Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Sử dụng phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn trong dạy học giáo dục công dân lớp 12 trường thpt tĩnh gia 4 nhằm nâng cao ý thức pháp luật của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.12 KB, 17 trang )

PHỤ LỤC
PHẦN MỘT ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2
PHẦN HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
Trang 3
II. Thực trạng vấn đề
Trang 4
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Trang 5
IV. KIỂM NGHIỆM
Trang 14
PHẦN BA
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Trang 14
2. Đề xuất
Trang 15
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Người Việt Nam siêng năng, cần cù, chịu khó, ham học hỏi để nâng cao tầm
hiểu biết, những kiến thức,kỹ năng thích ứng với yêu cầu của cuộc sống hiện
đại. Nghị quyết TW 2 khóa 8 đã nhấn mạnh: “ Muốn tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển mạnh mẽ Giáo dục- Đào tạo, phát
huy nguồn lực con người. Yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền
vững”(Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW 2 khóa 8- trang 19). Đảng ta nhận
định tầm quan trọng của việc bồi dường nguồn lực con người, vừa là mục tiêu
vừa là động lực phát triển xã hội. Như vậy, vai trò của giáo dục và đào tạo là vô
cùng to lớn, có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục và
đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức,


có bản lĩnh trung thực, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và
kỹ năng nghề nghiệp…
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đặt ra yêu cầu phải
đổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- Xã hội, trong đó có
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đất nước ta đang
vững bước trên con đường hội nhập toàn cầu. Giáo dục phải có chiến lược để
phát huy mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nền kinh tế hội nhập tác
động rất lớn đến đạo đức, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông.
Nhằm đạt được các mục tiêu góp phần cùng cả nước vững vàng hội nhập, phát
triển nền giáo dục tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới. Giáo dục cần
có những thay đổi từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích
cực, tiếp thu kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng những điều đã học vào
cuộc sống và giúp người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các
mặt trí, đức, thể, mỹ.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp
tác, kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh. Tạo cho học sinh có niềm tin,
niềm vui, hứng thú trong học tập, tạo cho học sinh khả năng sáng tạo và tự thích
nghi với mọi hoàn cảnh.
Môn Giáo dục công dân là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức
phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và
nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống đề cập đến
quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là
môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, miền tin, hành vi và
thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức
và hành vi và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Như vậy, để giúp học sinh đạt được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng,
thái độ, theo mục tiêu của chương trình là điều rất cần thiết. Vấn đề đặt ra là
phải kết hợp được các phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện phù hợp

với nội dung từng bài học. Các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân rất
đa dạng và phong phú, bao gồm các phương pháp truyền thống và hiện đại. Tuy
2
nhiên dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và lớp 12 nói riêng không thể
tách rời việc liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Vì nó hình thành ý thức pháp luật
của mỗi công dân, là điều kiện để nâng cao ý thức đạo đức và năng lực thực hiện
những hành vi đạo đức góp phần trong việc hình thành ý thức, chấp hành những
quy phạm chung của xã hội, giúp con người có hành vi ứng xử văn minh .
Xuất phát từ lí do trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu và áp
dụng đề tài: “Sử dụng phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính
thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Tĩnh
Gia IV nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh”
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1.Khái niệm phương pháp tình huống:
Là một phương pháp dạy học, học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống
thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra. Tình huống là một hoàn
cảnh diễn ra trong thực tế trong đó chứa đựng những mâu thuẫn xung đột.
Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác
nhau, tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện cốt chuyện,
nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng
một vấn đề vấn đề của cuộc sống. Tình huống dạy học là những thực hoặc mô
phỏng theo tình huống thực.Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến,
cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu
sâu sắc hơn điều cần học, và cũng có thể so sánh, đối chiếc thái độ, hành vi của
mình với nội dung bài học để củng cố những mặt tốt, kịp thời sửa chữa sai lầm
hoặc ngăn chặn nhưng hành vi sai lầm.
Phương pháp tình huống pháp luật là phương pháp người dạy cung cấp cho
học sinh những tình huống pháp luật diễn ra trong cuộc sống thực tiễn mà có
thật, thông qua tình huống mà học sinh có thái độ, ý kiến riêng của mình về tình

