Đầu tư vào thương hiệu.
Thương hiệu là các dấu hiệu hay một loạt dấu hiệu như từ ngữ, hình vẽ, số
hình ảnh… gắn với hàng hóa hoặc dịch vụ dùng để phân biệt hàng hoá hay
dịch vụ của một hoặc một nhóm người này với hàng hoá, dịch vụ của một
hoặc một nhóm người khác.
Nội dung của đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Đầu tư xây dựng thương hiệu bao gồm: đầu tư nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo mẫu mã bao bì sản phẩm, đầu tư xúc tiến thương mại như
đầu tư cho khâu bán hàng, cho khâu hậu mãi, tiếp thị quảng cỏo…, đầu
tư nâng cao uy tín cho doanh nghiệp
- Đầu tư bảo vệ thương hiệu bao gồm: đầu tư cho quá trình hoạt động
của doanh nghiệp, kiểm tra dự báo, định hướng cho sự phát triển của
thương hiệu, chi dùng cho việc phát hiện các hoạt động xâm phạm sở
hữu trí tuệ và các biện pháp xử lý khắc phục khi có vi phạm
 Đầu tư vào tài sản vô hình khác. Tài sản vô hình là những tài sản không
trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp nhưng lại không có vai trò quan
trọng làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp như: thương hiệu của
sản phẩm. Nội dung của hoạt động đầu tư tài sản vô hình như sau:

- Đầu tư phát triển dịch vụ khách hàng (vận chuyển, lắp đặt, bảo dưỡng,
bảo hành sản phẩm…) nhằm thoả mãn nhu cầu và mức độ mong muốn
của khách hàng tốt nhất.
- Đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường: thiết lập và nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống thông tin về tình hình thị trường giúp doanh
nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư cho công tác quản lý chất lượng, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm và
phát triển thương hiệu
 Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm làm nâng cao năng lực cạnh
tranh cũng như tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp. Thông thường hoạt
động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp hay được các công ty cho thuê tài chính,
công ty chứng khoán, hoặc các công ty bảo hiểm tiến hành bởi vì các công ty
này luụn cú một lượng vốn nhàn rỗi. Hoạt động đầu tư mà các công ty này
tiến hành là đầu tư tài chính dưới các hình thức như: cho vay, mua trái phiếu
chính phủ, công trái, góp vốn vào liên doanh, kinh doanh bất động sản, mua
cổ phiếu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng chỉ tiến hành đầu tư ra
ngoài doanh nghiệp khi có một lượng vốn nhàn rỗi, và hình thức đầu tư chủ
yếu được áp dụng là góp vốn vào liên doanh, mua trái phiếu vì độ rủi ro của
các hình thức đầu tư này thấp hơn so với các hình thức đầu tư còn lại. Hoạt
động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp vỡ cú
thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với đầu tư phát triển, hơn nữa tỷ lệ
sinh lời/ vốn đầu tư cao hơn, nhưng lại có độ rủi ro cao. Hoạt động đầu tư này
còn góp phần bổ sung tăng cường vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong
doanh nghiệp.
1.Đặc điểm hoạt động đầu tư của ngành cơ khí.
Đầu tư phát triển ngành cơ khí luôn đòi hỏi có lượng vốn đầu tư
lớn. Sản phẩm của ngành cơ khí là sản phẩm có độ chính xác và kỹ thuật cao,
để tạo ra một sản phẩm cơ khí đáp ứng yêu cầu khách hàng đòi hỏi công nghệ
sản xuất cao, lao động phải có trình độ và tay nghề cao, với số lượng lao động

