Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

CHUYÊN ĐỀ VỀ DAY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.17 KB, 26 trang )


BÁOCÁO CHUYÊN ĐỀ
“THỰC HIỆN DAỴ HỌC,KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO
CHUẨN KIẾN THỨC-KĨ NĂNG
ĐỐI VỚI BỘ MÔN LỊCH SỬ”
Duy Vinh, Tháng 2 năm 2011


I/Công tác chỉ đạo của trường về chuẩn kiến thức kĩ
năng:

-Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực
hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến
thức kĩ năng

-Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
thông qua buổi tập huấn về dạy và học tích cực cho
giáo viên


II/Thực hiện của tổ chuyên môn:

-Qua các buổi họp tổ,tổ trưởng thường xuyên nhắc
nhở và yêu cầu giáo viên đánh giá lại việc giảng dạy
theo chuẩn kiến thức kĩ năng

-Qua kiểm tra dự giờ đánh giá tổ trưởng luôn chú ý
đến việc thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức
kĩ năng.



III/Đối với giáo viên: Qua thời gian thực hiện giảng
dạy theo chuẩn kiến thức,kĩ năng ở bộ môn lịch sử
tôi xin nêu một số thuận lợi và khó khăn sau:


a/ Đối với giáo viên: Có Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng môn LS THCS không bị lệ
thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, các giáo viên
trong nhóm thống nhất được mục tiêu dạy học

-Nội dung đạt được yêu cầu của mỗi bài học có
phần ngắn ngọn và cô đọng hơn

-Việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng giúp học sinh dễ dàng khắc sâu ,nắm
vững kiến thức trong quá trình làm bài


1/ Thuận lợi:

- Trước đây trong thực tế dạy học nhiều giáo viên coi
SGK là pháp lệnh, cố dạy làm sao cho hết nội dung
SGK, không dám bỏ bất kì nội dung nào của SGK dẫn
đến tình trạng quá tải trong dạy học bộ môn Lịch sử,
học sinh không hứng thú học tập

-Chương trình giáo dục phổ thông đã được ban hành
và đã được triển khai đến tất cả các trường và giáo
viên phổ thông tuy nhiên nhiều giáo viên sử dụng
không có hiệu quả



-Trong quá trình dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức,
kĩ năng đã được quy định trong chương trình GDPT

+Thực tế trước đây nhiều giáo viên không quan tâm đến
chương trình mà chủ yếu chỉ chú ý đến SGK, GV chưa
nắm vững được nhận thức hết sức quan trọng đó là
chương trình mới là “Pháp lệnh”, còn SGK chỉ là cụ thể
hóa của chương trình và là tài liệu cơ bản cho HS học
tập. Trong khi đó GV chỉ theo SGK và coi đó là pháp lệnh,
cố dạy hết tất cả những nội dung có trong SGK dẫn đến
tình trạng quá tải trong từng giờ học,nhiều GV dạy hết
giờ nhưng không thể nào hết bài được bởi vì không xác
định được đâu là kiến thức trọng tâm của bài học


-Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc
dạy học hiện nay là GV phải bám sát chuẩn kiến
thức kĩ năng, thông qua SGK để xác định và lựa
chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của
từng bài giúp các em học sinh nắm vững những nội
dung lịch sử đó với tinh thần “ít nhưng mà tinh,
còn hơn nhiều mà thô”


-Hiện nay : Khi sử dụng tài liệu hướng dẫn thực
hiện chuẫn kiến thức kĩ năng GV dễ dàng xác định
được mục tiêu bài học, GV đối chiếu giữa tài liệu
Hướng dẫn kiến thức kĩ năng với sách giáo khoa

để xác định kiến thức nào là trọng tâm, đồng thời
xác định những kĩ năng cần hình thành cho học
sinh. Ví dụ như khi dạy về Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời năm 1930

-Trong dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú
trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học,
đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học một cách hợp lí


-Bám sát Chuẩn kiến thức , kĩ năng để thiết kế bài
giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu
về kiến thức, kĩ năng , không quá tải và quá lệ
thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn
bộ nội dung SGK, việc khai thác sâu kiến thức
trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của
HS Chẳng hạn. Khi dạy nội dung Phong trào dân
chủ 1936-1939


-Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ
năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn
kiến thức kĩ năng GV vận dụng sáng tạo
linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy
học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, tự giác học tập của học
sinh. Cần chú trọng rèn luyện phương
pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên
cứu, tạo niềm vui, hứng khởi nhu cầu

hành động và thái độ tự tin trong học tập
cho HS


Ví dụ như:+Bài 11: “Những chuyển biến về
xã hội”, GV dẫn dắt để HS thấy được phân
công lao động làm cho kinh tế phát triển thêm
một bước, đồng thời cũng tạo ra thay đổi các
mối quan hệ giữa người với người (quan hệ
xã hội ). Tiếp đó giáo viên dẫn dắt để học sinh
hiểu về sự thay thế từ thị tộc mẫu hệ sang thị
tộc phụ hệ và cuối cùng nêu ra vấn đè để HS
suy nghĩ giải quyết : “ Tại sao đến thời kì
nàychế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ
mẫu hệ”


-Trong tổ chức hoạt động học tập trên lớp GV cần
linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động phù hợp với
đối tượng học sinh của mình. Tùy theo trình độ
nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để
dạy học linh hoạt:Hoặc bám sát chuẩn tối thiểu
(hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn
nằm trong chương trình


Với tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức
kĩ năng GV có thể hoàn toàn thoát ly SGK, sử
dụng những nguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng
dạy chỉ cần không đi chệch ra ngoài chương trình.