huống pháp luật đó và có hứng thú trong học tập. Từ đó các em rút ra bài học
cho bản thân mình và đồng thời điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với thực
tiễn cuộc sống và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
2. Mục đích của phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh :
Mục đích của tình huống pháp luật là nâng cao chất lượng của giờ học bằng
cách đưa vào nội dung bài học những tình huống pháp luật có thật trong cuộc
sống hằng ngày. Thông qua tình huống pháp luật, học sinh sẽ giải quyết những
vấn đề đã phát hiện được trong câu chuyện liên quan trực tiếp đến bài học đồng
thời trang bị cho các em những kiến thức pháp luật để có hành vi ứng xử văn
minh phù hợp vơi quy phạm pháp luật chung của xã hội.
Học sinh học tập bằng dẫn chứng thực tiễn sẽ giúp cho các em tiếp thu bài
có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khô khan của môn học. Bằng tình huống
3
pháp luật có thật sẽ giúp học sinh có hứng thú tìm tòi các tình tiết liên quan đến
bài học để tìm ra hướng giải quyết hoặc phán đoán phù hợp với thưc tiễn.
Thông qua câu chuyện pháp luật giáo viên dễ dàng giáo dục cho các em có
những nhận thức phù hợp vì tính thực tiễn của tình huống pháp luật rất cao.
Tình huống pháp luật sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong
cuộc sống một cách hợp lí nhất. Bài học rút ra từ câu chuyện pháp luật sẽ tác
động thực tiễn đến suy nghĩ của học sinh và nó có ý nghĩa giáo dục thiết
thực,đặc biệt trong vấn đề giáo giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường phổ
thông.
Vận dụng tốt tình huống luật vào nội dung bài học là giáo viên đã sử dụng
có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn giúp học sinh nắm vững kiến thức bài
học một cách sâu sắc, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn trong nội dung bài
học và nâng cao hiểu biết pháp luật để các em thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ
của mình hoặc khi cần thiết nhờ pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, đồng thời trang bị kiến thức pháp pháp luật trong cuộc sống giúp các em
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật .

3. Cách tiến hành phương pháp tình huống pháp luật:
*Giáo viên: Chuẩn bị các tình huống pháp luật có nội dung phù hợp với bài
học và có tính giáo dục pháp luật cho học sinh. Giáo viên phô tô, in nguyên văn
câu chuyện pháp luật, chuẩn bị trên video hay một băng cát-xét mà không phải ở
dạng viết chữ hoặc ghi chép nguyên văn tình huống pháp luật đưa lên máy
chiếu, để đưa vào bài học.
Tình huống cần liên hệ vơí những kinh nghiệm hiện tại và với nghề nghiệp
trong tương lai của người học.Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của
người học và để mở nhiều hướng giải quyết khác nhau.
Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” và những câu hỏi liên quan
đến nội dung bài học sau tình huống giúp học sinh làm căn cứ trả lời. Giáo viên
lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh đã thảo luận hoặc tự
tìm hiểu về nội dung tình huống pháp luật. Giáo viên tổng kết các nội dung
chính xác nhất đưa lên máy chiếu giúp học sinh nắm vững bài học
*Học sinh:
Học sinh đọc (Hoặc xem hay nghe) tình huống pháp luật thực tế và suy nghĩ
các câu hỏi mà giáo viên cung cấp theo từng cá nhân hoặc theo nhóm. Học sinh
phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện mà giáo viên đã nêu (Từng cá
nhân trả lời hoặc đại diện theo nhóm) tuỳ cách tổ chức của giáo viên. Đại diện
các nhóm hoặc các cá nhân khác bổ sung, nhận xét ý kiến mà các bạn vừa nêu.
II- THƯC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp tình huống pháp luật trong dạy học
môn Giáo dục công dân lớp 12:
a. Thuận lợi:
4
Nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 liên quan chặt chẽ đến
các nội dung cơ bản của pháp luật. Học sinh được học tập các nội dung này và
vận dụng vào cuộc sống để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn
Sử dụng phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn nhằm
nâng cao ý thức pháp luật của học sinh ,rất phù hợp với nội dung bộ môn như

đã nêu trên. Những tình huống pháp luật phản ánh những sự việc có thật diễn ra
trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Tạo cho các em có
niềm tin và sự công bằng của pháp luật trong cách giải quyết. Mặt khác, những
câu chuyện pháp luật giúp các em có cơ sở để phân loại theo từng nội dung
trong bài cũng như từng bài khác nhau cho phù hợp nội dung. Tính gần gũi, hấp
dẫn của câu chuyện pháp luật đã giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng giảng
dạy và học tập theo phương pháp này. Khi sử dụng câu chuyện pháp luật vào
giảng dạy trong bộ môn thì cả giáo viên và học sinh đều thấy hứng thú và hiệu
quả do nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng. Giáo viên và học sinh có thể tìm
hiểu các câu chuyện pháp luật phù hợp trên báo chí (Báo Công an Thanh Hoá
báo Pháp luật, báo Pháp luật và đời sống Ngoài ra, nguồn tài liệu cần được
khai thác tìm hiểu trên các báo mạng, báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ hoặc cho
học sinh xem hành trình phá án Giáo viên và học sinh còn tìm nguồn tài liệu
trên các phương tiện gần gũi, như Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh
tiếng nói Việt Nam (Câu chuyện pháp luật)
Như vậy, với nguồn tài liệu phong phú đã hổ trợ đắc lực và có hiệu quả cho
việc dạy và học của giáo viên và học sinh.Tuy nhiên giáo viên phải chọn lọc
không đưa cùng một lúc nhiều kênh thông tin.
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tôi được tham dự
các lớp chuyên đề do Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá tổ chức. Bằng sự giúp
đỡ tận tình, như cung cấp tài liệu, kiến thức pháp luật, góp ý cho việc vận dụng
phương pháp cụ thể vào bài dạy đã giúp cho quá trình đưa phương pháp tình
huống pháp luật vào dạy học Giaó dục công dân lớp 12 tại trường THPT Tĩnh
Gia IV, ngày càng có hiệu quả.
Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên mô, dành nhiều thời gian cho
việc thảo luận, trao đổi, góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy để nâng cao
chất lượng giáo dục
b. Khó khăn:
Bên cạnh những mặt thuận lợi khi vận dụng phương pháp tình huống pháp
luật trong giảng dạy cũng gặp một số khó khăn nhất định:

