Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân đối với bão trên địa bàn xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.38 KB, 146 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện khóa luận
Phan Thị Diệp
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể
các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn chính sách
nông nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.Nguyễn Thị
Minh Thu đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi
hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Ban Phát triển nông thôn xã
Xuân Phương, Ban Nông nghiệp xã Xuân Phương, Ban Thống kê xã Xuân
Phương, UBND xã Xuân Phương, và nhân dân ba xóm 1, 5 và Bắc. Trong thời
gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu
thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.


Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013
SINH VIÊN
Phan Thị Diệp
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hằng năm, nước ta phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến tháng
12. Với những cơn bão hình thành từ Biển Đông di chuyển và gây ảnh hưởng trực
tiếp đến đất liền, nhất là các tỉnh ven biển. Bão thường kèm gió to và mưa lớn kéo
dài, gây tổn thất nghiêm trọng về người, của cải và môi trường sinh thái.
Xuân Phương là một xã thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, thuộc
vùng đồng bằng ven biển. Xuân Phương cách Biển Đông 18,9km nên ảnh hưởng
trực tiếp mỗi khi có bão. Ở đây, bà con 80% sản xuất nông nghiệp nên mỗi mùa
bão về, người dân gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như
sinh kế nói riêng. Trong những năm gần đây, bão diễn ra tại xã Xuân Phương
khá phức tạp, người dân không thể lường trước được khi nào bão đổ bộ và mức
độ càn quét của bão. Nhận thấy điều cần thiết hiện nay là tăng khả năng ứng phó
của người dân với bão, nhất là với các hộ nông dân. Bởi họ là những người chịu
thiệt hại chính do bão gây ra. Đồng thời, trước khi nhận được sự cứu trợ từ bên
ngoài, họ cần phải biết cách tự cứu mình trước những rủi ro do bão mang lại.
Việc nghiên cứu ứng xử hộ nông dân đối với bão là một công việc cực kỳ quan
trọng, góp phần bảo vệ đời sống bền vững cho người dân nói chung và người
nông dân nói riêng mỗi khi có bão về.
Việc mong muốn đề tài đạt mục tiêu cụ thể là: Góp phần hệ thống hóa
những vấn đề lý luận và thực tiễn và ứng xử hộ nông dân với bão; đánh giá tình hình
bão và thiệt hại của bão đối với hộ nông dân xã Xuân Phương,huyện Xuân
Trường,tỉnh Nam Định; phân tích ứng xử của các hộ nông dân xã Xuân Phương
trước sự đe doạ của bão; đề xuất chiến lược và giải pháp để giảm thiệt hại của bão
cho hộ nông dân xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường trước sự đe dọa của bão.
Thông qua việc tìm hiểu khái niệm ứng xử, hộ nông dân, bão, ứng xử hộ

nông dân với bão. Tìm hiểu ứng xử và các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử hộ
nông dân với bão. Tìm hiểu kết quả và kinh nghiệm ứng xử với bão trong nước
và quốc tế để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.
iii
Trong quá trình thực hiện đề tài, các thông thứ cấp được thu thập qua tài
liệu, sách báo, trang web về các văn bản chính sách về bão, phòng chống và
khắc phục bão; đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, các
báo cáo kinh tế xã hội của địa phương
Các thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn điều tra 60 hộ thuộc 3
xóm: xóm 1, xóm 5 và xóm Bắc. Các thông tin thu thập được tổng hợp và tính
toán bằng bảng tính Excel theo các mục tiêu nghiên cứu, đồng thời sử dụng một
số phương pháp thống kê so sánh, thống kê mô tả và một số phương pháp khác.
Kết quả nghiên cứu trên địa bàn xã Xuân Phương cho thấy, những thiệt
hại mà các hộ nông dân phải chịu là thiệt hại về người, thiệt hại về nhà cửa, thiệt
hại trồng trọt, thiệt hại về chăn nuôi…. Mức độ thiệt hại do bão đến những
nhóm hộ khác nhau là khác nhau, điểm chung là đều gây thiệt không nhỏ đến
mỗi hộ, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Hộ nông dân có nhiếu ứng
xử để phòng tránh và khắc phục bão. Hộ nông dân đã có ứng xử khá tốt trong
bảo vệ tính mạng và ứng xử trong quan hệ cộng đồng. Tuy nhiên, hộ nông dân
tại xã chưa ứng xử tốt trong bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nhà cửa, tài sản.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử hộ nông dân tại xã bao gồm: trình độ, nhận
thức và hiểu biết của hộ đối với bão, đặc điểm địa lí, địa hình, điều kiện kinh tế
hộ, ngành nghề của hộ và đặc biệt là hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng xử hộ nông dân
với bão; thực trạng, thiệt hại bão gây ra đối hộ nông dân của xã; phân tích ứng
xử hộ nông dân xã Xuân Phương trước sự đe dọa của bão và phân tích một số yếu tố
ảnh hưởng, một số giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra đối với hộ
nông dân được đề xuất như sau: Nâng cao nhận thức hộ nông dân đối với bão. Tăng
cường khả năng ứng xử đối với bảo vệ tính mạng và tài sản. Tăng cường khả năng
ứng xử đối với bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Tăng khả năng ứng xử hộ nông dân đối