Giáo dục căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng để
đặt ra yêu cầu cụ thể đối với HS trong quá trình
học tập

-Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự
hứng thú đối với học tập bộ môn lịch sử như dạy học
trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề,
lồng ghép kiến thức Lịch sử đưa vào hoạt động ngoài
giờ lên lớp cho một khối lớp thi tìm hiểu chung trong
chủ đề lên lớp ở mỗi tháng. +Ví dụ: Tháng 12, khối 9,
nhân dịp ngày 22/12: Thi tìm hiểu về “Truyền thống
quân đội nhân dân”


+Hoặc : Sắp đến tuần 35,lớp 9,tiết 49: Lịch sử địa
phương sẽ đưa vào dạy các nội dung gắn liền với
cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Duy
Vinh như: Trận chiến đấu trên sông Bàn Thạch 21-
5-1967, Trận chiến đấu tại Cồn Biền (thôn Đông
Bình-Duy Vinh), ngày 5-10-1967, trận chiến đấu tại
Nổng Bà Điềm (thôn Hà Thuận-Duy Vinh) vào
ngày 25-11-1969….để giáo dục học sinh lòng tự
hào về về truyền thống đánh giặc cụ thể của quê
hương mình ….

-Dạy học theo hướng chuẩn kiến thức kĩ năng cần
chú trọng rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành
động, vận dụng các kiến thức lịch sử, các quy luật
lịch sử vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. Ví dụ ở lớp
8 sau khi học xong Chiến tranh thế giới thứ hai,

Hỏi “ Theo em chiến tranh Thế giới thứ ba có thể
xảy ra không? Vì sao?

-Trong dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú
trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học,
đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học một cách hợp lí
-Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dạy học bám sát chuẩn tối
thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức
trong chương trình. Giữa các đối tượng HS khác
nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về
mức độ

b/ Kiểm tra đánh giá
-so với nội dung SGK trước kia thì việc
kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến
thức kĩ năng hiện nay có nhiều thuận
lợi cho cả giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy và học


-Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS môn
Lichj sử cần phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng
đánh giá sát đúng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản tối
thiểu về kiến thức kĩ năng sau mỗi bài, mỗi chủ đề .
Tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và
kiểm tra đánh giá . Chẳng hạn : Kiểm tra 1 tiết lớp 9-
Tiết 40 thì trong câu hỏi kiểm tra HS, GV củng chỉ
tập trung yêu cầu HS trả lời những câu hỏi xung
quanh các vấn đề về Cách mạng tháng Tám và cuộc

kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp kết thúc

- . Tránh quá tải không bám sát chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương trình


Ví dụ như

1/ Diễn biến giành chính quyền ở Hà Nội

2/ Những nét chính về các cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước

3/ Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách
mạng tháng Tám

4/ Diễn biến Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)-Ý
nghĩa?

5/ Nội dung, ý nghĩa Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt
chiến tranh ở Đông Dương?

6/ Ý nghĩa Lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945-1954)….


-Vệc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì phải
theo hướng đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ
năng được quy định trong Chương trình THCS môn
Lịch sử đồng thời có khả năng phân hóa cao. Phải

đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức
(nhớ, hiểu, vận dụng )

-Cần khắc phục tình trạng nặng về kiểm tra ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc (ngày tháng , sự kiện,
nhân vật lịch sử ….), tăng cường ra đề “mở” nhằm
kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp kiến
thức để giải quyết vấn đề, rèn luyện các kĩ năng và học
sinh được tự do biểu đạtchính kiến khi trình bày, hiểu
biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê
hương đất nước

Ví dụ như: (lớp 7) Nhận xét về bộ luật Hồng Đức ? So
sánh bộ luật Hồng Đức với pháp luật thời Lý Trần ?


2/Khó khăn,vướng mắc:

-GV còn lúng túng trong việc ghi nội dung bài học
của học sinh vì : ghi theo chuẩn kiến thức thì rất dài
(cụ thể như sử 9, sử 7: Diễn biến của khởi nghĩa Lam
Sơn, tiết 39)




3/ Đề nghị:

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn vào đầu
năm học


- Sau mỗi học kì nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm

-Phòng cấp thêm đồ dùng dạy học cụ thể như: Bản đồ,
lược đồ phục vụ dạy học phần Lịch sử Thế giới Học kì I
ở các lớp 7,8.9

-

Người viết

Võ Công




×