Thực tế cho thấy nhiêù học sinh thiếu hiểu biết pháp luật mà hành vi cư xử
với mọi người thiếu văn hoá xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự của người
khác thậm chí còn vi phạm đến thân thể và chổ ở của người khác, hoặc bị người
khác xâm hại đến quyền và lợi ích của mình mà không biết nhờ pháp luật bảo
vệ.
Mặt khác, do môn Giáo dục công dân lớp 12 không phải là môn thi tốt
nghiệp nên tâm lí học sinh ít quan tâm sâu sắc như những môn học khác. Chính
vì học sinh có thái độ thờ ơ với môn học, thậm chí có học sinh xem thường môn
5
học nên giáo viên đã gặp khó khăn rất lớn trong quá trình đổi mới phương pháp
dạy học. Để gây hứng thú và kích thích cho các em học tập tích cực bằng
phương pháp này thì đòi hỏi giáo viên phải nổ lực hết mình trong giờ dạy, đây
cũng là khó khăn chung cho bộ môn.
Để vận dụng có hiệu quả phương pháp tình huống pháp luật trong giảng dạy
bộ môn Giáo dục công dân lớp 12, thì yêu cầu Giáo viên và Học sinh phải sưu
tầm được nguồn tài liệu. Tuy nhiên, nội dung giảng dạy pháp luật của chương
trình lớp 12 rất rộng nên việc sưu tầm tài liệu cần phải chọn lọc. Việc chọn lọc
câu chuyện pháp luật cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh.
Nếu sưu tầm không có chọn lọc thì tài liệu đôi khi không sử dụng được do
không đúng trọng tâm bài học hoặc quá dài và nhiều thông tin sẽ không có hiệu
quả trong giờ dạy. Bên cạnh nội dung rất rộng của môn học ảnh hưởng đến vấn
đề thời gian sưu tầm tài liệu thì việc dành thời gian để cập nhật thông tin hàng
ngày cũng rất cần thiết. Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các câu
chuyện pháp luật mới nhất, có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học.
Do đó việc đầu tư thời gian không thường xuyên hoặc không sắp xếp được thời
gian là một khó khăn của việc sử dụng phương pháp này.
Tài liệu tham khảo của nhà trường chưa nhiều, cũng là một khó khăn cho
việc giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12.
Qua bài kiểm tra 15 phút về làm bài tập tình huống Pháp luật lớp 12 đầu năm
học 2012-2013, kết quả bài làm của học sinh còn thấp, nhiều học sinh chưa biết

cách giải tình huống Pháp luật.
Khối
TS
HS
Điểm kém
0-<3,5
Điểm yếu
3,5-< 5.0
Điểm TB
5.0-< 6.5
Điểm khá
6,5-< 8.5
Điểm giỏi
8,5 - 10
SL % SL % SL % SL % SL %
12A1 43 0 0 5 11.6 25 58.1 10 23.3 3 6.9
12A2 45 0 0 10 22.2 26 57.8 8 17.8 1
2.2
12A3 45 0 0 11 24.4 27 60 7 15.6 0
0
12A4 49 0 0 14 28.6 30 61. 2 4 8.2 1
2.0
III- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1-Các giải pháp thực hiện:
- Sưu tầm các tình huống pháp luật có trong thực tế
- Phân loại tình huống pháp luật
- Phương pháp giải quyết tình huống
- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức buổi ngoại khoá về thi giải quyết các
tình huống pháp luật trong đời sống.
2- Các biện pháp thực hiện:

a. Sưu tầm các tình huống pháp luật có trong thực tế.
6
Để tiến hành có hiệu quả nội dung bài học thông qua tình huống pháp luật
thì những tình huống pháp luật có liên quan để trực tiếp sưu tầm, tìm hiểu câu
chuyện pháp luật và cách giải quyết tình huống pháp luật trước khi đến lớp. Câu
chuyện pháp luật phải phù hợp với nội dung bài học và phải ngắn gọn để tiết
kiệm thời gian.(Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tình huống pháp luật
phải đảm bảo yêu cầu sư phạm)
-Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học.
-Tình huống phải hấp dẫn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
-Tình huống phải hấp dẫn gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh
-Tình huống cần có độ dài vừa phải.
- Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết
Để kích thích được tính tích cực và sáng tạo của học sinh và rèn luyện ý
thức chuẩn bị bài ở nhà, học sinh nào tìm đúng và có chất lượng câu chuyện
pháp luật, giáo viên nên cho điểm
Nguồn sưu tầm các câu chuyện pháp luật để vận dụng trong giảng dạy cũng
rất đa dạng, học sinh có thể sưu tầm trên các loại sách, báo, tạp chí, đài phát
thanh, đài truyền hình, mạng internet và sưu tầm theo từng chủ đề, từng nội
dung cụ thể trong bài dạy.
b. Phân loại tình huống.
Những tình huống pháp luật thường kết thúc bằng các câu hỏi sau: Bạn nghĩ
điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A? Nhân vật
B? Vấn đề này có thể ngăn chặn như thế nào ? Lúc này cần phải làm gì để hạn
chế tính trầm trọng của vấn đề ?
Vì vậy thực tế ở trường THPT đa số học sinh chưa biết cach phân loại tình
huống vậy bước đầu tiên giáo viên phải dạy cho học sinh cách phân loại tình
huống. Có nhiều cách phân loại tình huống :
-Thứ nhất:Tình huống định hướng học sinh nhận xét đánh giá. Câu hỏi nghiên
cứu, câu hỏi định hướng giải quyết tình huống.

-Thứ hai: Tình huống định hướng học sinh đề xuất cách ứng xử:Về cấu trúc,nội
dung tình huống (Sự kiện,vấn đề cần giải quyết). Câu hỏi nghiên cứu, câu hỏi
định hướng giải quyết tình huống.
-Thứ ba: Tình huống cho cách ứng xử để học sinh lựa chọn cách ứng xử phù
hợp. Nội dung của tình huống (sự kiện,vấn đề cần giải quyết). Các phương án
lựa chọn yêu cầu học sinh chỉ lựa chọn một.
c. Phương pháp giải quyết tình huống.
-Học sinh đọc kĩ tình huống ,suy nghĩ về nó ,thảo luận các vấn đề chung hay
các vấn đề dược minh chứng bằng thực tế
-Xác định tình huống đưa ra liên quan đến nội dung trong bài học và tình huống
pháp luật đó thuộc loại nào,
-Thu thập các thông tin liên quan để giải quyết tình huống,đánh giá tình huống
đó (Đúng ,sai,hướng giải quyết)
-Tổng hợp kiến thức pháp luật để giải quyết tình huống và hoàn thiện tình
huống Đai diện nhóm trình bầy, giáo viên nhận xét rút ra kết luận
7
Ví dụ về bài dạy tiết dạy vận dụng phương pháp thực tình huống pháp
luật:
Hầu hết các bài trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đều có thể vận
dụng tình huống pháp luật vào giảng dạy. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đưa ra một
số ví dụ tiêu biểu, có hiệu quả khi vận dụng phương pháp này.
Bài 1 :Pháp luật và đời sống, phân 4 ;vai trò của pháp luật
Tình huống pháp luật 1:
Chị B đang mang thai ở tháng thứ tám và là một nhân viên của công ti A.Do
phải giao sản phẩm gấp cho khách hàng,Giám đốc công ti A quyết định tất cả
các nhân viên của công ti phải làm thêm mỗi ngày 2 giờ.Chị B làm đơn xin được
miễn không phải làm thêm giờ nhưng Giám đốc công ti không đồng ý và buộc
phải làm thêm giờ như các nhân viên khác trong công ti. Chị B đã khiếu nại
quyết định của giám đốc vì cho rằng,căn cứ Đ115 của bộ luật lao động ( sửa đổi
bổ sung 2006). việc Giám đốc công ti buộc chị phải làm thêm giờ là không đúng

pháp luật
1.Tại sao chị B lại căn cứ vào điều115 Bộ luật lao động để khiếu nại quy
định của Giám đốc Công ti A?
2. Nếu không dựa vào điều115 Bộ luật lao động, chị B có thể bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình không?
3.Theo em pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? .Pháp luật
thực hiện và bảo vệ , lợi ích hợp pháp của công dân bằng cách nào?
HS trả lời sau đó giáo viên nhận xét chiếu lên bảng. xác định đây là :Tình
huống học sinh nhận xét đánh giá.
1.Vì Đ115 Bộ luật lao động là cơ sở pháp lí quy định quyền lợi của
người lao động.
2. Nếu không dựa vào điều115 Bộ luật lao động chị B không bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.vì không có cơ sở pháp lí .
3.Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình .
Thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác
lập quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội.Căn cứ vào các quy
định này, công dân thực hiện quyền của mình.
Bài 2: Thực hiện pháp luật
Ở bài này chúng ta có thể vận dụng câu chuyện pháp luật vào mục 2 Vi
phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Tình huống pháp luật 2:
Sáng ngày 21-1-2008,Toà án nhân dân quân Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
xết xử sơ thẩm vụ án hình sự hành hạ người khác và gây tổn hại sức khoẻ cho
người khác.
Thủ phạm vụ án là hai vợ chồng làm nghề bán phở:Chu Văn Đức (sinh năm
1963) và Trịnh Thị Hạnh Phương (Sinh năm 1962) trú tại 241/108 Nguyễn Trãi,
phường Tân Chính, quận Thanh là Xuân, thành phố Hà Nội làm nghề bán phở.
Theo cáo trạng của Viện kiểm soát, từ năm 1993 vợ chồng Đức - Phương nuôi
8