với cộng đồng khi có bão. Bên cạnh đó, còn đề xuất giải pháp như hoàn thiện bộ
máy dự báo, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phòng chống bão, nghiên cứu tổ chức phòng
chống bão.
iv
MỤC LỤC
v
DANH MỤC BẢNG
vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Giá trị thiệt hại do bão gây ra ở xã Xuân Phương giai đoạn 2011-2013
Error: Reference source not found
Đồ thị 4.2 Tỷ lệ phân bổ các hình thức thiệt hại về người phân theo địa bàn
Error: Reference source not found
Đồ thị 4.3 So sánh GTTH hộ điều tra với thu nhập 1 năm của hộ điều tra phân
theo điều kiện kinh tế Error: Reference source not found
Hình 4.1 Nhà ở hộ nông dân tránh bão xã Xuân Phương Error: Reference source
not found
Hình 4.2 Bể đựng nước xã Xuân Phương Error: Reference source not found
vii
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Kinh nghiệm người dân phòng tránh bão Error: Reference source not
found
Hộp 4.2 Kinh nghiệm người dân theo dõi tình hình bão Error: Reference source
not found
Hộp 4.3 Lý do 1 số hộ nông dân không áp dụng kiến thức tập huấn vào phòng
chống và khắc phục bão Error: Reference source not found
Hộp 4.4 Lý ho hộ nông dân không biết bão gây chết người Error: Reference
source not found
Hộp 4.5 Đánh giá hộ nông dân về ô nhiễm môi trường do bão gây ra 81
Hộp 4.6 Lý do 1 số hộ không di chuyển đến nơi an toàn Error: Reference source

not found
Hộp 4.7 Lý do một số hộ nghèo không vay vốn đẩy nhanh sản xuất Error:
Reference source not found
Hộp 4.8 Kinh nghiệm hộ nông dân chống mất trắng lúa. .Error: Reference source
not found
Hộp 4.9 Đánh giá về sự hỗ trợ từ cộng đồng Error: Reference source not found
Hộp 4.10 Ý kiến của người tham gia giúp đỡ cộng đồng hỗ trợ và phòng tránh bão
Error: Reference source not found
Hộp 4.11 Lý do hộ thuần nông nhanh chóng khôi phục sản xuất 111
Hộp 4.12 Hỗ trợ chủ yếu của cán bộ khi có bão Error: Reference source not
found
viii
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CC : Cơ cấu
SL : Số lượng
ĐVT : Đơn vị tính
BQ : Bình quân
UBND : Ủy ban nhân dân
GTTH : Giá trị thiệt hại
GTSXKD : Giá trị sản xuất kinh doanh
TĐPT : Tốc độ phát triển
TB : Trung bình
Tr.đ : Triệu đồng
CSVC : Cơ sở vật chất
ĐP : Địa phương
STT : Số thứ tự
DT : Diện tích
x
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết
Hằng năm, Việt Nam phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 12. Với những cơn bão hình thành từ Biển Đông di chuyển và gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đất liền, nhất là các tỉnh ven biển. Bão thường kèm gió to và
mưa lớn kéo dài, gây tổn thất nghiêm trọng về người, của cải và môi trường sinh
thái. Đặc biệt trong năm 2013, Việt Nam hứng chịu 14 cơn bão và áp thấp. Mỗi
cơn bão đi qua đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản của nhân dân các tỉnh
,có hàng chục người người chết và mất tích; hàng trăm ngôi nhà bị hỏng, sập,
hàng ngàn hecta lúa bị đổ Ước tính thiệt hại do 1 cơn bão gây ra có khi đến
hàng trăm tỉ đồng.
Xuân Phương là một xã thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, thuộc
vùng đồng bằng ven biển. Xuân Phương cách Biển Đông 18,9km nên ảnh hưởng
trực tiếp mỗi khi có bão và bão tập trung vào tháng 5, 6,7 trong năm. Lượng
mưa trung bình ở Xuân Trường vào mùa mưa bão có khi lên đến 180mm. Ở đây,
bà con 80% sản xuất nông nghiệp nên mỗi mùa bão về, người dân gặp khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sinh kế nói riêng.Trong những
năm gần đây, bão diễn ra tại xã Xuân Phương khá phức tạp, người dân không
thể lường trước được khi nào bão đổ bộ và mức độ càn quét của bão. Nổi bật
trong năm 2012, cơn bão số 8 có tên là Sơn Tinh đổi hướng đổ bộ về Nam Định
nói chung và Xuân Phương nói riêng. Cơn bão số 8 di chuyển rất nhanh, nhưng
càng di chuyển nhanh nó lại mạnh lên chứ không suy yếu đi như theo quy luật
vốn có. Vậy nên khi bất ngờ đổ bộ vào Xuân Phương cơn bão làm thiệt hại
nhiều tài sản, vật nuôi, phá hủy môi trường sinh thái và đe dọa nghiêm trọng đến
đời sống của hộ nông dân. Ngoài ra, trong năm 2013, Xuân Phương còn chịu
ảnh hưởng của siêu bão số 14 (Hải Yến). Cơn bão số 14 (Hải Yến) ảnh hưởng
đến xã Xuân Phương với sức gió cấp 7, cấp 8 giật cấp 9, bão gây mưa lớn vào
1
ban đêm nên người dân tại xã Xuân Phương bị thiệt hại khá lớn. Không những
vậy, trong những năm kế tiếp, xã Xuân Phương vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy
cơ dẫn đến bão như: Trái đất ngày càng nóng lên và hiện tượng biến đổi khí hậu;

