Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.23 KB, 5 trang )

BÁO CÁO THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC.
Người báo cáo: Đỗ Đức Thiện
Sau khi được nhà trường phân công tham dự hội thảo chuyên đề Chuẩn KTKN,
Nay tôi xin trình bày về cách dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở các môn học.Tôi
hiểu rằng: Mục đích dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Việc dạy học theo chuẩn KTKN là từng bài học phải dạy được “Yêu cầu cần đạt” cho
tất cả các đối tượng học sinh trong lớp; nhưng đối với học sinh khá, giỏi không dừng
lại ở “Yêu cầu cần đạt” mà mở rộng chuẩn KTKN ở mức độ cao hơn là làm tất cả
các bài tập còn lại mà “mục ghi chú bài tập cần làm” không yêu cầu học sinh phải
làm.
“Yêu cầu cần đạt” có nội dung nhưng mục “mục ghi chú bài tập cần làm” lại
không có; do đó khi giáo viên soạn bài cần đưa bài tập vào để đảm bảo được mục đích
yêu cầu cần đạt theo chuẩn KTKN.
Dạy học theo phân phối chương trình nhưng mục đích yêu cầu cần đạt theo chuẩn
KTKN. Do đó, SGK và SGV là tài liệu tham khảo. Bài tập trong SGK có thể thay đổi
nhưng phải đảm bảo được nội dung yêu cầu cần đạt của chuẩn KTKN các môn học.
Để dạy học theo chuẩn KTKN các môn học đạt hiệu quả, giáo viên phải vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh và tình hình thực
tế của lớp mình. Từ đó, chúng ta có cơ sở đánh giá được học sinh theo chuẩn KTKN.
Do đó, giáo viên cần nắm vững cấu trúc của tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn
kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học” như sau :
+ Đối với từng bài học, tài liệu đề cập tới nội dung “Yêu cầu cần đạt”. Đây là các
yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau bài học nhằm đảm bảo
cho mọi đối tượng HS đều đạt của các môn học trong chương trình.
+ Mục “Ghi chú” đề cập tới những ý cụ thể nhằm làm rõ mức độ cần đạt hoặc
phạm vi mở rộng, phát triển đối với học sinh khá giỏi.
+ Ngoài cấu trúc chung thống nhất ở tất cả các môn học, mỗi môn học thêm mục
riêng thể hiện tính đặc trưng riêng của môn học đó.
Tất cả những điều này được thể hiện qua các môn học theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng cụ thể như sau :


1. Môn TIẾNG VIỆT
1.1. Phân môn Học vần; Tập đọc:
Các nội dung “yêu cầu cần đạt” đối với từng bài học theo tài liệu chuẩn KTKN là
tiêu chuẩn cơ bản tối thiểu đòi hỏi tất cả các đối tượng học sinh phải đạt được; mục ghi
chú ở một số bài thường là yêu cầu cần đạt ở mức độ cao hơn đối với học sinh khá, giỏi.
- Ngoài các yêu cầu cần đạt, mục Ghi chú của tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng
thường ghi “Học sinh khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn/ đoạn thơ tốc độ đọc trên … tiếng /
1
phút” hoặc “học sinh khá, giỏi trả lời được câu hỏi số…của bài”, hay “Học sinh khá, giỏi
thuộc cả bài thơ”
- Khi tổ chức dạy học phân môn Tập đọc, mục ghi chú khuyến khích tất cả các học
sinh trong lớp nỗ lực nhưng không chỉ định và đối với những câu hỏi dành cho học sinh
khá giỏi, giáo viên nên cho những học sinh xung phong được trả lời câu hỏi. Riêng đối
với học sinh yếu, GV cần có biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện cho các em từng
bước đạt chuẩn theo quy định.
Giáo viên cần khuyến khích tất cả học sinh nỗ lực trong việc rèn luyện kĩ năng đọc
và chỉ ghi điểm tối đa cho những học sinh đọc lưu loát và đạt tốc độ đọc trên chuẩn quy
định, những học sinh còn lại giáo viên sẽ ghi điểm tuỳ theo mức độ đọc của từng em. Đối
với những bài học thuộc lòng thì giáo viên chỉ ghi điểm tối đa cho những học sinh đọc
lưu loát và thuộc cả bài thơ, những học sinh còn lại GV sẽ ghi điểm tùy theo mức độ đọc
và khả năng thuộc bài của các em.….
1.2. Phân môn Kể chuyện :
- Ngoài các nội dung “yêu cầu cần đạt” đối với từng bài học theo tài liệu chuẩn
kiến thức kĩ năng; mục ghi chú của tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng thường ghi “Học
sinh khá, giỏi kể lại được 2, 3 đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật” hoặc “Học
sinh khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện” hay “Học sinh khá, giỏi đặt được tên cho
từng đoạn của câu chuyện”.
- Khi dạy phân môn kể chuyện, sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu
cần đạt, ngay từ lúc tổ chức cho học sinh tập kể chuyện trong nhóm, giáo viên đã khuyến
khích học sinh thực hiện thêm các yêu cầu ghi ở mục “Ghi chú”. Khi học sinh kể chuyện