một em nhỏ giúp việc tên là Nguyễn Thị Thông (tức Bình - sinh năm 1983).
Trong quá trình giúp việc tại gia đình này, em Bình không chỉ bị vắt kiệt sức lao
động mà còn bị vợ chồng Đức - Phương đánh đập, chửi bới và hành hạ rất dã
man. Hành vi xâm phạm đến thân thể em Bình của vợ chồng Đức - Phương thể
hiện ở việc: Dùng muôi nước phở hắt nước nóng vào người, dùng thanh tre,
thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhọn đâm vào ống đồng chân
trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạng sườn Do không chịu
được việc hành hạ, ngày 20/10/2007 em Bình đã bỏ trốn và tố cáo hành vi của
vợ chồng Đức - Phương với công an. Trong khoảng 10 năm giúp việc cho vợ
chồng Đức - Phương, em Bình chỉ được nuôi ăn, không được đi học và trả
lương.
Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể em 424 vết
sẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34% . Hội đồng xét xử tuyên phạt vợ chồng Đức -
Phương về tội: “Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sức khoẻ cho người
khác” theo khoản 1 Điều 110 và khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể Chu
Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù
giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại, về vật chất cho nạn nhân theo quy
định của pháp luật. ( Theo Báo công an nhân dân,số 909,ngày 22-1-2008)
* Cách tiến hành: Giáo viên dưa tình huống lên pháp luật lên máy chiếu Học
sinh cùng suy nghĩ các câu hỏi giáo viên đưa ra. Và xác định đây là Tình huống
học sinh nhận xét đánh giá.
1. Phân tích hành vi trái pháp luật của vợ chồng Đức - Phương?
2. Hành động của vợ chồng Đức - Phương có vi phạm pháp luật không?
Hành động đó dẫn đến hậu quả gì? Hành động cố ý hay vô ý?
3. Vợ chồng Đức - Phương chịu trách nhiệm pháp luật như thế nào?
Học sinh: Trả lời lần lượt từng nội dung câu hỏi.
Giáo viên: Tổng hợp, nhận xét và xác định đây là :Tình huống học sinh
nhận xét đánh giá.
1.Hành vi trai pháp luật cua vợ chồng Đức Phương:Đánh đập hành hạ gây
thương tích ,tổn hại sức khoẻ và tâm lí của bé.

2.Vợ chồng Đức Phương vi phạm pháp luật ,tội đặc biệt nghiêm trọng
xâm hại sức khoẻ, nhân phẩm của bé Bình, ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm lí của trẻ
em. Hành động cố ý chịu trách nhiệm pháp luật:
3.Vợ chồng Đức Phương Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trên
khắp cơ thể em 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34% . Hội đồng xét xử tuyên
phạt vợ chồng Đức - Phương về tội: “Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sức
khoẻ cho người khác” theo khoản 1 Điều 110 và khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình
sự. Cụ thể Chu Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương
45 tháng tù giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại, về vật chất cho nạn nhân
theo quy định của pháp luật.
Học sinh:Rút ra những dấu hiệu của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
(khái niệm và ý nghĩa)
Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu:
9
Ý nghĩa:-Giáo dục cho học sinh biết cha mẹ(cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi) không
được đánh đập hành hạ các con(Đ60-HP92.Đ34-Luật hôn nhân và gia đình2000)
-Cha mẹ đánh đập hành hạ con thì con có quyên nhờ pháp luật bảo vệ
-Khi đánh giá một người vi phạm pháp luật phải đủ 3 dấu hiệu nêu trên (Giáo
viên có thể áp dụng tình huống trên vào bài 4: Quyền bình đẳng của công dân
trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
Bài 2: Thực hiện pháp luật .Phần 2c: Các loại vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí.
Tình huống3:
Sau buổi học,để về nhà thanh đi vào đường ngược chiều nên bị chú công
an viết giấy xử phạt vi phạm hành chính.
10
Mẹ thanh cho rằng chú công an xử phạt như vậy là sai. Vì thanh mới 15
tuổi,chưa đủ tuổi xử phạt hành chính.
Theo em,ý kiến của mẹ thanh là đúng hay sai? Vì sao?
Giáo viên cho học sinh thảo luận sau đó nhận xét đánh giá.