tình trạng chặt phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép ngày càng gia tăng
Khi đối mặt với bão, người dân tại xã Xuân Phương có nhiều biện pháp
để ứng phó với bão để bảo vệ sinh mạng tài sản và sản xuất của mình. Tuy
nhiên, hiệu quả rất ít thậm chí không có hiệu quả. Nhận thấy điều cần thiết hiện
nay là tăng khả năng ứng phó của người dân với bão, nhất là với các hộ nông
dân. Bởi hiện nay, họ là những người chịu thiệt hại chính do bão gây ra. Đồng
thời, khi xảy ra bão, trước khi nhận được sự cứu trợ, họ cần phải biết cách tự
cứu mình trước. Việc nghiên cứu ứng xử hộ nông dân đối với bão là một công
việc cực kỳ quan trọng, góp phần bảo vệ đời sống bền vững cho người dân nói
chung và người nông dân nói riêng mỗi khi có bão.
Trước thực trạng đó, câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu là:
- Tình hình bão diễn biến thế nào tại xã Xuân Phương ?
- Những ảnh hưởng của bão đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân
xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường?
- Nhận thức của các hộ nông dân về bão như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến ứng xử của họ?
- Những giải pháp nào là phù hợp để giúp các hộ nông dân xã Xuân Phương
giảm thiệt hại trước sự đe dọa của bão ?
Chính vì vậy, việc tăng khả năng ứng xử với bão của người nông dân là một
vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách. Vừa đảm bảo được cuộc sống bền
vững của người dân vừa là cách để người dân và các đoàn thể, tố chức
hiểu được hiểm họa của thiên tai và cùng chung tay phòng chống bão, hạn chế
tối đa các tác hại do bão gây ra. Nhằm góp phần luận giải câu hỏi trên, tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân đối với bão trên địa bàn xã
Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng bão và ứng xử của hộ nông dân xã Xuân
Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với bão; từ đó, đề ra các định

hướng và giải pháp tăng khả năng ứng xử với bão của hộ nông dân nhằm giảm
thiệt hại của bão của hộ nông dân trên địa bàn xã Xuân Phương, huyện Xuân
Trường, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn và ứng xử hộ
nông dân với bão.
- Đánh giá tình hình bão và thiệt hại của bão đối với hộ nông dân xã Xuân
Phương,huyện Xuân Trường,tỉnh Nam Định.
- Phân tích ứng xử của các hộ nông dân xã Xuân Phương trước sự đe doạ
của bão.
- Đề xuất định hướng và giải pháp để giảm thiệt hại của bão cho hộ nông
dân xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường trước sự đe dọa của bão.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Ứng xử của hộ nông dân xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh
Nam Định đối với bão.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng xử của hộ nông
dân đối với bão.
-Thực trạng và ảnh hưởng bão đến đời sống hộ nông dân khi bị ảnh hưởng
bão trên địa bàn xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu hành vi ứng xử với bão của các hộ nông dân trước đe dọa
của bão trên địa bàn xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
3
- Các giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho hộ nông dân vùng thiên tai xã
Xuân Phương trước sự đe dọa của bão.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại ba xóm là xóm 1; xóm 5 và xóm Bắc thuộc xã Xuân
Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
1.4.3 Phạm vi về thời gian

-Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 07/01/2014 đến ngày 23/05/2014.
-Phạm vi nghiên cứu thực trạng: năm 2011 – 2013.
4
PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN VỚI BÃO
2.1 Cơ sở lý luận về ứng xử của hộ nông dân đối với bão
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Ứng xử
Ứng xử được hiểu là thái độ, hành động của các cá nhân trước một sự việc
cụ thể. Trong kinh tế học và tâm lý, đó được xem là phản ứng của con người đối
với các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc và sinh sống. Ứng xử đồng thời
cũng là một cách thích nghi của con người đối với những diễn biến ngoại cảnh.
Từ điển tiếng Việt (1995) do Hoàng Phê chủ biên, ứng xử được định
nghĩa là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự.
Trong Từ điển tâm lý (Nguyễn Khắc Viện, 1991, tr.12), cho rằng: “Ứng
xử chỉ mọi phản ứng của động vật khi một yếu tố nào đó trong môi trường kích
thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống, và
tiến trình ứng xử để kích thích có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với
hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích
thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được, chứ
không như tình ý bên trong, thì nói là ứng xử”.
Hai tác giả Lê Thị Bừng và Hải Vang (1997) trong cuốn tâm lý học ứng xử đã
đưa ra khái niệm về ứng xử đó chính là sự phản ứng của con người đối với sự tác động
của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ
con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có
tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi cử chỉ, cách nói năng, tùy thuộc vào tri thức,
kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằm đạt kết quả giao tiếp nhất định.
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: “ Ứng xử là phản ứng, hành động
của một cá nhân, một sự vật trước các yếu tố tác động cụ thể để giúp cá nhân,
sự vật thích nghi tốt trước những tác động đó” .

5
Cụ thể trong đề tài này ứng xử là phản ứng, hành động của hộ nông dân
trước các yếu tố tác động cụ thể để giúp tài sản, tính mạng, quan hệ cộng đồng,
hoạt động sản xuất của họ thích nghi tốt trước những tác động và bất lợi của bão.
2.1.1.2 Hộ nông dân
Theo Frank Ellis, (1998) định nghĩa “ Hộ nông dân là hộ có phương tiện
kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn
nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi
sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Theo Tchayanov, nhà nông học người Nga, cho rằng: “Hộ nông dân là
đơn vị sản xuất ổn định” và ông coi “ Hộ nông dân là một đơn vị tuyệt vời để
tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Luận điểm của ông được áp dụng rộng
rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước
phát triển.
Nước ta cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Lê Đình
Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế
trong nông nghiệp nông thôn”.Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “ Hộ nông dân là
những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề
rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”.
Từ các khái niệm, đặc điểm trên cho thấy: “ Hộ nông dân là những hộ
sống ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn tham
gia hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau, hộ nông dân là một
đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng”.
Hộ nông dân là tế bào của xã hội, hoạt động chủ yếu là nông nghiệp. Sinh
kế họ chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Hộ nông dân thường trực tiếp chịu những
bất lợi từ bão. Vì vậy, trước yếu tố bất lợi là những rủi ro mà bão gây ra hộ nông
dân sẽ có ứng xử riêng để bảo vệ sản xuất của mình. Việc nghiên cứu ứng xử
của hộ nông dân tìm hiểu phản ứng họ trước tác động bất lợi của bão là vô cùng
6
cần thiết. Góp phần giúp hộ nông dân giảm thiệt hại do bão gây ra và nhanh

chóng ổn định cuộc sống sau bão.
2.1.1.3 Bão
 Khái niệm
Bão là hệ thống xoáy mạnh đặc trưng bởi khí áp thấp tại tâm, gió mạnh, và hệ
mây phát triển mạnh bố trí theo hình xoắn đi kèm với dông và mưa lớn.
Bão là danh từ được dịch từ tiếng anh “typhoon”.
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết
cực trị. Còn gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng
gió xoáy, có đường kính rộng tới hàng trăm km, hình thành trên vùng biển nhiệt
đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim
đồng hồ. Tùy theo tốc độ mạnh nhất ở vùng gần tâm mà xoáy thuận nhiệt đới
được phân chia thành áp thấp nhiệt đới hay là bão.
- Khi gió mạnh nhất vùng gần tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 6 đến
cấp 7 (tức là 39 - 61 km/giờ) thì gọi là áp thấp nhiệt đới.
- Khi gió mạnh nhất vùng gần tâm xoáy thuận nhiệt đới đạt từ cấp 8 trở
lên (tức là từ 62 km/giờ trở lên) thì gọi là bão.
Tóm lại, bão là một vùng gió to mưa ào ào, đường kính tầm vài trăm km.
Ban đầu bão là một vùng áp thấp với dòng khí xoáy vào tâm vùng áp thấp ngược chi
ều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu. Trong điều kiện thuận lợi vùng áp thấp này có thể
khơi
sâu thêm, gió vùng trung tâm mạnh lên trở thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là bão.
 Cấu trúc của bão:
- Mắt bão nằm ở giữa cơn bão có đường kính khoảng 30 - 60 km, là vùng
tương đối lặng gió, quang mây.
- Cường độ của bão là sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão, vùng gió
mạnh của bão có thể bao phủ rộng hàng vài trăm km
2
, càng ra xa vùng tâm bão
7
sức gió giảm dần. Vùng ảnh hưởng của bão được xác định là vùng có gió mạnh

từ cấp 6 trở lên (xem bảng cấp gió và cấp sóng).
- Thành mắt bão là bức tường mây dày xung quanh mắt bão, là vùng có
gió mạnh và mưa lớn nhất.
- Các dải mưa xoắn ở rìa ngoài của bão có thể rộng hàng trăm km, chuyển
động xoắn chậm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, thường gây ra gió mạnh,
mưa lớn thành từng đợt.
Bảng 2.1 Cấp gió và cấp sóng
Cấp gió Tốc độ gió
Độ cao
sóng
trung bình Mức độ nguy hại
Bô-pho Km/h M
0
1
2
3
<1
1-5
6-11
12-19
-
0,1
0,2
0,6
- Gió nhẹ. Không gây nguy hại
4
5
20-28
29-38
1,0