trước lớp, trước tiên giáo viên có thể chỉ định những học sinh chỉ thực hiện được yêu cầu
cần đạt, sau đó mới yêu cầu học sinh xung phong thực hiện những yêu cầu ở phần “Ghi
chú”
1.3. Phân môn chính tả:
- Việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng thể hiện rõ từng bài trong việc đánh
giá, ghi điểm bài chính tả: Học sinh viết đúng và đẹp, đạt tốc độ viết thì ghi điểm tối đa ;
các học sinh còn lại tuỳ vào số lỗi, cách trình bày bài, … sẽ được ghi điểm tương ứng.
1.4. Phân môn Luyện Từ và câu :
- Ngoài các yêu cầu cần đạt, mục ghi chú của tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng
thường ghi “Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ bài tập …” hoặc ““Học sinh khá, giỏi
làm được bài tập …”
- Khi dạy Luyện từ và câu, giáo viên cần tổ chức cho tất cả học sinh lần lượt làm
từng bài tập. Đối với những bài tập có nhiều phần bài mà mục “Yêu cầu cần đạt” chỉ quy
định một số phần của bài thì sau khi hướng dẫn học sinh cả lớp xác định yêu cầu của bài,
thì giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài trong một khoảng thời gian nhất định ( khoảng
thời gian đủ để học sinh giỏi làm được hết tất cả các phần bài) đồng thời giáo viên không
2
quên yêu cầu học sinh làm những phần bài mà mục “Yêu cầu cần đạt” quy định trước sau
đó mới làm các phần bài còn lại.
Ví dụ: Bài tập có bốn phần bài a, b, c, d mà mục “Yêu cầu cần đạt” ghi “Làm
được phần a, c của bài”. Đối với bài này, sau khi cho học sinh xác định yêu cầu của bài,
giáo viên yêu cầu học sinh làm phần bài a, c trước sau đó làm tiếp phần bài b, d trong
khoảng thời gian nhất định. Khi hướng dẫn học sinh nhận xét bài làm, chỉ định bất kì học
sinh nào nêu bài làm a, c nhưng phần bài b, d thì chỉ gọi những học sinh đã làm xong cả
phần b, d rồi nêu bài làm.
- Đối với những bài tập mà mục “Yêu cầu cần đạt” không nhắc đến nhưng mục “Ghi
chú” ghi “Học sinh khá, giỏi làm được bài …” thì giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh cả
lớp xác định yêu cầu của bài và tổ chức cho học sinh làm cùng một khoảng thời gian với
một bài mà mục “Yêu cầu cần đạt” quy định. (thời gian đủ để học sinh khá giỏi làm xong
cả hai bài). Khi hướng dẫn học sinh nhận xét bài làm, chỉ định bất kì học sinh nào nêu bài