Trả lời: Ý kiến của mẹ thanh là sai. Vì Thanh vi phạm luật giao thông ( Vi
phạm luật hành chính) và Thanh 15 tuôi đủ năng lực chịu trách nhiệm hành
chính về hành vi mà minh gây ra (Người đủ 14-16 tuổi bị phạt về lỗi cố ý )
Khi dạy bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời
sống xã hội .(Phần 2:Bình đẳng trong lao động )
Tình huống 4
Giáo viên cho học sinh thảo luận tình huống đẻ làm rõ nội dung công dân
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động .
Anh B đã trúng tuyển vào làm việc của công ti X và được mời tới Công ti
đểthoả thuận với giám đốc về kí hợp đồng lao động.Theo đó, anh sẽ làm việc
tại công ti với thời hạn xác định.Tuy nhiên khi xem bản hợp đồng,anh không
thấy ghi rõ công việc mà phải làm,thời gian và địa điểm làm việc. Anh đem
thắc mắc này trao đổi vơí giám đốc đề nghị bổ sung những nội dung trên trong
hợp hợp đồng. Tuy nhiên,vị Giám đốc không đồng ý,ông ta nói với anh:Chúng
tôi đã thuê anh làm việc với mức lương cao, anh chỉ cần quan tâm đến điều đó,
còn anh làm gì, khi nào và ở đâu là tuỳ thuộc vào sự phân công của chúng tôi.
Câu hỏi:1. Em có nhận xét gì về hành động của Giám đốcCông ti X?Theo
em, anh B có quyền thoả thuận với giám đốc về nhũng nội dung ghi trong bản
hợp đồng không?Học sinh trình bầy giáo viên bổ sung thêm. xác định đây là
Tình huống học sinh nhận xét đánh giá.
1. Theo Đ5,Luật lao động quy định : Mọi người đều có quyền tự do làm việc
và nghề nghiệp,học nghề……
Đ29 về hợp đồng lao động phải có nội dung chủ yếu sau đây : công việc phải
làm,thời gian làm việc, thời gian nghĩ,địa điểm , thời gian hợp đồng
Vậy theo Đ5 và Đ29,Luật lao động cho chúng ta thấy hành động của giám
đốc công ty X là trái với quy định của luật lao động.
2.Anh B hoàn toàn có quyền thoả thuận với giám đốc về những nội dung khác
ghi trong hợp đồng:công việc phải làm,thời gian làm việc, thời gian nghĩ,địa
điểm , thời gian hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, về sinh lao động và
bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật điều này thể

hiện quyền bình đẳng của công dân trong lao động.
Tình huống 5
Bài 6:Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Tìm hiểu nội dung quyền bất khả xâm phạm của công dân giáo viên đưa ra
tình huống sau:
Ngày 26/8/2006, tin từ Công an Hà Nội cho biết Công an quận Hoàng Mai
vừa bắt giữ ba đối tượng có hành vi bắt giam giữ người trái pháp luật và tống
tiền cán bộ công an.
11
Theo thông tin ban đầu , trưa 25/8,tai khu sân bóng Giáp Tứ (phường Thịnh
Liệt, quận Hoàng Mai),các đối tượng Dương Hồng Hiệp ( 28 tuổi,ở 26 ngõ
Trung Tả,phường thổ quan ) và Lưu Xuân Hiệp (22 tuổi,ở P103, tập thể242
Minh Khai) đã bắt giữ anh Nguyên Xuân Thông( 30 tuổi,ở Nghi Lộc Nghệ An).
Sau đó,các đối tượng này điện thoại cho anh Trần Công Luyện( anh ho anh
Thông ) là cán bộ X28-Bộ Công an phải mang 15 triệu đồng nộp cho chúng,
nếu không chúng sẽ giết anh Thông.
Ngay sau nhận được tin báo vụ việc công an huyện Hoàng mai đã triển khai
truy xét và bắt giữ ccác đối tượng. Bước đầu cơ quan công an làm rõ anh thông
đã vay cuả các đối tượng này 3 triệu đồng nhưng chưa trả do đó chúng đã bắt
giữ anh Thông để tống tiền.
Câu hỏi thảo luận :
1. Lí do băt giam giữ người của đối tượng là gì?
2. Trình độ hiểu biết pháp luật của đối tượng như thế nào?
3. Pháp luật cho phép bắt giam giư người trong những trường hợp nào?Tại sao?
HS trình bấy ý kiên Sau đó giáo viên tống hợp, kết luận chiếu lên bảng.xác
định đây là Tình huống học sinh nhận xét đánh giá.
1.Lí do bắt giam giữ người của đối tượng là để tống tiền.
2.Đối tượng thiếu hiểu biết pháp luât cho nên tự ý bắt giam giữ người :( không
biết những ai và trong trường hợp nào mới có quyền bắt giam giữ người).
3.Pháp luât cho phép bắt người trong trường hợp sau