của ngành này không nhiều. Vì vậy khối lượng vốn đầu tư cho ngành này cao.
Vốn đầu tư cho ngành này cao gấp 1.5 lần ngành điện, đối với các ngành công
nghiệp khác, khối lượng vốn đầu tư của ngành cơ khí cao gấp 15 lần ngành
dệt may. Để tạo ra một chỗ làm việc mới, ngành công nghiệp dệt chỉ cần đầu
tư khoảng 15000 USD, ngành giấy là 30000 USD, trong khi đó ngành cơ khí
cao hơn rất nhiều.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư dài. Khối lượng vốn đầu tư của ngành cơ
khí nhiều, thời gian thu hồi vốn của ngành dài, khoảng từ 7 đến 10 năm do chi
phí đầu vào của ngành cao nhưng đồng thời giá bán của sản phẩm cũng cao,
do vậy thời gian thu hồi vốn cũng được thu ngắn lại.
Hoạt động đầu tư của ngành có sự kết hợp giữa đầu tư theo chiều
rộng và đầu tư theo chiều sâu, nhưng chủ yếu vẫn là đầu tư theo chiều
sâu. Đầu tư theo chiều rộng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, nhiều lao động và
máy móc mới. Đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi có sự đổi mới trong công nghệ.
Sản phẩm cơ khí của nước ta chủ yếu chỉ là những sản phẩm sản xuất máy
công cụ, mỏy nụng cụ…cũn đối với những sản phẩm như sản xuất ụtụ, mỏy
công nghiệp thực tế vẫn phải nhập khẩu. Do vậy, cần phải tập trung đầu tư
vào khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị với lượng vốn đầu tư lớn, phải
tập trung đầu tư theo chiều sâu. Nhưng đồng thời, để đầu tư theo chiều sâu
cần có khối lượng vốn đầu tư lớn, mà lượng vốn này chủ yếu vẫn là vốn tự có
của doanh nghiệp cơ khí. Do đó, các công ty cơ khí vẫn phải kết hợp với các
hoạt động như: lắp ráp, hoặc gia công cơ khí theo đơn đặt hàng để tạo ra
doanh thu. Vì vậy, hoạt động đầu tư cần phải kết hợp giữa đầu tư theo chiều
rộng với đầu tư theo chiều sâu, nhưng tập trung vào đầu tư theo chiều sâu.
Sản phẩm của ngành cơ khí là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các
ngành sản xuất khác. Sản phẩm của dự án tạo ra là sản phẩm cơ khí phục vụ
cho các ngành khác như: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, ngành
công nghiệp lắp ráp và chế tạo ụtụ…Sản phẩm của công ty là nguồn nguyên
liệu đầu vào cho các ngành khác.
3.Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự.

3.1.Về quy mô vốn đầu tư.
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là một công ty trực thuộc Tổng công ty cơ
khí Giao Thông Vận Tải, nay là Tổng công ty công nghiệp ụtụ Việt Nam, với
chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất phụ tùng, phụ kiện cơ khí, sửa chữa
ụtụ, chế tạo kết cấu phụ kiện cơ khí công trình. Hoạt động đầu tư của công ty
đều phải được phê duyệt của Tổng công ty, vì vậy có thể chia hoạt động đầu
tư của Công ty thành hai giai đoạn, giai đoạn trước năm 1999, và giai đoạn
sau năm 1999. Về giai đoạn trước năm 1999, với dây chuyền máy móc thiết
bị cũ kỹ, lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, nên sản
phẩm của công ty chưa đa dạng, chủ yếu là sản xuất theo chỉ tiêu của tổng
công ty giao cho, do đó hoạt động đầu tư phát triển vẫn không có nhiều chủ
yếu là mua sắm một số máy móc thiết bị. Từ những năm 1999 đến nay, do sự
thay đổi của nhu cầu thị trường, và sự thay đổi trong chính sách của Tổng
công ty, hoạt động đầu tư phát triển của Công ty đã gia tăng có nhiều máy
móc thiết bị được đổi mới, nhiều nhà xưởng được xây dựng, để tập trung sản
xuất các sản phẩm như: Bạc ễtụ, kết cấu thép và các thiết bị tầng trên đường
bộ, neo dự ứng lực, cột đèn, Taxi G…
Về sản phẩm Bạc ễtụ: Bạc ụtụ là loại phụ tùng phổ biến dùng cho tất cả các
loại ụtụ. Bạc dùng trong ụtụ bao gồm nhiều chủng loại: bạc nhíp, bạc cân
bằng, bạc quay lái, bạc ắc piston, bạc dùng trong bộ ly hợp…Bạc ụtụ là loại
phụ tùng phải chịu nhiều lực tác động lớn và thường xuyên trong quá trình
vận hành ụtụ. Do vậy đây là phụ tùng có nhu cầu thay thế thường xuyên. Tuy
nhiên loại phụ tùng này chủ yếu vẫn phải nhập ngoại, có rất ít cơ sở trong
nước có sản xuất loại bạc này.
Sản phẩm dự kiến sản xuất của công ty là Bạc lót trục Bimetal Thép và
hợp kim đồng như: Bạc của nhớp ụtụ, bạc quay lái, Bạc lót của các loại bánh
răng, bộ ly hợp…Sản phẩm này có độ bền cao có thể thay thế cho các loại
hợp kim đồng, từ đó có thể làm giảm đáng kể kích thước và hạ giá thành sản
phẩm.
Chủng loại sản phẩm