2,0
- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động. Ảnh
hưởng đến lúa đang phơi màu.
- Biển động mạnh. Thuyền đánh cá bị chao
nghiêng, phải cuốn bớt buồm.
6
7
39-49
50-61
3,0
4,0
- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.
- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu
thuyền.
8
9
62-74
75-88
5,5
7,0
- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà làm
thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược
gió.
- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối
với tàu thuyền.
10
11
89-102
103-117
9,0

11,5
- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây
thiệt hại rất nặng.
- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu thuyền.
12
13
14
15
16
17
118-133
134-149
150-166
167-183
184-201
202-220
14,0
- Sức phá hoại cực lớn.
- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu
biển có trọng tải lớn.
8
(Nguồn: />s/Post.aspx?List=675aca85-0a42-4f28-bbae-91fafa866a53&ID=158)
 Sự di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới:
Đường di chuyển trung bình của bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông
chủ yếu có dạng tiến thẳng về phía Tây (từ hướng Tây Bắc đến Tây Nam). Tuy
nhiên, cũng có trường hợp xảy ra dạng đường đi phức tạp ngoằn ngoèo trở ra
hướng Đông - Bắc. Tốc độ di chuyển trung bình của bão, áp thấp nhiệt đới
khoảng từ 15 - 20 km/giờ. Từ tháng 6 đến tháng 8 bão, áp thấp nhiệt đới thường
ảnh hưởng đến Bắc Bộ, từ tháng 9 đến tháng 12, bão, áp thấp nhiệt đới thường
ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam Bộ.

 Hậu quả của bão
Sau đây là những hiện tượng thời tiết bất lợi do bão gây ra:
Gió mạnh: Gió mạnh trong bão từ cấp 8 trở lên gây nguy hiểm tính mạng
con người. Gió mạnh bắt đầu khi tâm bão còn cách xa 100 đến 150 km. Gió
mạnh nhất thường xảy ra ở ngay phía tây bắc của thành mắt bão. Gió bão
thường suy giảm nhanh chính khoảng 12 giờ sau khi bão đổ bộ. Tuy nhiên gió
vẫn có thể giữ được trên cấp 12 cả khi bão đi sâu vào đất liền.
Mưa lũ: Mưa lớn và nước lũ được đẩy từ biển vào do gió mạnh có thể gây
nên lũ lụt lớn trong vòng 24 giờ. Khi đổ bộ, một cơn bão trung bình có thể gây
nên tổng lượng mưa khoảng 100 đến 300mm. Nếu cơn bão lớn và chuyển chậm
thì lượng mưa sẽ lớn hơn nhiều. Khu vực mưa lớn thường nằm ở phía Tây Bắc
của bão và thường xảy ra khoảng 6h trước đến 6h sau khi bão đổ bộ.
Nước dâng do bão: Nước dâng do bão là lượng nước bị đẩy vào bờ do
hoàn lưu gió mạnh của cơn bão. Ở nước ta, nước dâng lên do bão thường xảy ra
ở ven biển phía bắc. Nước dâng kết hợp thủy triều có thể làm mức nước đến hơn
5m. Nước dâng do bão có sức tàn phá hết sức nguy hiếm, đặc biệt là khi kết hợp
với triều cường khi bão đổ bộ. Dòng chảy gây ra bởi nước dâng do bão kết hợp
với tác động của sóng phá vỡ đê biển, làm sụt bờ biển và giao thông ven biển.
Dông và tố lốc: Thường xảy ra ở phần phái trước bên phải hướng di
chuyển của bão. Dông và tố lốc có thể xảy ra vài ngày sau bão, khi mà bão chỉ
còn là một vùng thấp có hoàn lưu xoáy thuận.
9
Bão mang theo những hiểm họa khôn lường như gió mạnh, mưa lũ, nước
dâng do bão, dông và tố lốc và gây thiệt hại lớn đến hộ nông nơi bão đi qua. Bão
tàn phá mùa màng, làm gãy cành cây, đổ cột điện, tốc mái nhà, Mức độ tàn
phá của bão không thể lường trước được. Hơn nữa, bão là quy luật tự nhiên, hộ
nông dân không thể né tránh mà buộc phải đối mặt với bão.
Trong đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu hậu quả trực tiếp của bão đến
hộ nông dân tại xã Xuân Phương. Để giảm thiểu thiệt hại bão, mỗi hộ nông dân
lại có ứng xử khác nhau để bảo vệ tài sản, tính mạng của mình. Nghiên cứu thiệt