- Các trường hợp được bắt, giam, giữ người.
Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị
cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.
Đây là việc của viện kiểm soát, toà án có thẩm quyền.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:
+ Có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất và đặc
biệt nghiêm trọng. (Căn cứ xác đáng)
=> Kiểm tra xác minh nguồn tin, xác định rõ người đó đang chuẩn bị phạm tội.
+ Khi có người trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã t.hiện phạm tội
=>Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xẩy ra chính mắt trông thấy.
+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm
và cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn
Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã.
Như vậy: cả ba trường hợp này nhằm: Giữ gìn Trật tự a ninh, điều tra tội
phạm.
Bài 6:Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Tìm hiểu nội dung quyền đựơc pháp luật danh dự và nhân phẩm của người
khác.
Tình huống 7:
Vì mâu thuẫn cá nhân mà Vân đã tung không đúng về Thuý, nói Thuý say
mê Quang nên suốt ngày theo đuổi Quang, nhưng bị Quang từ chối.Vân còn
tung tin với mọi ngưằi rằng Thuý là người không chịu học hành, suốt ngày chỉ
12
nghĩ đến chuyện yêu đương. Thuý buồn lắm, vì sự việc hoàn toàn do Vân bịa đặt
ra.
Câu hỏi:1. Theo em Thuý nên làm gì để bảo vệ danh dự của mình?
Giáo viên cho học sinh thảo luận và sau đó nhận xét, xác định cho học sinh đây
là tình huống định hướng học sinh đề xuất cách ứng xử:
- Thứ nhất : Thuý nói với Vân là hành vi của bạn là bịa đặt điều xấu,tung tin
xấu xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của người đó .

Bạn vi phạm pháp luật đấy, vì vậy bạn nên xin lỗi mình và cải chính lại thông
tin của bạn đưa ra.
-Thứ hai : Thuý có thể nhờ pháp luật bảo vệ nhân phẩm và danh dự cho mình.
(Theo Đ71-HP92).
Tình huống 8:
H và G ngồi cạnh nhau.trong giờ kiểm tra môn vật lí, H không làm được hết bài.
H cứ loai hoay muốn nhìn bài G nhưng bị G từ chối che lại. Kết quả bài kiểm tra
của G đạt điểm 10, còn h chỉ đạt đỉêm 7.Vì ghen ghét H đã tung tin G giở sách
làm bài hôm đó nên mới đạt điểm 10.G bị một số bạn trong lớp xa lánh , nhìn G
với con mắt thiếu thiện cảm. G buồn lắm :
Câu hỏi:1.Hành vi của H đã xâm phạm đến quyền gì của G?
2. H có thể và cần làm gì trong trường hợp này để bảo vệ mình?
Giáo viên cho học sinh thảo luận và nhận xét ,xác định cho học sinh đây là
tình huống định hướng học sinh đề xuất cách ứng xử:.
1. Hành vi của H xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng sức khoẻ
nhân phẩm và danh dự của công dân.
2- Thứ nhất :G nói với Hlà hành vi của bạn là bịa đặt điều xấu,tung tin xấu xúc
phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của người đó . Bạn vi
phạm pháp luật đấy, vì vậy bạn nên xin lỗi mình và cải chính lại thông tin của
bạn đưa ra.
-Thứ hai : H có thể nhờ pháp luật bảo vệ nhân phẩm và danh dự cho mình.
(Theo Đ71-HP92).
Bài 2:Phần1b : Các hình thức thực hiện pháp luật.
Tình huống 3:
? Pháp luật quy định về những nội dung nào?( khoanh tròn vào câu trả lời
đúng nhất)
A.Về những việc không được làm
B.Về những việc được làm
C.Về những việc phải làm
D.Về những việc không được làm ,về những việc được làm ,về những việc phải

làm.
Giáo viên nhận xét và xác định đây là dạng tình huống cho cách ứng xử để
học sinh lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Các phương án lựa chọn yêu cầu học
sinh chỉ lựa chọn một.
D.Về những việc không được làm, về những việc được làm, về những việc phải
làm.
13
d. Phối hợp với Đoàn trường tổ chức buổi ngoại khoá về thi giải quyết các
tình huống pháp luật trong đời sống.
Vào các buổi chào cờ, hoặc các buổi sinh hoạt tập thể,giáo viên có thể chuẩn
bị tài liệu, nhưng kiến thức không được ôm đồm, nội dung phải thiết thực: Như
tổ chức thi hiểu biết pháp luật, tìm hiểu luật giao thông, luật phòng chống ma
tuý, mại dâm, luật phòng chống các tệ nạn xã hội. Hoặc có thể giao nội dung
liên quan đến cho học sinh chuẩn bị trước như: (Phương pháp đóng vai,thuyết
trình ). Đoàn trương tổ chưc cuộc thi chúng em vơi an toàn giao thông .hoặc
nói không với các tệ nạn xã hội. Từ đó giúp các em có ý thức chấp hành pháp
luật. Ngoài ra có thể tổ chức cho các em học sinh tham quan,quan sát các vụ án
của toà án liên quan đến kiến thức pháp luật dân sự, hình sự.
Giáo viên đề nghị với Ban gián hiệu mời các đồng chí trong tổ pháp luật của
Công an huyện, phòng tư pháp huyện nói chuyện với học sinh thì sẽ được học
sinh quan tâm chú ý lắng nghe hơn vì các đồng chí Công an là người có kiến
thức pháp luật thực tế, họ là người trực tiếp chỉ đạo hoặc xử lí những vụ vi phạm
pháp luật nên dân chứng minh hoạ dồi dào thiết thực hơn. Vì vậy qua buổi ngoại
khoá sẽ tuyên truyền kiến thức pháp luật và đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh để nhận thức đúng,hành động đúng.
Ngoài việc giáo viên trực tiếp giảng dạy trong giờ trên lớp thì hoạt động
ngoại khoá cần thường xuyên,liên tục thông qua ban tuyên truyền pháp luật của
nhà trường. Có như vậy mới hạn chế được hiện tượng học sinh vi phạm pháp
luật và sẽ hình thành được những công dân tốt,có ý thức kỷ luật cao,có hiểu biết
và tôn trọng pháp luật.