STT Loại xe, trọng tải
Kích thước Bạc
Chiều dài
(mm)
Đường kính
ngoài (mm)
Đường kính
trong (mm)
I BẠC NHÍP ÔTÔ
1 Kia 2,5 tấn 68,4 34 24
2 Hyundai 1,5 tấn 68,4 31 25
3 Hyundai 2,5 tấn, 5 tấn 68,4 38 30
4 Hyundai 8 tấn, 15 tấn 87,3 38 32
5 Xe khách 54 chỗ 97 38 32
II BẠC AC PISTON
1 Cho nhiều loại xe 26,5 35 31
III. BẠC CÂN BẰNG
1 Hyundai 8, 15 tấn 83 135 125
2 Xe Kia 8 tấn 87 110 100
3 Xe Asian 8 tấn 85 110 100
Nguồn: Ban Xây dựng và Quản lý dự án.
Chủng loại sản phẩm: Chủng loại sản phẩm sản xuất sẽ căn cứ vào nhu
cầu thị trường và tập trung vào một số loại sản phẩm kích thước (l x d1 x d2)
mm : (68,4 x 34 x 28); (68,4 x 31 x 25); (68,4 x 36 x 30); (87,3 x 38 x 32);
(97 x 38 x 32); (26,5 x 35 x 31); (83 x 135 x 125); (87 x 110 x 100); (85 x 110
x 100).
SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI XE CÓ SỬ DỤNG BẠC KIM LOẠI ĐẾN HẾT NĂM 2001
(Theo số lượng thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam đến ngày 31/12/2001)
Loại xe Số lượng xe Tỷ lệ (%)
Xe khách từ 10 đến 20 chỗ 34.173 18,06

Xe khách từ 24 đến 54 chỗ 20.945 11,07
Xe tải trên 1000 kg đến 1500 kg 15.865 8,38
Xe tải trên 1500kg đến 2000kg 4.358 2,30
Xe tải trên 2000kg đến 2500kg 13.029 6,88
Xe tải trên 2500kg đến 3500kg 2.920 1,54
Xe tải trên 3500kg đến 5000kg 27.734 14,65
Xe tải trên 5000kg đến 7000kg 11.138 5,89
Xe tải trên 7000kg đến 10.000kg 15.044 7,95
Xe tải trên 10000kg đến 15.000kg 13.656 7,22
Xe chuyên dùng 30.384 16,06
Tổng cộng 189.246 100
Dựa vào bảng phân tích trên có thể thấy nhu cầu sử dụng Bạc ụtụ rất
lớn Theo số liệu thống kê năm 2001, tổng số xe trong cả nước là 345.667 xe.
Trong đó số xe có nhu cầu thay thế phụ tùng bạc lớn là các loại xe vận tải có
trọng lượng từ 1000 kg trở lên, các loại xe chở khách trên 10 chỗ ngồi và một
số loại xe chuyên dùng khác. Số lượng xe có nhu cầu sử dụng Bạc nói trên
tính đến hết năm 2001 là 189.246 xe
Về sản phẩm Taxi G: Sản phẩm Taxi G là ứng dụng đầu tiên của đề tài nghiên
cứu khoa học “ Hoàn thiện công nghệ chuyển đổi ụtụ xăng sang chạy nhiên
liệu LPG sử dụng trong thành phố”. Đây là sản phẩm mới của công ty phục
vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, vừa để thực hiện chương trình phát
triển mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty. Về bản chất sản
phẩm Taxi G khụng khỏc về mặt hình thức so với các loại Taxi khỏc trờn thị
trường, tuy nhiên loại Taxi này có sử dụng nhiên liệu chạy xe là nhiên liệu
LPG rất được ưu tiên khuyến khích sử dụng trong các thành phố vỡ cỏc tính
năng ưu việt của nó so với nhiên liệu xăng thụnh thường.
Về thị trường của sản phẩm: Taxi G là loại taxi có sử dụng nhiên liệu
chạy xe là loại nhiên liệu chuyển đổi từ xăng xe nhiên liệu LPG khụng gõy ô
nhiễm môi trường do vậy rất được ưu tiên sử dụng trong các thành phố lớn.
Về chủng loại sản phẩm: chủ yếu là Taxi

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2005 TẠI CÔNG TY.
STT
Tên Dự án
Thời gian
thực hiện
Tổng VĐT
(Triệu đồng)
Địa điểm
1 Dự án Đầu tư dây chuyền
sản xuất Bạc ễtụ công
suất 500.000 sản
phẩm/năm
2001-2002 8283,484 Khu CN Vĩnh Tuy
thuộc địa bàn xã
Vĩnh Tuy, huyện
Thanh Trì, Hà Nội
2 Đầu tư đoàn Taxi G sử
dụng nhiên liệu LPG
2003 8666,990 Khu CN Vĩnh Tuy
thuộc địa bàn xã
Vĩnh Tuy, huyện
Thanh Trì, Hà Nội
3 Dự án di dời và đầu tư
mở rộnh, nâng cao năng
2005-2007 184409,151 Khu CN Liên Ninh,
Ngọc Hồi, Thanh

×