hại của bão, ứng xử bão đối với hộ nông dân để thấy rõ ảnh hưởng bão đến hộ
nông dân cũng như yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử hộ nông dân.
2.1.1.4 Ứng xử của hộ nông dân với bão
Ứng xử của hộ nông dân trước trong và sau bão bão được hiểu là hành
động, thái độ của hộ nông dân trước mùa bão, khi bão xảy ra và khi bão đã đi
qua. Được hiểu đơn giản là phản ứng của hộ để bảo vệ tính mạng, tài sản,
phương tiện sản xuất khi gặp vấn đề do bão gây ra.
Trước khi bão về, đa phần hộ nông dân thường lựa chọn hành động phòng
tránh để giảm thiểu thiệt hại từ bão. Khi bão về, hộ nông dân bị tác động đó là
sức tàn phá của bão đến quá trình làm việc và sinh sống của họ. Hộ nông dân
chủ động phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán để có biện pháp phòng tránh và
khắc phục đối với bão. Thể hiện hành động việc làm của hộ nông dân tùy thuộc
vào tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực của mỗi hộ để giảm mức thiệt hại do bão
gây ra. Thông thường với hộ nhận thức kém và kinh nghiệm chưa tốt thì thiên về
khắc phục, hộ có khuynh hướng chấp nhận rủi ro do bão mang lại. Ngược lại, hộ
có nhận thức, kinh nghiệm và điều kiện kinh tế tốt hơn thì chọn biện pháp phòng
tránh để giảm thấp nhất thiệt hại của bão.
Trong bão và sau bão, hộ nông dân thường lựa chọn hành động khắc phục
bão, nhanh chóng tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, sau bão một số hộ có tâm lí
hoang mang nên không tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Điều này, gián tiếp làm
10
ảnh hưởng đến đời sống của hộ, đặc biệt hộ có điều kiện kinh tế thấp. Khi đối
mặt với bão, các hộ giúp đỡ nhau chống lại trong bão và khắc phục hậu quả mà bão
để lại. Tùy theo nguồn lực mà hộ có sự hỗ trợ đến hộ khác về tiền, lương thực hay hỗ
trợ sức lực để phòng chống và khôi phục những rủi ro mà bão gây ra.
“Ứng xử hộ nông dân đối với bão thực chất là việc hộ nông dân thực hiện
hành động nào để bảo vệ tính mạng, tài sản, sản xuất của hộ nhằm giảm thiệt
hại do bão gây ra đối với hộ”. Trong nghiên cứu này, tôi tập trung vào ứng xử
hộ nông dân trong phòng tránh và khắc phục bão. Tìm hiểu nhận thức hộ nông
dân về bão cũng như ứng xử của hộ nông dân trong bảo vệ tài sản, tính mạng,

sản xuất và ứng xử trong quan hệ cộng đồng. Khai thác các yếu tố ảnh hưởng
đến ứng xử hộ nông dân với bão. Qua đó, tìm ra điểm mạnh điểm yếu trong ứng
xử hộ nông dân với bão cũng như tìm ra giải pháp giảm thiểu thiệt hại do bão
gây ra đối với hộ nông dân.
2.1.2 Vai trò của nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân đối với bão
Mỗi năm trung bình Việt Nam hứng chịu 27 cơn bão. Mỗi cơn bão đi qua
đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản của nhân dân các tỉnh, có hàng chục
người người chết và mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị hỏng, sập, hàng ngàn hecta
lúa bị đổ Uớc tính thiệt hại do 1 cơn bãi gây ra có khi đến hàng trăm tỉ đồng.
Ngày 08-08- 2008, cơn bão số 4, mưa lớn, lũ quét đã gây ra thiệt hại khá nặng
nề đối với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh. Tính đến ngày 17 -
8 đã có 145 người chết và mất tích, 75 người bị thương, 307 ngôi nhà bị sập trôi,
4.260 nhà bị ngập, 3.700 ha lúa, hoa mầu bị ngập, nhiều công trình giao thông bị
tàn pha nghiêm trọng Ước tính tổng thiệt hại ở các tỉnh bị lũ, lụt lần này
khoảng 2.000 tỷ đồng.
Cơn bão số 8 vào bờ biển miền Bắc đã gây thiệt hại nặng nề: Hàng ngàn
ngôi nhà dân bị tốc mái chỉ trong một đêm; hơn 5.500 cột điện đổ rạp; lúa, hoa
màu nát bét khắp nơi. Ít nhất đã có 42 người chết, bị thương và mất tích. Bão số
8 cũng đã làm hơn 2.000 ha lúa mùa cùng hàng nghìn ha hoa màu cây vụ đông
11
cũng bị ngập úng. Có khoảng hơn 2.000 ngôi nhà bị tốc mái và hàng trăm ngôi
nhà bị đổ.
Bão là một hiện tượng tự nhiên, khó kiểm soát, biến đổi khó lường nên
người dân không thể lẩn tránh mà phải đối mặt với nó. Mỗi cơn bão đi qua, để
lại cho Việt Nam hay quốc gia khác con số thiệt hại về người và của. Và trong
đó, hộ nông dân phải gánh chịu nhiều nhất thiệt hại do bão gây ra. Mỗi hộ nông
dân có ứng xử khác nhau để bảo vệ tài sản, tính mạng và sản xuất của hộ. Cách
ứng xử người dân vô cùng đa dạng, song chưa hẳn đồng nhất. Cách ứng xử khác
nhau dẫn đến thiệt hại khác nhau. Tuy nhiên, sự tàn phá và nguy hiểm của thời
tiết đã khiến người dân cũng như chính quyền địa phương vẫn đang rất lúng