IV-KIỂM NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phương pháp
tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục
công dân lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia IV nhằm nâng cao ý thức pháp luật
cho học sinh” Sáng kiến đã được áp dụng vào việc giảng dạy và đã thu được
những kết quả giáo dục tốt hơn khi chưa áp dụng đề tài. Cụ thể qua qua bảng số
liệu sau
Khối
TS
HS
Điểm kém
0-<3,5
Điểm yếu
3,5-< 5.0
Điểm TB
5.0-< 6.5
Điểm khá
6,5-< 8.5
Điểm
giỏi
8,5 - 10
SL % SL % S
L
% SL % SL %
12A1
43 0 0 0 0 30 69.7 10 23.3 3 6.9
12A2
45 0 0 0 0 36 80 8 17.8 1
2.2
12A3

45 0 0 2 4.4 36 80 7 15.6 0
0
14
12A4
49 0 0 2 4.1 42 85.7 4 8.2 1
2.0
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1-Kết luận
Có rất nhiều phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, bao gồm các
phương pháp dạy học truyền thống (Trực quan, giảng giải, vấn đáp ) và các
phương pháp hiện đại ( như đóng vai, liên hệ thực tiễn, dự án ). Mỗi phương
pháp dạy học đều có ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Các phương pháp sẽ phù
hợp với từng loại bài riêng, từng hoạt động trong tiết dạy.
Do đặc trưng của môn học Giáo dục công dân lớp 12 nên việc sử dụng
phương phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn trong dạy
học môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia IV nhằm nâng
cao ý thức pháp luật cho học sinh”là rất cần thiết. Thông qua những câu
chuyện pháp luật các em được tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn và phân tích để
hiểu sâu sắc nội dung bài học. Học sinh biết vận dụng kiến thức pháp luật vào
thực tiễn biết đánh giá thực tiễn và phát huy được tính tích cực trong học tập.Từ
đó làm cho phápluật đi vào cuộc sống của các em.
Quá trình vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua tình huống
pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 nhằm nâng cao ý thức
pháp luật của học sinh đã đạt được những kết quả nhất định. Đa số học sinh
trong lớp thấy hứng thú với phương pháp học mới này và thấy hiểu bài. Lớp học
sôi nổi, học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Học sinh
cũng được tạo cơ hội tìm tòi các kiến thức mới và khó có liên quan đến nội dung
bài học.
Bên cạnh những thuận lợi vận dụng phương pháp này giáo viên và học sinh
còn gặp phải một số khó khăn nhất định như: Quỹ thời gian hạn chế, tài liệu

tham khảo trong nhà trường chưa nhiều, một số học sinh còn thờ ơ với môn
học
Như vậy để phát huy được tính tích cực của phương pháp liên hệ thực tiễn
thông qua tình huống pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của học sinh và
khắc phục được những hạn chế là yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên khi vận dụng
vào bài dạy. Muốn phát huy tính tích cực cũng như khắc phục hạn chế của
phương pháp này đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải nỗ lực hết mình trong
quá trình dạy và học, khi đứng trên bục giảng phải thực sự tâm đắc với bài dạy
của mình. Đây cũng là yêu cầu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói
chung và của bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 nói riêng.
Trong khoảng thời gian cho phép, Sáng kiến kinh nghiệm sẽ không thể
tránh được những hạn chế, thiếu sót. Bản thân tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến, của hội đồng khoa học nhà trường, hội đồng khoa học Sở giáo dục & Đào
tạo, để tôi rút được kinh nghiệm cho mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
15
2. Đề xuất
- Về phía nhà trường:
Nhà trường cần bổ sung thiết bị dạy và học, và tổ chức chuyên đề pháp luật,
xây dựng tủ sách pháp luật nhà trường phong phú hơn.
- Đề xuất Sở Giáo dục:
Sở Giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và rút
kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tĩnh gia, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Lê Thị Huy
TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT Tên Tài liệu Nhà xuất bản
1 Sách giáo viên GDCD 12
Nhà xuất bản Giáo dục.
16
2 Tình huống GDCD 12
Nhà xuất bản Giáo dục.(Trần
văn Thắng chủ biên).
3
Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học
kiêm tra đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng trong chương trình
giáo dục phổ thông môn GDCD cấp
THPT -Bộ giáo dục và đào tạo
(tháng11-2010).
Nhà xuất bản Giáo dục.
4
Dạy học theo chuẩn kiếnthức,kĩ
năng môn GDCD 12
Nhà xuất bản sư phạm
(Đinh văn Đức Tổng chủ
biên).

17

×