làm mà mục “Yêu cầu cần đạt” quy định, bài còn lại thì chỉ gọi những học sinh đã làm
xong. Hoặc dùng bài này để củng cố bài.
1.5. Phân môn Tập Viết:
- Ngoài các yêu cầu cần đạt, đối với từng bài học; mục ghi chú của tài liệu Chuẩn
kiến thức kĩ năng thường ghi “Học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên
lớp) trong trang vở tập viết”.
- Khi dạy phân môn Tập viết, đến phần hướng dẫn học sinh viết ở vở Tập viết, giáo viên
yêu cầu học sinh viết bài trong một khoảng thời gian nhất định. Trước tiên viết phần ghi
ở mục “Yêu cầu cần đạt” trước, sau đó viết tiếp phần còn lại của trang tập viết.
Đối với học sinh yếu, nếu chưa viết đúng thì GV hướng dẫn tập viết đúng các vần,
tử. Số chữ và tốc độ viết tùy theo khả năng của hoc sinh.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết ở tiết 1 của lớp 3, giáo viên yêu
cầu như sau: Các em sẽ viết bài trong thời gian 15 phút. Các em viết một dòng chữ hoa
N ; một dòng chữ hoa R, L; một dòng tên bến cảng: Nhà Rồng và viết một lần câu ứng
dụng “ Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng/ Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.”. Nếu chưa hết
thời gian, các em viết tiếp các dòng còn lại của bài tập viết.
-Khi ghi điểm, nếu học sinh viết đều nét, giãn đúng khoảng cách và viết đủ số
dòng, số chữ của bài tập, tốc độ viết thì ghi điểm tối đa. Các bài còn lại ghi điểm tùy vào
tốc độ viết và chất lượng viết của học sinh.
1.6. Phân môn Tập làm văn:
- Một số ít bài, cho phép học sinh lựa chọn để nói hoặc viết về một phần của nội
dung bài. Ví dụ : Ở tiết Tập Làm văn lớp 3 tuần 20, bài Báo cáo hoạt động, ở bài tập số 2,
mục “ Viết lại một phần nội dung báo cáo trên ( về học tập hoặc về lao động) theo mẫu
(bài tập 2)”. Đối với những bài này, giáo viên chỉ việc nêu yêu cầu như Mục “Yêu cầu
cần đạt” để học sinh lựa chọn và làm bài.
2. Môn TOÁN
3
Giáo viên cố gắng hướng dẫn học sinh làm tất cả các bài tập trong Sách giáo khoa.
Cách tổ chức như sau :
2.1. Đối với những bài tập có nhiều phần bài mà mục “Ghi chú bài tập cần

làm” quy định một số phần bài:
- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài trong khoảng thời gian nhất định (thời gian đủ để
học sinh khá giỏi làm xong tất cả các phần bài). Yêu cầu học sinh làm phần bài mà mục
“Ghi chú bài tập cần làm”quy định trước, sau đó làm các phần bài còn lại. Ấn định điểm
cho từng phần bài.
- Khi hướng dẫn học sinh nhận xét bài làm, chỉ bất kì học sinh nào trình bày bài
làm ở các phần bài mà mục “Ghi chú bài tập cần làm”quy định, những phần bài còn lại
thì GV chỉ định những học sinh xung phong trình bày bài làm.
+ Ví dụ:
Bài tập 1, yêu cầu cần đạt là làm cột 1,2 theo chuẩn KTKN. Cột 3 ngoài chuẩn, ở dạng
bài này giáo viên nên cho học sinh làm vào PHT hoặc vở, 2 cột làm yêu cầu cầ đạt là 6
điểm, cột 3 ngoài chuẩn 4 điểm. Như vậy, trong quá trình chuẩn bị và dạy học, mỗi giáo
viên phải nắm được yêu cần cần đạt và các bài tập cần làm của mỗi bài trong SGK đối
với HS để đảm bảo mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình,
qua đó để linh hoạt trong phương pháp dạy học.
- GV ghi điểm tối đa cho những học sinh làm đúng tất cả các phần bài, điểm trung
bình làm đúng phần bài mà mục “ ghi chú bài tập cần làm” quy định; các học sinh còn lại
sẽ được ghi điểm tuỳ theo số lượng phần bài làm đúng.
2.2. Đối với hai bài tập đồng dạng mà mục “Ghi chú bài tập cần làm” quy
định làm một bài:
- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu và cách làm bài tập mà mục “Ghi chú bài
tập cần làm” quy định.
- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu bài tập còn lại và giúp các em nhận ra bài
tập này đồng dạng với bài tập vừa tìm hiểu cách làm.
- Tổ chức cho học sinh làm hai bài tập đồng dạng trong một khoảng thời gian nhất
định (khoảng thời gian đủ để học sinh khá giỏi làm xong cả hai bài tập). Yêu cầu học sinh
làm bài tập mà mục “Ghi chú bài tập cần làm” quy định trước, sau đó làm bài còn lại nếu
còn thời gian. Ấn định điểm cho từng bài như sau: làm đúng bài tập mà mục “Ghi chú bài
tập cần làm” quy định đạt 6 điểm, làm đúng bài tập còn lại đạt thêm 4 điểm. Như vậy làm