túng về cách ứng phó khi bão về.
Nghiên cứu ứng xử hộ nông dân nhằm tìm ra hiện tượng tâm lí người dân
trước, trong và sau bão. Nghiên cứu phản ứng của hộ nông dân khi có nguy cơ
gánh chịu thiệt hại do bão. Và tiến trình ứng xử để có định hướng nhằm giúp hộ
nông dân thích nghi và cách ứng xử hợp lí khi bão về. Góp phần giúp cho hộ
nông dân thích nghi tốt hơn với sự nguy hiểm của bão.
Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân qua đó giúp hộ nông dân thay đổi
các thức sản xuất, sinh hoạt cùng với việc bảo vệ tài sản gia đình và cộng đồng
tốt hơn. Tạo thói quen ứng xử cho các hộ nông dân trước các hiện tượng thiên
tai, giúp hộ nông dân úng phó tốt với bão. Coi bão là một quy luật không thể
tránh khỏi để chủ động đối phó trước bão. Từ đó, các hộ nông dân thực hiện tốt
các biện pháp phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do bão gây ra. Tạo được thói quen
ứng xử trước, trong và sau khi bão sẽ giúp hộ nông dân tránh được những thiệt
hại ngoài ý muốn, tạo tiền đề cho những hoạt động sinh hoạt, sản xuất sau đó.
2.1.3 Nội dung nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân đối với bão
2.1.3.1 Ứng xử trong bảo vệ tính mạng, tài sản
 Tính mạng
12
Khi bão về, bảo vệ tính mạng là quan trọng nhất. Người dân có sự chuẩn
bị cao ứng phó bất lợi do bão mang lại và để bảo vệ tính mạng trong mùa bão,
người dân thường có cách ứng xử sau:
Di chuyển ra khỏi vùng có khả năng đổ nát, trũng, thấp. Do bão thường
kèm mưa to và dữ dội, gió xoáy mạnh nên sẽ gây ngập lụt, đổ nát ở vùng trũng,
thấp, cơ sở hạ tầng kém.Việc di chuyển đến nơi an toàn khi có bão là phương án
có thể bảo vệ hết được tài sản, tính mạng của người dân.Tuy nhiên, không phải
lúc nào cũng thực hiện được do yếu tố chủ quan và khách quan như: Không có
diện tích để di dời, người dân không chịu di dời, việc di dời thay đổi cuộc sống
của người dân
Xây dựng nhà kiến cố, cao tầng ở nơi kín gió. Cách ứng phó này khá hiệu
quả và mang tính chất dài hạn đến mỗi hộ nông dân.

Giảm thiểu cho người già và trẻ em ra đường vào ngày mưa bão. Tích trữ
lượng thực, thực phẩm chủ yếu là gạo và hoa màu chuẩn bị cho những ngày mưa
bão kéo dài người dân không đi làm được.
Làm thêm gác để dự trữ lương thực tránh ngập úng gây ẩm mốc và hư hại
khi bị lụt do bão gây ra.
Di chuyển lương thực thực phẩm đến nhà cao, mái bằng, kiên cố. Đảm
bảo lương thực trong và sau bão đến khi người dân ổn định cuộc sống.
Trang bị các phương tiện chống chọi với bão, các trang thiết bị này rất
quan trọng cho người dân vùng bão. Vì bão đổ bộ vào thì gió rất to mưa rất lớn,
nước có thể dâng lên gây lụt và sạt lở đất xảy ra bất ngờ nên có áo phao sẽ giúp
người dân bảo về tính mạng của mình tốt hơn khi bị nước dâng lên. Các loại
thuyền bè có thể giúp người dân di chuyển kịp thời khi mưa quá lâu bị ngập lụt.
Biện pháp trang bị các phương tiện chống bão là rất quan trọng, do bão có thể
bất ngờ tốc mái, sập nhà hoặc nước dâng cao khiến người dân không kịp di dời.
Tạo lập mạng lưới và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc di động.
Trong khi xảy ra bão, những vùng gần như bị cách li với bên ngoài, chỉ có thể đi lại
13
bằng xe tải. Tuy nhiên, điều này cũng rất nguy hiểm vì gió rất mạnh,mưa rất to.
Đồng thời, các phương tiện liên lạc cố định đều có khả năng bị gió làm đổ hoặc phá
hỏng. Đây là một cách hiệu quả để những người ngoài vùng bão có thể biết được
tình hình bên trong vùng bão. Từ đó, có những hỗ trợ hiệu quả như đưa lương thực,
thuốc men, đồng thời thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn hiệu quả.
Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết tại địa phương cũng như tình
hình dịch bệnh để có biện pháp phòng tránh cho gia đình và mọi người xung
quanh. Vì khi có mưa bão thường xảy ra nhiều dịch bệnh ở cả người như tiêu
chảy,bệnh sởi, cúm hay ở động vật như cúm H7N9…
 Tài sản
Tài sản là vật quan trọng thứ hai sau tính mạng của hộ nông dân. Phần lớn
tài sản hộ nông dân có tài sản chung là tài sản công cộng và tài sản riêng là tài
sản của mồi hộ. Tuy nhiên, khi bão về người dân lại có cách lựa chọn ứng xử

khác nhau với mỗi loại tài sản. Quan trọng hơn cả với người dân là tài sản riêng
của hộ, nó gắn liền với mạng sống, cuộc sống gia đình của hộ. Tài sản cá nhân là
tất cả những gì thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mỗi người, đó có thể là nhà
cửa, vật dụng, đồ dùng…Trong những năm gần đây, khi bão xảy ra, thiệt hại từ
việc các tài sản cá nhân bị phá hủy là rất lớn, kéo theo đó là những vấn đề, hệ
lụy sau bão.
Người dân thường xây nhà kiên cố, cao tầng, mái nhà thường là mái bằng
hoặc có độ dốc để tránh tốc mái, sập nhà. Bởi vì, khi bão càn quét gây ảnh
hưởng đến nhà ở dẫn đến hư hỏng tài sản của người dân.
Cắt các nguồn điện đối với tài sản cố định ngày mưa bão, tránh cháy nổ.
Dùng nilon bọc kín tài sản cố định không bị han rỉ do mưa.
Di chuyển tài sản cá nhân đến nhà kho hoặc nơi cao,kiên cố.Bão quá lớn
di chuyển nhanh, kịp thời giảm tối đa thiệt hại về tài sản.
Trong nghiên cứu này tôi tập trung làm rõ ảnh hưởng của bão tới hộ nông
dân. Và cách ứng xử của các hộ nông dân tới việc bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài
sản của gia đình cho các cá nhân trong gia đình. Thấy rõ được ứng xử hộ nông
14
dân trước, trong và sau khi bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra đối với
hộ nông dân.
2.1.3.2 Ứng xử trong sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là sinh kế của đa số hộ nông dân. Nếu không bảo vệ
được sản xuất, thiệt hại về mùa màng, vật nuôi khiến cho hộ không có thu nhập,
dẫn đến thiếu đói và những hệ lụy xã hội khác khi sinh kế bị mất đi. Hàng năm,
người dân vùng có bão luôn phải chịu thiệt hại khi bão đi qua. Vì vậy, họ phải
biết cách giảm thiểu các ảnh hưởng của bão đến sản xuất thì mới có thể tồn tại
được. Trên thực tế, người dân vùng có nhiều nguy cơ hứng chịu bão có nhiều
biện pháp giảm tác hại bão như sau:
 Ứng xử của người dân trong trồng trọt:
Thay đổi cơ cấu mùa vụ tránh bão. Gieo trồng đúng thời vụ sẽ giúp người
nông dân thu hoạch sớm nhất, đạt hiểu quả cao, tránh được các nguy cơ đổ và

ngập úng do bão.
Thay đổi cơ cấu giống, cây trồng, chọn giống ngắn ngày, cứng cây tốt.
Phù hợp với với tình hình của địa phương, với tình hình diễn biến phức tạp của
thời tiết mà ở đây cụ thể là mưa bão. Người dân phải biết gieo trồng các loại cây
ngắn ngày nhằm làm giảm thời gian thu hoạch, các cây thích hợp với địa
phương để đem lại năng suất cũng như giá trị kinh tế cao nhất.
Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đặc biệt là giai đoạn thu hoạch giáp với
mùa bão. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch cũng góp phần
làm giảm thiệt hại do bão gây ra cũng như là tiết kiệm được lao động, thời gian
thu hoạch trong quá trình sản xuất.
Thường xuyên cập nhật thông tin về mưa bão. Khi có thông tin thời tiết sẽ
có bão thì cần bố trí thu hoạch sớm để tránh việc không thể thu hoạch được khi
bảo đổ bộ. Thông thường, lịch thời vụ đảm bảo người nông dân thu hoạch trước
mùa bão. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp khi trước mùa thu hoạch thì bão
xảy ra. Người dân thường dập lúa với nhau và đôi khi có thể tiến hành thu hoạch
cả khi quả xanh tránh bão làm giập nát, ngập úng dẫn đến thối.
15

×