đúng cả hai bài đồng dạng mới được 10 điểm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bài làm lần lượt từng bài. Sau đó chốt kiến thức, kĩ
năng cần nhớ khi thực hiện các bài tập dạng này.
2.3. Đối với những bài tập trong sách giáo khoa mà tài liệu chuẩn kiến
thức, kĩ năng không ghi vào mục “Ghi chú bài tập cần làm”, mà bài tập này cũng
không đồng dạng với một bài tập nào trong bài học:
4
- Tùy theo dạng bài tập, GV tổ chức cho học sinh làm bài bằng cách thông qua “trò
chơi” hay dùng bài tập này để củng cố bài. Nếu thời gian của tiết học không còn thì GV
có thể cho học sinh làm bài tập này ở tiết ôn tập.
3. Các môn học còn lại:
- Ngoài các nội dung “yêu cầu cần đạt” của từng bài học theo chuẩn kiến thức kĩ
năng, mục “ghi chú” GV nên khuyến khích tất cả học sinh khá giỏi xung phong thực
hiện.
Riêng một số bài ở môn: Mĩ thuật, thủ công (Kĩ thuật) có yêu cầu lựa chọn trong
hai nội dung để thực hiện, giáo viên cần lựa chọn một nội dung phù hợp với tình hình
thực tế của lớp thể hiện trong bài dạy cụ thể theo cchuẩn kiến thức kĩ năng các môn học.
- Đây là các môn đánh giá bằng định tính, khi đánh giá học sinh phải thực hiện
theo chuẩn kiến thức kĩ năng, lấy động viên khích lệ là chính, tìm các ưu điểm của từng
học sinh để kịp thời khen ngợi, động viên và phát huy.
- Việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng không dừng lại ở “Yêu cầu cần đạt”
mà phải đảm bảo được nội dung “Yêu cầu cần đạt” và khuyến khích tất cả học sinh
được tham gia vào các hoạt động học tập để chiếm lĩnh kiến thức.
- Học sinh yếu, trung bình thì chỉ cần tham gia các hoạt động quy định trong “Yêu
cầu cần đạt”, học sinh khá giỏi thì tham gia tất cả các hoạt động học tập. Mà tất cả học
sinh đều được tìm hiểu yêu cầu của từng hoạt động học tập và trực tiếp được tham gia
vào mọi hoạt động học tập. Học sinh nào làm được đúng tất cả các yêu cầu là học
sinhkhá, giỏi và ngược lại.
- Thường xuyên thay đổi hình thức học tập, linh hoạt vận dụng phương pháp và
phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh thì việc dạy học theo chuẩn hiến kĩ năng

mới đạt được hiệu quả.
- Được tham gia dự hội thảo chuyên đề của Phòng Giáo dục, bản thân tôi đã nắm
bắt được một số kinh nghiệm ở các trường bạn đã thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức
kĩ năng các môn học và thực tế ở tại trường đang công tác. Rất mong sự góp ý của quý
đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh nghiệm trong tổ chức dạy học.

5

×